Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH trong cả nước, trong nhữngnăm qua BHXH huyện Gò Quao cũng đã góp phần không nhỏ trongviệc ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
Trang 1VƯƠNG KIỀU DIỄM
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN GÒ QUAO,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng, năm 2022
Trang 2VƯƠNG KIỀU DIỄM
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN GÒ QUAO,
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Thanh Hải
Đà Nẵng, năm 2022
Trang 3của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các Thầy, Cô và bạn
bè Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô ở Trường Đạihọc Duy Tân đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điềukiện để tôi hoàn thành khóa học trong hơn hai năm qua
Đầu tiên tôi xin được nói lời cảm ơn sâu sắc đến TS Võ Thanh Hải,người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xinđược gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên cùng lớp đã cung cấp một số tàiliệu, những thông tin hữu ích và hướng dẫn tôi cách làm bài Đồng thời, tôicũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, anh chị đồng nghiệp tại BHXH huyện GòQuao đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viếtluận văn Cuối cùng là lời cảm ơn đối với những người thân thương trong giađình đã quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù bản thân đã cố gắng traudồi nhưng cũng không tránh được thiếu sót Rất mong nhận được nhữngthông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và các bạn
Trang 4Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vương Kiều Diễm
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
6 Kết cấu của đề tài 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
7 1.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 7
1.1.1 BẢO HIỂM XÃ HỘI 7 1.1.2 Thu và quản lý thu BHXH 10 1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BHXH 17 1.2.1 Lập kế hoạch thu BHXH
17
1.2.2 Phân cấp quản lý thu BHXH
18
1.2.3 Tổ chức thu BHXH
19
Trang 61.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUBHXH
271.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật về BHXH
2.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN GÒ QUAO,TỈNH KIÊN GIANG 322.1.1 Quá trình hình thành và phát triển BHXH Gò Quao
Trang 7Kết luận chương 2 69
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG 70
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 70
Trang 83.1.2 Mục tiêu phát triển của BHXH Huyện Gò Quao
71
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH
TẠI BHXH HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG 72
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thu BHXH 72 3.2.2 Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý thu BHXH 73 3.2.3 Hoàn thiện công tác Tổ chức thu BHXH 75 3.2.4 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động thu BHXH
86
3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ công tác quản lý thu BHXH 87 3.3 KIẾN NGHỊ 90
3.3.1 Kiến nghị BHXH tỉnh 90 3.3.2 Kiến nghị BHXH Việt Nam 91 Kết luận chương 3 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤC LỤC 58
Trang 9STT Từ viết tắt Nghĩa của từ
9 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 10Bảng 2 2 Số người tham gia BHXH tại BHXH huyện Gò Quao
Bảng 2 6 Mức lương tối thiểu đóng BHXH tại huyện Gò Quao
giai đoạn năm 2018 -2020
Bảng 2 9 Tình hình kiểm tra đóng BHXH của BHXH huyện Gò
Quao giai đoạn 2018-2020
Bảng 2 12 Đánh giá của cán bộ BHXH về công tác thanh tra,
kiểm tra việc đóng và tham gia BHXH
Trang 11Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH huyện Gò Quao 42
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa đã đem lại cho đất nước ta những biến đổi sâu sắc về kinh tế -
xã hội Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến
bộ, thu nhập bình quân của người lao động (NLĐ) ngày càng cao, đời sốngcủa nhân dân có sự cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, cũng do tác động của kinh tếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh vàngày càng phức tạp Tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng trongthu nhập ngày càng rõ rệt, tạo ra khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, đâycũng là mầm mống phát sinh sự bất ổn định trong xã hội Trước tình hình đó,những năm qua, Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh việc xây dựng và hoànthiện hệ thống luật về an sinh xã hội như: Luật Tiền lương, Luật Ưu đãi xãhội; Bộ luật Lao động, Luật Người cao tuổi…Đặc biệt đẩy mạnh việc điềuchỉnh, bổ sung các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT), ưu đãi xã hội
Hiện trạng tồn tại ở nước ta hiện nay là việc mở rộng vàphát triển đối tượng tham gia BHXH còn thấp, độ bao phủBHXH chậm, số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh Bêncạnh đó, tồn tại rất nhiều những hành vi vi phạm pháp luật vềBHXH, tình trạng trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH ở địaphương, tại các doanh nghiệp diễn biến phức tạp, ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lợi của người lao động, dẫn đến nguy cơmất ổn định quỹ BHXH Tình trạng gia tăng khiếu nại, tố cáo,biểu tình, gây mất an ninh trật tự làm giảm niềm tin củangười lao động đối với chính sách BHXH của Đảng, Nhà nước
Trang 13Để ngành BHXH phát triển và lớn mạnh thì công tác thu BHXH và quản lýthu BHXH có vị trí hết sức quan trọng, vì thu BHXH là yếu tố hàng đầu, đóngvai trò then chốt trong việc tạo lập quỹ BHXH, quỹ BHXH là một quỹ tàichính độc lập với ngân sách nhà nước, dùng để chi trả các chế độ BHXH choNLĐ và duy trì hoạt động của bộ máy BHXH
Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH trong cả nước, trong nhữngnăm qua BHXH huyện Gò Quao cũng đã góp phần không nhỏ trongviệc ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.Tuy nhiên, công tác thu BHXH vẫn không tránh khỏi thựctrạng chung và mắc phải nhiều thiếu sót trong nhiều vấn đềnhư: giải quyết nợ tồn đọng tiền đóng BHXH, công tác thanhtra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đối với các cánhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện đóng BHXH chongười lao động Nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn gian lậntrong việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động, gianlận trong việc kê khai quỹ tiền lương đóng BHXH Thực tế đóđặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, toàndiện vấn đề quản lý thu của BHXH huyện Gò Quao, nhằm tìm
ra giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địabàn huyện Xuất phát từ thực tế nêu trên, là một cán bộ đang
làm việc tại BHXH huyện Gò Quao, tác giả chọn đề tài “Quản
lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động quản lý thuBHXH
Trang 14Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thu BHXH, chỉ ra những kết quảđạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra hiện naytrong quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXHhuyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Gò Quao, tỉnhKiên Giang
Về mặt thời gian: Các dữ liệu, số liệu sử dụng để phân
tích, đánh giá trong luận văn được thu thập trong khoảng thờigian từ năm 2018 đến năm 2020, các giải pháp được đề xuấttrong luận văn có ý nghĩa đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Là những thông tin đã có sẵn,
được các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố Trong đề tài
dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động, sốdoanh nghiệp, số NLĐ tham gia BHXH, số thu BHXH Thông qua các sách,tạp chí, niên giám Thống kê, các báo cáo tổng kết của cơ quan BHXH huyện,tỉnh, các sở, ban ngành
Trang 15Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Nguồn thông tin sơ cấp được thu
thập qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, lãnh đạo BHXHhuyện, các doanh nghiệp và NLĐ trên cơ sở mẫu phiếu điều tra được chuẩn bịtrước với nội dung phù hợp
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê so sánh: Thống kê so sánh là phương pháp tính
toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh vớinhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định
Phương pháp thống kê mô tả: Với số liệu đã được thống kê và mô tả
phản ánh những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu
điều tra.
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trần Thị Minh Hải (2015), “Hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội
bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Mục đích của luận văn là luận giải cơ
sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ cho việc xây dựng các giải pháp hoànthiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần nângcao chất lượng bảo hiểm cho các đối tượng hưởng lợi trong xã hội Cácphương pháp chủ yếu tác giả đã sử dụng, vận dụng và phối hợp trong nghiêncứu gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh, để hệ thống hóa, làm rõnhững vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý thu BHXH bắt buộc
từ đó xác định những thành tựu và những hạn chế trong công tác quản lý thuBHXH của cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014 Trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnhNghệ An đến năm 2020 Nhìn chung đề tài nghiên cứu đã hoàn thành mụctiêu đặt ra, nhưng kết quả nghiên cứu vẫn còn mang tính nhận định chủ quan,
vì tác giả chỉ dựa vào số liệu thống thứ cấp, chưa tiến hành điều tra khảo sátthực tế từ người tham gia BHXH để có kết quả khách quan hơn
Trang 16Đoàn Thị Trinh (2015), “Nghiên cứu Quản lý thu bảo hiểm xã hội của
Bảo hiểm Xã hội huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương” Trên cơ sở vận dụng lý
luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu BHXH, luận văn phân tích thựctrạng công tác quản lý thu BHXH từ 2010 đến 2013 trên địa bàn huyện NamSách tỉnh Hải Dương Ngoài việc sử ụng các số liệu thu thập từ BHXH huyệnNam Sách, BHXH tỉnh Hải Dương, Cục Thống Kê…Tác giả còn tiến hànhđiều tra doanh nghiệp tham gia đóng BHXH với số mẫu thu thập được là 20doanh nghiệp Kết quả của nghiên cứu tác giả đã cho thấy được những mặtđạt được trong công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Nam Sách làhoàn thành đúng chỉ tiêu do BHXH tỉnh Hải Dương đưa ra, nợ BHXH tồnđọng thấp, đối tượng thu được rà soát chi tiết, các thủ tục được tiến hànhnhanh chóng Bên cạnh đó là một số mặt còn hạn chế như: Chưa nắm bắtđược quỹ lương thực tế tại các doanh nghiệp, công tác quản lý còn chưa đồng
bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhành giữa các phòng, ban ngành liên quan,chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu.Dựa vào những điểm hạn chế, luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý thu BHXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Đỗ Thanh Phương (2019), “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”.
Mục tiêu của nghiên cứu là hệ thống cơ sở lý luận về quản lýthu BHXH bắt buộc; Đánh giá thực trạng về công tác quảnquản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Kiên Lương, tỉnhKiên Giang; Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lýthu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Kiên Lương Phương phápnghiên cứu sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương phápđịnh tính kết với các phương pháp thống kê mô tả, phân tíchtổng hợp, so sánh, phương pháp khảo sát và phương pháp
Trang 17khác Ngoài việc phân tích các số liệu thứ cấp để là rõ tìnhhình quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Kiên Lương giain đoạn2015-2018, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của các cán
bộ đang làm việc tại cơ quan để có được sự đánh giá kháchquan hơn Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được vẫn cònnhiều điểm bất cập trong công tác thu BXHH tại BHXH huyệnKiên Lương như: Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọngBHXH bắt buộc diễn ra khá phổ biến; Việc mở rộng và pháttriển đối tượng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc còn nhiềuđiếu bất cập; Việc phân công cán bộ thu còn chưa hợp lý;Công tác kiểm soát đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều khókhăn vì địa bàn huyện rộng Luận văn đã đề xuất một số giảipháp hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH huyện KiênLương, tuy nhiên các giải pháp đưa ra chưa thật sự gắn vớithực tiễn
Đinh Trọng Vân (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý thu
bảo hiểm xã hội tại BHXH thành phố Thanh Hóa” Nghiên cứu
sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thời gian, sử dụngchuỗi dữ liệu thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 nhằmphân tích hoạt động quản lý thu BHXH, mở rộng đối tượngquản lý và phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứuđánh giá thực trạng tham gia BHXH cũng như tình trạng trốnđóng, nợ động BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên địabàn tỉnh thành phố Thanh Hóa Trên cơ sở tổng hợp các lýluận và thực trạng về công tác thu và quản lý thu trong thờigian vừa qua đạt chất lượng chưa cao, nợ đọng còn nhiều Từ
đó đề xuất và giới thiệu những giải pháp nâng cao chất lượng
Trang 18công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Thanh Hóa.
Vì công tác quản lý thu BHXH là một trong những yếu tốquan trọng góp phần phát triển BHXH nên trong những nămqua nên đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này.Tuy nhiên, tại BHXH huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang vẫnchưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu về vấn đề quản lýthu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện, vì vậy luận văn này sẽkhông có sự trùng lặp so với các đề tài trước
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phầnliên quan khác, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về Quản lý thu BHXH
Chương 2 Thực trạng công tác Quản lý thu BHXH tại BHXH huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
Chương 3 Hoàn thiện công tác Quản lý thu BHXH tại BHXH huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1.1 Khái niệm
BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan của người lao động(NLĐ) Nhu cầu đó xuất hiện khá sớm và phát triển theo quátrình phát triển xã hội Năm 1883 nước Phổ (Cộng hòa liên
Trang 19bang Đức hiện nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầutiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của BHXH BHXH đã trởthành một trong những quyền của con người và được xã hộithừa nhận BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống ansinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết cácnước trên thế giới và ngày càng phát triển Để đảm bảo quyềnlợi cơ bản cho NLĐ trên toàn thế giới và an toàn xã hội, ILO(Tổ chức Lao động Quốc tế) ban hành Công ước số 102 ngày04/6/1952 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội, có quy định
09 chế độ trợ cấp gồm: chế độ chăm sóc y tế; chế độ trợ cấptai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; chế độ trợ cấp ốm đau;chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ trợcấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ cấp tiền tuất
và chế độ trợ cấp gia đình
Ở nước ta, quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thểhiện trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 Điều 32 Hiến pháp 1959 quy
định: "người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất
sức lao động Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và
y tế để đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó"
Thực tế từ khi ra đời, những hình thức BHXH luôn luôn nhằm vào đốitượng quan trọng nhất của xã hội là lực lượng lao động Các rủi ro được BHXHquan tâm là những rủi ro liên quan đến thu nhập hoặc các chi phí phải trang trảiliên quan đến thu nhập đó
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế: “Bảo hiểm xã hội là sựbảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bịmất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già,tàn tật và chết Hơn nữa Bảo hiểm xã hội còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế,
Trang 20sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết” [19] Định nghĩa này phảnánh một cách tổng quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của Bảo hiểm xãhội đối với mỗi quốc gia Mục tiêu cuối cùng của bảo hiểm xã hội là hướngtới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối vớimọi người.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thaythế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với nguời lao động khi họ gặp phảinhững biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ sởhình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm
xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật Nhằm bảo đảm antoàn, ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo
an sinh xã hội.[8]
Theo Luật BHXH, khái niệm về BHXH được khái quát mộtcách cao nhất, đầy đủ nhất, đó là: “Bảo hiểm xã hội là sự đảmbảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người laođộng khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hoặc hết tuổilao động, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH Bảo hiểm xã hội bắtbuộc là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người sửdụng lao động phải tham gia.”
1.1.1.2 Vai trò
Bảo hiểm xã hội đã đóng góp vai trò to lớn trong việc bảo đảm an sinh
xã hội, ổn định và phát triển kinh tế, được thể hiện thông qua các tác động chủyếu cụ thể như sau:
- Bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị giảm thu nhập hoặc bị
Trang 21mất thu nhập do bị suy giảm sức khỏe hoặc mất khả năng lao động bị mấtviệc làm Đây là sự đảm bảo chắc chắn sẽ xảy ra vì mọi người sẽ mất khảnăng lao động khi họ hết tuổi lao động, theo các điều kiện quy định củaBHXH Đây là chức năng cơ bản của BHXH nó quyết định tính chất, nhiệm
vụ và cơ chế hoạt động của hệ thống BHXH
- Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người thamgia đóng góp quỹ BHXH Tham gia BHXH có NSDLĐ, NLĐ và nhà nước hỗtrợ đóng góp hình thành xây dựng lên quỹ BHXH Quỹ BHXH này được sửdụng để chi trả trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH không maygặp tai nạn, rủi ro Áp dụng theo quy luật số đông bù ít, quỹ BHXH đã thựchiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc Sự phân phốinày thể hiện phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao với nhữngngười có thu nhập thấp, giữa những người đang làm việc khoẻ mạnh vớinhững người tuổi cao sức yếu, già cả, ốm đau đang nghỉ việc Chức năng nàycủa BHXH đã góp phần tạo nên sự công bằng trong xã hội mang tính nhânvăn sâu sắc
- Góp phần thúc đẩy, kích thích tinh thần lao động, khuyến khích NLĐhăng hái sản suất nâng cao chất lượng, năng xuất lao động tạo ra nhiều của cảicho xã hội Quỹ BHXH thực hiện chức năng này là do NLĐ không may gặpphải các tai nạn rủi ro, phần thu nhập của họ bị giảm sút hoặc không cònnhưng sự suy giảm này đã được bù đắp một phần, hay toàn bộ từ quỹ BHXH
Vì vậy mà đời sống sinh hoạt hàng ngày của NLĐ và gia đình họ không còn
bị xáo trộn Hay nói một cách khác là họ luôn luôn được bảo đảm ổn địnhcuộc sống và có chỗ dựa về mặt vật chất, tinh thần
- Gắn bó lợi ích giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với NLĐ, giữaNSDLĐ với xã hội Thông qua BHXH, mâu thuẫn giữa những NLĐ và
Trang 22NSDLĐ hay mâu thuẫn về tiền lương, tiền thưởng, thời gian lao động… sẽđược hoà giải và giải quyết kịp thời Đặc biệt nhờ có BHXH mà cả hai bênnày đều thấy được quyền lợi của mình được quan tâm bảo vệ Từ đó làm cho
họ hiểu nhau hơn và gắn bó chặt chẽ lợi ích với nhau, đảm bảo ổn định đờisống của NLĐ và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất và phát triển kinh tế
xã hội
1.1.2.1 Thu bảo hiểm xã hội
Với chức năng quản lý, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình bằng hệthống pháp luật thông qua các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiệncông tác thu BHXH dưới 2 hình thức bắt buộc và tự nguyện Tùy theo điềukiện cụ thể của từng đối tượng, Nhà nước quy định cụ thể đối tượng nàothuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì đối tượng đó phải đóng BHXH theoquy định, còn đối tượng nào thuộc diện tự nguyện thì đối tượng đó đượcquyền lựa chọn, cân nhắc các chế độ BHXH, cân nhắc mức đóng trước khitham gia Khi đã tham gia, tất cả các đối tượng tự nguyện hay bắt buộc đềuphải tuân thủ những quy định của Nhà nước về mức đóng, thời gian đóng vàđiều kiện hưởng chế độ BHXH Thu BHXH luôn gắn liền với quyền lực củaNhà nước bằng hệ thống pháp luật Vì vậy ta có thể hiểu: Thu BHXH là việcnhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXHtheo mức phí qui định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia,lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên
cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho cáchoạt động BHXH
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập củacác đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải
Trang 23của xã hội dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về mặtlợi ích kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
1.1.2.2 Quản lý thu BHXH
Quản lý bao giờ cũng là tác động có định hướng, có xácđịnh mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý vàđối tượng quản lý Hoạt động này diễn ra trong mọi lĩnh vựcđời sống hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiều mốiliên hệ với nhau Đối với hoạt động BHXH thì quản lý được baogồm cả quản lý các đối tượng tham gia và thụ hưởng, quản lýthu, quản lý chi trả và quản lý nguồn quỹ đầu tư tăng trưởng
Khi nói đến quản lý thu BHXH, là nói đến mối quan hệ,bao gồm quan hệ giữa Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và cơ quanBHXH Trong mối quan hệ trước đây, thì NSDLĐ, NLĐ là đốitượng quản lý; Nhà nước giao cho cơ quan BHXH làm chủ thểquản lý; Nhà nước là chủ thể duy nhất điều tiết và quản lýBHXH, vì các bên tham gia có lợi ích khác nhau thậm trí tráingược nhau Đó là người lao động muốn đóng ít nhưng lạimuốn hưởng thụ quyền lợi nhiều, người sử dụng lao độngmuốn đóng BHXH càng ít càng tốt để giảm chi phí sản xuấtnâng cao lợi nhuận Nhà nước với hai tư cách: thứ nhất là,thông qua cơ quan lập pháp (Quốc Hội) đề ra Luật BHXH,thông quan cơ quan Chính phủ đề ra các quy định về BHXH;thứ hai là, thông qua các cơ quan Nhà nước để thực hiện nộpBHXH cho người lao động hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước
và thành lập cơ quan chuyên trách (BHXH Việt Nam) thựchiện chính sách BHXH Để quản lý thu BHXH đảm bảo theođúng các quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH phải xây
Trang 24dựng biện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ,phối hợp với các cơ quan chuyên trách và hình thành hệthống chuyên thu từ Trung ương đến cấp huyện, thực hiệntheo một quy trình chặt chẽ, khép kín Như vậy, trong quản lýthu BHXH, mối quan hệ ba bên là người lao động, người sửdụng lao động và cơ quan BHXH được xác lập quyền và tráchnhiệm của mỗi bên do pháp luật về BHXH quy định, các quyđịnh này là những căn cứ pháp lý mà mỗi bên phải tuân thủ,thực hiện nghiêm túc Mặt khác, để thu đúng, đủ, kịp thời,không để thất thoát, đòi hỏi cơ quan BHXH phải có: Phươngpháp và biện pháp hữu hiệu, kể cả các biện pháp hỗ trợ “ThuBHXH là một khái niệm phức hợp, bao gồm các định hướng,chủ trương, phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm nâng caohiệu quả quản lý, chỉ đạo, khuyến khích đẩy mạnh công tácthu bảo hiểm xã hội” [1, tr.5] và “Quản lý thu BHXH là mộtquá trình chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý,thông qua hoạt động dự báo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, tổchức thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra để đạt được mục tiêuquản lý bằng các nguyên tắc và phương pháp nhất định.
Từ những nhận định và phân tích về quản lý thu BHXHbắt buộc, tác giả khái quát về quản lý thu BHXH là sự tácđộng của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lýbắt buộc các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện,trong đó cơ quan BHXH thực hiện các nghiệp vụ và cácphương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng
để đạt được mục tiêu đề ra
Trang 25- Phát triển quỹ BHXH
Có thể nói quỹ BHXH là bộ phận quan trọng nhất của ngành BHXH,
nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH, ở nước ta hiện naythì quỹ BHXH được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: Đóng góp của NLĐ, chủ
sử dụng lao động và phần hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước Ngoài sự tham giađóng góp của NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước Quỹ BHXH còn được hình thành
từ các nguồn khác như: tiền sử phạt đối với các đơn vị vi phạm theo điều lệBHXH, các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, cáckhoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính từ phần quỹ BHXH nhàn rỗi…
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngânsách Nhà nước Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượnghưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành
Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên thamgia BHXH: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho cácchế độ BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH
Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập vớingân sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu Quỹ này được quản
lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạngthái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt
Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyếtnhững rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi rođược dàn trải cho số đông người tham gia Đồng thời quỹ này cũng góp phầngiảm chi ngân sách cho Nhà nước; khi có biến cố xã hội xảy ra như thiên tai,hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhà nướcthay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội
Trong cơ cấu chi từ quỹ BHXH thì chi trả cho các chế độ BHXH là rấtlớn, chiếm phần lớn nguồn quỹ BHXH vì đây là mục tiêu cơ bản nhất của
Trang 26BHXH: bảo đảm ổn định cuộc sống cho NLĐ, cho các hoạt động của các đơn
vị, tổ chức Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thườngxuyên, liên tục với số lượng chi phí lớn trên phạm vi rộng lớn Một trongnhững khoản chi thường xuyên hàng tháng đó là chi lương hưu cho nhữngNLĐ đã nghỉ công tác và chi trả trợ cấp BHXH hàng tháng cho thân nhân củaNLĐ, người đang nghỉ hưu khi họ không may qua đời
Nguồn chi thứ hai trong quỹ BHXH đó là chi phí dự trữ, thực chất đây làquá trình tích luỹ lâu dài trong quá trình sử dụng quỹ BHXH, định kỳ hàngtháng, quý, năm cơ quan BHXH giữ hay trích lại một phần quỹ BHXH củamình để thành lập nên quỹ dự phòng, dự trữ BHXH Quỹ này chỉ được sử dụngtrong những trường hợp khi nhu cầu chi trả quá lớn dẫn đến thâm hụt quỹBHXH như trong lúc đồng tiền mất giá và do hội đồng quản lý quyết định
Do sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của quỹ BHXH, nên mục tiêu đầutiên của quản lý thu BHXH là phải luôn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo quỹBHXH luôn dương, đủ điều kiện để duy trì bộ máy ngành BHXH và chi trảcác chế độ, trợ cấp BHXH cho NLĐ
- Chống thất thoát quỹ BHXH
Bên cạnh mục tiêu phát triển quỹ BHXH, mục tiêu chống thất thoát quỹBHXH cũng là một mục tiêu quan trọng, luôn tồn tại song song trong côngtác quản lý thu BHXH Khi quỹ BHXH được phát triển một cách ổn địnhnhưng công tác quản lý thu BHXH không đạt hiệu quả cao, để xảy ra tìnhtrạng thất thoát quỹ BHXH thì hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, dẫn đến
âm quỹ BHXH, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống
Trên thực tế cho thấy: Việc buông lỏng quản lý và sử dụng kinh doanhcủa các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp đăng ký thànhlập nhưng không đăng ký sử dụng lao động Khi sử dụng lao động không cóhợp đồng lao động cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế, không
Trang 27đảm bảo các điều kiện qui định của Bộ luật lao động nhằm trốn tránh tráchnhiệm của mình đối với NLĐ Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác địnhhình thức hợp đồng lao động để khai thác đối tượng tham gia BHXH bắtbuộc; bên cạnh đó mức tiền lương tiền công để tham gia BHXH cũng chưađúng với thực tế thu nhập của NLĐ; thường thấp hơn nhiều so với mức lươngthực tế họ phải đóng cho NLĐ.
Ngoài các hình thức trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động vớiNLĐ thì việc nợ đọng BHXH và nộp chậm BHXH của các chủ sử dụng laođộng cũng là vấn đề cần quan tâm, nhất là các chủ sử dụng lao động là cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và các hộ kinh doanh cá thể
Hiện nay, tuy đã có chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nhưng còn chưahợp lý, qui định về mức nộp phạt cũng quá thấp, nên chưa có tính cưỡng chế
và không mang lại hiệu quả cao, các quy định về xử phạt, truy tố hình sự cánhân chủ sử dụng lao động khi phát hiện có hành vi trốn đóng BHXH cònchung chung, chưa rõ ràng, chưa đủ mạnh để răn đe Vì vậy trong công tácquản lý thu BHXH để đạt hiệu quả cao và chống tình trạng thất thoát quỹBHXH thì ngành BHXH ngoài các biện pháp nghiệp vụ nhằm tăng cườngquản lý đối tượng thì cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chứcnăng như: Công an, Liên đoàn lao động, ngành Lao động Thương binh và Xãhội, ngành Thuế, Ủy ban nhân dân các cấp… tăng cường giám sát, điều tranắm bắt tình hình thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn để tìm ra biệnpháp quản lý hiệu quả
- Đảm bảo an sinh – xã hội
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của quản lý thu BHXH, vì đảm bảo ansinh xã hội cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn ngành BHXH, ngànhBHXH được ra đời và phát triển nhằm thực hiện mục tiêu này, ta đều biết:đảm bảo an sinh xã hội là tiền đề cơ bản để ổn định chính trị và sự phát triển,
Trang 28tồn tại của mỗi quốc gia Mọi quốc gia phát triển luôn gắn liền với sự pháttriển của các chính sách an sinh xã hội.
Do thu BHXH BB đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành quỹ BHXH, do đó việc thu BHXH BB cần tuân thủ theonguyên tắc:
- Thu đúng, đủ, kịp thời
Thu đúng là thu đúng đối tượng thuộc diện tham giaBHXH, thu đúng mức đóng BHXH, thu đúng thời gian theo quyđịnh Thu đủ là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH vàthu đủ số tiền phải đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ Thu kịpthời là thu kịp thời về thời gian khi có phát sinh quan hệ laođộng giữa đơn vị sử dụng lao động và NLĐ thuộc diện thamgia BHXH Khi NLĐ, đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH,
cơ quan BHXH cần hướng dẫn để đơn vị sử dụng lao động vàNLĐ kê khai đúng, đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ choquá trình tác nghiệp của viên chức BHXH, đây là căn cứ để cơquan BHXH thu đúng các đối tượng tham gia, và phục vụ choviệc thanh tra kiểm tra việc chấp hành nghiêm chỉnh các chế
độ, chính sách BHXH
- Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai
Các quy định về thu BHXH BB triển khai đến các đơn vịcần được thống nhất Tất cả các chế độ, chính sách đối vớimọi đối tượng phải được áp dụng trong toàn ngành Chế độđóng góp phải thực hiện công bằng đối với mọi đối tượng,không phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc Mọi vấn đề liên
Trang 29quan đến hệ thống quản lý thu BHXH, các chế độ, chính sáchBHXH đều cần được thảo luận, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổiphù hợp với thực tiễn hoạt động của từng đơn vị, tổ chức, cánhân và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Khi có sự thay đổiliên quan đến chế độ, chính sách BHXH thì cơ quan BHXH phốihợp cùng với các ban ngành liên quan thông báo đến NLĐ vàđơn vị sử dụng lao động công khai, minh bạch và kịp thời.Việc tham gia BHXH của NLĐ, NLĐ đều cần được biết Bêncạnh đó, quỹ BHXH cần được quản lý tập trung, có sự kiểmtra, giám sát quỹ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
- An toàn, hiệu quả
Thực hiện thu BHXH BB theo đúng quy trình để đảm bảotính an toàn, hiệu quả trong quá trình quản lý nguồn thuBHXH và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Đối với BHXH,đơn vị sử dụng lao động trích tiền đóng BHXH trên quỹ tiềnlương, tiền công tháng của những NLĐ tham gia BHXH, đồngthời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của từngNLĐ theo mức quy định Do số tiền lớn nên cơ quan BHXHkhông nhận tiền trực tiếp mà đơn vị sử dụng lao động sẽchuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quanBHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước Thông qua
cơ chế quản lý thu nghiêm ngặt và có sự giám sát, quản lýcủa nhà nước để tránh dụng, thất thoát nguồn thu Hàng năm,
cơ quan BHXH sẽ thông báo tình hình tham gia BHXH cho NLĐ
để NLĐ biết được quá trình tham gia và mức tiền lương, tiềncông đóng BHXH, nhằm tránh tình trạng đơn vị sử dụng lao
Trang 30động trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, hoặc đã thu tiềnđóng BHXH của NLĐ nhưng lại không đóng.
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BHXH
Việc lập kế hoạch thu BHXH hàng năm thực hiện theohướng dẫn của BHXH Việt Nam Lập kế hoạch thu BHXH phảiphản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đốitượng, mức thu, đối tượng thu Lập kế hoạch thu phải kèmtheo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tượng thu vàcác nội dung thu khác trong năm (nếu có)
- BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6
tháng đầu năm và khả năng thực tế mở rộng đối tượng thamgia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện, lập kế hoạch thuBHXH, BHYT năm sau (mẫu K01-TS) gửi lên BHXH tỉnh trướcngày 15/8 hàng năm
Lập kế hoạch Ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mứcđóng BHYT, hỗ trợ quỹ BHTN, gửi kịp thời cho cơ quan tàichính cùng cấp theo phân cấp Ngân sách địa phương để tổnghợp trình UBND tỉnh quyết định để lập kế hoạch chung toàntỉnh
Kế hoạch kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý và kinh phí
để gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của người laođộng (gọi tắt là kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu): Căn cứ
kế hoạch thu năm sau, bộ phận Thu phối hợp với các bộ phậnliên quan, xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thunăm sau để gửi BHXH tỉnh
Trang 31- BHXH tỉnh: Căn cứ vào số thu thực hiện kế hoạch năm
trước, số thu 6 tháng đầu năm, kế hoạch thực hiện của BHXHhuyện, BHXH tỉnh sẽ lập kế hoạch thực hiện cho năm sau, sátvới thực tế tại địa phương và gởi về BHXH Việt Nam trướcngày 15/10 hàng năm Vào đầu tháng 01 năm sau BHXH ViệtNam sẽ giao kế hoạch thực hiện cho các tỉnh BHXH tỉnh căn
cứ chỉ tiêu thu được giao sẽ giao số thu thực tế cho từnghuyện, đảm bảo sát thực tế và nguồn khai thác
- BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình
thực hiện kế hoạch của năm trước và khả năng phát triển đốitượng lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp và giao
dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và trình Thủ tướngChính phủ trước ngày 10/01 hàng năm
Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, BHYT cáccấp sẽ thẩm định lượng được khối lượng công việc phải làmtrong thời gian tới Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảngthời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đúng với thời gian quyđịnh chưa Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng nămtiền hành quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp
vụ chuyên môn
Thông thường hệ thống BHXH được tổ chức theo nhiều cấp từ Trungương xuống địa phương Trong đó mỗi cấp vừa chịu sự ràng buộc bởi các quyđịnh chung, vừa có tính chất tự chủ Phân cấp quản lý thu BHXH được hiểu là
sự phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp cơ quan BHXHtrong việc tổ chức thực hiện thu BHXH
BHXH Việt Nam: Thu tiền của Ngân sách Trung ương đóng, hỗ trợ
Trang 32mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) và tiền hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp(BHTN); Thu tiền của Ngân sách Trung ương đóng BHXH cho người có thờigian công tác trước năm 1995.
BHXH cấp tỉnh: Thu BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị chưa phân
cấp cho BHXH huyện; Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóngBHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và
tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu; Thu tiền đóng BHYT của đối tượng dongân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹBHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viênđang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý; Thu tiềnđóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cưtrú trên địa bàn tỉnh
BHXH cấp huyện: Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị
đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh; Giải quyết cáctrường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người thamgia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu;Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện củangân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; Thu tiền đóngBHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trênđịa bàn huyện; Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nướcđóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảmbảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sởgiáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh
Trang 331.2.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Hiện nay đối tượng tham gia BHXH đang áp dụng với NLĐ trongthành phần kinh tế được quy định tại quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm: Điều tra, lập danh sách các đơn vị
sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn;thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH,BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật; Định kỳ báo cáo UBNDcùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật vềBHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối vớicác đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng không đủ sốngười thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.Các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN:không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN không đủ sốlao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lậpbiên bản, truy thu BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định
Doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang khi chuyển thành công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) theo quy định tại Luật doanhnghiệp thì đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tại BHXH địa phương nơiđơn vị đóng trụ sở chính theo quy định
Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHYT, BHTNtheo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có mức tiền lương, tiền côngcao nhất hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời gian dài nhất
Người lao động có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một côngviệc nhất định sau khi hết thời hạn hợp đồng nếu không ký tiếp hợp đồng mớinhưng NLĐ vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị thì sau 30 ngày NLĐ và đơn vị
Trang 34phải đóng BHXH bắt buộc, BHYT kể từ ngày hết hạn hợp đồng cũ Trườnghợp ký hợp đồng mới (hợp đồng lần thứ 2) có thời hạn dưới 03 tháng nhưngsau khi hết thời hạn hợp đồng lần thứ 2, NLĐ tiếp tục làm việc tại đơn vị thìNLĐ và đơn vị phải đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN kể từ khi hết hạnthời hạn hợp đồng lần thứ 2.
Người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 thángđến 36 tháng với cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóngBHXH bắt buộc, BHYT, BHTN căn cứ tiền lương, tiền công ghi trong hợpđồng lao động Tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động phụ thuộcvào chế độ tiền lương mà cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp đó thực hiệnđối với NLĐ, không thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng
Người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động màhợp đồng đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì đơn vị
và NLĐ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả thời gian thử việc theo mứctiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác, nghiên cứu, điềudưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vịnơi cử NLĐ đi thì vẫn phải đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN RiêngNLĐ được hưởng chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài theo quyđịnh của Nhà nước thì không phải đóng BHYT
1.2.3.2 Quản lý mức đóng BHXH
Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia để xác địnhđối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTNđối với người tham gia và đơn vị theo phương thức đóng của đơn vị, ngườitham gia
Người lao động tăng mới hoặc ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ítnhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH,
Trang 35BHYT, BHTN đối với đơn vị và NLĐ như sau:
Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN củatháng đó: NLĐ tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu củatháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợpđồng lao động, quyết định tuyển dụng; NLĐ ngừng việc, nghỉ việc thì tínhđóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kềtháng ngừng việc, nghỉ việc Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị vàNLĐ đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà NLĐ có ít nhất 01ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị củađơn vị
Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới
14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị vàNLĐ cả tháng đó: NLĐ tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồnglao động, quyết định tuyển dụng; NLĐ ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóngBHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong Công ty Nhànước chuyển thành Công ty cổ phần, Công ty TNHH Nhà nước một thànhviên, Công ty TNHH Nhà nước từ hai thành viên trở lên đóng BHXH theotiền lương do Nhà nước quy định nếu Công ty thực hiện đầy đủ quy định tạicác điểm a, b, c, Khoản 6, Mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó, thời hạnđăng ký thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định với cơ quan quản lýNhà nước về lao động phải theo đúng quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trường hợp Công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên thì tiềnlương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ thực hiện theo mức tiền
Trang 36lương, tiền công ký hợp đồng hoặc điều lệ của công ty.
Công ty Cổ phần, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công tyTNHH Nhà nước từ hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ Công ty Nhànước, sau đó không thực hiện xếp hạng theo đúng quy định tại Thông tư liêntịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thì tiền lương tháng đóng BHXH bắtbuộc đối với NLĐ thực hiện theo mức tiền lương, tiền công ký hợp đồng hoặcđiều lệ của công ty
Công ty cổ phần, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công tyTNHH Nhà nước từ hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ Công ty Nhànước, sau đó thành lập các Công ty cổ phần hạch toán độc lập thì NLĐ trongcác Công ty cổ phần hạch toán độc lập này đóng BHXH bắt buộc theo mứctiền lương, tiền công quy định trên hợp đồng hoặc điều lệ của công ty
1.2.3.3 Tổ chức thực hiện thu BHXH
Tổ chức thực hiện thu được tiến hành qua các bước:
- NLĐ và NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH lần đầu với cơ quan BHXHđược phân công quản lý
- Cơ quan BHXH trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách lao động đăng kýtham gia Cán bộ thu tiến hành thẩm định hồ sơ, rồi thông báo kết quả và mứcđóng góp bên sử dụng lao động có tham gia BHXH
- Bên sử dụng lao động tiến hành đóng BHXH cho NLĐ theo thỏa thuậnvới các bên tham gia BHXH
- Hàng tháng bên sử dụng lao động có trách nhiệm theo dõi và thông báovới cơ quan BHXH về những thay đổi so với đăng ký ban đầu
- Tiến hành công tác đối chiếu, kiểm tra các thông số liên quan giữa bênBHXH và bên tham gia BHXH
- Thực hiện chế độ báo cáo thu và báo cáo tổng hợp thu định kỳ theo quyđịnh
Trang 37và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng BHXH,BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểmtra/Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất(Mẫu số D04m-TS) để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặcphối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra; Nhận kết luận thanh tra
để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện; Hằng tháng: thông báo danh sách đơn
vị cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên cácphương tiện thông tin đại chúng; Hằng quý lập báo cáo đánh giá tình hình thu
nợ (Mẫu B03a-TS), ký trên phần mềm quản lý thu; kèm theo dữ liệu điện tửchi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS) củatháng cuối quý tự động gửi BHXH Việt Nam
Trường hợp phát hiện đơn vị không còn tồn tại, không còn hoạt độngsản xuất - kinh doanh nhưng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyếtchế độ BHXH, BHYT cho NLĐ thì Phòng hoặc bộ phận Thu báo cáo Giámđốc BHXH để báo cáo UBND, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cùngcấp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm đơn vị ngừng tham gia BHXH,BHYT do không còn tồn tại, không tiếp tục hoạt động sản xuất - kinh doanh;
Trang 38căn cứ biên bản kiểm tra, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ BHXH, BHYT,BHTN đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng,dừng tính số phải thu phát sinh.
Nếu sau khi cơ quan BHXH đã báo cáo nhưng UBND, cơ quan quản lýNhà nước về lao động không phối hợp kiểm tra thì cơ quan BHXH thành lậpđoàn và thực hiện kiểm tra, lập biên bản có chứng kiến của đại diện chínhquyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở
Khởi kiện các đơn vị nợ đọng kéo dài: Đối với đơn vị nợ BHXH,BHYT, BHTN, cơ quan BHXH đã thực hiện đối chiếu, lập biên bản đối chiếuthu nộp theo quy định, gửi văn bản đôn đốc thu nộp đến 03 lần nhưng đơn vịvẫn không đóng thì cơ quan BHXH thực hiện như sau: Tiếp tục đối chiếu thunộp và lập Biên bản đối chiếu thu nộp (mẫu C05-TS); Gửi văn bản thông báotình hình đóng BHXH, BHYT của đơn vị cho đơn vị cấp trên hoặc cơ quanquản lý đơn vị để có biện pháp đôn đốc đơn vị trả nợ và đóng BHXH, BHYT,BHTN Sau đó, nếu đơn vị vẫn không đóng thì gửi văn bản báo cáo UBNDcùng cấp và cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra lao động trên địa bàn kiểmtra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
Trường hợp đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcBHXH theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (một năm kể
từ ngày đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN) mà các cơ quan có thẩm quyềnchưa xử lý thì cơ quan BHXH lập hồ sơ khởi kiện đơn vị ra tòa án Giám đốcBHXH tỉnh giao cho trưởng phòng Thu, Giám đốc BHXH huyện chịu tráchnhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hồ sơ khởi kiện
Theo quy định việc kiểm tra, giám sát thu BHXH được tiến hành theotháng, quý Công việc kiểm tra được thực hiện theo 2 hình thức sau:
Một là kiểm tra theo định kỳ: BHXH tỉnh thành lập đoàn kiểm tra và
Trang 39lên kế hoạch để đi kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, BHXH các huyệntheo tháng, quý Khi kiểm tra thì BHXH tỉnh sẽ phối kết hợp với BHXHhuyện nơi đến kiểm tra để đạt hiệu quả tốt nhất
Hai là kiểm tra đột xuất: Việc kiểm tra này được thực hiện khi có đơn
tố cáo, khiếu nại của cá nhân hay tập thể về hành vi giả mạo, khai man để trụclợi hưởng các chế độ BHXH hoặc do phát hiện có sự sai lệch, làm giả hồ sơ.BHXH tỉnh thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành công tác thanh tra, kiểm tratheo luật định
Công tác kiểm tra chủ yếu ở 2 nội dung:
Kiểm tra những trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH,BHYT, BHTN như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; đóng khôngđúng tiền lương, tiền công của NLĐ, thu tiền của NLĐ nhưngkhông đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phảiđóng thì yêu cầu của đơn vị truy đóng đủ cho NLĐ, đồng thờibáo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, thanhtra và xử lý theo quy định của pháp luật
- Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện thu
Căn cứ vào hồ sơ đăng ký và điều chỉnh của đơn vị gởi cơquan BHXH trong quá trình đóng BHXH, các thông báo kếtquả đóng BHXH của đơn vị và NLĐ do cơ quan BHXH gửi hàngtháng, hàng năm để kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từđóng BHXH tại đơn vị, hợp đồng lao động, các quyết định củađơn vị đối với NLĐ; các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH;kiểm tra thực tế và bảo quản sổ BHXH tại đơn vị.Lập biên bảnđối chiếu về tình hình đóng BHXH và quản lý sổ BHXH tại đơn
Trang 40vị Giải thích, hướng dẫn đơn vị khắc phục sai sót, nhầm lẫntrong quá trình đóng BHXH; quản lý sổ BHXH theo đúng quyđịnh của pháp luật về BHXH Các trường hợp đơn vị kê khaithiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức lương, chức danh, tiềnlương, tiền công của người lao động thì hướng dẫn đơn vị kêkhai điều chỉnh và đóng đúng theo quy định.
1.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THU BHXH
Thể chế, chính sách về thu BHXH bao gồm các văn bảnpháp luật quy định về: Tổ chức bộ máy quản lý công tác thu;các quy định về thu BHXH; trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụcủa các tổ chức, cá nhân trong quy trình thu BHXH; mối liên
hệ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thuBHXH
Ở mỗi thời kỳ phát triển khác nhau của nền kinh tế, vớithể chế kinh tế khác nhau, thì vấn đề quản lý thu BHXH cũngkhác nhau Vì thế, các văn bản pháp lý về quản lý thu BHXH ởtừng thời kỳ phải phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể của đấtnước, mà chủ yếu là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội
Nếu Nhà nước và ngành BHXH xây dựng được các quytắc, quy định, các văn bản pháp quy hướng dẫn thu BHXHcàng chặt chẽ, càng đầy đủ, đồng bộ, toàn diện càng phù hợpvới điều kiện thực tế, điều kiện kinh tế của NLĐ thì quản lý thuBHXH càng có hiệu quả và do đó càng góp phần đảm bảo