Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1 Hiệu quả kinh doanh là gì? Đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động trong nền kinh tế khác nhau và mỗi thời kỳ khác nhau lại có một mục tiêu khác nhau Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trưòng ở nước ta hiện nay mục tiêu bao trùm lên tất cả mục tiêu của mọi doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Vậy hiệu quả kinh doanh là gì? Để hiểu về hiệu quả kinh doanh, trước hết ta đi tìm hiểu về hiệu quả nói chung Từ trước đến nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả Mỗi nhà kinh tế học khi đứng trên mỗi góc độ khác nhau lại đưa ra một cách hiểu khác nhau về hiệu quả.
Theo P.Samerelson và W.Nordhous trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm
1991 thì: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác” Quan điểm này thực chất là đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng nguồn lực của nền sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất Khi đó, sự phân bổ là tối ưu,không có một sự phân bổ nào có thể mang lại cho nền kinh tế một kết quả tốt hơn Có thể nói mức hiệu quả mà tác giả đưa ra là mức hiệu quả lý tưởng và là mức hiệu quả cao nhất mà không có mức nào cao hơn.
Cũng trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm 1991 thì nhà kinh tế học Manfred Kuhn lại cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí” Đây thực chất chỉ là một biểu hiện về bản chất chứ không phải là khái niệm của hiệu quả kinh doanh.
Từ tất cả các quan điểm trên ta có thể đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ và phản ánh được các khía cạnh của hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là thước đo rất quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau:
Hiệu quả kinh doanh (H) Nguồn lực được sử dụng một cách thông minhVới quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.3 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đựơc Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời cũng là cơ sở để mở rộng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh doanh đóng vai trò càng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp còn lấy hiệu quả kinh doanh làm căn cứ để phân tích và đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có những điều chỉnh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lên một mức cao hơn, giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững trên thị truờng cạnh tranh đầy khốc liệt.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh Chi phí đầu vào Ý nghĩa: Hiệu quả kinh doanh phản ánh số kết quả đầu ra đạt được trên một đồng chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh Cùng với một lượng chi phí cho sản xuất doanh nghiệp nào có nhiều kết quả đầu ra hơn là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Lợi nhuận của doanh nghiệp là biếu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế - xã hội Một bộ phận lợi nhuận khác, được để lại để doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn
Tuy nhiên, theo công thức tính lợi nhuận như trên ta có thể thấy, lợi nhuận tăng khi hoặc doanh thu tăng hoặc chi phí giảm hoặc khi doanh thu tăng đồng thời chi phí giảm Doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là tổng sản lượng và giá bán Nếu như doanh thu tăng do tổng sản lượng tiêu thụ tăng thì là một tín hiệu tốt, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là tương đối hiệu quả
Nhưng khi giá bán tăng làm tăng doanh thu của doanh nghiệp thì còn tuỳ thuộc vào việc tăng giá trên là do sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội lên về mẫu mã và chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh Hay việc tăng giá bán là do lạm phát, do đầu cơ hay một vài nguyên nhân khác Nếu như việc tăng giá bán vì những lý do sau thì quả thực hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa tốt mặc dù lợi nhuận vẫn tăng.
Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * giá bán.
Cũng giống như chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu tăng góp phần làm chi lợi nhuận tăng Nhưng không phải lúc nào doanh thu tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Doanh thu tăng nhiều khi do giá bán trên thị trường nhưng giá bán tăng có thể do một số tác động như lạm phát, đầu cơ… những yếu tố này làm cho doanh thu tăng nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại không hiệu quả.
Hơn nữa, khi sản lượng tăng thì cũng làm cho doanh thu tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tăng lên vì sản lượng tăng nhiều khi kéo theo chi phí tăng,trong một vài trường hợp tốc độ tăng chi phí có thể lớn hơn tốc độ tăng doanh thu và vì thế lại làm cho lợi nhuận giảm.
Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp phải có sự xem xét một cách đồng bộ tất cả những vấn đề trên.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Trong đó : P là lợi nhuận đạt được trong kỳ.
DT là doanh thu trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Thật vậy, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí do đó, khi tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu càng lớn thì thương số chi phí/doanh thu càng nhỏ và do đó có hai trường hợp xảy ra Một là, chi phí giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tốt Hai là, doanh thu tăng.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, doanh thu tăng trong một số trường hợp thì làm cho hiệu quả kinh doanh tăng, nhưng trong một số trường hợp nó lại không đánh giá chính xác những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp.
Do đó khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xem xét tất cả các khía cạnh trên.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Trong đó: P là lợi nhuận đạt đựợc trong kỳ
CPKD là chi phí kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu đựơc.
Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Thật vậy, chỉ tiêu này cao chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ so với lợi nhuận thu được.
Tuy nhiên, việc so sánh lợi nhuận thu được với chi phí kinh doanh còn phải tính đến những yếu tố làm tăng lợi nhuận nhưng ko phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
Trong đó: P là lợi nhuận thu trong kỳ.
VKD là vốn kinh doanh trong kỳ. Ý nghĩa của chỉ tiêu: phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
2.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động.
Năng suất lao động bình quân
APN K L Trong đó: K là kết quả đạt được.
L là số lượng lao động trong kỳ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.1 Các nhân tố bên ngoài.
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và thành công của doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là : Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vưọng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành Do đó, làm cho hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong các ngành sẽ giảm sút theo.
Mức lãi suất sẽ quyết định đến cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Thực vậy, khi lãi suất tăng lên người tiêu dùng sẽ có xu hướng để dành tức là tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai Điều này làm giảm cầu về hàng hoá của doanh nghiệp trong hiện tại và do đó hiệu quả kinh doanh giảm la tất nhiên.
Chính sách tiền tệ và tỷ gía hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng.
Lạm phát và chống lạm phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích Trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không làm chủ được Lạm phát tăng lên, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, rút cục các doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt tình đầu tư phát triển sản xuất Như vậy, lạm phát cao là mối đe doạ đối với doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
3.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp.
Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro cho doanh nghiệp Chúng thường bao gồm:
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đâù tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định.
Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sẽ là mối đe doạ, chẳng hạn các công ty rượu sản xuất rượu cao độ, thuốc lá…
Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất.
Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt,chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp cần phải tính đến.
3.1.3 Môi trường văn hoá, xã hội.
Lối sống của cộng đồng dân cư có thể tự thay đổi theo xu hướng du nhập, và lối sống mới xuất hiện luôn đem lại những cơ hội mới cho nhiều nhà sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dung, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo vì lợi ích của người tiêu dùng Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp về một đội ngũ lao động tri thức, đồng thời cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề chất lượng sản phẩm.
Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… Ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: Tài nguyên thiên nhiên tác động có tính chất quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp khai thác; Điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu… tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động nông, lâ, thuỷ sản và từ đó tác động đến các doanh nghiệp công nghiệp chế biến; địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều ngành sản xuất, từ khâu thiết kế sản phẩm đến việc tạo ra các điều kiện cần thiết ở khu vực sản xuất và đến công tác lưu kho. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng: tích cực và tiêu cực.
Một doanh nghệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì không bao giờ không có đối thủ cạnh tranh Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm đựoc nhiều lợi nhuận hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá cả thì đều dẫn đến sự tổn thương.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra.
Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất Cơ cấu cạnh tranh khác nhau có các ứng dụng khác nhau cho cạnh tranh Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung Thông thường ngành riêng lẻ bao gồm một số lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có một doanh nghiệp nào trong số đó có vị trí thống trị ngành Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các doanh nghiệp lớn, thậm chí chỉ một doanh nghiệp duy nhất gọi là độc quyền.
Tình trạng cầu của ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ đựoc thị phần đã chiếm lĩnh Đe doạ mất thị trường là một điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.
Hàng rào lối ra là mối đe doạ cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của thị trường giảm mạnh Hàng rào lối ra là kinh tế, là chiến lược, là tình cảm giữ doanh nghiệp trụ lại Nếu hàng rào lối ra cao, các doanh nghiệp có thể bị khoá chặt trong một ngành sản xuất không ưa thích.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần
4.1 Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước.
4.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằn thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
DNNN là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội Tất cả các DNNN đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước DNNN phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của DN.
Tất cả các DNNN đều chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính Phủ.
DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
4.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Chính phủ hiện nay là đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách doanh nghiệp Nhà nước nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng được những thách thức của tự do hoá theo yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, nhất là vào thời điểm Việt Nam xoá bỏ các rào cản thương mại để phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế Mặc dù vậy, để xây dựng được các chính sách thực tế,tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước nâng cao Hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cần có đánh giá sâu sắc về khả năng thích ứng nhanh nhậy của các doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường ngày một cạnh tranh hơn Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpNhà nước cũng cần được làm sáng tỏ Việc đánh giá hiệu quả của DNNN phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội.
DNNN được thành lập có hai loại: DNNN hoạt động công ích và DNNN hoạt động kinh doanh.
DNNN hoạt động công ích
Là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận.
DNNN hoạt động công ích bao gồm:
-Các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng khác có ít nhất 70% doanh thu từ các hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
+ Giao thông, công chính đô thị;
+ Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thuỷ, sân bay, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, dẫn dắt tàu ra vào cảng biển; kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ; kiểm tra, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện.
+ Khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi;
+ Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi;
+ Xuất bản và phát hành sách giáo khoa, sách báo chính trị Sản xuất và phát hành phim thời sự, tài liệu, phim cho thiếu nhi Sản xuất và cung ứng muối ăn, chiếu bóng phục vụ vùng cao, biên giới, hải đảo Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ khác theo chính sách xã hội của Nhà nước. Đối với DNNN hoạt động công ích thì các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế là không quan trọng Mà chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này là tình hình thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích và tình hình chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành
DNNN hoạt động kinh tế
DNNN hoạt động kinh tế là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, không bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ở trên.
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các DNNN hoạt động kinh tế cần tập trung vào một số chỉ tiêu kinh tế như:
- Doanh thu và các thu nhập khác.
- Lợi nhuận thực hiện và tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước
- Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Tình hình chấp hành các qui định pháp luật hiện hành Ở mỗi chỉ tiêu đều qui định các điều kiện để xếp loại A, B hoặc C.
Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN hoạt động kinh doanh.
4.1.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DNNN.
Theo số liệu thống kê của dự án Kiểm toán chẩn đoán (đánh giá hoạt động) các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện dưới sự giám sát của Bộ Tài chính với hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB) và sự giúp đỡ tài chính của
Quỹ Miyazawa Nhật Bản cùng các nhà tài trợ song phương khác thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán là 7,6%; thấp hơn nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp tham gia thực hiện chứng khoán ở Trung Quốc và 24% của các doanh nghiệp tương tự ở Ấn Độ Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta còn tương đối thấp, các con số thống kê bộc lộ sự kém hiệu quả của các công ty Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
4.1.4 Nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DNNN.
DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Cho nên một trong những nhân tố khiến hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả là sự không rõ ràng trong những quy định về vai trò trách nhiệm, về quyền sở hữu và quản lý, không có một pháp nhân độc lập nào chịu trách nhiệm đầy đủ với hoạt động của các doanh nghiệp Liên quan đến vấn đề này là việc quyền sở hữu không rõ ràng đã cản trở các Tổng công ty trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các doanh nghiệp thành viên Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều cấp bậc cũng góp phần làm chậm quá trình ra quyết định, cản trở những nỗ lực của doanh nghiệp Không chỉ có vậy, yêu cầu góp quỹ tập trung hay điều chuyển nguồn tài chính dự phòng của doanh nghiệp Nhà nước này sang giúp đỡ doanh nghiệp Nhà nước khác trong Tổng công ty cũng là vấn đề khiến cho lãnh đạo các doanh nghiệp giảm bớt động lực điều hành doanh nghiệp một cách tốt nhất, bởi rất có thể lợi nhuận mà họ tạo ra lại bị chuyển sang giúp đỡ một thành viên khác trong Tổng công ty.
Ngoài ra hiện nay còn tồn tại vấn đề là mức độ tin cậy của những kết quả hoạt động như Chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước khi tính lãi suất, thuế, khấu hao và trả nợ) dùng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp của Công ty xi măng Hoàng Thạch là một ví dụ Tuy được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất trong số 4 công ty xi măng tham giam kiểm toán, có mức chi phí sản xuất thấp nhất do có nguồn nguyên liệu dồi dào, quy mô kinh tế, công nghệ sản xuất hiện đại và có điều kiện vận chuyển bằng đường biển, nhưng Chỉ số EBITDA/doanh thu (26%) của Xi măng Hoàng Thạch thấp hơn nhiều so với những công ty xi măng hoạt động tương đối kém hiệu quả khác Nguyên do là 60% sản phẩm của Hoàng Thạch được bán cho các doanh nghiệp thành viên khác thông qua việc bán hàng với mức chiết khấu, giảm giá Như vậy là một phần lớn lợi nhuận gộp của Công ty xi măng Hoàng Thạch đã được chuyển sang các thành viên khác trong Tổngcông ty.
4.2 Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần.
4.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
Tóm tắt chương I
Sau gần 10 năm đổi mới, đến năm 1995 nước ta chính thức làm đơn xin gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới Sau nhiều nỗ lực và cố gắng như kiên trì đàm phán cả hai kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của tổ chức thương mại thế giới) Ngày 7-11-2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này
Việc nước ta gia nhập tổ chức này đã tạo ra cho đất nước ta nhiều cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước hơn Một trong những thách thức đó là sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng và sâu hơn Sự canh tranh không chỉ diễn ra trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp Canh tranh còn diễn ra giữa Nhà nước và Nhà nước trong việc hoạch định chính sách hợp lý nhằm phát huy nội lực và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Một trong những chính sách đó là cải tổ doanh nghiệp Nhà Nước đồng thời phát triển khu vực kinh tế tư nhân Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những bước đi đầu tiên mà nhà nước ta lựa chọn Và theo như số liệu đưa ra ở trên thì thực tế đã chứng minh bước đi đầu tiên đã gặt hái được nhiều thành công khi các DNNN sau khi cổ phần hoá có hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Đối với các doanh nghiệp, muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh đó thì không có con đường nào khác là phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Chỉ có như thế thì mới có thể đứng vững và phát triển được ngay tại chính đất nước mình Do đó, hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần có nhiều điểm khác nhau Muốn đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc doanh nghiệp đó thuộc vào loại hình doanh nghiệp nào để từ đó xác định những chỉ tiêu phù hợp phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Chuyên đề có phạm vi nghiên cứu là công ty cổ phần thép Việt - Ý do đó,việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty ở chương II dùng hệ thống chỉ tiêu của công ty cổ phần như: Giá trị gia tăng/đầu vào, khả năng sinh lời, phân phối cổ phần và nộp Ngân sách Nhà nước.
Từ những kết quả của quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình công ty, xác định được những điểm mạnh yếu cũng như những cơ hội thách thức của công ty Từ đó xây dựng nên ma trận SWOT để từ đó phân tích, đánh giá cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007
Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thép Việt – Ý
1.1 Thông tin chung về công ty cổ phần thép Việt - Ý.
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý
- Tên tiếng Anh: Viet Nam - Italy Steel Joint Stock Company
- Tên viết tắt tiếng Anh: VISCO
- Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Tài khoản: 46610000003420 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
- Quyết định số 1748/QĐ-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ngày26/12/2003 về việc chuyển đổi (cổ phần hoá) doanh nghiệp Nhà nước thuộcCông ty cổ phần Sông Đà 12 - Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần.
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0503000036 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 20/02/2004, đăng ký thay đổi lần thứ sáu ngày 29/08/2006.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Hưng cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 06 lần, lần lượt như sau:
Lần 1 (29/06/2004): Tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng; Đăng ký văn phòng đại diện Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Hà Nội;
Lần 2 (18/11/2004): Đăng ký chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Sơn La; Đăng ký lại địa chỉ văn phòng đại diện Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Hà Nội;
Lần 3 (01/06/2005): Tăng vốn điều lệ từ 75 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng;
Lần 4 (10/02/2006): Thay đổi chữ ký của Tổng Giám đốc;
Lần 5 (04/04/2006): Bổ sung chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Đà Nẵng;
Lần 6 (29/08/2006): Thay đổi tên chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Sơn La thành chi nhánh Tây Bắc.
1.3 Mốc phát triển của công ty. Điểm lại quá trình hoạt động của Công ty cổ phần Thép Việt Ý có thể kể đến một số cột mốc tiêu biểu như sau:
Năm 2002: Ngày 02/01/2002, Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty quyết định đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị cán thép hiện đại với công suất250.000 tấn/năm do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thiết bị cán thép Danieli (Ý) cung cấp
Năm 2003: Ngày 14/06/2003, Công ty Sông Đà 12 tổ chức lễ gắn biển Nhà máy thép Việt Ý Nhà máy ra đời đã mở ra một cái nhìn mới về thép xây dựng chất lượng cao, là minh chứng cụ thể về sự lớn mạnh của Tổng Công ty Sông Đà
Năm 2004: Ngày 10/02/2004, Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VISCO) chính thức được thành lập VISCO ra đời trong bối cảnh thị trường thép ngày càng cạnh tranh khốc liệt Tuy nhiên, với lợi thế là dây chuyền thiết bị đồng bộ với những tính năng vượt trội do tập đoàn hàng đầu thế giới Danieli (Ý) cung cấp cùng với sư hậu thuẫn của Tổng Công ty Sông Đà, sản phẩm thép của Nhà máy đã khẳng định vị thế trên thị trường Ngay trong năm thứ 2 sản xuất, thị phần sản lượng thép tiêu thụ của VISCO đã chiếm tới 8,3% sản lượng thép tiêu thụ toàn miền Bắc và chiếm hơn 5% sản lượng thép tiêu thụ toàn quốc Cũng trong năm này, VISCO đã thành lập chi nhánh tại Sơn La và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội
Năm 2005: Năm 2005 là năm VISCO tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường Thị phần sản lượng thép tiêu thụ toàn miền Bắc của VISCO năm
2005 tiếp tục tăng trưởng và đạt khoảng 10% Năm 2005 cũng là năm VISCO thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh và chuyên môn hóa hoạt động:
- Thực hiện sáp nhập bộ phận Xuất nhập khẩu với bộ phận Vật tư để thành lập phòng Hợp tác Quốc tế với chức năng tham mưu các vấn đề liên quan đến việc nhập, mua và bán phôi thép, xăng dầu, các vật tư thiết bị phụ tùng nhập khẩu; quản lý kho…
- Thành lập bộ phận quan hệ cộng đồng (PR) chuyên làm công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp;
- Thành lập xuởng sản xuất phụ chế biến phế liệu để sản xuất ra các sản phẩm dân dụng như sản phẩm đúc, thép vuông, góc, đinh, lưỡi thép, dây buộc…nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng nguyên liệu đầu vào và đồng thời tăng doanh thu cho Công ty;
- Thành lập ban quản lý dự án sản xuất phôi thép để thực hiện dự án đầu tư công trình nhà máy sản xuất phôi tại Hải Phòng với công suất 400.000 tấn/năm
Năm 2006 Năm 2006, VISCO tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường thép trong tình hình thị trường thép và phôi thép trên Thế giới có nhiều biến động lớn
- Thành lập phòng Quản lý dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng.
- Thành lập chi nhánh Đà Nẵng trực thuộc công ty và đại diện bán hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp thị và bán sản phẩm tại thị trường miền Trung và miền Nam.
- Bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, 7 trưởng phòng, Quản đốc, Giám đốc chi nhánh, Ban quản lý dự án, 8 cấp phó phòng, 3 phó quản đốc.
Năm 2007 Năm 2007 VISCO đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng cả nước biết đến là loại thép chất lượng cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam.
- Thành lập Công ty TNHH một thành viên luyện thép Hải Phòng.
- Bổ nhiệm một số chức danh còn thiếu như: Phó TGĐ phụ trách kinh doanh, Trợ lý TGĐ, Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh, Quản đốc…
- Bước đầu xâm nhập thị trường miền Nam với hơn 400 hộ tiêu thụ thép Việt – Ý bao gồm các Nhà phân phối, đại lý ký gửi, Cửa hàng, các đơn vị sản xuất bê tông đúc sẵn…
- Thành lập và đưa trung tâm phân phối và cửa hàng bán lẻ tại Hà Nam trực tiếp bán hàng đến người sử dụng cuối cùng.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép có thương hiệu thép Việt - Ý (VISCO);
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá.
1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty.
1.5.1 Cơ cấu tổ chức công ty và các bộ phận trong công ty.
1.5.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
CÁC CHI NHÁNH BQL DỰ ÁN SẢN
XUẤT PHÔI VĂN PHÒNG ĐẠI
1.5.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty.
Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Giai đoạn 2004 -2007 tuy không phải là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế nước ta nhưng cũng là một trong những giai đoạn đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế Thế giới Tháng 4 năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ 9 đã thông quaChiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 Trên cơ sở của Chiến lược này mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 sự tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi điều đó có nghĩa là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải tăng 7% và từ năm 2006 đến 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải là 7,5% Mặc dù nền kinh tế thế giới có sự suy yếu nhẹ, giá nhiên liệu cao, nhiều thiên tai và sự cạnh tranh tăng mạnh trong xuất khẩu nhưng những mục tiêu đặt ra ở trên đã thực hiện được Năm 2005 Việt nam đã đạt được mức tăng trưởng là 8,4% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Trung Quốc (Tổng sản phẩm quốc nội đạt
40 tỷ USD khoảng bằng GDP của Bang Mecklenburg – Vorpommern) Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 22%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (11%)
Sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn 2004 -2007 đã mở ra cho ngành thép nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng những cơ hội phát triển đầy thuận lợi Trải qua hơn 4 năm hoạt động và phát triển sản phẩm thép của công ty đã có được chỗ đứng vững mạnh trên thị trường, biểu hiện bằng sự gia tăng thị phần của công ty trên toàn miền Bắc và trên toàn quốc Thêm vào đó, Luật doanh nghiệp mới sửa đổi cũng mang lại cho các doanh nghiệp tư nhân nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…Chính vì thế mà đã tạo điều kiện cũng như lòng tin để các doanh nghiệp tư nhân nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng tích cực đầu tư phát triển sản xuất của doanh nghiệp mình
Như đã nói nền kinh tế nước ta giai đoạn 2004 -2007 có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn còn tồn tại một vấn đề nổi cộm là sự gia tăng của giá cả, đặc biệt là trong năm 2007 lạm phát của nước ta đã lên đến hai con số ( trên 12%) và rất khó khăn trong việc kiềm chế Lạm phát cao làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng theo Chi phí sản xuất tăng lên bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng phải tăng giá bán của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm 2007 Chính điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh số bán hàng giảm xuống do thị trường tiêu thụ tư nhân thì e dè không khởi công xây dựng, các nhà thầu xây dựng thì phải cắt giảm việc nhận thầu vì sợ lỗ vốn, các công trình đang xây dựng dở dang tạm hoãn thi công hoặc có thì cũng thi công chậm chạp do chi phí chi vật liệu xây dựng tăng quá cao Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty
Công ty thường xuyên phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài nên tỷ giá hối đoái có tác động không nhỏ tới giá nguyên vật liệu đầu vào và hiệu quả kinh doanh của Công ty Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường thép đặc biệt là trong năm 2006 và 2007 biến động một cách khó lường trước.
Tóm lại, phát triển trong giai đoạn 2004 – 2007 với nhiều biến động của nền kinh tế nước ta, có những thay đổi có lợi cho sản xuất kinh doanh nhưng cũng có những biến động ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp Nhưng nhờ vào sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong công ty thì nhìn chung công ty cổ phần thép Việt - Ý đã có sự phát triển đáng kể và đã đạt được nhiều thành công trên thương trường.
2.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp. Đối với ngành sản xuất thép nói chung Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích để cho ngành có thể phát triển như hiện nay chẳng hạn như chính sách bảo hộ phi thuế quan ( không nhập khẩu những loại thép xây dựng đã sản xuất được ) đồng thời ban hành Quyết định số 229/1998/QĐ-BKH đưa mặt hàng vào danh mục đầu tư có điều kiện Chính sách bảo hộ thuế quan này được xoá bỏ vào năm 2001 khi mà ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định.
Công ty cổ phần thép Việt - Ý ra đời khi ngành thép đã trải qua những bước đầu của quá trình phát triển nhưng vẫn được Nhà Nước tạo nhiều điều kiện và sự quan tâm sát sao trong quá trình sản xuất và kinh doanh như Luật doanh nghiệp mới tạo những thuận lợi cho công ty tư nhân phát triển hay chính sách cũng như những cuộc thanh tra khảo sát giúp bình ổn giá cả của thị trường thép trong thời gian gần đây khi giá thép tăng cao một cách chóng mặt Nhờ có sự can thiệp đó mà thị trường thép trong nước đã phần nào được ổn định, tạo tâm lý tin tưởng cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư xây dựng Vì thế mà việc tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng nó chung và thép xây dựng của công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng cũng được cải thiện đáng kể, do đó góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập không chỉ về kinh tế mà cả về phương diện văn hoá xã hội Một trong những sự hội nhập có ảnh hưởng đến ngành xây dựng của Việt Nam đó là sự thay đổi của phong cách lựa chọn nơi sinh sống Nếu như trước đây chúng ta luôn mong muốn có một mảnh đất để xây nhà ở thì hiện nay đại bộ phận dân cư thành thị lại có nhu cầu mua nhà chung cư.
Chính sự thay đổi trong phong cách sống đó đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực làm cho bộ mặt thành phố đang dần được cải thiện với những khu đô thị mới, những ngôi nhà chung cư cao tầng hiện đại và sang trọng Nhu cầu nhà chung cư cao tầng tăng lên ắt đã có những ảnh hưởng đáng kể tới ngành xây dựng và sau nữa là ảnh hưởng đến ngành thép xây dựng Chính điều đó là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu về thép xây dựng ngày càng tăng lên.
Nhu cầu thép trên thị trường tăng lên có thể là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng góp phần nâng cao kết quả cũng như hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng mặt khác, nó cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp chẳng hạn như sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm mới khi thấy việc tiêu thụ thép đang có nhiều thuận lợi.
2.1.4 Điều kiện tự nhiên tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép của VISCO bao gồm 2 mảng thị trường chính: (1) thị trường dân dụng; (2) thị trường là các dự án lớn Sản lượng tiêu thụ thép cán hàng năm của VISCO được phân đều cho mảng 2 thị trường này Đối với thị trường dân dụng, sự tác động của điều kiện tự nhiên tới việc tiêu thụ có vẻ rõ nét hơn ở thị trường các dự án lớn Nhu cầu thép xây dựng của thị trường dân dụng chủ yếu phục vụ cho các công trình xây dựng nhà ở là chính,trong khi đó người dân thường có xu hướng xây nhà ở vào các mùa như mùa xuân hay mùa đông, ít có xu hướng xây vào mùa hè vì thường có mưa rào,bão lụt Do đó sản lượng tiêu thụ ở mảng thị trường này cũng có xu hướng tăng vào hai mùa đông, xuân và giảm xuống khi mùa hạ tới. Ở mảng thị trường là các dự án lớn thì nhu cầu có vẻ ổn định hơn, tuy các điều kiện tự nhiên như thời tiết nhiều khi cũng làm chậm đi tiến độ thi công của các dự án lớn nhưng vì là các dự án nên việc thi công vẫn phải đảm bảo sao cho kịp tiến độ cho nên nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng cũng như thép xây dựng vẫn phát sinh
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhà máy thép Việt Ý thực sự bước vào thị trường từ năm 2003 với sản lượng là 250.000 tấn/năm, và đến tháng 2/2004 tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Đây cũng là thời điểm một loạt các nhà máy sản xuất thép cùng đi vào hoạt động và cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt Song với sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc cùng sự quyết tâm của toàn thể CBCNV, Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thép trong nước, thương hiệu thép Việt Ý ngày càng được bạn hàng tín nhiệm
Tuy nhiên, hiện nay chi phí khấu hao tài sản cố định, lãi vay vốn của công ty cổ phần thép Việt - Ý còn cao cho nên hạn chế sự cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp đã hết khấu hao như: thép Thái Nguyên, Hoà Phát, Nam Đô, Pomina, thép Miền nam
2.1.6 Nhà cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Nguyên liệu chính cho sản xuất thép xây dựng là phôi thép Phôi thép chiếm trên90% giá thành sản xuất, là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần thép Việt – Ý Do nhà máy sản xuất phôi mà công ty đầu tư phải đến quí III năm 2008 mới đi vào hoạt động nên hiện nay phôi thép phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được thu mua từ nguồn mua trong nước và nhập khẩu.Phôi trong nước chủ yếu là mác thấp, chất lượng không ổn định nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thép sản xuất ra, lượng phôi mua trong nước chỉ chiếm 10% Phôi nhập khẩu thì chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty
3.1 Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ.
Với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm, thiết bị nhập khẩu đồng bộ 100%, công nghệ Danieli Morgardshammar do tập đoàn hàng đầu Thế giới Danieli – Italy cung cấp, có những tính năng vượt trội như sau:
- Lò nung kiểu Walking Hearth có đáy di động, có khả năng cung cấp nhiệt từ nhều phía đến phôi thép, dễ điều khiển tốc độ nung trong phạm vi công suất 50tấn/giờ đảm bảo thành phần hoá học của phôi không bị thay đổi, giảm lượng vảy oxit sắt tạo ra trong quá trình nung.
- Block cán tinh cụm 10 giá cán bố trí thẳng đứng và nằm ngang xen kẽ, được dẫn động trung tâm bởi các mô tơ điện một chiều, được bố trí từng cặp theo chều vuông góc giúp đạt được trạng thái cán không xoắn, có tốc độ cán và lực cán cao giúp làm tăng độ chính xác của sản phẩm về đường kính và bề mặt thép cán.
- Hệ thống Quenching giúp đạt tốt các giá trị giãn dài và độ bền kéo làm tối ưu hoá độ bền uốn, đạt độ thuần nhất của cơ lý tính Giới hạn chảy cao có thể đạt được trực tiếp trên dây chuyền cán mà không cần thêm chi phí đối với các thành phần hợp kim Thép vằn đã qua xử lý Quenching sẽ dễ dàng để hàn và không tạo ra các vết nứt trong suốt quá trình hàn Khả năng chịu áp lực cao của lớp bề mặt đã xử lý bằng nhiệt kết hợp với trạng thái áp lực cao trong lớp Mactenic cho phép sử dụng thép thanh đối với các kết cấu thép cần chịu tải nặng.
- Tổ hợp máy công cụ CNC, phục vụ chế tạo trục cán và bánh cán đảm bảo độ chính xác về hình học, chất lượng bề mặt và tính mỹ quan cao nhất cho sản phẩm.
- Hệ thống đóng bó tự động giúp tăng năng suất và cải thiện điều kiện lao động của công nhân khu vực thành phẩm.
- Hệ thống đếm thanh và cân sản phẩm trên dây chuyền cung cấp thông tin kịp thời cho phép điều chỉnh ổn định dung sai về đơn trọng trong miền tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh những máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất thép với những tính năng vượt trội như trên, công ty cổ phần thép Việt - Ý còn có một đội vận chuyển và xếp dỡ thép của riêng mình Với khối lượng vận chuyển khoảng 8.500 tấn thép và 27000 tấn phôi trong năm 2007, các phương tiện vận tải này đã từng bước phát huy tác dụng tốt, góp phần nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.
Bảng 1: Phương tiện vận chuyển và xếp dỡ thép tính đến cuối năm 2007.
STT Loại phương tiện Số lượng Giá trị (triệu đồng)
2 Cần trục lốp Coles 25 tấn 01 560
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
3.2 Trình độ nhân lực. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cổ phàn thép Việt – Ý tận tuỵ và lành nghề hoàn toàn làm chủ được dây chuyền công nghệ:
Năm 2004, công ty có 326 cán bộ công nhân viên, mỗi năm tăng khoảng10% Tính đến cuối năm 2007 công ty có 460 cán bộ công nhân viên bao gồm cả trình độ đại học và trên đại học Cơ cấu trình độ lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Trình độ lao động của công ty tính đến ngày 31/12/2007.
Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Trên Đại học 7 1,52 Đại học 129 28,04
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
3.3 Nguồn vốn và đặc điểm về vốn.
Đặc điểm về nguồn vốn
Năm 2004,Với mức vốn điều lệ ban đầu mới thành lập chỉ là 30 tỷ đồng (sau đó được tăng lên 75 tỷ đồng), cộng với yếu tố là một doanh nghiệp mới được thành lập nên quan hệ tín dụng của công ty cổ phần thép Việt - Ý với các ngân hàng thương mại chưa được thực sự thiết lập Với đặc điểm như vậy, trong năm 2004, công ty đã không có đủ vốn lưu động để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc nhập khẩu phôi thép vào những thời điểm thích hợp Công ty thường phải nhập khẩu phôi qua ủy thác, thậm chí phải vay phôi Đây một trong những nguyên nhân làm cho chi phí thành phẩm của công ty năm 2004 cao
Nhưng kể từ năm 2005, công ty đã có kế hoạch và chủ động được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của mình Ngoài sự hỗ trợ của Tổng công ty Sông Đà, công ty cổ phần thép Việt - Ý luôn giữ vững và tạo uy tín đối với các tổ chức tín dụng Biểu hiện qua hạn mức vay của một số ngân hàng dành cho công ty liên tục gia tăng theo các năm
Bảng 3: Hạn mức vay của các Ngân hàng danh cho công ty qua các năm.
TT Ngân hàng Hạn mức vay (tỷ đồng)
1 CN Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương 200 250 270
2 CN Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển
3 CN Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà
4 CN Ngân hàng Techcombank Hưng Yên 120 150 180
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán
Nhìn vào bảng trên ta thấy hạn mức vay của các Ngân hàng dành cho công ty cổ phần thép Việt - Ý hàng năm đều tăng Chứng tỏ, uy tín của công ty với các tổ chức tín dụng đang đựơc cải thiện rất nhiều Đồng thời, điều đó cũng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Cơ cấu vốn của công ty
Bảng 4: Cơ cấu vốn của các năm 2005-2007.
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt %
(tỷ đồng) (tỷ đồng) đối
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán
Từ biểu số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý.
Vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ vốn cố định trên tổng số vốn liên tục giảm (từ 32,4% năm 2005 xuống còn 28,16% năm 207), đến năm 2007 tỷ lệ vốn cố định trên tổng số vốn chỉ chiếm 28,16% tức là có hơn một phần tư số vốn của công ty nằm trong máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi…Nếu tỷ lệ VCĐ chiếm quá cao khi tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh thời gian thu hồi VCĐ khá dài, tỷ lệ rủi ro cao.
Tỷ lệ VLĐ chiếm trong tổng số vốn tăng lên Năm 2005 chỉ chiếm 67,55% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đến 71,8% nghĩa là gần ba phần tư số vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ nên thời gian thu hồi vốn nhanh, kịp thời ứng phó trong những trường hợp như:
- Chủ động về trong thời điểm và khối lượng phôi nhập.
- Khách hàng nợ quá nhiều hay nợ quá lâu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn
4.1 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 -2007.
Trước hết xin đề cập tới kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được của công ty cổ phần thép Việt - Ý trong giai đoạn 2004 -2007 Qua đó có thể thấy được toàn cảnh về quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2004- 2007.
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Biểu đồ 1: Doanh thu tiêu thụ
Từ số liệu ở bảng trên cho ta thấy, tổng doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng 217495 triệu đồng, tương ứng với 24,2% Theo xu hướng tích cực này, năm 2006 và năm 2007 tổng doanh thu vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn so với năm 2005 Năm 2006, tổng doanh thu tăng
151619 triệu đồng tương ứng 13,58% Đến năm 2007 tỷ lệ tăng này tuy không bằng năm 2005 nhưng đã khá hơn năm 2006 một chút, tổng doanh thu tăng
201033 tương ứng 15,86% Sở dĩ tỷ lệ tăng doanh thu của hai năm gần đây giảm xuống là do trong hai năm này thị trường phôi thép, thép trên Thế giới biến động rất phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của công ty:Giá phôi tăng lên liên tục và khó dự báo khiến nguồn cung cấp phôi bị hạn chế.
Bên cạnh đó, thép Việt – Ý đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất đã có dây chuyền sản xuất phôi trong nước (giá thấp hơn khoảng 30 – 50 USD một tấn so với phôi thép nhập khẩu) như TISCO, Hoà Phát và các nhà sản xuất khác đã hết khấu hao như Việt – Úc, VPS…
Doanh thu tăng đều và tăng nhiều hơn so với giá trị của tổng sản lượng là rất tốt Nó sẽ tốt hơn nếu lợi nhuận phát sinh có tốc độ tăng bằng tốc độ tăng của doanh thu Trong các năm 2006 và 2007 thì lợi nhuận phát sinh đều tăng nhưng năm 2005 thì lợi nhuận lại giảm Năm 2004, mức lợi nhuận là 11955 triệu đồng thì năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 6522 triệu đồng Nguyên nhân có thể do sang năm 2005 công ty cổ phần thép Việt - Ý tiếp tục phải đối mặt với một loạt những khó khăn Giá phôi thép trên thị trường tiếp tục có biến động thất thường gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cũng trong năm này, giá dầu F.O, một trong nhiên liệu dùng trong hoạt động sản xuất cũng liên tục tăng giá Thêm vào đó là tình hình khủng hoảng điện năng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã làm VISCO phải ngưng sản xuất gần 1 tháng Đến năm 2006, lợi nhuận tăng 7455 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng114,31% Mức tăng trưởng của lợi nhuận năm 2006 là khá cao có thể do trong năm 2006 công ty cổ phần thép Việt - Ý đã tìm kiếm được nhiều nguồn mua phôi, đặc biệt là nguồn từ Trung Quốc nên đã giúp công ty hạn chế được sự phụ thuộc vào một số đối tác Mặt khác, công ty cổ phần thép Việt - Ý là một thành viên của Tổng công ty Sông Đà Trong năm 2006 Tổng công ty Sông Đà đã triển khai và tiếp tục thực hiện các công trình xây dựng có quy mô lớn, đặc biệt là các công trình thuỷ điện như Sơn La, Nậm Chiến và đã có chính sách ưu tiên sử dụng thép Việt – Ý vào các công trình của Tổng công ty Năm 2007, xu hướng tăng vẫn tiếp tục như vậy Lợi nhuận năm 2007 tăng 7935 triệu đồng, tương ứng tăng 56,77% so với năm 2006.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong hai năm 2006 và 2007 đều tăng chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất đã từng bước được cải thiện Tuy nhiên, doanh thu tăng trong hai năm này không nằm ngoài khả năng do giá bán sản phẩm trên thị trường tăng lên Ngoài những nguyên nhân như lạm phát, tăng cầu về thép xây dựng thì cũng không tránh khỏi tình trạng đầu cơ làm tăng giá thép của các nhà sản xuất.
Lý do là vì trong hai năm này, thị trường thép xây dựng trở nên khan hiếm do giá phôi nhấp khẩu cao Một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình đó đã đầu cơ tích trữ thép làm cho thị trường đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm hơn Chính vì thế mà trong 2 năm này, có một số nhà sản xuất mua nguyên liệu với giá cao mà vẫn có lãi.
Như thế thì sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả cao mặc dù doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao.
4.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2007.
4.2.1 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giai đoạn 2004 – 2007.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu % 1,33 0,58 1,1 1,49
Tốc độ tăng TSLN theo doanh thu % - -56,39 89,66 35,45
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Biểu đồ 3: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0,75% , từ 1,33% xuống còn 0,58% Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bắt đầu tăng và tăng so với năm 2005 là 0,52% ( tăng từ 0,58% lên 1,1%) Năm 2007, chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng nhưng không cao như năm 2007, chỉ tăng 0,16%.
Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm xuống và còn ở mức thấp nhất trong 4 năm có thể là do các nguyên nhân như:
Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2005, không những giá nguyên vật liệu chủ yếu cho sản xuất thép ( phôi thép) tăng cao mà còn do trong năm này giá dầu FO một trong những nguyên liệu phục vụ sản xuất đột ngột tăng mạnh. Thêm vào đó là tình hình khủng hoảng điện năng vào cuối tháng 5 và đầu tháng
6 làm công ty phải ngưng sản xuất 1 tháng Tất cả những tác động trên làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm xuống.
Trước tình hình như vậy, công ty đã triển khai áp dụng đồng loạt các biện pháp đổi mới, sắp xếp lại tổ chức và nhân sự nhằm kiện toàn bộ máy hoạt động của Công ty VISCO cũng liên tục đề ra những biện pháp quản lý mới nhằm giảm thiểu tối đa tiêu hao nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất Việc triển khai đồng bộ các giải pháp như vậy đã cho một số kết quả nhất định vào năm
2006 Trong năm 2006, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu đã tăng lên 0,52% so với năm 2006 Mặt khác, trong năm 2006 công ty cũng đã đầu tư xây dựng Xưởng luyện cán và đưa vào sử dụng trong quý III năm 2006 Xưởng luyện cán hoạt động đã giúp công ty tăng lợi nhuận vì tận dụng được phế liệu của dây chuyền sản xuất chính.
Năm 2007, công ty đi vào hoạt động khi thương hiệu thép Việt – Ý đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng biết đến là loại thép chất lượng cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam Cho nên trong năm này, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng do đó tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cũng tăng theo.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng đều qua các năm cho thấy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tương đối bền vững.
4.2.2 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh.
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh của công ty trong 4 năm
Vốn kinh doanh Triệu đồng 554327 721856 778271 789577 TSLN theo vốn kinh doanh % 2,16 0,9 1,8 2,78
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Biểu đồ 4: TSLN theo vốn KD
% Tsln theo vốn kinh doanh
Cũng giống như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh cũng giảm vào năm 2005 và tăng lên vào năm 2006 và 2007
Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh giảm từ 2,16% năm 2004 xuống còn 0,9% năm 2005 và tỷ lệ giảm là 1,25% Chứng tỏ trong năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm xuống so với năm 2004, khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh năm sau thấp hơn năm trước Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến là:
- Trong năm 2005, doanh nghiệp chưa kiểm soát được quy trình sản xuất để giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao vòng quay của vốn.
- Chi phí cho nguyên vật liệu tăng (cả giá phôi và giá dầu FO đều tăng).
Tóm tắt chương II
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, với rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, có những yếu tố tác động tích cực góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty nhưng cũng có không ít những yếu tố làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Nhưng công ty cổ phần thép Việt - Ý với đội ngũ công nhân viên lành nghề, ban lãnh đạo tận tuỵ và có trình độ quản lý cao đã đưa công ty từng bước phát triển, nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình lên một tầm cao mới Trong năm 2006 và 2007, hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng lên là một tín hiệu đáng mừng nhưng do biến động giá cả của sản phẩm thép trên thị trường nên nhiều khi không phản ánh đúng hiệu quả hoạt động của công ty.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần thép Việt – Ý
Mục tiêu phát triển công ty đến năm 2015
Với phương châm: Uy tín số 1, chất lượng hàng đầu, mục tiêu phát triển của công ty cổ phần thép Việt - Ý là:
- Tiếp tục phát huy công nghệ.
- Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
- Chủ động trong nguồn nguyên liệu từ đó tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ trên toàn quốc.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý trong năm 2008
Phấn đấu trong năm 2008 tổng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân tăng trưởng 48.5% một năm, tương đương tổng giá trị sản xuất kinh doanh phải đạt
2262 tỷ đồng Nộp ngân sách Nhà Nước 104 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 76,48% so với năm trước.
Trong năm 2008, bên cạnh công tác đầu tư nâng cao năng lực thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tu thêm máy tiện, giá cán thô, một số phương tiện vận chuyển Công ty tập trung đầu tư xấy dựng trạm sinh khí hoá than thay thế dầu FO, xây dựng con đường phục vụ nhà máy phôi thép, góp vốn đầu tư vào dự án luyện phôi Tổng giá trị đầu tư ước tính năm 2008 là 748,61 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình đạt 35%.
Công ty cổ phần thép Việt – Ý chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép có thương hiệu thép Việt – Ý (VIS) Chuyên sản xuất, kinh doanh, nhập, xuất khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành thép Ngoài ra công ty còn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá Doanh thu của công ty chủ yếu là từ việc bán sản phẩm thép các loại và từ dịch vụ vân tải Dự kiến trong thời gian tới để tiếp tục phát triển và lớn mạnh thì trung bình mỗi năm doanh thu phải tăng trưởng 46,73%, theo đó doanh thu năm 2008 phải đạt 2154 tỷ đồng Hiện tai công ty đang thực hiện hàng loạt các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh như cải tạo hệ thống lò nung, thay thế bằng trạm sinh khí hoá than, ban hành quy trình sản xuất cụ thể cho mỗi loại sản phẩm để giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm tỷ trọng thép ngắn…do đó lợi nhuận theo kế hoạch phải đạt 22,538 tỷ đồng trong năm tới và bình quân tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 1,23%.
Trong quá trình phát triển, một lợi thế lớn nhất của công ty là có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có kinh nghiệm và đã gắn bó với công ty tử khi mới thành lập Một chính sách quan trọng của công ty là bảo cho cán bộ công nhân viên trong công ty có một cuộc sống đầy đủ cả về tinh thần và vật chất Lương tháng bình quân năm 2008 đạt 2500000 đồng/ người/ tháng, tăng trưởng 8,7%.
Về đời sống tinh thần, công ty đã có kế hoạch đầu tư, xây dựng sân chơi tennis ngay trong khuôn viên của công ty phục vụ cho việc rèn luyện thể chất của cán bộ trong toàn công ty Ngoài ra, cán bộ công nhân viên trong công ty đa phần phải thuê nhà ở và đang gặp nhiều khó khăn do giá thuê nhà tăng cao, không ổn định, ảnh hưởng đến công việc chung của công ty Vì vậy, công ty đã báo cáo với tổng công ty Sông Đà có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và tác dộng tới uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, các Sở chức năng có chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp, bao gồm cả công nhân của công ty để người lao động an tâm công tác, nâng cao chất lượng lao động.
Bảng sau tóm tắt một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của công ty cổ phần thép Việt - Ý.
Bảng 15: Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008.
T Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch
1 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 2262
2 Giá trị đầu tư Tỷ đồng 748,61
5 Thu nhập người lao động Nghìn đồng/người 2500
6 Nộp ngân sách Tỷ đồng 104
7 Tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ Tấn 182500
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
Những thế mạnh, điểm yếu và những cơ hội thách thức của công ty cổ phần thép Việt - Ý
Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động và phát triển, công ty cổ phần thép Việt - Ý đã có những thành công và những thất bại Nhìn nhận lại những gì đã trải qua có thể thấy được những thế mạnh cũng như điểm yếu còn tồn tại của công ty. Đồng thời, phân tích tình hình thị trường kinh doanh để thấy những cơ hội và thách thức đang chờ đón doanh nghiệp trước mắt
3.1 Những thế mạnh, điẻm yếu.
- Sản phẩm: đa dạng, có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, được khách hàng tín nhiệm.
- Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ Công ty có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
- Công nghệ: dây chuyền cán thép của Công ty được nhập khẩu, lắp đặt và chuyển giao công nghệ toàn bộ bởi hãng Danieli (Ý) Đây là một hãng hàng đầu thế giới về sản xuất các loại dây chuyền luyện và cán thép.
- Mạng lưới phân phối: linh hoạt và hiệu quả qua 3 kênh: bán hàng trực tiếp tới các công trình, qua nhà phân phối và hình thức đại lý ký gửi.
- Chiến lược Marketing: hiệu quả với các chính sách bán hàng, chính sách giá linh hoạt và phù hợp.
- Hỗ trợ từ phía Tổng Công ty Sông Đà: Công ty nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Tổng Công ty về vốn, công nghệ và có cơ hội cung cấp sản phẩm cho nhiều dự án, công trình xây dựng lớn trong cả nước
- Nguồn lực tài chính: có quan hệ tốt với Tổng Công ty và các Tổ chức tín dụng có uy tín như: Vietcombank, Agribank, Incombank…
- Phôi thép chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài nên việc giá phôi thép trên thị trường thế giới biến động sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Là công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2003 và chính thức CPH từ năm 2004 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của VIS chưa được kiện toàn và ổn định.
- Giá bán sản phẩm của Công ty cao hơn so với các công ty sản xuất thép trong nước.
3.2 Những cơ hội và thách thức đối với công ty.
- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn Do vậy, cầu về nguyên vật liệu xây dựng đặc biệt là thép có xu hướng tăng cao.
- Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những làn sóng đầu tư vào Việt Nam, sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng được triển khai.
Thách thức đối với công ty
- Mức độ cạnh tranh về chất lượng mẫu mã và giá cả giữa các công ty sản xuất thép cán trong nước đang diễn ra ngày càng gay gắt.
- Tình trạng thép Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào Việt Nam khiến các công ty sản xuất thép trong nước phải lao đao.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý
ty cổ phần thép Việt – Ý.
Dựa vào những thế mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức của công ty cổ phần thép Việt – Ý tôi xin lập ra một ma trận SWOT nhằm phân tích những cơ hội, thách thức và những thế mạnh, điểm yếu của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương lai.
4.1 Ma trận SWOT của công ty.
Bảng 16: Ma trận SWOT của công ty cổ phần thép Việt - Ý.
- Sự hỗ trợ của TCT.
- Nguồn lực tài chính Điểm yếu:
- Bị ảnh hưởng khi giá phôi thép biến động.
- Hoạt động chưa kiện toàn và ổn định.
- Nhu cầu thép tăng cao.
- Nhiều dự án đầu tư được triển khai.
Củng cố chiến lược marketing
Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi nhuận.
- Cạnh tranh trong nước ngày càng khốc liệt.
- Cạnh tranh với thép TQ giá rẻ.
Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn.
Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
4.2.1 Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp Đó là một quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề cùng chuyển động Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.
Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt được kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác
Như chương I đã trình bày, hiệu quả là sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí Và hiệu quả sẽ tăng trong hai trường hợp:
- Tăng kết quả với chi phí không đổi.
- Giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên kết quả.
Muốn đạt được hai đều đó đòi hỏi phải biết cách quản trị, không biết cách quản trị cũng đạt được kết quả nhưng hiệu quả sẽ thấp Một sự quản trị giỏi không những mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nền kinh tế đất nước nhanh chóng phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh, người nào luôn tìm cách giảm chi phí và tăng kết quả tức là luôn tìm cách tăng hiệu quả Có thể nói rằng, lý do cần thiết của hoạt động quản trị chính là muốn có hiệu quả và khi nào người ta quan tâm tới hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị.
Mục tiêu của hoạt động quản trị là nhằm giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phục vụ không lợi nhuận.
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp.
Tổ chức doanh nghiệp là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bố các nguồn lực Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của tổ chức.
Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục, hướng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêu cầu công việc.
Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn Các biện pháp nâng cao năng lực quản trị trong công ty cổ phần thép Việt – Ý bao gồm:
Nâng cao năng lực quản trị nhân sự trong công ty
Trong tương lai, công ty cần tiếp tục kiện toàn bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ các phòng ban Công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lao động của từng bộ phận và từng cá nhân Thực hiện bàn giao giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành.
Là một công ty sản xuất cho nên vấn đề công nghệ, kỹ thuật là một trong những yếu tố dẫn đến thành công cho doanh nghiệp Tuy nhiên, đối với công nghệ không chỉ có chuyển giao và vận hành mà còn cần phải nghiên cứu công nghệ và phát triển chúng Do đó, công ty cổ phần thép Việt – Ý nên bổ sung thêm chức năng nghiên cứu và phát triển cho phòng Thiết bị - Công nghệ
Một số cán bộ trong công ty còn yếu về năng lực điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.Vì thế cần phải có những chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho CBCNV: đối với những cán bộ chủ chốt như Phó TGĐ hay Trưởng phòng thì cần phải được học các lớp nâng cao về quản lý doanh nghiệp, lý luận chính trị Để bồi dưỡng tay nghề cho công nhân các ngành điện, hàn, đúc, cơ khí cần phải thường xuyên kiểm tra và bổ sung kiến thức, mở lớp hàn và cắt, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Tóm tắt chương 3
Hiện nay, nước ta đang trong cơn lốc hội nhập kinh tế Thế giới, đặc biệt là việc gia nhập vào tổ chức thương mại Thế Giới WTO Đã mở ra cho các công ty cổ phần thép Việt - Ý rất nhiều những cơ hội để phát triển nhưng cũng mang lại không ít những thách thức cho công ty.
Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, công ty cổ phần thép Việt - Ý đã có những điểm mạnh có thể nâng cao sức cạnh tranh của công ty trong kinh doanh, nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu làm giảm khả năng cạnh tranh đó.
Bằng cách phân tích SWOT tôi xin đề đạt một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới Các biện pháp đó là:
1, Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
2, Củng cố chiến lược marketing.
3, Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi nhuận.
4, Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn.