1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tế thực hành công tác xã hội với trẻ em cơ sở bảo trợ trẻ em mồ côi thiên thần

17 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tế thực hành công tác xã hội với trẻ em cơ sở bảo trợ trẻ em mồ côi Thiên Thần
Tác giả Nguyễn Bảo Nguyệt An, Lê Minh Anh, Bùi Thị Huyền Nhi, Trần Thụy Yến Vi, Ngô Minh Anh Tú, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phan Bảo Trâm, Nguyễn Ngọc Phương Trinh, Nguyễn Huỳnh Phương Uyên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Xã hội học
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Báo cáo thực tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 318 KB

Nội dung

Chương 2 giảithích sự phát triển của trẻ em ở thời thơ ấu, kết nối sự phát triển hành vi, xã hội, tình cảmvới nhau và nhấn mạnh những lĩnh vực mà nhân viên công tác xã hội cần nhận thức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

BÁO CÁO THỰC TẾ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hồng

Mã lớp học : XHH047002

Nhóm thực hiện : Nói ít làm nhiều

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN MỘT: SƠ LƯỢC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Social work for children (Marian Brandon, Gillian Schofield, Liz Trinder, Nigel Stone,

1998) 5

II Công tác xã hội với trẻ em và gia đình (Nguyễn Ngọc Lâm, 2005) 5

III Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh - Hà Nội (Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Thu Uyên, 2020) 6

IV Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Trường Cao Đẳng Cơ giới Ninh Bình - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018) 6

PHẦN HAI: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM 7

I Đối tượng 7

II Mục đích 7

1 Mục tiêu của nhóm 7

2 Điều nhóm muốn đạt được từ chuyến đi thực tế 7

III Kế hoạch chi tiết 7

PHẦN BA: GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN 11

I Phân công (dự kiến) 11

II Phân công chi tiết 12

III.Mô tả về cơ sở 14

1 Lịch sử hình thành 14

2 Cách thức hoạt động 14

3 Xu hướng phát triển 15

4 Đánh giá hoạt động của trung tâm theo mô hình SWOT 16

IV Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi thực tế 17

Trang 3

BÁO CÁO NHÓM Môn học : Công tác xã hội THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hồng

Nhóm thực hiện: Nói ít làm nhiều

Thời gian thực hiện: 10/03/2023 – 20/04/2023

Thời gian đi thực tế: 15/04/2023

Đối tượng tiếp cận: trẻ em mồ côi

Địa điểm thực hiện: Cơ sở Bảo trợ Trẻ em mồ côi Thiên Thần

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Đánh giá thành viên nhóm:

Trang 4

G BÌNH

ST

Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công việc

Thảo luận và đóng góp ý kiến

Thái độ làm việc nhóm

Mức độ tham gia cuộc họp

Hoàn thành công việc của bản thân hiệu quả, chỉn chu

Trang 5

PHẦN MỘT: SƠ LƯỢC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Social work for children (Marian Brandon, Gillian Schofield, Liz Trinder, Nigel Stone, 1998)

Social work for children được chia làm 2 phần, phần một gồm chương 1 và 2, phần hai từ chương 3 đến chương 7 Bắt đầu từ quan điểm lịch sử về mối quan hệ giữa trẻ

em, gia đình, quốc gia và xem xét quyền trẻ em theo Đạo luật trẻ em 1989 Chương 2 giải thích sự phát triển của trẻ em ở thời thơ ấu, kết nối sự phát triển hành vi, xã hội, tình cảm với nhau và nhấn mạnh những lĩnh vực mà nhân viên công tác xã hội cần nhận thức khi làm việc với trẻ Những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản và kỹ thuật làm việc với trẻ em cùng với những ví dụ cụ thể áp dụng với từng độ tuổi của trẻ được gói gọn trong chương 3 của tài liệu Tác giả tiếp tục dùng chương 4 để đi sâu tìm hiểu vai trò của công tác xã hội cho trẻ em có nhu cầu và trẻ em cần được bảo vệ Chương 5 sẽ bao gồm những khó khăn về thực hành công tác trẻ em trong các vụ kiện chăm sóc và con nuôi ở tòa án Các phương pháp và kỹ năng liên quan để làm việc với trẻ em được chăm sóc được các tác giả đề cập

ở chương 6 Chương 7 phân tích khung nghiên cứu và luật pháp cũng như tìm hiểu các vấn đề theo cách thức giúp đỡ các nhà thực hành trong tham gia công tác với những người vi phạm trẻ tuổi Qua quá trình tổng quan, nhóm Nói ít làm nhiều quan tâm đặc biệt đến nội dung chương 1, 2, 3, 4 và 6 bởi địa điểm mà nhóm chọn có những đặc điểm tương đồng được đề cập trong nghiên cứu

Cụ thể, làm việc với trẻ em được coi như là một thách thức lớn nhưng cũng đem lại nhiều những giá trị và bài học tích cực đối với nhân viên công tác xã hội Khi bắt tay vào làm việc với trẻ, nhân viên công tác xã hội sẽ ở bên cạnh trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ Trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc chân thật nhất của mình, do đó, nhân viên công tác xã hội cần tìm cách trao đổi phù hợp và tôn trọng trẻ, đồng thời lôi kéo trẻ vào tham gia các hoạt động cần thiết, kể cả hoạt động giải trí hay những quyết định cần thiết bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ Khả năng lắng nghe là yếu tố quan trọng cần có khi tiếp xúc và làm việc với trẻ em Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng cần có kỹ năng quan sát và đọc tình huống một cách nhạy bén để có thể hỗ trợ và chăm sóc các bé tốt nhất có thể Những công việc này không hề đơn giản và nó cần có thời gian dài để trau dồi, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế Kiến thức, kỹ năng và sự chuyên nghiệp là những khía cạnh quan trọng mà người nhân viên công tác xã hội phải đảm bảo khi thực hiện công việc này Họ phải thực sự cần biết những thông tin cô bản trước khi làm việc với trẻ

em Đối với những đứa trẻ đặc biệt, họ cũng cần có sự hiểu biết nhất định Ngoài ra, những việc nào mà nhân viên công tác xã hội có thể làm cùng trẻ, làm thay trẻ và có thể trở thành người làm việc tốt hơn với trẻ cũng được đề cập đầy đủ và chi tiết

II Công tác xã hội với trẻ em và gia đình (Nguyễn Ngọc Lâm, 2005)

Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em và gia đình của Thạc sĩ Nguyênc Ngọc Lâm biên soạn gồm: công tác xã hội với trẻ em và công tác xã hội với gia đình Tuy nhiên,

Trang 6

nhóm chỉ tổng quan tài liệu liên quan đến khía cạnh mà nhóm quan tâm là công tác xã hội với trẻ em Cụ thể, công tác xã hội với trẻ em bao gồm:

- Các chức năng của công tác xã hội và các nhu cầu đặc biệt của trẻ em như trị liệu,

hỗ trợ, phục hồi, bảo vệ liên quan đến trẻ em có nhu cầu đặc biệt

- Các lĩnh vực thực thi công tác xã hội với trẻ: cộng đồng, trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội

- Các vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em

Giáo trình cũng đã đưa ra những lý thuyết liên quan về trẻ em và quyền trẻ em cũng như mô tả những giai đoạn phát triển của trẻ và các lĩnh vực mà trẻ phát triển như ngôn ngữ, hành vi, Ngoài ra, giáo trình cũng có đề cập đến những nhu cầu cần thiết của trẻ ở phần 4, chỉ ra cách nhận biết và các kỹ năng cần có để đáp ứng những nhu cầu

đó cho trẻ

III Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh - Hà Nội (Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Thu Uyên, 2020)

Luận văn Thạc sĩ đã mô tả thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong

hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh Từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị để nâng cao vai trò của nhân viên xã hội đối với trẻ em lang thang tại địa bàn nghiên cứu Cụ thể, nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ những khái niệm liên quan đến Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em lang thang, những hoạt động cũng nh là yếu tố ảnh h ởng đến trẻ em langƣ ƣ thang, ngoài ra tìm hiểu về những Luật pháp, Chính sách của Đảng và nhà nước trong hỗ trợ trẻ em lang thang Từ đó, bài viết giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến l ợc về các đối t ợng yếu thế trong xã hội Đặc biệt là với trẻƣ ƣ

em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em lang thang Nghiên cứu đã định nghĩa vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang là việc nhân viên công tác xã hội sử dụng những kiến thức và kĩ năng của mình để hỗ trợ đối t ợng là trẻ emƣ lang thang về mặt tâm lý, giáo dục, hướng 26 nghiệp,…cùng các em giải quyết những vấn đề khó khăn, nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, đảm bảo cho các em có một môi

tr ờng an toàn và ổn định cuộc sốngƣ Đồng thời còn cho thấy đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang và những giải pháp cần có để giải quyết thực trạng này Tuy là nghiên cứu này không tìm hiểu trẻ em mồ côi như định hướng của nhóm nhưng cũng đã phần nào giúp ích cho nhóm trong việc nhận định được vai trò của nhân viên công tác xã hội và áp dụng những giải pháp đã đề xuất một cách hiệu quả

IV Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Trường Cao Đẳng Cơ giới Ninh Bình

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018)

Trẻ em là đối tượng đặc biệt, là nhóm xã hội thuộc độ tuổi trong giai đoạn đầu của

sự phát triển con người, Cả thể chất lẫn tinh thần đều chưa có sự phát triển toàn diện và

Trang 7

dễ dàng bị tổn thương Chính vì thế, trẻ em là nhóm cần được hỗ trợ, chăm sóc và nuôi dạy cẩn thận từ gia đình và xã hội Giáo trình này tập trung vào 4 nội dung chính gồm:

- Những vấn đề chung về sự phát triển và quyền trẻ em

- Bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại và xao nhãng

- Vận dụng các nguyên tắc làm việc với trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt

- Tiến trình công tác xã hội với trẻ em

Ở tiến trình công tác xã hội với trẻ em, trước hết, nhân viên công tác xã hội cần nhận thức được vấn đề và kỹ năng để tiếp cận trẻ Chúng ta cần xác định rõ những chứng

cứ và thông tin cần thiết đến quá trình chăm sóc và làm việc với các bé Đồng thời, nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng những kỹ năng: quan sát, vấn đàm, vãng gia, để thu thập thông tin Tiếp đến, nhân viên công tác xã hội cần đặt câu hỏi theo trình tự hợp lý, logic, có kết hợp các kỹ năng mềm khác nhau như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, cho phù hợp Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết, người làm công tác xã hội cần lập bản kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề mà trẻ đang gặp phải và can thiệp hợp lý Khi can thiệp có thể sử dụng những phương pháp khác nhau sao cho phù hợp và can thiệp theo trình tự: tác động đến bản thân trẻ, tác động đến môi trường sinh thái xung quanh trẻ (môi trường xung quanh, mối quan hệ giữa trẻ và môi trường, mối quan hệ giữa trẻ và những người khác) và cuối cùng là phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau

để giải quyết Cuối cùng, sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, nhân viên công tác xã hội sẽ lượng giá để rút kinh nghiệm và đánh giá sự can thiệp đối với trẻ em

PHẦN HAI: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM

I Đối tượng

- Trẻ em mồ côi hiện đang được nuôi dưỡng tại cơ sở;

- Người quản lý cơ sở, các cô bảo mẫu trực tiếp chăm sóc trẻ

II Mục đích

1 Mục tiêu của nhóm

- Tìm hiểu về trẻ em mồ côi và cuộc sống thực tế của các em tại cơ sở;

- Tìm hiểu về hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em

2 Điều nhóm muốn đạt được từ chuyến đi thực tế

- Hiểu biết hơn về cuộc sống thực tế ở cơ sở của các trẻ em mồ côi;

- Nắm được cách thức một chương trình công tác xã hội hoạt động và mức độ cần

thiết của công tác xã hội đối với trẻ em

III Kế hoạch chi tiết

ST

T

Nội dung công

việc

Cách thức thực hiện

Thời gian thực hiện

Quy trình thực hiện

Người hỗ trợ

Trang 8

- Tìm hiểu mục

đích chung của

nhóm

- Tìm hiểu nhu

cầu của nhóm và

nhóm đối tượng

- Tìm hiểu các

yếu tố ảnh hưởng

tới những hoạt

động của cơ sở

- Tham quan cơ

sở

- Trao đổi với

quản lý của cơ sở

- Tìm hiểu các mô

hình hoạt động

của cơ sở

- Xây dựng các

mục tiêu, nội

dung công việc

cần làm trong quá

trình thực tập tại

trung tâm

- Đọc các tài liệu sẵn có tại

cơ sở đã chọn

ở trên thông qua sách, báo, Internet…

- Đi tiền trạm,

di chuyển đến

cơ sở

- Liên hệ với quản lý cơ sở trước khi đến

- Phỏng vấn:

tượng phỏng vấn trong cơ sở: trẻ em, người quản

lý, người chăm sóc trực tiếp cho các em

10/03/202

3 đến 14/04/202 3

- Thảo luận về bản kế hoạch đi thực tế ban đầu

- Liên hệ cơ sở qua số điện thoại để ngỏ ý được đến cơ sở

- Đến cơ sở theo ngày đã hẹn để được tiền trạm theo yêu cầu và hướng dẫn từ phía cơ sở

- Hoàn thành

kế hoạch chi tiết, chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết để chuẩn bị đến cơ

sở thực tế

- Thầy cô hướng dẫn môn học: là người sẽ cung cấp các kiến thức chuyên môn để có

đủ kỹ năng, kiến thức,

và ứng xử chuyên nghiệp khi

đi thực tế tiếp xúc với trẻ em mồ côi tại cơ sở bảo trợ xã hội

- Người cung cấp giấy giới thiệu xin tiếp xúc với trẻ em: là cầu nối để giới thiệu sinh viên thực tế ở địa điểm chỉ định

2 -Tìm hiểu nhu

cầu, mong muốn

của các bé tại cơ

sở

- Tìm hiểu về quy trình các nhân viên xã hội hỗ trợ cơ

sở và các bé tại cơ sở

Từ 11/03/2023 đến 15/03/202 3

- Đến cơ sở và tiếp xúc trực tiếp với các trẻ

em tại đây theo hướng dẫn của

cơ sở

- Đảm bảo rằng không làm ảnh

- Quản lý cơ

sở, bảo mẫu chăm sóc các em giúp tiếp cận các

em và thu thập thông tin cần thiết,

Trang 9

hưởng đến các

bé và giờ giấc sinh hoạt của

cơ sở và các bé

đảm bảo không can thiệp đến những thông tin riêng tư

mà cơ sở không sẵn sàng cung cấp

3

- Tìm hiểu thực

trạng hoạt động

công tác xã hội

của nhân viên

công tác xã hội

đối với trẻ em

- Hoàn tất các

bước chuẩn bị

- Liên hệ và trao đổi với

cơ sở để xây dựng kế hoạch phù hợp

- Làm đơn xin phép và

kế hoạch, báo cáo sơ bộ cho

cơ sở nắm được

- Liên hệ với

cơ sở để chốt lại những vấn

đề quan trọng trước khi cả nhóm đến thực tế

Tổng kết lại kết quả đã thu được và sau đó làm bản báo cáo trong chuyến đi thực tế

- Giảng viên hướng dẫn

- Kinh nghiệm của các sinh viên khóa trước đã thực hành, kinh nghiệm thực tế của các cá nhân thành viên

đã từng tiếp xúc với các trường hợp tương tự trước đây và trải nghiệm

từ quá trình thực tế của nhóm

Trang 10

- Tìm hiểu đối

tượng để xây

dựng kế hoạch

phù hợp với nhu

cầu đối tượng và

liên kết, vận dụng

các kỹ năng, kiến

thức

- Họp nhóm

và lượng giá rút bài học kinh nghiệm 16/04/202Từ

3 đến 20/04/202 3

- Nghiêm túc xem xét về ưu điểm và khuyết điểm trong suốt quá trình học

và thực hành môn học

- Lượng giá

chung tất cả các

hoạt động của

nhóm trong thời

gian thực tập

- Khi thực hiện xong đề tài cần tiến hành lượng giá xem nhóm đã đạt được mục tiêu chung đã

đề ra hay chưa

- Đưa ra thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục khi quá trình thực hiện gặp vấn đề

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi cá nhân

và nhóm

- Cả nhóm họp và rút kinh nghiệm cùng nhau

Trang 11

PHẦN BA: GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

I Phân công (dự kiến)

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

4 Trình ký kế hoạch và giấy giới thiệu

Minh Anh, Huyền Nhi, Phương Trinh

Minh Anh

TIỀN TRẠM (nhớ đem giấy tờ xe, CMND, thẻ sinh viên, )

6 Xin ý kiến, góp ý, trao đổi các phần việc

với ban quản lý trung tâm

Minh Anh, Huyền Nhi, Phương Trinh

Minh Anh

7 Ghi chú thông tin cần thiết thông qua trao

8 Quan sát: ghi nhận tình trạng cơ sở vật

chất tại trung tâm

Huyền Nhi, Phương Trinh Huyền Nhi

9 Quan sát, ghi nhận tình trạng phân khu

10 Tổng hợp thông tin sau khi tiền trạm Minh Anh

NGÀY HOẠT ĐỘNG CHÍNH THỨC (Phương tiện di chuyển: xe máy)

11 Tập hợp các vật dụng, giấy tờ cần thiết

12 Phỏng vấn ban quản lý và nhân viên

CTXH tại trung tâm

Minh Anh, Nguyệt

An, Yến Vi, Huyền

Nhi

Huyền Nhi

13 Tiếp cận, trò chuyện chia sẻ với các bé tại Phương Uyên, Phương Trinh

Trang 12

cơ sở theo hướng dẫn

Ngọc Trâm, Bảo Trâm, Phương Trinh, Anh Tú, Trang 14

Thảo luận, tổng kết đánh giá rút kinh

nghiệm cùng chuyên viên phụ trách tại cơ

sở

SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

16 Tổng hợp dữ liệu sau hoạt động thực tế

Cả nhóm

II Phân công chi tiết

(Nhóm trưởng)

- Tìm và đọc tài liệu

- Lên kế hoạch đi thực tế sơ bộ

- Phân tích lực trường nhóm

- Viết kế hoạch và timeline nhân sự

- Tổng hợp ý kiến các thành viên và chốt

lại các vấn đề của nhóm

- Trình kí kế hoạch và giấy thới thiệu

- Đại diện liên hệ với các bên liên quan

trong quá trình thực hành môn

- Phỏng vấn thân chủ

- Chuẩn bị và làm nội dung báo cáo nhóm

- Điều phối tất cả các hoạt động chung của

nhóm

2 Nguyễn Ngọc Phương Trinh

(Thư ký)

- Viết biên bản cuộc họp

- Tìm và đọc tài liệu

- Viết kế hoạch chi tiết dự kiến

- Viết bảng phân công công việc

- Phỏng vấn thân chủ

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w