Trang 1 NGUYỄN THANH THANHNGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNGTIN TRONG CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TẠIBỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG Trang 3 NGUYỄN THANH THANHNGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNGTINT
Trang 1NGUYỄN THANH THANH
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Trang 3NGUYỄN THANH THANH
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 848.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Gia Như
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, trước tiên cho phép tôi được bày tỏ lòngbiết ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Gia Như, người đãtận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và tạomọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô khoa Sau Đại học trườngĐại học Duy Tân, các đồng nghiệp ở Bệnh viện C Đà Nẵng, những người đã trựctiếp giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng các anh chị học viênlớp cao học Khoa học máy tính khoá 20 và các bạn đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, giúp
đỡ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này
Mặc dù có nhiều cố gắng, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Dovậy tác giả mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đểluận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2023
Tác giả
NGUYỄN THANH THANH
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, số liệu vàkết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tàikhác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
NGUYỄN THANH THANH
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG Y TẾ 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG Y TẾ 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin trong y tế 4
1.1.3 Các ứng dụng Công nghệ thông tin trong y tế 6
1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Các chức năng của hệ thống thông tin quản lý y tế 7
1.2.3 Các loại thông tin quản lý 7
1.2.4 Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý 8
1.3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN 9
1.4 CÁC ỨNG DỤNG CNTT HIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM 9
Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG 11
2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG 11
2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG 11
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỆNH VIỆN 11
2.3.1 Quản lý bệnh nhân ngoại trú 12
2.3.2 Quản lý bệnh nhân nội trú 14
2.4 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN 14
2.5 LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN 18
Trang 8Chương 3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN 25
3.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN 25
3.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PACS CLOUD (PACS CLOUD) 27
3.2.1 Quy trình hoạt động của một hệ thống PACS 30
3.2.2 Ưu điểm của hệ thống PACS CLOUD 31
3.2.3 So sánh các hệ thống PACS hiện có 33
3.2.4 Giải pháp hệ thống PACS CLOUD 34
3.2.5 Yêu cầu hạ tầng, phần cứng, máy chủ, bảo mật để triển khai hệ thống PACS CLOUD 40
3.2.6 Giải pháp nén dữ liệu trong hệ thống PACS 42
3.2.7 Thuật toán nén dữ liệu được đề xuất 44
3.2.8 Giải pháp bảo mật hệ thống PACS 61
3.2.9 Khó khăn và thách thức 64
3.2.10 Đánh giá kết quả đạt được 64
3.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TELE HEALTH 65
3.3.1 Quy trình hoạt động của một hệ thống Tele health 66
3.3.2 Ưu điểm của hệ thống Tele Health 67
3.3.3 Giải pháp hệ thống Tele Health 67
3.3.4 Yêu cầu hạ tầng, thiết bị, để triển khai hệ thống Tele Health 69
3.3.5 Khó khăn và thách thức 69
3.3.6 Đánh giá kết quả đạt được 70
3.4 TÍCH HỢP HỆ THỐNG PACS CLOUND VÀ TELE HEALTH TRONG CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG: 70
KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 BVC Bệnh viện C
3 BYT Bộ Y tế
4 HL7 Health Level 7 Standard
5 HL7 CDA Health Level 7 Clinical Document Architecture
6 DICOM Digital Imaging Communication in Medicine
7 HIS Hospital Information System
8 LIS Laboratory Information System
9 RIS Radiology Information System
10 PACS Picture Archiving and Communication System
11 EMR Electronic Medical Record
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 11Bảng 2.1 Bảng mô tả tóm tắt hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện HIS 15
Bảng 2.2 Cấu hình máy chủ tại Bệnh viện 16
Bảng 3.2 So sánh các tiêu chí 34
Bảng 3.3 Bảng tính dung lượng phát sinh theo tháng 41
Bảng 3.4 Bảng tham khảo cấu hình phần cứng để triển khai hệ thống PACS 41
Bảng 3.5 Bảng cấu hình thiết bị Polycom 69
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện C Đà Nẵng 12
Hình 2.2 Quy trình khám bệnh ngoại trú 12
Hình 2.3 Quy trình khám bệnh nội trú 14
Hình 2.4 Các phân hệ chính của một hệ thống HIS 18
Hình 2.5 Mô hình hoạt động hệ thống LIS 19
Hình 2.6 Mô hình hoạt động của hệ thống RIS-PACS 20
Hình 2.7 Mô hình hoạt động của hệ thống PACS 21
Hình 2.8 Mô hình bệnh án điện tử (EMR) 22
Hình 3.1 Mô hình hệ thống quản lý bệnh viện 25
Hình 3.2 Kiến trúc phần mềm hệ thống quản lý bệnh viện 27
Hình 3.3 Mô hình tổng quát của một hệ thống PACS 29
Hình 3.4 Mô hình tổng quan hoạt động hệ thống PACS CLOUD 30
Hình 3.5 Mô hình kết nối liên thông hệ thống PACS CLOUD 31
Hình 3.6 Đánh giá các giải pháp PACS nước ngoài 33
Hình 3.7 Các tính năng chính của PACS CLOUD 34
Hình 3.8 Giao diện tiếp đón bệnh nhân 35
Hình 3.9 Màn hình quản lý danh sách ca chụp 36
Hình 3.10 Công cụ đọc ảnh 2D 37
Hình 3.11 Công cụ chẩn đoán hình ảnh với chức năng MPR,3D, Endo 37
Hình 3.12 Lưu trữ và quản lý ảnh nội soi (nonDICOM) 38
Hình 3.13 Bệnh nhân tra cứu lại thông tin, kết quả và hình ảnh đã chụp 39
Hình 3.14 Phần mềm hoạt động trên máy tính bảng và điện thoại di động 39
Hình 3.15 Mô hình cài đặt PACS CLOUD điển hình tại 1 đơn vị 40
Hình 3.16 Giải pháp nén hình ảnh 42
Hình 3.17 Quá trình nén ảnh theo chuẩn JPEG 44
Hình 3.18 Quá trình giải nén theo chuẩn JPEG 44
Hình 3.19 Mô tả giải thuật biến đổi nhanh 46
Trang 13Hình 3.20 Sơ đồ biến đổi Cosin ngược 47
Hình 3.21 Minh hoạ khối Zig-Zag 51
Hình 3.22 Các bước nén và giải nén JPEG2000 57
Hình 3.24 Sơ đồ phương pháp Lifting 1D 59
Hình 3.25 Mô hình bảo mật hệ thống PACS CLOUD 61
Hình 3.26 Mô hình tích hợp HIS-PACS 62
Hình 3.27 Giải pháp lưu trữ hình ảnh trên Cloud 63
Hình 3.28 Quy trình nghiệp vụ Tele health 66
Hình 3.29 Telerad sử dụng công nghệ Store and Forward 68
Hình 3.30 Tele Health sử dụng công nghệ Real-Time Interactive 68
Hình 3.31 Chức năng hội chẩn trực tuyến giữa PACS và Tele Health 71
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tin học hóa quy trình làm việc hay nói cách khác là ứng dụng công nghệthông tin (CNTT) trong quản lý là một việc làm hết sức cần thiết để thay thế cáchthức quản lý truyền thống, thủ công bằng một phương thức quản lý mới, cải tiến,hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho các đối tượng liên quan trong mọi lĩnh vực,trong đó có ngành y tế
Ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện là một quy trình được sử dụng tạicác nước tiên tiến trong nhiều thập kỷ qua
Việc sử dụng các phương tiện này giúp truy cập thông tin nhanh, hỗ trợ công tácchẩn đoán, thống kê và nghiên cứu khoa học của các chuyên khoa, giảm thiểu tài liệulưu trữ hàng năm cho hệ thống bệnh viện
Tuy nhiên với hệ thống ứng dụng tin học vào bệnh viện còn nhiều bất cập sẽkhông tránh khỏi nhiều thiếu sót cần bổ sung và hoàn chỉnh dần Việc nghiên cứu,úng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh là hết sức cần thiếtBệnh viện C Đà Nẵng là bệnh viện hạng I với quy mô hơn 750 giường, khốilượng công việc chuyên môn rất lớn, nếu làm việc thủ công không có hỗ trợ củaCNTT thì sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc bệnh nhân
Căn cứ vào hiện trạng và xuất phát từ nhu cầu thực tế và cấp bách của Bệnhviện C Đà Nẵng về phát triển hệ thống CNTT để phục vụ cho công tác khám vàchữa bệnh, qua đó giúp giảm tải trong việc tiếp nhận người bệnh tham gia khámbệnh và chữa bệnh tại bệnh viện
Cho đến năm 2020, EU dự kiến dành khoảng 5% ngân sách để đầu tư phát triểncác hệ thống và dịch vụ “Y tế trên mạng” để đảm bảo đến cuối thập niên các bác sĩ,bệnh nhân và công dân đều sử dụng thành thạo và thường xuyên dịch vụ “Y tế trênmạng”
Nhật Bản đã có 155 hệ Tele Health, trong đó có 68 hệ Teleradiology, 26 hệTelepathology, 23 hệ chẩn đoán hình ảnh, 20 hệ chăm sóc từ xa (Home health), 6 hệTelemedicine trong nhãn khoa, 3 hệ trong nha khoa và 9 hệ khác
Trang 15Trung Quốc đã nghiên cứu triển khai hàng loạt giải phát nhằm tổ chức cácmạng cục bộ quản lý bệnh viện (HIS), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh động (PACS),dịch vụ y tế gia đình qua mạng (Telehome Health Care) tạo cơ sở vật chất kỹ thuậtcho việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật cao trong công tác y tế, đặc biệt làTele Health trong tương lai.
Chính vì các lý do và thực tế trên, tôi đã chọn đề tài "Nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện C Đà Nẵng"
để làm hướng nghiên cứu cho luận văn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng công nghệ thông tin tại đơn vị và các quy trình quản lýkhám chữa bệnh để đề ra giải pháp hợp lý trong việc xây dựng và triển khai hệthống công nghệ thông tin tại bệnh viện
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh gópphần nâng cao chất lượng điều trị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống PACS CLOUD và Tele Health tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề
- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh viện C Đà Nẵng
- Ứng dụng hệ thống PACS CLOUD và Tele Health trong công tác khámchữa bệnh tại Bệnh viện C Đà Nẵng
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm hai phương pháp
Trang 17Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
xử lý với các máy tính điện tử và các phần mềm máy tính nhằm chuyển đổi, lưu trữ,bảo vệ, truyền tin và trích rút thông tin một cách an toàn”
Hệ thống công nghệ thông tin Bệnh viện thường được biết đến với tên gọikhác là "Hệ thống quản lý Bệnh viện", phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnhviện với các chức năng chính như: Quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử, quản lýbệnh nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược, tài chính,viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự Ngày nay, CNTT là công cụ tối ưu hóatrong quản lý điều hành, phục vụ điều trị, phục vụ nghiên cứu và đào tạo, thống kê,
dự báo, dự phòng tại các Bệnh viện
1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin trong y tế
Công nghệ thông tin chính là bước đột phá của khoa học kỹ thuật, tác động
và giúp thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống của con người một cách toàn diện,trong đó có ngành y tế
Với việc áp dụng CNTT, ngành y tế hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu tolớn trong việc vận hành hệ thống khám chữa bệnh, trong công tác khám chữa bệnh
và quản lý bệnh nhân cũng như các hoạt động của cơ sở y tế
CNTT giúp cán bộ y tế nâng cao kiến thức chuyên môn
Thời đại công nghệ số hiện nay, mọi thông tin đều được đăng tải trên cácwebsite y học, video, forum, sách điện tử hay thông qua các bài giảng từ xa Nếucán bộ y tế không sử dụng CNTT thì cũng đồng nghĩa với việc từ chối tiếp cận
Trang 18một nguồn kiến thức mới được cấp nhật một cách nhanh chóng hơn rất nhiều sovới sách in truyền thống.
Cán bộ nhân viên ngành y có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp nhận các tri thức mới.
Với sự phát triển của CNTT, các cán bộ nhân viên ngành y có thể nhanhchóng tiếp nhận tri thức mới của nhân loại mà không cần bận tâm tới khoảng cáchđịa lý Chẳng hạn như những nhân viên y tế ở vùng sâu vùng xa có thể dễ dàng cậpnhật kỹ thuật y tế, kiến thức ngành mới nhất thông qua hệ thông internet Tương tựnhư vậy, bác sĩ ở quốc gia này cũng có thể cập nhật những thông tin mới, các côngtrình nghiên cứu giá trị của các nước tiên tiến
CNTT giúp tự động hóa các phương tiện chẩn đoán và điều trị
Trong y học hiện đại, các loại máy móc thiết bị xét nghiệm đều được tự độnghóa hoàn toàn, giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi làm xét nghiệm.Song song với đó, các máy móc chẩn đoán hình ảnh cũng được trang bị ứng ụng kỹthuật dựng hình nhằm thể hiện hình ảnh bệnh lý 3 chiều, phục vụ cho công tác chẩnđoán và điều trị ngoại khoa giúp can thiệp điều trị bệnh hiệu quả, tiết giảm chi phí,đồng thời góp phần đưa nền y tế Việt Nam đi lên, bắt kịp sự tiến bộ của nền y tế khuvực
CNTT hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa
CNTT là yếu tố mang lại rất nhiều lợi ích trong thực hành y khoa, điều này
đã được thực tế chứng minh Trong đó, lợi ích nổi bật nhất là giúp lưu trữ và phântích số liệu cho nghiên cứu khoa họ, hỗ trợ y tế từ xa (Tele Health), giúp bác sĩquyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu tử vong do sai lầm ykhoa
CNTT giúp tăng cường chức năng quản lý bệnh viện
Với việc ứng dụng CNTT, các thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắpxếp một cách khoa học và kiểm soát mọi thứ một cách dễ dàng, tạo cơ sở cở tốt chohiệu quả công tác quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện
Trang 19Toàn bộ thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học cũngnhư dễ dàng kiểm soát hơn.
1.1.3 Các ứng dụng Công nghệ thông tin trong y tế
CNTT được ứng dụng theo nhiều cách để nâng cấp hệ thống y tế, hỗ trợ bệnhnhân được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất
Hồ sơ bệnh án
Một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất là quản lý hồ sơ và dữ liệu bệnhnhân Trước đây, hồ sơ giấy được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, hồ sơ giấy rất dễthất lạc hoặc hư hỏng theo thời gian
CNTT giúp bác sĩ theo dõi hồ sơ bệnh án một cách dễ dàng hơn Bác sĩ, y tá,
hộ lý có thể thêm các thông tin về kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, dùng thuốc, xâydựng biểu đồ ảo để theo dõi tình trạng sức khỏe
Theo các cuộc khảo sát, nhân viên y tế sử dụng hồ sơ điện tử tiết kiệm đượcnhiều thời gian cho việc ghi chép, đồng thời hạn chế tối đa sai sót trong nhập liệu
Theo dõi, khám chữa bệnh từ xa
Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến việc chuyển đổi hình thứckhám chữa bệnh trực tiếp sang khám chữa bệnh từ xa Rất nhiều ứng dụng kết hợp
Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), giúp kết nối bệnh nhân với chuyên gia
y tế thông qua thiết bị di động, máy tính
Hình thức khám chữa bệnh từ xa giúp hạn chế tiếp xúc trong thời điểm dịchbệnh, tiết kiệm thời gian di chuyển, xếp hàng chờ đợi lấy số
Ngoài ra, các chuyên gia y tế có thể giám sát bệnh nhân từ xa, giao tiếp vàtrao đổi tình trạng liên tục Hình thức khám chữa bệnh này giúp cải thiện kết quảcủa bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bao gồm: Suy tim, đột quỵ, bệnh phổi tắcnghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn và tăng huyết áp
Nghiên cứu cho thấy rằng, công nghệ y tế từ xa cải thiện kết quả lâm sàngcủa nhiều bệnh nhân, tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng với các dịch vụchăm sóc sức khỏe và thúc đẩy sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ
Trang 201.2 Hệ thống thông tin quản lý
1.2.1 Khái niệm
Hệ thống thông tin quản lý là tập hợp các quy tắc, kỹ năng và phương phápđược mô tả rõ ràng nhờ đó mà con người và thiết bị thực hiện việc thu thập và phântích dữ liệu nhằm tạo các thông tin cần thiết cho các nhà soạn thảo quyết định
Kể từ khi máy tính xuất hiện và trở nên phổ biến, các tổ chức đã tận dụng vàphát huy được khả năng của công cụ mới này Hệ thống thông tin quản lý là hệthống bao gồm phần cứng, phần mềm, con người, quy trình thu thập, phân tích, xử
lý, đánh giá và phân phối, chia sẽ những thông tin cần thiết một cách kịp thời vàchính xác dựa trên nhu cầu của tổ chức
1.2.2 Các chức năng của hệ thống thông tin quản lý y tế
Hệ thống thông tin quản lý y tế thường có những chức năng chủ yếu sau:
Nhập dữ liệu: hoạt động thu thập và nhận dữ liệu từ bên trong hoặc bên
ngoài để xử lý
Xử lý thông tin: quá trình chuyển đỗi từ những dữ liệu hỗn hợp thành dạng
có ý nghĩa đối với người xử dụng
Xuất dữ liệu: sự phân phối các thông tin đã được xử lý tới những người
hoặc những hoạt động cần các thông tin đó
Lưu trữ thông tin: các thông tin không chỉ được xử lý để sử dụng ngay tại
thời điểm tổ chức thu nhận nó mà còn có thể được xử lý và phân tích trong tươnglai Vì vậy, việc lưu trữ thông tin cũng là một trong những hoạt động quan trọng của
hệ thống thông tin Thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp thường được lưu trữdưới dạng các trường, các tệp, các báo cáo và trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Thông tin phản hồi: hệ thống thông tin thường được điều khiển qua các
thông tin phản hồi giúp cho những người điều hành mạng lưới thông tin có thể đánhgiá lại và hoàn thiện quá trình thu thập và xử lý dữ liệu mà họ đang thực hiện
1.2.3 Các loại thông tin quản lý
Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tácquản lý của tổ chức
Trang 21Có ba loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược,thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành.
Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ
chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai Loại thôngtin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin nàythường là từ bên ngoài tổ chức Đây là loại thông tin được cung cấp trong nhữngtrường hợp đặc biệt
Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ
yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức Loại thông tin này trongkhi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạngthống kê Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ
Thông tin điều hành: sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và
chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức Loại thôngtin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức Đây làloại thông tin cần được cung cấp thường xuyên
1.2.4 Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý
Một hệ thống thông tin quản lý được thiết kế cấu trúc tốt gồm bốn hệ thốngcon, đó là các hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống tình báo, hệ thống nghiên cứu và
hệ thống hỗ trợ quyết định
Hệ thống ghi chép nội bộ: Đảm bảo cung cấp những số liệu hiện thời, nhiều
tổ chức đã phát triển những hệ thống ghi chép nội bộ tiên tiến có sử dụng máy tính
để có thể cung cấp thông tin nhanh và đầy đủ hơn
Hệ thống tình báo: Cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin hàng
ngày, tình hình đang diễn ra về những diễn biến của môi trường bên ngoài
Hệ thống nghiên cứu thông tin: Thu thập những thông tin liên quan đến
một vấn đề cụ thể đặt ra trước tổ chức, đặc điểm của việc nghiên cứu thông tin tốt là
có phương pháp khoa học, sử dụng nhiều phương pháp, xây dựng mô hình, lượngđịnh tỷ lệ chi phí/lợi ích của giá trị của thông tin
Hệ thống hỗ trợ quyết định: Gồm các phương pháp thống kê và các mô
hình quyết định để hỗ trợ các nhà quản lý ban hành các quyết định đúng đắn hơn
Trang 221.3 Mô hình hệ thống thông tin quản lý đang được áp dụng tại bệnh viện
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu tổng hợp, báo cáo số lượng bệnh nhân nội trú,ngoại trú, doanh số thu chi, quản lý dược vật tư y tế, bệnh viện đang sử dụng phầnmềm HIS được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2014 tuy nhiên qua thời gian sử dụngkhông còn đáp ứng được nhu cầu và hoạt động chuyên môn của bệnh viện
Hệ thống PACS INFINITT được đưa vào sử dụng từ tháng 01/2016 sử dụngmạng LAN để truyền tải hình ảnh chụp chiếu của bệnh nhân đến các trạm đọc ảnh
Hệ thống này chỉ đáp ứng được một số nhu cầu sử dụng cơ bản tuy nhiêntrong quá trình vận hành còn nhiều bất ổn, cập nhật chậm, hệ thống báo cáo chưađược chính xác
Vẫn còn nhiều phân hệ chưa hoàn chỉnh, phần CSDL của hệ thống khôngđáp ứng hiện trạng sử dụng của bệnh viện có dấu hiệu quá tải Chính vì vậy khókhăn trong việc chuẩn bị triển khai thực hiện bệnh án điện tử (EMR) trên hệ thốngnày Do phần mềm còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa hoàn chỉnh nên tất cả các côngđoạn nhập liệu và tổng hợp số liệu đều phải làm thủ công và so sánh lại trên giấy tờ
sổ sách Tạo áp lực lớn khi phải tổng hợp thống kê từ nhiều năm trước
1.4 Các ứng dụng CNTT hiện đang được áp dụng tại các bệnh viện ở Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các bệnh việntuyến tỉnh và tuyến trung ương đã áp dụng, triển khai phần mềm quản lý bệnh việntrên toàn địa bàn thành phố
Quản lý bệnh nhân bằng mã số: Khi bệnh nhân đến khám chữa bệnh sẽ
được cấp mã số được cấp từ lần khám đầu tiên, các lần khám chữa bệnh tiếp theobệnh viện có thể theo dõi lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân
Quản lý tài chính kế toán: Việc triển khai phần mềm quản lý bệnh viện
tổng thể, phòng tài chính kế toán có thể kiểm tra thu chi tài chính của bệnh việntheo yêu cầu của ban giám đốc cũng như các cấp quản lý khi có yêu cầu vì dữ liệuđược lưu trữ tại Server ở bệnh viện
Trang 23Quản lý dược: Phần mềm quản lý bệnh viện giúp cho việc quản lý được
việc nhập, xuất kho, hàng tồn kho, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc, vật
tư, hóa chất để khoa Dược và phòng Vật tư y tế cấp phát sử dụng Tránh được tìnhtrạng lô thuốc, vật tư, hóa chất sắp hết hạn không được sử dụng mà lại sử dụng số lôthuốc, vật tư, hóa chất còn dài hạn gây thất thoát, lãng phí cho bệnh viện
Quản lý đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến: Nhờ việc triển khai mô
hình đăng ký khám chữa bệnh từ xa, các bệnh viện tuyến có thể giúp cho bệnh nhân
và người nhà có thể hẹn giờ khám bệnh một cách dễ dàng giảm tải ùn tắc, xếp hàngkhi khám chữa bệnh giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo việccứu chữa cho người bệnh kịp thời, chính xác
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG2.1 Sơ lược về bệnh viện C Đà Nẵng
Bệnh viện C Đà nẵng ngày nay, là đơn vị duy nhất còn lại của Ban dân yKhu Trung trung bộ Tháng 3 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng Ban Dân y Khu
5 từ chiến khu về cùng với các nhân viên y tế còn ở lại tiếp quản trọn vẹn và toàn bộBệnh viện Việt Đức Đà Nẵng đặt tên là Bệnh viện C Đà Nẵng
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện C Đà Nẵng
- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch
- Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật mới trongchẩn đoán và điều trị người bệnh theo các quy định của Bộ Y tế
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: nhân lực, tàichính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
2.3 Thực trạng công tác quản lý Bệnh Viện
Bệnh viện C Đà Nẵng là bệnh viện hạng I tuyến TW trực thuộc BYT có côngsuất sử dụng 800 giường bệnh, được giao chỉ tiêu 750 giường bệnh, 30 giườngthuộc xã hội hóa
Trang 25Bệnh viện có tổng số cán bộ, nhân viên là 696 người bao gồm 43 khoa,phòng, trung tâm được tổ chức như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện C Đà Nẵng 2.3.1 Quản lý bệnh nhân ngoại trú
Quy trình quản lý bệnh nhân ngoại trú
Hình 2.2 Quy trình khám bệnh ngoại trú
Trang 26Bắt đầu quy trình:
Bước 1: Người bệnh đến bàn hướng dẫn lấy số tự động, nộp số thứ tự để nhân
viên đăng ký vào các phòng khám (BÀN ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ)
Bước 2: Nhân viên đăng ký thủ tục và cấp cho người bệnh số thứ tự, người
bệnh chờ gọi khám bệnh
Bước 3: Bác sỹ sau khám bệnh, nếu bác sĩ cấp đơn thuốc thì theo chỉ dẫn (8),
(9), (10) NẾU CÓ chỉ định làm các xét nghiệm, chụp XQ, siêu âm, điện tim… thì
theo chỉ dẫn (4)
Bước 4: Người bệnh mang phiếu chỉ định làm các xét nghiệm đến quầy thu viện
phí để đóng dấu, kiểm tra BHYT và nộp viện phí (nếu có), chuyển theo chỉ dẫn (5), (6)
Bước 5: Người bệnh đến các phòng làm các xét nghiệm
Bước 6: Khi có các kết quả xét nghiệm.
Bước 7: Người bệnh trở lại phòng khám, bác sỹ chỉ định đơn thuốc, in đơn
thuốc hoặc được nhập viện
Bước 8: Nếu không nhập viện, tiếp tục chỉ dẫn (9), (10).
Bước 9: Người bệnh đến bàn thanh toán để đóng dấu, và nộp viện phí (nếu có) Bước 10: Người bệnh đến kho thuốc để lĩnh thuốc, hoặc mua thuốc theo đơn,
rồi ra về, dùng thuốc và tái khám theo đơn (nếu có) Kết thúc lượt khám
Do tính chất bệnh nhân ngoại trú thường đi khám vào buổi sáng và việc cấp phát
số thứ tự, đăng kí phòng khám còn thực hiện theo cách thủ công nên việc chờ đợi làkhông thể tránh khỏi gây mệt mỏi cho bệnh nhân Trước tình hình nêu trên bệnh viện
đã ứng dụng hệ thống lấy số tự động và triển khai bộ phận tiếp đón làm việc trước 60phút để rút ngắn quá trình khám bệnh mang đến sự hài lòng cho người bệnh
Trang 272.3.2 Quản lý bệnh nhân nội trú
Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú
2.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh Viện
Hiện nay Bệnh viện C Đà Nẵng chưa được đầu tư một dự án CNTT nào, hệthống phần mềm quản lý bệnh viện đang thuê để sử dụng dựa vào ngân sách tự chủ
Trang 28Bệnh viện đang sử dụng phần mềm HIS được đưa vào sử dụng từ tháng11/2014 và PACS INFINITT từ tháng 01/2016 tuy nhiên qua thời gian sử dụngkhông còn đáp ứng được nhu cầu và hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
Hệ thống này chỉ đáp ứng được một số nhu cầu sử dụng cơ bản tuy nhiên trongquá trình vận hành còn nhiều bất ổn, cập nhật chậm, hệ thống báo cáo chưa được chínhxác
Vẫn còn nhiều phân hệ chưa hoàn chỉnh, phần CSDL của hệ thống khôngđáp ứng hiện trạng sử dụng của bệnh viện có dấu hiệu quá tải Chính vì vậy khókhăn trong việc chuẩn bị triển khai thực hiện bệnh án điện tử (EMR) trên hệ thốngnày
Bảng 2.1 Bảng mô tả tóm tắt hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện HIS
Các phân
hệ còn thiếu
Hệ quản trị CSDL
Thời gian đưa vào sử dụng
hệ Nội trú-Đăng
ký khám bệnh
- Quản lý Dược
- Quản lý Nhân sự-Quản lý kho máu
- Phần CSDL của
hệ thống không đáp ứng hiện trạng
sử dụng của bệnh viện có dấu hiệu quá tải
Hệ thống máy chủ:
- Máy chủ Server IBM X3200 M3 đang chạy hệ thống LIS
- Máy chủ Server IBM X3650 M4 đang chạy hệ thống HIS
- Máy chủ Server DELL R820 đang chạy hệ thống PACS
- Máy chủ Server DELL R730 đang chạy hệ thống TCKT DAS 10.0
Trang 29- Cơ sử dữ liệu phần mềm đang sử dụng là Postgresql không có mức lưu trữlớn, hoạt động không ổn định, hay tắc nghẽn
Tình trạng sử dụng
ổn định
Sử dụngquản lýLIS
2
IBM X3650 M4
+ Hệ điều hành LINUX Centos 6.0
+ 2 CPU / 6 Xeon core 2.00 GHz;
Sử dụng cho HIS(01 chạy HIS, 01 chạy backup
và báo cáo)
Chạy PACS
Sử dụng lưu trữ hình ảnh phim XQ-KTS
Kế toán tổng hợp( DAS)
Trang 30 Về hạ tầng thiết bị Công Nghệ Thông Tin
- Máy trạm nhiều chủng loại, có cấu hình yếu dẫn đến không đồng bộ được
hệ thống để vẫn hành ổn định
- Hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin của Bệnh viện C Đà Nẵng đánh giá của
đoàn khảo sát cục CNTT năm 2020 chỉ đạt được mức 2/7 theo tiêu chí
54/2017/TT-BYT
Về ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong khám chữa bệnh
- Phần mềm quản lý Bệnh viện đã cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được hết nhữngyêu cầu của Bệnh viện
- Khi xảy ra đại dịch, thiên tai, lũ lụt chưa thể triển khai cấp cứu, khám chữabệnh trực tuyến cho người dân
=> Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện C Đà Nẵng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được trong công tác khám chữa bệnh.
Trang 312.5 Lựa chọn và xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh Viện
Các hệ thống thông tin y tế: Thông thường các hệ thống thông tin y tế được
phân thành một số loại như sau
HIS (Hospital Information System) Hệ thống thông tin Bệnh viện thường
được biết đến với tên gọi khác là "Hệ thống quản lý Bệnh viện" phục vụ công tácquản lý, điều hành tại Bệnh viện với các chức năng chính: quản lý thông tin bệnhnhân và bệnh sử, quản lý bệnh nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lýbệnh án, dược, tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự Ngày nay, HIS
là công cụ tối ưu hóa trong quản lý điều hành, phục vụ điều trị, phục vụ nghiên cứu
và đào tạo, thống kê, dự báo, dự phòng tại các Bệnh viện Một hệ thống HIS tại cácbệnh viện thường được thiết kế và hoạt động bao gồm các phân hệ cơ bản như hìnhdưới đây
Hình 2.4 Các phân hệ chính của một hệ thống HIS
Trang 32LIS (Laboratory Information System) LIS là hệ thống quản lý thông tin
phòng xét nghiệm được thiết kế giúp các phòng khám/bệnh viện quản lý hiệu quảcác hoạt động xét nghiệm, và có thể cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng khácnhư theo dõi tình hình hoạt động của phòng xét nghiệm từ xa, trả kết quả xétnghiệm qua LAN hoặc Internet
Hình 2.5 Mô hình hoạt động hệ thống LIS RIS (Radiology Information System) Hệ thống thông tin chẩn đoán hình
ảnh là hệ thống phần mềm được triển khai tại Khoa chẩn đoán hình ảnh RIS baogồm các thành phần và có tổ chức gần giống với HIS nhưng ở qui mô nhỏ hơn vớicác chức năng: Quản lý thông tin bệnh nhân, quản lý danh sách bệnh nhân đến chụp
- chiếu tại khoa, số liệu chụp - chiếu và kết quả chẩn đoán Thông tin dữ liệu củaRIS gồm dạng Text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM được lấy từ các thiết bịchiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ Mô hình kiến trúc và hoạtđộng của một hệ thống RIS có thể mô tả như hình dưới đây
Trang 33Hình 2.6 Mô hình hoạt động của hệ thống RIS-PACS
Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh khác biệt của RIS với HIS đó là RIScho phép quản lý cả dữ liệu về hình ảnh và văn bản chứ không đơn thuận là quản lývăn bản dạng text như trong HIS
Dữ liệu ảnh thu nhận được từ các thiết bị như Xquang, chụp cắt lớp điệntoán, cộng hưởng từ, siêu âm, sẽ được lưu giữ lại dưới dạng tập các ảnh số hóa Đâychính là tập cơ sở dữ liệu mà RIS quản lý
Tuy nhiên, cấu trúc của RIS cũng gần giống với HIS nhưng ở mức độ nhỏhơn, với nhiệm vụ chính là: Tạo định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán,thao tác với các bản ghi về bệnh nhân và danh mục phim, giám sát trạng thái từngbệnh nhân, các đợt thăm khám, các thiết bị phục vụ chẩn đoán, thực hiện phân tích
sơ bộ và phân tích thống kê, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
Lúc đầu RIS giúp cho quản lý điều hành khoa chẩn đoán hình ảnh có hiệuquả hơn, tuy nhiên, với khoa chẩn đoán hình ảnh thì các dữ liệu dạng văn bản chỉchiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các dữ liệu ảnh, do đó cần phải có một hệ thốngPASC (Picture archiving and Communication System) nhằm lưu trữ, phân phối vàtruyền hình ảnh, nâng cao chất lượng chẩn đoán
Chính nhờ PACS mà có thể truyền hình ảnh để chẩn đoán hình ảnh từ xa(Teleradiology) Tổng kết ở các nước tiên tiến đều đi đến một kết luận duy nhất:Việc ứng dụng các hệ thống này trong y tế đã tǎng cao một cách đáng kể hiệu quả
Trang 34phục vụ và giảm thiểu chi phí ở tất cả các Bệnh viện nhờ vào việc lưu trữ, xử lý,truyền tải thông tin một cách có hệ thống, nhanh chóng, chính xác.
PACS (Picture Archiving and Communication System) Hệ thống thông
tin lưu trữ và thu nhận hình ảnh có nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ, truyền vànhận hình ảnh trên mạng thông tin máy tính của Khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc củaBệnh viện, trong đó các hình ảnh được lấy từ các thiết bị: Siêu âm, X-quang, chụpcắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân với định dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOMđược lưu trữ tại các Server và truyền đến các máy tính tại Khoa chẩn đoán hình ảnh
và các Khoa trong Bệnh viện phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị PACSkhác RIS là chỉ quản lý, tổ chức lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng màkhông quan tâm đến các dữ liệu dạng text như: Thông tin chi tiết của bệnh nhân, sốlần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị
Hình 2.7 Mô hình hoạt động của hệ thống PACS
- Hệ thống máy chủ, lưu trữ hình ảnh: Lưu trữ và cất giữ hình ảnh, thông tin
và truy xuất hình ảnh và báo cáo
Trang 35- Các máy trạm (máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại diđộng…) sử dụng để lấy, giải thích, và xem xét hình ảnh.
Chức năng chính của PACS
- Kết nối, thu nhận và đồng bộ hình ảnh và thông tin bệnh nhân với mục đíchthay thế bản sao cứng của hình ảnh y tế (phim ảnh truyền thống) bằng những hìnhảnh điện tử trên máy tính
- Cung cấp truy cập từ xa các báo cáo về bệnh nhân (gồm thông tin và cáchình ảnh) để xem, cho phép bác sỹ chẩn đoán hình ảnh làm việc từ các địa điểmkhác nhau có thể truy cập cùng một thông tin cùng một lúc
- Tạo ra một nền tảng tích hợp các hình ảnh điện tử dùng cho chẩn đoán hìnhảnh kết nối với các hệ thống y tế thông minh khác như Hệ thống thông tin Bệnhviện (HIS), Cơ sở dữ liệu bản ghi y tế điện tử - Electronic Medical Record (EMR),
và Hệ thống thông tin hình ảnh (RIS) để tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán
- Cung cấp quản lý công việc chẩn đoán, được sử dụng để quản lý quy trìnhkhám chữa bệnh nhân
EMR- Hệ thống Bệnh án điện tử (EMR - Electronic Medical Record) tích
hợp đầy đủ thông tin: kết quả xét nghiệm, Xquang, cộng hưởng từ, các phiếu chẩnđoán chức năng, nội soi, kết quả chẩn đoán chung và liệu trình điều trị sẽ được quản
lý bằng cơ sở dữ liệu, có khả năng tra cứu nhanh và chia sẻ tài nguyên nhằm phục
vụ cho công tác điều trị và hỗ trợ nghiên cứu lâm sàng, dịch tễ, tác dụng của thuốc
Trang 36Hình 2.8 Mô hình bệnh án điện tử (EMR)
Các chuẩn dùng trong Y tế
Để có thể can thiệp từ xa, chẩn đoán, ra quyết định về một ca bệnh phải cóđầy đủ thông tin về ca bệnh Những thông tin này phải tin cậy, đầy đủ và kịp thời.Muốn đạt được những yếu tố đó, các hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu chuẩnhóa
Chuẩn EDI (Chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI - Electronic Data
Interchange) được Hoa Kỳ dùng trong Y tế Ủy ban châu Âu về tiêu chuẩn hóa(Comitee European de Nomlalisation) CEN đã công bố trên các văn bản chínhthống quy định về tiêu chuẩn mạng máy tính trong ứng dụng y học tương thích vớichuẩn EDI của Hoa Kỳ
Chuẩn DICOM (Chuẩn về ảnh số và giao tiếp trong y tế DICOM-Digital
Imaging and Communication in Medicine) Một chuẩn khá phổ biến dùng để lưu trữhình ảnh và truyền tải số trong y học dùng cho chẩn đoán hình ảnh Chuẩn này đượcdùng trong mạng PACS, hệ thống lưu trữ
Chuẩn HL7 (HL7- Health Level 7) là tiêu chuẩn quốc tế cung cấp giao thức
phục vụ các tác vụ như quản lý, trao đổi và tích hợp dữ liệu, thông tin y tế (chủ yếu
ở dạng cuỗi ký tự/văn bản) giữa các hệ thống thông tin y tế như hệ thống thông tinbệnh viện HIS (Hospital Information System), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS),
Trang 37hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh RIS (Radiology Information System) vàPACS nhằm hỗ trợ các hoạt động chuyên môn trong bệnh viện Hiện nay, các tiêuchuẩn HL7 phổ biến thường được sử dụng trong các hệ thống thông tin y tế như tiêuchuẩn bản tin phiên bản 2.x, bản tin phiên bản 3.x, đặc biệt là phiên bản tài nguyêntương tác chăm sóc sức khỏe nhanh FHIR (Fast Healthcare InteroperabilityResources) (HL 7 có khoảng 500 tổ chức thành viên và chiếm tới 65% lượng thôngtin trong bệnh viện) HL7 tạo ra “khả năng tương thích giữa các hệ thống quản lýbệnh nhân điện tử, hệ thống quản lý phòng khám, hệ thống thông tin của phòng xétnghiệm, nhà ăn, nhà thuốc, phòng kế toán cũng như hệ thống bản ghi sức khỏe điện
tử (EHR – electronic health record) và hệ thống bản ghi y tế điện tử (EMR –electronic medical record)
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên thế giới và tại Việt Nam đang diễn
ra rất phức tạp, số ca lây lan tại cộng đồng không rõ nguồn lây, hàng ngày tiếp tụcgia tăng về số người mắc, số người tử vong tại nhiều địa phương Việc chủ động,sẵn sàng triển khai hình thức khám, hội chẩn trực tuyến cho các những bệnh nhânnặng, cần cấp cứu kịp thời là điều thực sự rất cần thiết
Căn cứ vào hiện trạng và xuất phát từ nhu cầu thực tế và cấp bách của Bệnhviện C Đà Nẵng về phát triển hệ thống CNTT để phục vụ cho công tác khám vàchữa bệnh trực tuyến, qua đó giúp giảm tải trong khâu tiếp nhận người bệnh thamgia khám bệnh và chữa bệnh trực tiếp tại bệnh viện
Bệnh viện quyết định lựa chọn và triển khai hệ thống Tele Health và PACSCLOUD để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnhviện
Trang 38Chương 3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG
TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN3.1 Mô hình hệ thống quản lý Bệnh Viện
Mô hình kiến trúc
Hình 3.1 Mô hình hệ thống quản lý bệnh viện
Hệ thống Thông tin quản lý bệnh viện là phần mềm quản lý thông tin tổng thểcho việc quản lý khám, chữa bệnh, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh, gồm các phầnmềm:
Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện HIS: Hỗ trợ công tác quản lý khámbệnh, nội trú, ngoại trú, thanh toán, kết nối BHYT, Dược, Dinh dưỡng, và các kếtnối với phân hệ khác
Trang 39Hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm và kết nối máy xét nghiệm LAB LIS, các kết nối với HIS và với các máy xét nghiệm thông qua LIS connector.
Hệ thống thông tin quản lý thông tin chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng RIS và kết nối máy tạo ảnh chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, kết nối RIS-PACs
-Các phân hệ được tích hợp và kết nối liên thông với nhau, kết nối với cácthiết bị y tế, bao gồm các máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, giúp cho cácbác sỹ cũng như nhân viên y tế có thể tiến hành khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán
và điều trị nhanh chóng, hiệu quả, chính xác
Kiến trúc phần mềm
Hệ thống được xây dựng trên mô hình client - server, nền tảng web-based baogồm các lớp sau:
Lớp người sử dụng: gồm các đối tượng Bác sĩ, Điều dưỡng, Lễ tân/ Thu ngân,
Kế toán, Tài chính, Nhà hàng/Bếp ăn, Chăm sóc khách hàng Các nhóm này đượcphân quyền theo vai trò cấu hình bởi admin bệnh viện
Lớp giao tiếp (front-end): đây là lớp giao tiếp với người dùng cuối được thiết
kế sử dụng giao diện trên nền tảng Javascript Framework (Angular 4 được Supportbởi Google), HTML5 để người dùng cập nhật và khai thác thông tin qua các chứcnăng của phần mềm
Lớp nghiệp vụ (back-end): đây là lớp được thiết kế để xử lý tất cả các dữ liệutheo yêu cầu từ người sử dụng thông qua các API, micro services, web-socket Hệthống sử dụng caching layer, search server để tăng tốc độ hệ thống và giúp trảinghiệm người dùng tốt hơn
Lớp dữ liệu (Data Layer): đây là lớp được thiết kế gồm hệ thống CSDL cónhiệm vụ cung cấp các dữ liệu cho lớp xử lý dữ liệu theo yêu cầu truy vấn
Lớp hạ tầng: gồm tất cả các cơ sở hạ tầng để vận hành hệ thống; tài nguyên
hỗ trợ hệ thống phần mềm, dữ liệu, dịch vụ
Trang 40Hình 3.2 Kiến trúc phần mềm hệ thống quản lý bệnh viện
Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ được cài đặt tập trung tại máy chủ (on-premiseServers) của bệnh viện Tất cả các khoa phòng truy cập hệ thống qua hệ thống mạng
để cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin Phương án này đảm bảo dữ liệu tức thời
và quản lý tập trung mọi hoạt động của bệnh viện trên một cơ sở dữ liệu duy nhất
3.2 Giới thiệu về hệ thống Pacs Cloud (PACS CLOUD)
Trong y tế, PACS (Picture Archiving and Comunication System) là từ viếttắt cho hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế Còn RIS (RadiologyInformation System) là hệ thông tin chẩn đoán hình ảnh y tế Các giải pháp chămsóc sức khỏe PACS và RIS được phát triển để tạo điều kiện cho dòng công việcchẩn đoán hình ảnh điện tử và cung cấp một phương pháp lưu trữ, cất giữ một cáchkinh tế, phục hồi nhanh chóng các hình ảnh đã chiếu chụp, truy cập vào hình ảnh
đã được chụp với nhiều phương thức, có thể truy cập đồng thời từ nhiều điểm truycập và PACS là một bộ phận không thể thiếu của một hệ sinh thái thông tin y tế
Tuy nhiên, việc triển khai PACS hiện nay gặp một số hạn chế do các yêu cầucấu hình thiết bị phần cứng chi phí cao và chỉ hoạt động trong phạm vi nội bộ cơ sở