1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành ctxh nhóm cơ sở thực hành trung tâm công tác xã hội tỉnh hòa bình

28 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Thực Hành: Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh Hòa Bình
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Thực Hành CTXH Nhóm
Thể loại Báo Cáo Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hòa Bình
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 294,7 KB

Nội dung

Kết quả đạt được...10III – NHỮNG MỐI QUAN TÂM, LO ÂU, NHỮNG VẤN ĐỀ CÁ NHÂN CÓ TRƯỚC ĐỢI THỰC HÀNH...11IV- TỔNG QUÁT KINH NGHIỆM THỰC HÀNH ĐÃ TRẢI QUA VÀ ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỚI VAI TRÒ MỘT NH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hòa Bình, tháng 7 năm 2016

Trang 2

Mục lục Trang

I - BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP………3

1 Cơ sở thực tập 3

2 Lịch sử thành lập của cơ sở 3

3 Đặc điểm tình hình ở đơn vị thực tập 3 4 Chức năng, nhiệm vụ: 4

5 Cơ cấu tổ chức 5

6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 6

7 Quy mô và cơ cấu đối tượng 7

8 Thuận lợi và khó khăn 8

II – CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA NHÓM 8

1 Tên đề tài 8

2 Lý do chọn đề tài 9

3 Kết quả đạt được 10

III – NHỮNG MỐI QUAN TÂM, LO ÂU, NHỮNG VẤN ĐỀ CÁ NHÂN CÓ TRƯỚC ĐỢI THỰC HÀNH 11

IV- TỔNG QUÁT KINH NGHIỆM THỰC HÀNH ĐÃ TRẢI QUA VÀ ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỚI VAI TRÒ MỘT NHÂN VIÊN CTXH LÀM VIỆC VỚI NHÓM 11

1.Tổng quát lý thuyết, kĩ năng thực hành CTXH với nhóm đã vận dụng 11

2.Tiến trình CTXH nhóm được sử dụng và vai trò của cá nhân 19

3.Vai trò của cá nhân trong từng giai đoạn của tiến trình 24

4.Tác đông của bản thân để trợ giúp thân chủ sau này 24

V- NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ NHÓM GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH LÀM CTXH VỚI NHÓM 24

VI- NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC ĐƯỢC TRONG ĐỢT THỰC HÀNH 25

1 Một số điều đã học được 26

VII- NẾU ĐƯỢC LÀM NHIỀU HƠN TÔI SẼ 27

PHỤ LỤC 27

Trang 3

I – BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1 Cơ sở thực tập

- Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình

- Địa chỉ: Khu 3, Thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

2 Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình.

Trung tâm Bảo trợ xã hội (Nay là Trung tâm Công tác xã hội) được thànhlập theo QĐ số 02/QĐ-UBND ngày 04/01/1992 của UBND tỉnh Hòa Bình vềviệc thành lập Trung tâm bảo trợ xã hội Từ năm 1992 đến nay trung tâm đã trảiqua nhiều biến cố, thăng trầm…

Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoàn 2010 –2020; Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2010 – 2020, ngày25/11/2013 UBND tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định số 2811/QĐ-UBND về việc

bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trungtâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh HòaBình

3 Đặc điểm tình hình ở đơn vị thực tập.

3.1 Điều kiện tự nhiên.

Trung tâm công tác xã hội Hòa Bình thuộc khu 3, thị trấn Kỳ Sơn, huyện

Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Vị trí địa lý: nằm ở phía Đông, phía Bắc giáp với đường quốc lộ 6A, thuậntiện cho giao thông, đặc biệt có con suối chảy qua, là một phần của cong sôngĐà; phía Nam địa hình bằng phẳng

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

Về kinh tế: nhân dân khu 3 chủ yếu sống bằng việc tận dụng hành langthành phố, để mở các loại hình dịch vụ kinh doanh như ăn uống, sửa chữa, maymặc,… Mặc dù là huyện miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ biếttận dụng những thế mạnh và có chính sách, định hướng đúng đắn nên kinh tếhuyện Kỳ Sơn đã có sự chuyển biến theo xu hương tốt

Trang 4

Về xã hội: Khu dân cư luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động,thực hiện tốt các chương trình, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vàquy định của địa phương, nêu cao tinh thần lá lành đùm lá rách…

Như vậy nằm trong khu vực kinh tế xã hội đang phát triển nên Trung tâmcông tác xã hội có điều kiện thuận lợi khi cho trẻ theo học tại các trường trên địabàn, đồng thời nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn…

4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.

4.1 Vị trí, chức năng:

Trung tâm Công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập về phúc lợi xã hộitrực thuộc Sở Lao động – thương binh và xã hội, thực hiện chức năng tiếp nhận,nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng có vấn đề xã hội và cộngđồng như: trẻ mồ côi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, người tâm thần,người nhiễm HIV/AIDS diện không nơi nương tựa; nuôi giữ những người tâmthần, lang thang trên đại bàn tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt độngtruyền thông giáo dục, tư vấn và thực hiện các dịch vụ chăm sóc ban đầu, phòng

và trị liệu rối nhiễu tâm trí, trợ giúp, phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụcông tác xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội

và cộng đồng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế của Sở Laođộng – Thương binh và xã hội, đồng thời chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyênmôn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng

4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người cao tuổi cô đơn, người khuyếttật, tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS diện không nơi nương tựa; nuôi giữnhững người tâm thần, lang thang trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn

và thực hiện các dịch vụ chăm sóc ban đầu, phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí,trợ giúp, phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đốitượng bảo trợ xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội và cộng đồng

- Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho các nhóm đối tượng (trong lĩnh vựcbảo trợ xã hội với người khuyết tật, người cao tuổi, người dễ bị tổn thương…),các dịch vụ về giáo dục – xã hội và nâng cao năng lực; dịch vụ chăm sóc, nuôidưỡng ngắn hạn, dài hạn trong trường hợp không thể sinh sống ở gia đình, cộngđồng Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội; phát triển cộngđồng; tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức

- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thểchất cho đối tượng Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn

Trang 5

cảnh khóa khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi; hỗ trợ đối tượng hòa nhậpcộng đồng.

- Tư vấn, trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phốihợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phùhợp để bảo vệ, trợ giúp đối tượng, tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phùhợp

- Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng, giám sát và rà soát lạicác hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch

- Chủ trì với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tựnguyện xin ra khỏi trung tâm trở về với gia đình, tái hào nhập cộng đồng; hỗ trợtạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống, tổ chức các hoạt động phục hồichức năng, lao động trị liệu, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng

- Được tổ chức huy động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài hcinhs, hiện vật của cơquan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt độngcủa Trung tâm, thực hiện hoạt động dịch vụ có thu theo quy định của pháp luật

- Quản lý tài chính, tài sản và cán bộ, viên chức, thực hiện chế độ tiềnlương và bảo hiểm xã hội, chính sách chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khenthưởng, kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên thuộc thầm quyền quản lý theo phâncấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao

4.3 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Trung tâm có 04 phòng và 01 khoa gồm:

Trong đó Giám đốc là người trực tiếp quản lý 02 Phó giám đốc và Phòng

Tổ chức - hành chính; Phó giám đốc là người trợ giúp giám đốc quản lý cácphòng ban chuyên môn, cụ thể là 01 Phó giám đốc chuyên quản lý Phòng y tế vàphục hồi chức năng và khoa tâm thần, còn 01 Phó giám đốc quản lý Phòng tưvấn chăm sóc đối tượng và Phòng Công tác xã hội và Đào tạo

5 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động

Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động trong Trung tâm có 67 đồngchí (trong đó 26 đồng chí nam, 41 đồng chí nữ, dân tộc Kinh: 26 đồng chí, dântộc Mường: 21 đồng chí) Trong đó có 51 biên chế, 13 HĐLĐ theo Nghị định68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, 03 HĐLĐ không xã định thờihạn

Trang 6

Về trình độ Đại học có 30 đồng chí; Cao đẳng: 04 đồng chí; Trung cấp: 23đồng chí; CNKT: 03 đồng chí; Sơ cấp: 03 đồng chí.

Trong đó Phòng Công tác xã hội bao gồm 10 đồng chí, nam: 02 đồng chí

và nữ: 08 đồng chí Hầu hết đều là trình độ đại học phù hợp với chức năngnhiệm vụ đang đảm nhận

Công việc được phân công phù hợp với năng lực, chuyên môn của từngngười, phát huy được hết thế mạnh của các ban ngành nhằm hỗ trợ tối đa nănglực cũng như nguồn lực của nhân viên Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chính

đã được giao trong ban của mình phụ trách, các nhân viên, cán bộ phòng bankhác còn hỗ trợ, đóng góp ý kiến lẫn nhau trong quá trình hoạt động và tươngtác hỗ trợ lẫn nhau trong công việc của ban LĐTB&XH…giúp công việc đượcthực hiện một cách hiệu quả, tránh trì trệ… Không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ giữa nhânviên – nhân viên mà còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ đóng góp ý kiến giữa lãnh đạo vànhân viên theo mối quan hệ tương tác hai chiều, vì vậy tạo được sự bình đẳngtrong công việc, tránh áp đặt, nhưng lãnh đạo vẫn nắm vai trò chủ chốt trong cácquyết định vì vậy lãnh đạo cần sự nhạy bén, cương quyết và tôn trọng ý kiến củacán bộ, nhân viên

Do tính chất công việc đòi hỏi số lượng cán bộ nữ phải nhiều nên số lượngcán bộ nữ nhiều hơn cán bộ nam và tập trung chủ yếu ở bộ phận quản lý trẻ em

và bộ phận nuôi dưỡng Tuy nhiên đội ngũ cán bộ nhiều cũng gây khó khăntrong việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ như: chế độ ốm đau,thai sản, giảm giờ làm, cắt ca trực cho lao động nữ mang thai và có con nhỏ dẫnđến tình trạng thiếu cán bộ nhân viên

6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống cơ sở vật chất càngđược xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ Hệ thống vật chất củatrung tâm bao gồm:

6.1 Điều kiện làm việc:

Đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số BLĐTBXH ngày 25/2/2011 quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xãhội Có khu nhà dành riêng cho đối tượng, khu làm việc cán bộ, khu vui chơigiải trí, khu tăng gia sản xuất…

04/2011/TT-Công chức và lao động của phòng có nhiều thuận lợi trong công tác tại cơquan như: có nhà gửi xe, phòng làm việc, thiết bị điện chiếu sáng, điện thoạibàn, máy in, máy tính, máy phô tô, quạt trần và các trang thiết bị bàn ghế phục

vụ cho công việc… Có các lớp tập huấn cán bộ nhằm mục đích trang bị và nângcao kiến thức chuyên môn cho lực lượng lao động cũng như chuyên viên đangcông tác tại phòng

6.2 Trang thiết bị phục vụ an sinh xã hội

Trang 7

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các chế độ chính sách, nên cácphòng được bố trí hợp lý, các phòng đều có bàn làm việc, riêng phòng tiếp dân

có 01 bàn dành riêng cho việc tiếp dân, phòng có máy vi tính, in ấn, tủ đựng hồ

sơ, công văn, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách về người có công, trẻ em

Trang 8

- Có các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước về công tác bảo trợ xãhội.

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban giám đốc SởLĐTB&XH tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban đơn vị thuộc Sở vàphòng LĐTB&XH các huyện, thành phố cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộviên chức và người lao động Trung tâm Công tác xã hội đã cơ bản hoàn thànhnhiệm vụ được giao

- Tổ chức bộ máy và cán bộ Trung tâm được kiện toàn Đội ngũ cán bộđược sắp xếp theo chuyên môn nghiệp vụ hoặc theo năng lực công tác Tập thểcán bộ viên chức luôn nêu cáo vai trò trách nhiệm trong công việc, chủ độngtrong thực hiện nhiệm vụ; tích cực trong học tập, nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao

8.2 Khó khăn

- Trong những năm qua, Trung tâm hoạt động theo mô hình nuôi dưỡngtổng hợp, chưa có phân khu thành những khu nuôi dưỡng cho từng nhóm đốitượng (chỉ riêng khu quản lý tâm thần được tách riêng) nên khó khăn cho côngtác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các đối tượng xã hội

- Đối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức thấp, cónhững mặc cảm về bản thân, tâm lý dễ bị tác động từ những người xung quanhnên khó khăn trong quá trình quản lý, giáo dục Các cháu nhỏ được tiếp nhậnvào nuôi dưỡng thường bị suy dinh dưỡng nên đòi hỏi phải có sự chăm sóc mộtcách phù hợp, phòng bệnh chu đáo

- Mức trợ cấp tiền ăn cho đối tượng chưa đáp ứng được chi phí trong sinhhoạt hàng ngày; dịch bệnh nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sốngsinh hoạt của đối tượng; thời tiết không thuận lợi nên hiệu quả tổ chức sản xuấtkhông cao

- Chưa có cơ sở vật chất để cung cấp dịch vụ tiếp nhận, chăm sóc nuôidưỡng đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng

II – CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA NHÓM

1 Tên đề tài

“Áp dụng công tác xã hội nhóm thông qua nhóm giải trí nhằm tăng khảnăng gắn kết các thành viên và nâng cao năng lực hòa nhập của nhóm trẻ khuyếttật trí tuệ tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình

2 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Trang 9

(Chủ tịch Hồ Chí Minh)Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em chính là niềm vui, là tương lai của cảthế giới Các em cần được vui chơi, học hành, được người lớn dành cho những

gì tốt đẹp nhất Tuy nhiên, không phải tất cả các em đều được hưởng những điều

cơ bản đó Ở trên trái đất này vẫn còn đó những mảnh đời cơ cực, những tâmhồn bé nhỏ cần được chở che Đặc biệt là các em bị bệnh tự kỷ, bại não và chậmphát triển trí tuệ, căn bệnh dai dẳng suốt cuộc đời các em, không chỉ ảnh hưởngđến gia đình, xã hội, mà chính bản thân các em

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Thương binh và Xã hội, có khoảng từ 5 7% trẻ em tàn tật ở độ tuổi dưới 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếmkhoảng trên 40%

-Theo thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, số trẻ mắc bệnh tự kỷmới ngày càng gia tăng nên các cơ sở điều trị cho trẻ tự kỷ đều bị quá tải Hàngnăm có trên 3.000 lượt trẻ bị bệnh bại não và tự kỷ đến điều trị tại khoa Nhi củaBệnh viện Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu điều tra, thống kêchính thức về trẻ tự kỷ Nhưng nếu ước lượng theo tỷ lệ của nước Anh thì ViệtNam hiện có 83 triệu dân, sẽ có khoảng trên 160.000 người tự kỷ

Thạc sỹ Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: Theokết quả nghiên cứu, đánh giá 76 trẻ được chẩn đoán xác định là tự kỷ trong độtuổi từ 20 tháng đến 7 tuổi vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Châm cứu Trungương trong thời gian từ 2008 - 2011 cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ là 8 bétrai/1 bé gái và trẻ ở thành thị mắc chứng tự kỷ nhiều hơn trẻ ở nông thôn; tuổithấp nhất khi nhập viện lần đầu của trẻ là 20 tháng tuổi và tuổi lớn nhất là 68tháng tuổi; khoảng 12% số trẻ được phát hiện các dấu hiệu của bệnh tự kỷ trước

2 tuổi; 19,74% số trẻ được phát hiện là do cô giáo chứ không phải là bố mẹ hayông bà; 56,58% trẻ được phát hiện bệnh nhờ dấu hiệu chậm nói (trẻ đã hơn 2tuổi) (Nguồn: Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ lao động thương binh và xã hội

http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-VN/13/350/17604/Default.aspx)

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 em bé sinh ra, trong đó có 1.400

- 1.800 trẻ bị bệnh Down (Trisomy 21), 200 - 250 trẻ bị hội chứng Ewards(Trisomy 18), 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh (Nguồn:

dinh-va-xa-hoi)

http://m.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/654647/giam-ganh-nang-cho-gia-Vậy nên xuất phát từ những lý do trên, nhóm lựa chọn chủ đề thực hànhlà: Áp dụng công tác xã hội nhóm thông qua nhóm giải trí nhằm tăng khả năng

Trang 10

gắn kết các thành viên và nâng cao năng lực hòa nhập của nhóm trẻ khuyết tậttrí tuệ tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình.

3 Kết quả đạt được

Qua đợt thực hành này, chúng tôi đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thựchành và những bài học bổ ích mà trên nghế nhà trường không có

Thông qua các trò chơi nho nhỏ và những bài tập thể dục mà chúng tôi đã

tổ chức như: bài tập thể dục buổi sáng, trò chơi dân gian thì những gì chúng tôilàm được cho các em chưa thật nhiều nhưng ít nhất những điều chúng tôi làmđược cũng đã phần nào giúp các em cảm thấy vui vẻ, thoải mái và các thànhviên thêm gắn bó với nhau

Bên cạnh đó các thành viên trong nhóm cũng đã dành rất nhiều thời giantâm sự, trò chuyện với các em, hướng dẫn các em học bài như: tô màu, tập đọcchữ

Đợt thực hành cũng là nền tảng ban đầu để chúng tôi chuẩn bị hành trangtrở thành một nhân viên công tác xã hội trong tương lai

Và cuối cùng, kết quả sau một tuần thực tập của chúng tôi là ngoài giúp các

em cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc ra thì kết quả cao hơn đó là đã giúp các em gắnkết với nhau hơn và đã phần nào nâng cao được năng lực hòa nhập của các emvới nhóm thực hành, chúng tôi tin tưởng rằng sau khi các em kết thúc quá trìnhlàm việc với nhóm sinh viên thực hành thì các em có thể tự tin tham gia vào cácnhóm bất kỳ nhóm sinh hoạt nào một cách tốt nhất

Kết quả của đợt thực hành này là tiền đề cho chúng tôi vạch ra những kếhoạch cho bản thân, cho quá trình phát triển chuyên môn Công tác xã hội củamình sau này Qua quá trình làm việc với đối tượng là trẻ em, chúng tôi nhậnthấy đây là điểm mạnh vì chúng tôi đã được học qua môn Công tác xã hội vớitrẻ em nên đã có kiến thức cơ bản về trẻ em Hơn thế nữa chúng tôi có thể pháttriển được chuyên ngành của mình Nếu có đủ điều kiện, có thể trong tương laichúng tôi sẽ theo đuổi chuyên ngành liên quan đến trẻ em, tuy nhiên điểm khókhăn của chúng tôi đó là chưa có kinh nghiệm làm việc, đặc biệt chưa có kiếnthức sâu về bệnh tự kỷ, bại não và chậm phát triển trí tuệ, nên trong quá trìnhlàm việc với các em, chúng tôi gặp không ít những khó khăn

III - NHỮNG MỐI QUAN TÂM, LO ÂU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÁ NHÂN CÓ TRƯỚC ĐỢI THỰC HÀNH.

Đây là lần đầu tiên đi thực hành, nên không thể tránh khỏi lo lắng, sợ hãi,những câu hỏi luôn thường trực trước khi đến cơ sở thực hành đó là:

Trang 11

- Không biết đến cơ sở thực hành mình sẽ phải làm những gì?

- Cán bộ ở cơ sở thực hành có vui tính hay không? Liệu các cô chú có giúp

đỡ mình tận tình không?

- Bên cạnh việc được trang bị kiến thức kỹ năng tốt ở cơ sở đào tạo thì tôicòn thiếu và yếu kinh nghiệm thực thành, thực tế Tôi không biết là mình có thểvận dụng tốt các kỹ năng, kỹ thuật vào quá trình thực hành hay không?

- Khi gặp khó khăn mình sẽ phải giải quyết ra sao?

- Không biết các em ở cở sở ra sao? Có dễ tiếp cận không?

- Sau khi đọc yêu cầu của môn thực hành CTXH nhóm và cá nhân, chúngtôi lo lắng, sợ mình không thể hoàn thành được các yêu cầu đó Liệu thầy cô cóđưa ra quá nhiều các yêu cầu không?

IV- TỔNG QUÁT KINH NGHIỆM THỰC HÀNH ĐÃ TRẢI QUA VÀ

ĐÃ HỌC ĐƯỢC VỚI VAI TRÒ MỘT NHÂN VIÊN CTXH LÀM VIỆC VỚI NHÓM

1 Tổng quát lý thuyết, kĩ năng thực hành CTXH với nhóm đã vận dụng

(Trong phần này chúng tôi xin đưa ra các lý thuyết và kĩ năng thực hànhCTXH mà nhóm chúng tôi đã thực hiện trong môn CTXH nhóm vừa qua.)

1.1 Lý thuyết

a Lý thuyết hệ thống:

Đây là 1 trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng trong công tác xãhội, đặc biệt khi tìm hiểu đánh giá về hệ thống xung quanh thân chủ Bởi, nó chonhân viên CTXH biết rằng thân chủ đang thiếu những gì và những hệ thống mà

họ có thể tham gia và tiếp cận bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến nhữngcái tổng thể và mang tính hòa nhập

Những hệ thống mà nhân viên CTXH làm việc là những hệ thống đa dạng:

hệ thống gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội… Hay còn được phân thành cácloại hệ thống như sau:

+ Hệ thống tự nhiên: gia đình, bạn bè, người đưa thư…

+ Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức công đoàn…

+ Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học, các thiết chế xã hội, hay hệthống chính sách…

Vấn đề xã hội xảy ra khi thân chủ là những trẻ em trí não chậm phát triển

do ảnh hưởng của chất độc màu da cam không tiếp cận được với hệ thống đóhoặc có vấn đề với việc tiếp cận các hệ thống trên Bởi vậy thuyết hệ thống cung

Trang 12

cấp cho nhân viên CTXH có cái nhìn toàn diện về vấn đề thân chủ đang gặpphải và có kế hoạch giúp đỡ các em một cách hiệu quả Thuyết này quan trọngtrong việc xác định những yếu tố trong hệ thống sinh thái mà thân chủ đangsống, nhân viên CTXH sẽ nhìn nhận xem thân chủ liên hệ chặt chẽ với yếu tốnào, chưa chặt chẽ với yếu tố nào.Từ đó, song song với quá trình can thiệp vớitừng vấn đề cụ thể, nhân viên CTXH có thể kết hợp , huy động được các nguồnlực có sẵn, những hệ thống chính sách cần thiết còn ẩn hoặc thân chủ chưa cóđiều kiện tiếp nhận để giúp cho quá trình can thiệp được hiệu quả.

Thuyết được nghiên cứu và phân tích để đưa ra những giải thích hành vicủa các thành viên trong nhóm.Theo cách tiếp cận cổ điển, của thuyết học tập,hành vi của thành viên nhóm có thể xuất hiện khi nó được kích thích

Áp dụng vào nhóm trẻ trí não chậm phát triển do nhiễm chất độc màu dacam : nhân viên CTXH nhắc nhở (điều kiện kích thích) thành viên nào đó lấn átcác thành viên khác khi tham gia vào các hoạt động nhóm Nhờ có sự nhắc nhởnày mà thành viên đó đã thay đổi hành vi của mình Đây là kết quả của việc đưa

ra sự kích thích thay đổi hành vi của thân chủ trong nhóm

Một phương pháp học tập theo thuyết này khá phổ biến ứng dụng trongcông tác xã hội là tạo ra môi trường có điều kiện Đối với nhóm trẻ này, hành vicủa thành viên nào đó trong nhóm sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, nếu như hành vi đónhận được phản ứng tích cực của thành viên trong nhóm.Như vậy là tạo ra môitrường có điều kiện để thành viên đó tiếp tục củng cố hành vi của mình Ngượclại, nếu thành viên nào đó trong nhóm nhận được sự phản hồi khó chịu từ cácthành viên khác về hành vi nào đó của bản thân, thành viên đo sẽ cố gắng tránh

có các biểu hiện kiểu đó trong tương lai Bên cạnh đó, thuyết học tập xã hội cóthể giúp giải thích cho các hiện tượng lây chuyền hành vi từ thành viên này sangthành viên khác, nếu như hành vi của thành viên đó được các thành viên kháctrong nhóm hưởng ứng

Buổi thực

Lý thuyết áp dụng Kết quả đạt được

Trang 13

- Trong buổi sinh hoạt đầu tiênnhóm sinh viên đã sử dụng lýthuyết hệ thống để có cái nhìntoàn diện về vấn đề thân chủđang gặp phải và có kế hoạchgiúp đỡ các em một cách hiệuquả và đánh giá một số hệ thốngquanh nhóm thân chủ, đồng thờivận dụng những hệ thống quanhnhóm thân chủ để có thể giảiquyết vấn đề cho nhóm thân chủ

- Qua buổi sinh hoạt đầu tiên nhóm

đã thu được một số kết quả là:+ Thu thập được một số hệ thốnglà: hệ thống gia đình, bạn bè và hệthống cán bộ nhân viên công chứctrong trung tâm

+ Đặc biệt quan trọng đó là hệthống cán bộ nhân viên công chứctrong trung tâm vì đa số các emsống tại trung tâm do vậy nhómsinh viên đã dựa vào hệ thống nàygồm các giáo viên dạy kỹ năngmềm, điều dưỡng viên, y tá Nhóm đã tận dụng hệ thống này đểtìm hiểu về các thông tin của nhómthân chủ, tìm hiểu tình trạng sứckhỏe, khả năng tư duy Nhóm sinhviên đã dựa vào đó đưa ra nhữnghoạt động phù hợp cho nhóm thânchủ

Buổi 2 1 Lý thuyết học tập xã hội:

- Trong buổi sinh hoạt thứ 2nhóm sinh viên có sử dụng thêm

1 lý thuyết đó là lý thuyết họctập xã hội Dựa vào lý thuyết nàynhóm sinh viên đã có những giảithích hành vi của các thành viêntrong nhóm, từ đâu lại có nhữnghành vi đó Để từ đó có cách giảiquyết cho phù hợp

1 Dựa vào lý thuyết học tập xã hộithì nhóm đã có thể lý giải đượcmột số hành vi của một số emtrong nhóm:

VD: - các em thường rất lễ phép,chào hỏi đó là do các cô giáo dạygiỗ, bảo ban, ngoài ra các em thấycác anh chị, các cán bộ trong trungtâm hay chính bố mẹ mình chàohỏi nên các em cũng chào hỏi

- Bên cạnh đó nhóm sinh viên kếthợp phổ biến các hoạt động mớinhư tập thể dục, các trò chơi dângian như đá bóng, nhảy ô… cho

Trang 14

nhóm thân chủ, khuyến khích các

em tham gia, qua các hoạt động đógiúp các em học hỏi được sự đoànkết, sự chia sẻ và hợp tác giữa cácthành viên trong nhóm với nhau.Buổi 3

+4+5

1 Lý thuyết học tập xã hội:

- Trong buổi sinh hoạt thứ 3, 4, 5nhóm đã đánh giá những kỹnăng, cũng như năng lực mànhóm thân chủ còn yếu và cầncủng cố

1 Lý thuyết học tập xã hội:

- Nhóm sinh viên còn phổ biến vàhướng dẫn các hoạt động mới chocác nhóm viên, trong đó nhóm sinhviên phổ biến rõ rãng mục đích củatừng hoạt động, cũng như cách tiếnhành những hoạt động để các nhómviên hiểu và chấp nhận tham giavới một tinh thần tích cực, đồngthời tăng ý thức tự quản, tăng mốiquan hệ giữa các thành viên trongnhóm

- Thông qua những trò chơi mangtính giáo dục như: xếp hình, ghéptranh…đã giúp cho các em học hỏiđược tính đoàn kết, sự tự tin, họcđược cách làm việc nhóm, kỹ năngvận động xúc giác, sức mạnh, nhạybén, các kỹ năng trong cuộc sống,tưởng tượng, tư duy và quan trọnghơn là tinh thần đồng đội

1.2 Kỹ năng

a Kỹ năng quan sát

Nhóm chúng tôi sử dụng kỹ năng quan sát trong toàn bộ quá trình can thiệpđối với các nhóm viên Và kỹ năng này được thể hiện qua từng buổi can thiệpnhóm

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w