Pháp luật việt nam về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại đăk lăk

43 0 0
Pháp luật việt nam về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại đăk lăk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA LUẬTCHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOÁ 25PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KINHDOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠIĐIỆN TỬ TẠI ĐĂK LĂKLÊ THỊ KHÁNH LINH Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LUẬT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOÁ 25 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI ĐĂK LĂK LÊ THỊ KHÁNH LINH Đà Nẵng – tháng 3/2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LUẬT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI ĐĂK LĂK Thời gian thực tập : 20/02/2023 – 17/03/2023 Địa điểm thực tâp : Văn phòng Luật sư Phúc An Phát thành phố Buôn Ma Thuột Giáo viên hướng dẫn : ThS Mai Thị Mai Hương Sinh viên thực hiện : Lê Thị Khánh Linh Lớp : K25 - LKT 2 Mã số sinh viên : 25202203507 Đà Nẵng - tháng 3/2023 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo thực tập này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Công ty Luật TNHH Phúc An Phát đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Mai Thị Mai Hương là người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn chỉ bảo truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành báo cáo thực tập này Em cũng gửi lời cảm ơn đến những thầy cô trong Khoa Luật đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện được kì thực tập đúng thời hạn Cuối cùng em xin cảm ơn các anh, chị của Công ty Luật TNHH Phúc An Phát đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bài báo cáo thực tập của em được thực hiện trong khoảng thời gian khá hạn chế nên còn nhiều bỡ ngỡ và không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh, chị trong Công ty Luật TNHH Phúc An Phát để em rút kinh nghiệm hoàn thành tốt hơn Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng thời kính chúc các anh, chị trong Công ty Luật TNHH Phúc An Phát luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 4 Chương 1 LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7 1.1 Khái quát về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử .7 1.1.1 Khái niệm đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện .7 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử………………… 8 1.1.3 Ý nghĩa của đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử 12 1.2 Pháp luật Việt Nam về đăng ký kinh doanh thương mại điện tử .14 1.2.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử .14 1.2.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử .16 1.2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử .17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19 Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 20 2.1 Tình hình đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk.20 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Tỉnh Đăk Lăk 22 2.2.1 Về điều kiện đăng ký kinh doanh 22 2.2.2 Về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh 24 2.3 Đánh giá chung về thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Tỉnh Đăk Lăk .25 2.3.1 Những bấp cập còn tồi tại 25 2.3.2 Nguyên nhân 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 30 1 Chương 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH ĐĂK LĂK .31 3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại tỉnh Đăk Lăk 31 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Tỉnh Đăk Lăk .32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 34 KẾT LUẬN 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt 1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 2 VPLS Văn phòng luật sư Thương mại điện tử 3 TMĐT Hợp đồng Giải quyết tranh chấp trực tuyến 4 HĐ (Online dispute resolution) 5 ODR 3 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, thì thương mại điện tử đang nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, chính nó là động lực giúp thúc đẩy tỷ trọng GDP của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới Thương mại điện tử đóng một vai trò cốt lõi trong sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới, nó là sự phát triển của thương mại truyền thống và được cấu thành bởi nhiều yếu tố trong đó có sự áp dụng của thành quả khoa học – kỹ thuật phục vụ cho đời sống cũng như nhu cầu của con người ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay Vì thế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội vận hành dựa trên nền tảng của công nghệ điện tử đòi hỏi phải có cơ chế điều chỉnh pháp luật phù hợp, đảm bảo để bảo vệ các quan hệ về thương mại điện tử phát triển một cách hiệu quả, an toàn, có tính định hướng đúng đắn và bền vững Với tốc độ phát triển thần tốc như hiện nay thì việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Hơn nữa, thương mại điện tử còn là một lĩnh vực mới mẻ, cho nên việc tạo ra niềm tin cho chủ thể tham gia vào hoạt động trong các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm hết sức cần thiết, phải tạo ra được một thị trường minh bạch, an toàn cho cả chủ thể tham gia cũng như thị trường lành mạnh Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, có cả lý do về chủ quan lẫn khách quan, quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức cũng như chưa phù hợp với thực trạng hiện tại Luật giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29/11/2015, có hiệu lực thi hành ngày 01/03/2006 và các văn bản hướng dẫn còn đơn giản, chưa có tính pháp lý đầy đủ và chưa dự liệu được các tình huống phát sinh trong thực tiễn sẽ gặp Cho đến nay, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có những thay đổi về hình thức hợp đồng cũng như công nhận chứng cứ điện tử, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất giữa các nghị định ban hành hướng dẫn Từ những phân tích nêu trên thì thương mại điện tử là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh nó đã và đang tham gia vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Nhận thấy rằng việc 4 đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện về pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay là rất quan trọng và cần thiết đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19, khó khăn đặt ra đối với các hoạt động mua bán truyền thống càng làm rõ hơn vai trò của thương mại điện tử Đây cũng là lý do để em nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Đăk Lăk” 2 Tình hình nghiên cứu Một số công trình tiêu biểu dưới góc độ pháp lý như Luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam”, năm 2020 của tác giả Lê Viết Công thực hiện tại Đại học Luật Hà Nội; “Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, năm 2019 của tác giả Đào Thị Thùy Linh thực hiện tại Đại học Luật Hà Nội; “Giao kết hợp đồng thương mại thông qua Internet trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, năm 2019 do tác giả Lê Thùy Trang thực hiện tại Đại học Luật Hà Nội Những công trình khoa học, tác phẩm trên cho thấy sự thu hút của đề tài đối với các tác giả nghiên cứu Đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề này ngày càng được nghiên cứu phổ biến 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về những lý luận, đặc điểm đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, pháp luật của Việt Nam quy định việc đăng ký kinh doanh thương mại điện tử Để từ đó nêu ra một số thực trạng và kiến nghị việc áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh thương mại điện tử nhằm đề xuất hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung và Đăk Lăk nói riêng 4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập chung nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử điều kiện đăng ký, hồ sơ quy trình thủ tục đăng ký Đề tài chú trọng đến việc phân tích làm rõ và đề xuất các giải pháp về pháp luật thương mại điện tử Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, thực trạng và kiến nghị hoàn thiên pháp luật về đăng ký kinh doanh thương mại điện tử tại Đăk Lăk 5 5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài tập chung vào phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa thu thập lý thuyết làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu và đánh giá tình hình tổng quan nghiên cứu đề tài Thu thập số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học và các đề tài khoa học khác để làm rõ hơn các vấn đề liên quan trong đề tài 6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm hai chương (có kết luận cho từng chương) với những nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Lý Luận và quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử Chương 2: Thực trạng và áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk 6 Chương 1 LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái quát về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện Hiện nay, việc mở rộng hợp tác kinh tế và giao lưu quan hệ giữa các nước trên thế giới ngày càng phổ biến Do đó, với mỗi chủ thể có ý định tham gia vào thị trường kinh doanh, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện như: chủ thể, vốn, trụ sở, ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh… và một trong các điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là chủ thể phải tiến hành làm thủ tục đăng ký thành lập với cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích ghi nhận sự ra đời của các chủ thể kinh doanh ở trên thị trường “Đăng ký” được hiểu như là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức nào đó được ủy quyền để thực hiện việc ghi nhận, xác nhận về một sự việc hay một tài sản đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người đăng ký cũng như tổ chức, cá nhân đứng ra thực hiện việc đăng ký Hiến pháp năm 2013 có quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Có nghĩa là pháp luật đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép, đồng thời các nội dung của quyền tự do kinh doanh thì các chủ thể khi tham gia phải tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định, phải thực hiện một số nghĩa vụ mà pháp luật quy định Theo khoản 1 điều 7 Luật đầu tư năm 2020 quy định Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Vậy hiểu một cách nôm na ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng 7

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan