1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong bối cảnh dịch covid 19 (trường hợp sinh viên đhkhnv, đhqg hcm

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 645,65 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Tổng quan bài nghiên cứu (10)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (21)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (22)
  • 5. Mẫu khảo sát (22)
  • 6. Câu hỏi nghiên cứu (22)
  • 7. Giả thuyết nghiên cứu (23)
  • 8. Phương pháp nghiên cứu (23)
  • 9. Kết cấu đề tài (23)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu (25)
    • 1.1. Các khái niệm trong đề tài nghiên cứu (25)
    • 1.2. Kết luận rút ra từ những nghiên cứu, tài liệu tham khảo liên quan tới đề tài nghiên cứu (26)
  • Chương 2: Tổng quan về đối tượng khảo sát – mẫu khảo sát (28)
  • Chương 3: Tình tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học (30)
    • 3.1. Tình hình tham gia hoạt động ngoại khóa (30)
    • 3.2. Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện (38)
    • 3.3. Tình hình tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng mềm (47)
    • 3.4. Tình hình tham gia hoạt động do Đoàn, Hội, CLB tổ chức (56)
  • Chương 4: Thực trạng khảo sát được của đề tài nghiên cứu (63)
    • 4.1. Quy mô hoạt động ngoại khóa (63)
    • 4.2. Cách tiếp cận hoạt động ngoại khóa (65)
    • 4.3. Thuận lợi khi tham gia các hoạt động ngoại khóa (69)
    • 4.4. Khó khăn khi tham gia hoạt động ngoại khó a (71)

Nội dung

Trần Thị Bích Liên Đề tài nghiên cứu Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid-19 trường hợp sinh viên ĐHKH&NV, ĐHQG-HCM Thành phố Hồ Chí Minh – 20

Tổng quan bài nghiên cứu

Trong quá trình rèn luyện của sinh viên, thì các hoạt động ngoại khóa là một trong yếu tố không thể thiếu Ngoại khóa là “môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chương trình chính thức” (Từ điển Tiếng Việt, 2010, trang 1013) Các hoạt động ngoại khóa là các hoạt động thường sẽ nằm ngoài chương trình đào tạo và mang tính tự nguyện Đó là các hoạt động nhằm nâng cao thể chất, đạo đức, văn hóa, tinh thần của sinh viên sau những giờ học căng thẳng Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch covid-19 đang diễn ra phức tạp trên thế giới lẫn Việt Nam, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh viên, trong đó các hoạt động ngoại khóa cũng không tránh khỏi Việc ảnh hưởng nặng nề của Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc đời sống sinh viên, từ đó các đơn vị Trường Đại học, các tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, các CLB/Đ/N cũng đã có những phương thức tiến bộ trong việc đảm bảo hoạt động ngoại khóa cho sinh viên Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài “ Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong bối cảnh đại dịch covid-19(Trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM)”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm, tổng hợp và phân tích những tài liệu có liên quan Từ đó, chúng tôi chia các nguồn tài liệu thành 3 nhóm: Hoạt động tình nguyện, hoạt động nâng cao kỹ năng cho sinh viên, hoạt động nói chung do Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên hay các CLB/Đ/N tổ chức Cụ thể:

Hoạt động tình nguyện ngày cảng phổ biến trong sinh viên và nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19, các hoạt động nghiên cứu về tình nguyện trong đại dịch đã dần xuất hiện Với đề tài “Đời sống sinh viên trong bối cảnh dịch Covid 19” của tác giả Lê Nguyễn Lam Ngọc – Khoa Công nghệ sinh học, trường Đại học Quốc tế, ĐHQG TP.HCM được đăng trên website: vnuhcm.edu.vn Nội dung đề tài nghiên cứu là: Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường Nhà nước hiện đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh thành phía Nam và một số phường, xã ở các tỉnh, thành khác nhằm giảm lây nhiễm trong cộng đồng Điều này dẫn đến không ít khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, bao gồm cả việc ảnh hưởng đến học tập và đời sống của sinh viên Đối diện với tình hình trên, nhiều sinh viên thể hiện tinh thần sẵn sàng xông pha, cống hiến sức trẻ, phục vụ cộng đồng Điều này dẫn đến không ít khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, bao gồm cả việc ảnh hưởng đến học tập và đời sống của sinh viên Đối diện với tình hình trên, nhiều sinh viên thể hiện tinh thần sẵn sàng xông pha, cống hiến sức trẻ, phục vụ cộng đồng

Từ đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra các kết quả nghiên cứu có liên quan như sau Phát hiện 1: Nhờ vào sự hỗ trợ từ Nhà trường và các tổ chức sinh viên, sinh viên tình nguyện đã tham gia tuyến đầu chống dịch, tham gia nghiên cứu khoa học và sáng chế nhiều vật dụng thiết thực, ý nghĩa Điển hình là hoạt động “Go Volunteer!” do Thành Đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố - Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố triển khai với sự tham gia đông đảo đoàn viên, thanh niên và sinh viên Bằng tâm huyết và năng lực của mình, các bạn đã và đang hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau như lấy mẫu xét nghiệm và chuẩn bị khu cách ly ký túc xá Phát hiện 2: Sinh viên cũng có thể góp sức vào các dự án khoa học thiết thực tại các trường đại học Trong đó, Trường Đại học Bách khoa chế tạo khẩu trang có thể lọc được 99% bụi mịn, kháng khuẩn và ngăn chặn lây nhiễm virus cùng với ưu điểm sử dụng nhiều lần, góp phần tiết kiệm chi phí và giảm lượng chất thải ra môi trường Phát hiện 3: Sinh viên còn chủ động tổ chức các hoạt động tình nguyện hè như chiến dịch Mùa hè xanh năm 2021 với các hoạt động liên quan COVID-19 như hoạt động hỗ trợ làm tấm chắn giọt bắn và tai giả cho các điểm chống dịch Phát hiện 4: Một hoạt động khác cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm chính là chương trình “Tiếp sức mùa thi” Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh dịch ảnh hưởng đến việc học tập và thi trung học phổ thông quốc gia 2021 Qua chương trình, sinh viên giải đáp thông tin, hỗ trợ hết mình về mặt vật chất và tinh thần cho thí sinh Phát hiện 5: Hoạt động của các CLB/Đ/N hoặc các buổi giao lưu sinh viên trong và ngoài trường, vốn dĩ rất sôi nổi hằng năm, hầu như tất cả đành phải tạm gác lại Đây là một thiệt thòi lớn của sinh viên, khi những trải nghiệm học tập bị hạn chế bởi hình thức online, những hoạt động ngoại khóa càng bị giới hạn hơn, không thể đáp ứng nhu cầu giao lưu, học hỏi và rèn luyện các kỹ năng xã hội Từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi rút ra được kết quả: Dịch bệnh đem đến vô vàn khó khăn và cản trở đối với đời sống của sinh viên Nhưng những hoạt động tình nguyện đã giúp sinh viên có thể đóng góp sức trẻ cho đất nước, cho công tác phòng dịch bệnh Những hình ảnh đẹp, những câu chuyện về tình nguyện viên được xem như liều thuốc tinh thần giúp có thêm sức mạnh phục vụ công tác phòng dịch

=>Hạn chế của đề tài nghiên cứu: Chưa thấy được những khó khăn mà Covid

19 ảnh hưởng đến đời sống sinh viên và hoạt động đoàn thể nói chung Mà chỉ nêu những mặt tốt của vấn đề Đối với tài liệu “The importance of extra-curricular activities” của tác giả Rachel Swain Mà nội dung xoay quanh việc Sinh viên khi tham gia vào các Câu lạc bộ, hội thể thao, hoạt động tình nguyện là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người mới, có thêm kinh nghiệm, kỹ năng mềm và tận hưởng thời gian tuyệt vời tại trường đại học và đảm bảo bạn đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa học tập và cuộc sống xã hội của mình Từ đó chúng tôi phát hiện ra các kết quả nghiên cứu như sau Phát hiện 1: Sử dụng tối đa thời gian bằng cách sử dụng thời gian rảnh cho việc phát triển thêm kỹ năng của bản thân thông qua các hoạt động tình nguyện Phát hiện 2: làm tình nguyện viên của các tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận sẽ mang lại lợi ích cho người khác và cho phép bạn gặp gỡ những người mới, hoạt động tình nguyện còn mang đến cho bạn cơ hội nâng cao hồ sơ của mình với kinh nghiệm làm việc / cuộc sống thực tế Bạn cũng sẽ có được các kỹ năng có giá trị như ra quyết định, xây dựng sự tự tin và khám phá các lĩnh vực công việc khác nhau Kết quả của quá trình nghiên cứu là: Hoạt động tình nguyện mang lại nhiều kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, giúp hoàn thiện nhân cách và con người Những lợi ích mà nó mang lại rất hữu ích cho việc phát triển những kỹ năng mềm nếu tham gia tình nguyện với sự tận tâm của mình

=>Hạn chế của đề tài nghiên cứu: Chưa thấy được thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên, chỉ đề cập đến lợi ích và rủi ro của hoạt động rèn luyện

*Hoạt động nâng cao kỹ năng cho sinh viên

Việc nâng cao kỹ năng cho sinh viên là việc làm cần thiết mà các đơn vị Trường Đại học phải triển khai rộng rãi, do đó có rất nhiều bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề rèn luyện hoạt động ngoại khóa về kỹ năng cho sinh viên Nhóm nghiên cứu chúng tôi sau khi tìm hiểu và chắt lọc đã đưa ra 2 nguồn nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học Đầu tiên là bài nghiên cứu về đề tài “Tác động của việc tham gia phong trào đoàn, hội,

Câu lạc bộ, các cuộc thi trong Trường Đại học đến việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên” của nhóm nghiên cứu khoa Kinh tế trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được đăng tải trên website: luanvan.net.vn Bài nghiên cứu nêu lên nhận định tác động của việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến: kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên Kiểm định mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến hai yếu tố trên và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng các hoạt động ,phong trào trong trường đại học Việc nhận định một cách cụ thể tác động của việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến kết quả hoạt động của sinh viên giúp cho sinh viên hiểu rõ về vai trò của nó không chỉ là việc học tập các môn chuyên ngành ,các môn học bắt buộc mà còn ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành những kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi đi làm việc, giao tiếp với công chúng Bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến việc tham gia hoạt động của sinh viên trong các trường Đại học hiện nay, giúp sinh viên nhận thức được việc tham gia các hoạt động ngoại khóa có tác động như thế nào đến việc nâng cao kỹ năng cho sinh viên Đề tài nghiên cứu còn nêu được một số giải pháp để nâng cao chất lượng tham gia hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên có thể quan tâm, nắm bắt, một cách dễ dàng hơn Hạn chế của bài là chưa nên lên được thực trạng (khó khăn, thuận lợi) trong việc tiếp cận, tham gia hoạt động ngoại khóa trong trường, hay tìm hiểu sâu về cách tiếp cận, cách thức thực hiện và mục đích tham gia các hoạt động của các bạn sinh viên Tiếp theo đó là Bài nghiên cứu khoa học “Khái quát về kỹ năng mềm” của PGS.TSKH Bùi Loan Thùy và PGS.TS Phạm Đình Nghiệm được đăng trên website: docplayer.vn Bài nghiên cứu nêu lên khái niệm kỹ năng và kỹ năng mềm Phân biệt rõ ràng và nêu cách thức thực hiện các loại kỹ năng Giải thích được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống và sự nghiệp Bài nghiên cứu khoa học“Kỹ năng mềm”được biên soạn nhằm góp phần khắc phục các hạn chế chính của sinh viên Việt Nam hiện nay là thiếu kỹ năng thực hành xã hội Mặc dù không đề cập nhiều đến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa những có phần làm rõ tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng trong cuộc sống, giúp sinh viên hiểu được và chú trọng tích cực tham dự các hội nghị, hội thảo, talkshow, lắng nghe và tranh luận Bài đã cung cấp các kiến thức bổ ích cho sinh viên về các kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống nói chung và trong nghiên cứu khoa học nói riêng, giúp họ có thể dễ dàng hơn trong việc trình bày vấn đề khi học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa Từ đó, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về các loại kỹ năng, để đi đến tìm hiểu thực trạng, tìm hiểu về nhận thức của các bạn sinh viên để nâng cao các kỹ năng được nêu trên không chỉ qua việc học tập mà còn qua các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường

*Hoạt động nói chung do Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên hay các CLB/Đ/N tổ chức:

Các tổ chức Đoàn – Hội, CLB/Đội/Nhóm là không thể thiếu khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động ngoại khóa, bởi đây là đơn vị sẽ tổ chức ra các hoạt động ngoại khóa nói chung Đối với tài liệu Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay (Ngô Xuân Hiếu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2019) Nội dung bài Luận văn tiến sĩ đề cập đến quản lý đánh giá kết quả rèn luyện đối với sinh viên tại trường đại học ở nước ta hiện nay đã trở thành một nhiệm vụ có tính thời sự và tính thực tiễn cao Quản lý tốt nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên sẽ giúp cho nhà quản lý, giảng viên, các bộ phận chức năng, các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Đoàn Thanh Niên và Hội Sinh Viên trong trường đại học có những quan điểm, chính sách và biện pháp giúp sinh viên rèn luyện một cách phù hợp và hiệu quả hơn và cũng là động lực giúp sinh viên tích cực, chủ động rèn luyện tại trường đại học để có được thành tích rèn luyện tốt Từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm ra các phát hiện sau Phát hiện 1: Các bộ phận trong nhà trường như các phòng ban chức năng, các tổ chức đoàn thể (Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, ) là những người không thể thiếu được trong hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Với chức năng, nhiệm vụ của mình các tổ chức này là người trực tiếp triển khai các chủ trương, kế hoạch đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên của Ban Giám hiệu nhà trường đến các khoa, các tổ bộ môn Các bộ phận này trong nhà trường khi đánh giá sinh viên sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về kết quả rèn luyện phấn đấu của sinh viên từ học tập đến tu dưỡng đạo đức Phát hiện 2: Nhận thức của các cấp quản lý có vai trò quan trọng đối với đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Khi những người quản lý các trường đại học nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng cách thức thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên thì những quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được triển khai đầy đủ tại nhà trường Trái lại, khi những người quản lý nhà trường không nhận thức được hết tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên thì việc này được tiến hành một cách qua loa, chiếu lệ, hình thức Phát hiện 3: (Đề cập đến khả năng lãnh đạo và quy mô tổ chức Trong bài viết đề cập đến chủ thể lãnh đạo là hiệu trưởng trường Tuy nhiên, đối với góc nhìn nghiên cứu của đề tài có thể thay thế chủ thể lãnh đạo này là Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên, CLB, Đội, Nhóm, ) Để quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học của hiệu trưởng được tốt thì yếu tố năng lực của hiệu trưởng có vai trò to lớn Khi người hiệu trưởng có năng lực chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá tốt thì hoạt động này sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả trong nhà trường Năng lực của hiệu trưởng được thể hiện qua các khía cạnh sau: Một là năng lực chỉ đạo lập kế hoạch đánh giá; năng lực tổ chức triển khai kế hoạch đánh giá; năng lực kiểm tra, đánh giá việc thực nhiệm vụ đánh giá của các bộ phận, giảng viên Hai là năng lực của hiệu trưởng còn thể hiện ở chỗ người hiệu trưởng biết tập hợp, động viên, tạo động lực phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức của sinh viên về đánh giá kết quả rèn luyện theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức công đoàn còn tương đối hạn chế Chính vì vậy, sinh viên cần tự nâng cao nhận thức của mình về tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, quy trình, thang điểm đánh giá Mặt khác, mỗi sinh viên cần phải biết tự đánh giá kết quả rèn luyện của mình trong học tập, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, trong việc tham gia vào các hoạt động đoàn thể, hoạt động tập thể xã hội trong và ngoài nhà trường Việc rèn luyện của sinh viên trước hết thể hiện trong hoạt động học tập Trong học tập sinh viên cần nỗ lực, phấn đấu có tinh thần sáng tạo để đạt kết quả học tập tốt Trong kiểm tra, thi cử sinh viên cần có thái độ nghiêm túc, trung thực Trong các hoạt động ngoại khóa sinh viên cần tham gia tích cực và có trách nhiệm Trong các hoạt động đoàn thể của lớp, trường sinh viên cần tham gia một cách đầy đủ, hăng hái Ngoài ra sinh viên cần tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng xã hội như hoạt động tình nguyện mùa hè, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ

=>Hạn chế của nghiên cứu:

- Chỉ đề cập đến rèn luyện học thuật, chưa đề cập đến văn hóa văn nghệ, tình nguyện cộng đồng

- Chỉ mới làm sáng tỏ hoạt động ngoại khóa được rèn luyện trong phạm vi trường lớp, chưa thật sự quan tâm đến những tổ chức lớn ngoài trường Vd: Hội sinh viên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên tham gia tại trường còn nhiều hạn chế, các hoạt động ngoại khóa chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu của sinh viên Đặc biệt là ý thức tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên chưa cao và nhà trường cũng chưa có cách để quản lý, đánh giá việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Do đó việc đánh giá kỹ năng và thái độ của sinh viên như cam kết trong chuẩn đầu ra trong đào tạo của Trường chưa thực hiện được Phát hiện 1: Đa số những sinh viên tham gia các hoạt động này là vì nó ảnh hưởng đến kết quả học tập và để hoàn thiện năng lực phẩm chất của bản thân Phát hiện 2: Sinh viên tham gia vào các hoạt động một cách tích cực và nhiệt tình, ngoài việc tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực thì một vấn đề cũng quan trọng không kém đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục giúp sinh viên có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động ngoại khóa đối với việc học và rèn luyện của bản thân mình Phát hiện 3: Khi để cho các sinh viên tự đánh giá về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa đã được tổ chức thì đa số các sinh viên đều trả lời: họ tham gia phần lớn từ 25-50% và tỷ lệ này chiếm 51,3%; tiếp đến nhóm sinh viên tham gia ở mức 50-75% chiếm tỷ lệ 30,2%; tiếp theo là nhóm sinh viên tham gia ở mức nhỏ hơn 25% chiếm tỷ lệ 11,2%; nhóm sinh viên tham gia ở mức độ lớn hơn 75% tổng số các hoạt động – phong trào chỉ chiếm 7,3%; đây là tỷ lệ thấp nhất Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù họ tham gia vào các hoạt động mà họ thấy ưa thích nhưng đa phần họ chỉ tham gia từ 25 –50 % các hoạt động đó Phát hiện 4: Các Câu lạc bộ kỹ năng (rất quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng mềm cho sinh viên) chưa thực sự thu hút được sinh viên như các hoạt động xã hội tình nguyện và các hoạt động thể thao – văn nghệ Phát hiện 5: Các Câu lạc bộ kỹ năng chưa được Hội sinh viên Trường ĐHXD Miền Trung quan tâm tạo điều kiện phát triển, dẫn đến số lượng các Câu lạc bộ kỹ năng còn hạn chế, hoạt động của các Câu lạc bộ đã thành lập không được duy trì và tạo sự thu hút với sinh viên

=>Hạn chế của đề tài: Chưa đề cập đến thực trạng tổ chức và tham gia trong bối cảnh Covid-19

Bàn về Thực trạng và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các CLB/Đ/N trong rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh (Vũ Hồng Vân, Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 176-179; 199) Ta thấy được nội dung nghiên cứu là Thực tiễn hoạt động của các mô hình CLB/Đ/NTrường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, đây là môi trường thuận lợi để sinh viên trở thành chủ thể của hoạt động, phát huy được tính sáng tạo của mình Thực sự trở thành nơi các bạn trẻ chia sẻ kiến thức trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân Các CLB/Đ/N cũng chính là kênh thông tin tuyên truyền hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các bạn sinh viên; đồng thời là nơi phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố tích cực bổ sung cho lực lượng cán bộ Đoàn, Hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp các bạn sinh viên Bên cạnh những kết quả và lợi ích của các mô hình CLB/Đ/Nmang lại thì còn đó những tồn tại nhất định như sau: Một là các hoạt động của các CLB/Đ/N còn nặng về tính hình thức; điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất hoạt động CLB vẫn còn hạn chế Hai là CLB thu hút, tập hợp đoàn viên rất tốt nhưng trên tinh thần tự nguyện, thiếu ràng buộc nên tổ chức đôi khi lỏng lẻo, thiếu tính kỉ luật Ba là trong quá trình hoạt động, mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa xây dựng được nhiều chương trình sinh hoạt hấp dẫn và thiết thực để thu hút được nhiều thành viên tham gia.Bốn, khó khăn trong công tác xây dựng và phát triển bởi các yếu tố khách quan như: địa điểm sinh hoạt chưa ổn định, vật dụng sinh hoạt còn thiếu, Ban chủ nhiệm được bầu ra chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, năng động mà chưa có sự đào tạo bài bản… Ban chủ nhiệm và Ban điều hành thường gặp khó khăn trong công tác huấn luyện và đào tạo nhân sự kế thừa nên thường gây ra sự hụt hẫng và bị động về nhân sự Các thành viên công việc chủ yếu là học tập nên gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi sinh hoạt đều đặn Phát hiện 1: Khi được hỏi việc tham gia CLB có thật sự giúp ích cho cuộc sống sinh viên hay không và có 3 phương án bình chọn: Có; ít; không Qua khảo sát thấy được, đối với những bạn trả lời là có quan trọng thì đều là thành viên của các CLB đội nhóm và được đánh giá là tham gia rất tích cực Riêng đối với nhóm trả lời là ít và không quan trọng thì lại không tham gia vào các CLB đội nhóm hoặc nếu có tham gia thì lại là những thành viên được đánh giá là không tích cực Như vậy, nhận thức của một nhóm các bạn sinh viên khi đánh giá về vai trò của CLB/Đ/N trong việc hình thành kỹ năng mềm lại không dựa trên hoạt động thực tiễn củabản thân mà chỉ cảm nhận thông qua nhận thức cảm tính của mình Phát hiện 2: Sinh viên phải tự ý thức được những lợi ích khi tham gia các CLB/Đ/N (đây là yếu tố quan trọng nhất) Mỗi thành viên phải tự cam kết hoạt động hiệu quả, phải xác định rõ: mỗi thành viên là một chủ thể tích cực trong CLB/Đ/N; chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể được giao của mình; chủ động tham sinh hoạt đều đặn, tích cực hoạt động xây dựng CLB Tự giác rèn luyện những kỹ năng cơ bản và cần thiết như: giao tiếp; thuyết trình; làm việc nhóm; quản lý thời gian; nhận định vấn đề Sinh viên khi tham gia sinh hoạt trong các CLB chính là cơ hội giao lưu, học hỏi những điều hay, lẽ phải, để tránh khỏi các tệ nạn xã hội khác, những cám dỗ vật chất hàng ngày Phát hiện 3: Mỗi sinh viên phải luôn có tinh thần đoàn kết và hỗ trợ đồng đội, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong sinh hoạt; hạn chế ý kiến và cảm giác cá nhân, gạt bỏ đi cái “tôi” không cần thiết Cần tránh sự xung đột trong quá trình hoạt động, nếu xảy ra thì cần giải quyết dựa trên sự nhất trí của toàn bộ thành viên Hỗ trợ đồng đội để thực hiện mục tiêu chung, không vì mục đích riêng của mỗi cá nhân riêng lẻ Phát hiện 4: Đối với tổ chức Đoàn, Hội, cần phải xây dựng các CLB kỹ năng cho sinh viên có hệ thống trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, kỹ năng, công tác xã hội, sở thích…, đặc biệt các CLB học thuật nhằm tạo môi trường cho sinh viên tham gia ngoài giờ học Luôn có sự đổi mới trong nội dung sinh hoạt nhằm thu hút được sự quan tâm, tham gia của đoàn viên, thanh niên Các CLB này có thể trở thành một đầu mối để Đoàn, Hội đánh giá năng lực sáng tạo, năng lực phấn đấu của sinh viên, từ đó cùng với kết quả học tập có thể phát hiện sinh viên ưu tú bổ sung nguồn nhân lực cho Đoàn, Hội và có thể giới thiệu cho Đảng Bên cạnh việc xây dựng hệ thống CLB, Đoàn và Hội vẫn quan tâm phát huy vai trò của Liên chi đoàn và các chi đoàn, đảm bảo quy tắc sinh hoạt của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Đây là kênh rất quan trọng để phát hiện các nhân tố tích cực Các hoạt động cần thiết thực, phù hợp với đặc thù từng ngành học khác nhau, kích thích được tính sáng tạo và sự tham gia của sinh viên Phát hiện 5: CLB/Đ/N cho sinh viên, khi tổ chức các chương trình phải có sự sáng tạo, phá vỡ lối mòn quen thuộc, tạo cho các bạn sinh viên sự mới lạ và kích thích mọi người tham gia Mỗi chương trình sinh hoạt phải có kế hoạch thật chi tiết, tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau Trong quá trình tổ chức phải mở đầu thật ấn tượng, phải đạt được mục tiêu từ sự bất ngờ mang đến niềm đam mê, khám phá; luôn luôn tạo cảm giác “ai cũng là trung tâm và có trách nhiệm với hành động của mình” bằng cách tạo thật nhiều công việc, nhiều cơ hội để các hội viên thể hiện, để không ai cảm thấy lạc lõng trong tổ chức Kết thúc mỗi hoạt động cần để lại một ấn tượng đẹp đối với người tham gia và tạo động lực cho những lần hoạt động tiếp theo Phát hiện 6: Hệ thống CLB phải được xây dựng theo phương châm lấy hiệu quả làm căn cứ, tránh việc xây dựng CLB một cách hình thức, phô trương Cụ thể, khi tổ chức một chương trình hãy lập kế hoạch cho các hoạt động cần phải xác định các nội dung sau:

- Mục tiêu tổ chức sinh hoạt cộng đồng, kỹ năng… cụ thể, cần phải có định hướng sát với mục tiêu ban đầu đặt ra của các CLB/Đ/N

- Có đủ thời gian thảo luận và những quyết định mang tính cân nhắc sự lợi hại và sự phát triển ra sao, tác động của các hoạt động đó đến đâu

- Lập kế hoạch, chương trình, kinh phí hoạt động, thành lập Ban chỉ đạo… mang tính dự thảo thật cụ thể, chi tiết để tìm điều kiện cần và đủ đi đến việc tổ chức các hoạt động của CLB/Đ/N

- Một cá nhân độc lập không có đủ kiến thức và kĩ năng để hoàn thành mục tiêu, vì vậy, cần có một ekip đó là: Ban chủ nhiệm, Ban điều hành, thành viên nòng cốt ban đầu… Làm việc theo ekip có thể đưa ra quyết định đúng và duy trì tinh thần trong CLB/Đ/N về sau

- Kết quả công việc ekip phải tác động đến CLB/Đ/N cả chiều ngang lẫn chiều sâu và được các đội viên thừa nhận và đánh giá tốt

- Những quyết định của Ban chủ nhiệm, Ban điều hành phải có chất lượng hơn và phải có nhiều hoạt động hơn so với làm việc cá nhân

- Cần có sự đa dạng về trình độ và kinh nghiệm của những người trong ekip để đưa ra những quyết định tối ưu dẫn đến xác định thời điểm tổ chức các hoạt động của CLB/Đ/N

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (Trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) Từ đó đề xuất các khuyến nghị về vấn đề này.

Mẫu khảo sát

Thu thập 150 đơn vị mẫu khảo sát

+ Đơn vị mẫu: Sinh viên Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGTPHCM

+ Cách chọn mẫu: sử dụng phương pháp phi xác suất – thuận tiện để nghiên cứu đề tài

+ Hình thức thu thập mẫu: sử dụng Google Form với những câu hỏi cần thiết xoay quanh những vấn đề về đề tài như quy mô, cách thức tiếp cận, thuận lợi, khó khăn, Được nhóm đăng tải trực tuyến trên mạng xã hội để thu thập thông tin Thời gian: từ lúc mở form cho đến khi thu hoạch đủ số lượng mẫu cần thiết.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu được nhóm đặt ra nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu với các mảng như: hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện, hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, hoạt động ngoại khóa do Đoàn/Hội/Nhà trường/Câu lạc bộ tổ chức xoay quanh những vấn đề như: quy mô hoạt động, cách thức tiếp cận, khó khăn, thuận lợi, cùng với một số câu hỏi mở về biện pháp, giải pháp khắc phục hạn chế khó khăn Một số câu hỏi ví dụ như:

- Trong bối cảnh dịch bệnh, sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa ở những phương diện nào?

- Quy mô tổ chức các hoạt động ngoại khóa thay đổi như thế nào?

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa thời kỳ Covid-19 lần thứ 4

- Giải pháp khắc phục, hạn chế khó khăn khi tham gia hoạt động ngoại khóa trong mùa dịch

Giả thuyết nghiên cứu

a Không có bất kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 đến hoạt động ngoại khóa b Sinh viên không tham gia hoạt động ngoại khoá do sự lười biếng c Quy mô hoạt động ngoại khoá càng lớn, sinh viên càng tham gia nhiều d Một sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa trong thời điểm dịch sẽ có được nhiều lợi ích hơn so với thời điểm không có dịch bệnh.

Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, nhóm chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản Đó là:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu là sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu của dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu của dữ liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp thu thập bằng việc phỏng vấn các bạn sinh viên qua bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở đề tài nghiên cứu nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu nghiên cứu đã được công bố sẵn nhằm cung cấp các thông tin để thực hiện đánh giá, so sánh các thông tin của bài nghiên cứu theo một hướng đa chiều.

- Phương pháp xử lý dữ liệu:

+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ khảo sát bảng hỏi (sau khi đã soát phiếu) sử dụng bản tóm tắt và bảng trả lời của Google Form để xử lý dữ liệu Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp xử lý số liệu thủ công

+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các nguồn tài liệu được lưu trữ trên nền tảng Google Drive và tổng hợp dưới dạng trang tính Excel theo từng nội dung nghiên cứu, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận đề tài.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 4 chương và 11 tiết và những mục nội dung nhỏ khác.

Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

Các khái niệm trong đề tài nghiên cứu

1.1.1 Đại dịch Covid -19: Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%

Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm

2019 Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng

1 năm 2020 Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020 Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi “COVID-19” là “Đại dịch toàn cầu”

Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.

Hoạt động ngoại khóa là tất cả các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính quy của học sinh Các hoạt động này thường là hoạt động nhóm nhằm phát triển và nuôi dưỡng các kỹ năng cá nhân của bản thân

1.1.4 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là “cánh tay nối dài” của nhà nước Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước

1.1.5 Hội Sinh viên Việt Nam:

Hội sinh viên ViệtNam là một tổ chức chính trị - xã hội dành cho sinh viên Việt Nam, hoạt động song song cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt chính trị.

1.1.6 Câu lạc bộ, Đội, Nhóm:

Câu lạc bộ (tiếng Anh: Club) là một khái niệm định nghĩa một nhóm các cá nhân tự nguyện tham gia vào một thỏa thuận hợp pháp vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên những người có cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội

Câu lạc bộ thường đề xuất sự riêng tư rằng việc gia nhập thành viên chỉ thông qua bầu cử và lời mời; định nghĩa cũng thường ngụ ý đây là khu vực dành cho tụ họp và giải trí của các thành viên Do đó, cá nhân chỉ có thể hành động thông qua người điều hành của họ, hoặc các thành viên được ủy quyền trong quản lý của nhóm Câu lạc bộ cũng có thể là một tổ chức từ thiện Một Câu lạc bộ chỉ tồn tại dựa trên nguồn quỹ và các thành viên, song song đó nó cũng mang tính chất tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Kết luận rút ra từ những nghiên cứu, tài liệu tham khảo liên quan tới đề tài nghiên cứu

Kết luận rút ra từ tài liệu “The importance of extra-curricular activities” là hoạt động tình nguyện mang lại nhiều kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, giúp hoàn thiện nhân cách và con người Những lợi ích mà nó mang lại rất hữu ích cho việc phát triển những kĩ năng mềm nếu tham gia tình nguyện với sự tận tâm của mình.

Tài liệu “Đời sống sinh viên trong bối cảnh dịch covid-19” cho ta biết dịch bệnh đem đến vô vàn khó khăn và cản trở đối với đời sống của sinh viên Nhưng những hoạt động tình nguyện đã giúp sinh viên có thể đóng góp sức trẻ cho đất nước, cho công tác phòng dịch bệnh Những hình ảnh đẹp, những câu chuyện về tình nguyện viên được xem như liều thuốc tinh thần giúp có thêm sức mạnh phục vụ công tác phòng dịch."

Tài liệu “Thực trạng tổ chức và tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

Trường Đại học Xây dựng Miền Trung” nói lên trong xu thế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo và đồng thời phải nâng cao uy tín thương hiệu của mình thông qua sản phẩm đầu ra những sinh viên đã tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế, yêu cầu của xã hội Chính vì vậy, việc tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường là điều mà lãnh đạo Nhà trường và các phòng, khoa, trung tâm và các Đoàn thể trong trường cần phải hết sức lưu tâm."

Từ tài liệu “Khái quát về kỹ năng mềm” ta có thể rút ra được muốn thích nghi nhanh với cuộc sống, trở thành người có năng lực, ứng xử một cách văn hóa và làm việc có hiệu quả, đạt nhiều thành tích cao, con người cần học tập và rèn luyện rất nhiều kỹ năng, trong đó quan trọng là các kỹ năng mềm.

Cuối cùng ở tài liệu “Tác động của việc tham gia phong trào đoàn, hội, câu lạc bộ, các cuộc thi trong Trường Đại học đến việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên” cho ta kết luận rằng: Việc tham gia các hoạt động trường lớp, Đoàn/Hội/Câu lạc bộ của sinh viên có những tác động khá quan trọng đến việc rèn luyện kĩ năng mềm Nhưng cần đa dạng các hoạt động có tính bổ ích,thiết thực,hấp dẫn để nâng cao kỹ năng cho sinh viên.

Tổng quan về đối tượng khảo sát – mẫu khảo sát

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đa số các sinh viên tham gia khảo sát đến từ các ngành xã hội với sự năng động, sáng tạo, thích tham gia các hoạt động, chương trình ngoại khóa trong và ngoài trường Đây là một điều kiện tốt cho việc phát triển đề tài nghiên cứu theo cả chiều rộng và chiều sâu Đề tài nghiên cứu này được tiến hành lấy 150 mẫu khảo sát với đối tượng là sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Phương pháp chọn mẫu phi xác suất cho ta kết quả khảo sát đến từ các đối tượng ngẫu nhiên, không có sự chọn lọc sắp xếp Đầu tiên là yếu tố giới tính của đối tượng khảo sát Theo thống kê số đông sinh viên đang theo học tại trường là giới tính nữ, số ít còn lại là nam Sự chênh lệch lớn về giới tính này cũng tác động một phần lên kết quả khảo sát được theo giới tính Cụ thể với 150 sinh viên tham gia khảo sát thì:

Giới tính Tần suất Tỉ lệ

Bảng 1:Tỉ lệ giới tính sinh viên tham gia khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ giới tính sinh viên tham gia khảo sát với tỉ lệ sinh viờn đang theo học tại trường tương đương nhau (số nam bằng ẳ số nữ) Điều này gúp phần phản ánh đúng thực tiễn tình hình tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên theo giới tính

Xét theo thành phần sinh viên theo năm cũng có sự chênh lệch lớn giữa sinh viên các năm học Những sinh viên năm 1 mới vào đại học, chưa quen nhiều với việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp cận những chương trình, hoạt động ngoại khóa được tổ chức Đối với sinh viên năm 2, họ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia hoạt động ngoại khóa cũng như nhận ra được nhiều lợi ích từ hoạt động ngoại khóa mạng lại nên thường sẽ có tỷ lệ tham gia cao hơn Đối với sinh viên năm 3 và năm 4 thì thường tập trung vào việc học tập các kiến thức chuyên môn cũng như dành thời gian cho việc thực tập nên sẽ ích tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả rút ra được từ mẫu khảo sát phi xác suất thu thập được, trên thực tế sẽ có sự chênh lệch so với số liệu khảo sát này.

Sinh viên Tần số Tỉ lệ

Bảng 2: Tỉ lệ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa theo thành phần sinh viên Đầu tháng 5/2021, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn triển khai cho sinh viên chuyển sang học trực tuyến, cùng với việc ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được trưng dụng làm khu cách ly, sinh viên lần lượt thay đổi nơi tạm trú Có sinh viên thì quay về nhà, số khác thì lựa chọn ở lại thành phố Địa điểm cư trú trong bối cảnh dịch cũng tác động lớn đến sự tiếp cận và tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Với câu hỏi cho đối tượng khảo sát là: “Địa điểm cư trú của bạn trong đợt dịch thứ 4 này?”, với 2 phương án lựa chọn được đưa ra là thành thị và nông thôn, kết quả khảo sát thu lại được tình hình cư trú của sinh viên trường ĐHKHXH&NV như sau: Địa điểm cư trú Tần suất Tỉ lệ

Bảng 3:Thống kê địa điểm cư trú của sinh viên trường ĐHKHXH&NV trong đợt dịch thứ 4

Theo bảng trên, ta có thể thấy được, trong đợt dịch thứ 4 này, 52% sinh viên tham gia khảo sát sống ở thành thị, còn lại 48% sống ở nông thôn Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ hiện đại hoá, đô thị hoá nên sự chênh lệch về điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại nhưng không còn quá lớn như trước Tuy nhiên, khi sống tại thành thị thì các điều kiện khách quan tác động lên sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ thuận lợi và tốt hơn sơ với ở nông thôn như trang thiết bị công nghệ, đường truyền internet, địa điểm tổ chức hoạt động,

Tình tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học

Tình hình tham gia hoạt động ngoại khóa

Các chương trình ngoại khóa của sinh viên là các hoạt động không nằm trong nội dung học chính Không thuộc vào chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn cho từng ngành nghề Nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng cho các bạn sinh viên Các chương trình ngoại khóa của sinh viên rất hữu ích cho quá trình học tập và phát triển của sinh viên Các hoạt động này thường rất đa dạng, rất nhiều chủ đề Sinh viên có thể lựa chọn tham gia tùy theo khả năng, sở thích và nhu cầu phát triển riêng Hoạt động ngoại khoá sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, hình thành lối sống tích cực Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động Để hiểu rõ về bản thân, tự nhận thức tốt hơn Và có những định hướng đúng đắn với khả năng và nhu cầu trong tương lai

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo ra một nguồn nhân lực trí tuệ, có trình độ cao mà còn được biết đến là một môi trường sinh hoạt năng động cho sinh viên trong và ngoài trường Tại đây, sinh viên vừa được học, được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn vừa có thể thoải mái tham gia những hoạt động ngoại khóa để giải trí, thỏa sức đam mê, sáng tạo cũng như rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho bản thân Các chương trình, hoạt động được diễn ra xuyên suốt trong năm học xoay quanh nhiều khía cạnh như nghệ thuật, thể thao, tình nguyện, giúp cho sinh viên dễ dàng lựa chọn tham gia vào chương trình, hoạt động mình yêu thích và phù hợp với thế mạnh của bản thân Ngoài các tổ chức như Đoàn trường, Hội Sinh viên trường, Hội Sinh viên các Khoa/Bộ môn thì trường còn có hơn 100 Câu lạc bộ, đội, nhóm đang hoạt động Qua đó ta có thể thấy, đây là một điều kiện lý tưởng cho các chương trình, hoạt động ngoại khóa được tổ chức và phát triển

Trước đây các chương trình, hoạt động ngoại khóa tại trường được tổ chức thu hút rất đông sinh viên tham gia làm cho không khí tại trường lúc nào cũng sôi động, nhộn nhịp Tuy nhiên, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến việc tổ chức cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Để thích ứng với điều kiện mới, các chương trình đã có những sự đổi mới, sáng tạo về cả nội dung lẫn cách thức tham gia nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có thể thuận tiện trong việc tham gia hoạt động ngoại khóa mà không làm mất đi sự thú vị, thu hút của các chương trình.

Tiến hành khảo sát về tình hình tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt dịch lần thứ 4 này, chúng tôi thu thập được nhiều những thông tin liên quan đến hoạt động ngoại khóa và được chia ra thành nhiều khía cạnh khác nhau

3.1.1 Sự hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với hoạt động ngoại khóa:

Với câu hỏi: “Bạn biết đến những những hoạt động ngoại khóa nào?” được tiến hành khảo sát trên 150 đối tượng là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì thu lại được 150 câu trả lời (tỷ lệ trả lời câu hỏi này là 100%) Câu hỏi có ba câu trả lời lựa chọn là hoạt động tình nguyện, hoạt động nâng cao kỹ năng mềm và hoạt động ngoại khóa nói chung do Đoàn, Hội, CLB/Đ/Ntổ chức Người tham gia khảo sát khi đưa ra một câu trả lời có thể lựa chọn nhiều phương án phù hợp với ý kiến bản thân Những câu trả lời thu thập được được thể hiện tại bảng sau đây

Câu trả lời Tần suất Tỉ lệ

Hoạt động ngoại khóa nói chung do Đoàn, Hội, CLB/Đ/N tổ chức 138 41.31%

Hoạt động nâng cao kỹnăng mềm 83 24.86%

Bảng 4: Sự hiểu biết của sinh viên ĐHKHXH&NV về các hoạt động ngoại khóa

Qua Bảng 4, với 150 câu trả lời và 334 lựa chọn ở 3 phương án, mỗi đối tượng tham gia khảo sát trung bình chọn hơn 2 phương án Ta thấy được, sinh viên trường ĐHKHXH&NV có sự quan tâm và hiểu biết đối với các hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên

Trong đó hoạt động ngoại khóa nói chung do Đoàn, Hội, CLB/Đ/Ntổ chức được sự quan tâm nhất với 137 lượt lựa chọn chiếm tỉ lệ 41,01% Điều này là tương đối dễ hiểu được khi phần lớn các hoạt động ngoại khóa được tổ chức hoặc thông qua bởi Đoàn, Hội Cộng với việc số lượng CLB/Đ/N đang hoạt động tại trường là rất lớn với sự phổ biến rộng rãi nên điều này cũng ảnh hưởng, tới sự quan tâm và hiểu biết của sinh viên về các hoạt động ngoại khóa

Hoạt động tình nguyện xếp ở vị trí thứ hai trong sự hiểu biết của sinh viên về các hoạt động ngoại khóa với 113 lượt lựa chọn và chiếm tỉ lệ 33,83% Sinh viên mang trong mình sức trẻ và những ước muốn cống hiến cho đời vì thế nên hoạt động tình nguyện là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi tham gia các hoạt động ngoại khóa Các hoạt động tình nguyện như giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người vô gia cư, và đặc biệt trong mùa dịch này là hỗ trợ công tác phòng chống dịch nhận được sự hưởng ứng rất lớn của sinh viên trường ĐHKHXH&NV

Sinh viên ngoài những kiến thức chuyên môn cần thiết thì còn phải trau dồi những kỹ năng mềm của bản thân nhằm phát triển tốt tư duy và giá trị của bản thân Những kỹ năng ấy có thể được trau dồi và học hỏi thông qua việc tham gia của hoạt động ngoại khóa được tổ chức nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Và trong bảng ở trên rút ra từ bài khảo sát, có 83 lượt lựa chọn của sinh viên Nhân văn cho phương án hoạt động nâng cao kỹ năng mềm khi được hỏi đến vấn đề là sự hiểu biết đối với các hoạt động ngoại khóa Chiếm 24,86% số lượt lựa chọn các phương án

Sau câu hỏi này trong bài khảo sát ta có thể thấy được sinh viên trường ĐHKHXH&NV rất quan tâm đến vấn đề hoạt động ngoại khóa cũng như là sự tìm tòi, hiểu biết về các hoạt động ngoại khóa Từ đó có thể thấy được sự nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên trong việc học tập và rèn luyện là rất quan trọng

3.1.2 Tình hình tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường ĐHKHXH&NV trong đợt dịch thứ 4, đại dịch Covid -19:

Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch Covid-19 kể từ đầu năm 2020 đến nay Trong đó đợt dịch lần thứ 4 này là kéo dài nhất và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất Đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 này tác động rất lớn đến đến học tập, đời sống sinh hoạt và rèn luyện của sinh viên Tuy nhiên các hoạt động ngoại khóa vẫn thường xuyên được tổ chức để sinh viên có thể tham gia Đi song song cùng với sự hiểu biết về cái hoạt động ngoại khóa là tình hình tham gia các hoạt động ngoại khóa đó của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Với câu hỏi: “Bạn đã tham gia (những) hoạt động ngoại khóa nào trong đợt dịch lần thứ 4 này?”, kết quả khảo sát thu về được 147 câu trả lời với tổng cộng 228 lượt lựa chọn ở những phương án khác nhau

Các hoạt động mà sinh viên tham gia Tần suất Tỉ lệ với các hoạt động khác

Tỉ lệ với số người trả lời Hoạt động ngoại khóa nói chung do Đoàn, Hội,

Hoạt động nâng cao kỹ năng mềm 65 28.5% 44.22%

Bảng 5: Các hoạt động ngoại khóa mà sinh viên ĐHKHXH&NV tham gia trong đợt dịch thứ 4

Kết quả khảo sát cho thấy được trong đợt dịch thứ 4 này thì hoạt động ngoại khóa nói chung do Đoàn, Hội, câu lạc /đội/nhóm tổ chức được sự tham gia đông đảo nhất của sinh viên trường ĐHKHXH&NV chiếm 47,8% so với những hoạt động khác

Và với 147 người trả lời câu hỏi khảo sát này thì có đến 109 người tham gia, chiếm tỷ lệ 74,15% Tiếp đến là hoạt động nâng cao kỹ năng mềm với 65/147 người trả lời khảo sát lựa chọn phương án này, chiếm tỉ lệ 44,22 % Và so sánh với những hoạt động khác thì hoạt động nâng cao kỹ năng mềm chiếm 28,5% trên tổng số lượng lựa chọn các phương án tham gia các hoạt động Nằm ở vị trí thứ ba là hoạt động tình nguyện (22,38%) với 51/147 số người tham gia khảo sát tham gia hoạt động này chiếm 34,69%

Bên cạnh sự tham gia đông đảo ở các hoạt động được nhiều sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn biết đến, thì có thêm 1 hoạt động ngoại khóa được người tham gia khảo sát bổ sung là hoạt động toàn quốc Tuy nhiên, người tham gia khảo sát bổ sung đó lại không nói rõ hoạt động toàn quốc ở đây là hoạt động gì? Cách thức tham gia như thế nào? Hình thức nội dung tham gia ra sao?

Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện

3.2 1 Khái niệm hoạt động tình nguyện:

Tình nguyện là một hoạt động vị tha trong đó một cá nhân hoặc nhóm cung cấp dịch vụ không mang lại lợi ích tài chính hoặc xã hội "nhằm mang lại lợi ích cho người, nhóm hoặc tổ chức khác"

3.2.2 Cơ cấu giới tham gia:

Thành phần giới tính của nhóm đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong tổng số Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tỉ lệ giới tính tham gia khảo sát với nữ: 80% và nam: 20%, qua đó thấy được sự chênh lệch giữa nam và nữ ở nơi khảo sát tương đối cao

Sinh viên nam tham gia hoạt động tình nguyện 70% trong tổng số sinh viên nam tham gia khảo sát, số lượng nữ tham gia hoạt động tình nguyện là 64.16% Số lượng sinh viên tham gia ở mức khá cao, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh Covid

19 cho thấy được sự nỗ lực rất lớn để tham gia vào hoạt động đóng góp cộng đồng

Qua kết quả khảo sát, tỷ lệ tham gia của cả nam và nữ là tương đối nhiều do sinh viên thấy được những lợi ích về những đóng góp sẽ tăng thêm sức mạnh để phòng chống dịch Covid-19

Tham gia Không tham gia

Bảng 9: Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của nam và nữ thuộc Trường ĐHKHXH&NV 3.2.3 Nơi sinh sống:

Sinh viên sinh sống và làm việc trong lúc dịch Covid-19 ở nông thôn tham gia tình nguyện lên tới 78%, trong khi đó sinh viên khu vực thành thị chỉ 54% Nguyên nhân khách quan có thể nói đến là do dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ và nguy hiểm ở khu vực thành thị hơn so với nông thôn trong đợt dịch thứ 4 này Sinh viên không tham gia tình nguyện ở mức tương đối cao, nguyên nhân có thể do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 Tuy nhiên, mức độ tham gia ở thành thị cũng là tính hiệu tích cực cho thấy sinh viên đã vượt qua khó khăn để tham gia hoạt động tình nguyện

Bảng 10: Mức độ tham gia tình nguyện của sinh viên sống ở nông thôn và thành thị trong thời điểm dịch Covid-19 lần 4 3.2.4 Cơ cấu tham gia:

Hình thức tham gia tình nguyện của sinh viên tương đối đa dạng, từ bảng 11, có thể thấy hình thức trực tuyến là 68%, hình thức trực tiếp là 18% và với cả trực tuyến và trực tiếp là 14% Nhìn chung, ảnh hưởng của covid-19 đã tác động không nhỏ đến hình thức tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên, gây tâm lý lo sợ chung và những cản trở nhất định đến việc tham gia hoạt động trực tiếp

Qua bảng 11 thấy được sinh viên luôn tìm cách để có thể đóng góp công sức vào các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng dù là hình thức trực tiếp hay trực tuyến.

Nông thôn Thành thị Chung

Trực tuyến và trực tiếp 11 19 14

Bảng 11: Hình thức tham gia tình nguyện của sinh viên sống ở thành thị và nông thôn

Hoạt động tình nguyện trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra rất sôi nổi, các phương thức tiếp cận của sinh viên cũng tương đối đa dạng và linh hoạt

Những thông báo tuyển ứng viên đi tình nguyện ở địa phương được sinh viên tiếp cận ở mức thấp, số liệu bảng 12 cho thấy sinh viên các năm biết đến tình nguyện qua thông báo của địa phương không cao với năm nhất chỉ 26,09%, năm 2 là 30.39%, năm 3 là 26.32% và năm 4 chỉ vỏn vẹn 20% sinh viên biết đến Qua đó, phản ánh việc sinh viên gần như không thể tiếp cận hay khả năng tiếp cận rất thấp với những thông báo tuyển tình nguyện tư địa phương

Phổ biến và chủ yếu nhất trong phương thức tiếp cận mọi hoạt động của sinh viên là hông qua mạng xã hội, thực tế mạng xã hội là cầu nối và là công cụ truyền thống tốt nhất thời điểm hiện tại, đặc biệt trong thời điểm giãn cách xã hội của đợt dịch lần thứ 4 Kết quả khảo sát phản ánh rõ ràng về điều này, khi có 52.17% sinh viên năm nhất biết đến hoạt động tình nguyện từ mạng xã hội, đối với sinh viên năm 2 con số này là 68.63%, sinh viên năm 3 36.84% và năm 4 là 60% Phương thức tiếp cận từ gia đình, bạn bè, các quan hệ xã hội cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp sinh viên có thể tiếp cận với tình nguyện, 26.09% sinh viên năm nhất nhờ phương thức tiếp cận thông qua gia đình, bạn bè, các quan hệ xã hội để tham gia hoạt động tình nguyện, sinh viên năm 2 là 37.25%, sinh viên năm 3 là 21.05% và năm 4 là 20%

Phương tiện truyền thông đại chúng và báo đài cũng đóng góp vào việc giúp sinh viên tiếp cận đến với tình nguyện nhưng không lớn như những phương thức khác nhưng vẫn là một cách thức hiệu quả Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Nhà Trường đã đóng góp rất nhiều trong việc giúp sinh viên tiếp cận được với việc tình nguyện, trong đó số lượng sinh viên năm nhất biết đến tình nguyện nhờ phương thức nảy là 26.09%, năm 2 là 38.23%, năm 3 là 31.58% và năm 4 là 40% Nhờ sự nỗ lực của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và Nhà Trường đã giúp cho rất nhiều sinh viên có thể tiếp cận được với các hoạt động tình nguyện trong thời gian diễn ra dịch Covid-19

Qua số liệu bảng 12 cho thấy được sự đa dạng trong cách tiếp cận của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện thời điểm dịch bệnh Covid 19 lần 4 Cùng với đó, thấy được sự nỗ lực rất lớn từ cả sinh viên và những người tham gia vào công tác truyền thông, nhờ đó mà sinh viên đóng góp được sức trẻ của mình vào công tác hỗ trợ bà phòng chống dịch Covid-19 của cả nước

Thông báo tuyển tình nguyện viên của địa phương

Gia đình, bạn bè, các quan hệ xã hội khác 26.09 37.25 21.05 20.00

Qua báo đài, các phương tiện truyền thông đại chúng

Qua Đoàn thanh niên, hội Sinh viên, nhà trường

Bảng 12: Mức độphương thức tiếp cận hoạt động tình nguyện trong thời gian dịch

Covid-19 lần 4 của sinh viên ĐHKHXH&NV 3.2.6 Những chương trình tình nguyện:

Tổng quan cho thấy các chương trình tình nguyện tương đối đa dạng, tạo cơ hội để sinh viên có thể lựa chọn các chương trình phù hợp để đóng góp cho xã hội trong thời điểm dịch bệnh, các chương trình diễn ra trực tuyến luôn có sự tham gia rất lớn hơn 70% Tuy nhiên, số lượng sinh viên không tham tình nguyện ở mức khá cao chiếm hơn

⅓ kết quả khảo sát Sinh viên năm 4 tham gia hoạt động thấp nhất nguyên nhân chủ yếu là do phải tập trung cho việc học tập, sinh viên năm nhất và 2 tham gia tình nguyện ở mức khá cao.

Sự chênh lệch về số người tham gia giữa các hoạt động cũng phản ánh được thực trạng số lượng các chương trình tình nguyện chưa nhận được sự biết đến rộng rãi của sinh viên, các hoạt động tại địa phương được sinh viên tham gia nhưng số lượng không cao trong khi nhu cầu tình nguyện viên ở mức rất cao Các hoạt động đóng góp tiền gây quỹ Vaccine và tình nguyện online nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ sinh viên, lý do là sự phổ biến và tính tiện lợi giúp sinh viên dễ dàng tham gia nên số lượng sinh viên tham gia rất lớn

Tình hình tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng mềm

3.3.1 Khái niệm về kỹ năng mềm:

Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo vàđổi mới

3.3.2 Nhận thức cần thiết của kỹ năng mềm

Sinh viên có nhận thức rất cao về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với cuộc sống, học tập và làm việc chỉ 2% người tham khảo sát cho rằng kỹ năng mềm không thật sự cần thiết đối với họ Đến 85% sinh viên đánh giá nó ở mức cần thiết và cực kỳ cần thiết đối với cuộc sống và sự phát triển, với việc thấy được tầm quan trọng như vậy thì sinh viên đã nỗ lực rất nhiều để có thể tiếp cận được các chương trình, phương pháp giúp cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm Qua những số liệu từ bảng 15 thấy được nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng mềm ở mức cao, từ đó dự đoán được tỉ lệ sinh viên tham gia các chương trình, hoạt động nâng cao kỹ năng mềm cũng sẽ rất cao

Không cần thiết Ít cần thiết

Bình thường Cần thiết Rất cần thiết

Mức độ cần thiết của việc nâng cao kỹ năng mềm đối với sinh viên trong thời gian dịch Covid -19

Bảng 15: Mức độ cần thiết của nâng cao kỹnăng mềm 3.3.3 Những chương trình được sinh viên tham gia:

Trong các chương trình được tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng mềm thì mỗi sinh viên có sự lựa chọn tương đối là giống nhau Qua bảng 17, các chương trình giúp sinh viên nâng cao kỹ năng được hưởng ứng và tham gia rất nhiệt tình

Các buổi Hội thảo do Trường tổ chức thu hút một lượng sinh viên tham gia khá đông đảo với 56.67%, trong đó số lượng sinh viên năm nhất quan tâm và tham gia rất cao Những buổi trao đổi, trò chuyện với chuyên gia cũng có số lượng tham gia ở mức cao 65.33%, thấy được sinh viên rất quan tâm đến những chương trình về kỹ năng mềm mà có sự chia sẻ từ những tấm gương, chuyên gia uy tín Cùng với đó, những chương trình do sinh viên, Đoàn, Hội, CLB tổ chức online cũng nhận được sự quan tâm rất lớn 69.33%, các chương trình, hoạt động được sinh viên tổ chức nhận được sự ủng hộ rất lớn từ sinh viên, do là các hoạt động mang tính thực tế cao đồng thời diễn ra online nên số lượng sinh viên biết đến và tham gia rất lớn Tuy vậy, tự trau dồi và rèn luyện tại nhà cũng được đông đảo sinh viên chọn với hơn 53% người tham gia khảo sát lựa chọn Từ bảng số liệu thấy được tỉ lệ sinh viên chọn phương pháp tự trau dồi cũng khác biệt với các năm, sinh viên năm nhất không lựa chọn việc tự trau dồi nhiều như sinh viên các năm khác, sinh viên năm 2, 3 và 4 rất chú trọng đến việc tự học, nguyên nhân chủ yếu là thấy được, nhận thức của sinh viên về sự quan trọng trong việc tự rèn luyện nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên cũng nâng cao lên qua các năm Ngoài những cách tiếp cận đó sinh viên đã tự tìm tòi các chương trình và hoạt động giúp cho kỹ năng mềm để tham gia

Qua bảng 16, thấy được sinh viên rất chủ động và cố gắng tham gia các hoạt động giúp ích cho sự phát triển kỹ năng mềm Thấy được sự nỗ lực rất lớn từ Nhà Trường, Đoàn, Hội và những người đồng tổ chức các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Chung

Các buổi trao đổi, trò chuyện với những chuyên gia uy tín

Các buổi hội thảo nhà trường tổ chức 65.21 57.84 47.36 40.00 56.67

Tham gia minigame, teambuilding trên các nền tảng online

Tự trau dồi, rèn luyện bản thân tại nhà

Bảng 16: Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹnăng mềm 3.3.4 Đánh giá những điều sinh viên phải đối mặt:

Sinh viên tham gia số lượng hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm ở mức tương đối rất cao 56.67%, sinh viên tham gia nhiều(19.33%) và rất nhiều(6%) Nguyên nhân, do việc học tập thời điểm dịch không quá nhiều và sinh viên nỗ lực tham gia để tự nâng cao kĩ năng Sinh viên tham gia rất ít(1.33%) và ít(16.67%) là do ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh và do không tiếp cận được với các hoạt động.

Từ số liệu bảng 17 có thể thấy sinh viên khi tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng mềm nhận được lợi ích tương đối cao (mức tương đối là 39.32%, nhiều 44.67% về rất nhiều là 8.67%) Mặc dù các hoạt động diễn ra trực tuyến và chịu ảnh hưởng của dịch nhưng kết quả mà hoạt động mang lại cho sinh viên rất tích cực, sinh viên cũng cố gắng để nhận tất cả những lợi ích mà hoạt động mang lại Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn nhất định gây ảnh hưởng đến việc tham và cả chất lượng của hoạt động Đa phần các sinh viên đều gặp khó khăn với 46.68% tương đối khó khăn và hơn 30% ở mức khó khăn nhiều và rất nhiều Những khó khăn chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc do tâm lý chán nản, thụ động nên đã gây ra không ít khăn trong việc tham gia các hoạt động nâng cao này

Các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm diễn ra với số lượng nhiều và đa dạng tuy chất lượng có giảm sút do ảnh hưởng bởi dịch nhưng vẫn nhận được sự đón nhận rất lớn từ sinh viên

Rất ít Ít Tương đối Nhiều Rất nhiều

Số lượng hoạt động nâng cao kỹ năng mềm bạn tham gia trong thời gian dịch?

Lợi ích mang lại cho bản thân từ việc trau dồi, phát triển kỹ năng mềm

Khó khăn tác động lên quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng mềm của bạn

Bảng 17: Mức độđánh giá của sinh viên về hoạt động nâng cao kỹnăng mềm 3.3.5 Mục đích khi tham gia hoạt động:

Từ số liệu từ bảng 18 thấy được sinh viên tham hoạt động nâng cao kỹ năng mềm không chỉ cải thiện và phát triển kỹ năng mà còn nhiều mục đích khác Thực tế, một bộ phận sinh viên tham gia vì điểm rèn luyện, số sinh viên năm nhất tham gia hoạt động để có điểm rèn luyện 78.26%, năm 2 là 71.57%, năm 3 là 63.15% và năm 4 là 40% Nguyên nhân khách quan vì những hoạt động này là một nguồn cung cấp điểm rèn luyện dễ dàng có được trong thời điểm dịch Covid-19 lần 4

Mục đích cốt lõi mà các hoạt động nâng cao kỹ năng kỹ năng mềm được sinh viên hướng tới là hỗ trợ bản thân trong học tập, giúp ích cho bản thân cho công việc tương lai và trau dồi, phát triển bản thân Hỗ trợ bản thân trong học tập nhận được để tâm rất ít từ sinh viên khi mục tiêu này chỉ được 56.52% người quan tâm đến, với năm

2 là 65.69% sinh viên, năm 3 là 52.63% và năm 4 chỉ 40% sinh viên Có thể thấy, những kỹ năng mềm mà sinh viên quan tâm không phải chủ đạo là để phục vụ việc học tập mà mục tiêu để phục vụ các vấn đề khác Chủ yếu sinh viên tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng mềm là để rèn luyện và phát triển những kĩ năng cần thiết nhằm phục cho công việc sau này Số lượng sinh viên năm nhất tham gia vì mục tiêu giúp cho công việc sau này không cao như các năm khác với chỉ 47.82%, trong khi đó năm 2 là 58.82%, năm

3 là 68.43% và năm 4 là 60% Điều này là do những sinh viên nhận thức được rằng tầm ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến công việc trong tương lai

Sinh viên tham gia khảo sát cho rằng, việc họ tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng mềm là để hoàn thiện, trau dồi, phát triển, định hướng cho bản thân và thể hiện giá trị, thế mạnh khi tham gia Mục tiêu mà đa phần sinh viên mong muốn nhận được khi tham gia là trau dồi và phát triển kỹ năng mềm của bản thân Sinh viên năm nhất với 65.21% số lượng tham gia vì mục đích trau dồi, phát triển bản thân và năm 2 là 72.55%, năm 3 và năm 4 lần lượt là 63.14% và 80% số người tham gia khảo sát

Một trong số ít những mục đích mà sinh viên không đánh giá cao là định vị, định hướng và thể hiện giá trị của bản thân, số liệu bảng 2.4 cho thấy sinh viên tham gia không chú trọng nhiều vào mục đích này nên số lượng sinh viên tham gia vì mục đích định vị và định hướng bản thân không cao như các mục đích khác với năm nhất là 34.78%, năm 2 là 48.03%, năm 3 là 42.1% và năm 4 là 0% Tuy vậy, mục đích tham gia các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm để thể hiện giá trị bản thân tương đối thấp, với số lượng sinh viên tham gia vì mục đích này cao nhất chỉ ở mức 40% thuộc về năm

4, trong khi đó năm nhất là 34.78%, năm 2 là 36.27% và năm 3 chỉ 26.32% Nguyên nhân chủ yếu là sinh viên tham gia với suy nghĩ là học hỏi và học hỏi nên việc thể hiện giá trị bản thân không được nhiều sinh viên chú ý đến

Các hoạt động luôn là cầu nối để sinh viên có thêm nhiều các mối quan hệ và biết thêm nhiều bạn nên mục đích này cũng được sinh viên quan tâm Với năm 34.78% sinh viên năm nhất quan tâm, năm 2 là 41.17%, năm 3 là 10.52% và năm 4 là 40%.

Tình hình tham gia hoạt động do Đoàn, Hội, CLB tổ chức

3.4.1 Sơ lược về hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức:

Hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức chính là những hoạt động nằm ngoài chương trình học, mang tính chất tự nguyện và được thực hiện bởi các tổ chức chuyên trách, có tầm ảnh hưởng đến các hoạt động của sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và CLB/Đ/N ở trường Đại học Những hoạt động này được tổ chức nhằm cho các bạn sinh viên tiếp cận với các hoạt động xã hội, hoàn thiện những kỹ năng mềm, tăng vốn sống từ đó làm phong phú những trải nghiệm sinh viên Đại học

Ví dụ: Hằng năm, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức những chiến dịch như Xuân Tình Nguyện, Mùa Hè Xanh, chương trình Tiếp sức mùa thi, Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas”,… đã đem đến cho cá bạn sinh viên những hoạt động ngoài giờ học bổ ích, tăng tính kết nối với xã hội qua những hoạt động thiện nguyện, trở thành cộng tác viên tổ chức chương trình, thể hiện tính sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm qua những cuộc thi khởi nghiệp, cuộc thi văn hóa, văn nghệ,…

3.4.2 Xu hướng tham gia các hoạt động, chương trình do Đoàn, Hội, CLB tổ chức: 3.4.2.1 Xu hướng chung:

Hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức rất đa dạng về nhiều lĩnh vực, có thể kể đến như các chương trình học thuật, chương trình tình nguyện, văn hóa – văn nghệ,…Tuy nhiên, những hoạt động này đã thay đổi một phần hình thức để có thể phù hợp hơn trong bối cảnh đợt dịch thứ 4 Covid-19 tại Việt Nam Từ đó, những hoạt động này được đa dạng hóa về hình thức, nội dung và ý nghĩa

Hoạt động Xu hướng tham gia (%)

Bảng 21: Xu hướng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên theo lĩnh vực

Từ thống kê của nhóm nghiên cứu khảo sát, có thể thấy được mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức được các bạn sinh viên hưởng ứng và tham gia đông đảo Từ số liệu thống kê, có đến 80% các bạn sinh viên tham gia khảo sát tham gia vào các hoạt động học thuật; 67% tham gia hoạt động tình nguyện, thiện nguyện cộng đồng; 85% các mẫu khảo sát tham gia các minigame, các hoạt động team building – một nội dung mới được thực hiện kể từ khi các hoạt động ngoại khóa được tổ chức trực tuyến trên các nền tảng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (đợt dịch thứ tư); và có 48% các bạn sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ Điều đáng nói ở đây chính là có đến 85% số sinh viên tham gia khảo sát chọn tham gia các minigame, team building, đây là một hoạt động mới khi các hoạt động ngoại khóa gần như thay đổi hình thức tổ chức từ trực tiếp sang trực tuyến, được tổ chức trên nhiều nền tảng họp trực tuyến, các kênh truyền thông Có thể thấy phạm vi tổ chức của những chương trình này đã được mở rộng, sinh viên không cần phải trực tiếp tham gia, vì vậy số lượng những bạn sinh viên tham gia hoạt động này tăng cao.

3.4.2.2 Xu hướng tham gia các hoạt động ngoại khóa phân theo cơ cấu sinh viên: 3.4.2.2.1 Nhóm cơ cấu sinh viên theo năm:

Khảo sát theo trường hợp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nhóm cơ cấu sinh viên theo năm bao gồm: Nhóm sinh viên năm 1; Nhóm sinh viên năm 2; Nhóm sinh viên năm 3 và Nhóm sinh viên năm 4 Cụ thể:

Nhóm sinh viên theo năm

Học thuật Tình nguyện Minigame,

Bảng 22: Xu hướng tham gia hoạt động ngoại khóa nhóm cơ cấu sinh viên theo năm

(theo sốlượng mẫu khảo sát)

Từ số liệu ở bảng 22 được nhóm nghiên cứu xử lý, có thể thấy được mức độ tham gia của các nhóm sinh viên theo năm qua các lĩnh vực không đều nhau, cụ thể: ở biến “Văn nghệ, nghệ thuật” có tỉ lệ sinh viên tham gia thấp nhất; biến “Minigame, Team building” có tỉ lệ sinh viên tham gia cao nhất Điều này thể hiện những chương trình văn nghệ, nghệ thuật vẫn chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia; những hoạt động minigame và team building có mức độ tập trung cao nhất – có thể thấy hoạt động này đã được tổ chức phù hợp với tình hình dịch Covid-19 (đợt dịch thứ 4), thu hút được đông đảo sinh viên tham gia Qua đó, ta có thể đánh giá mức độ quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức ở các nhóm sinh viên có chiều hướng tăng mạnh ở lĩnh vực mới do sự thay đổi của hình thức tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-

19, những hoạt động mang tính chất đặc thù, hoạt động trực tiếp không còn thu hút sinh viên tham gia hoặc do các sinh viên không có điều kiện tham gia trực tiếp Đây chính là một điểm dáng chú ý để các tổ chức Đoàn, Hội, CLB cần xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đẩy mạnh những hoạt động ngoại khóa của sinh viên

3.4.2.2.2 Nhóm cơ cấu sinh viên theo địa điểm cư trú:

Nhóm cơ cấu sinh viên theo địa điểm cư trú được chia thành 2 khu vực cư trú: thành thị và nông thôn Cụ thể:

Nhóm sinh viên theo địa điểm cư trú

Xu hướng tham gia (%) Học thuật Tình nguyện

Bảng 23: Xu hướng tham gia hoạt động ngoại khóa nhóm sinh viên theo địa điểm cư trú

Từ số liệu thống kê, có thể thấy nhóm sinh viên phân theo địa điểm cư trú tham gia những hoạt động học thuật ở 2 nhóm này khá đều nhau Điều này phản ánh những hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi Đoàn, Hội, CLB đã phù hợp với thực tiễn bởi dù ở khu vực thành thị hay nông thôn, các sinh viên đều có thể tiếp cận đầy đủ và tham gia những hoạt động ngoại khóa này Mức độ quan tâm và tham gia của sinh viên ở 2 khu vực đều không sụt giảm và không chênh lệch quá nhiều

Có thể hiểu từ sự đa dạng hóa nhiều hình thức hoạt động đã đem lại kết quả khả quan đến hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạtđộng ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức nói riêng Các sinh viên ở 2 nhóm địa điểm cư trú này đều tiếp cận và dễ dàng tham gia được những hoạt động ngoại khóa bởi chỉ cần một đường truyền mạng ổn định, một thiết bị có thể truy cập internet thì các sinh viên đều có thể tham gia những hoạt động ngoại khóa theo hình thức mới trong đợt dịch thứ 4 do ảnh hưởng của Covid-

3.4.3 Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với thế hệ sinh viên năng động, sáng tạo, hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, CLB –Đội –Nhóm được đẩy mạnh, có những hoạt động thiết thực hướng đến đối tượng là các bạn sinh viên, rèn luyện kỹ năng mềm, tăng cường các hoạt động xã hội, văn hóa, thể dục thể thao,… Qua khảo sát 150 mẫu là những sinh viên trường, nhóm nghiên cứu đã thu thập được những số liệu liên quan đến mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức với những lựa chọn: 1 Không tham gia; 2 Hiếm khi; 3 Thỉnh thoảng; 4 Thường xuyên; 5 Rất thường xuyên Từ đó, nhóm nghiên cứu đã thu thập được Bảng mức độ tham gia (%) như sau:

Tiêu chí Mức độ tham gia (%)

Bảng 24: Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

Mức độ tham gia của sinh viên phản ánh sự thu hút của các hoạt động ngoại khóa, thái độ tham gia của sinh viên có tích cực hay không, từ đó có thể đưa ra kết luận Đánh giá mức độ tham gia của sinh viên, có thể thấy có đến 60,67% sinh viên thỉnh thoảng tham gia, thuộc mức độ trung bình của bảng đánh giá; tuy nhiên vẫn có 1,33% sinh viên lựa chọn không tham gia các hoạt động trên Điều này phản ánh được thực trạng tham gia của sinh viên không quá tích cực và sôi nổi, trong khi những mức đánh giá 4,5 thuộc mức cao chỉ lần lượt là 23,33% và 6,% - không chiếm phần nhiều số lượng sinh viên tham gia khảo sát Qua đó, ta thấy được các sinh viên không quá quan trọng việc thamgia hoạt động ngoại khóa, họ chỉ tham gia khi cần thiết (xét điểm rèn luyện, xét danh hiệu sinh viên 5 tốt, ) Có thể lý giải theo thực tiễn ảnh hưởng của dịch bệnh, việc những hoạt động thay đổi hình thức tổ chức hoặc tổ chức không quá thu hút dẫn đến việc nhàm chán, không thú vị

Từ nghiên cứu khảo sát cho thấy rằng việc cho sinh viên tham gia đánh giá mức độ tham gia thì đa phần họ đều chọn “Thỉnh thoảng” mới tỉ lệ áp đảo 60,67%; sinh viên chọn mức độ tham gia thấp –“Không tham gia”, “Hiếm khi” chiếm10%; tiếp đến nhóm sinh viên chọn mức độ tham gia cao – “Thường xuyên”, “Rất thường xuyên” chiếm 29,33% Điều này cho ta thấy rằng các hoạt động được tổ chức phong phú hơn với nhiều hình thức tham gia, tuy nhiên hoạt động tham gia của sinh viên vẫn không năng nổ, điều này cho thấy những hoạt động rèn luyện này vẫn còn chưa sáng tạo, kém thu hút, tỉ lệ sinh viên tham gia tích cực không cao.

3.4.4 Mức độ hài lòng của sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức: Để đánh giá mức độ hài lòng khi tham gia hoạt động ngoại khóa, nhóm khảo sát đã tiến hành khảo sát trên mẫu phi xác suất về các tiêu chí: Chất lượng các chương trình; Cách thức truyền thông, phổ biến đến người tham gia; Thái độ, tính chuyên nghiệp của Ban tổ chức; Lợi ích, hiệu quả mang lại; Đáp ứng kỳ vọng của bản thân Với các mức đánh giá: 1 Không hài lòng; 2 Ít hài lòng; 3 Bình thường; 4 Hài lòng; 5 Rất hài lòng

Từ đó đánh giá được mức độ hài lòng với các hoạt động ngoại khóa do Đoàn, Hội, CLB tổ chức để thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế của các hoạt động được tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh, chất lượng của các hoạt động tương quan với những hoạt động được tổ chức trong giai đoạn bình thường, chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Qua xử lý số liệu của 150 mẫu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã xử lý để có thể nhìn nhận một cách trực quan về tình hình và sự hơn kém, chênh lệch rõ ràng giữa các mức hài lòng.

Mức độ hài lòng (%) 1.Không hài lòng

5 Rất hài lòng Chất lượng các chương trình 1,33% 3,33% 37,33% 43,33% 14,68%

Cách thức truyền thông, phổ biến đến người tham gia 0,67% 2,67% 33,33% 48,67% 14,66%

Thái độ, tính chuyên nghiệp của Ban tổ chức 0,67% 1,33% 32,67% 48% 17,35%

Lợi ích, hiệu quả mang lại 2% 4,67% 26,67% 49,33% 17,33% Đáp ứng kỳ vọng của bản thân 2,67% 4,67% 42,67% 35,33% 14,66%

Bảng 25: Mức độ hài lòng của sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

Thực trạng khảo sát được của đề tài nghiên cứu

Quy mô hoạt động ngoại khóa

Để khảo sát quan điểm của các sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về quy mô của các hoạt động ngoại khóa trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 (đợt dịch thứ 4), nhóm khảo sát đã tiến hành phân tích trên 150 mẫu khảo sát, cho ra được Biểu đồ Cơ cấu ý kiến sinhviên về quy mô các hoạt động ngoại khóa:

Hình 1:Mức độ hài lòng của sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

Hình 1:Mức độ hài lòng của sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

Kết quả khảo sát được nhóm nghiên cứu phân tích được cho thấy, đối với nhóm sinh viên lựa chọn “Nhỏ” chiếm 50,3% tổng số mẫu khảo sát; nhóm sinh viên lựa chọn

“Tương đương” chiếm 47,7%; lựa chọn “Lớn hơn” chiếm 2% ý kiến của nhóm sinh viên còn lại Ngoài ra, khảo sát còn cho thấy phần lớn các sinh viên tán đồng ý kiến cho rằng các hoạt động thuộc lĩnh vực tình nguyện, rèn luyện kỹ năng mềm và những hoạt động do Đoàn – Hội, CLB tổ chức vẫn giữ mức quy mô “Tương đương” trong các hoạt động Điều này có nghĩa là những hoạt động này vẫn giữ vững được phong độ của các hoạt động, không bị tuột dốc do ảnh hưởng của dịch bệnh Nhìn chung, thực trạng quy mô của các hoạt động ngoại khóa trong thời kỳ Covid-19 (đợt dịch thứ 4) chịu nhiều ảnh hưởng lớn khi nhiều sinh viên đánh giá những hoạt động này diễn ra nhỏ, được tổ chức trực tuyến bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan có thể kể đến như: đường truyền, thiết bị, độ tương tác, tiếp cận thông tin, thông điệp của chương trình,…

So với các hoạt động ngoại khóa được tổ chức trực tiếp dành cho các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về các cuộc thi học thuật, tranh biện, những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao thì những hoạt động được tổ chức trực tuyến chỉ nằm ở mức “Tương đương” và “Nhỏ, số chương trình được sinh viên đánh giá “Lớn” là không đáng kể Một thực trạng không khả quan khi hoạt động ngoại khóa được tổ chức trực tuyến, sinh viên không được tiếp cận một cách đầy đủ và trọn vẹn, dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt động, khâu tổ chức thu gọn, hạn chế những hoạt động tập trung đông người do dịch Covid-19, từ đó, quy mô của các chương trình bị thu nhỏ hoặc tương đương

Cách tiếp cận hoạt động ngoại khóa

Đại dịch Covid 19 đã gây ra nhiều biến động không những trong học tập mà còn trong các hoạt động sinh hoạt, ngoại khóa Đối với sinh viên, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa đã là một trong những chương trình thú vị, và với tình hình hiện tại, việc tham gia các hoạt động đã chuyển từ trực tiếp thành trực tuyến với đa dạng cách thức tham gia và đa dạng các hoạt động chương trình

COVID 19 đã và đang chứng tỏ mạng Internet, mạng xã hội và các phương tiện trực tuyến đang dần trở nên quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người trong xã hội này đặc biệt là đối tượng học sinh và sinh viên Ở phần này, tương tự các phần trên chúng ta có 4 phương diện cần đề cập đến:

- Cách tiếp cận các hoạt động ngoại khóa trong thời gian dịch Covid 19

- Cách tiếp cận các hoạt động tình nguyện

- Cách tiếp cận những hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ký năng mềm trong mùa dịch Covid 19

- Cách tiếp cận những chương trình, hoạt động do CLB, Đoàn – Hội, Nhà trường tổ chức

Qua mạng xã hội, phương tiện truyền thông

Qua bạn bè giới thiệu, rủ rê tham gia

Qua sự giới thiệu của thầy cô

Qua trang thông tin phường và thành phố Phần trăm 94% 62,7% 22% 10,7% 0,7%

Bảng 26: Thống kê các cách tiếp cận các hoạt động ngoại khóa

Các số liệu trong bảng 26 cho thấy rằng:

- Hầu hết (94%) sinh viên biết đến và tham gia các hoạt động ngoại khóa thông qua mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng Thông qua khảo sát, có tổng số 147/150 bạn sinh viên tiếp cận các hoạt động ngoại khóa thông qua hình thức này

Có thể thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng đã dần hòa nhập và là một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống của chúng ta Các phương tiện ấy đã và đang giúp sinh viên rất nhiều trong việc tiếp cận các hoạt động sinh hoạt và hoạt động học tập Bên cạnh đó, mạng xã hội, phương tiện truyền thông còn là hình thức tổ chức hữu hiệu nhất tính đến thời điểm hiện tại Đây có thể coi là cách tiếp cận dễ dàng và thích hợp, và đặc biệt hơn, đây là cách mà bất cứ bạn sinh viên nào cũng có thể tiếp cận các hoạt động bởi, việc các bạn lướt web, lướt các trang mạng xã hội trong mùa dịch hiện tại được xem là thường xuyên và lướt rất nhiều trong những khoảng thời gian mà các bạn có thể thời gian rảnh

- Việc các trang mạng xã hội truyền thông quá phổ biến cũng khiến cho một số bạn có thể ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông xưa cũ và truyền thống, chẳng hạn như các trang thông tin phường và thành phố với bằng chứng là chỉ có 0,7% các bạn sinh viên tiếp cận các hoạt động ngoại khóa thông qua phương thức này Thông qua bản số liệu, chúng ta chỉ có 1/150 bạn tiếp cận hoạt động ngoại khóa bằng hình thức này Và thật sự thì đây là con số quá ít

- Bên cạnh đó, việc các bạn sinh viên tiếp cận các hoạt động ngoại khóa thông qua bạn bè (62,7%), qua thư điện tử (22%) và qua sự giới thiệu của thầy cô (10,7%) cũng là những phương thức phổ biến

=> Từ đó chúng ta thấy rằng, có rất nhiều cách để chúng ta tiếp cận đến các hoạt động ngoại khóa Quan trọng là chúng ta tiếp cận đúng hướng, thực hiện theo đúng nội dung Việc tiếp cận các hoạt động ngoại khóa trong mùa dịch có hiệu quả hay không là do cách chúng ta tiếp cận chúng như thế nào và thực hiện như thế nào.

4.2.1 Cách tiếp cận những hoạt động tình nguyện trong thời gian dịch Covid:

Thông báo tuyển tình nguyện viên

Qua các trang mạng xã hội

Gia đình, bạn bè, các quan hệ xã hội

Qua báo đài, các phương tiện truyền thông

Qua Đoàn thanh niên, Hội sinh viên

Bảng 27: Thống kê phần trăm các cách tiếp cận hoạt động tình nguyện

Thông qua bảng thống kê 27, chúng ta thấy được rằng:

- Việc các bạn tiếp cận các hoạt động tình nguyện thông qua mạng xã hội vẫn là cách tiếp cận phổ biến nhất Việc tiếp cận hoạt động tình nguyện bằng hình thức này chiếm 74,8% với 92/123 bạn sinh viên Chứng tỏ được rằng, mạng xã hội là phương tiện truyền bá thông tin các chương trình hữu hiệu nhất Nó không chỉ tiện lợi mà còn có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi

- Ngoài ra, cách phương thức tiếp cận như các trang thông tin thông báo tuyển tình nguyện viên (35,8%), qua bạn bè, gia đình, các mối quan hệ xã hội (40,7%), qua báo đài (26,8%), qua Đoàn thanh niên, Hội sinh viên (43,1%) cũng là các hình thức tương đối phổ biến Số lượng các bạn sinh viên biết đến các hoạt động tình nguyện bằng phương thức này dao động từ 33-53 bạn

- Dù hoạt động tình nguyện được xem là hoạt động phổ biến, tuy nhiên tình hình dịch Covid đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bạn sinh viên Có thể nói số lượng đó không lớn nhưng thông qua tình hình khảo sát, chúng ta cũng thấy rằng có 0,8% số lượng sinh viên khảo sát không thể tham gia hoạt động tình nguyện Đó có thể là khó khăn về vật chất, về tình thần hay khó khăn về bất cứ điều kiện gì như thời gian, không gian

=> Qua đó chúng ta thấy rằng, việc tham gia các hoạt động tình nguyện bị ảnh hưởng không hề nhỏ bởi dịch Covid Dịch Covid đã làm giảm sút tinh thần tham gian, đơn giản đi một số hoạt động nhưng không vì thế mà các bạn sinh viên bỏ quên việc tình nguyện Các bạn sinh viên đã cố gắng hết sức tiếp cận các hoạt động tình nguyện bằng rất nhiều hình thức và với trái tim nhiệt huyết nhất

4.2.2 Cách tiếp cận các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm trong mùa dịch Covid:

Từ phương tiện truyền thông, mạng xã hội

Từ bạn bè, anh chị, thầy cô

Từ lời mời, sự phổ biến của Ban tổ chức

Từ yêu cầu tham gia của Đoàn, Hội, Nhà trường

Bảng 28; Thống kê các cách tiếp cận các hoạt động nâng cao kỹnăng mềm

Dựa vào bảng số liệu 28, chúng ta có:

- 88% với 125/142 câu trả lời thuộc về việc tiếp cận các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội Covid 19 đã tạo ra các xu hướng mới trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội có thể kể đến như các nền tảng trực tuyến như Meet, Zoom Đây là các nền tảng cho phép tổ chức các hoạt động với nhiều sự tham gia của các bạn sinh viên

- Với 47,9% tiếp cận thông qua bạn bè, thầy cô và 47,9% từ yêu cầu tham gia của Đoàn, Hội và Nhà trường hay 37,3% từ lời mời hay sự phổ biến của Ban tổ chức các hoạt động ấy, các bạn sinh viên cũng có thể tham gia tương đối thông qua các phương thức này

=> Các chương trình, hoạt động nâng cao kỹ năng mềm luôn là chủ đề phổ biến và cần thiết đối với các bạn sinh viên Mặc dù dịch Covid 19 phức tạp, thế nhưng Ban tổ chức các chương trình đã cố gắng hoạt động và tổ chức các hoạt động thật chất lượng và bổ ích nhất dành cho các bạn sinh viên Đây là một trong số các chương trình, các hoạt động thu hút được rất nhiều bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên tham gia, bởi nó cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết cho các bạn hiện tại và sau này

Từ mạng xã hội, phương tiện truyền thông

Từ bạn bè, giới thiệucủa thầy cô, anh chị

Từ lời mời tham gia qua thư điện tử

Từ thông báo phổ biến cuả Khoa, Nhà trường

Bảng 29: Thống kê các cách tiếp cận hoạt động ngoại khóa do CLB, Đoàn, Hội và

- Chúng ta thấy rằng, dựa vào bảng 29, phương thức tiếp cận từ mạng xã hội và các phương tiện truyền thông vẫn là phương thức chiếm ưu thế với 91,3% (126/138 câu trả lời) Lại một lần nữa chứng tỏ rằng, phương tiện truyền thông và mạng xã hội là một trong các yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện tại Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng, Ban quản lý, Ban Chấp hành Đoàn Hội, các CLB và Nhà trường cũng đã chịu khó đổi mới các hình thức tổ chức một số hoạt động để phù hợp với tình hình thực tiễn Cùng với đó, sinh viên cũng thích nghi rất nhanh đối với các hoạt động, các cách thức mới đối với các hoạt động ấy

Thuận lợi khi tham gia các hoạt động ngoại khóa

Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa trong tình hình dịch Covid 19 hiện nay tuy khó khăn nhưng cũng tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên trong việc thực hiện các hoạt động tại chính căn nhà và nơi ở của các bạn mà không phải di chuyển xa xôi hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết Thông qua quá trình khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng, có rất nhiều thuận lợi đối với các bạn sinh viên bên cạnh những khó khăn và bất cập Có thể kể đến như có nhiều hoạt động với nhiều hình thức khác nhau, thoải mái về thời gian và không gian, tiết kiệm chi phí đi lại Và đối với từng hoạt động, chúng ta sẽ có những thuận lợi khác nhau hoặc giống nhau bởi, chúng đều được thực hiện ở nhà và thực hiện trong thời gian dịch Covid 19

Những thuận lợi / Các hoạt động

Hoạt động nâng cao kỹ năng mềm

Hoạt động CLB, Đoàn, Hội và Nhà trường Thuận tiện, dễ dàng tiếp cận

Nhiều chương trình, hoạt động

Cách thức tham gia đơn giản

Thoải mái về thời gian và không gian

Tiết kiệm chi phí, ít đi lại

Bảng 30: Thuận lợi khi tham gia các hoạt động ngoại khóa trong mùa dịch Covid 19 Đại dịch Covid 19 đã tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận các hoạt động mà không cần phải di chuyển xa xôi hay hoạt động dưới thời tiết nóng nực Các bạn sinh viên có thể tham gia nhanh chóng dưới hình thức trực tuyến, thời gian tham gia có thể chỉ vỏn vẹn trong 1 tiếng hoặc vài phút Chính vì thế, chúng ta có thể thấy rằng, có đến 74,5% câu trả lời thể hiện sự thoải mái về thời gian và không gian cùng với 75,8% câu trả lời với ý kiến tiết kiệm chi phí, ít đi lại hơn so với việc tham gia hoạt động ngoại khóa trực tiếp Bên cạnh đó, đối với hoạt động ngoại khóa, các chương trình còn thu hút các bạn sinh viên bởi cách thức tham gia đơn giản (chiếm 77,2%) Các bạn sinh viên tham gia chương trình, các hoạt động có khi chỉ cần điền form hoặc chia sẻ một điều gì đó trên mạng xã hội và gắn hashtag của chương trình là có thể xem như đã hoàn thành họa động Không những thế, các chương trình còn thu hút bởi sự đa dạng, phong phú về mặt hình thức tham gia hay việc thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các chương trình Đối với các chương trình tình nguyện, nhờ vào sự đa dạng chương trình, hoạt động đã thu hút rất nhiều bạn sinh viên (69,1%) có thể đóng góp bằng vật chất hay cả tinh thần trong những chiến dịch tình nguyện Đặc biệt hơn, trong mùa dịch Covid 19, việc các bạn tham gia các chương trình tình nguyện không chỉ là sự ủng hộ mà còn tiếp thêm ý chí, nghị lực cho những người được cổ vũ, khích lệ tinh thần bằng những sự hỗ trợ dù là nhỏ nhoi ấy Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn có thể dễ dàng tiếp cận, theo dõi hoạt động, tiết kiệm cả thời gian không gian và cả chi phí đi lại Thông qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, ở một mặt nàođó, Covid 19 đã cho chúng ta thực hiện những nghĩa cử thiêng liêng cao đẹp mà có thể nếu như không có Covid 19, chúng ta sẽ không thấy được điều đó nhiều như vậy

Hơn thế nữa, các chương trình ngoại khóa nâng cao kỹ năng mềm hay các chương trình ngoại khóa do CLB, Đoàn, Hội hay Nhà trường tổ chức còn thu hút hơn tất thảy, bởi sự đa dạng về chương trình, hoạt động hãy tiết kiệm thời gian hơn so với việc tổ chức trực tiếp Hiện nay trên mạng xã hội, chúng ta có thể thấy rất nhiều các hoạt động như Sắp xếp chữ, các Challenge hay một số thử thách đơn giản mà thông qua đó sẽ giúp các bạn sinh viên rèn luyện trí óc, sức khỏe hay trau dồi thêm kiến thức Chính vì thế, có rất nhiều bạn sinh viên tham gia các hoạt động này Minh chứng đó là có đến 70-79% các bạn sinh viên tham gia câu trả lời đồng ý với ý kiến các hoạt động này đa dạng, dễ tiếp cận và thực hiện, và còn tiết kiệm chi phí, không phải đi lại quá xa.

Thông qua đó, chúng ta thấy rằng, có rất nhiều thuận lợi từ các chương trình, các hoạt động trực tuyến Việc tổ chức trực tuyến giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc dễ dàng thực hiện, dễ dàng tham gia các hoạt động mà còn tiết kiệm rất nhiều từ thời gian, không gian và chi phí khi tham gia.

Khó khăn khi tham gia hoạt động ngoại khó a

Đại dịch COVID 19 gây ra nhiều khó khăn trong đời sống, sinh hoạt và học tập Đồng thời nó còn gây khó khăn cho sinh viên khi tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát đề tài có thể thấy rằng mặc dù đã có sự chuẩn bị và thích nghi, song vẫn gặp phải một số khó khăn đối với sinh viên do các yếu tố chủ quan và khách quan gây ra khi tham gia hoạt động ngoại khóa trong thời điểm dịch COVID 19 xuất hiện Những khó khăn mà sinh viên gặp phải đó là ảnh hưởng của dịch, dương tính,cách ly; không có thời gian tham gia do việc học; sự cố về đường truyền internet; bất tiện về không gian; nhàm chán, không được gặp gỡ,hoạt động trực tiếp Theo kết quả thu được, nhóm tôi quyết định phân chia khó khăn theo 2 nhóm đối tượng đó là sinh viên đang sinh sống ở khu vực nông thôn và sinh viên đang sinh sống ở khu vực thành thị:

Khó khăn khi tham gia hoạt động ngoại khóa trong bốicảnh dịch:

Nông thôn Thành thị Tổng Ảnh hưởng của dịch, dương tính, cách ly 21,6% 24,3% 45,9%

Không có thời gian tham gia do việc học 14,2% 15,5% 29,7%

Sự cố về đường truyền internet 34,5% 41,2% 75,7%

Bất tiện về không gian 15,5% 16,3 31,8%

Nhàm chán, không được gặp gỡ,hoạt động trực 24,3% 27,7% 52%

Bảng 31: Khó khăn khi tham gia hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh dịch được phân chia theo nhóm đối tượng ở khu vực nông thôn và thành thị

Cụ thể đó là sự cố về đường truyền internet chiếm 75.7%, theo kết quả khảo sát cho thấy, các thiết bị hỗ trợ việc tham gia các hoạt động ngoại khóa online được xem là một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên Trong đó, việc đường truyền mạng và kết nối internet không ổn định là khó khăn của hầu hết sinh viên tham gia khảo sát Theo Bảng 1 sinh viên sinh sống ở khu vực thành thị gặp vấn đề về đường truyền mạng (41,2%) cao hơn so với sinh viên sinh sống ở khu vực nông thôn (34,5%) Đối với sinh viên khi tham gia các hoạt động ngoại khóa trực tuyến, một kết nối internet đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết sẽ giúp việc theo dõi quá trình của các hoạt động ngoại khóa một cách tốt nhất Đường truyền internet yếu có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc theo dõi và bám sát quá trình diễn ra hoạt động của sinh viên trong các chương trình Mạng chập chờn, giật lag hay có quá nhiều lượt truy cập cùng một lúc khiến đường truyền không ổn định, do đó sinh viên có thể bị bỏ lỡ những thông tin quan trọng và những thông tin đáng chú ý trong quá trình diễn ra hoạt động ngoại khóa Bên cạnh đó, khó khăn chủ quan là các hoạt động ngoại khóa diễn ra nhàm chán, không được gặp gỡ, hoạt động trực tiếp chiếm 52%.Có thể nói, trạng thái tinh thần của sinh viên trong quá trình hoạt động cũng phản ánh hiệu quả các chương trình Trong bối cảnh dịch bệnh, các hoạt động ngoại khóa đa phần tổ chức bằng phương thức trực tuyến nên phần lớn sinh viên đều không hứng thú khi tham gia và làm việc trên nền tảng online Việc hoạt động trong thời gian dịch bệnh, thay vì được tham gia, trải nghiệm, học hỏi thực tế thì bây giờ phần lớn các hoạt động ngoại khóa sinh viên phải dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính, vậy nên kết quả sau các hoạt động ngoại khóa mà người tham gia và ban tổ chức nhận được không đem lại hiệu quả và ấn tượng sâu Khi tham gia trực tuyến sinh viên bị giảm đi sự tương tác đối với nhau, thiếu giao tiếp, hay thiếu kết nối giữa khách mời với sinh viên, dẫn đến tâm lý chán nản, không có hứng thú với nội dung của các hoạt động ngoại khóa Do đó, việc sinh viên cảm thấy nhàm chán là một trong những khó khăn của việc tham gia các hoạt động ngoại khóa online Khi những hoạt động ngoại khóa được tổ chức thì mục đích của nó nhằm để sinh viên có thể trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, mỗi hoạt động ngoại khóa cung cấp một cơ hội khác để mở rộng mạng lưới quan hệ của mình, nhưng việc tạo dựng các mối quan hệ mới, giao lưu, học hỏi trong thời điểm dịch bệnh trở nên khó khăn hơn bởi việc tham gia trực tuyến đã trực tiếp ngăn cản sự tương tác với nhau trong quá trình diễn ra hoạt động Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các hoạt động ngoại khóa, bởi vì tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò rất quan trọng Do đó, yếu tố tâm lý của người tham gia cần được chú trọng hơn trong những hoạt động ngoại khóa ở thời gian tới Một trong những khó khăn khách quan ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên là khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, dương tính, cách ly chiếm đến 45,9% Có thể thấy điều này gây ra những khó khăn rất lớn đối với sinh viên sinh sống ở cả nông thôn (21,6%) và thành thị (24,3%) Đại dịch COVID -19 gây căng thẳng, lo lắng và trầm cảm cho nhiều người bởi vì diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, và không thể khống chế được Khi biết bản thân bị nhiễm COVID trong tình huống căng thẳng như vậy sẽ xuất hiện các phản ứng tâm lý khác nhau, từ đó làm cho tâm lý trở nên hoang mang, nó ảnh hưởng, gây tác động đến tinh thần, tâm lý của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa vào thời điểm này Như vậy, dịch bệnh diễn ra liên tục gây ra nhiều khó khăn về mặt khách quan đối với phần lớn sinh viên đại học Bất tiện về không gian chiếm 31,8% Ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn thì không gian sinh sống cũng tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa bởi tiếng xe cộ, không gian xung quanh có quá nhiều tiếng ồn gây mất tập trung.Và cuối cùng là không có thời gian tham gia do bận việc học chiếm 29,7%

Như vậy, có thể thấy rằng, sinh viên hiện đang chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan lẫn khách quan, ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên, nhìn chung, nguyên nhân chính được chỉ ra là do vấn đề kết nối internet, yếu tố tâm lý và một số ảnh hưởng của dịch bệnh gây ra Do đó, việc đề xuất các hướng giải pháp khắc phục, hạn chế những khó khăn là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay

4.4.1 Những khó khăn cụ thể sinh viên gặp phải khi tham gia các hoạt động tình nguyện mùa dịch:

Những khó khăn Mức độ gặp khó khăn

Sợ dương tính với Covid-19 khi tham gia hoạt động tình nguyện trực tiếp

Học tập chiếm nhiều thời gian, không có thời gian rảnh

Khó tiếp cận các chương trình tình nguyện 34,1%

Gia đình không ủng hộ 29,5%

Các chương trình quá phức tạp, bản thân không đáp ứng đủ yêu cầu

Hạn chế về vấn đề đi lại 40,9%

Số lượng đăng ký các chương trình tình nguyện thường khá đông, BTC có khả năng đóng form sớm hơn dự kiến

Bảng 32: Thống kê những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi tham gia hoạt động tình nguyện mùa dịch

Theo bảng 32 cho thấy thì sinh viên sợ dương tính với Covid-19 khi tham gia hoạt động tình nguyện trực tiếp chiếm đến 58,3% Thông qua bảng khảo sát thì có 77/132 bạn sinh viên gặp khó khăn này trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện Dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát và lây lan nhanh nên phần lớn đều có tâm thế lo sợ khi đi tham gia chống dịch trực tiếp, bởi trong quá trình tham gia không tránh khỏi khả năng trở thành F1, F2 hoặc thậm chí là F0 Khó khăn thứ hai tác động không nhỏ đến quá trình tham gia hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên là học tập chiếm nhiều thời gian, không có thời gian rảnh 56,1% Không chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện mà sinh viên còn phải quản lý thời gian hợp lý và phù hợp với lịch học của bản thân Nếu không biết cách quản lý thời gian, sắp xếp các công việc theo trình tự nhất định thì rất khó để sinh viên có thể bám sát vào hoạt động và chuẩn bị tốt cho việc học của mình Tiếp đến là khó khăn về hạn chế vấn đề đi lại chiếm 40,9% Trong thời gian dịch bệnh, để đảm bảo an toàn và để khống chế dịch bệnh thì ở nhiều nơi cần phong tỏa, giãn cách xã hội hay hạn chế ra đường, một số sinh viên không có phương tiện đi lại để phục vụ cho quá trình di chuyển từ nơi này đến nơi khác làm việc

Do đó vấn đề đi lại cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện Những khó khăn khác cũng một phần gây ra những ảnh hưởng khi tham gia các hoạt động tình nguyện như là các chương trình tình nguyện khó tiếp cận chiếm 34,1%, hay các chương trình quá phức tạp, bản thân không đáp ứng đủ yêu cầu chiếm 33,3% Công việc nơi tuyến đầu phòng chống dịch cũng khá vất vả và nguy hiểm, phải xét nghiệm thường xuyên mỗi ngày để kiểm tra sức khỏe bản thân, ăn vội, ngủ không đủ giấc, vì vậy khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện thì cần phải có tinh thần và sức khỏe tốt để có thể chống dịch một cách tích cực Gia đình không ủng hộ chiếm 29,5% bởi tâm lý các bậc phụ huynh sợ rằng con mình tham gia trong môi trường dịch bệnh sẽ rất nguy hiểm, dễ bị lây lan Khó khăn mà chỉ 1/132 sinh viên gặp phải là Số lượng đăng ký các chương trình tình nguyện thường khá đông, BTC có khả năng đóng form sớm hơn dự kiến chiếm 0,8% và đường truyền internet chiếm 0,8% Từ đó thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình tham gia hoạt động tình nguyện, gây ra những khó khăn nhất định cho các bạn sinh viên.

4.4.2 Những khó khăn cụ thể đối với sinh viên về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm trong thời gian dịch này

Những khó khăn Mức độ gặp khó khăn

Sự cố về đường truyền internet 71,9%

Không có nhiều thời gian để tham gia 49,6%

Không gian bất tiện, ngại việc thực hiện yêu cầu của các hoạt động khi ở nhà 45,2%

Dương tính với Covid-19, cách ly 25,2%

Không gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động ngoại khóa trong thời gian này 0,7%

Bảng 33: Thống kê những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi tham gia các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao kĩ năng mềm trong thời gian dịch bệnh

Theo bài khảo sát thu thập được 134/135 sinh viên gặp khó khăn và có 1/135 sinh viên không gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm Trong đó 97/135 sinh viên gặp khó khăn về đường truyền internet chiếm đến 71,9% Tiếp theo là 67/135 sinh viên không có nhiều thời gian để tham gia chiếm 49,6% Không gian bất tiện, ngại việc thực hiện yêu cầu của các hoạt động khi ở nhà cũng là một khó khăn mà phần lớn sinh viên gặp phải khi tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm và nó chiếm đến 45,2% Dương tính với Covid 19, cách ly chiếm 25,2% Gặp khó khăn bởi các yếu tố chủ quan tác động chiếm 24,4% Và cuối cùng là một bộ phận nhỏ sinh viên chưa tiếp cận được các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm chiếm 19,3%.

4.4.3 Khó khăn khi tham gia các chương trình, hoạt động do CLB, Đoàn - Hội, Nhà trường tổ chức trong thời gian dịch Covid -19

Những khó khăn Mức độ gặp khó khăn

Sự cố về đường truyền internet 78%

Hạn chế về thời gian 44,7%

Hạn chế về không gian 40,9%

Khó khăn trong việc tiếp cận, tham gia các hoạt động, chương trình

Không thấy khó khăn khi tham gia các chương trình, hoạt động này

Bảng 34: Thống kê những khó khăn khi tham gia các chương trình, hoạt động do

CLB, Đoàn-Hội, Nhà trường tổ chức trong thời gian dịch Covid-19

Theo bài khảo sát thu được có 131/132 sinh viên gặp khó khăn và 1/132 sinh viên không gặp khó khăn trong khi tham gia các chương trình, hoạt động do CLB, Đoàn-Hội, Nhà trường tổ chức trong thời gian dịch Covid-19 Khó khăn lớn nhất mà sinh viên đang gặp phải là vấn đề về đường truyền internet chiếm 78% Kế tiếp là hạn chế về thời gian 44,7% và không gian 40,9% Gặp khó khăn trong việc tiếp cận, tham gia các hoạt động, chương trình chiếm 40,2% Và cuối cùng là Gặp khó khăn về kỹ năng mềm chiếm 0,8%

KẾT LUẬN, GIẢI PHÁPVÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong đợt dịch Covid - 19 lần thứ 4 vừa qua, đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ngoại khóa của Sinh viên Việt Nam nói chung và Sinh viên Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng bởi quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa hầu như đã chuyển hết từ trực tiếp sang trực tuyến Đây chính là biện pháp kịp thời của nhà trường cũng như các đơn vị trực thuộc tổ chức để ứng phó, thích nghi và khắc phục những khó khăn, gián đoạn của hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở đợt dịch lần 4 vừa rồi Hoạt động ngoại khóa vô cùng quan trọng đối với sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện, chính vì vậy việc xác định được thực trạng hoạt động ngoại khóa là điều cần thiết để có thể nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa trực tuyến cũng như đánh giá được mong muốn chung của sinh viên khi hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh đại dịch vẫn còn đang diễn ra

Từ thực trạng trên nhóm nghiên cứu đã đưa ra 4 giả thuyết nghiên cứu: “Không có bất kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 đến hoạt động ngoại khóa.”; “Sinh viên không tham gia hoạt động ngoại khoá do sự lười biếng.”; “Quy mô hoạt động ngoại khoá càng lớn, sinh viên càng tham gia nhiều.”; “Một sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa trong thời điểm dịch sẽ có được nhiều lợi ích hơn so với thời điểm không có dịch bệnh.” Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu nhóm đã đúc kết được rằng những giả thuyết được đặt ra là sai và không có giá trị thực tiễn Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tế về Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid-19 (trường hợp sinh viên ĐHKH & NV, ĐHQG-HCM) bài viết đưa ra những kết luận sau đây:

Thứ nhất, theo kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng các bạn sinh viên nhận thấy các quy mô của hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh dịch covid - 19 lần

4 phần lớn có mức nhỏ hơn hoặc tương đương so với các hoạt động ở bối cảnh bình thường

Thứ hai, hầu hết (94%) sinh viên biết đến và tham gia các hoạt động ngoại khóa thông qua mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng Việc tiếp cận các hoạt động ngoại khóa trong mùa dịch có hiệu quả hay không là do cách chúng ta tiếp cận chúng như thế nào và thực hiện như thế nào

Thứ ba, việc hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh đại dịch covid - 19 lần 4 chuyển sang hình thức trực tuyến đã mang lại rất nhiều thuận lợi như: tiết kiệm chi phí, thời gian lẫn không gian; cách thức tham gia đơn giản; đa dạng chương trình…

Thứ tư, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn đó những khó khăn nhất định Mà xuất phát chủ yếu từ các yếu tố: Internet không ổn định, tâm lý bất an căng thẳng trong đại dịch, hoạt động nhàm chán không thu hút…

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w