1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán thu chi tại trường cao đẳng sư phạm đắk lắk

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu - Chi Tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk
Tác giả Đinh Thị Hồng Luyến
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Đức Toàn
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 225,16 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế và khu vực, trong xu thế đó tất yếu phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với các nước trên thế giới. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt, chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đặt ra. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán có thể phát huy đầy đủ các chức năng của mình chỉ khi công tác kế toán của đơn vị được tổ chức một cách khoa học hợp lý và có một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Chính vì thế để đảm bảo cho quá trình hoạt động thường xuyên liên tục của các cơ quan nhà nước thì công tác kế toán thu chi hoạt động đóng vai trò rất quan trọng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thực hiện đúng các chỉ tiêu, định mức cho phép và dự toán được giao phải đảm bảo thống nhất công tác lập dự toán khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. Hiện nay công tác kế toán trong các trường dần dần được đổi mới xong ở một số trường tổ chức hạch toán kế toán còn yếu. Từ chỗ các đơn vị được nhà nước bao cấp hoàn toàn nguồn kinh phí nay chuyển sang đơn vị tự chủ về nguồn lực tài chính, tự đảm bảo một phần hoặc toàn phần chi phí cho các hoạt động thì các trường còn lúng túng trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thuế, liên doanh liên kết... Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, đội ngũ kế toán của một số trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Mặt khác, việc vận dụng các nghị định, thông tư của nhà nước vào hạch toán các nghiệp vụ đôi khi còn bị động. Nhận thức được điều đó nhà trường cũng dần dần phải tự hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên trong quá trình làm việc tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk cùng với quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán hoạt động thu chi của trường tôi chưa thấy có luận văn hay luận án nào viết về công tác kế toán tại đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thu chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính do đó để nghiên cứu hoàn thiện công tác kế toán thu chi là một nhu cầu tất yếu. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu chi tại Trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk” 2. Mục đích và câu hỏi đề tài Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác kế toán thu chi hoạt động. Nghiên cứu phân tích thực trạng công tác kế toán thu chi hoạt động tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk, tìm ra ưu điểm và tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán thu –chi. 3. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu công tác kế toán thu chi tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk. Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích số liệu từ năm 20172019 tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk. .Không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận là: phương pháp duy vật biện chứng trong đó dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về “kế toán hoạt động thu, chi tại Để giải quyết đề tài luận văn sử dụng nhiều các phương pháp như:

Trang 1

ĐINH THỊ HỒNG LUYẾN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG, 2021

Trang 2

ĐINH THỊ HỒNG LUYẾN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK

Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ ĐỨC TOÀN

ĐÀ NẴNG, 2021

Trang 3

Các số liệu kết quả nêu trên luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Đinh Thị Hồng Luyến

Trang 4

chân thành của mình, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Đức Toàn, Thầy đã tận tâm giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn cho tác giả trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn Xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo Sau đại học

- Trường Đại học Buôn Ma Thuột, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảngdạy và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu hoàn thành khóa học Cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnhđạo, anh, chị kế toán trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk tạo điều kiện, tậntình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ số liệu, cũng như những thông tin liên quan đến luậnvăn Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành tốt luận văn này Mặc

dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng vì thời gian và phạm vinghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Kínhmong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý, trao đổi của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồngnghiệp để luận văn được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn Xin trântrọng cảm ơn!

Trang 5

2 Mục đích và câu hỏi đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu luận văn 3

6 Tổng quan nghiên cứu đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 7

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp 7

1.1.2 Vai trò và phân loại của đơn vị hành chính sự nghiệp 9

1.1.3 Nội dung hoạt động thu- chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp 11

1.1.4 Quy trình quản lý hoạt động thu- chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp 14

1.1.5 Cơ chế quản lý hoạt động thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp và đặc đểm hoạch động của trường cao đẳng sư phạm đắk lắk ảnh hưởng đến kế toán thu- chi hoạt động 17

1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 26

1.2.1 Nguyên tắc kế toán quản lý thu chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp 26

1.2.2 Nội dung kế toán quản lý thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp 27

1.2.3 Báo cáo tài chính 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 47

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 47

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk 48

Trang 6

2.2.1 Nguồn thu- chi ngân sách nhà nước 51

2.2.2 Nguồn thu- chi sự nghiệp 57

2.2.3 Nguồn thu- chi sản xuất kinh doanh 59

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 62

2.3.1 Những ưu điểm 62

2.3.2 Những nhược điểm 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 68

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 68

3.2 YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU-CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 68

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 70

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán 70

3.3.2 Hoàn thiện vận dụng tài khoản kế toán 72

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán 74

3.3.4 Hoàn thiện báo cáo kết quả hoạt động thu- chi 74

3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77

KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng 2.1 Tổng nguồn thu tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk 60Bảng 2.2 Tổng nguồn chi tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk 61

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 48

Sơ Đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 49

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang trong quá trình hội nhập ngàycàng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế và khu vực, trong xu thế đó tất yếu phải từng bướchoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với các nước trên thế giới Đặc biệt là trong giai đoạnhiện nay giai đoạn toàn cầu hóa nền kinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốcliệt, chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiệuquả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đặt ra

Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính củamột tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp Kế toán có thể phát huy đầy đủ các chức năng của mình chỉ khi công tác

kế toán của đơn vị được tổ chức một cách khoa học hợp lý và có một hệ thống kế toánhoàn chỉnh

Trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng nguồn kinh phí hoạt độngchủ yếu là từ ngân sách nhà nước Chính vì thế để đảm bảo cho quá trình hoạt độngthường xuyên liên tục của các cơ quan nhà nước thì công tác kế toán thu- chi hoạtđộng đóng vai trò rất quan trọng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thựchiện đúng các chỉ tiêu, định mức cho phép và dự toán được giao phải đảm bảo thốngnhất công tác lập dự toán khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báocáo tài chính

Hiện nay công tác kế toán trong các trường dần dần được đổi mới xong ở một sốtrường tổ chức hạch toán kế toán còn yếu Từ chỗ các đơn vị được nhà nước bao cấphoàn toàn nguồn kinh phí nay chuyển sang đơn vị tự chủ về nguồn lực tài chính, tựđảm bảo một phần hoặc toàn phần chi phí cho các hoạt động thì các trường còn lúngtúng trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thuế, liên doanh liên kết Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, đội ngũ kế toán của một sốtrường còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc Mặt khác, việc vận dụng các nghịđịnh, thông tư của nhà nước vào hạch toán các nghiệp vụ đôi khi còn bị động Nhậnthức được điều đó nhà trường cũng dần dần phải tự hoàn thiện mình để đáp ứng yêu

Trang 10

cầu công việc Tuy nhiên trong quá trình làm việc tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắkcùng với quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán hoạt động thu- chi của trường tôichưa thấy có luận văn hay luận án nào viết về công tác kế toán tại đơn vị.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thu chi hoạt động trong cácđơn vị sự nghiệp đặc biệt là trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhằm nâng caochất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính do đó để nghiên cứu hoàn thiện côngtác kế toán thu chi là một nhu cầu tất yếu Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu

trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu- chi tại Trường Cao

Đẳng Sư phạm Đắk Lắk”

2 Mục đích và câu hỏi đề tài

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác

kế toán thu- chi hoạt động

Nghiên cứu phân tích thực trạng công tác kế toán thu- chi hoạt động tại TrườngCao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk, tìm ra ưu điểm và tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất các giảipháp hoàn thiện trong công tác kế toán thu –chi

4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận là: phương pháp duy vật biện chứng trong đó dựa trên nềntảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về “kếtoán hoạt động thu, chi tại

Để giải quyết đề tài luận văn sử dụng nhiều các phương pháp như:

Trang 11

- Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu tài liệu: Đây là công việc rất cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào Các phương pháp sử dụng để thu thập tài liệu sử dụng trong luận văn này là;

+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trên các đối tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thu thập được khi sử dụng phương pháp này là tài liệu sơ cấp mang tính chính xác cao

+Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập các thông tin về từng nội dung liên quan đến kế toán hoạt động thu chi như các nhân

tố về đặc điểm, cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính đầu tư cho các ĐVSN.

Để thực hiện được phương pháp này cần tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ chứng từ,

sổ sách kế toán, báo cáo kế toán có liên quan kế toán hoạt động thu chi Việc sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện sự tác động của các nhân tố từ môi trường khách quan ảnh hưởng tới “Công tác kế toán thu- chi tại trường Cao Đẳng

Sư Phạm Đắk Lắk”

+ Phương pháp quan sát thực tế : Đây là phương pháp sinh động và thực tế

vì phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng.

- Phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu: Dựa vào thông tin tài liệu thu thập được qua các cuộc phỏng vấn, qua việc khảo sát tại trường Cao Đẳng SưPhạm Đắk Lắk việc sưu tầm trên sách, báo, tạp chí, qua việc tìm kiếm trên các webside… các thông tin được lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có hệ thống thông qua việc sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính toán tỷ lệ phần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội dung, ở từng phần hành.

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Trang 12

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thu- chi trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thu- chi tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk.

Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán thu- chi tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk.

6 Tổng quan nghiên cứu đề tài.

Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục đối với đời sống xã hội, yêu cầu đặt ra

là quản lý các nguồn kinh phí như thế nào để việc sử dụng nguồn kinh phí NSNN vàcác nguồn thu sự nghiệp trong các đơn vị giáo dục của tỉnh đạt hiệu quả cao Việc tìm

ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu chi NSNN nói chung và côngtác kế toán thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đối với ngành giáo dụcnói riêng một cách có hiệu quả, tránh thất thoát, sai sót, vi phạm pháp luật đã trở thànhmối quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và trongnội bộ ngành giáo dục và đào tạo trong những năm qua

Để hoàn thiện kế toán công nói chung và kế toán đơn vị hành chính sự nghiệphay đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng, có không ít tác giả đã nghiên cứu về đề tài này.Mặc dù các đề tài đều đã đề cập được những nội dung cơ bản liên quan đến kế toán thuchi tại đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng các công trình nghiên cứu vẫn còn bộc lộnhiều điểm yếu, thiếu tính khách quan trong việc đề xuất các giải pháp Do vậy giá trịthực tiễn của các công trình nghiên cứu còn thấp Tác giả đã tìm hiểu một số nghiêncứu trước đây về đề tài như:

Luận văn “Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáodục và đào tạo tại trường đại học cao đẳng tài nguyên và môi trường miền trung”chuyên ngành quản lý kinh tế của Lê Thanh Hải do PGS.TS Đinh Văn Sơn hướng dẫnnăm – 2012 Luận văn hệ thống hóa các lý luận cần nghiên cứu về cơ chế quản lý chiNSNN cho GD&ĐT, vai trò của cơ chế quản lý chi NSNN cho GD&ĐT trong nềnkinh tế, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cơ chế quản lý chi NSNN cho GD&ĐT ởmột số quốc gia trên thế giới Đánh giá được thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho

Trang 13

GD&ĐT ở trường Cao Đẳng Tài nguyên và môi trường Miền Trung.

Luận văn cao học – Học viện Tài chính - Bộ Tài chính của tác giả: Nguyễn ThịThanh Vân (2007) với đề tài "Tổ chức kế toán thu- chi hoạt động trong các đơn vị sựnghiệp công lập trên địa bàn Quảng Ngãi” Đối với luận văn này, tác giả đã góp phần

hệ thống hóa và luận giải rõ hơn cơ sở lý luận về tổ chức kế toán thu, chi hoạt độngtrong các đơn vị sự nghiệp công lập, phân tích, đánh giá thực trạng về cơ chế quản lýtài chính và tổ chức kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học đốivới tổ chức kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập và sẽ là tàiliệu tham khảo cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc tổ chức kế toán thu- chi.Luận văn “Kế toán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng công lập trên địabàn tỉnh Hải Dương” của Đỗ Thị Hải Yến (2016) Tác giả đã sử dụng phương phápthống kê như điều tra, so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng công tác kếtoán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương.Luận văn đã khá thành công khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện về nội dung, chínhsách quản lý và tổ chức công tác kế toán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳngcông lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Luận văn cao học – Đại học Duy Tân - Bộ Giáo dục của tác giả: Trần Sỹ (2014)với đề tài "Hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệpgiáo dục công lập trên địa bàn Quảng Ngãi" Đối với luận văn này, tác giả đã khái quáttình hình hoạt động và cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục cônglập trên địa bàn Quảng Ngãi Thực tế triển khai công tác thu- chi hoạt động tại các đơn

vị và đã đưa ra được những mặt hạn chế trong tổ chức kế toán thu, chi cũng như trongtoàn bộ công tác kế toán của các đơn vị trên địa bàn

Qua các đề tài nêu trên đều góp phần cụ thể hóa những vấn đề lý luận cơ bản,phân tích, đánh giá thực trạng kế toán hoạt động thu- chi ở từng đơn vị Từ đó, cónhững quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán hoạtđộng thu chi ở đơn vị đó, đề ra một số giải pháp hoàn thiện chế độ kế toán nhà nướcViệt Nam nói chung, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nói riêng.Các công trình

Trang 14

nghiên cứu đó là những tài liệu quý giá, giúp tác giả tìm hiểu đầy đủ và có hệ thốnghơn về vấn đề này Đồng thời qua đó cố gắng khắc phục những điểm yếu và phát huynhững điểm mạnh của các tác giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, kế toán hoạt động thu chi tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắkcòn có một số đặc thù riêng không trùng hợp với các đề tài trên và một số nghiên cứukhác

CHƯƠNG 1

Trang 15

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI HOẠT ĐỘNG

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp

* Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

“Đơn vị hành chính sự nghiệp là: Đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất địnhhay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quanquản lý Nhà nước trong các ngành Giáo dục - Đào tạo, Y tế Văn hóa, Thể thao, Sựnghiệp, Nông lâm ngư nghiệp, Trạm, trại) hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sáchNhà nước cấp toàn bộ hay chỉ một phần, và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt độngthường xuyên theo nguyên tắc không hoàn trực tiếp.” [Phụ lục 8, (2005), Giáo trình

Kế toán]

* Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp

Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sựnghiệp công lập về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính với mục tiêu:

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổchức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoànthành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ vớichất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập chongười lao động

Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huyđộng sự đóng góp của cộng đồng để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bướcgiảm dần bao cấp từ NSNN,

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, nhà nướcquan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đốitượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn

Trang 16

Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập với cơchế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Tùy theo đặc điểm hoạt động Nhà nước cho phép đơn vị hành chính sự nghiệp ởmột số lĩnh vực được thu một số khoản mang tính chất sự nghiệp như phí, lệ phí Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là một nội dung của Ngân sách nhà nước và đượcqui định trong luật ngân sách Các khoản thu sự nghiệp mang tính chất bắt buộc, nóđược đưa vào quỹ tập trung của Ngân sách Nhà nước Mục đích của các khoản thu này

là nhằm xóa bỏ dần tình trạng bao cấp qua Ngân sách, giảm nguồn kinh phí cấp phát

từ Ngân sách nhà nước, trang trải thêm cho hoạt động của đơn vị, huy động sự đónggóp của các tổ chức và dân cư, không phải từ mục đích lợi nhuận như các khoản thucủa doanh nghiệp Thu sự nghiệp gồm các khoản thu trong các lĩnh vực sau đây:Thu sự nghiệp giáo dục đào tạo: Thu hợp đồng giảng dạy nghiệp vụ chuyên mônkhoa học kỹ thuật, thu từ kết quả hoạt động sản xuất và ứng dụng khoa học của cáctrường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học Sự nghiệp y

tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: thu viện phí, thu dịch vụ khám chữa bệnh, thu báncác sản phẩm đơn vị ứng dụng khoa học sản xuất đề phòng chữa bệnh (như các loạivắc xin phòng bệnh viêm gan, bại liệt )

Sự nghiệp văn hóa – thông tin: Thu dịch vụ quảng cáo, thu bán sản phẩm văn hóanhư bản tin, tạp chí , thu từ hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Thể dục- thểthao: thu tiền bán vé từ hoạt động thi đấu, biểu diễn thể dục thể thao, thu hợp đồngdịch vụ thể thao như thuê sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao

Sự nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường: thu bán các sản phẩm từkết quả hoạt động sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm thu dịch vụ khoa học, bảo vệ môitrường, thu hợp đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

Sự nghiệp kinh tế: Thu dịch vụ do đo đạc bản đồ, điều tra khảo sát, quy hoạchnông lâm, thiết kế trồng rừng, thu dịch vụ khí tượng thủy văn, dịch vụ kiến trúc, quihoạch đô thị

Ngoài các khoản thu sự nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp như đã nêutrênđây, còn có một số khoản thu khác không mang tính sự nghiệp Những khoản này

Trang 17

nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động của các đoàn thể, hiệp hội, tổ chứckhông phải mục tiêu lợi nhuận, đó là các khoản thu mang tính chất đóng góp tựnguyện của hội viên ( đảng phí, đoàn phí, hội phí ); các khoản thu từ quyên góp, ủng

hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịchvụ củacác đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc loại hình tổ chức, đoàn thể, hiệp hội quầnchúng

1.1.2 Vai trò và phân loại của đơn vị hành chính sự nghiệp

* Vai trò của đơn vị hành chính sự nghiệp

Hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng trong nền kinh tế Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đã có nhiềuđóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện:

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao…

có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phầncải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: Đào tạo, cung cấpnguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe ngườidân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ, cung cấp các sản phẩmvăn hóa nghệ thuật… phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp các đơn vị sự nghiệp công lậpđều có vai trò chủ đạo trong việc đề xuất và thực hiiện các đề án, chương trình lớnphục vụ sự phát triển kinh tế xã hội đất nước

Thứ tư, thông qua các hoạt động Thu phí, lệ phí Theo quy định của nhà nước đãgóp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực thúcđẩy sự phát triển của xã hội

* Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp

Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng mà còn đa dạng

về loại hình, lĩnh vực hoạt động Do vậy, việc phân loại đơn vị công lập rất phức tạptùy theo tiêu chí phân loại

Xét dưới góc độ pháp lý đơn vị sự ngiệp công lập có thể chia thành 5 loại sau:

Trang 18

+ ĐVSN thuộc bộ, cơ quan ngang bộ: bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập

được quy định tại các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (như các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách

về ngành, lĩnh vực báo, tạp chí, trung tâm thông tin hoặc tin học, trường hoặc trung tâmđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, học viên) và các đơn vị sự nghiệp cônglập trong danh sách ban hành kèn theo quyết định của thủ tướng Chính phủ

+ ĐVSN thuộc UBNN cấp huyện như Đài phát thanh truyền hình địa phương,các trường học …

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, ĐVSN công lập có thể trongcác lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thểthao, du lịch, lao động –thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực

sự nghiệp khác được pháp luật quy định

Căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính:

Trước đây, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định có 2 loạiĐVSN công lập có thu gồm: Đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động xuyên và đơn vị tựbảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên

Tại nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộp máy biên chế và tàichính đối với ĐVSN công lập, xác định có 3 loại ĐVSN công lập:

+ ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên

+ ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên

+ ĐVSN do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động

Trang 19

Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tựchủ của ĐVSN công lập đã chia ĐVSN công lập thành 4 loại:

+ ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

+ ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên

+ ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sựnghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấpdịch vụ sự nghiệp theo công giá, phí chưa tính đủ chi phí)

+ ĐVSN công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm

vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)

1.1.3 Nội dung hoạt động thu- chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

* Hoạt động thu- chi kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động thu chi kinh phí ngân sách nhànước cấp là quá trình trực tiếp nhận nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để duytrì các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ mà nhà nước giao và quá trình sử dụng cácnguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động theo quy định của cơ chế tài chính Hoạtđộng thu- chi kinh phí ngân sách nhà nước cấp bao gồm hoạt động thu- chi kinh phíthường xuyên và hoạt động thu- chi kinh phí không thường xuyên

Hoạt động thu chi kinh phí thường xuyên là quá trình tiếp nhận nguồn kinh phíthường xuyên theo dự toán được giao và quá trình sử dụng nguồn kinh phí để thựchiện các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ chính, bao gồm chi thanh toán cá nhân( tiền lương, tiền công và các khoản phải nộp), kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ), kinhphí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, kinh phí thực hiệnchính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định, chi hoạt động chuyênmôn, chi mua sắm, sửa chữa, chi khác

Hoạt động thu chi kinh phí không thường xuyên và kinh phí dự án là quá trìnhtiếp nhận nguồn kinh phí không thường xuyên và kinh phí dự án để chi cho các nhiệm

vụ nhà nước đặt hàng như chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, đào tạo lại cán

Trang 20

bộ viên chức, chi khoa học công nghệ, chi đầu tư phát triển, chi tinh giảm biên chế, chithực hiện các nhiệm vụ đột xuất, chi dự án đặt hàng của nhà nước và chi khác.

* Hoạt động thu- chi sự nghiệp

Hoạt động thu- chi sự nghiệp là hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định và quátrình sử dụng nguồn thu sự nghiệp để thực hiện các hoạt động trong chức năng nhiệm

vụ chính được giao Đối với hoạt động sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp có thu, dođặc thù các khoản thu sự nghiệp là các khoản thu liên quan đến số phí, lệ phí mà đơn vịđược phép giữ lại, hay các khoản thu liên quan đến việc cho thuê địa điểm… Nên ởđơn vị sẽ phát sinh các khoản chi phí tương ứng liên quan đến các khoản thu sự nghiệptrên như:

- Thanh toán tiền công phục vụ cho công tác thu sự nghiệp

- Thanh toán tiền văn phòng phẩm, các chi phí phát sinh liên quan đến các dịch

vụ công cộng, chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu sự nghiệp

Nguồn thu sự nghiệp là nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách Đối với đơn

vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, kinh tế…sau khi được sử dụng để chi các khoản liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thì nhànước cho phép được dùng để bổ sung kinh phí thường xuyên và chi phục vụ cho cáchoạt động trong chức năng nhiệm vụ chính được giao tương tự như nguồn kinh phíthường xuyên do ngân sách nhà nước cấp

* Hoạt động thu- chi sản xuất kinh doanh.

Ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu có hoạt động sản xuất kinh doanh, thìnguồn thu từ hoạt động này chính từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp lao vụ,dịch vụ tùy theo chức năng của đơn vị sự nghiệp Ngoài ra còn có thể thu được cáckhoản thu liên quan đến việc đầu tư tài từ nguồn tiền nhàn rỗi Nguồn thu từ hoạt độngsản xuất kinh doanh đó được sử dụng để trang trải các chi phí phát sinh liên quan đếnhoạt động sản xuất, kinh doanh hay hoạt động đầu tư tài chính như:

- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp cán bộ công chức, viên chức và người laođộng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trang 21

- Các khoản trích BHXH, BHYT (phân đơn vị sử dụng động đảm bảo) và kinhphí công đoàn Theo quy định.

- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh

- Chi trả dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, tiền thuê bao điện thoại…sử dụngcho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tiền thuế môn bài

- Các chi phí liên quan đến việc theo dõi đầu tư tài chính, hoa hồng…

- Chi phí khác bằng tiền

* Hoạt động thu- chi khác.

Hoạt động thu- chi khác tại đơn vị hành chính sự nghiệp có thu bao gồm cáchoạt động thu liên quan đến thanh lý và nhượng bán vật tư, tài sản cố định, các khoảnthu bắt bồi thường liên quan đến kiểm kê phát hiện thiếu tài sản… Như vậy các khoảnchi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động trên bao gồm:

Chi phí kiểm kê tài sản

Chi phí phá dỡ, hủy bỏ tài sản

Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản

Chi phí tổ chức bán đấu giá,

Chi phí hoa hồng…

1.1.4 Quy trình quản lý hoạt động thu- chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Quản lý thu- chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là một bộ phận, một khâuquản lý kinh tế mang tính tổng hợp, là tổng thể các phương pháp quản lý Để đạt đượcmục tiêu, tính thống nhất trong quản lý và điều hành NSNN theo quy định của luậtNSNN thì các ĐVSN công phải tuân thủ, chấp hành quy trình quản lý tài chính baogồm 03 khâu:

Thứ nhất, lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán thu- chi

Thứ 2, tổ chức chấp hành dự toán thu- chi theo niên độ

Trang 22

Thứ 3, quyết toán thu- chi ngân sách nhà nước

Các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật

kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Thông tư 71/2006/TT-BTC

a Lập dự toán thu chi ngân sách

Lập dự toán thu- chi ngân sách là quá trình đánh giá, phân tích giữa khả năng vànhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng chỉ tiêu hàng năm thu- chi ngân sách mộtcách đúng đắn có khoa học và thực tiễn Theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC công tác lập dự toán được quy định như sau:

Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ củanăm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tìnhhình thu, chi tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch;

số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn

vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp cônglập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); cụ thể:

- Dự toán thu- chi thường xuyên:

+ Căn cứ dự toán thu:

Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu mức thucủa từng loại phí, lệ phí và tỷ lệ được để lại chi theo quy định

Đối với các khoản thu sự nghiệp: Căn cứ vào kế hoạch hoạt động sản xuất, dịch

vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đơn vị đã ký kết, theonguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy

+ Căn cứ dự toán chi:

Đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: chi thường xuyên thựchiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí;chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này

Chi hoạt động nghiệp vụ căn cứ vào chế độ, khối lượng hoạt động nghiệp vụ,chi quản lý hành chính vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, vật tư, hàng hóa, công tácphí…theo chế độ tài chính hiện hành do cơ quan nhà nức có thẩm quyền quy định

Trang 23

Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, nghành,chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế,mua sắm trangthiết bị, vốn đối ứng dựu an, vốn đầu tư đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

- Dự toán chi không thường xuyên đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chitheo quy định hiện hành của Nhà nước

Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theotừng nội dung thu- chi, mục lục ngân sách gửi gửi bộ chủ quản (đối với đơn vị sựnghiệp trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệpđịa phương) và theo biểu mẫu đính kèm và theo quy định hiện hành

Giao dự toán: Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơquan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong

đó kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phíđược tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theoquy định của cấp có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chiphí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phíhoạt động) trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao saukhi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp

Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:

- Đối với dự toán thu- chi hoạt động thường xuyên: Căn cứ quy định của nhànước đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu- chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch

Bộ Tài chính thông báo mức ngân sách nhà nước được thủ tướng chính phủ quyết địnhtăng thêm hàng năm đối với từng lĩnh vực

Căn cứ vào mức ngân sách nhà nước được tăng và dự toán thu, chi hoạt độngthường xuyên được bộ chủ quản và uỷ ban nhân dân các cấp giao năm đầu, các nămtiếp theo đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm, gửi

bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trung ương), gửi cơ quan chủquản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) và kho bạc nhà nước nơiđơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dự toán của đơn vị Cơ

Trang 24

quan chủ quản và cơ quan tài chính không duyệt lại dự toán cho 2 năm tiếp theo củathời kỳ ổn định.

- Dự toán chi không thường xuyên, đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chitheo quy định hiện hành của Nhà nước

Dự toán thu, chi đơn vị sự nghiệp công lập gửi cơ quan quản lý cấp trên trựctiếp để xem xét, tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trungương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương)theo quy định hiện hành Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng làphương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không

b Tổ chức chấp hành dự toán thu chi

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chínhhành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong ngân sách đơn vị thành hiện thực,các đơn vị sự nghiệp triển khai thực hiện đưa ra biện pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm

vụ thu chi, phải có kế hoạch sử dụng ngân sách đúng chế đô, mục đích, tiết kiệm vàhiệu quả, để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, đơn vị sự nghiệp cần tiếnhành theo dõi chi tiết cụ thể từng nguồn thu, khoản chi trong thời kỳ của đơn vị.Đối với dự toán chi thường xuyên trong quá trình thực hiện được điều chỉnh nộidung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên

và kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán

và quyết toán Cuối năm, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và cáckhoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sửdụng

Đối với các khoản chi không thường xuyên, khi điều chỉnh nội dung chi, nhómmục chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quyđịnh của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

c Quyết toán thu chi

Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính, cácđơn vị sự nghiệp công lập kiểm tra, tổng hợp số liệu về chấp hành dự toán trong kỳ và

Trang 25

là cơ sở để phân tích, phản ánh tình hình kết quả thực hiện thu, chi sự nghiệp của đơn

vị, để tiến hành quyết toán hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo ngân sách Cuối quý, cuối năm các đơn vị phải báo cáo quyết toán đầy đủ nội dung thu,khoản chi của đơn và lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN gửi cơ quan quản lý cấptrên xét duyệt theo quy định hiện hành

1.1.5 Cơ chế quản lý hoạt động thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp và đặc đểm hoạch động của trường cao đẳng sư phạm đắk lắk ảnh hưởng đến kế toán thu- chi hoạt động

1.1.5.1 Cơ chế quản lý hoạt động thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành tạo lập và sửdụng nguồn tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị

Hiện nay hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp được tuân thủ theo quyđịnh của Nghị định 16/2015/NĐ- CP ban hành ngày 14/02/2015 về việc quy định quychế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP thì ĐVSNcông lập được tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, sửdụng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằmtừng bước giải quyết thu nhập cho người lao động Nhà nước thực hiện chủ trương xãhội hóa trong công việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đống góp của cộngđồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp từng bước giảm dần bao cấp từNSNN

Đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phảituân theo nguyên tắc:

Hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thực hiện công khai dân chủ theo quy định của pháp luật

Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấptrên trực tiếp và trước pháp luật về những quy định của mình, đồng thời chịu sự kiểmtra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền

Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quyđịnh của pháp luật

Trang 26

Cơ chế quản lý tài chính trong các ĐVHCSN là tổng thể các phương pháp, công

cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộphận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý.Cụ thểtại một ĐVSN công lập quản lý tài chính là quản lý các nguồn thu và quản lý các hoạtđộng chi Có hai cơ chế quản lý tài chính đối với ĐVHCSN một là cơ chế quản lý tàichính theo dự toán năm, hai là cơ chế tự chủ tài chính: Cơ chế quản lý tài chính theo

dự toán năm là cơ chế quản lý truyền thống mang tính áp đặt phụ thuộc Các đơn vịhoạt động dựa trên nguồn do NSNN cấp vì vậy các đơn vị hoàn toàn thụ động trôngchờ vào kinh phí do NSNN cấp, không chủ động được nguồn kinh phí mọi hoạt độngđều dựa trên sự cấp phát Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý linh hoạt chủ độngtrong bố trí và sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước khuyến khích các ĐVHCSN tự chủtài chính tăng thu tiết kiệm chi nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao độngtrên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN

Về cơ chế quản lý hoạt động thu

Nguồn tài chính của các ĐVHCSN công lập nói chung gồm có 03 nguồn chính

là từ NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu từ các hoạt động SXKD, cung ứngdịch vụ Để đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về chế độ thu và thực hiện côngbằng xã hội, đồng thời để sử dụng các nguồn thu hiệu quả và tiết kiệm trên cơ sở đúngmục đích thì: Các ĐVHCSN phải sử dụng nhiều biện pháp, trong đó liên tục giám sátquá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng và phải tổ chức hệ thống thông tin đểghi nhận đầy đủ, kịp thời

Các ĐVHCSN phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí, songsong với việc tổ chức khai thác các nguồn thu để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên

cơ sở minh bạch, tiết kiệm hiệu quả và đúng mục đích Bên cạnh các nguồn thu trênĐVHCSN còn được quyền huy động vốn từ liên doanh, liên kết của các tổ chức cánhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, từ cán bộ, viên chức trong đơn

vị và từ các tổ chức tín dụng Ở Việt Nam khi tiến hành đổi mới trong khu vực sựnghiệp công lập, thì đổi mới cơ chế tài chính là một nội dung đặc biệt quan trọng, giúpcác ĐVSN công lập tự chủ hoạt động để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả chi

Trang 27

ngân sách Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã trao quyền tự chủ, chủ động cho ĐVHCSN.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại, đòi hỏi cần sửa đổi, bổsung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Việc chuyển đổi sang cơ chế nhà nước “mua” các sản phẩm đầu ra đòi hỏiĐVSN công phải thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ công Trong khi, Nghị định43/2006/NĐ- CP chưa quy định về cơ chế tính giá dịch vụ công nên một số sản phẩmdịch vụ sự nghiệp công vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết Do

đó, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định ĐVSN công không sử dụng kinh phí NSNNđược xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, ĐVSN công sử dụngkinh phí NSNN giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định trên cơ sở định mức chi phí

do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí ,định mức kinh tế - kỹthuật, lộ trình tính giá kết cấu dần các chi phí vào giá dịch vụ Với cơ chế tính giá này, các ĐVSN công được hạch toán đầy đủ các chi phí cần thiết sẽ có động lực chuyểnsang tự chủ ở mức cao hơn

Về cơ chế quản lý hoạt động chi

Từ năm 2014 trở về trước, cơ chế quản lý hoạt động chi thực hiện theo quy địnhtại điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thông tư 71/2006/TT-BTC Tuy nhiên điểm đáng chú ý là điều 17 nghị định 43/2006/NĐ-CP có quy địnhđơn vị sự nghiệp có thu “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạtđộng nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định”, “quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc”… Vànhững thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng đơn vị Quy định này đã tạo nên sự chủđộng cho các đơn vị đối với những khoản phát sinh ngoài dự đoán của những quy địnhsẵn có, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị nhằm đạt đượcnhững hiệu quả cao nhất trong hoạt động của đơn vị Quyền tự chủ về chi được thểhiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thuphải xây dựng quy chế về chi tiêu nội

bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiệnvà kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soátchi Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù

Trang 28

hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăngcường công tác quản lý Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn

vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thì thủ trưởng đơn vị được quyếtđịnh mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạtđộng của đơn vị trongphạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhànước có thẩm quyền chưa ban hành thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi chotừng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị Đối vớimột số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quyđịnh của nhà nước

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc

- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại

di động

- Chế độ công tác phí nước ngoài

- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam

- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia

- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyềngiao

- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có)

- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngânsách nhà nước

- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửachữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp cóthẩmquyền phê duyệt.Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sửdụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng

cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như sử dụng vănphòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí, kinh phí tiết kiệm do thực

Trang 29

hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độquy định

- Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trựcthuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ, thì chi phí tiềnlương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó đơn vị tínhtheotiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.Với thu nhập tăng thêm nhànước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu,tiết kiệm chi, tinh giản biên chế,tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, saukhi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, căn cứ kết quả tài chính trongnăm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhậptăng thêm trong năm, như sau:

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết địnhtổngmức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, saukhi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyếtđịnh tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiềnlương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lậpquỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tínhtổng thu nhập tăng thêmtrong năm của đơn vị, bao gồm:

Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếucó) tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung(nếu có) của người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợpđồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do chính phủ quy định Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc theo niên hạn hoặc nângbậc trước thời hạn (nếu có) Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêutrên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc

Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm, hàng năm sau khi trang trảicác khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thulớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vịđược sử dụng theo trình tự như sau:

Trang 30

Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp.

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập Đốivới quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ không quá 3 thángtiềnlương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.Trường hợp chênh lệchthu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiềnlương cấp bậc, chức vụ trong nămđơn vị được quyết định sử dụng, như sau:

Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động

Trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chếmứctrích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,quỹ dựphòng ổn định thu nhập Đối với quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mức trích tối

đa hai quỹkhông quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quântrong năm

Từ năm 2015 trở lại đây cơ chế quản lý hoạt động chi thực hiện theo Nghị định16/2015/NĐ-CP quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ củaĐVHCSN Với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chếtài chính đối với ĐVHCSN, chuyển dần sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cungcấp dịch vụ công thay vì giao dự toán trước đây, gắn liền với lợi ích mà đơn vị đã năngđộng tạo nên bằng nhiều hình thức cung ứng các dịch vụ khác nhau, khuyến khích cácđơn vị chủ động tăng thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộc vào NSNN Điều 14 Nghịđịnh 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công tự bảođảm một phần chi thường xuyên Cơ chế tự chủ đó được thể hiện:

Tự chủ thu, nguồn thu của đơn vị bao gồm các nguồn:

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công

- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định

- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phídịch vụ sự nghiệp công

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

Trang 31

- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên(nếu có).

-Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật

Tự chủ chi, đơn vị sử dụng nguồn tài chính để chi cho các hoạt động thườngxuyên và không thường xuyên như sau:

+ Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính: Nguồnthu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phíđược để lại chi theo quy định Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kếtcấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật(nếu có)

Một số nội dung chi được quy định như sau:

Chi tiền lương đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và cáckhoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhà nướcđiều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quyđịnh, trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung

Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khảnăng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chiquản lý nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh

Chi nhiệm vụ không thường xuyên, đơn vị chi theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí (phần được để lạichi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí)

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp kháctheo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theotrình tự như sau:

Trích tối thiểu 15% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

+ Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch,bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định

Trang 32

+ Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiềnlương,tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

+ Trích lập quỹ khác theo quy định của pháp luật

+ Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹtheo quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lầnquỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăngthêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ:

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

Quỹ khen thưởng,

Quỹ phúc lợi

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Trong đó, đối với quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyếtđịnh theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

1.1.5.2 Đặc đểm hoạch động của trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk ảnh hưởng đến kế toán thu- chi hoạt động

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục

và Đào tạo và chịu sự quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh  Đắk Lắk

Thời kì đầu thành lập, trường có 25 cán bộ, giáo viên

Tháng 9/1996, trường thành lập lại 5 khoa: Khoa Tự nhiên, Khoa Xã hội, KhoaNgoại Ngữ, Khoa Tiểu học, Khoa Bồi dưỡng Tháng 4/2008, giải thể khoa Tiểu học.Hiện nay, trường có 5 khoa: Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Khoa học Xã hội vàNhân văn, Khoa Ngoại ngữ - Tin học – Kinh tế, Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non,Khoa Giáo dục thường xuyên

Trang 33

Cơ sở vật chất của trường xây dựng kiên cố và từng bước được trang bị hiện đại,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và đời sống sinhhoạt của cán bộ, viên chức và sinh viên nhà trường.

Hiện nay, trường có 26 mã ngành đào tạo hệ Cao đẳng với 35 chương trình(trong đó có 9 ngành ngoài sư phạm); 2 mã ngành hệ Trung cấp Sư phạm với 3 chươngtrình đào tạo

Về qui mô đào tạo của trường hiện nay trên cơ sở mục tiêu đã được xác định, đểtồn tại và phát triển, nhà trường đã mở rộng đào tạo: Đào tạo đa hệ, đa ngành, đào tạotrung cấp chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng và liên kết với các trường đại học khác đàotạo trình độ đại học cho sinh viên của trường đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng chính qui; đàotạo nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Hơn 40 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã cónhững đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục của địa phương Hàng vạn sinh viên dotrường đào tạo đã trở thành lực lượng nòng cốt trong đội ngũ giáo viên Tiểu học,Trung học Cơ sở của Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khác ở Tây Nguyên nói chung Vài năm gần đây quy mô đào tạo giảm nên việc phân công giảng dạy để đáp ứngđược định mức lao động cho giảng viên cũng gặp nhiều khó khăn, nhà trường đã thựchiện rất nhiều giải pháp để tăng số lượng người học như: xuống trực tiếp các trườngTHPT trên địa bàn và tỉnh Đắk Nông để tuyển sinh,tư vấn… nhưng vẫn không mấyhiệu quả sinh viên học tại trường chủ yếu là thuộc diện gia đình hộ nghèo,cận nghèo vìvậy nguồn thu học phí của trường chủ yếu là ngân sách nhà nươc hỗ trợ Hai năm gầnđây nguồn tuyển sinh của trường rất hạn chế và theo chiều hướng giảm dần, khôngbảo đảm chỉ tiêu

1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU- CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

SỰ NGHIỆP

1.2.1 Nguyên tắc kế toán quản lý thu chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hoạt động có hiệu quả, đảm bảocác yêu cầu của tổ chức kế toán thu- chi sự nghiệp tại đơn vị hành chính sự nghiệp cầndựa trên các nguyên tắc sau:

Trang 34

Thứ nhất, phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo thực hiện đúngvới luật kế toán, nghị định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước ban hành, trên cơ sở đóvận dụng phù hợp vào đơn vị để đảm bảo hạch toán kế toán chính xác

Thứ hai, phải bảo đảm tính thống nhất giữa kế toán và quản lý

Thứ ba, phải phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động, khối lượng nghiệp vụphát sinh, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ kế toán

Trong quá trình tổ chức công tác kế toán, nhất là tổ chức bộ máy phải tuân thủnguyên tắc bất kiêm nhiệm

Ngoài ra còn tuân thủ một số nguyên tắc khác như nguyêntắc chuyên môn vàhợp tác hóa lao động, nguyên tắc hiệu quả

1.2.2 Nội dung kế toán quản lý thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Tổ chức nhân sự kế toán thu, chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp:

Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những ngườilàm công tác kế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với quy môhoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị Nội dung công việc kế toán của mỗi phầnhành bao gồm: Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm tra vàphân tích số liệu, tài liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán

Tổ chức công tác kế toán thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp:

Tổ chức chứng từ thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Căn cứ vào điều 4, Luật Kế toán “Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ hoặc vật mang tin về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành

và làm căn cứ để ghi sổ kế toán” [Phụ lục15. Luật ngân sách 83/2015/QH13]Chứng từ kế toán chính là nguồn thông tin ban đầu rất quan trọng để tạo lập ranhững thông tin tổng hợp tiếp theo nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng thông tin

Để đảm bảo cho số liệu kế toán có giá trị pháp lý, tính trung thực khách quan đòihỏi mọi số liệu được ghi vào sổ kế toán phải được chứng minh bằng các chứng từ kếtoán hợp pháp, hợp lệ

Tổ chức tài khoản thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp:

Trang 35

Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dựng để phân loại và hệ thống hoá cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian.Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình

về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thu- chi hoạt động, kếtquả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán thu sự nghiệp:

Để hạch toán các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu khác phátsinh tại các trường đại học công lập, kế toán sử dụng tài khoản 511 “Các khoảnthu” chi tiết 3 tài khoản cấp 2

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán chi sự nghiệp:

Việc hạch toán các khoản chi sự nghiệp tại các trường cao đẳng công lập làcáckhoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên theo dự toán chi Ngân sách đã đượcduyệt

Tổ chức sổ sách kế toán thu, chi sự nghiệp:

Sổ kế toán dựng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ, kinh tế,tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đếnđơn vị. [Phụ lục15 Điều 14 Luật ngân sách 83/2015/QH13]

Hiện nay, phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ theo đúngquy định của Luật kế toán, Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày30/3/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về chế độ Kế toán HCSN

Tổ chức báo cáo kế toán thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp:

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dựng để tổng hợp tình hìnhtàisản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN, tình hình thu, chi và kết quả hoạt độngcủa trường đại học công lập trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủyếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọnggiúp cơquan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra giám sát, điều hành hoạt động của đơn vị

Tổ chức kiểm tra thu- chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp:

Trang 36

Kiểm tra kế toán là công việc thường xuyên nhằm đảm bảo thu nhận, xử lý vàcungcấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình hình quản lý tài sản và sử dụng nguồnkinh phí trong các đơn vị cũng như trong các trường cao đẳng công lập.

Theo Luật Kế toán Việt Nam số: 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015quy định: Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền.Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật

1.2.2.1 Kế toán thu- chi từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp

a Kế toán thu từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm nhiều các khoản thu khác nhautrong đó có các khoản thu do ngân sách nhà nước cấp.Tất cả các khoản thu đó đều phảituân thủ theo đúng quy định và phương pháp kế toán do nhà nước ban hành theo quyếtđịnh 19/2006/QĐ-BTC và thông tư số 185/2010/TT-BTC thể hiện qua những nộidung sau:

* Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiệntheo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật kế toán vànghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ, các văn bản pháp luậtkhác có liên quan đến chứng từ kinh tế và các quy định trong chế độ này

Đơn vị hành chính sự nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù chưa cómẫu chứng từ quy định tại danh mục mẫu chứng từ trong chế độ kế toán này thì ápdụng mẫu chứng từ quy định tại chế độ kế toán riêng trong các văn bản pháp luật kháchoặc phải được bộ tài chính chấp thuận

Trong các đơn vị sự nghiệp có thu, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạtđộng thu ở đơn vị, sử dụng các chứng từ phiếu thu, giấy thanh toán tạm ứng, biên laithu tiền (biên lai thu học phí, viện phí …), giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiềnmặt, giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt, séc rút tiền mặt, hoá đơn bán hàng, giấybáo có của ngân hàng, biên bản thanh lý TSCĐ…

Trang 37

Chứng từ hướng dẫn liên quan đến kế toán hoạt động thu- chi của các đơn vịhành chính sự nghiệp có thu bao gồm bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,bảng thanh toán thu nhập tăng thêm…

* Tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian.Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình

về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinhphí khác cấp, thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vịhành chính sự nghiệp Kế toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong đơn vị sựnghiệp có thu sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản “nguồn kinh phí hoạt động” dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sửdụng nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp, tình hình nộp lại kinh phí ngânsách nhà nước và việc kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệt, quyết toán vớinguồn kinh phí hoạt động Để theo dõi, quản lý và quyết toán số kinh phí hoạt động,các đơn vị phải mở sổ chi tiết nguồn kinh phí hoạt động theo chương, loại, khoản,nhóm mục, mục, tiểu mục quy định trong mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi việctiếp nhận và sử dụng theo từng nguồn hình thành nguồn kinh phí hoạt động

Cuối kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sửdụng nguồn kinh phí hoạt động với cơ quan chủ quan và cơ quan tài chính theo chế độtài chính quy định Để thuận lợi cho việc theo dõi và quyết toán nguồn kinh phí đượccấp giữa các năm, cũng như theo dõi được về đặc điểm của nguồn kinh phí là thườngxuyên hay không thường xuyên, mà tài khoản “Nguồn kinh phí hoạt động” có mở 3 tàikhoản cấp 2 để theo dõi chi tiết theo niên độ kế toán là “Năm trước”, “Năm nay” và

“Năm sau” Đồng thời mỗi tài khoản nguồn kinh phí hoạt động cấp 2 lại mở 2 tàikhoản cấp 3 để theo dõi “Nguồn kinh phí thường xuyên hay nguồn kinh phí khôngthường xuyên

Trang 38

- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị hành chính sựnghiệp nói chung theo hai cách thứ nhất là cấp trực tiếp bằng tiền hoặc tài sản, cáchthứ hai là cấp kinh phí hoạt động thông qua dự toán

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp có thu tiếp nhận nguồn kinh phí hoạt độngthông qua dự toán, thì kế toán sử dụng tài khoản ngoài bảng “Dự toán chi hoạt động”

để theo dõi tình hình tiếp nhận quyết định giao dự toán của cấp trên cũng như việc rútdần dự toán được giao để chi tiêu tại đơn vị Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quanđến tình hình tiếp nhận nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị sự nghiệp được thể hiệnqua quy trình kế toán:

Khi nhận kinh phí do ngân sách nhà nước cấp căn cứ vào quyết định giao dựtoán ngân sách của các cấp có thẩm quyền nhập vào kho bạc với đơn vị giao dịch, kếtoán ghi tăng dự toán chi hoạt động từ tài khoản ngoài bảng theo từng loại nguồn kinhphí hoạt động Khi rút dự toán ngân sách chi hoạt động sự nghiệp của đơn vị mua vật

tư, ghi tăng trị giá nguyên liệu vật liệu nhập kho hoặc tài sản cố định và ghi tăng nguồnkinh phí hoạt động thường xuyên hoặc không thường xuyên (chi tiết theo mục lụcngân sách) đồng thời ghi giảm dự toán trên tài khoản dự toán chi hoạt động chi tiếttheo từng khoản kinh phí

Kết chuyển nguồn thu phí, lệ phí và các khoản thu khác để lại đơn vị bổ sungnguồn kinh phí thường xuyên ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động và ghi giảm cáckhoản thu (thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác) Căn cứ báo cáo kế toán của đơn vị cấpdưới, căn cứ số hạn mức thực rút, số viện trợ bổ sung kinh phí hoạt động ghi tăngnguồn kinh phí hoạt động ghi giảm kinh phí cấp cho cấp dưới Cuối kỳ kế toán căn cứvào số dư hoạt động của đơn vị cấp dưới đã được cấp trên duyệt, kế toán đơn vị cấptrên ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động và ghi tăng kinh phí cho cấp dưới

Cuối niên độ kế toán, theo chế độ tài chính quy định, nếu đơn vị phải nộp lại sốkinh phí hoạt động sử dụng không hết, kế toán ghi giảm nguồn kinh phí hoạt độngđồng thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng kho bạc, khi báo cáo quyết toánchưa được duyệt, tiến hành kết chuyển nguồn kinh phí hoạt động năm nay sang nguồnkinh phí năm trước

Trang 39

* Sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nhiệm vụ kinh tế,tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đếnđơn vị hành chính, sự nghiệp.Các đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải mở sổ kế toán,ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của luật kế toán,quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và thông tư số 185/2010/TT-BTC

Một số loại sổ kế toán thu ngân sách nhà nước cấp thường dùng sổ quỹ tiền mặt(sổ chi tiết tiền mặt), sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc, sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi, sổtheo dõi dự toán ngân sách, sổ theo dõi nguồn kinh phí …

* Báo cáo kế toán

Báo cáo thu ngân sách nhà nước cấp trong đơn vị sự nghiệp có thu được lập theođúng quy định của chế độ kế toán hiện hành Một số báo cáo thu thường dùng liênquan đến hoạt động thu ở đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm bảng đối chiếu dự toánkinh phí ngân sách tại KBNN, báo cáo thu- chi hoạt động sự nghiệp, báo cáo tổng hợptình hình và quyết toán kinh phí

b Kế toán chi từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Hoạt động chi kinh phí ngân sách nhà nước cấp được phản ánh và theo dõi thôngqua những nội dung sau:

* Chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động chi ở các đơn vị hànhchính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ liên quan đến hoạt động chikinh phí ngân sách nhà nước cấp bao gồm:

- Các chứng từ về lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng chấm công làmthêm giờ, giấy báo làm thêm giờ, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thu nhậptăng thêm, bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí), bảng thanh toán tiền thưởng,bảng thanh toán phụ cấp …

- Các chứng từ về vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo hỏng, mấtcông cụ dụng cụ, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, bảng kê muahàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

Trang 40

- Các chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng,giấy thanh toán tạm ứng, giấy báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng

- Các chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lýTSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính hao mòn TSCĐ …

- Ngoài ra còn một số chứng từ kế toán đặc thù khác đối với đơn vị sự nghiệp cóthu như lệnh chi tiền, giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt, giấy rút dự toánkiêm chuyển khoản, chuyển tiền điện tử, cấp séc bảo chi, giấy nộp trả kinh phí bằngtiền mặt

* Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản “Chi hoạt động” dùng để phản ánh các khoản chimang tính chất hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi ngânsách đã được duyệt và việc kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệt quyết toánvới nguồn kinh phí hoạt động

Đơn vị phải hạch toán đầy đủ, rành mạch, rõ ràng và phải theo dõi chi tiết khoảnchi hoạt động theo từng nguồn hình thành nguồn kinh phí và theo niên độ kế toán

Để theo dõi, quản lý và quyết toán số kinh phí hoạt động, các đơn vị phải mở sổchi tiết chi hoạt hoạt động theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục, tiểu mục quyđịnh trong mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi việc sử dụng theo từng nguồn hìnhthành nguồn kinh phí hoạt động Cuối kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủ tục quyết toántình hình sử dụng nguồn kinh phí hoạt động với cơ quan chủ quan và cơ quan tài chínhtheo chế độ tài chính quy định Để thuận lợi cho việc theo dõi và quyết toán chi hoạtđộng giữa các năm, cũng như theo dõi được đặc điểm của các khoản chi là chi hoạtđộng thường xuyên hay không thường xuyên mà tài khoản “Chi hoạt động” được mở

3 tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết theo niên độ kế toán là “Năm trước”, “Năm nay”

và “Năm sau” Trong mỗi tài khoản chi hoạt động cấp 2 lại mở 2 tài khoản cấp 3 đểtheo dõi chi kinh phí hoạt động là “Chi thường xuyên” hay “ Chi không thườngxuyên”

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w