Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA NHÂN HỌCĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNCHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌCĐề tài: Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức k
lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NHÂN HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC Đề tài: Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên trong thời kỳ dịch COVID - 19 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS Nguyễn Thị Thu Hương 1 Lê Thị Mỹ Hạnh - 21030135 2 Nguyễn Lan Chi - 21031072 3 Nguyễn Gia Bách - 21031033 Hà Nội, năm 2022 1 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên trong thời kỳ dịch COVID - 19” là một công trình khoa học do nhóm nghiên cứu lần đầu tiên triển khai thực hiện độc lập không có sự ăn cắp hay sao chép các tài liệu nghiên cứu khác Tuy nhiên, trong quá trình phân tích viết báo cáo, làm nghiên cứu này, chúng tôi vẫn có tham khảo một số tài liệu học thuật có về chủ đề liên quan và đều trích dẫn theo thể thức trường quycó cùng chung chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản Nhóm nghiên cứu chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất kỳ sai sót, hạn chế nào (nếu có) tồn tại trong báo cáo.Chúng tôi xin cam đoan và nếu có vấn đề gì chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2022 Nhóm nghiên cứugười cam đoan 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 5 A MỞ ĐẦU: 6 1 Lý do chọn đề tài: 6 1.1 Ý nghĩa lý luận đề tài: 7 1.2 Ý nghĩa thực tiễn đề tài: 7 2 Lịch sử nghiên cứu: 7 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 7 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 7 3.1.1 Mục tiêu chung: .7 3.1.2 Mục tiêu cụ thể: .8 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 8 3.2.1 Nhiệm vụ lý thuyết: .8 3.2.2 Nhiệm vụ thực tế: 8 4 Phạm vi nghiên cứu: 8 4.1 Đối tượng nghiên cứu: 8 4.2 Khách thể nghiên cứu: 8 4.3 Phạm vi về thời gian: 9 4.4 Phạm vi về không gian: .9 5 Câu hỏi nghiên cứu: 9 5.1 Câu hỏi nghiên cứu chính: 9 5.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ: 9 6 Giả thuyết nghiên cứu: 9 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 6.1 Giả thuyết nghiên cứu chính: .9 6.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ: 11 7 Phương pháp nghiên cứu: .13 7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 13 7.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu: .13 7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu: 13 7.4 Phương pháp khảo sát: .14 7.5 Công cụ nghiên cứu: 14 B CẤU TRÚC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU (dự kiến): 14 PHỤ LỤC 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .16 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - cô Nguyễn Thu Hương đã giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức quý giá để hoàn thành bài nghiên cứu này Bên cạnh đó, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, bài nghiên cứu này sẽ không tránh được những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía các thầy, cô để công trình nghiên cứu này ngày càng được hoàn thiện hơn Qua đây cLời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Quý các Tthầy, cCô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 A MỞ ĐẦU: 1 Lý do chọn đề tài: Vào tháng 12 năm 2019, khi cả thế giới đang hân hoan chuẩn bị cho năm mới, một loại virus mang tên COVID - 19 đã xảy ra và nhanh chóng lây lan trên các vùng lãnh thổ, làm gia tăng các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng như suy giảm hệ miễn dịch ở người Tính đến tháng 10/2022, đã có hơn 6,5 triệu người tử vong vì bệnh dịch này trên toàn cầu (WHO, 2022) Để đối phó với những hậu quả do đại dịch gây ra, các nhà chức trách trên toàn thế giới đã tập trung tất cả nguồn lực cho việc chữa trị, hồi phục cho các nạn nhân bị nhiễm vi-rút COVID – 19 cũng như những người chịu tác động nặng nề lên đời sống hàng ngày Tại Việt Nam, ngay khi có thông tin về một loại vi-rút mới xuất hiện, Chính phủ đã đưa ra phương châm ““chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.” (Bộ Nội vụ, 2020) Đến nay, tức năm 2022, chính phủ Việt Nam đã coi COVID – 19 như là một loại bệnh thông thường và nhân dân cả nước đã bắt đầu bước vào giai đoạn “bình thường mới”, quay trở lại cuộc sống như trước khi dịch Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại những nhu cầu khác của con người như: chăm sóc sức khỏe sinh sản, mất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, Trong thời gian cao điểm của dịch bệnh, do những lo ngại về COVID - 19, số ca nhập viện và đỡ đẻ đã giảm xuống còn một nửa Không chỉ vậy, trong 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 suốt thời gian mang thai của mình, số lượng thai phụ đi khám thai 3 tháng/lần cũng giảm sút đáng kể Vì thế, nhóm chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài “Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên trong thời kỳ dịch COVID - 19” nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức, thái độ và nhu cầu của thanh niên về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 1.1 Ý nghĩa lý luận đề tài: Nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên trong thời kỳ dịch COVID - 19” sẽ tìm hiểu về trải nghiệm tiếp cận các dịch vụ những nhu cầu về chăm sóc sinh sản của mà một số nhóm thanh niên đã gặp phải ttrong giai đoạn đại dịch COVID - 19 diễn ra Từ đó, chúng tôi sẽ khảo sát nhận thức, thái độ của họ về vấn đề trên thông qua các phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát trực tuyến 1.2 Ý nghĩa thực tiễn đề tài: Đề tài này sẽ cung cấp các kết quả, số liệu khảo sát thực tế nhất xoay quanh nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên trong thời kỳ dịch COVID - 19 2 Lịch sử nghiên cứu: Hiện nay, các nghiên cứu về chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản chủ yếu tập trung tại Ấn Độ và các nước châu Phi Còn ở Việt Nam, chủ đề này vẫn chưa được nhắc đến nhiều 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phản ánh lại những tác động của dịch COVID – 19 đến quá trình tiếp cận dịch vụ khám sức khỏe sinh sản của sinh viên 3.1.2 Mục tiêu cụ thể: Về mục tiêu cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi sẽ tìm hiểu về những bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của sinh viên, qua đó tìm hiểu về thái độ của họ về bệnh lý cũng như hành động thăm khám phụ khoa, nam khoa 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.2.1 Nhiệm vụ lý thuyết: Trong phần nhiệm vụ lý thuyết, bài nghiên cứu này sẽ xây dựng cơ sở lý thuyết về hai vấn đề là “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” và “Đại dịch COVID – 19” 3.2.2 Nhiệm vụ thực tế: Về nhiệm vụ thực tế, một mặt đề tài sẽ đánh giá thực trạng thăm khám sức khỏe sinh sản của sinh viên và lý giải nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, mặt khác đề xuất giải pháp giúp cải thiện tình trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện nay 4 Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của một số nhóm thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi trong thời điểm dịch COVID - 19 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 4.2 Khách thể nghiên cứu: Thanh niên là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 25, hiện đang cư trúsinh sống tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 4.3 Phạm vi về thời gian: Từ ngày 1 tháng 11 năm 2022 đến 20 tháng 3 năm 2022 4.4 Phạm vi về không gian: Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 5 Câu hỏi nghiên cứu: 5.1 Câu hỏi nghiên cứu chính: Dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên từ 18 đến 25 tuổi? 5.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ: - “Đại dịch COVID – 19” là gì? - “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” được hiểu như thế nào? (Note: giải thích ý nghĩa chung, giải thích riêng “phụ khoa”, “nam khoa”, bao gồm những gì trong 2 khoa???) - Khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thanh niên thường có như cầu thăm khám về những bệnh lý nào? - Thái độ của sinh viên về hành động thăm khám phụ khoa, nam khoa có ảnh hưởng như thế nàođến khả năng lựa chọn và hành vi khi họ có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của họ như thế nàotrên? 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 6 Giả thuyết nghiên cứu: 6.1 Giả thuyết nghiên cứu chính: Trong thời kỳ dịch COVID – 19, hầu hết các y bác sĩ, nhân viên y tế đều được điều động đến các vùng nguy cấp, vùng có nhiều người nhiễm COVID – 19 Các trang thiết bị, vật tư y tế cũng trở nên khan hiếm Điều này khiến cho những cuộc phẫu thuật của bệnh nhân nguy cấp bị đình trệ, họ cũng phải mua những thiết bị y tế ở bên ngoài thay vì được bệnh viện cung cấp, và những thiết bị được mua ở các cơ sở y tế bên ngoài đều không được có trong bảo hiểm Các nhân viên y tế thường cung cấp các dịch vụ y tế quan trọng có thể bị chuyển hướng để đáp ứng cho các vùng dịch, dẫn đến ít dịch vụ thiết yếu hơn cho các bà mẹ, người có nhu cầu thăm khám phụ khoa, nam khoa Do chuyển đổi sang sản xuất những thiết bị y tế cho COVID – 19, dịch mạng lưới cung cấp các thiết bị y tế khác trên toàn thế giới bị gián đoạn Điều này khiến cho những cuộc phẫu thuật của bệnh nhân nguy cấp bị đình trễ, họ cũng phải mua những thiết bị y tế ở bên ngoài thay vì được bệnh viện cung cấp, và những thiết bị được mua ở các cơ sở y tế bên ngoài đều không được có trong bảo hiểm Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, công dân trong vùng đỏ không được phép di chuyển xung quanh thành phố, công dân trong vùng vàng và vùng xanh cũng bị hạn chế trong việc đi lại Hầu hết các cơ sở y tế đều đóng cửa nên nếu có nhu cầu thăm khám, họ sẽ phải đi đến những bệnh viện lớn Tuy nhiên, công dân có nhu cầu thăm khám dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ e ngại đến những bệnh viện lớn do lo sợ mắc COVID – 19 Các dịch vụ chuyên chở của bệnh viện để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng được ưu tiên cho những người đang nhiễm COVID – 19 Trong các nghiên cứu gần đây về đề tài chăm sóc sức khỏe sinh sản, vấn đề thiếu nguồn cung các thiết bị cần dùng trong phòng tránh thai như vòng tránh thai, que cấy tránh thai, miếng dán tránh thai và các loại thuốc uống tránh thai 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 được đề cập đến rất nhiều Vì vậy, chúng tôi cho rằng khó có thể tìm mua những sản phẩm tránh thai trong thời kỳ dịch Tất cả những điều trên có thể dẫn đến những nguy hiểm như gia tăng tỷ lệ tử vọng mẹ và trẻ, thai chết lưu, mắc các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục, 6.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ: Theo định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), COVID - 19 là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại vi-rút có tên là SARS-CoV- 2 Hầu hết những bệnh nhân bị nhiễm có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình đều có thể khỏi mà không cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt Dù vậy, một số khác lại có triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần có sự chăm sóc y tế Nhóm người cao tuổi có các bệnh lý nền như bệnh tim, bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc ung thư có khả năng xảy ra các triệu chứng nặng hơn Dù vậy, tất cả mọi người đều có thể nhiễm COVID - 19 và có các biểu hiện nặng hoặc tử vong tại bất kỳ độ tuổi nào (WHO) Trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh, vào ngày 12/03/2020, WHO đã quyết định nâng cao quy mô của COVID - 19, biến nó thành đại dịch toàn cầu (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, 2020) Về sức khỏe sinh sản, đây là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần, xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người, nó bao gồm các vấn đề kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe phụ nữ, phòng tránh phá thai và phá thai an toàn, tình dục và phòng ngừa liên quan các bệnh lây qua đường tình dục (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, 2020) Do đó, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng sức khỏe sinh sản khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (Sở Y tế, 2020), chia thành phụ khoa và nam khoa 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Trong cuốn “Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/07/2016 của Bộ Trưởng Bộ Y tế)”, Khám phụ khoa được thực hiện trong nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là trước khi chẩn đoán, điều trị các bệnh phụ khoa nói chung và nhiễm khuẩn đường sinh sản/lây truyền qua đường tình dục nói riêng, cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sàng lọc các ung thƣ sinh dục Khám phụ khoa bao gồm khám vú và khám bộ phận sinh dục dưới Các nội dung khám gồm: khám bụng và bẹn, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng mỏ vịt và khám âm đạo phối hợp với nắn bụng (khám bằng hai tay), trong đó hai thì cuối cùng chỉ được thực hiện nếu có thể tiếp cận được bằng đường âm đạo, nếu không thì thay thế bằng khám trực tràng phối hợp với nắn bụng (Bộ Y tế, 2017) Còn khám nam khoa có thể hiểu đơn giản là việc khám, kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục ở nam giới Từ kết quả kiểm tra, các bác sĩ có thể đánh giá được sức khỏe sinh sản, sinh lý Và đưa ra biện pháp phòng ngừa, chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu sinh dục ở nam giới, ví dụ như rối loạn cương dương, viêm niệu đạo, giảm ham muốn tình dục, đau nhức bộ phận sinh dục, (Medlatec, 2020) Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014, Việt Nam có hơn 90% phụ nữ ít nhất một lần từng mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan và còn e ngại nên rất nhiều phụ nữ không coi trọng việc đi khám phụ khoa định kỳ Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ngày một tăng cao hơn Phụ khoa tập trung vào kiểm tra và chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản của phụ nữ Qua đó phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng và rối loạn đường sinh dục, bệnh lý cơ quan sinh sản, tiền ung thư và ung thư phụ khoa (Umc Clinic, 2021) Theo thống kê hiện nay, có tới 50% nam giới ở độ tuổi sinh sản gặp phải vấn đề bất thường về sức khỏe sinh lý, chủ yếu là các tình trạng: Rối loạn cương dương chiếm khoảng 50% nam giới, bệnh viêm nhiễm đường 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 sinh dục chiếm khoảng 70% nam giới, bệnh liên quan đến bất thường cơ quan sinh dục chiếm khoảng 40% nam giới Như vậy không ít nam giới mắc đồng thời nhiều bệnh lý nam khoa, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, sinh dục Những con số thống kê này cũng chứng minh tỷ lệ nam giới bị vô sinh, hiếm muộn ngày càng tăng Nguyên nhân khiến bệnh nam khoa ngày càng gia tăng chủ yếu do: quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình, ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi không hợp lý, lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách cũng thường dẫn đến viêm nhiễm do vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập (Medlatec, 2020) 7 Phương pháp nghiên cứu: 7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp thu thập, lựa chọn, biên dịch, tổ chức, giải thích và phân tích thông tin về một đối tượng nghiên cứu từ các nguồn tài liệu có sẵn chẳng hạn như sách, tài liệu lưu trữ, hồ sơ nghe nhìn… Sử dụng phương pháp này sẽ giúp nhóm có cái nhìn đa chiều về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như thực trạng nhu cầu tiếp cận dịch vụ trong dịch COVID – 19 của thanh niên Việt Nam và trên toàn thế giới 7.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu: Nghiên cứu được thực hiện tại quận Thanh Xuân thông qua khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu Thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 25 đang sống và học tập, làm việc tại quận Thanh Xuân đều được khuyến khích tham gia khảo sát trên cơ sở tự nguyện và được đảm bảo tính ẩn danh Nhóm sẽ gửi liên kết khảo sát trực tuyến đến sinh viên qua Gmail, Facebook, Zalo Những câu hỏi thiết yếu đều bắt buộc, đảm bảo sự đầy đủ dữ liệu Dữ liệu sau đó được xử lý qua Microsoft Excel 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu: Một bảng phỏng vấn sâu sẽ được thiết lập để tìm hiểu quan điểm, thái độ và nhận thức của người được phỏng vấn xung quanh việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Nhóm dự định sẽ phỏng vấn trực tiếp 10 người trên tinh thần tự nguyện và bảo đảm danh tính, trong đó bao gồm những người đang mang thai hoặc đã mang thời trong thời kỳ dịch, những cán bộ y tế trong ngành chăm sóc sức khỏe sinh sản, những người có nhu cầu thăm khám phụ khoa, nam khoa 7.4 Phương pháp khảo sát: Một bảng hỏi khảo sát trực tuyến sẽ được thiết lập và gửi đến công dân trong độ tuổi từ 18 đến 25 thông qua Gmail, Facebook, Zalo Người làm khảo sát sẽ được hỏi về một số thông tin cơ bản và nhu cầu thăm khám dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong 3 năm gần đây 7.5 Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi khảo sát sẽ được thiết lập trên Google form và kết quả khảo sát sẽ được thống kê lại qua Microsoft Excel B CẤU TRÚC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU (dự kiến): CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1 Một số khái niệm chính 1.1.1 Thanh niên 1.1.2 Đại dịch COVID - 19 1.1.3 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 1.1.3.1 Phụ khoa 1.1.3.2 Nam khoa Dịch vụ CSSKSS ở Tthanh niên 1.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 CHƯƠNG 2: Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên trong thời kỳ đại dịch COVID - 19 2.1 Thống kê cuộc khảo sát và phỏng vấn 2.1.1 Kết quả cuộc khảo sát trực tuyến 2.1.2 Kết quả cuộc phỏng vấn 2.2 Nhu cầu thăm khám của thanh niên khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2.3 Ảnh hưởng của quan niệm, thái độ của thanh niên đến quá trình tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2.4 Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên trong đại dịch COVID - 19 CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao nhận thức của thanh niên 15 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1 Bộ Y tế (2022), Báo cáo Tổng kết chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sức khỏe sinh sản năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, 2 Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Ferring Pharmaceuticals, Hà Nội 3 Bộ Y tế (2021), Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi 2021), 4 Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng (2021), Tác động của dịch COVID - 19 lên các dịch y tế thiết yếu 5 Medlatec (2020), Khám nam khoa là gì và 4 lưu ý cần biết trước khi đi thăm khám, Link 6 Sở Y tế Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Sức khỏe sinh sản là gì và một số khái niệm, chỉ số, cách tính chỉ số trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, Link 7 Võ Thị Kiều Mi và các cộng sự (2020), Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ khối Khoa học Sức khỏe, trường Đại học Duy Tân, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân, 03 (40), 121 - 136 8 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (2020), WHO công bố COVID - 19 là ‘đại dịch’ - điều đó có nghĩa là gì?, Link Tiếng Anh: 1 Abdisa DK, Jaleta DD, Feyisa JW, Kitila KM, Berhanu RD (2022) Access to maternal health services during COVID-19 pandemic, re- 16 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 examining the three delays among pregnant women in Illubabor zone, southwest Ethiopia: A cross- sectional study, PLoS ONE 2 Padhye R, Purushotham A, Paul M, Sardeshpande N, Ballala R, Dhar S, Kaul S and Khanna R (2022), Accessing Maternal Health Care in the Midst of the COVID-19 Pandemic: A Study in Two Districts of Assam, India Front Glob Women's Health 3 UN (2020), UN analysis on social impacts of COVID-19 and strategic policy recommendations for Viet Nam 4 World Health Organization, Coronavirus disease (COVID-19) 17 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)