1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi

97 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả Nguyễn Văn Mười
Người hướng dẫn TS. Đoàn Tranh
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 574 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐNGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC CHO PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN...331.4.1.. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi chọn đ

Trang 1

NGUYỄN VĂN MƯỜI

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2021

Trang 2

NGUYỄN VĂN MƯỜI

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN TRANH

Đà Nẵng - Năm 2021

Trang 3

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Sơn” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào trướcđây Các số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 4

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 7

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng 7

1.1.2 Rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng 8

1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 10

1.1.4 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro tín dụng 11

1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 13

1.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 13

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 14

1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 17

1.2.4 Giảm thiểu và xử lý rủi ro 24

1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 25

1.3.1 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội 25

1.3.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội 28

Trang 5

tại Ngân hàng chính sách xã hội 31

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC CHO PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN 33

1.4.1 Kinh nghiệm của một số Ngân hàng 33

1.4.2 Bài học cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bình Sơn 36

1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN 39

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 39

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 40

2.1.4 Tình hình hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Sơn 47

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN 53

2.2.1 Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng 53

2.2.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng 55

2.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng 56

2.2.4 Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng 57

Trang 6

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 63

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN ĐẾN NĂM 2025 72

3.1.1 Định hướng chung 72

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng 72

3.1.3 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện 74

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH SƠN 75

3.2.1 Hoàn thiện công tác nhận diện và qui trình kiểm soát rủi ro tín dụng 75

3.2.2 Giải pháp đánh giá, phân loại khách hàng 77

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và Tổ TK&VV 78

3.2.4 Giải pháp xử lý các khoản nợ xấu, khó đòi 81

3.2.5 Xây dựng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hữu hiệu 81

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 82

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh 82

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 8

BCĐGN Ban chỉ đạo giảm nghèo

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 9

Kết quả thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu

đãi tại NHCSXH huyện Bình Sơn từ năm 2017 đến năm

2019 như sau

48

2.3 Tình hình cho vay ủy thác đến cuối năm 2019 qua các

2.4

Kết quả thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu

đãi tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bình Sơn đến

cuối năm 2019 như sau:

2.1 Cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH huyện Bình Sơn 44

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chính,song đó cũng là hoạt động có tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất và luôn song hànhvới hoạt động tín dụng của ngân hàng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro màchỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại khi rủi

ro xảy ra Việc ngân hàng đối diện với rủi ro tín dụng là điều không thể tránhkhỏi, chính vì vậy, trong quản trị hoạt động ngân hàng thì quản trị rủi ro tíndung là nhiệm vụ quan trọng với nhiều biện pháp tác động để hạn chế tối đanhững tổn thất tín dụng, góp phần thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả,cân đối giữa lợi nhuận mang lại và rủi ro dự kiến có thể xảy ra

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là một tổ chức tín dụng đặcbiệt Hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ quan trọng quyết định đếnvai trò của NHCSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ansinh xã hội trên địa bàn Đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách củaNHCSXH là những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sống ở các vùng đặcbiệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo Do đó, rủi ro trong côngtác tín dụng NHCSXH dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất trong các hoạt độngcủa ngân hàng

Thực tế hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bình Sơn trongthời gian qua, với quy mô tín dụng ngày càng tăng cao, khối lượng kháchhàng ngày càng lớn, các chương trình tín dụng ngày càng nhiều, không nhữngphục vụ đối tượng hộ nghèo, vùng nghèo mà còn mở rộng cho vay các hộ sảnxuất kinh doanh, phục vụ nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, khi quy mô tíndụng tăng cao nhưng năng lực quản lý chưa đáp ứng, còn nhiều hạn chế, tìnhhình nợ quá hạn có xu hướng tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín

Trang 11

dụng, đặc biệt với phương thức cấp tín dụng của NHCSXH chủ yếu là ủy thácqua các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, HộiCựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện một sốnội dung trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, vốn vay được thực hiện chủ yếu

là hình thức tín chấp qua các tổ chức chính trị xã hội Do vậy công tác kiểmsoát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cần phải được chútrọng, đảm bảo hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả thực sự, góp phần vàoviệc bảo toàn và phát triển vốn, từng bước đưa hoạt động của NHCSXH pháttriển bền vững

Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Sơn” làm

đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế của mình Qua đó giúp cho bảnthân nắm bắt đầy đủ hơn, bao quát hơn hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXHhuyện Bình Sơn để có những giải pháp hữu hiệu nhằm quản trị rủi ro tín dụng

có thể áp dụng trong công việc thực tế của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chínhsách xã hội

- Phân tích, đánh giá rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giaodịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Sơn trên cơ sở phân tích các tàiliệu, số liệu, xác định các nguyên nhân và những hạn chế cần khắc phục

- Đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để hoàn thiệncông tác quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xãhội huyện Bình Sơn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay trong thời gian tới, gópphần mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh, từ đó giúp choNgân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trịrủi ro tín dụng tại NHCSXH, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến việcnâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong việctriển khai cho vay các chương trình tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnhQuảng Ngãi

+ Về thời gian: Quản trị rủi ro tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàngChính sách xã hội huyện Bình Sơn, phân tích dựa trên số liệu được thu thập

trong thời gian 3 năm (2017 - 2019)

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong hoạt độngnghiên cứu khoa học như: Phương pháp duy vật biện chứng; phương phápnghiên cứu thống kê; phương pháp so sánh, phân tích….Cụ thể:

- Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh: sẽ được áp dụng trongviệc nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tín dụng, tra cứuluật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư hướng dẫn… của Nhà nước,của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách xã hội về tín dụng Ngân

Trang 13

hàng So sánh hoạt động quản lý tín dụng tại các đơn vị khác để từ đó tổnghợp và rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý tín dụng tại Phòng giao dịchNgân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Sơn.

- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng phương pháp này để mô tảđặc tính của các biến trong bảng khảo sát như giá trị trung bình, tỷ lệ phầntrăm Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luậnvăn dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ và đồ thị

- Phương pháp mô hình hóa và phân tích kỹ thuật: sử dụng kết hợp cácphương pháp phân tích kỹ thuật và mô phỏng theo các sơ đồ, bảng biểu đểđánh giá kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Phònggiao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Sơn

Về số liệu: Luận văn sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sởtổng hợp điều tra thực tiễn và tham khảo trên mạng internet cũng như các tàiliệu tham khảo liên quan

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản trị rủi ro tín dụng nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng ổn định và phát triểnbền vững và ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế Vì vậy đã có nhiều

Trang 14

nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế quan tâm nghiên cứu về vấn đề này

- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010): “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” (NXB Thống Kê, Hà Nội) Tài liệu này đã nghiên cứu về quản trị

kinh doanh Ngân hàng đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm đưa rahàm ý vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

- Lê Văn Chí (2011) - Luận văn thạc sĩ về: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Gia Lai”, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng.

Luận văn đã trình bày chi tiết lý luận và thực trạng nợ xấu của Ngân hàngChính sách xã hội tỉnh Gia Lai và từ đó đưa ra một số giải pháp giảm nợ xấutại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai Tác giả đã đề xuất các giảipháp để giảm rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai

- Trần Cao Kim (2015) - Luận văn thạc sĩ kinh tế về: “Một số giải pháp giảm nợ xấu tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam” Luận văn đã

trình bày chi tiết lý luận về nợ xấu và thực trạng nợ xấu của Chi nhánh Ngânhàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam và từ đó đưa ra một số giải phápgiảm nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam Tác giả đãnêu lên được nguyên nhân về vấn đề nợ xấu tại Chi nhánh đề xuất các giảipháp, nghiệp vụ, lý luận để giảm nợ xấu cho Chi nhánh Ngân hàng Chínhsách xã hội tỉnh Quảng Nam

- Hồ Thị Ánh Ngọc (2017) - Luận văn thạc sĩ về: “Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum”, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng Luận văn đã trình bày chi tiết lý luận về nợ xấu

và thực trạng nợ xấu đối với cho vay hộ nghèo của Chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội tỉnh Kon Tum và từ đó đưa ra một số giải pháp giảm nợxấu tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum Tác giả đã nêu lên đượcnguyên nhân về vấn đề nợ xấu trong cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh đề xuất

Trang 15

các giải pháp để giảm rủi ro trong cho vay hộ nghèo cho chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội tỉnh Kon Tum.

Qua tìm hiểu các đề tài đã được công bố của các tác giả cho thấy, chưa

có công trình nào nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chínhsách xã hội huyện Bình Sơn giai đoạn (2017-2019) Do vậy, đề tài luận văn làcông trình nghiên cứu có tính kế thừa và sự độc lập nhất định, không trùng lắpvới các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng

Tín dụng là việc tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để

sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên kháchhàng vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho ngân hàng khiđến hạn

Tín dụng có 3 đặc điểm cơ bản và nếu thiếu một trong ba đặc điểm dướiđây thì không còn phạm trù tín dụng nữa:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sangngười khác

- Sự chuyển giao giá trị này mang tính chất tạm thời

- Khi hoàn trả lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèmtheo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

Hoạt động tín dụng của NHCSXH dựa trên một số nguyên tắc nhất địnhnhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời:

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đãthỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng

Mục tiêu của NHCSXH luôn đặt ra khi cấp tín dụng là thu hồi được gốc,lãi vay và phí (nếu có) theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết nợ gốc, lãi vay và các

Trang 17

khoản phí (nếu có)

1.1.2 Rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng

1.1.2.1 Khái niệm

Rủi ro là sự không chắc chắc liên quan đến tổn thất sẽ gánh chịu trongtương lai Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổnthất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặcphải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụtài chính nhất định Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng khách hàng nợkhông thể trả nợ cho chủ nợ

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất

có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thựchiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ củamình theo cam kết”

Các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng:

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợtheo hợp đồng bao gồm vốn vay hoặc lãi vay

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng

và giảm giá trị thị trường của vốn

- Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng thiếu đa dạng trongkinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ, nên tín dụng được coi

là dịch vụ sinh lời chủ yếu Vì vậy rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệuquả kinh doanh của ngân hàng

- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biếnvới nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi rotiềm ẩn càng lớn)

- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên rủi ro không thể loại trừ mà

Trang 18

chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và tác hại do chúng gây ra.

1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích,yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tíndụng thành các loại khác nhau

* Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đượcphân chia thành các loại sau đây:

(1) Rủi ro giao dịch (Transaction rish) là rủi ro liên quan đến từng khoảnvay hoặc từng khách hàng cụ thể Rủi ro giao dịch chia thành ba loại:

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phântích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng

+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như cácđiều khoản hợp đồng, mức cấp tín dụng, loại tài sản đảm bảo, chủ thể tài sảnđảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay vàhoạt động cấp tín dụng, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và

kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề

(2) Rủi ro danh mục (Portfolio rish) là rủi ro phát sinh liên quan đến sựkết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sảnphẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho vay một ngành, một lĩnh vực,một nhóm khách hàng, một khách hàng Rủi ro danh mục được phân thành:rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có mang tính chấtriêng biệt bên trong mỗi chủ thể đề nghị cấp tín dụng hoặc ngành, lĩnh vựckinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn củakhách hàng

+ Rủi ro tập trung là do ngân hàng tập trung cấp tín dụng quá nhiều vào

Trang 19

một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhấtđịnh hoặc cùng một loại hình cấp tín dụng có rủi ro cao.

* Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi

ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan

* Căn cứ vào tính chất của rủi ro, rủi ro tín dụng bao gồm:

Rủi ro sai hẹn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong việcthực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã ký kết bao gồm gốc và/hoặc lãivay Sự sai hẹn này do trễ hạn

Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro mà người vay không thực hiện được nghĩa

vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm cả gốc và/hoặc lãi vay

* Nếu phân loại theo phương diện quản lý, giám sát của ngân hàng, rủi

ro tín dụng được phân chia thành: rủi ro tín dụng nhận diện được và rủi ro tíndụng chưa nhận diện được

1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

a Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân từ phía khách hàng vay:

+ Sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng sản xuất kinh doanh,không đúng phương án, mục đích xin vay

+ Khách hàng vay vốn không có thiện chí trả nợ, chây ỳ không trả nợhoặc cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

+ Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu đểphân tích và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả củaphương án xin vay của khách hàng

+ Thiếu sự kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay nên không pháthiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích

+ Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng

Trang 20

chưa đáp ứng được nhiệm vụ.

b Nguyên nhân khách quan

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất kinh doanh; thiệt hại gây ra lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của conngười Vì vậy khi có thiên tai, dịch họa xảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ

có nguy cơ tổn thất lớn, nguồn thu bị ảnh hưởng…

Công tác kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả, hoạt động một cách thụ độngtheo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừarủi ro, vi phạm

1.1.4 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

* Đối với ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu đượcvốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi chokhoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trongviệc thu chi, chênh lệch thi - chi của ngân hàng bị giảm sút, kế hoạch sử dụngvốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng Khi không thu được nợ thì vòng quayvốn tín dụng giảm làm hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải

sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừngmực nào đấy, ngân hàng không có đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngânhàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ

Trang 21

gặp rủi ro thanh khoản Và kết quả là năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sứccạnh tranh giảm Ngân hàng có thể bị đến thua lỗ, phá sản nếu không có biệnpháp xử lý, khắc phục kịp thời.

* Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh Vì vậy khi Ngân hàng gặp phải rủi ro hay phá sản sẽ ảnhhưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của người dân gặp khó khăn Làmcho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xãhội mất ổn định Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thếgiới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khuvực và thế giới

Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận quản rị rủi ro tín dụng dưới nhiều góc độkhác nhau, nhưng bản chất thì giống nhau và đứng trên giác độ quản trị học,khái niệm quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, kiểm soát, phòngngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi

ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thểchấp nhận được Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 bước: Nhận diện rủi ro;

Đo lường rủi ro; Kiểm soát rủi ro và Tài trợ tổn thất tín dụng

1.1.4.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng không những có vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng tín dụng của ngân hàng mà còn quan trọng đối với nền kinh tế

Đối với ngân hàng: hạn chế được rủi ro tín dụng sẽ giúp cho ngân hàngđảm bảo an toàn vốn, lãi, các thu nhập không bị giảm sút, giúp phát triển hoạtđộng tín dụng

Đối với nền kinh tế: hạn chế được rủi ro tín dụng sẽ góp phần quan trọngvào việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, hạn chế lạm phát vàthất nghiệp, đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị

Trang 22

1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Dựa vào các nguyên tắc quản lý rủi ro của Basel và các thông lệ quốc tế,quản trị rủi ro tín dụng thường gồm các nội dung sau:

1) Nhận diện/xác định rủi ro,

2) Đo lường rủi ro;

3) Quản lý/kiểm soát rủi ro;

4) Giảm thiểu và xử lý rủi ro

Hình 1.1 Mô hình quản trị rủi ro

(Nguồn: nguyên tắc quản lý rủi ro của Basel)

Đối với dấu hiệu tài chính, các nhà quản lý thường quan tâm tới các dấuhiệu về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động

Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán của khách hàng sẽ ảnh

hưởng tới khả năng chi trả các khoản nợ của khách hàng và khả năng thanh

Trang 23

toán lãi vay cho Ngân hàng Khi khách hàng mất khả năng thanh toán thì uy tíncủa khách hàng bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanhcũng như khả năng tạo lợi nhuận Vì vậy nó ảnh hướng tới kế hoạch trả nợ củakhách hàng còn Ngân hàng thì khó thu hồi vốn theo hợp đồng tín dụng.

Hiệu quả hoạt động: là việc người đi vay sử dụng vốn, tài sản một cách

hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản cao Cần theo dõi và xác định tất cả các thayđổi trong hiệu quả hoạt động, sự gia tăng hay sụt giảm bất thường và nguyênnhân tại sao lại có sự bất thường đó vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trìnhsản xuất kinh doanh của khách hàng, tới luồng tiền của khách hàng từ đó ảnhhưởng tới trực tiếp đến kế hoạch trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng

Bên cạnh đó cũng cần xem xét đối tượng khách hàng của mình dựa trêncác dấu hiệu phi tài chính, các dấu hiệu này bao gồm:

Các dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng: là kế hoạch,

mục tiêu, trình độ và kinh nghiệm quản lý của khách hàng đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh ở thời điểm hiện tại và trong tương lai Điều đó ảnhhưởng trực tiếp tới khả năng đối phó với những thay đổi của môi trường bêntrong và bên ngoài, từ đó có thể xác định mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất - kinh doanh của khách hàng

Mối quan hệ với ngân hàng: là các hoạt động trước, trong và sau của

quá trình Ngân hàng cho khách hàng vay vốn, thể hiện uy tín của khách hàngđối với Ngân hàng Cần theo dõi và ghi chú thông tin của khách hàng qua khikhách hàng trì hoãn việc trả nợ gốc, lãi, gia hạn gốc, doanh thu của kháchhàng giảm nhưng nợ vay tăng, để có thể đánh giá và xếp loại tín dụng

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượnghóa rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi

ro và giới hạn an toàn cho vay tối đa đối với khách hàng cũng như phục vụ

Trang 24

cho công tác trích lập dự phòng rủi ro.

Ngân hàng phải có trách nhiệm đối với xã hội, với tiền gửi của kháchhàng Vì vậy, các Ngân hàng cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, đểđảm bảo an toàn cho hệ thống Ngân hàng và quyền lợi của khách hàng Chính

vì vậy, qua việc sử dụng các chỉ tiêu định tính, định lượng để đo lường rủi rotín dụng, xác định giá bán của sản phẩm tín dụng (lãi suất, phí), xác định cơcấu danh mục tín dụng hợp lý đảm bảo an toàn cho Ngân hàng và mang lại lợinhuận cao nhất

* Một trong những biện pháp ngân hàng thường sử dụng để đánh giá vàquản lý các rủi ro tín dụng là thông qua các chỉ tiêu đo lường sau:

a) Tỷ lệ nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ cho vayDư nợ quá hạn x 100%

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trảđược mà không được gia hạn Đây là những khoản nợ chứa nhiều rủi ro màtrên thực tế phần lớn khoản nợ quá hạn đều có vấn đề, có khả năng mất vốn

Vì vậy, ngân hàng thường theo dõi rất chi tiết các khoản nợ này và phân chianhững khoản nợ này như sau:

* Theo khả năng thu hồi:

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (Nợ có khả năng mất vốn)

* Theo mức độ bảo đảm: gồm nợ quá hạn có Tài sản đảm bảo và nợ quá

hạn không có tài sản đảm bảo

Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm càng cao thì mức độ rủi ro của ngânhàng càng thấp Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm càngcao thì ngân hàng càng chịu nhiều rủi ro

Trang 25

b) Tỷ lệ nợ khó đòi

Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng đã cho vay và khó có khả năngthu hồi:

Tỷ lệ nợ khó đòi = Tổng nợ quá hạnTổng nợ khó đòi x 100%

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt Chỉ tiêu này cho ta biết được bao nhiêu %trong tổng nợ quá hạn là nợ khó đòi để từ đó có biện pháp xử lý tương ứng

- Nợ xấu: Nợ xấu là các khoản tiền Ngân hàng cho khách hàng vay xuất

hiện khả năng không thu hồi lại Do Ngân hàng thẩm định thiếu chính xác,khác hàng vay làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệpmất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ, đã xuất hiện các khoản nợxấu Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng của Ngân hàng thôngqua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi

ro của khoản vay

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ cho vayNợ xấu x 100%

- Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển

tốt, rủi ro tín dụng thấp Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ củaNgân hàng từ việc cho khách hàng vay

- Hiệu quả sử dụng vốn: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn phản ánh Ngân

hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giákhả năng huy động vốn của Ngân hàng Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phảnánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt hiệu quả sử dụng vốncao, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chưa tốt Ngược lại, nếu chỉtiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt hiệu quả sử dụngvốn thấp, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt

- Vòng quay vốn tín dụng : Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường

tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi

Trang 26

nợ nhanh hay chậm Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vàosản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao

1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

1.2.3.1 Kiểm soát qua qui trình hoạt động tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các phương pháp đểđánh giá và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm hạn chế các rủi ro cóthể xảy ra Hoạt động kiểm soát được thực hiện liên tục và xuyên suốt quátrình cho vay giúp cho ngân hàng có điều kiện theo dõi các khoản cho vaymột cách chặt chẽ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về tín dụng với cácngân hàng khác

Kiểm soát rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, chiến lược và quá trìnhnhằm biến đổi rui ro của một tổ chức thông qua việc ngăn ngừa, giảm thiểu bằngcách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích

Để đạt được những mục tiêu đó, Ngân hàng cần có các giải pháp từ đơngiản với chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi phí nhằmkiểm soát rủi ro

Kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng

Kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng là việc theo dõi tình hình hoạt độngcho vay khách hàng thực tế và thực hiện các điều khoản đã ký trong hợp đồngtín dụng, nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn qua đó có thể hạn chế đượcnhững rủi ro có thể xảy ra NH cần rà soát chặt chẽ đối với các quy trình, thủtục tín dụng, quản lý gắt gao các khoản vay có vấn đề vì đây là nguyên nhân

cơ bản gây nên rủi ro tín dụng

Ngân hàng cũng cần giám sát thường xuyên các khoản vay để có thểphát hiện sớm các khoản vay này, từ đó nắm bắt được mục đích sử dụng vốnvay của khách hàng và xác định thời điểm có doanh thu, hoặc Ngân hàng cóthể thu thập và phân tích báo cáo tài chính nếu khách hàng là doanh nghiệp để

Trang 27

xác định được khả năng trả nợ của khách hàng và có những biện pháp phùhợp để Ngân hàng có thể thu hồi khoản vay một cách tốt nhất.

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiệntrước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay nhằm kiểm soát rủi rocho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, phát hiện và chấn chỉnhkịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.Việc giám sát tín dụng bao gồm:

- Giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng;

- Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cho vay vàsau cho vay;

- Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng,kịp thời phát hiện những vi phạm để có cách xử lý thích hợp;

- Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phậnhoặc cá nhân;

- Báo cáo định kỳ theo tháng và theo quý

1.2.3.2 Kiểm soát qua phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

a Phân loại nợ

Theo Quyết định 976/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủban hành Quy chế phân loại nợ tại NHCSXH, cụ thể như sau:

* Phân loại nợ theo chương trình cho vay

Phân loại nợ theo chương trình cho vay được phân theo các chỉ tiêu dựavào các chương trình cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theoquyết định hoặc hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướctrong từng thời kỳ Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phân loại theo cácchỉ tiêu sau:

- Cho vay hộ nghèo

- Cho vay hộ cận nghèo

Trang 28

- Cho vay hộ mới thoát nghèo.

- Cho vay học sinh, sinh viên

- Cho vay giải quyết việc làm

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Cho vay người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động

- Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở

- …

* Phân loại nợ theo thời hạn cho vay

Phân loại nợ theo thời hạn cho vay được thực hiện theo quy định trong từngthời kỳ, hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phân loại như sau:

- Nợ cho vay ngắn hạn: Các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12tháng

- Nợ cho vay trung hạn: Các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12tháng đến 60 tháng

- Nợ cho vay dài hạn: Gồm các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60tháng trở lên

* Phân loại nợ theo trạng thái nợ

- Nợ trong hạn là các khoản nợ đang trong thời hạn cho vay, các khoản

nợ đã được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo quy định

- Nợ quá hạn là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ theo quy định bao gồm:

Các khoản nợ đến hạn trả nợ nhưng không đủ điều kiện gia hạn nợ đã chuyểnsang nợ quá hạn; các khoản nợ chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng người vay sử

Trang 29

dụng vốn vay sai mục đích đã chuyển sang nợ quá hạn Căn cứ vào thời gianquá hạn, nợ quá hạn được phân thành:

+ Các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Nợ khoanh là các khoản nợ đang trong thời gian được khoanh nợ theo

quyết định của cấp có thẩm quyền: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồngquản trị, chính quyền địa phương và các tổ chức khác

* Phân loại nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay

- Nợ có bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Gồm các khoản nợ mà theo đónghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tàisản cầm cố, thế chấp tài sản của bên vay, tài sản hình thành từ vốn vay củakhách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

- Nợ không có bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Gồm các khoản nợ chovay không có bảo đảm tiền vay bằng tài sản

* Phân loại nợ theo nguồn vốn cho vay

- Nợ cho vay bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc

từ ngân sách nhà nước bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; nguồnvốn huy động; nguồn vốn đi vay; vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả củacác cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chứcchính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong vàngoài nước

- Nợ cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác gồm: Vốn nhận ủy thác chovay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị

- xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong

và ngoài nước

Trang 30

- Nợ cho vay bằng các nguồn vốn khác.

* Phân loại nợ theo hình thức cho vay và đơn vị nhận ủy thác với

NHCSXH

- Nợ cho vay trực tiếp

- Nợ cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc bao gồm: + Nợ ủy thác qua Hội Nông dân

+ Nợ ủy thác qua Hội Phụ nữ

+ Nợ ủy thác qua Hội Cựu chiến binh

+ Nợ ủy thác qua Đoàn Thanh niên

* Phân loại nợ theo ngành kinh tế

Tiêu chí phân loại nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Chính sách xãhội được phân loại theo một số ngành kinh tế chủ yếu theo quy định trongtừng thời kỳ Hiện tại, việc phân loại nợ theo ngành kinh tế được thực hiệntheo các chỉ tiêu sau:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

- Xây dựng

- Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác

- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

- Giáo dục và đào tạo

Trang 31

Việc đánh giá khả năng trả nợ và phân tích nguyên nhân không có khảnăng trả nợ được thực hiện trên nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằnggiữa các khách hàng vay vốn, thực hiện đến từng khách hàng, phân tích theotừng chương trình tín dụng, lập theo từng Tổ tiết kiệm và vay vốn và tổng hợptheo từng tổ chức Hội cấp xã, huyện Trên cơ sở phân tích, đánh giá thựctrạng dư nợ, phân tích nguyên nhân dẫn đến không có khả năng thu hồi nợ,Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay sẽ thực hiện áp dụng các giải pháp

xử lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa, hạn chế nợkhông có khả năng thu hồi

- Các chỉ tiêu phân loại:

+ Nợ có khả năng thu hồi

+ Nợ trong hạn có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Nợ khoanh có khả năng thu hồi

+ Nợ không có khả năng thu hồi

Nợ trong hạn không có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Nợ khoanh không có khả năng thu hồi

- Phân tích nguyên nhân khách hàng không có khả năng trả nợ:

Căn cứ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, đối với các khoảnnợ quá hạn và nợ trong hạn không có khả năng trả nợ, Ngân hàng chính sách

xã hội thực hiện phân loại thành các nhóm nguyên nhân Cụ thể:

+ Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan theo quy định tại

cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội trong từng thời kỳ.+ Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân khác dẫn tới không có khảnăng trả nợ như: Các khoản vay của người lao động ở nước ngoài về nướctrước hạn nhưng không đầy đủ giấy tờ để chứng minh; người vay bị tuyên án

Trang 32

tù giam, không có người trả nợ thay; người chiếm dụng chết, mất tích, đi tù,

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bỏ đi khỏi nơi cư trú; khách hàng trong quátrình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất vốn; khách hàng trong quá trình vayvốn mà thành viên trong gia đình gặp rủi ro như: Ốm đau, hoạn nạn

b Trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng Chính sách xã hội được lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để

xử lý rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay người nghèo và các đối tượngchính sách khác theo quy định của pháp luật (Theo Quyết định 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ)

* Nguồn hình thành Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:

- Dự phòng chung được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàngChính sách xã hội;

- Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở cân đối thu nhập, chi phíhàng năm của Ngân hàng chính sách xã hội

* Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng như sau:

- Mức trích dự phòng chung bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vaykhông bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm lập dự phòng;

- Khoản trích dự phòng cụ thể, giao Ngân hàng Chính sách xã hội quyếtđịnh trên cơ sở kết quả phân loại nợ, khả năng tài chính của Ngân hàng Chínhsách xã hội

* Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng tổng số dư nợ quá hạn

và nợ khoanh tại thời điểm trích lập Trường hợp số dư Quỹ dự phòng rủi rotín dụng lớn hơn số dự phòng phải trích, Ngân hàng Chính sách xã hội thựchiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách

xã hội Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm,Chủ tịch Hội đồng quản trị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủxem xét, quyết định

Trang 33

* Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng cho các mục đích:

- Để xóa nợ đối với các khoản nợ xấu theo quyết định của cơ quan cóthẩm quyền;

- Xử lý các khoản nợ không thu hồi được theo quyết định của cơ quan cóthẩm quyền.”

1.2.4 Giảm thiểu và xử lý rủi ro

1.2.4.1 Giảm thiểu rủi ro

Giảm thiểu rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để giảm thiểuchi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động cho vay Giảm thiểu rui ro cho vaygiúp làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính Ngân hàng, chứ không phải xóahoàn toàn nợ cho khách hàng Ngân hàng thường xuyên dự trữ các nguồnquỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra đểđảm bảo an toàn cho hoạt động, tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, Ngânhàng được sử dụng nguồn thích hợp để bù đắp:

- Đối với các tổn thất đã lường trước rủi ro, Ngân hàng có thể sử dụngnguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bùđắp Mặc dù nguồn vốn này được trích lặp từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ

lệ trích lặp quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi củaNgân hàng làm suy giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường

- Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, Ngân hàng phảidùng vốn tự có làm nguồn dự phòng bù đắp Nếu khả năng quản trị rủi ro kémgây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của Ngân hàng sẽ bị hao mòn, quy mô tàichính và khả năng cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng

Các phương pháp thường được áp dụng để giảm thiểu rủi ro như: xử lýtài sản đảm bảo; kiểm tra kiểm soát hoạt động cho vay tín dụng: gia hạn,khoanh nợ, xóa nợ, đa dạng hóa các khoản vay

Trang 34

1.2.4.2 Tài trợ tổn thất tín dụng

Tài trợ tổn thất tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy

ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàntoàn nợ vay cho khách hàng Đối với các khoản tín dụng được tài trợ tổn thấtthì chuyển sang theo dõi ngoại bảng và ngân hàng tiếp tục sử dụng cácbiện pháp khắc phục xử lý để tận thu hồi nợ Nguồn vốn để tài trợ tổn thấttín dụng bao gồm: Trích lập dự phòng rủi ro, quỹ dự phòng tài chính, trợcấp của chính phủ Trong các nguồn đó thì nguồn hình thành từ việc tríchlập quỹ dự phòng rủi ro là nguồn chủ yếu và sử dụng trước để tài trợ rủi

ro tín dụng, nếu sử dụng nguồn này không đủ thì tiếp tục sử dụng quỹ dựphòng tài chính để tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ tổn thất: Là việc ngân hàng dùng nguồn tài chính tự có của

mình để bù đắp cho khoản mất mát, tổn thất mà rủi ro gây ra Nguồn vốn

tự có dùng để bù đắp tổn thất ở đây chủ yếu từ việc thực hiện trích lập dựphòng rủi ro tín dụng và Bảo hiểm tín dụng hàng năm của ngân hàng

1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.3.1 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội là một loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạtđộng không vì mục đích lợi nhuận hay lợi nhuận không phải là mục đích quantrọng nhất Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng cần phải đảm bảo bảo toànnguồn vốn của Nhà nước, chuyển tải nguồn vốn đến với đối tượng thụ hưởng

là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm tạo việc làm, phát triểnkinh tế, thoát nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội

Hoạt động của NHCSXH rất đặc biệt là không vì mục đích lợi nhuận,được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%

Trang 35

(không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế vàcác khoản phải nộp ngân sách Nhà nước

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanhtoán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địaphương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phiChính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự

án phát triển kinh tế xã hội

NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước được thành lập theo Quyếtđịnh 131/2002/QĐ-TTg trên cơ sở tổ chức lại và tiếp nhận chương trình tíndụng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tiếp nhận mộtsố chương trình tín dụng ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại nhà nước nhưNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và pháttriển,…, và triển khai một số chương trình tín dụng mới theo qui định củaChính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác, nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốcgia về xóa đói giảm nghèo

Theo quyết định này, NHCSXH được định nghĩa “là ngân hàng phục vụ người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục tiêu lợi nhuận”.

NHCSXH là một loại hình Ngân hàng đặc biệt, có bộ máy quản lý và điềuhành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, cócon dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch

Mô hình tổ chức quản lý của NHCSXH có tính đặc thù, sáng tạo, do 4 bộphận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị, xã hội

và sức mạnh của toàn dân, chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, bao gồm: HĐQT và Ban đại diện HĐQTcác cấp tại địa phương; Bộ phận điều hành có trách nhiệm tổ chức việc quản

lý vốn, đưa vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng; Các tổ chức chính

Trang 36

trị - xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH; Tổ TK&VV ở thôn,ấp, bản, làng do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý.NHCSXH được xác định là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận haylợi nhuận không phải là mục đích quan trọng nhất Tuy nhiên Ngân hàng cầnđảm bảo sự bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước, đưa đồng vốn đến đúng đốitượng thụ hưởng và đem lại hiệu quả cao cho người vay giúp người vay cảithiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội

NHCSXH được thành lập nhằm mục đích thực hiện các chính sách tíndụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Hoạt động của NHCSXH rất đặc biệt là không vì mục đích lợi nhuận,được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%,không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phảinộp ngân sách Nhà nước

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanhtoán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địaphương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổchức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chươngtrình dự án phát triển kinh tế xã hội

- Hoạt động huy động vốn: Với đặc thù là một ngân hàng chính sách,NHCSXH nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương,NHNN Việt Nam, và các Ngân hàng Thương mại với cam kết cung cấp vốncho các chương trình cho vay hiện tại của NHCSXH Tuy nhiên NHCSXH đãbắt đầu huy động vốn tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là doanhnghiệp và cá nhân Nguồn vốn của NHCSXH bao gồm: (i) vốn từ Ngân sáchnhà nước; (ii) vốn huy động; (iii) vốn vay (vay NHNN, vay nước ngoài); (iv)vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Trang 37

- Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn của NHCSXH chủ yếu

là Cho vay hộ nghèo; Hộ cận nghèo; Hộ mới thoát nghèo; Học sinh, sinh viên

có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và học nghề; Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghịđịnh 61/2015/NĐ-CP; các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ởnước ngoài; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hộgia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; các đối tượng khác theochỉ định của Chính phủ; cho vay doanh nghiệp làm nhà ở, cho vay mua nhàtrả chậm; đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; các cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người saucai nghiện ma tuý…

1.3.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXH chính thức hoạt động từ tháng 3/2003, thực hiện hỗ trợ về tàichính đối với nhiều đối tượng chính sách xã hội Như đã nói ở trên, sự ra đờicủa NHCSXH nhằm góp phần thực hiện tốt các chương trình tín dụng phục

vụ chính sách về phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, thực hiện xóa đóigiảm nghèo Đối tượng cho vay của NHCSXH phần lớn là những đối tượnghầu như không đủ điểu kiện để có thể tiếp cận được vốn tín dụng thôngthường của các Ngân hàng Thương mại với các tiêu chuẩn khắt khe về thủtục, tài sản đảm bảo thế chấp… Do đó khả năng sinh lời từ hoạt dộng cho vaynhững đối tượng khách hàng này của NHCSXH là rất thấp, thậm chí khôngthể có được Họ là những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sáchkhác… Chính vì lẽ đó NHCSXH thường hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận mà mục tiêu hoạt động của nó là nhằm thực hiện các chương trình mụctiêu quốc gia trong kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước Do đó rủi rotrong hoạt động tín dụng của NHCSXH có những đặc thù riêng

Trang 38

Một số đặc điểm đặc thù riêng của tín dụng cho người nghèo và các đốitượng chính sách khác xuất phát từ đặc điểm của chính họ là cuộc sống sinhhoạt và lao động phần lớn gắn với hoạt động nông nghiệp có tính mùa vụ cao,

đa dạng về đối tượng tài trợ, chi phí giao dịch cao và rủi ro tín dụng cao:

Thứ nhất, tín dụng đối với các đối tượng chính sách có mối quan hệ gắn

bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp do phần lớn nhóm đối tượngnày tập trung tại nông thôn với nghề nông, lâm, ngư nghiệp là chính Do sảnphẩm từ sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ cao và các khoản thu từlao động làm thuê không ổn định, nguồn thu nhập, nhu cầu chi tiêu và tất yếu

là nhu cầu vay mượn của họ có mức độ biến động cao, khó dự báo

Thứ hai, tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính

sách khác có đặc điểm là khá đa dạng về đối tượng được tài trợ vốn do họ cầnđược hỗ trợ về nhiều mặt để có thể vươn lên thoát nghèo

Thứ ba, chi phí của việc cấp tín dụng chính sách cho các đối tượng chính

sách ở mức cao so với cho vay các đối tượng khác Điều này là do giá trị cáckhoản tín dụng thường nhỏ, quay vòng nhiều cộng thêm với đặc điểm nhómđối tượng này nằm phân tán trên một địa bàn rộng, tập trung nhiều ở các vùngnông thôn, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý khoản tín dụng trở nên rất tốnkém, đòi hỏi Ngân hàng chính sách phải có một số lượng nhân viên đủ lớn vàdành nhiều nguồn lực tài chính, thời gian để tìm kiếm khách hàng, làm việcvới khách hàng để thẩm định phương án vay vốn cho tới công tác giám sát sửdụng vốn vay

Thứ tư, cơ sở dữ liệu về người nghèo và các khoản tín dụng cho người

nghèo và các đối tượng chính sách khác thường thiếu hụt và yếu kém cả về sốlượng lẫn chất lượng Khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiềngửi, thanh toán của nhóm đối tượng này là rất hạn chế

Thứ năm, trình độ quản lý tài chính của người nghèo và các đối tượng

Trang 39

chính sách khác không cao nên việc sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả khôngphải lúc nào cũng đạt được

Thứ sáu, các đối tượng chính sách không sở hữu nhiều tài sản đáp ứng

được tiêu chuẩn thông thường của Ngân hàng chính sách về tài sản bảo đảm.Hầu hết họ không có tài sản cố định có giá trị và tính thị trường cao như quyền sửdụng đất, hoặc họ có sở hữu không nhiều nhưng lại gặp những vướng mắc khógiải quyết về thủ tục xác nhận quyền sở hữu diễn ra khá phổ biến tại nông thôn

Thứ bảy, tín dụng chính sách cho các đối tượng chính sách không chỉ

dừng lại ở việc cung cấp vốn tín dụng chính sách với ưu đãi cho họ mà cònphải phối hợp với các nguồn lực của xã hội nói chung và nguồn lực của Nhànước nói riêng để giúp họ phát triển toàn diện, qua đó thoát nghèo một cáchbền vững Người nghèo rất cần vốn tín dụng ưu đãi để có thể đáp ứng thiếuhụt nguồn tài chính cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh nhưng

họ cũng rất cần những hỗ trợ khác về y tế, văn hóa, giáo dục từ phía chínhquyền và cộng đồng người dân xung quanh

1.3.3 Yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng chính sách

vì vậy, trong quản trị hoạt động ngân hàng thì quản trị rủi ro tín dụng lànhiệm vụ quan trọng, ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động để hạnchế tối đa những tổn thất tín dụng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chấtlượng tín dụng và bảo toàn nguồn vốn

Trang 40

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội

Do hoạt động của Ngân hàng cấp tín dụng chính sách là hướng tới phục

vụ các đối tượng gặp khó khăn, thiệt thòi, yếu thế trong xã hội, khác với cácngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên ngoài tiêu chíđánh giá về hiệu quả kinh tế thì tiêu chí đánh giá về hiệu quả xã hội thườngđược xem xét kỹ lưỡng

1.3.4.1 Về hiệu quả kinh tế

a) Khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng:

Cấp tín dụng cho đối tượng chính sách là các hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác khiến cho ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát

từ vấn đề năng lực tài chính và sử dụng vốn của người vay thấp, mức độthông tin kém, tài sản bảo đảm không có hoặc có giá trị thấp, thiếu thanhkhoản… Do vậy, rủi ro tín dụng cho các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vựcnày tiềm ẩn ở mức cao, buộc ngân hàng phải thường xuyên kiểm soát và xử lýrủi ro phù hợp với các ràng buộc về tôn chỉ hoạt động, chỉ đạo của Chính phủ(nếu có), nguồn vốn, lợi nhuận hoạt động

b) Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng:

Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của đối tượng chính sách,NHCSXH phải huy động được nguồn vốn từ nhiều chủ thể kinh tế, từ các cánhân, doanh nghiệp cho tới ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng…trong phạm vi trong nước lẫn ngoài nước Chỉ tiêu nguồn vốn huy động trêntín dụng đo lường khả năng huy động vốn của ngân hàng trước khi cần đến sự

hỗ trợ của Chính phủ, phản ánh khả năng độc lập của ngân hàng trong việctìm kiếm nguồn vốn

c) Kết quả tài chính (lợi nhuận, thua lỗ) từ hoạt động tín dụng chính sách:

Ngày đăng: 17/03/2024, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w