1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa học so sánh cách thức uống rượu việt nam và hàn quốc

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 693,44 KB

Nội dung

Loại rượu và đồ ăn Việt Nam là một nước nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, thiên nhiên ưu đãi với nhiều sản vật khác nhau nên người Việt khi xưa đã sớm biết tận dụng các sản vật từ thiên

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC SO SÁNH CÁCH THỨC UỐNG RƯỢU VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TÊN: NGUYỄN TRỌNG NGHĨA MSSV: 2256140054 KHOA: VĂN HÓA HỌC MÔN: DẪN NHẬP VĂN HÓA SO SÁNH GIẢNG VIÊN: Ths BẠCH THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh, 2024 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Mục Lục 1 Mở đầu 2 2 Khái quát về đặc trưng văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc 2 2.1 Khái quát về đặc trưng văn hóa Việt Nam 2 2.2 Khái quát về đặc trưng văn hóa Hàn Quốc 4 3 Văn hóa uống rượu Việt Nam 5 3.1 Loại rượu và đồ ăn 5 3.2 Dịp uống rượu 7 3.3 Cách mời rượu và nhận rượu 7 3.3.1 Cách mời rượu 7 3.3.2 Cách nhận rượu 8 3.4 Cách uống rượu 9 3.5 Nội dung nói khi uống rượu 10 4 Cách thức uống rượu của người Hàn 10 4.1 Loại rượu và đồ ăn 10 4.2 Dịp uống rượu 12 4.3 Cách mời rượu và cách nhận rượu 12 4.3.1 Cách mời rượu 12 4.3.2 Cách nhận rượu 13 4.4 Cách uống rượu 13 4.5 Nội dung nói khi uống rượu 14 5 So sánh điểm tương đồng và dị biệt 14 5.1 Điểm tương đồng 14 5.2 Những điểm dị biệt 15 6 Kết luận 16 7 Tài liệu tham khảo 17 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 1 Mở đầu Uống rượu là một phần không thể thiếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc Uống rượu có ý nghĩa là một cách để xả giao, làm quen với nhau và uống rượu còn thúc đẩy cho một số cuộc làm ăn diễn ra thuận lợi hơn, nhất là trong quan hệ đối tác Việt – Hàn Ngoài những ý nghĩa đó, uống rượu còn chứa những giá trị vật chất và tinh thần lâu đời của dân tộc, phản ảnh sự hình thành, phát triển của dân tộc đó trên một điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có một số điểm tương đồng và khác biệt nên có những quy tắc, cách thức tương đồng và khác biệt nhau trong uống rượu Để không xuất hiện những mâu thuẫn, hiểu lầm không đáng có trong uống rượu thì chúng ta cần phải có kiến thức về uống rượu của nước bạn Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin so sánh cách uống rượu của Việt Nam và Hàn Quốc, mặc dù thực tế đang cần một bài so sánh để hiểu hơn về cả hai quốc gia Thế nên trong đề tài này sẽ cung cấp những kiến thức về uống rượu của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời ta sẽ tiến hành so sánh tìm ra điểm tương đồng và dị biệt để có thể hiểu sâu hơn về văn hóa hai nước 2 Khái quát về đặc trưng văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc 2.1 Khái quát về đặc trưng văn hóa Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương ở khu vực Đông Nam Á, diện tích 332.000km2, địa hình đa phần là núi thấp, có sự phân hóa khá rõ giữa đồng bằng và núi Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, điều kiện sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dàu, đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh Ngày nay, sau quá trình biến động của lịch sử hằng nghìn năm, người Việt ( Kinh ) hiện đang có số lượng đông đảo nhất khi chiếm tới 85% dân số cả nước và văn hóa của người Việt có sức lan tỏa rộng trên lãnh thổ Việt Nam nên chủ thể 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 văn hóa Việt Nam là người Việt Tổ tiên người Việt là của cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á, ngay từ đầu đã sống chủ yếu bằng hái lượm và sớm chuyển sang nông nghiệp, rồi nông nghiệp lúa nước, một loại hình kinh tế - văn hóa mang đậm nét âm tính khu vực Đông Nam Á Văn hóa Việt từ đó kế thừa từ tổ tiên của mình, ở khu vực Bắc Bộ ( đồng bằng sông Hồng – sông Mã và vùng phụ cận ) nơi người Việt xưa sinh sống, người Việt đã sớm tổ chức định cư lâu dài với lối sống nông nghiệp lúa nước làm nền tảng kinh tế chính, tổ chức theo kiểu làng xã khép kín Địa hình Việt Nam phân biệt rõ núi và đồng bằng Khi đến giai đoạn tiếp xúc với văn hóa hóa Trung Hoa ( đặc biệt trong số đó là Nho giáo ), do thời gian tiếp xúc muộn hơn quá trình hình thành bản sắc dân tộc, văn hóa Trung Hoa có phần dương tính nên có những điểm khác biệt với văn hóa Việt Nam và tiếp xúc ban đầu là cưỡng bức nên khá khó để Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng Đến tận thế kỷ thứ 10, khi thoát khỏi sự cai trị của phương Bắc, hình thành quốc gia tự chủ riêng, khi đó làm phát sinh các nhu cầu về thống nhất tư tương, tổ chức nhà nước, giáo dục mới chủ động hấp thu Nho giáo nhưng Nho giáo còn phải chịu sự khúc xạ của văn hóa Việt Nam do sự khác biệt nên không ảnh hưởng quá nhiều đến bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành từ trước đó Văn hóa Việt Nam về bản chất thiên về âm tính với một số đặc trưng: tính cộng đồng làng xã và tính dân chủ, tính ưa hài hòa, tính linh hoạt, trọng tình, trọng thể diện Các đặc trưng này có ảnh hưởng sâu sắc đến cách người Việt uống rượu 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 2.2 Khái quát về đặc trưng văn hóa Hàn Quốc Hàn Quốc nằm ở phía Nam bán Đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Bắc Á, diện tích 100.210 km2 Địa hình Hàn Quốc 70% là núi đá, phân tán khắp nơi, đất đai manh mún, khí hậu ôn đới mùa đông lạnh làm cho khó khăn khi trồng lúa Nói chung môi trường sống ở Hàn Quốc tương đối khắc nghiệt Địa hình bị chia cắt đan xen giữa đồng bằng và núi của Hàn Quốc Cư dân ở Hàn Quốc chiếm gần như toàn phần là người Hàn nên chủ thể văn hóa ở Hàn quốc là người Hàn Tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân thuộc ngữ hệ Altai (cùng họ với các cư dân nói tiếng Thổ Nhĩ K礃, Mông Cổ, Tungus), ít nhiều mang trong mình chất dương tính của du mục săn bắn và chăn nuôi Siberia Từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 4 trước công nguyên, nghề nông lúa nước từ phía nam sông Dương Tử qua cư dân Hoa Hạ sau đó mới thâm nhập vào bán đảo Triều Tiên từ đó trở thành loại hình kinh tế chủ yếu của người Hàn Bắt đầu từ đó, cái âm tính thâm nhập vào văn hóa Hàn Quốc Để sản xuất nông nghiệp lúa nước cần nhiều nguồn lực nhưng địa hình Hàn Quốc không cho phép họ sống quần cư theo mô hình làng xã để giúp đỡ nhau trong các vấn đề nông nghiệp mà chủ yếu sống theo gia đình, gia tộc hình thành nên người Hàn rất quý trọng và đề cao gia đình hình thành sự đề cao tính tôn ti Về sau khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và cụ thể là Nho giáo, Nho giáo mang nhiều phần dương tính nên dễ dàng thâm nhập vào xã hội Hàn Quốc do bản 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 sắc văn hóa Hàn Quốc cũng có ít nhiều phần dương tính được hình thành từ nguồn gốc của dân tộc và sự chủ động hấp thu đã dẫn đến hệ quả là tính tôn ti gia đình ở Hàn Quốc được phủ thêm lớp vỏ ngoài lý luận Nho giáo nên càng được đề cao hơn và lan tỏ khắp xã hội Đến thời Choseon xã hội phân thành 4 giai cấp gồm quý tộc à lưỡng ban văn võ→ trung dân → thường dân → tiện dân Sự đề cao tính tôn ti như vậy đã hình thành tư tưởng trọng thứ bậc và trọng lễ nghĩa ở Hàn Quốc Văn hóa Hàn Quốc xét về bản chất vừa âm tính và dương tín khá hài hòa nhưng thiên về dương tính Hàn Quốc có một số nét đặc trưng văn hóa: đề cao gia đình, đề cao tính tôn ti, trọng tình, trọng lễ, trọng danh, tính cần cù, khẩn trương Từ những điều kể trên có tác động một cách cực kì sâu sắc đến cách thức uống rượu của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc Nó chi phối những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa uống rượu của hai nước 3 Văn hóa uống rượu Việt Nam 3.1 Loại rượu và đồ ăn Việt Nam là một nước nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, thiên nhiên ưu đãi với nhiều sản vật khác nhau nên người Việt khi xưa đã sớm biết tận dụng các sản vật từ thiên nhiên để tạo ra rượu, người Việt còn biết kết hợp các món đồ ăn khác nhau kèm với rượu để tạo ra sự hài hòa Về các loại rượu, người Việt xưa đã sớm biết uống rượu và nấu rượu từ buổi ban đầu Người Việt sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nên loại rượu người Việt hay uống là rượu trắng được chưng cất từ các loại ngũ cốc khác nhau: rượu gạo nếp, gạo tẻ, rượu gạo lứt, rượu sắn, … Các loại rượu này không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày đến các dịp cúng bái dâng lên tổ tiên, trong các lễ truyền thống của người Việt nhằm ghi nhớ về cội nguồn, công lao của tổ tiên Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài động thực vật nên ngoài rượu liên quan đến nghề trồng lúa, người Việt còn biết chưng cất các loại rượu thuốc từ cây, hoa, quả 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 và thậm chí cả các loài vật để làm nên rượu thuốc giúp điều trị các loại bệnh, tăng cường sức khỏe như: rượu rắn, rượu táo mèo, rượu ba kích, rượu ngâm linh chi,… do khả năng trong hỗ trợ sức khỏe nên rượu thuốc được xem là biểu của sự khỏe mạnh, trường thọ Rượu gạo Việt Nam Một số rượu ngâm các loài vật 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Về các món ăn kèm, người Việt ưa sự hài hòa nên trong uống rượu người Việt cần ăn kèm gì đó để tạo nên sự cân bằng âm dương Rượu lỏng mềm là âm nên được đi kèm với thịt cứng là dương để tạo ra sự cân bằng Thịt là thịt của các loại động vật, nhất là các loại thịt được nêm nếm gia vị mặn để phù hợp với vị cay /nồng của rượu Do có nhiều động vật nên người Việt tạo ra được nhiều món từ thịt có hương vị mặn mà để đi cùng với rượu: khô các loại cá, thịt muối, thịt nướng, thịt luộc với nước mắm tỏi ớt, … 3.2 Dịp uống rượu Người Việt uống rượu trong các dịp khác nhau, trong đời sống hằng ngày như ăn uống, lúc có chuyện vui, lúc có chuyện buồn và người Việt do cái tính cộng đồng cao nên thường sẽ uống rượu chung với người khác chứ ít khi uống một mình Trong các dịp đặc biệt, người Việt có quan niệm “Phi rượu bất thành lễ” nên rượu là không thể thiếu trong các ngày đặc biệt của người Việt Trong dịp Tết, đây là thời điểm kết thúc năm, Tết là thời điểm có nhiều tiết nhất trong năm nên người Việt lấy thời điểm này để ăn uống, vui chơi thỏa thích sau mùa vụ thế nên rượu cực k礃 quan trọng trong thời điểm này Trong cưới hỏi, rượu được dâng lên bàn thờ để ra mắt tổ tiên, rượu còn có trong lúc đôi vợ chồng trong đêm tân hôn để làm cho tình cảm say nồng như rượu Ngoài hai dịp uống rượu kể trên, người Việt còn uống rượu trong dịp đặc biệt khác: tang ma, sinh nhật, thôi nôi, cúng dỗ,… và các lễ hội đình, làng khác 3.3 Cách mời rượu và nhận rượu 3.3.1 Cách mời rượu Cách mời rượu của người Việt có thể mời rượu có thể vào thời điểm lúc bắt đầu hoặc sau khi ăn chút đồ ăn mở đầu Cách mời rượu do ảnh hưởng từ cái tính cộng đồng và tính dân chủ nên cách rót không quá cầu k礃, tiểu tiết nhất là đối với những người ngang hàng với mình, lúc này chỉ đơn giản là mời ai đó là rót rượu nhẹ nhàng đến ly của người đó hay là rót vào ly xong mới đưa cho người đó đều 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 được Lời nói không cần thể hiện sự khách sáo chỉ cần vui vẻ, cười nói bình thường Tuy nhiên, đối với những lớn, đối tác, cấp trên thì sẽ có cách mời rượu cần phải thể hiện sự tôn trọng, khiêm nhường để thể hiện tính tôn ti trong ứng xử và lời nói, lúc này dùng hai tay để mời, rót rượu vừa phải không quá đầy, mời rượu theo thứ bậc, lời nói phải thể hiện sự kính trọng của mình “Em/cháu mời các anh, chú, bác dùng rượu” hay “Em/cháu xin kính mọi người một chum này”,… Ở cách mời rượu của người Việt còn xuất hiện vấn đề ép rượu do i tính trọng tình và quan niệm “ăn chơi tới bến” hưởng thụ sau thời gian làm việc có từ ngày xưa khiến người mời rượu có xu hướng ép rượu người nhận cho say để hòa mình vào cuộc vui 3.3.2 Cách nhận rượu Do cái tính cộng động và tính dân chủ nên cách nhận rượu của người cũng khá là đơn giản, không cầu k礃 thể hiện nét bình dân trong uống rượu Lúc này, người nhận chỉ cần đưa ly của mình ra nhận lấy phần rượu của mình được rót hoặc đưa ly cho người mời rót, tay nhận có thể là một tay hoặc là hai tay để thể hiện sự kính trọng đối với người mời rượu Khi nhận rượu từ người có địa vị lớn hơn, tuổi cao hơn thì phải thể hiện sự khiêm nhường, lễ phép bằng cách cầm ly của mình bằng hai tay, để vị trí thấp và phải nói lời cảm ơn khi được nhận Về cách từ chối, khi cần từ chối khi được mời rượu người Việt sẽ sử dụng cách nói khôn khéo, linh hoạt của mình để từ chối khéo nhất, tránh mất lòng như “em có chút vấn đề về bao tử nên không uống được”, “em bị cao huyết áp nên không có uống nhiều” hay là lái câu chuyện uống rượu sang vấn đề khác,… Tuy nhiên, do cái tính trong thể diện của người Việt, khi người mời rượu mời mà từ chối không khéo sẽ dễ đụng tới lòng tự ái của họ dễ xảy ra mâu thuẫn 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 3.4 Cách uống rượu Người Việt uống rượu bằng cách rót cho các ly bằng nhau lúc mở đầu hoặc sau khi ăn món khai vị Đặc biệt đối với “chiến hữu” trên bàn rượu họ thường không nói nhiều cũng không có các câu chúc hoa mỹ chỉ dùng 1 từ “Dzôôô!” thay cho lời chào lâu ngày không gặp, lời chúc sức khỏe, lời động viên, chia sẻ niềm vui cùng nhau, thể hiện tình bạn thắm thiết thấu hiểu lẫn nhau và cụng ly vào nhau phát ra tiếng, sau đó uống hết một hơi Đây là một nét đặc trưng trong uống rượu của người Việt Nam ta nó thể hiện tính cộng đồng cao, tính trọng tình, sự hòa hợp trong một tập thể Tiếp theo, người Việt có thể uống bằng cách mời truyền nhau, theo vòng hết người này tới người khác Người Việt vừa uống vừa ăn đồ ăn kèm, vừa nói chuyện vui vẻ cười đùa với nhau, nhất là những dịp vui chơi thì người Việt sẽ uống cho say mèm, ai uống càng nhiều càng chứng tỏ bản lĩnh của người đó “Nam vô tửu như k礃 vô phong” Lưu ý, khi trong tiệc rượu cần sự nghiêm túc như bàn việc làm ăn, làm quen, trao đổi,… thì cách uống rượu cần phải để ý chút quy tắc, khi uống với người vai vế cao hơn, chức cao hơn thì cần hạ ly của mình xuống thấp hơn một chút khi cụng ly, uống có chừng có mực để giữ sự tỉnh táo Người Việt cụng ly khi uống rượu 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Những người phụ nữ Việt thể hiện nét bình dị khi uống rượu 3.5 Nội dung nói khi uống rượu Trong lúc uống rượu những nội dung người Việt thường xoay quanh các vấn đề vui buồn thường ngày ( làm ăn, con cái, công danh, sự nghiệp, buôn bán, đầu tư, mối quan hệ gia đình,…) Trong lúc uống rượu, người Việt thích uống rất nhiều và khi “ rượu vào lời ra” lúc này người Việt mượn rượu để bày tỏ tiếng nói trong lòng mình, sẽ nói rất thẳng, không che dấu điều gì Tuy nhiên, đối với những người có tính sĩ diện cao những lời nói thẳng trong lúc uống rượu sẽ dễ khiến họ tự ái gây mâu thuẫn không nên Do đó, cần lưu giữ tỉnh táo 4 Cách thức uống rượu của người Hàn 4.1 Loại rượu và đồ ăn Người Hàn quốc từ lúc tiếp nhận nền nông nghiệp lúa nước đã xem nghề này chính là nghề nghiệp chủ đạo của mình, chính vì thế loại rượu phổ biến nhất ở Hàn là rượu Soju, rượu được ngâm từ gạo, khoai tây và các loại ngũ cốc Rượu Soju có ý nghĩa rất quan trọng, được dùng trong mọi dịp của người Hàn, từ đời sống hằng ngày đến các nghi lễ, cúng bái khác nhau Vị của Soju tương đối nhẹ, 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 thích hợp với nhiều người và người Hàn cũng thích pha Soju với nhiều món khác Ngoài Soju ở Hàn còn nổi tiếng với một số loại rượu người hàn còn có Samhaeju là loại rượu gạo được lên men công phu 3 lần, được dùng trong các dịp trọng đại của người Hàn; Bokbunja-ju là rượu mâm xôi đen, có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho nam giới; Do điều kiện thiên nhiên ôn đới nhiều núi là điều kiện phát triển của các loại thảo dược nên người Hàn ngoài các loại rượu trên thì còn có Baekseju: có nghĩa là “rượu trăm tuổi”, vì người ta tin rằng uống rượu này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ Rượu được lên men từ gạo và 12 loại thảo dược khác Rượu Soju của Hàn Quốc Các món ăn kèm của người Hàn cũng thể hiện sự cân bằng khi uống rượu, các món ăn kèm thường là các món thịt, nóng và có vị cay để cân bằng với rượu cũng như khí hậu ở Hàn Với rượu soju, họ thường ăn thịt nướng như món samgyeopsal (nướng thịt lợn) hoặc gopchang (ruột nướng), sashimi, hoặc súp như jjigae (món hầm), tang (súp) Ngoài ra, họ còn có các món ăn kèm khác như banchan (món ăn phụ), kimchi, pajeon (bánh xèo), tteokbokki (bánh gạo cay),… 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 4.2 Dịp uống rượu Người Hàn cũng thường hay uống rượu, họ uống rượu trong các dịp khác nhau Trong cuộc sống hằng ngày họ uống vào những dịp vui, những dịp buồn, người Hàn không chỉ uống chung với người khác mà người Hàn cũng thích uống rượu một mình để giải tỏa những căng thẳng trong công việc do xã hội Hàn quốc là một xã hội nghiêng về phân dương tính khắc nghiệt, cạnh tranh cao Trong các dịp đặc biệt, người Hàn uống rượu trong các dịp cưới hỏi, tang ma, cúng bái, … Trong các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Chuseok, hoặc Seollal, người Hàn Quốc thường uống rượu để tưởng nhớ tổ tiên, vinh danh truyền thống 4.3 Cách mời rượu và cách nhận rượu 4.3.1 Cách mời rượu Cách mời rượu của người Hàn có những quy tắc nhất định trong các bữa tiệc do người Hàn là một dân tộc cực kì trọng lễ nghĩa và nhạy cảm [ Trần Thị Thu Lương: 2012] Cách rót rượu của người Hàn có những quy tắc căn bản cho cả những bữa tiệc bình dân hay những cuộc gặp gỡ đối tác, người có chức vụ Lúc này, khi rót rượu cho người lớn bạn phải lịch sự dùng cả hai tay Đầu tiên một tay cầm lấy bình rượu (nên cầm bằng tay phải), và tay còn lại (tay trái) đỡ dưới cổ tay của tay cầm rượu Hành động này bắt nguồn từ thời xưa ở dân tộc Triều Tiên này Khi đó, người dân đều mặc Hanbok có tay áo dài Nếu muốn không để tay áo chạm vào thức ăn thì họ phải kéo tay áo đó lên Rót rượu phải rót cho nhau thay vì tự rót rượu cho mình Người rót rượu thường là người trẻ tuổi nhất hoặc có thứ bậc thấp nhất Rót rượu không quá nhiều cũng không quá ít, tầm 7-8/10 của ly, không rót rượu tràn như thế là mất lịch sự Khi mời rượu người lớn tuổi, cấp trên, người có chức vụ, địa vị phải càng chú ý lễ nghĩa hơn 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 4.3.2 Cách nhận rượu Người Hàn rất trọng tình, trọng tính tôn ti và rất đề cao lễ nghĩa nên nhận rượu bằng hai tay để thể hiện sự trân trọng, kể cả đối với những “chiến hữu” thân thiết nhất của mình Đối với người lớn tuổi cần phải bạn phải đứng dậy, hoặc qu礃 gối, cúi đầu và nhận bằng hai tay Nếu họ khuyên bạn ngồi thoải mái thì bạn có thể nói “Cảm ơn” (감사합니다) và ngồi ở chỗ của mình rồi uống rượu Về cách từ chối của người Hàn, có thể nói lý do về sức khỏe hay tôn giáo của mình, có thể lịch sự nhận rượu, cụm ly với người mời, nhấp môi nhẹ và để ly xuống, không cần phải uống hết ly rượu, chỉ cần thể hiện sự cảm ơn và tôn trọng Ly được rót vào ly rồi có thể không uống, để nguyên số rượu trong ly thì người mời sẽ nhận biết và không rót nữa Cách người Hàn mời và nhận đều bằng 2 tay 4.4 Cách uống rượu Trong cách uống rượu của người Hàn, người Hàn khi cùng nâng ly thì sẽ có những sự chênh lệch do sự khác bị về vai vế, tuổi tác, chức vụ, đây là kết quả của việc đề cao tính tôn ti trong xã hội Hàn Quốc Những người nhỏ tuổi, chức vụ thấp hơn, vai vế thấp hơn sẽ để ly của mình thấp hơn ly của các bậc cao niên, tiền bối Không uống trước các bậc tiền bối Khi uống Dùng hai tay nâng ly, cúi đầu và cụng nhẹ để thể hiện sự khiêm nhường.Khi uống nên xoay người tránh nhìn trực diện vào mặt người khác và dùng tay che miệng để thể hiện sự tinh tế Trong 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 uống rượu, người Hàn cũng cổ vũ nhau uống hết một hớp (oneshot/ 원샷) để tăng không khí vui vẻ và thể hiện sự quyết tâm Người Hàn xoay người, che miệng khi uống 4.5 Nội dung nói khi uống rượu Trong lúc uống rượu, tùy hoàn cảnh người Hàn sẽ nói những vấn đề khác nhau quanh đời sống của mình như công việc, gia đình, học tập, các mối quan hệ,… Người Hàn còn tận dụng tiệc rượu để bày tỏ lòng mình, người Hàn dùng lúc uống rượu để tăng thêm niềm vui hoặc giảm bớt căng thẳng trong những buổi uống rượu để xin lỗi người khác Nó thể hiện cho sự nhạy cảm, tinh tế của người Hàn trong cách lựa nội dung khi giao tiếp trong tiệc rượu 5 So sánh điểm tương đồng và dị biệt 5.1 Điểm tương đồng Trong loại rượu và đồ ăn kèm: cả hai nước đều có các loại rượu truyền thống từ gạo và thức ăn kèm thường liên quan tới thịt, các món hương vị đậm đà để cân bằng lại rượu cay Tạo nên sự quân bình âm dương Trong dịp uống rượu: cả Việt – Hàn đều rất thích uống rượu trong nhiều dịp khác nhau, trong đời thường và trong các dịp đặc biệt Rượu không thể thiếu trong 14 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 các cuộc vui và nỗi buồn Cả hai nước đều rất thích rượu nên cả hai đều lọt vào bảng xếp hạng quốc gia tiêu thụ nhiều rượu nhất châu Á Trong cách mời rượu và nhận rượu:cả hai đều thể hiện sự trọng tình trong mời rượu và nhận rượu, dù mời hay nhận thì đều phải tôn trọng đối phương Đối với những người cao niên, có chức vị thì phải có hành động và lời nói cẩn trọng, thể hiện sự khiêm nhường Trọng cách uống rượu: hai bên đều có cụng ly trong tiệc rượu thể hiện sự gắn kết, có cách uống rượu một hơi để thể hiện quyết tâm, chung vui cùng nhau của một tập thể Trong nội dung nói khi uống rượu: đều nói đến vấn đề xoay quanh cuộc sống nhằm mục đích bày tỏ tâm tự của mình để hiểu nhau hơn 5.2 Những điểm dị biệt Trong loại rượu và đồ ăn kèm: Khí hậu một bên là nhiệt đới và một bên là ôn đới quy định nguyên liệu, cách ngâm nên cho ra các hương vị khác nhau Ở Việt Nam những nhiều liệu là của thiên nhiên nhiệt đới, nóng ẩm còn Hàn là nguyên liệu ôn đới, tương đối lạnh Người Việt uống rượu nguyên chất ít khi pha nhưng người Hàn có thể pha rượu Soju với nhiều món khác Về các món ăn kèm, cả hai đều dùng rượu với thịt nhưng Hàn có xu hướng có thêm vị cay để cân bằng cả với điều kiện khí hậu Trong dịp uống rượu: rượu có vai trò quan trọng trong đời sống và các dịp lễ hội Ở Việt Nam và Hàn Quốc có những tiến trình lịch sử - văn hóa khác nhau nên có những lễ khác nhau nên dịp uống rượu sẽ có chút khác biệt trong các ngày lễ Người Hàn cũng cũng thường uống rượu một mình nhưng Việt Nam do bị chi phối bởi tính cộng đồng làng xã nên không thường uống rượu một mình 15 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Trong mời rượu và nhận rượu: tuy cả nước đều có những điểm chung là phải thể hiện sự kính trọng đối phương, thể hiện thái độ khiêm nhường đối với những người lớn tuổi, có địa vị, chức vụ nhưng Việt Nam có cách ứng xử khá bình dân, không cầu kì, không chú trọng quá nhiều vào những chi tiết Ngược lại, người Hàn do rất nhạy cảm, trọng tôn ti và lễ nghĩa nên người Hàn rất chú ý các chi tiết làm cho cách mời và nhận đều phải thể hiện sao cho tinh tế, thể hiện những nét trong văn hóa tôn ti của Hàn Trong cách uống rượu: tương tự như cách mời và nhận rượu, cách uống cũng bị những đặc trưng văn hóa chi phối Cách uống rượu của người Việt thể hiện đậm nét bình dân còn Hàn thể hiện những nét lễ nghĩa sâu sắc như cách mà họ cùng nâng ly, người Việt khi hòa vào tiệc rượu, họ bỏ quên đi phần nào những khác biệt về vai vế, tuổi tác, địa vị còn Hàn rất chú ý điều này như cách họ để ly của mình có sự khác biệt cao thấp Trong nội dung: nội dung thì không có sự khác biệt nhiều, đều xoay quanh những vấn đề vui, buồn trong cuộc sống Sự khác biệt ở đây là do bối cảnh sống, những nét khác biệt trong quan niệm, tình cảm khác nhau nên nội dung sẽ khác nhau 6 Kết luận Sự tương đồng và dị biệt của Việt Nam và Hàn Quốc xuất phát từ những sự tương đồng và dị biệt trong điều tự nhiên, chủng tộc, kinh tế, lịch sử - xã hội Trong những điểm tương đồng, cả hai đều là các quốc gia nông nghiệp lúa nước tạo ra những loại rượu có cùng nguyên liệu là gạo, hình thành nên cái tính trọng tình và trọng tập thể Trong những điểm dị biệt, do sự khác nhau về khí hậu và cảnh quan, nguồn gốc chủng tộc, lịch sử phát triển nên chi phối lên sự khác biệt trong nguyên liệu, các dịp uống rượu, cách mời, nhận, uống, nôi dụng nói trong khi uống rượu Nếu Việt Nam tạo dựng mối quan hệ xã hội bằng trục ngang của cái tính cộng đồng làng xã và dân chủ hình thành từ lối sống làng xã thì Hàn Quốc 16 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 lại chọn tạo dựng mối quan hệ xã hội trên trục dọc của cái tính tôn ti – trật tự hình thành từ lối sống gia đình – gia tộc Việt Nam có phân hướng đến bình dân, đơn giản thì người Hàn rất chú trọng chi tiết, lễ nghĩa 7 Tài liệu tham khảo 1 GS TS Trần Ngọc Thêm (2004), Vai trò của t椃Ānh cách dân tộc Hàn Quốc (c漃Ā so sánh với Việt Nam), Tạp chí nghiên cứu con người số 6, 2004 2 Trần Thị Thu Lương (2011), Đặc trưng văn h漃Āa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại, NXB Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 3 Vì sao người Việt uống rượu?, https://sontinh.com/vi/2020/04/07/vi-sao- nguoi-viet-uong-ruou/ 4 Nét đẹp văn h漃Āa uống rượu của người Việt, https://halico.com.vn/net-dep- van-hoa-uong-ruou-cua-nguoi-viet/ 5.Zila team (2021), Văn h漃Āa uống rượu của người Hàn Quốc bạn chưa biết, https://www.zila.com.vn/van-hoa-uong-ruou-cua-nguoi-han-quoc.html 6 Uống rượu trong văn h漃Āa Hàn Quốc, https://korea.net.vn/nguoi-han-quoc- uong-ruou.html 17 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w