Họ và Tên sinh viên: HOÀNG TRUNG ANH Mã sinh viên: 17032247 Trang 2 MỤC LỤCNội dung...1Câu 1 Vị trí và vai trò của mô hình Tâm – Sinh – Xã hội trong việc bảo vệ và nângcao sức khỏe...1
lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Học phần: Tâm lý học Sức khoẻ Giảng viên phụ trách: TS Trần Văn Minh Họ và Tên sinh viên: HOÀNG TRUNG ANH Mã sinh viên: 17032247 Hà Nội, 2022 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC Nội dung 1 Câu 1 Vị trí và vai trò của mô hình Tâm – Sinh – Xã hội trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe 1 Câu 2 chia sẻ về việc bắt đầu, duy trì, củng cố một hành vi có lợi cho sức khỏe và những khó khăn, thách thức và những kinh nghiệm mà cá nhân đã/đang trải qua… 5 Tài Liệu Tham Khảo 13 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Câu 1 (5 điểm): Vị trí và vai trò của mô hình Tâm – Sinh – Xã hội trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe? Bài làm Trong nhiều năm trời mô hình Y sinh đã và đang tồn tại, phát triển Theo đó để tồn tại và phát triển một cách lành mạnh, và có một sức khoẻ tốt con người cần phải quan tâm tới các yếu tố về thể chất hay hầu hết mọi nguyên nhân gây ra bệnh tật đều tới từ yếu tố sinh học là chủ yếu Tuy nhiên thực tế đã chứng minh để có một sức khoẻ tốt theo nghĩa sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật (WHO, 1948), thì con người chúng ta cần nhiều hơn thế đặc biệt là một sự cân bằng tương hỗ lẫn nhau trên các bình diện tâm lý, sinh học, xã hội Xét từ ý tưởng trên mô hình Tâm sinh xã hội (Biopsychosocial- BPS ) đã được Engel phát triển năm 1977, từ đó đến nay mô hình đang ngày càng khẳng định được mình và có những vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân cũn như cộng đồng 1 Giới thiệu về mô hình Tâm- Sinh- Xã hội Mô hình Tâm- Sinh- Xã hội lần đầu tiên được George Engel lên ý tưởng vào năm 1977 Cho thấy rằng để hiểu được tình trạng bệnh của một ngươì không chỉ cần được xem xét trên yếu tố sinh học mà trên cả các yếu tố tâm lý và xã hội Mô hình tâm - sinh –xã hội chắc chắn phù hợp với định nghĩa về sức khỏe do WHO cung cấp vào năm 1948 Mô hình Tâm- Sinh- Xã phản ứng sự phát triển của bệnh tật thông qua sự tương tác phức tạp của các yếu tố sau: + Sinh học (Bệnh lý sinh lý, di truyền) +Tâm lý (Suy nghĩ về cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như tâm lý đau khổ, niềm tin sợ hãi / tránh né, các phương pháp ứng phó thực tại và phân bổ ) 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 + Xã hội (các yếu tố kinh tế xã hội, môi trường xã hội và văn hoá như các vấn đề về công việc, hoàn cảnh gia đình và lợi ích kinh tế) Cụ thể hơn thì ví như một người có khuynh hướng di truyền các bệnh trầm cảm, nhưng họ phải có các yếu tố xã hội tác động như căng thẳng tột độ trong công việc và cuộc sống gia đình, và các yếu tố tâm lý như sự cầu toàn tất cả đều kích hoạt mã gen di truyền này và gây ra bệnh trầm cảm Một người sẽ có một khả năng bị mắc bệnh cao hơn khi các yếu tố về sinh học, tâm lý, xã hội cộng hưởng với nhau Có thể nói đề xuất về cách tiếp cận hay mô hình Tâm- Sinh- Xã hội về sức khoẻ này của Engel đã cách mạng hoá tư duy của chúng ta về sự liên quan của các khía cạnh Tâm-Sinh- Xã hội về sức khoẻ Engel không phủ nhận những đóng góp của mô hình Y Sinh trong việc thúc đẩy những tiến bộ của y học, nhưng cũng cho rằng phương pháp tiếp cận Y sinh là thiếu sót vì chỉ cơ thể thì không góp phần giải thích được tất cả các trường hợp bị bệnh, và ông cũng đề xuất về khả năng trao đổi giữa thầy thuốc và bệnh nhân để tìm ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất Sau khi xuất bản, mô hình Tâm- Sinh- Xã hội đã được tổ chức Y tế thế giới thông qua năm 2002 là cơ sở cho phân loại chức năng quốc tế (ICF) 2 Một số chỉ trích xung quanh mô hình Tâm – Sinh – Xã hội Dù là một mô hình ưu việt và có thể sử dụng trong nền y tế hiện đại xong vẫn tồn tại một số quan điểm trái chiều về mô hình này Cụ thể: Tác giả Benning, 2015 lập luận rằng mô hình này thiếu tính thống nhất về mặt triết học Một chỉ trích khác liên quan tới mối quan hệ phức tạp giữa nguyên nhân và tác động của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ hoặc sự xuất hiện của bệnh tật, điều đó khiến cho việc có thể sẽ tốn nhiều thời gian tìm ra nguyên nhân cũng như cách thức điều trị bệnh (Karumamuni, Imayama và Goonetilleke) người đã trình bày các con đường giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội của mô hình và giải thích cách những con đường này có thể đóng góp vào hạnh phúc chủ quan các kết quả thể chất khách quan Các chỉ trích khác bao gồm : Bản chất tổng thể của mô hình này khá tồn thời gian và tài chính khiến cho chúng khó có thể phổ biến được một cách rộng rãi, thực tế tại 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 những nước đang phát triển như Việt Nam khi tỉ lệ các nhân viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ trên số dân chưa đáp ứng được tiêu chuẩn thì mô hình này lại càng khó thưc thi Ngay chính từ bản thân của người viết những lần phải đợi chờ khám bệnh theo mô hình y sinh tập trung vào thăm khám các yếu tố sinh học thôi thì đã mất khá nhiều thời gian Cùng với đó mô hình không cung cấp các hướng dẫn đơn giản về điều trị lâm sàng hoặc các quy tắc ưu tiên trong lâm sàng, sinh viên y khoa nhận được rất ít các nội dung trong các môn tâm lí xã hội so với các khoá học theo định hướng y sinh và không đủ cơ hội đào tạo hoặc nguồn tài chính sẵn có để hỗ trợ sự tồn tại của các nhóm đa ngành gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lí học lâm sàng, y tá sức khoẻ tâm thần và nhân viên phúc lợi xã hội để hiểu đầy đủ các yếu tố sinh học, tâm lý xã hội, liên quan tới tình trạng của bệnh nhân (Babalola, Noel & White, 2017; Gatchel & Oordt, 2012; Lane, 2014; Suls & Rothman, 2004) 3.Vị trí và vai trò của mô hình Tâm – Sinh – Xã hội trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe 3.1 Vị trí - Là một mô hình mới so với mô hình y sinh vốn tồn tại từ rất lâu trước đó trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng Trước khi mô hình Tâm- Sinh- Xã hội ra đời vào năm 1977, và cho tới hiện nay thì trong lĩnh vực y tế mô hình Y-Sinh vẫn chiếm một vị trí hàng đầu và là mô hình chính được sử dụng từ dự phòng tới điều trị bệnh tật Sự xuất hiện của mô hình Tâm- Sinh- Xã hội vào thời điểm đó cho tới hiện tại khiến cho nó giữ vị trí như một mô hình tiềm năng để thay thế mô hình Y- Sinh cũ - Là một mô hình liên kết các yếu tố Sinh học – Tâm lý- Xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ Bởi trước đó trong mô hình thịnh hành là Y Sinh các vấn đề bệnh tật đều được xem xét các nguyên nhân đến từ sinh học, rằng một người bị đau dạ dày có thể là do lượng axit trong dạ dày anh ta tăng cao và muốn chữa thì cần phải tiến hành các biện pháp trung hoà axit trong dạ dày lại, hay việc bị các bệnh ung thư chỉ đơn giản là do các tế bào phát triển một cách không kiểm soát 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Còn bây giờ khi tích hợp các yếu tố về Tâm lý và Xã Hội các bệnh tật có thể được mở rộng hơn về các khái niệm bệnh nguyên cũng như các phương thức điều trị Ví dụ người đau dạ dày có thể là do chế độ làm việc không khoa học do vị trí công việc trong xã hội của anh ta đảm nhận hay việc người đó mắc phải những căng thẳng tâm lý Và việc phòng ngừa vốn sẽ thường có chi phí thấp hơn sẽ được triển khai dựa trên các nguyên nhân tâm lý và xã hội đó qua đó giúp nâng cao và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng 3.2 Vai trò - Giúp tìm ra nguyên nhân bệnh một cách chính xác hơn: Những tiến bộ của khoa học và công nghệ khiến cho tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm trở nên ít đi đáng kể so với thời gian trước đây Tuy nhiên các căn bệnh không lây nhiễm mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, béo phì ngày một gia tăng khiến cho những câu hỏi về tính phổ quát của mô hình Y- Sinh trong việc giải thích các nguyên nhân gây bệnh trở nên thiếu thuyết phục hơn Bởi đã có nhiều bằng chứng rằng một sô các bệnh về ký sinh trùng đã giảm đi trước khi có sự xuất hiện của các loại thuốc chữa bệnh, và nguyên nhân của tình trạng này chỉ đơn giản là việc mọi người có ý thức rửa tay trước khi ăn, xây nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, dùng nước sạch để sinh hoạt, thực hiên ăn chín uống sôi - Giúp việc tập trung vào việc phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn Việc phòng ngừa bệnh sẽ không chỉ tập trung vào các yếu tố như vacin mà có thể đến từ việc cải thiện tâm lý cho cộng đồng Ví dụ như tại Mỹ một số chương trình giáo dục về trí tuệ cảm xúc cho học sinh đã được một số trường đưa vào để nhằm nâng cao khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong tương lai tránh việc Stress hay có những khả năng chống lại lo âu trầm cảm Hay như dịch truyên nhiễm covid-19 vừa qua lúc đầu khi chưa có vacin thì các biện pháp chung tay của cộng động như tuyên truyền việc đeo khẩu trang, dãn cách xã hội tỏ ra khá hiệu quả lúc đầu - Giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ hơn Các yếu tố tâm lý có mối tương quan trực tiếp và ảnh hưởng tới việc hồi phục cuả bệnh nhân theo chiều thuận, như nếu bệnh 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 nhân vui vẻ lạc quan thì việc bình phục của họ sẽ nhanh chóng hơn nhiều so với các bệnh nhân bi quan về bệnh tình của mình (Goleman, 2002) Hay như chính trải nghiệm cá nhân người viết khi mắc Covid thì việc lo lắng hồi hộp khi bản thân mắc Covid có thể khiển lượng O2 trong máu giảm một cách đáng báo động - Là một mô hình giúp cho các nguồn lực trong xã hội được tận dụng một cách tối đa trong việc nâng cao sức khoẻ cho mọi người, như các chương trình hỗ trợ trái tim cho em, các chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh hay phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, cũng là một phần của yếu tố xã hội trong mô hình này 4 Kết luận Mô hình Tâm – Sinh – Xã hội tuy còn non trẻ so với mô hình Y Sinh tồn tại từ rất lâu trước đó song càng ngày mô hình này càng ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cộng đồng Trong tương lai đối với lĩnh vực y tế Việt Nam sẽ cần nhiều hơn những thực nghiệm cũng như nghiên cứu, điều tra đánh giá một cách khoa học làm cơ sở bằng chứng để mô hình này mở rộng tầm ảnh hưởng hơn nữa trong việc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người Câu 2 (5 điểm): Thông qua một mô hình hành vi sức khỏe đã được học, anh chị hãy chia sẻ về việc bắt đầu, duy trì, củng cố một hành vi có lợi cho sức khỏe và những khó khăn, thách thức và những kinh nghiệm mà anh chị đã/đang trải qua? Bài làm Chúng ta đang chứng kiến lĩnh vực y tế đang chuyển mình từ mô hình bệnh tật sang mô hình sức khoẻ, nghĩa là thay vì chỉ quan tâm tới việc cá nhân có bị bệnh gì và cách chữa bệnh đó sang quan tâm làm sao để công đồng có một sức khoẻ tốt nhất Nâng cao sức 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 khoẻ nên là một mục tiêu, các phương tiện y sinh không phải là phương tiện duy nhất để đạt được mục tiêu đó Hành vi của cá nhân có một sự tác động tương đối với sức khoẻ của cá nhân những cá nhân có những hành vi không tốt như thức khuya, sử dụng chất kích thích có khả năng sức khoẻ sẽ sa sút đáng kể? Còn những cá nhân duy trì được việc tập thể dục một cách khoa học và thường xuyên có thể tránh được nhiều nguy cơ về các bệnh do ít vận động như béo phì, và sẽ có một thể lực sung mãn? Năm 2011 trong một công trình của mình Anbert Bandura đã tập trung vào việc lý thuyết nhận thức xã hội tác động thế nào tới cac lĩnh vực sức khoẻ, biến đổi khí hậu, dân số Với lĩnh vực sức khoẻ Bandura nói rằng hiện nay có rất ít các động lực để bác sĩ kê đơn mà ghi các hành vi lành mạnh mà thường tập trung vào thuốc, Nhưng ông tin rằng việc tạo thành các hành vi để có một cơ thể khoẻ mạnh sẽ là rẻ hơn đáng kể so với việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ Bandura cho rằng chúng ta đang chuyển từ mô hình bệnh tật (tập trung vào những người có vấn đề về sức khoẻ) sang mô hình sức khoẻ (Tập trung vào những ngươi khoẻ mạnh) và lý thuyết xã hội sẽ là một công cụ để xây dựng một xã hội khoẻ mạnh 1 Khái niệm liên quan Kasl và Cobb (1966) đã chỉ ra 3 loại hành vi sức khỏe Họ cho rằng: - Hành vi sức khỏe là hành vi nhằm ngăn chặn các chứng bệnh (ví dụ: ăn theo 1 chế độ lành mạnh); - Hành vi đau ốm là hành vi nhằm tìm đến sự chữa trị (ví dụ: đi bác sĩ); - Hành vi vai trò bệnh nhân bao gồm tất cả những hành động để có thể khỏe hơn (uống thuốc kê đơn, nghỉ ngơi) Sau đó Matarazzo (1984) đã định nghĩa lại hành vi sức khỏe: - Thói quen làm hại sức khỏe, được gọi là “hành vi mầm bệnh” (hút thuốc, chế độ ăn nhiều mỡ), 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Hành vi bảo vệ sức khỏe, được gọi là “hành vi miễn dịch” (tham gia kiểm tra sức khỏe) - Tóm lại, Matarazzo đã phân biệt hành vi bởi các tác động tiêu cực (hành vi mầm bệnh - hút thuốc, chế độ ăn nhiều mỡ uống nhiều nước có cồn) và những hành vi có tác động tích cực (hành vi miễn dịch - đanh răng, thắt dây an toàn, tìm hiểu kiến thức sức khỏe, thường xuyên khám tổng quát, ngủ đủ giấc) Nói chung các hành vi sức khỏe được coi là những hành vi liên quan đến tình trạng sức khỏe của một cá nhân - Hiệu quả bản thân được định nghĩa là sự tự tin của một cá nhân vào khả năng thực hiện các thay đổi hành vi cần thiết để đạt được mục tiêu của họ trong nhiều tình huống khác nhau 2 Mô hình Nhận thức xã hội Mô hình nhận thức xã hội kiểm tra các yếu tố dự đoán hành vi và (hoặc) hành vi dự định và ngoài ra xem xét tại sao các cá nhân không duy trì một hành vi mà họ cam kết Lý thuyết nhận thức xã hội được phát triển bởi Bandura (1977, 1986) cho thấy rằng hành vi được điều chỉnh bởi kỳ vọng, khuyến khích và nhận thức xã hội Các khái niệm về khuyến khích cho thấy một hành vi được điều chỉnh bởi kết quả của nó Ví dụ, hành vi hút thuốc có thể được tăng cường bởi kinh nghiệm trong việc giảm lo lắng; khả năng ung thư cổ tử cung có thể bị tăng lên bởi cảm giác an tâm sau khi có một kết quả âm tính Nhận thức xã hội là một thành phần trung tâm của mô hình nhận thức xã hội Mặc dù (như với các mô hình nhận thức) mô hình nhận thức xã hội coi cá nhân như bộ máy xử lý thông tin, có một sự khác biệt quan trọng giữa các mô hình nhận thức và mô hình nhận thức xã hội - mô hình nhận thức xã hội bao gồm các biện pháp của cơ quan đại diện cá nhân trong thế giới xã hội của họ Nó được đo bằng niềm tin chuẩn mực của họ (ví dụ như "những người quan trọng với tôi muốn tôi dừng hút thuốc ") Một số mô hình đã được phát triển sử dụng quan điểm này Phần này xem xét lý thuyết hành vi dự định (có nguồn gốc từ các lý thuyết về hành vi hợp lý) và cách tiếp cận quá trình hành vi sức khỏe 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Lý thuyết Nhận thức Xã hội (SCT) mô tả ảnh hưởng của trải nghiệm cá nhân, hành động của người khác và các yếu tố môi trường đối với hành vi sức khỏe cá nhân SCT cung cấp cơ hội hỗ trợ xã hội thông qua việc khơi dậy kỳ vọng, hiệu quả của bản thân và sử dụng học tập quan sát và các biện pháp hỗ trợ khác để đạt được sự thay đổi hành vi Chất lượng sức khoẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi thói quen lối sống, điều này cho phép con người thực hiện một số biện pháp sức khoẻ của họ, bằng cách quản lý lại những thói quen và lối sống Niềm tin về sự hiệu quả cá nhân đống một vai trò trung tâm trong việc thay đổi bản thân Khi cá nhân tin tưởng vào việc có thể có những kết quả tích cực vào hành động của họ, họ sẽ nỗ lực thay đổi hành vi của họ Hành vi sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những mong đợi hành động của họ Những người có mong đợi hiệu quả thấp sẽ thường mang lại kết quả kém, dễ bị thuyết phục về sự vô ích của nỗ lực khi đối mặt với khó khăn 3 Tập thể dục– hành vi có lợi cho sức khoẻ Việt Nam trong top 10 nước lười vận động nhất thế giới (Thế Đan, 2021) đó là tiêu đề của một bài báo đăng trên tạp chí VNEXPRES, theo đó thống kê của Viện dinh dưỡng thế giới cho thấy trung bình người Việt Nam đi bộ 3660 bước mỗi ngày, giới văn phòng chỉ đi 600 bước mỗi ngày, trong khi khuyến nghi của tổ chức y tế giới là 10000 bước UNFPA cũng cho thấy chiều cao trung bình của Việt Nam thấp thứ 3 châu Á, xếp gần chót khu vực ASEAN Lười vận động không chỉ ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể mà còn dẫn tới những hệ quả nguy hiểm khác về tim mạch, tiểu đường, béo phì Bên cạnh đó, không có thói quen tập luyện thể thao sẽ khiến sức khoẻ cơ xương giảm sút và phát sinh các vấn đề tâm lý - thần kinh do cơ thể không được thường xuyên đào thải stress 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Mặt khác, các chuyên gia y tế đã chứng minh, vận động thường xuyên như chăm chỉ tập thể dục thể thao hay tham gia vào các hoạt động nâng cao thể lực chính là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để có một sức khỏe dẻo dai và hình thành lối sống lành mạnh 3.1 Quá trình bắt đầu hành vi tập thể dục - Nếu mọi người thiếu kiến thức về cách các thói quen ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ thì họ sẽ có ít nỗ lực để thay đổi các hành vi mầm bệnh mà họ đang làm Vậy nên việc việc tìm hiểu các thông tin về việc tập thể dục sẽ là một điều cần thiết để bắt đầu, bằng cách có những thông tin về ích lợi của việc tập thể dục đối với sức khoẻ cá nhân, cũng như lợi ích của từng bài tập một cũng có thế là một sự chuẩn bị để bắt đầu cho việc hình thành một thói quen tốt về tập thể dục Không phải ngẫu nhiên mà Banđura đổi tên học thuyết của mình thành nhân thức xã hội, điều đó cho thây vai trò của nhận thức trong mô hình này là vô cùng quan trọng - Niềm tin về kết quả đạt được cũng sẽ là một khởi đầu tốt cho hành vi tập thể dục Khi đó việc tự nhủ rằng bản thân có thể làm được và thực sự tin vào điều đó sẽ giúp cá nhân hứng khởi cũng như tránh việc từ bỏ thói quen đó sớm - Một điều nữa khi xét trên quan điểm của mô hình này là việc tái hiện lại những điều ta quan sát được ở người khác với bản thân mình vậy nên tìm kiếm những tấm gương về tập thể dục (Ví dụ như Bác Hồ) và quan sát họ có thể sẽ thôi thúc việc bắt đầu hành vi đó một cách hững thú hơn - Lý thuyết nhận thức xã hội cũng chỉ ra hiệu quả bản thân đóng một vai trò trung tâm trong việc thực hiện hành vi Và để tăng hiệu quả bản thân thì cần phải thuyết phục bản thân bằng lời nói, có những hội nhóm cần thiết để gia nhập và nâng đỡ nhau, sự ủng hộ của những người quan trọng với ta 3.2 Quá trình củng cố hành vi - Không giống như nhiều lý thuyết hành vi sức khoẻ khác, lý thuyết nhận thức xã hội xem xét cách con người duy trì hành vi của họ trong một môi trường xã hội Vậy nên để duy trì hành vi tập thể dục thể thao ta nên tìm kiếm những người cũng có mong 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 muốn giống bản thân mình để cùng nhau tập luyện, và thực tế thì việc có người chia sẻ và trao đổi cũng mang lợi ích về mặt tâm lý một cách đáng kể - Trong quá trình luyện tập cần đặt ra các mốc cho mình, và rồi việc hoàn thành các mốc đó sẽ phần nào chứng minh hiệu quả của bản thân mình, hay chính xác hơn ta cũng đang lượng hoá quá trình tập thể thao của mình Chẳng hạn như việc tuần này đạt mục tiêu chạy 1 vòng quanh hồ, tuần sau chạy một vòng rưỡi chẳng hạn - Tham gia vào các hội nhóm sức khoẻ để cùng học hỏi thậm chí chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về những điều mình đã tập luyện - Giảm các tác nhân gây căng thẳng nếu có, thực sự việc tập thể dục thường giải phòng các chất dẫn truyền thần kinh tốt giúp tinh thần ở một trạng thái tích cực nên ta cũng có thể kết hợp thêm việc nghe nhạc để giúp sau này trong quá trình ta căng thẳng sẽ giúp các hoocmon tích cực được cung cấp tránh tình trặng căng thẳng quá mức - 3.3 Củng cô hành vi Việc củng cố cũng có thể được thực hiện với những lý thuyết trong phẩn duy trì trên - Trong củng cố hành vi thì việc cá nhân có các phần thưởng cho bản thân là một điều cần thiết chẳng hạn như việc bạn duy trì được các mốc streek 7 ngày liên tiếp, 1 tháng liên tiếp, và với mỗi mốc đó bạn tự thưởng hay nhận được lời khích lệ cổ vũ từ những người quan trọng sẽ có ý nghĩa rất lớn - Củng cố bằng những bằng chứng về việc cải thiện sức khoẻ của bản thân, ví như sau một thời gian kiên trì tập thể dục bạn đo lại các chỉ số sinh trắc của bản thân để nhận thấy sự khác biệt trước và sau khi luyện tập, để từ đó có những sự tin tưởng và cảm giác thành công hay chính là phần thưởng khi đã cố gằng Nếu có thể thì việc ghi chép lại một nhật ký hay tải một app quản lý sức khoẻ như app đo số bước chân mỗi ngày và kiếm được tiền như Toss chẳng hạn cũng là một ý kiến không tệ 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Đặt mục tiêu dường như là một yếu tố lặp đi lặp lại trong suốt lý thuyết nhận thức xã hội, đặt mục tiêu cho phép cá nhân thúc đẩy quyền tự chủ và cho phép cá nhân thực hiện những thay đổi và thành tựu gia tăng Vậy nên việc củng cố bằng các mục tiêu rồi hoàn thành chúng là một chiến lược được kỳ vọng là sẽ đem lại sự khác biệt - Củng cố gián tiếp hay học tập quan sát xảy ra khi ai đó bắt chước hành vi của người khác và hành vi đó sẽ được củng cố Vậy nên việc củng cố tập luyện sẽ hiệu quả sẽ tốt hơn khi ta tập với nhiều người Có câu muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau và không phải ngẫu nhiên nhiều người tham gia vào các trung tâm để tập cùng nhiều người khác nhau - Cuối cùng là loại tự củng cố hoặc tự kiểm soát bản thân, trong đó một người sẽ dùng ý chí và nhận thức của bản thân để củng cố hành vi sức khoẻ là tập thể dục của mình 4 Khó khăn và thách thức - Đầu tiên là việc duy trì thói quen một cách liên tục khi thay đổi lịch làm việc cũng như môi trường Từ chính trường hợp cá nhân sau gần một năm duy trì thói quen tập chống đẩy trong thời gian ở nhà vì dịch thì khi lên lại Hà Nội với nếp sống mới khác với ở quê thì đến nay đã mấy tháng chưa tập được cái nào - Sự tự hiệu quả bản thân chưa cao, đây có lẽ là một điều không ít cá nhân mắc phải, điều đó sẽ là một khó khăn mang tính tâm lý mà chỉ có thể giải quyết bằng việc giúp bản thân nhận thức một cách rõ ràng hơn về trạng thái tâm lý của bản thân sẽ và nâng cao sự hiệu quả bản thân trong cuộc sống sẽ là một giải pháp hỗ trợ đi kèm - Thiếu những sự đồng hành cùng bạn bè hay những người đồng hành cùng tập thể thể thao cùng Thực sự có rất nhiều hình thức tập thể thao tuy nhiên để có thể cùng tập với một số người không phải là một vấn đề dễ dàng 5 Kết luận Cách đây 74 năm, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi Toàn dân “Tập thể dục” đăng trên báo Cứu quốc Người nhắn nhủ: "Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục" Bác đã phân tích và đưa ra những lời khuyên rất cụ thể về lợi ích của 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 tập thể dục Theo Người, "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công" Riêng đối với thế hệ trẻ, Bác dành sự quan tâm đặc biệt Người đã nhắc nhở thiếu nhi phải luyện tập thể dục thể thao Trong "Thư cho học sinh ngày 17/9/1946", Bác căn dặn: "Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang", "Cái quý nhất của con người là sức khỏe Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất của con người" Còn trong "Thư cho Hội nghị Cán bộ Thể dục thể thao toàn miền Bắc tháng 3/1960", Bác nhấn mạnh: "Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khoẻ Muốn giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục, thể thao cho rộng khắp" Vậy nên mỗi cá nhân đều nên có một ý thức trong việc rèn luyện sức khoẻ của bản thân Và để việc rèn luyện sức khoẻ thông qua những hành vi sức khoẻ như tập thể dục là một điều cần thiết Và các mô hình hành vi sức khoẻ khác nói chung, mô hình nhận thức xã hội nói riêng với trong tâm là việc nâng cao hiệu quả bản thân, đề ra những kỳ vọng về mục tiêu cần đạt được sẽ là một trong những mô hình có thể giúp cá nhân duy trì được hành vi sức khoẻ nói chung trong đó có hành vi tập thể dục thể thao 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Tài liệu tham khảo - Hopwood, Val (2010) “Bối cảnh hiện tại: phục hồi chức năng thần kinh và vật lý trị liệu thần kinh” Châm cứu trong điều kiện thần kinh Churchhill Livingstone trang 39 –51 doi : 10.1016 / B978-0-7020-3020-8.00003- 5 ISBN 978-0-7020-3020-8 - Bản thảo Tâm lý học sức khoẻ, Trường đại học khoa học xã hội nhân văn 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)