Dựa trên chủ trương định hướng và tiềm năng thế mạnhcủa thành phố đã tạo điều kiện cơ hội cho Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn trong hoạt động cho
Trang 1- -NGUYỄN HÀ DUNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH SÔNG HÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2021
Trang 2- -NGUYỄN HÀ DUNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH SÔNG HÀN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN LỢI
Đà Nẵng - Năm 2021
Trang 3Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam– Chi nhánh Sông Hàn cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từcác báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đềtài đã được công bố, các trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc
Đà Nẵng, tháng 03 năm 2021
Người thực hiện
Nguyễn Hà Dung
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu luận văn 4
6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu………
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NHTM 10
1.1 KHÁI QUÁT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 10
1.1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 10
1.1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.1.3 Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng 20
1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 26
1.2.1 Nhận diện rủi ro 26
1.2.2 Đo lường rủi ro 28
1.2.3 Kiểm soát rủi ro 35
1.2.4 Tài trợ rủi ro 38
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO 41
1.3.1 Nhân tố bên trong 41
1.3.2 Nhân tố bên ngoài 42
1.4 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NHTM 44
1.4.1 Các chuẩn mực về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 44
1.4.2 Một số kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng DNVVN của các NHTM .46
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỆT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG HÀN 52
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỆT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG HÀN 52
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 52
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy 52
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 54
2.1.4 Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn từ 2018 – 2020 .55
2.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỆT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG HÀN 61
2.2.1 Công tác nhận diện rủi ro 65
2.2.2 Công tác đo lường rủi ro 69
2.2.3 Công tác kiểm soát rủi ro 74
2.2.4 Công tác tài trợ rủi ro 83
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÔÍ VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỆT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG HÀN 83
2.3.1 Kết quả đạt được 83
2.3.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 92
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỆT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG HÀN 93
Trang 63.1.1.Định hướng chung về hoạt động kinh doanh………93
3.1.2 Định hướng về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng DNVVN 96
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỆT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG HÀN 97
3.2.1 Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro tín dụng DNVVN 97
3.2.2 Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro 98
3.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro 100
3.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro 102
3.2.5 Các giải pháp bổ trợ khác 104
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7CBTD : Cán bộ tín dụng
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước
CVQHKH : Chuyên viên quan hệ khách hàng
DAĐT : Dự án đầu tư
NHTM : Ngân hàng thương mại
PASXKD : Phương án sản xuất kinh doanh
RRTD : Rủi ro tín dụng
TDNH : Tín dụng ngân hàng
Trang 8Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn
2.3 Tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2018 – 2020 592.4 Nợ quá hạn theo kỳ hạn giai đoạn 2018 – 2020 602.5 Phân loại nhóm nợ KHDN giai đoạn 2018 – 2020 60
2.9 Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp
2.10 Trích lập dự phòng xử lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp 823.1 Kế hoạch kiểm soát RRTD giai đoạn 2021-2023 97
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thếgiới Trong đó, nổi bật lên là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các Ngân hàngthương mại (NHTM) để đáp ứng nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh của các tổ chức và cá nhân
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày26/04/1957, là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay Trướcnăm 2000, ngân hàng chủ yếu tập trung vào các dự án lớn, các Tổng công ty lớn củaNhà nước, nên thường được biết đến như là một ngân hàng của Chính phủ Đếnnay, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, ngân hàng đã cónhững định hướng mới trong chiến lược hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng.Giai đoạn 2001-2005, cơ cấu tín dụng được chuyển đổi một cách căn bản từ hoạtđộng chính sách (cho vay theo kế hoạch Nhà nước) là chủ yếu sang cho vay thươngmại Một trong những mục tiêu BIDV đặt ra là đạt được sự thay đổi mạnh mẽ về cơcấu, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu khách hàng Từ năm 2005, BIDV đã xác địnhmục tiêu ưu tiên phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Đây làmột bước chuyển biến phù hợp với điều kiện trong lĩnh vực tín dụng xuất hiện ngàycàng nhiều ngân hàng cùng tham gia cạnh tranh và DNVVN đang trở thành đốitượng khách hàng nhiều tiềm năng
Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, DNVVN đang ngày càngkhẳng định vai trò đối với nền kinh tế Theo thống kê, DNVVN chiếm tới 95%trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng nộp ngân sách nhà nước Điều quantrọng là DNVVN có vai trò to lớn trong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp
có quy mô lớn hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đấtnước
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền trung Việt Nam với khoảng cách gần như
Trang 10chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh Đà Nẵng còn là trung tâmcủa 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.Thành phố có diện tích 1.256.53 km2 nằm ở trung độ đất nước, trên trục giaothông Bắc- Nam về đường bộ, đường săt, đường biển, đường hàng không và diểmcuối của Hành lang kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan vàMyanmar TPDN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) đứng thứ 2 cả nước Dựa trên chủ trương định hướng và tiềm năng thế mạnhcủa thành phố đã tạo điều kiện cơ hội cho Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn trong hoạt động cho vay và tập trung vàomột số lĩnh vực như du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng…
Bên cạnh những lợi thế có được thì Chi nhánh cũng gặp không ít khó khănnhư: Quy mô thị trường nhỏ, số lượng tổ chức tín dụng nhiều nên cạnh tranh thịphần rất khốc liệt; tình hình kinh tế khó khăn chung ảnh hưởng lớn đến hoạt độngcủa doanh nghiệp, một số doanh nghiệp do quản trị điều hành kém, năng lự tàichính yếu dẫn đến rủi ro lớn
Chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay DNVVN của Chi nhánh chưacao, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng trong tổng dư nợ Chi nhánh Thời gian quakhó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến các DNVVN do đó có nhiềukhoản vay phải cơ cấu lại nợ và nhiều khoản nợ ở nhóm 1 đang tiềm ẩn rủi ro cao.Tốc độ thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu chậm do một số DNVVN gặp khó khăn trongsản xuất kinh doanh, chưa thu hồi được công nợ, một số DNVVN ngừng hoạtđộng, tài sản đảm bảo là nhà xưởng, có tính đặc thù, khả năng thanh lý thấp, việc
xử lý TSĐB không thỏa thuận được do vậy phải qua thủ tục khởi kiện và thi hành
án làm kéo dài thời gian xử lý TSĐB để thu hồi nợ Vì vậy, việc quản lý, giảmthiểu và phòng ngừa rủi ro tín dụng DNVVN vẫn là một vấn đề cấp bách đối vớiBIDV CN Sông Hàn hiện nay
Xuất phát từ thực trạng cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVNtại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sông Hàn, TP Đà
Trang 11Nẵng, tác giả luận văn lựa chọn vấn đề “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sông Hàn” làm đề tài nghiên cứu luân văn thạc sỹ để thể hiện tình hình tín
dụng DNVVN hiện nay của Ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay DNVVN chuyểnbiến hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Sông Hàn, mang lại lợi ích thiết thực cho cả ngân hàng vàDNVVN
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tạiNgân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tác quản trị rủi ro tín dụngDNVVN tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánhSông Hàn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đếncông tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng Ngân hàng TMCPĐầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn
- Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung trọng tâm: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối vớiDNVVN tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánhSông Hàn
Trang 12Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạngquản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư
và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn từ năm 2018-2020, giải pháp đề xuấtđến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xây
dựng các khái niệm, khung lý thuyết và cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và thống kê các số liệu, dữ
liệu về thực trạng nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế tại Ngân hàng thương mại để đưa ra
các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chinhánh Sông Hàn
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Namchi nhánh Sông Hàn
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàngdoanh nghiệp là đề tài nghiên cứu thiết thực, có ý nghĩa ngăn ngừa rủi ro tín dụngtrong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại hệ thống các Ngân và đã được nhiều tácgiả nghiên cứu trước đây, trong các bài báo khoa học và đề tài có liên quan như:(1) Tác giả Đỗ Đoan Trang, 2019, Đại học Bình Dương Trên trangtapchitaichinh.vn số ra ngày 09/02/2019 Tác giả khẳng định: Phòng ngừa hạn chế
Trang 13rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn phức tạp, về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngânhàng TMCP ở Việt Nam Tác giả coi việc quản trị rủi ro là cách thức tốt nhất mà tất
cả các tổ chức tín dụng cần thực hiện để không bị mất vốn đầu tư Bài viết phân tíchnhững rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và đưa ra một số giải phápnhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Bài viết giúp ngườiđọc nhận thức được trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trongnhững vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Thương mại(NHTM) là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cáchtoàn diện và hệ thống Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp.RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thunhập của Ngân hàng Hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt sẽđem lại những lợi ích cho Ngân hàng như: Giảm chi phí, nâng cao thu nhập, bảotoàn vốn cho NHTM, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư, tạo tiền đề để mởrộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng Đây là mộtbài viết cô đọng, xúc tích cùng với những cơ sở lý luận phân tích tín dụng Đây thực
sự là bài viết tuyệt vời trang bị kiến thức cho những ai quan tâm tới lĩnh vực tíndụng của Ngân hàng thương mại Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở rủi ro hữu hình
về mặt nghiệp vụ, chưa nêu được những rủi ro tiềm ẩn có khả năng gặp phải trongquá trình tác nghiệp thực tế
(2) Trần Thị Thanh Tâm, 2015 Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay kháchhàng pháp nhân tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 (02/2015) Bài báo đã chỉ rađược những lợi ích của việc phát triển cho vay khách hàng pháp nhân, cụ thể nhưnâng cao cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính chocác nhóm khách hàng mới
(3) Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hiền, thạc sỹNguyễn Thị Thúy Quỳnh – Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên,Bài viết: Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại trên trangtapchitaichinh.vn số ra ngày 23/12/2017, bài viết đã nhấn mạnh rằng Hoạt động tíndụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các Ngân
Trang 14hàng thương mại Tuy nhiên, vấn đề mà các Ngân hàng thương mại đang phải đốimặt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thịtrường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng Các biệnpháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợpvới đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả
đã trình bày khái quát về kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mạitrong thời gian qua, trên cơ sở những rủi ro tồn tại, tác giả đề xuất một số giải phápnhằm kiểm soát rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng thương mại trong thời gian tớivới hy vọng những giải pháp được triển khai một cách đồng bộ sẽ góp phần pháttriển cho vay khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần trong thờigian tới
(4) Tác giả Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng(2017), Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mạiViệt Nam, tạp chí Tài chính số tháng 08/2017
Nội dung trọng tâm của bài viết tập trung phân tích thực trạng và qua đó đềxuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng doanhnghiệp của các NHTM Việt Nam Cách tiếp cận của đề tài vẫn không xuất phát từ
lý thuyết quản trị rủi ro Phạm vi nghiên cứu của đề tài quá rộng, không xác định rõ
là nghiên cứu vĩ mô hay vi mô Mặt khác, dữ liệu vẫn chưa đủ để có kết luận phùhợp Tác giả cũng tìm thấy một số bài báo khác có đề cập đến tín dụng đối vớikhách hàng pháp nhân, nhưng không đề cập riêng về quản trị rủi ro đối với tín dụngdành cho khách hàng Pháp nhân của Ngân hàng Thương mại Việt Nam Một số bàibáo được liệt kê sau đây thuộc nhóm này:
(5) Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Bích Huyền (2015), Kiểm soát rủi ro tíndụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chinhánh Bắc Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
Trong chương 1, tác giả đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản vềhoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM, RRTD và kiểm soát RRTD trong cho
Trang 15vay doanh nghiệp cũng như các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểmsoát RRTD của NHTM Đây là cơ sở lý thuyết để học viên tham khảo trong quátrình làm luận văn của mình, đặc biệt là nội dung của kiểm soát RRTD trong chovay doanh nghiệp của NHTM Luận văn đã nghiên cứu được các vấn đề cơ bản củarủi ro tín dụng, dựa trên những lý luận đó, tác giả đã nêu lên được thực trạng hoạtđộng kiểm soát RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, và đề xuất đượcmột số giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay nói chung
và giải pháp đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng
Trong chương I, tác giả đã khái quát được hoạt động cho vay của NHTM, đặcbiệt là rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM Từ đó, tác giả đã làm rõ thực trạngkiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, đồng thời tìm hiểu công tác kiểm soátRRTD tại chi nhánh để làm cơ sở đánh giá công tác kiểm soát RRTD doanh nghiệp,
từ đó đưa ra được những Khuyến nghịđể từng bước hoàn thiện công tác kiểm soátRRTD đối với đối tượng khách hàng này
Cả hai tác giả đã có những đánh giá, phân tích sâu sát thực trạng công tác quan
hệ khách hàng, tín dụng chứng từ và hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn Sử dụng chủ yếu cácphương pháp nghiên cứu: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để giải quyết vấn
đề đặt ra Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cụ thể, những đề xuất Khuyến nghịphù hợp để hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng, hoạt động tín dụng,hiệu quả đầu tư, kinh doanh, cho vay cũng như kiểm soát các rủi ro phát sinh trongquá trình tác nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian đến Tuy nhiên, đây chỉ là 02mảng trong nhiều mảng của hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệpnói riêng Đối với tín dụng doanh nghiệp, thì cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu vàchiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất, đi kèm với đó là tỷ lệ thuận của rủi ro tín dụng.Đây là một nội dung quan trọng và cực kỳ cấp thiết đối với hoạt động tín dụngNgân hàng, tuy nhiên, chưa thấy một công trình nghiên cứu cụ thể nào nói về rủi rotín dụng đối với cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngân hàng TMCPĐầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn trong những năm gần đây
Trang 16Khoảng trống nghiên cứu:
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng Pháp nhân
là một đề tài không mới nhưng nhận được nhiều sự quan tâm và được nhiều tác giảnghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Đã có không ít đề tài nghiên cứu về giảipháp hoàn thiện hoạt động rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng Pháp nhân củaNgân hàng Thương mại Các đề tài của các tác giả tuy nghiên cứu về hoàn thiệnhoạt động rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàngThương mại tại các địa bàn khác nhau nhưng đều có điểm chung là nêu ra đượcthực trạng tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanhnghiệp tại địa bàn của mình như: những điểm yếu, điểm mạnh, những điều cònhạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn hoạt động kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp Tuy những giải pháp đó có thểchưa thật sự giải quyết được những vấn đề còn bất cập trong hoạt động kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng pháp nhân, tuy nhiên đã phần nào chothấy sự quan tâm, trăn trở của các tác giả trong việc tìm giải pháp để giải quyếtvấn đề
- Một là, tất cả các nghiên cứu trên, các tác giả đều đã đánh giá được thựctrạng và kết quả của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàngdoanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, từ đó đã đưa ra các giải pháp hoànthiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpvừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại mà tác giả khảo sát Tuy nhiên, tùy vào đặcđiểm kinh tế từng nơi cũng như tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế hoạtđộng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng pháp nhân đạt đượcnhững kết quả cũng như còn tồn tại những hạn chế khác nhau, từ đó sẽ đề xuấtnhững giải pháp khác nhau, phù hợp cho hoạt động hoàn thiện kiểm soát rủi ro tíndụng trong cho vay khách hàng pháp nhân tại mỗi địa bàn trong từng giai đoạn Vìvậy, thực hiện nghiên cứu về chủ đề phát triển và hoàn thiện hoạt động kiểm soátrủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sông Hàn, Đà Nẵng mặc dù có kế thừa một
Trang 17số vấn đề lý luận chung về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng pháp nhân, nhưng đề tài vẫn đảm bảo tính độc lập.
- Hai là, Một số đề tài nghiên cứu từ năm 2015 trở về trước nên một sốnội dung không còn phù hợp với tình hình kinh tế cũng như hoạt động ngânhàng hiện nay
Từ những giá trị tham khảo được từ các công trình nghiên cứu của các tác giả,cùng với thực tế và những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối vớihoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam – Chi nhánh Sông Hàn, Đà Nẵng, đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng
để học viên nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sông Hàn ”
Trang 181.1.1 Hoạt động cho vay của NHTM
Theo khoản 1, Điều 2, Thông tư quy định về hoạt động cho vay của Tổchức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng số39/2016/TT-NHNN quy định: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổchức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Xét về bản chất, Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định vớimột khoản chi phí nhất định Tín dụng Ngân hàng chứa đựng 03 nội dung:
+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang chongười sử dụng
+ Sự chuyển nhượng này có thời hạn
+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
Cho vay doanh nghiệp là việc thỏa thuận giữa NHTM và doanh nghiệp
mà theo đó, NHTM giao cho doanh nghiệp sử dụng một khoản tiền với mụcđích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc vàlãi
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và củacác trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Tíndụng là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay Tín dụng ngân hàng
Trang 19(TDNH) là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các ngânhàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các nhà sản xuất kinh doanh Hình thứcTDNH thể hiện rõ ưu thế của mình so với hai hình thức tín dụng trên ở chỗ: đây làhình thức tín dụng rất linh hoạt vì đối tượng cho vay mượn là tiền tệ; chiều vậnđộng nhiều do ngân hàng có thể vay với mọi thành phần kinh tế, thoả mãn nhu cầucủa khách hàng từ các món vay nhỏ để trang trải chi tiêu trong gia đình đến cáckhoản vay lớn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ cho phát triển kinh tế-
xã hội; qui mô tín dụng lớn hơn vì nguồn vốn cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng
có thể tập trung và huy động được trong nền kinh tế TDNH là hình thức tín dụngchủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế linhhoạt, kịp thời, khắc phục được nhược điểm của các hình thức tín dụng khác tronglịch sử
1.1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai bên trong đó một bên (bên cấp tín dụng)chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị cho bên còn lại (bên được cấp tíndụng) trong một khoảng thời gian nhất định Hết thời hạn theo thỏa thuận, ngườiđược cấp tín dụng phải hoàn trả lại cho người cấp tín dụng một lượng giá trị lớn hơngiá trị ban đầu Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủthể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò là người cấp tín dụng Khái niệm rủi ro tín dụng đã được nhiều nhà kinh doanh ngân hàng, nhànghiên cứu đề cập trên nhiều phương diện khác nhau Rủi ro tín dụng thường đượchiểu là rủi ro xuất hiện khi bên có nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ tín dụng khôngsẵn sàng hoặc không có khả năng thanh toán đầy đủ cho bên còn lại theo thỏa thuận.Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều
khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợkhông đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra nhữngtổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại
Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề
Trang 20đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng thương mại là khả năng quảntrị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống Theo Thông tư02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 21/01/2013: “Rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theocam kết” Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Ủy ban Basel (ban hànhtháng 9/ 2000) có đề cập “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đốitác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
Một cách tổng quát có thể hiểu RRTD trong hoạt động tín dụng của NHTM
là sự không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của ngườiđược cấp tín dụng cho ngân hàng theo các điều khoản đã thỏa thuận RRTD làkhông thể tránh khỏi đối với bất kỳ NHTM nào có hoạt động tín dụng Hoạt độngcủa NHTM liên quan đến việc chấp nhận rủi ro để thu lợi nhuận Vì vậy, có thể nóihoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động dựa trên rủi ro Tuy nhiên, mỗi ngânhàng cần xác định mức độ rủi ro nhất định mà ngân hàng có thể chịu đựng đượctrên cơ sở mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã được xác định cụ thể trong từng giaiđoạn nhất định
Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung
về rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đốitác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa
vụ của mình theo cam kết Quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhậndạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triểnkhai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi
Trang 21ở Việt Nam Nói tới doanh nghiệp nhỏ và vừa, vô hình chung các quốc gia thườngxem xét doanh nghiệp dựa trên quy mô Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự thốngnhất trong việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá loại hình doanh nghiệp theo quy mô
và định lượng các doanh nghiệp theo các tiêu chí cụ thể
Điều này ta có thể thấy rõ thông qua thông số Bảng 1.1
Bảng 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng
Không quantrọng
3.Các nước EU <250 <27 triệu euro <40 triệu euro4.Australia
Không quantrọng
Không quantrọng
<2,9 triệu USD7.Hàn Quốc
-Công nghiệp xây <300 <0,6 triệu USD <1,4 triệu USD
Trang 22Không quantrọng
Không quantrọng
(Nguồn: Khái niệm DNVVN- tailieu.ttbd.gov.vn)
Như vậy, có thể nêu khái quát khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhữngdoanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệpnhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệpsiêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của NhómNgân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao độngdưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người vànguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao độngnguồn vốn 20 đến 100 tỷ Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanhnghiệp nhỏ và vừa ở nước mình
Ngày 11/03/2018, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 về trợ giúp các DNNVV Nghị định mới đã chỉ rõhai điểm nổi bật so với nghị định trước đây, ở chỗ: cụ thể hóa các tiêu chí xác định
Trang 23DNNVV theo điều kiện mới (điều 6 của Nghị định đã chỉ rõ quan niệm vềDNNVV: “Là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn” (tổngnguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp; hoặc số lao động bình quân năm).
Ở Việt Nam hiện nay, Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ra đời đãmang lại các chính sách trợ giúp phát triển cũng như qui định những hoạt động quản
lý trợ giúp phát triển đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa Cũng theo Nghịđịnh này thì định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa là: “Cơ sở kinh doanh đã đăng
ký kinh doanh theo qui định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ,vừa theo qui mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản đượcxác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quânnăm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau:
Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợgiúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí trên cho phù hợp
1.1.2.2 Đặc điểm của DNVVN
DNVVN là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nềnkinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nềnkinh tế của những nước đang phát triển
DNVVN có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ SXKD của doanh nghiệpthường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệpkinh doanh hiệu quả
DNVVN tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như: thương mại, dịch
vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp và hoạt động dưới mọi hình thứcnhư: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cáthể
DNVVN có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, các
Trang 24DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh.Mặt khác, do DNVVN tồn tại ở mọi thành phần kinh tế Sản phẩm của các DNVVN
đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần không thích ứng đượcvới nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế - xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơncác doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trong việc chuyển hướng sang loại hình kháccho phù hợp với thị trường
Năng lực kinh doanh còn hạn chế Do quy mô vốn nhỏ nên các DNVVNkhông có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết
bị công nghệ tiên tiến, hiện đại Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chấtlượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém DNVVN cũng gặpnhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm
do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả Điều đó làmcho các mặt hàng của DNVVN khó tiêu thụ trên thị trường
Năng lực quản lý còn thấp: Đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình
độ, kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạnchế Số lượng DNVVN có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môncao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giámđốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, cònthiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh Mặt khác DNVVN
ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao
do khó có thể trả lương cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữchân những nhà quản lý cũng như những người lao động giỏi
1.1.2.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế
Ở mỗi nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có những mức độ đónggóp khác nhau, song nhìn chung họ đều được coi là xương sống của nền kinh tế ởmỗi quốc gia và vùng lãnh thổ
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở ViệtNam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%) Vì thế, đóng
Trang 25góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnhhợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vìthế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế
Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô
nhỏ, nên dễ dàng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh chóng
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh
nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng
để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt
cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại cómặt ở khắp các địa phương và là người góp phần trong việc thu hẹp khoảng cáchgiữa thành thị và nông thôn, đóng góp lớn vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạocông ăn việc làm ở địa phương
1.1.2.4 Đặc điểm khác biệt giữa cấp tín dụng DNVVN
Hiện nay, trọng tâm chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn là nâng cao chất lượng tín dụngDNVVN, tăng cường giải quyết nợ tồn đọng và hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinhmới để việc cho vay từng bước được chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế
Đối với những nhóm khách hàng khác nhau, Ngân hàng Ngân hàng TMCPĐầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn áp dụng những chính sách khácnhau, phù hợp với từng đối tượng Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp có vaitrò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chếRRTD Việc xây dựng chính sách khách hàng DNVVN phù hợp Ngân hàng Ngânhàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánh Sông Hàn đã tiến hành từnhiều năm nay, nhất là 3 năm trở lại đây Để thực hiện chính sách trên, trong thờigian qua Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệt Việt Nam chi nhánhSông Hànđã tập trung củng cốchất lượng tín dụng bằng các biện pháp như:
Đối với những DNVVN truyền thống, có uy tín với ngân hàng, hoạt động
Trang 26kinh doanh có hiệu quả cao trong thời gian gần đây, Chi nhánh cho vay với lãisuất ưu đãi hơn, thủtục vay có thể đựoc rút gọn, hoặc cho vay không cần tài sảnđảm bảo
Bên cạnh đó đối với những khách hàng có truyền thống trong việc chậm trả nợlãi và nợ gốc Chi nhánh tiến hành cho vay với qui trình chặt chẽ, yêu cầu tài sảnđảm bảo có khả năng thanh khoản cao, giám sát cho vay chặt chẽ hơn, và có thểtừchối cho vay
Chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng nâng cao tỷlệdưnợcho vay đối vớithành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tình hình kinh doanh hiệu quả, đặc biệtquan tâm đến công tác tiếp thị khối doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo quy trình tín dụng hiện nay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triệtViệt Nam chi nhánh Sông Hàn bắt đầu khi cán bộ tín dụng KHDN tiếp nhận hồ sơkhách hàng và kết thúc khi CBTD KHDN tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng Đốivới khoản vay DNVVN thì thường giá trị trong mức phán quyết của chi nhánh, do
dụng
(Nguồn: Ban Khách hàng DNVVN-BIDV- Cv số Số: 598 /BIDV-KHDNNVV V/v qui
trình cấp tín dụng đối với KHDNNVV)
Cán bộ tín dụng KHDN tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của DN
Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, Cán bộ tín dụng KHDN tiến hành thu thập, tổnghợp, xác minh thông tin để thẩm định phương án kinh doanh, phân tích năng lựckhách hàng, tài sản đảm bảo và mức độ rủi ro khoản vay Khảo sát thực tế hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục
vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng
Trang 27Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơtín dụng Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh,trình PGĐ QLKH xem xét, có ý kiến trước khi trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệtBáo cáo đề xuất tín dụng.
Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
a) Cấp thẩm quyền xem xét hồ sơ và Báo cáo đề xuất tín dụng của Bộ phậnQLKH, thực hiện phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng
b) Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phậnQLKH thực hiện:
- Chuyển hồ sơ tín dụng sang Bộ phận QLRR hoặc trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt cấp tín dụng (đối với khoản tín dụng không phải qua Bộ phận thẩm địnhrủi ro thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh)
- Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh,trình Giám đốc Chi nhánh ký công văn đề xuất tín dụng, gửi hồ sơ tín dụng về Trụ
sở chính (Ban QLRRTD) Hồ sơ tín dụng gửi Trụ sở chính theo quy định
Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phậnQLKH thông báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng
Nếu đồng ý cho vay thì NH và khách hàng tiến hành ký kết hồ sơ vay vốn,hợp đồng đảm bảo tiền vay CBTD trực tiếp quản lý khoản vay sẽ giải ngân chokhách hàng theo hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ chứng minh việc sử dụng tiềnvay
Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
Nhận và quản trị ài sản đảm bảo
Trang 28xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Chuyển nợ quá hạn
Khởi kiện thu hồi nợ xấu
Định kỳ hoặc đột xuất có đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách hàngcủa Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng Một CBTD hầu như quản lýkhoản vay ở mọi khâu Điều này mang đếnlợi ích là tiện lợi cho khách hàng, đơngiản trong việc giải trình hồ sơ chỉ với một CBTD, giải quyết hồ sơ nhanh chóng.đối với NH, CBTD dễ nắm bắt và hiểu rõ hồ sơ, giám sát chặt chẽ khoản vay
1.1.3 Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Minh Duệ (2007) “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngănngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyểnchúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanhnghiệp”
Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là việc theo dõi quátrình sử dụng vốn của ngân hàng, với nhiệm vụ chủ yếu là hạn chế và kiểm soát cácloại rủi ro phát sinh, cũng như đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất Đồngthời xác định tương quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạohiểm trong sử dụng vốn của ngân hàng
Trong doanh nghiệp rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Rủi ro chiến lược, các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị,môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…(kế hoạch và phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại, thoái vốn, môi trường kinhdoanh, truyền thông và quan hệ với các bên liên quan…);
- Rủi ro hoạt động, các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lựctrong hoạt động hàng ngày, rủi ro tới từ các quy trình, hệ thống, con người và vănhóa… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài Ví dụ: kinh doanh liên tục, quytrình tác nghiệp hàng ngày, quản lý thông tin, an toàn - sức khỏe - môi trường…;
Trang 29- Rủi ro tài chính, các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính,bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanhkhác (như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanhkhoản, tín dụng…);
- Rủi ro tuân thủ, các rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nộiquy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợpđồng/cam kết (môi trường kiểm soát, đạo đức, gian lận, quy định trong hợp đồng…Việc phân loại rủi ro sẽ giúp chúng ta tập trung và giải quyết hiệu quả hơn vấn
đề tồn tại
Như đã đề cập ở phần trên, NHTM phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi
ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoàn trả vốnvay… Tuy nhiên, RRTD là rủi ro có tác động lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh củaNHTM, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng bởi vì tín dụng là hoạt độngthường xuyên và chủ yếu của NHTM, chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của ngânhàng (70-80%) Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng được xem là công việc có ý nghĩasống còn đối với tất cả các NHTM, dù quy mô lớn hay nhỏ, phạm vi hoạt động rộnghay hẹp Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn chặt với hoạt độngcấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản trị nói chung vào hoạtđộng có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng Trong quá trình hoạt động kinhdoanh, NHTM phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoàn trả vốn vay… Do đó, nếu xảy ra RRTDthì hậu quả mang lại sẽ rất lớn Vậy RRTD là gì?
Theo Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN ViệtNam: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đốivới nợ của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thựchiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Theo Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh tổn thất kinh tế dokhách hang không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết”
Trang 30Có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD, nhưng chúng ta có thể hiểu mộtcách khái quát như sau:
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền gốc,lãi hoặc cả hai) từ các khoản cho vay sẽ không được trả đầy đủ và đúng hạn, đượcbiểu hiện thực tế qua việc:
+ Không thu được vốn đúng hạn
+ Không thu được lãi đúng hạn
+ Không thu được đủ vốn
+ Không thu được đủ lãi
Xuất phát từ cách hiểu như vậy, khái niệm quản trị rủi ro tín dụng có thể đượctrình bày như sau:
Trong quá khứ, nói đến quản trị rủi ro phần lớn người ta nghĩ đến các hoạt độngbảo hiểm Đây là các dịch vụ trọn gói, trong đó người mua bảo hiểm sẽ không phảichịu các rủi ro trong trường hợp nó xảy ra Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi rongày nay đã thay đổi rất nhiều Với những yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của ngườilao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quản trị ngày càng quan trọng nhưquản trị
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chínhsách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mứcrủi ro có thể chấp nhận
Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cườngcác biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinhdoanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro,nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn
“Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi
ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàngtrong dài hạn” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000)
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ở các góc độ khácnhau, nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta
Trang 31có thể diễn giải khái niệm: “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro
có thể chấp nhận”.
Tiếp cận theo các nội dung quản trị rủi ro của lý thuyết quản trị rủi ro, nộidung của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận dạng rủi ro tín dụng, đolường và lượng hóa rủi ro tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tíndụng và tài trợ rủi ro tín dụng nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro tín dụngứng với các mục tiêu kinh doanh của NH trong từng thời kỳ
1.1.3.2 Mục tiêu Quản trị rủi ro tín dụng
Mục tiêu của việc quản trị rủi ro trong cho vay là đảm bảo sự an toàn tronghoạt động cấp tín dụng và tối đa hóa lợi nhuận của đơn vị trong phạm vi rủi ro cóthể chấp nhận được Khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng thì mức độtăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng Khi tín dụng tăng trưởng thì sẽ kéotheo sự gia tăng rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùngvới sự tồn tại của hoạt động tín dụng Chính vì thế, công tác quản trị rủi ro tín dụngvới mục tiêu: Tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng
Trang 32Nợ quá hạnTổng dư nợ
1.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng
Các ngân hàng thương mại thường sử dụng một số các chỉ tiêu sau để đánhgiá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đượcphép và không đủ điều kiện gia hạn nợ Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạntại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trongkhâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Đây là chỉtiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngânhàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càngkém, và ngược lại
- Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấutrên tổng dư nợ =
Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, là những khoản nợ mà khả năng trả nợcủa khách hàng không còn cao (phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần, nợ quá hạnlâu ngày không trả) Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụngtại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trongkhâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Tỷ lệ nợxấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại
- Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo
Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ =
Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng những món nợ có đảm bảo bằng tài sản trong tổng
dư nợ Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích hàng trả nợ đúng hạn đểkhông bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách
Nợ có tài sản đảm bảoTổng dư nợ
Nợ xấuTổng dư nợ
Trang 33hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng Tỷ lệ nàycàng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp.
- Nợ xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro
Thông thường nợ xử lý rủi ro là những khoản nợ được đánh giá là có khảnăng mất vốn (Nợ nhóm 5) Những khoản nợ này sẽ được đưa ra hạch toán ngoạibảng và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xử lý rủi
ro cao thể hiện khả năng mất vốn lớn và phản ánh trình độ quản trị RRTD hạn chế
Nợ đã được xử lý rủi ro khi hạch toán ngoại bảng cũng phải được theo dõi vàthu hồi như một khoản nợ trong nội bảng Nếu thu hồi tốt đánh giá những nỗ lựccủa ngân hàng trong quản lý các khoản nợ này
1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.2.1 Nhận diện rủi ro
a Khái niệm
Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng, bao gồm việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trườnghoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báonhững loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện phápkiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp
Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
Dự phòng rủi ro tín dụng bảo Tổng dư nợ
Trang 34trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng,nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thểgây ra rủi ro tín dụng.
Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các diện rủi
ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiêncứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các
hồ sơ đã có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyênnhân rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nhận diện rủi ro được xét trên hai góc độ: thứ nhất là về phía ngân hàng, rủi rotín dụng sẽ được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợxấu và dự phòng rủi ro Hai là về phía khách hàng, khi khách hàng có những dấu hiệutiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịpthời
Những biểu hiện của nợ xấu ít nhiều khác nhau trong các tình huống khácnhau nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề đượcbiểu hiện như sau:
Bảng 1.2 Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách tín
dụng kém hiệu quả
Các biểu hiện của một tín Các biểu hiện của chính sách tín dụng
Trang 35dụng có vấn đề kém hiệu quả
1 Trả nợ không đúng kỳ hạn hoặc thất
thường
1 Sự lựa chọn khách hàng không đúngvới cấp độ rủi ro của họ
2 Thường xuyên sửa đổi thời hạn hoặc
xin gia hạn tín dụng
2 Chính sách cho vay phụ thuộc vàonhững sự kiện có thể xảy ra trong tươnglai (VD: hợp nhất)
3 Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì
5 Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho
tăng lên không bình thường
7 Tỷ lệ cho vay nội bộ cao
8 Chất lượng tín dụng thấp 8 Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh
(cấp tín dụng xấu giữ chân khách hàng)
9 Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng
vốn chủ sở hữu của khách hàng
9 Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ
10 Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền
hay dự báo luồng tiền
10 Không nhạy cảm với sự thay đổicác điều kiện môi trường kinh tế
11 Khách hàng dựa vào nguồn thu bất
thường để trả nợ
(Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, trang 315)
b Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận diện rủi ro gồm có:
Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơrủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…
Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi rotrong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể Phân tích đánh giá khách hàng là cảmột quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía kháchhàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay
Trang 36* Các phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng gồm có: Phương pháp phân
tích tài chính, phương pháp thẩm định đi thực tế khách hàng - thanh tra hiện trường,phương pháp lập bảng điều tra – thiết lập bảng kê, phương pháp phân tích các tổnthất, phương pháp tham khảo các chuyên gia, phương pháp phân tích lưu đồ,phương pháp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, việc áp dụng như thếnào cho khoa học, hiệu quả tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngân hàng
1.2.2 Đo lường rủi ro
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi rodựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra Các đối tượng cần đánh giá mức độ rủi ro baogồm khách hàng, khoản vay và danh mục đầu tư
Đánh giá rủi ro khách hàng vay:
Hiệp ước Basel II cho phép NH lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và
“phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ” hay còn gọi là “xếp loại nội bộ” (cácNHTM trong nước đang áp dụng) Về cơ bản có 2 công cụ là xếp loại tín dụng(Credit rating) đối với khách hàng DN và chấp điểm tín dụng (credit scoring) đốivới khách hàng cá nhân
Về bản chất: cả 2 công cụ đều làm nhiệm vụ định hạng (xếp loại) tín dụng,khác nhau cơ bản là chấm điểm tín dụng chỉ áp dụng trong hệ thống NH để đánh giámức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay của DN nhỏ và cá nhân Chấm điểm tíndụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết trong đơn xinvay cùng với các thông tin khác về khách hàng do NH thu thập sẽ được nhập vàomáy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềmcho điểm Kết quả sẽ đưa ra một con số - điểm tín dụng – chỉ mức độ rủi ro tín dụngcủa người vay Hiệu quả kỹ thuật này cao, giúp ích đắc lực cho quản trị rủi ro đốivới kh là DN nhỏ và cá nhân Vì đối tượng này thường không có BCTC, hoặc kođầy đủ, thiếu tài sản thế chấp, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếp cận
NH
Xếp loại tín dụng áp dụng đối với DN lớn, có đầy đủ báo cáo tài chính,
Trang 37số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại Áp dụng rộng rãihơn, không những trong hoạt động NH, kinh doanh chứng khoán mà còn trong kinhdoanh thương mại, đầu tư
Tại các NH có thể khác nhau về cách thức thực hiện, tên gọi chỉ tiêuđánh giá, nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ý củakhách hàng trong hoàn trả tiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết Từ đóxác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàngcũng như để trích lập dự phòng rủi ro Bao gồm 2 loại phân tích:
+ Phân tích phi tài chính:
Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C: Tư cách người vay (Character);Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cashflows); Bảođảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control)
Ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá như 5P (dựa trên các yếu tố:Purpose,
Payment, Protection, Pilicy, Pricing), hoặc nhóm đánh giá CAMPARI (dựatrên các yếu tố: Character, Ability, Magin, Purspose, Amount, Repayment,Insurance) Tuy tên gọi các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng về bản chất, cách xem xétcác yếu tố để cấp tín dụng thì cả 3 cách đánh giá trên đều tương đồng nhau
+ Phân tích tài chính:
Đối với khoản vay của DN, thì ngoài các yếu tố phi tài chính, NH còn sửdụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của DN Đây là việc phântích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinhdoanh qua số liệu trong các báo cáo tài chính của DN Một số chỉ tiêu phân tích tàichính thường áp dụng:
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động:
+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ
+ Nhóm chỉ tiêu doanh lợi
Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà NH quan tâm đến các chỉ số khác
Trang 38nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ; cho vay dàihạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ
+ Mô hình điểm số Z
Người phát minh ra mô hình điểm số Z là giáo sư Edward I.Altman, trườngkinh doanh Leonard N Stern, thuộc trườngĐại học NewYork Đại lượng Z đượcxác định phụ thuộc vào giá trị các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và hệ sốtương quan của các chỉ tiêu tài chính với đại lượng Z Công thức xác định đại lượng
Z áp dụng cho ba loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã được cổ phầnhóa, doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa và doanh nghiệp khác
* Đối với doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hóa:
Trong đó:
X1: Chỉ tiêu vốn ngắn ạn ròng trên tổng tài sản
X2: Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X3: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4: Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
X5: Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vù g an toàn, chưa có nguy cơ phá sảnNếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản.Nếu Z< 1,8: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao
* Đối với doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa:
Z = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Trong đó:
X1: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X2: Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X3: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4: Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
X5: Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản
Trang 39Nếu Z< 1,23: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.
* Đối với doanh nghiệp khác:
Z = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Trong đó:
X1: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X2: Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X3: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4: Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
Nếu Z> 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,2<Z < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ
phá sản
Nếu Z< 1,1: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.Dựa vào kết quả chấm điểm nói trên, Ngân hàng sẽ có thể dễ dàng sàng lọc và phânloại khách hàng, từ đó giảm thiểu được RRTD ở mức cho phép Kết quả chấm điểmtín dụng cũng sẽ được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để xác định mức giới hạntín dụng tối đa cho từng khách hà g, áp dụng lức lãi suất cho vay và các quy định vềtài sản đảm bảo
Có thể thấy, mô hình điểm số Z là một mô ình có độ tin cậy khá cao được thựchiện dựa trên công cụ định lượng cụ thể với các nhân tốảnh hưởng Mô hình này cónhững nhiều điểm nổi trội như:Phương pháp triển khai đơn giản; Việc sử dụngphương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hóa xác xuất vỡ nợ của ngườivay đã khắc phục được những được điểm của mô hình định tính mang nhiều tínhchủ quan, nhờ đó góp phần tích cực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngânhàng.Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả của mô hình sẽ phụ thuộc nhiềuvào tính chính xác và cập nhật của hệ thống thông tin mà khách hàng cung cấp chongân hàng Yêu cầu này đôi khi rất khó thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trườngkhông đầy đủ
+ Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp thông thường bao
Trang 40gồm 6 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Để phân tích tài chính của doanh nghiệp cho công tác chấm điểm tín dụng thìcác cán bộ tín dụng phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin Thông tin có tầmquan trọng rất lớn, do đó yêu cầu phải thu thập thông tin không chỉ chính xác màcòn phải đầy đủ và toàn diện
Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể
sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như một nguồn thông tin quantrọng bậc nhất Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm thu thập các thông tin chungnhư các thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chínhsách thuế,…
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có mứcvốn, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh
tế là khác nhau Các ngành nghề, lĩnh vự hác nhau sẽ có nhu cầu vốn, khả năng sinhlời khác nhau, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đế quyết định về hạn mức tín dụng và lãisuất, Vì vậy hệ thống chấm điểm tín dụ g quan tâm đến yếu tố ngành nghề, lĩnh vực
là cần thiết
Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lời,khả năng trả nợ của doanh nghiệp Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp có quy môlớn sẽ được đánh giá cao hơn so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Để có sự chính xác và hợp lý trong đánh giá, các cán bộ tín dụng phải biết kếthợp phân tích các chỉ tiêu quy mô như: Vốn, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp
sổ sách…
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Ở Việt Nam, các NHTM thường áp dụng 4 nhóm chỉ tiêu tài chính
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Gồm hai chỉ tiêu: