1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng sư phạm đắk lắk

132 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk
Tác giả Lê Thùy Phú Lộc
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Đức Toàn
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn thạc sĩ kế toán
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua quan điểm của Đảng, Nhà nước đã xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước, của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Và Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới với đơn vị công lập nhằm mục đích đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc phát triển đơn vị từ đó giảm dần sự phụ thuộc tài chính vào ngân sách Nhà nước. Đặt trong bối cảnh đó việc đổi mới công tác tài chính phù hợp sẽ quyết định đến sự phát triển hoặc tụt hậu của nhà trường. Đặc biệt Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162015NĐCP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển dần sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công thay vì giao dự toán như trước đây, gắn liền với lợi ích mà đơn vị đã năng động tạo nên bằng nhiều hình thức cung ứng các dịch vụ khác nhau, khuyến khích các đơn vị chủ động nguồn thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộc và ngân sách Nhà nước. Để đáp ứng được điều đó, tổ chức công tác kế toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quản lý hiệu quả các nguồn tài chính của đơn vị và phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày một tốt hơn. Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk là một trong những đơn vị đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và một số loại hình cán bộ các ngành nghề khác với chất lượng cao có uy tín tại tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên. Thêm vào đó cơ sở đào tạo giáo viên mầm non của tỉnh đã được sáp nhập vào trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk từ tháng 012020. Do đó đòi hỏi nhà trường phải nâng cao công tác kế toán để những thông tin về tài chính được phản ánh một cách chính xác và kịp thời. Tuy nhiên công tác kế toán tại nhà trường còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. Bên cạnh đó đã có nhiều luận văn nghiên cứu về công tác kế toán nhưng chưa có đề tài nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá những tồn tại và bất cập trong thực trạng công tác kế toán tại trường, đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai: Đánh giá được thực trạng công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Chỉ rõ những tồn tại và yếu kém trong công tác kế toán nhằm xây dựng cơ sở của các định hướng hoàn thiện và giải pháp thực thi hoàn thiện. Thứ ba: Dựa trên cơ sở những đánh giá thực trạng của công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk thời gian qua, tác giả sẽ đưa ra đề xuất về định hướng và các giải pháp để nâng cao hơn nữa công tác kế toán tại đơn vị. Trong ba mục tiêu nêu trên thì mục tiêu thứ 3 là mục tiêu trọng tâm nhất của luận văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Ở đây cho tôi xin phép được chọn thực hiện luận văn theo hướng: hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo quá trình xử lý thông tin. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo quá trình xử lý thông tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Số liệu thông tin nghiên cứu từ năm 20172019 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu thực tế, khảo sát một trường hợp. Phương pháp mô tả, giải thích được sử dụng để giải thích những vấn đề xảy ra có liên quan đến quá trình hoàn thiện tổ chức công tác theo quá trình xử lý thông tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Phương pháp suy luận được áp dụng để phân tích, so sánh giữa lý thuyết và thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Thông tin, số liệu được thu thập phục vụ cho việc phân tích, đánh giá bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk từ 20172019. 5. Bố cục của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn được kết cấu thành 3 chương với tên gọi của từng chương cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. 6. Tổng quan nghiên cứu về đề tài Tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị là vận dụng tốt các chính sách, chế độ, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận vào việc tổ chức bộ máy kế toán tinh gọn, vận dụng các phương pháp kế toán để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành cho lãnh đạo của đơn vị nhằm phát huy hết vai trò của hạch toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức kế toán, trong các năm gần đây đã có rất nhiều đề tài khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như: (1) Luận văn “Hoàn thiện kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội” của tác giả Công Thị Thu Hằng (2017). Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về kế toán của đơn vị ngoài công lập, phân tích thực trạng tổ chức kế toán ở một đơn vị ngoài công lập điển hình đó là Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên luận văn chưa đi sâu vào phân tích hoàn thiện kế toán dưới góc độ kế toán quản trị. (2) Luận văn: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Lê Duẩn” của tác giả Bùi Thị Ngọc Trâm (2017). Công trình nghiên cứu đã trình bày những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập, thực tế tổ chức tại trường Lê Duẩn, đưa ra những đánh giá xác đáng, chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong từng khâu và từng vấn đề của kế toán. Tuy nhiên vấn đề lựa chọn các phương pháp kế toán trong tổ chức kế toán chưa được tác giả quan tâm trình bày trên cả góc độ lý luận và thực tiễn. (3) Luận văn: “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện tâm thần thành phố Đà Đẵng” của tác giả Ngô Nữ Quỳnh Trang (2014). Luận văn đã phản ánh được cơ bản lĩnh vực tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập, nêu ra được các thực trạng trong quản lý tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Tất cả các công trình nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhìn chung các đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp. Các công trình nghiên cứu này đã góp phần rất lớn trong công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp nói chung, quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị, các nguồn thu tại đơn vị. Và cũng đánh giá được thực trạng của công tác kế toán tại đơn vị và từ đó tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán. Tuy nhiên chưa đi sâu tìm hiểu công tác kế toán trong từng đơn vị riêng biệt và công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk chưa có một công trình nào đã nghiên cứu trong điều kiện đơn vị đang triển khai thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nội dung Nghị định 162015NĐCP của chính phủ. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kế toán tại trường hiện nay và các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Công tác kế toán tại đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Cách thức tổ chức công tác kế toán từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán, công tác lập chứng từ, lập báo cáo tài chính, các nguồn thu tại đơn vị và thực trạng công tác kế toán các phần hành cụ thể. Từ đó đánh giá được thực trạng công tác tại đơn vị và đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Ngoài các công trình gần gũi nêu trên thì còn có một số các công trình nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi các tác giả khác nhau. Tuy nhiên nhận thấy rằng chưa có công trình nào đề cập tại phạm vi tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ ĐỨC TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2021

Trang 3

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự hướng dẫn tận tình về mặtkhoa học và sự giúp đỡ động viên tinh thần quý báu của PGS.TS Lê ĐứcToàn, trường Đại học Duy Tân trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thànhluận văn.

Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến liênquan đến những nội dung trong luận văn của các thành viên phòng kế toánTrường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Tôi cũng xin đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ động viên tinh thần của các cácthầy cô tại trường Đại học Duy Tân Cảm ơn các thành viên trong gia đình đãgiúp đỡ tôi hoàn thành được nội dung luận văn này

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021

Lê Thùy Phú Lộc

Trang 4

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Các

số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ vàđảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Lê Thùy Phú Lộc

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của đề tài 3

6 Tổng quan nghiên cứu về đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP… 7

1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 7

1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 8

1.1.3 Đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập……… 9

1.1.4 Khái niệm tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập .17 1.1.5 Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 17

1.1.6 Yêu cầu, nguyên tắc của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập……… 17

1.2 NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 19

1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 19

1.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 23

1.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 25

1.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 27

Trang 6

1.2.7 Tổ chức ứng dụng CNTT trong tổ chức công tác kế toán 34

1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 35

1.3.1 Đặc điểm hoạt động: 35

1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo: 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 42

2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 42

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 42

2.1.2 Sứ mạng mục tiêu, định hướng phát triển của trường 44

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 46

2.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 51

2.1.5 Công tác quản lý tài chính đối với hoạt động thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giao……… 52

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI RƯỜNG….54 2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán 54

2.2.2 Thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 54

2.2.3 Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 61

2.2.4 Thực trạng tổ chức hệ thống sổ kế toán 66

2.2.5 Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 69

2.2.6 Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán 71

2.2.7 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán 71

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

Trang 7

2.3.2 Những tồn tại 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK 78

3.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRƯỜNG…… 78

3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường 78

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại nhà trường 79

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ TRƯỜNG 80

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 80

3.2.2 Hoàn thiện về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 83

3.2.3 Hoàn thiện về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 86

3.2.4 Hoàn thiện về tổ chức hệ thống sổ kế toán 88

3.2.5 Hoàn thiện về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 90

3.2.6 Hoàn thiện về tổ chức hoạt động kiểm tra kế toán 96

3.2.7 Hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức kế toán97 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG………… 99

3.4.1 Về phương diện vĩ mô 99

3.4.2 Về phương diện vi mô 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102

KẾT LUẬN CHUNG 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ

Trang 9

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ trong các đơn vị sự nghiệp

công lập 24

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 46

Sơ Đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk 51

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động áp dụng tại đơn vị 66

Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 68

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại trường 82

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều năm qua quan điểm của Đảng, Nhà nước đã xem giáo dục

và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước, củatoàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trướctrong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Và Nhà nước cónhiều chính sách đổi mới với đơn vị công lập nhằm mục đích đổi mới phươngpháp quản lý, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc pháttriển đơn vị từ đó giảm dần sự phụ thuộc tài chính vào ngân sách Nhà nước.Đặt trong bối cảnh đó việc đổi mới công tác tài chính phù hợp sẽ quyết địnhđến sự phát triển hoặc tụt hậu của nhà trường Đặc biệt Chính phủ đã banhành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công lập với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạtđộng, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển dần sanghình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công thay vì giao dự toánnhư trước đây, gắn liền với lợi ích mà đơn vị đã năng động tạo nên bằngnhiều hình thức cung ứng các dịch vụ khác nhau, khuyến khích các đơn vịchủ động nguồn thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộc và ngân sách Nhànước Để đáp ứng được điều đó, tổ chức công tác kế toán là một trong nhữngyếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quản lý hiệu quả các nguồntài chính của đơn vị và phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày một tốt hơn.Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk là một trong những đơn vị đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và một số loại hình cán

bộ các ngành nghề khác với chất lượng cao có uy tín tại tỉnh Đắk Lắk và khuvực Tây Nguyên Thêm vào đó cơ sở đào tạo giáo viên mầm non của tỉnh đãđược sáp nhập vào trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk từ tháng 01/2020 Do

Trang 11

đó đòi hỏi nhà trường phải nâng cao công tác kế toán để những thông tin vềtài chính được phản ánh một cách chính xác và kịp thời Tuy nhiên công tác

kế toán tại nhà trường còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục

Bên cạnh đó đã có nhiều luận văn nghiên cứu về công tác kế toán nhưngchưa có đề tài nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Cao

đẳng Sư phạm Đắk Lắk Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn

thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1.Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá những tồn tại vàbất cập trong thực trạng công tác kế toán tại trường, đưa ra các định hướng vàgiải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sưphạm Đắk Lắk

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất: Đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán tạicác đơn vị sự nghiệp công lập

- Thứ hai: Đánh giá được thực trạng công tác kế toán tại Trường Cao đẳng

Sư phạm Đắk Lắk Chỉ rõ những tồn tại và yếu kém trong công tác kế toánnhằm xây dựng cơ sở của các định hướng hoàn thiện và giải pháp thực thi hoànthiện

- Thứ ba: Dựa trên cơ sở những đánh giá thực trạng của công tác kếtoán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk thời gian qua, tác giả sẽ đưa ra

đề xuất về định hướng và các giải pháp để nâng cao hơn nữa công tác kếtoán tại đơn vị

Trong ba mục tiêu nêu trên thì mục tiêu thứ 3 là mục tiêu trọng tâmnhất của luận văn

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế tại Trường Caođẳng Sư phạm Đắk Lắk Ở đây cho tôi xin phép được chọn thực hiện luận văntheo hướng: hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo quá trình xử lý thôngtin

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: hoàn thiện tổ chức công tác kế toántheo quá trình xử lý thông tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Số liệuthông tin nghiên cứu từ năm 2017-2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu thực tế, khảo sát một trườnghợp

Phương pháp mô tả, giải thích được sử dụng để giải thích những vấn đềxảy ra có liên quan đến quá trình hoàn thiện tổ chức công tác theo quá trình

xử lý thông tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Phương pháp suy luận được áp dụng để phân tích, so sánh giữa lý thuyết

và thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp Thông tin, số liệu được thuthập phục vụ cho việc phân tích, đánh giá bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệuthứ cấp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk từ 2017-2019

5 Bố cục của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo

và phụ lục thì luận văn được kết cấu thành 3 chương với tên gọi của từngchương cụ thể như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sựnghiệp công lập

Chương 2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng

Trang 13

Sư phạm Đắk Lắk.

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại TrườngCao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

6 Tổng quan nghiên cứu về đề tài

Tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị là vận dụng tốt các chínhsách, chế độ, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận vào việc

tổ chức bộ máy kế toán tinh gọn, vận dụng các phương pháp kế toán để ghinhận, xử lý và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh cácchính sách, chế độ tài chính hiện hành cho lãnh đạo của đơn vị nhằm phát huyhết vai trò của hạch toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệuquả

Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức kế toán, trong các năm gầnđây đã có rất nhiều đề tài khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về tổ chứccông tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như:

(1) Luận văn “Hoàn thiện kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và

Thương mại Hà Nội” của tác giả Công Thị Thu Hằng (2017) Luận văn đã

trình bày cơ sở lý luận về kế toán của đơn vị ngoài công lập, phân tích thựctrạng tổ chức kế toán ở một đơn vị ngoài công lập điển hình đó là Trường Caođẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện kế toán tại đơn vị Tuy nhiên luận văn chưa đi sâu vào phân tíchhoàn thiện kế toán dưới góc độ kế toán quản trị

(2) Luận văn: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường Lê Duẩn” của tác

giả Bùi Thị Ngọc Trâm (2017) Công trình nghiên cứu đã trình bày những lýluận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập, thực tế tổ chứctại trường Lê Duẩn, đưa ra những đánh giá xác đáng, chỉ rõ những ưu điểm vàhạn chế trong từng khâu và từng vấn đề của kế toán Tuy nhiên vấn đề lựachọn các phương pháp kế toán trong tổ chức kế toán chưa được tác giả quan

Trang 14

tâm trình bày trên cả góc độ lý luận và thực tiễn.

(3) Luận văn: “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện tâm thần thành

phố Đà Đẵng” của tác giả Ngô Nữ Quỳnh Trang (2014) Luận văn đã phản

ánh được cơ bản lĩnh vực tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp cônglập, nêu ra được các thực trạng trong quản lý tài chính, từ đó đề xuất các giảipháp khắc phục

Tất cả các công trình nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận cơbản về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Nhìn chung các đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tạicác đơn vị sự nghiệp Các công trình nghiên cứu này đã góp phần rất lớn trongcông tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp nói chung, quản lý có hiệu quả nguồn kinhphí tại đơn vị, các nguồn thu tại đơn vị Và cũng đánh giá được thực trạng củacông tác kế toán tại đơn vị và từ đó tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác

kế toán Tuy nhiên chưa đi sâu tìm hiểu công tác kế toán trong từng đơn vị riêngbiệt và công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk chưa có mộtcông trình nào đã nghiên cứu trong điều kiện đơn vị đang triển khai thực hiện tựchủ, tự chịu trách nhiệm theo nội dung Nghị định 16/2015/NĐ-CP của chínhphủ

Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kế toán tại trường hiện nay và cáckết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luậnvăn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Công tác kế toán tại đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về tài chính Cách thức tổ chức công tác kế toán từ khâu lập dự toán,chấp hành dự toán và quyết toán, công tác lập chứng từ, lập báo cáo tài chính,các nguồn thu tại đơn vị và thực trạng công tác kế toán các phần hành cụ thể

Từ đó đánh giá được thực trạng công tác tại đơn vị và đưa ra các giải pháphoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Trang 15

Ngoài các công trình gần gũi nêu trên thì còn có một số các công trìnhnghiên cứu khác đã được thực hiện bởi các tác giả khác nhau Tuy nhiên nhậnthấy rằng chưa có công trình nào đề cập tại phạm vi tại Trường Cao đẳng Sưphạm Đắk Lắk.

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN

VỊ SỰ NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Theo điều 2 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày14/02/2015 “Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước thành lập theo quy định của Pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp

dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước” [8, tr1]

Theo giáo trình “Quản trị tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp”, đơn vị

sự nghiệp công lập là “đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện cácnhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế

xã hội, các đơn vị này được Nhà nước cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên

tắc không bồi hoàn trực tiếp” [16, tr29-tr30]

Các khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp công lập được đưa ra đều

có sự tương đồng Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, khái niệm “Đơn vị

sự nghiệp công lập là các đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước raquyết định thành lập nhằm thực hiện một chuyên môn nhất định (đơn vị sựnghiệp) hay thực hiện một chức năng quản lý Nhà nước một hoạt động (cơquan hành chính) như: các cơ quan quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản

lý xã hội, lực lượng vũ trang, các đơn thuộc lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục Những đơn vị này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm đến cácmục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từngân sách nhà nước” đã chỉ ra khái quát về đặc điểm hoạt động và đặc điểmtài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 17

1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo các tiêu chí sau:

Căn cứ vào chức năng hoạt động:

- Cơ quan hành chính: như các cơ quan công quyền, cơ quan quản lýkinh tế, xã hội

- Đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa…

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần kinh phí cho hoạt độngthường xuyên: là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưngchưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN phải cấpmột phần cho hoạt động thường xuyên cho đơn vị

- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạtđộng: là những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không cónguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ doNSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động

Căn cứ vào việc phân cấp tài chính:

- Đơn vị dự toán cấp I : Là các cơ quan chủ quản các ngành hành chính

sự nghiệp thuộc Trung ương và địa phương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục,Tổng cục, Uỷ ban nhân dân, Sở, Ban, Ngành ) Đơn vị dự toán cấp I quan

hệ trực tiếp với cơ quan tài chính về tình hình cấp phát kinh phí

- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu

Trang 18

sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dựtoán cấp I (Kế toán cấp II)

- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu

sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dựtoán cấp II Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (Kếtoán cấp III)

1.1.3 Đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

1.1.3.1.Đặc điểm hoạt động

Các đơn vị SNCL gồm nhiều hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cácchức năng và nhiệm vụ khác nhau Tuy nhiên, các đơn vị SNCL có đặc điểmhoạt động chung là:

- Thứ nhất: mục đích hoạt động của các đơn vị SNCL là không vì lợinhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng

- Thứ hai: sản phẩm, dịch vụ hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra chủyếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, giáo dục, tri thức, vănhóa, đạo đức, xã hội… Đây là các sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích chung

có tính bền vững, lâu dài cho xã hội

Thứ ba: hoạt động của các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởicác chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, thực thi các chính sách xã hộicủa Nhà nước

1.1.3.2.Đặc điểm quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị SNCL được các cơ quan Nhà nướccấp trên có thẩm quyền phê duyệt và quyết định sao cho phù hợp với loạihình, chức năng, nhiệm vụ được giao của từng đơn vị SNCL Các đơn vịSNCL hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, nghĩa là luôn có một người đứng đầumỗi đơn vị

Trang 19

Người đứng đầu đơn vị SNCL được pháp luật trao rất nhiều nhiệm vụ,quyền hạn quan trọng quyết định về tài chính, nhân sự, điều hành hoạt độngthường xuyên của đơn vị.

Tùy thuộc vào loại hình, phân cấp và chức năng nhiệm vụ được giao màcác đơn vị SNCL có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau Một số kiểu

cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại các đơn vị SNCL như sau:

- Cơ cấu trực tuyến: cơ cấu trực tuyến là một mô hình tổ chức, quản lý,trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới vàngược lại mỗi người cấp dưới chỉ nhận được sự điều hành và chịu trách nhiệmtrước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên

- Cơ cấu chức năng: Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chứctrong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận, một cơquan đảm nhận Cơ cấu này có đặc điểm là những nhân viên chức năng phải

am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý củamình

- Cơ cấu trực tuyến – chức năng: cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấutrực tuyến và cơ cấu chức năng Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấptrên là một đường thẳng, còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn

bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộphận trực tuyến

- Cơ cấu trực tuyến – tham mưu: cơ cấu này có đặc điểm là người lãnhđạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình, khigặp các vấn đề phức tạp, người lãnh đạo phải tham khảo ý kiến của cácchuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc

1.1.3.3.Đặc điểm quản lý tài chính trong sự nghiệp công lập

Quản lý tài chính trong các cơ quan sự nghiệp công lập là quá trình ápdụng các phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính

Trang 20

trong các cơ quan sự nghiệp công lập để đạt được mục tiêu đã định.

Nhà nước ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị SNCL nhằmmục đích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí của Nhà nước

Tùy thuộc quy mô, lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ mà các đơn

vị SNCL có các nội dung thu và nhiệm vụ chi tương ứng

Nội dung thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập

 Nội dung thu:

Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp gồm các nguồn sau đây:

- Các khoản kinh phí nằm trong dự toán đã được duyệt của năm ngânsách nhưng chưa sử dụng được phép chuyển sang năm nay sử dụng tiếp

- Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ của đơn vịbao gồm nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất, kể cả nguồn viện trợcủa nước ngoài

- Nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm: kinh phí đảm bảo hoạt độngthường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự đảm bảo mộtphần chi phí hoạt động; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và côngnghệ; kinh phí thực hiện các mục tiêu quốc gia;…

- Phần để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định củaNhà nước

- Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Các khoản thu từ viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phảinộp ngân sách theo chế độ

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh liên kết, lãi tiền gửi ngânhàng

- Các khoản huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, vốn huy động từ các

cá nhân… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà đơn vị được phépthực hiện

Trang 21

- Nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định.

 Nhiệm vụ chi:

Nhiệm vụ chi tại các đơn vị SNCL là các khoản chi được quy định cụ thểphù hợp với loại hình, nhiệm vụ của từng đơn vị SNCL để đơn vị đạt đượcmục tiêu đã đề ra

Căn cứ vào tính chất các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi có thể chia thành:

- Các khoản chi thường xuyên: là các khoản phục vụ cho việc duy trì bộmáy, các khoản chi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao…

- Các khoản chi không thường xuyên: là các khoản chi nhằm tăng cường

cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của đơn vị, là các khoản chi thực hiện cácnhiệm vụ đột xuất được giao, các khoản chi để đảm bảo cho các hoạt độngngoài hoạt động thông thường của đơn vị

Căn cứ vào cơ chế quản lý, các khoản chi trong SNCL được chia thành:

- Các khoản chi thực hiện cơ chế tự chủ: bao gồm các khoản chi đơn vịđược toàn quyền chủ động bố trí sử dụng sao cho có hiệu quả, tiết kiệm.Thông thường các khoản chi thường xuyên sẽ được quản lý theo cơ chế tựchủ

- Các khoản chi không thực hiện cơ chế tự chủ: bao gồm các khoản chiphải thực hiện theo đúng chế độ, quy định của Nhà nước và các khoản chitheo thỏa thuận với các nhà tài trợ

Các nội dung chi thường xuyên bao gồm:

+ Chi thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấplương, học bổng học sinh – sinh viên, tiền thưởng…

+ Chi về hàng hóa, dịch vụ: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư vănphòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê…

Trang 22

+ Chi mua hàng hóa, vật tư dành cho chuyên môn của từng ngành; trangthiết bị kỹ thuật chuyên dụng…

+ Các khoản chi thường xuyên khác

Các nội dung chi không thường xuyên, bao gồm:

+ Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

+ Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo khung giá doNhà nước quy định

+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo các dự án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt

+ Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định

+ Các khoản chi khác theo quy định

Quy trình quản lý tài chính

Để đạt được những mục tiêu đề ra và đánh giá mức độ thực hiện mụctiêu của các đơn vị SNCL trong thực hiện nhiệm vụ Công tác quản lý tàichính đơn vị SNCL được diễn ra theo quy trình bao gồm: lập dự toán ngânsách trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; chấp hành dựtoán ngân sách theo chế độ, chính sách của Nhà nước; quyết toán NSNN.Các khâu công việc được thực hiện cụ thể như sau:

 Lập dự toán:

Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầucác nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm mộtcách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn

- Các phương pháp lập dự toán:

Trang 23

+ Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ: là phương pháp xác địnhcác chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước

và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến

+ Phương pháp lập dự toán không dựa trên quá khứ: là phương pháp xácđịnh các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trongnăm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựatrên kết quả hoạt động thực tế của năm trước

- Lập dự toán:

Tại các đơn vị SNCL, việc lập dự toán được thực hiện như sau:

Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp: căn cứvào chức năng, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính của nămtrước liền kề; đơn vị lập dự toán thu chi năm kế hoạch Cụ thể:

Dự toán thu, chi thường xuyên:

+ Dự toán thu thường xuyên được lập theo phương pháp dựa trên cơ sởquá khứ

+ Dự toán chi thường xuyên được lập theo hai phương pháp: lập chi tiếtcho từng loại nhiệm vụ và lập theo phương pháp dựa trên cơ sở quá khứ

Dự toán chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán dựa trên từng nhiệm

vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với nhiệm vụ đượcgiao mà không căn cứ vào kết quả hoạt động trước đó

Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sựnghiệp được quy định như sau:

+ Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: sử dụng phươngpháp lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ

+ Đối với dự toán thu, chi không thường xuyên: sử dụng phương pháplập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.Việc lập dự toán thu, chi ngân sách phải được thực hiện ở năm ngân sách

Trang 24

- Giao dự toán

Sau khi dự toán của đơn vị được phê duyệt, Bộ chủ quản (đối với đơn vị

sự nghiệp trực thuộc trung ương); cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn

vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) ra quyết định giao dự toán thu, chi ngânsách

 Chấp hành dự toán thu, chi:

- Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tếtài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngânsách của đơn vị thành hiện thực

Các đơn vị sự nghiêp công lập nhận kinh phí từ NSNN theo hai hìnhthức chủ yếu sau:

+ Hình thức chi trả thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước, ápdụng cho các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao đối với các cơquan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp được hỗ trợ thực hiện một sốnhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật Kinh phí có thể đượccấp toàn bộ hoặc cấp theo từng chương trình, nhiệm vụ cụ thể

+ Hình thức chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền áp dụng chocác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyênvới ngân sách, các khoản chi trả nợ, viện trợ, các khoản chi bổ sung từ ngânsách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyếtđịnh của Thủ trưởng cơ quan tài chính

Tại các đơn vị SNCL, hình thức sử dụng chủ yếu là chi trả thanh toántheo dự toán từ Kho bạc Nhà nước

- Sử dụng kinh phí:

Sử dụng kinh phí để thực hiện chi trả thanh toán các khoản chi thườngxuyên

Trang 25

Trình tự rút dự toán kinh phí tại Kho bạc Nhà nước:

Bước 1: Đầu năm đơn vị gửi KBNN nơi giao dịch các tài liệu gồm dựtoán chi ngân sách được giao; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sảncông,…

Bước 2: Khi có nhu cầu chi lập hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giaodịch

Bước 3: Kho bạc thực hiện kiểm tra hồ sơ; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệcủa hồ sơ chứng từ theo quy định của từng khoản chi

 Quyết toán thu, chi:

Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính.Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toántrong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đórút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo

- Quy định về lập và gửi báo cáo quyết toán năm

+ Đối với đơn vị dự toán cấp III: Lập báo cáo quyết toán năm gửi đơn vị

dự toán cấp trên hoặc gửi cơ quan Tài chính cùng cấp (trường hợp không cóđơn vị dự toán cấp trên)

+ Đối với đơn vị dự toán cấp II: Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán nămbao gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của cácđơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc được xét duyệt gửi đơn vị dự toán cấp I.+ Đối với đơn vị dự toán cấp I: Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán nămbao gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của cácđơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc đã được xét duyệt, thẩm định theo quyđịnh, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp

+ Đối với cơ quan Tài chính các cấp: Cơ quan Tài chính các cấp lập vàgửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định

Thời hạn gửi báo cáo: Đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương

Trang 26

nộp cho cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê đồng cấp, cơ quan cấp trênchậm nhất là ngày 1/10 năm sau, thời hạn nộp báo cáo năm của đơn vị dựtoán cấp II và cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định.

1.1.4 Khái niệm tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

Tổ chức công tác kế toán là tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ

kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tàiliệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kếtoán

1.1.5 Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Một là, Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại đơn vị SNCLgiúp cho việc tổ chức thu nhận, cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ và đáng tincậy

Thông tin kế toán ở đơn vị SNCL bao gồm: Thông tin về tài sản; biếnđộng tài sản; nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành từ cácnguồn khác nhau và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, các khoản thu tạiđơn vị

- Hai là, Tổ chức kế toán khoa học và hợp lý giúp đánh giá được hiệuquả hoạt động sự nghiệp của đơn vị từ đó tham mưu cho lãnh đạo đưa raquyết định quản lý phù hợp

- Ba là, Tổ chức kế toán khoa học và hợp lý giúp cho đơn vị giảm bớtkhối lượng công việc kế toán trùng lặp, tiết kiệm chi phí

1.1.6 Yêu cầu, nguyên tắc của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán:

+ Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ

thống

Trang 27

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi;

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mứccủa Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị;

+ Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý

cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định

Để góp phần thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra cho kế toán hành chính sựnghiệp công lập, trong quá trình tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán cần phảituân theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phù hợp:

Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo phù hợp trên các nội dung sau:+ Phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý tài chính, luật ngân sách và chế độ

kế toán hiện hành cũng như phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

+ Phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản

lý của các đơn vị sự nghiệp

+ Phù hợp với hệ thống phương tiện vật chất và các trang bị hiện có củamỗi đơn vị

+ Phù hợp với thực trạng đội ngũ lao động kế toán về trình độ nghiệp vụchuyên môn của đội ngũ quản lý, cán bộ kế toán tại chính các đơn vị này

- Nguyên tắc thống nhất:

Nguyên tắc này thể hiện trên các nội dung sau:

+ Thống nhất giữa các đơn vị sự nghiệp trong một ngành, thống nhấtgiữa cấp trên và cấp dưới, thống nhất giữa các ngành với nhau

+ Thống nhất trong thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu trên chứng từ, sổ kếtoán và báo cáo kế toán với các chỉ tiêu quản lý

+ Thống nhất trong nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên cáctài khoản kế toán

+ Thống nhất trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế toán Thống

Trang 28

nhất giữa chế độ chung và việc vận dụng trong thực tế tại đơn vị về chứng từ,tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán.

+ Thống nhất giữa chính các yếu tố chứng từ, tài khoản, sổ kế toán vàbáo cáo kế toán với nhau

+ Thống nhất giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý của đơn vị hànhchính sự nghiệp trong mối quan hệ với bộ máy quản lý ngành

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:

Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong đơn vị hành chính – sự nghiệpphải sao cho vừa gọn, nhẹ, tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo thu thập thông tinđầy đủ, kịp thời, chính xác

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Trong tổ chức kế toán cần thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng,tránh phân công cho một người kiêm nhiệm như kế toán tiền không đượckiêm nhiệm thủ quỹ hoặc thủ kho không được kiêm kế toán vật tư

1.2 NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán là việc tập hợp các cán bộ kế toán với sự hỗ trợcủa các phương tiện kỹ thuật thực hiện chức năng kế toán, thực hiện phâncông nhiệm vụ cho từng cán bộ kế toán và thiết lập mối quan hệ giữa các cán

bộ kế toán với nhau

 Lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán:

Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng, trình độcủa đội ngũ cán bộ kế toán hiện có để đơn vị lựa chọn hình thức tổ chức côngtác kế toán và bộ máy kế toán Các đơn vị có thể chọn một trong ba mô hình

tổ chức bộ máy kế toán sau:

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung;

Trang 29

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán;

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán;

a) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Theo mô hình này, đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm.Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị, chịutrách nhiệm thu nhận, xử lý hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán

-Ưu điểm: tập trung được thông tin phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ,thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiệncho việc cơ giới hóa công tác kế toán, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán củađơn vị

-Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối vớimọi hoạt động của đơn vị; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cholãnh đạo và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc

b) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Theo hình thức này, ngoài phòng kế toán trung tâm, đối với những bộphận ở xa trung tâm sẽ có tổ chức bộ phận kế toán trực thuộc

- Ưu điểm: tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đốivới hoạt đông sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ,… ở từng đơn vị, bộphận phù hợp với việc mở rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị

- Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo;nghiệp vụ, biên chế bộ máy kế toán chung toàn đơn vị nhiều hơn hình thức tổchức công tác kế toán tập trung

c) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp vừa tập trung, vừa phân tán

Theo mô hình này, chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, nhưng đốivới các bộ phận ở xa trung tâm, người quản lý được giao thêm một số côngviệc của kế toán như tính lương, theo dõi tài sản, kiểm kê tài sản và thực hiệnghi chép ban đầu ở đơn vị mình phụ trách

Trang 30

- Ưu điểm: khắc phục được một số nhược điểm của hai mô hình trên.Khối lượng công tác nhiều, không cập nhật thông tin kịp thời… Cho nên,trong thực tế hình thức này được sử dụng rất nhiều Công tác kế toán đượcphân công hợp lý cho các đơn vị trực thuộc.

- Nhược điểm: bộ máy kế toán cồng kềnh

 Tổ chức lao động kế toán:

- Đặc điểm lao động kế toán:

+ Đối với các kế toán viên:

Đối với những người làm kế toán tại các đơn vị sự nghiệp bên cạnh đảmbảo quy định tiêu chuẩn chung về người làm kế toán còn phải là những viênchức thuộc biên chế của các cơ quan Nhà nước được tuyển dụng thông quahình thức thi tuyển theo quy định hoặc lao động hợp đồng do đơn vị SNCLthực hiện tuyển dụng

+ Đối với người giữ chức danh kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán:Người giữ chức danh kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại các đơn

vị SNCL bên cạnh đảm bảo các tiêu chuẩn chung về kế toán trưởng còn phải

là viên chức thuộc biên chế của các cơ quan Nhà nước và thỏa mãn các điềukiện về chính trị

- Phân loại lao động kế toán:

Lao động kế toán làm công tác quản lý bao gồm: Trưởng phòng và Phótrưởng phòng Tài chính – Kế toán, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.Lao động kế toán thực hiện công tác kế toán (các kế toán phần hành và

kế toán tổng hợp), tùy thuộc vào trình độvà năng lực chuyên môn nghiệp vụ,

kế toán viên được phân vào ngạch kế toán sau: kế toán viên cao cấp, kế toánviên chính, kế toán viên, kế toán viên trung cấp, kế toán viên sơ cấp

- Phân công lao động kế toán:

Sau khi xác định, lựa chọn được mô hình tổ chức thích hợp từ các môhình tổ chức bộ máy kế toán nêu trên, các đơn vị sự nghiệp có thể tổ chức

Trang 31

phân công công việc cụ thể trong bộ máy Việc phân công nhiệm vụ cho từngcán bộ kế toán dựa trên nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

Tại các đơn vị sự nghiệp công lập có các phần hành kế toán chủ yếu sau:+ Kế toán vật tư, tài sản

+ Kế toán thanh toán

+ Kế toán các khoản chi và các nguồn kinh phí

+ Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ ghi nhận cáckhoản thu hoạt động SXKD dịch vụ

+ Kế toán tổng hợp

+ Kế toán viên được phân công chịu trách nhiệm một hoặc nhiều phầnhành kế toán

 Xây dựng quy chế hoạt động bộ máy kế toán.

Quy chế hoạt động bộ máy kế toán quy định về chế độ thời gian làm việccủa bộ máy kế toán, mối liên hệ giữa các lao động kế toán thực hiện công tác

kế toán và quan hệ giữa các loại lao động kế toán

Chế độ thời gian làm việc của bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán có thể đượcquản lý theo chế độ thời gian làm việc hành chính theo quy định của Nhà nước(nghĩa là 8h/ngày) hoặc quản lý theo khối lượng công việc hoàn thành Tuynhiên, tại các đơn vị SNCL chủ yếu quản lý theo chế độ thời gian làm việc hànhchính

Về mối liên hệ giữa các lao động kế toán thực hiện công tác kế toán:Trong bộ máy kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều

có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán đượcgiao

Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán có thể được thểhiện theo một trong ba cách thức tổ chức:

o Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến

o Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu

Trang 32

o Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu chức năng.

1.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Theo Giáo trình nguyên lý kế toán, năm 2008 của trường Đại học Lao

động Xã hội: “Chứng từ kế toán là vật mang tin chứa đựng các thông tin có

giá trị về các nghiệp vụ kinh tế làm căn cứ cho quản lý và xử lý thông tin kế

toán”[15,tr52]

 Nội dung tổ chức hệ thống chứng từ kế toán bao gồm:

Danh mục các chứng từ kế toán áp dụng trong các đơn vị SNCL đượcquy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTCcủa Bộ trưởng Bộ tài chính Từ ngày 01/01//2018 các đơn vị SNCL áp dụngdanh mục chứng từ quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toánHành chính sự nghiệp

Theo quy định có hai loại chứng từ kế toán:

+ Chứng từ kế toán bắt buộc: Là chứng từ phản ánh mối quan hệ kinh tếgiữa các pháp nhân đã được Nhà nước tiêu chuẩn hóa về quy cách, biểu mẫu,chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập thống nhất cho mọi loại hình, thànhphần kinh tế, nhiệm vụ của đơn vị là phải tổ chức thực hiện

Có 4 loại chứng từ bắt buộc:

3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43-BB

+ Chứng từ kế toán hướng dẫn: Là loại chứng từ Nhà nước chỉ hướngdẫn, các chỉ tiêu cơ bản trên cơ sở đó các đơn vị lựa chọn vận dụng vào điềukiện cụ thể mà có thể thêm, bớt hoặc thay đổi mẫu biểu, tùy thuộc vào đặcđiểm, yêu cầu quản lý của đơn vị để xây dựng chứng từ nội bộ, phục vụ tốt

Trang 33

cho yêu cầu quản lý của đơn vị.

o Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ trong các đơn vị sự nghiệp

công lập

- Lập chứng từ kế toán

Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động củađơn vị đều phải lập chứng từ kế toán Trên các chứng từ kế toán phải ghi đầy

đủ các chỉ tiêu bắt buộc, nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực

- Kiểm tra chứng từ kế toán

Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởngđơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có)

Nội dung kiểm tra chứng từ bao gồm:

+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tốghi chép trên chứng từ kế toán;

+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đãghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác cóliên quan;

+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán

Kế toán bộ phận chịu trách nhiệm phân loại, sắp xếp chứng từ theo bốnchỉ tiêu: Lao động tiền lương, vật tư, tiền tệ và tài sản cố định dựa trên trình

tự thời gian và không gian

Kế toán tổng hợp và kế toán trưởng chịu trách nhiệm về việc ghi sổchứng từ kế toán Việc ghi sổ chứng từ kế toán phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời

Kiểm tra chứng từ

Phân loại, sắp xếp chứng từ

Ghi sổ quản lý

Lập

chứng từ

Lưu trữ, bảo quản chứng từ

Trang 34

và chính xác các nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ kế toán.

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàntrong quá trình sử dụng và lưu trữ Nếu chứng từ kế toán bị mất hoặc bị hủyhoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.Chứng từ kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán

Các quy định khác về chứng từ kế toán được quy định cụ thể ở Điều 3Thông tư 107/2017/TT-BTC

1.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán là lựa chọn những tài khoản kế toán trong hệthống tài khoản kế toán mà Nhà nước ban hành phù hợp với điều kiện củađơn vị SNCL để sử dụng, loại bỏ những tài khoản không phù hợp với điềukiện của đơn vị; các tài khoản có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiệnghi chép, phản ánh, kiểm soát thường xuyên, liên tục có hệ thống các đốitượng kế toán như tình hình tài sản, tiếp nhận, sử dụng kinh phí, các khoảnthu, chi hoạt động; kết quả hoạt động, các khoản thanh toán… tại các đơn vịSNCL

 Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản

- Lựa chọn hệ thống tài khoản

Hiện nay các đơn vị SNCL đang tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kếtoán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC Hệ thống tài khoản được Bộ Tài chínhquy định cụ thể chỉ bắt buộc ở tài khoản cấp I bao gồm 10 nhóm tài khoản

- Xây dựng phương pháp ghi chép:

+ Tài khoản trong bảng: gồm các tài khoản từ loại 1 đến loại 9, đượchạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản)

+ Tài khoản ngoài bảng: gồm TK loại 0, được hạch toán đơn (không

Trang 35

hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) Các tài khoản ngoài bảng liênquan đến NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013,

014, 018) phải được phản ánh theo mục lục NSNN, theo niên độ (năm trước,năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của NSNN.+ Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đếntiếp nhận, sử dụng: nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài;nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theocác TK trong bảng, đồng thời hạch toán các TK ngoài bảng, chi tiết theo mụclục NSNN và niên độ phù hợp

Với tài khoản phục vụ mục đích lập báo cáo quyết toán Ngân sách: Đơn

vị SNCL thực hiện quyết toán NSNN thông qua Mục lục hệ thống NSNN

Hệ thống mục lục NSNN hiện nay gồm các nội dung sau:

o Mã số danh mục các Chương: đây là hệ thống ký hiệu phản ánh mã sốhóa các đơn vị thuộc tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương

o Mã số danh mục các Loại, khoản của Mục lục NSNN bao gồm ký hiệucác loại, khoản được chia thành các ngành như: nông lâm ngư nghiệp, giáodục, y tế,…

Hệ thống ký hiệu của các Nhóm, Tiểu nhóm phản ánh các khoản thu, chiNSNN Các mục, tiểu mục là cách phân loại các khoản thu, chi một cách chitiết phục vụ cho công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách và kiểm toán cáckhoản thu chi NSNN

- Sử dụng hệ thống tài khoản:

Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

+ Được bổ sung TK chi tiết cho các TK đã được quy định trong danhmục hệ thống tài khoản kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị

+ Trường hợp bổ sung TK ngang cấp với các TK đã được quy định trongdanh mục hệ thống tài khoản kế toán thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận

Trang 36

bằng văn bản trước khi thực hiện.

Các quy định khác về tài khoản kế toán được quy định cụ thể ở Điều 4Thông tư 107/2017/TT-BTC

1.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Đơn vị Hành chính – sự nghiệp phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống

và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quanđến đơn vị kế toán

 Nội dung tổ chức hệ thống sổ kế toán

- Lựa chọn hệ thống sổ kế toán

Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán để cho một kỳ

kế toán năm, bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết

Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ

kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình

tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán

- Tổ chức ghi chép sổ kế toán

Các quy định về mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán được quyđịnh tại Điều 5 Thông tư 107/2017/TT-BTC

Hiện nay các đơn vị SNCL có thể vận dụng một trong bốn hình thức ghi

sổ kế toán sau:

a) Hình thức kế toán “Nhật ký chung”

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là tất cả các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thờigian phát sinh và nội dung nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên Sổ Nhật ký

để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Ưu điểm: là rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân công công tác kếtoán và thuận tiện cho việc tin học hóa công tác kế toán

- Nhược điểm: dễ phát sinh trùng lắp nếu không xác định rõ căn cứ

Trang 37

chứng từ gốc để lập định khoản kế toán ghi vào Nhật ký chung.

Hình thức này chỉ áp dụng cho các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, khốilượng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ít và bộ máy kế toán có ít người b) Hình thức kế toán “Nhật ký – Sổ cái”

Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinhđược kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và phân loại, hệ thống hóa theonội dung kinh tế (theo TK kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp

là Sổ Nhật ký – Sổ cái và trong cùng một quá trình ghi chép

- Ưu điểm: đơn giản, rõ ràng, dễ vận dụng và đảm bảo được các yêu cầucủa việc hệ thống hóa thông tin kế toán

- Nhược điểm: do sử dụng một kế toán tổng hợp duy nhất, kết cấu mẫu

sổ kế toán tổng hợp cồng kềnh, nên không thuận lợi cho việc ghi sổ và phâncông phần hành kế toán trong phòng kế toán

Hình thức này chỉ phù hợp với những đơn vị quy mô nhỏ, khối lượngnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ ít và đơn vị sử dụng ít tàikhoản kế toán

c) Hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là việc ghi sổ kế toán tổnghợp được căn cứ trực tiếp vào “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ ghi sổ dùng đểphân loại, hệ thống hóa và xác định nội dung kinh tế của các hoạt động kinh

tế tài chính đã phát sinh Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở Chứng từ ghi sổ

sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:

+ Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên

Trang 38

phép kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, dễ ghi chép, không đòi hỏi nghiệp vụ kỹthuật cao, do sử dụng nhiều tờ rời nên dễ phân công công tác kế toán, dễ tổnghợp số liệu.

- Nhược điểm: việc ghi chép và đối chiếu số liệu dồn nhiều vào cuốitháng làm cho việc lập báo cáo thường bị chậm, đơn vị càng lớn nhược điểmnày càng rõ; Khối lượng ghi chép nhiều và trùng lặp làm hiệu suất công tác kếtoán thấp, cung cấp số liệu chậm

Hình thức này chỉ phù hợp với đơn vị có quy mô lớn và vừa, sử dụngnhiều tài khoản, có nhiều nhân viên kế toán

d) Hình thức kế toán trên máy tính:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Cónhiều chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêuchuẩn điều kiện áp dụng Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắccủa một trong các hình thức kế toán thủ công

Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toánnhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quyđịnh Đơn vị có thể sử dụng các phần mềm kế toán khác nhau phù hợp vớiđiều kiện và đặc điểm hoạt động của đơn vị Phần mềm kế toán được lựa chọnphải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

và các báo cáo tài chính theo quy định

- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kếtoán theo quy định của Luật kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vịHCSN

- Đơn vị phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán

do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005

Trang 39

để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điểu kiện củađơn vị.

1.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là phương tiện truyền tải, cung cấp thông tin tài chính, kếtquả kinh doanh và thông tin cần thiết khác cho các đối tượng sử dụng thông tin

 Nội dung tổ chức hệ thống báo cáo:

- Lựa chọn hệ thống báo cáo:

Từ 01/01/2018 các đơn vị SNCL áp dụng Hệ thống báo cáo quy định tạiThông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việchướng dẫn Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp

- Có hai loại báo cáo gồm: Báo cáo quyết toán và Báo cáo tài chính

a) Báo cáo quyết toán:

- Đối tượng lập: Đơn vị SNCL có sử dụng Ngân sách Nhà nước phải lậpbáo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp

Trường hợp đơn vị có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu cóquy định phải quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyềnthì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này

- Nội dung: Đơn vị SNCL nộp báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên hoặcđơn vị có thẩm quyền gồm:

+ Các báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC.+ Các mẫu biểu đối chiếu dự toán ngân sách cấp theo hình thức rút dựtoán tại Kho bạc Nhà nước, tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phíngân sách tại KBNN, bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN theoquy định tại Thông tư 61/2014/TT-BTC

+ Báo cáo khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền phục vụ côngtác quyết toán ngân sách Nhà nước

- Thời gian nộp:

Số liệu lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm là số liệu thu, chi thuộc

Trang 40

năm ngân sách của đơn vị SNCL, được tính đến hết thời gian chỉnh lý quyếttoán NSNN (ngày 31/01 năm sau) theo quy định của pháp luật về NSNN.

Số liệu lập báo cáo quyết toán là số thu, chi thuộc nguồn khác của đơn vịSNCL, được tính đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày 31/12)

b) Báo cáo tài chính

- Đối tượng lập: Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị phải khóa

sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị cóliên quan theo quy định

- Trách nhiệm của đơn vị lập: Các đơn vị SNCL phải lập báo cáo tàichính năm theo mẫu biểu ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC; trườnghợp đơn vị SNCL có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế độ kếtoán do Bộ Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận

- Các đơn vị SNCL lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu đầy đủ, trừ cácđơn vị kế toán sau có thể lựa chọn để lập báo cáo tài chính đơn giản:

+ Đơn vị được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp doNSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên

+ Không được bố trí dự toán NSNN chi đầu tư phát triển, chi từ vốnngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;

+ Không có đơn vị trực thuộc

+ Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kếtoán phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình vàtoàn bộ thông tin tài chính của đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả sốliệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữacác đơn vị cấp dưới với nhau

- Nộp báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của đơn vị SNCL phải đượcnộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn

90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của Pháp luật

- Tổ chức sử dụng Báo cáo tài chính: Báo cáo sẽ được cơ quan quản lý

Ngày đăng: 16/03/2024, 13:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w