1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thi hoa hậu ở việt nam từ góc nhìn văn hóa học

22 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thi Hoa Hậu Ở Việt Nam Từ Góc Nhìn Văn Hóa Học
Tác giả Nguyễn Lê Cẩm Bình, Thái Hoàng, Mỹ Linh, Lê Viết Thi, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hoàng Tuấn, Vũ Thị Kim Yến, Lê Thị Đức Hải
Người hướng dẫn Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học Trần Ngọc Thêm
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 315,72 KB

Nội dung

Định nghĩa và Nhận diện đối tượng:Theo từ điển Tiếng Việt thì HOA HẬU là danh hiệu dành cho người phụ nữđoạt giải nhất trong một cuộc thi người đẹp có quy mô lớn một nước, một khuvực hoặ

Trang 2

1 Cơ sở lý luận

1.1 Định nghĩa và Nhận diện đối tượng:

Theo từ điển Tiếng Việt thì HOA HẬU là danh hiệu dành cho người phụ nữđoạt giải nhất trong một cuộc thi người đẹp có quy mô lớn (một nước, một khuvực hoặc toàn thế giới) (Từ điển mở Wiktionary, https://vi.wiktionary.org/wiki/hoa_h%E1%BA%ADu#Ti%E1%BA%BFng_Vi

có hiểu biết về văn hóa, xã hội, có hình thể cân đối và có khuôn mặt đẹp tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam để trao tặng danh hiệu”

Theo Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định biểu diễn nghệthuật, trình diễn thời trang; thi sắc đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi

âm, ghi hình ca máu nhạc, sân khấu: “Cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc được gọi tên là thi Hoa hậu.” và“Thi người đẹp là hoạt động văn hóa nhằm tuyển chọn người phụ nữ có đạo đức tốt, có hình thể cân đối, có khuôn mặt đẹp, hiểu biết

về văn hóa, xã hội theo những tiêu chí nhất định để trao giải.”

Theo Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, ông là Trưởngban Tổ chức và Trưởng ban giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam qua các

năm thì định nghĩa như sau: “Thi Hoa hậu là một sự kiện văn hóa để tôn vinh cái đẹp”

Để nhận diện chất văn hóa học của nội dung nghiên cứu ở đây là các cuộc thihoa hậu tại Việt Nam, nhóm phân tích cụ thể như sau:

- Có đối tượng nghiên cứu thuộc văn hóa như một hệ thống giá trị, ở đây làcác cuộc thi hoa hậu, mà nhóm chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này trong mục 2.1Phần Nghiên cứu

- Có phạm vi nghiên cứu với độ bao quát rộng các sự kiện và các bình diện,theo đề tài thì phạm vi nghiên cứu sẽ là các cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam(chúng tôi không đi sâu cụ thể vào từng cuộc thi hoa hậu, mà nhóm sẽ dựa trêncác luận điểm phần Nghiên cứu để đưa ra ví dụ cụ thể)

- Có nội dung nghiên cứu với tính khái quát cao Trong bài phân tích nàycủa nhóm, chúng tôi cố gắng nghiên cứu đối tượng mang tính lý luận và tính kháiquát cao thông qua tìm hiểu nghiên cứu từ các bài báo điện tử vì nội dung nghiêncứu tính đến thời gian nhóm tìm hiểu chưa có một công trình nghiên cứu mangtính học thuật

1.2 Định vị đối tượng trong hệ thống văn hóa, xếp loại

Trang 3

Về định vị đối tượng trong hệ thống văn hóa, văn hóa là một hệ thống bao

gồm 3 thành tố là văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam (2021), NXB ĐHQG-HCM)

Nhóm chúng tôi xếp loại cuộc thi hoa hậu vào tiểu hệ văn hóa ứng xử vớimôi trường xã hội (văn hóa tận dụng môi trường xã hội: văn hóa Việt Nam giaolưu với phương Tây) thuộc thành tố văn hóa ứng xử

1.3 Định vị đối tượng theo CKT

- chủ thể: là các cuộc thi hoa hậu dành cho nữ giới có 3 độ tuổi như sau:dưới 18 (các cuộc thi Miss Teen); từ đủ 18 đến 28 tuổi (các cuộc thi như MISSVIET NAM,…….) và trên 30 tuổi (các cuộc thi Hoa hậu Quý bà, Hoa hậu Nữdaonh nhân,…)

- không gian: Tổ chức tại Việt Nam

- thời gian: tính từ 2017 đến nay

1.4 Khái quát về lịch sử cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam

ghi lại, do bất mãn vì không được mời tới đám cưới của nữ thần biển Thetis, nữthần bất hòa Eris đã lén lấy một quả táo vàng, khắc lên đó dòng chữ "Tặng vị nữthần đẹp nhất" rồi ném vào giữa bàn tiệc

Thay vì bữa tiệc cưới, mọi sự tập trung đổ dồn vào cuộc tranh cãi nổ ra giữa

3 nữ thần có sức ảnh hưởng nhất - Hera, Athena, và Aphrodite Do các vị thần khácđều ở thế khó khi không thể đưa ra quyết định mà làm phật lòng người thua cuộc,

họ quyết định tìm tới một phàm nhân là hoàng tử Paris thành Troy để phân xử

Cả 3 đưa ra những điều kiện hấp dẫn Hera hứa hẹn vương quyền tột bậc;Athena hứa sẽ trao vị giám khảo khả năng bách chiến bách thắng; chỉ có Aphroditeđánh thẳng vào trái tim người đàn ông, khi đề nghị đổi lấy tình yêu của Helen -người đẹp nhất thế giới thần thoại lúc đó Kết quả là Paris đã chọn tình yêu vàtuyên bố nữ thần sắc đẹp Aphrodite là người thắng cuộc

Đến thời Trung cổ, thứ gần nhất với những cuộc thi sắc đẹp mà chúng ta thấy

ngày nay là các lễ hội tương tự như May Day ở Anh - khi họ chọn ra một "nữ

hoàng" của ngày hội

Tại Hoa Kỳ, truyền thống May Day chọn phụ nữ làm biểu tượng của lý

tưởng cộng đồng vẫn tiếp tục, khi những phụ nữ trẻ đẹp tham gia các lễ hội KhiGeorge Washington đi từ núi Vernon đến thành phố New York vào năm 1789 đểnhậm chức tổng thống, các nhóm phụ nữ trẻ mặc đồ trắng xếp hàng dọc tuyếnđường của ông, đặt những cành cọ trước xe ngựa của ông Chuyến công du chiếnthắng của Tướng Lafayette đến Hoa Kỳ năm 1826 cũng được chào đón bởi cácđoàn phụ nữ trẻ tương tự

Trang 4

Cuộc thi sắc đẹp đúng nghĩa hiện đại đầu tiên, với hình thức phô diễn sắcđẹp và hình thể phụ nữ trước một ban giám khảo, có thể được bắt nguồn từ mộttrong những người trình diễn vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, Phineas T Barnum - vốnnổi danh từ những rạp xiếc.

Còn về thi hoa hậu ở Việt Nam, cũng đặt ra câu hỏi giống nhóm nghiên cứu

nhất tại Việt Nam?” đăng trên Báo Công an nhân dân điện tử, ngày 09/4/2007 đãkhái quát như sau:

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Trung Hoa (từng giảng dạy tại khoa Văn hóa học

và khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM) thì cuộc thi đầu tiên đểchọn người đẹp nhất đăng quang đã diễn ra tại vườn Ông Thượng tức vườn TaoĐàn hiện thuộc địa bàn quận 1, TP.HCM vào năm nói trên Đứng ra tổ chức cuộcthi là một nhóm công chức với sự kết hợp và hỗ trợ của một số nhà kinh doanh lúcbấy giờ đang hoạt động ở Sài Gòn Tuy mở trên đất "Bến Nghé xưa" song phạm vi

"tuyển sinh" lan đến tận những vùng xa hơn, đến các thành phố và nông thôn ngoại

vi Sài Gòn, nên đã có 19 cô gái vừa là "dân Bến Nghé" vừa là hoa khôi ở lục tỉnhđược chọn để bước vào tầm ngắm của làng đẹp xứ ta Nói "xứ ta" vì có người bảorằng đây không những là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, của Nam Bộ, màcủa cả Việt Nam nữa

Một trong những đặc điểm cuộc thi là thí sinh mặc toàn áo dài Việt Nam donhà may Phúc Thịnh thiết kế có lẽ theo mẫu mã thời thượng lúc ấy Vải may áo thì

do ông Lê Trương Biểu sản xuất và cung cấp Có nghĩa là cuộc thi hoa hậu này từngười đẹp đến trang phục đều là nội hóa "rất Việt Nam" Kết quả, người đẹp đượcnhận danh hiệu hoa hậu đầu tiên vào năm 1937 là cô gái 25 tuổi tên là Nguyễn ThịLiễu, sinh tại Hóc Môn năm 1912

Cũng cùng nội dung trên, trong một tài liệu đặc biệt nhân kỷ niệm 300 nămhình thành và phát triển Sài Gòn - TP.HCM của nhiều tác giả xuất bản vào năm

1998, đã cho biết cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn theo năm tháng và kết quảnhư Lê Trung Hoa ghi nhận

Khi tra cứu một tài liệu khác do NXB Trẻ vào cuối tháng 3/2007 về Phụ nữViệt Nam - những sự kiện đầu tiên và nhất, tác giả lại được cung cấp những chi tiếtkhác đi Theo đó, người sưu tầm và biên soạn là Trần Nam Tiến cho biết cuộc thihoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn và cũng là ở Việt Nam được tổ chức vào tháng chạpnăm 1864 Một số sĩ quan hải quân Pháp nảy ra ý định mở cuộc thi ấy với sự thamgia của những người đẹp nước ngoài đang sinh sống tại Sài Gòn, với điều lệ là cácngười đẹp phải ở độ tuổi từ 18 đến 20, chưa lấy chồng và là con cái của những giađình công chức Lúc đầu ban tổ chức quy định ngoài áo dài quen thuộc với ngườiViệt, các thí sinh còn phải mặc váy đầm và áo tắm để thể hiện vẻ đẹp của mình quacác trang phục khác nhau Nhưng về sau do phản ứng bất lợi của công luận nênkhoản mặc váy đầm và áo tắm theo kiểu Tây bị hủy bỏ Bấy giờ: "một thương nhânngười Hoa đã chớp lấy cơ hội này để đưa 20 cô gái Trung Quốc đang sống ở

Trang 5

Singapore giả làm Hoa kiều để tham gia cuộc thi Kết quả là trong số đó có một côđoạt vương miện Hoa hậu Danh hiệu Á hậu thì thuộc về cô gái con của một phúthương người Hoa sống ở Chợ Lớn"

Tên tuổi của các người đẹp lên ngôi không thấy nêu Theo Trần Nam Tiến,

đó là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do người Pháp tổ chức, còn cuộc thihoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam tổ chức thì chậm hơn một nămsau đó, tức vào năm 1865 và mang tên cuộc thi Miss Sài Gòn dành riêng cho cácngười đẹp Việt Nam, lan ra nhiều vùng phụ cận nên sau đó đã có gần 100 cô gáiđăng ký dự thi với kết quả người đoạt vương miện Hoa hậu "là cô Ba, con gái củaông Chánh, làm nghề thư ký”

Đồng thời ông Tiến cũng cho rằng có một cuộc thi hoa hậu khác mangtính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra vào năm 1957 tại Sài Gòn với sự thamgia của các thí sinh đến từ nhiều nước: Ấn Độ, Hồng Kông, Campuchia, Lào và 48người đẹp Việt Nam khác Áo dài truyền thống được chọn làm trang phục để dựthi, không dùng áo tắm và "kết quả chung cuộc: danh hiệu Hoa hậu Việt Namthuộc về cô Vũ Thị Thu Minh, danh hiệu Hoa hậu quốc tế thuộc về cô Nari - ngườiCampuchia"

Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào các nguồn thông tin đã nêu, thì các cuộc thi nói

trên tuy mở vào những năm khác nhau nhưng có thể tìm thấy ở đây những nét "đầutiên" của từng cuộc Điều đáng nói là “mẫu số chung” của các cuộc thi hoa hậu dongười Việt tổ chức đã lấy áo dài và các tiêu chí phù hợp với nét đẹp duyên dángViệt Nam để trao vương miện

Ngoài ra, theo Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở có nội dung: Hoa hậu ViệtNam là cuộc thi sắc đẹp có quy mô toàn quốc đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất.Trước đó đã có một cuộc thi sắc đẹp tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa cũng mang tên

Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu Việt Nam 1955 Công Thị Nghĩa đã trở thành hoa hậu

đầu tiên của cuộc thi cũng như là hoa hậu cấp quốc gia đầu tiên trong lịch sử ViệtNam Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam sau thống nhất do báo Tiền Phong khởi xướng và

tổ chức với tên gọi Hoa hậu Toàn quốc Báo Tiền Phong, bắt đầu từ năm 1988 và

được tổ chức hai năm một lần Người đầu tiên giữ danh hiệu này là Bùi Bích

Phương Cuộc thi chính thức được đổi tên thành Hoa hậu Việt Nam từ năm 2002.

2 Nghiên Cứu

2.1 Đánh giá hiện trạng của đối tượng nghiên cứu (mặt giá trị, phi giá trị).

Ngày nay, các cuộc thi Hoa hậu trở nên phổ biến và trở thành một món ăntinh thần của khán giả bởi nhiều yếu tố như số lượng cuộc thi nhiều, tính giải trí,tính truyền thông và sự phổ biến, Chính vì xuất hiện với tần suất nhiều, đượctruyền thông quan tâm thành ra thi hoa hậu ở Việt Nam thời gian hiện nay trở thànhmột chủ đề được nhiều sự quan tâm Với tôn chỉ và mục tiêu đặt chung cho các

Trang 6

cuộc thi hoa hậu: “Tổ chức thi Hoa hậu, Hoa khôi, Người đẹp là hoạt động văn hóa nhằm tuyển chọn người phụ nữ có đạo đức tốt, có hiểu biết về văn hóa, xã hội,

có hình thể cân đối và có khuôn mặt đẹp tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam để trao tặng danh hiệu.” (Quyết định số 87/2008/QĐ-BVHTTDL) Chúng tôi sẽ phân tích

kĩ ở dưới hiện trạng của đối tượng nghiên cứu thông qua hai phạm trù giá trị và phigiá trị để làm rõ được thực chất vấn đề và tìm hiểu xem rằng liệu các cuộc thi hoahậu có đang làm đúng như những mục tiêu được đưa ra bởi Nhà nước

“Giá trị là tính chất G của khách thể A (sự vật, con người, hiện tượng, trạngthái, hoạt động, ) được chủ thể C (con người) đánh giá là tích cực xét trong quan

hệ so sánh giữa A với các khách thể B, D, cùng loại và được định vị trong một

không gian K và thời gian T cụ thể.” (Trần Ngọc Thêm 2021, Hệ giá trị Việt Nam

từ truyền thống đến hiện đại, tr.35)

Dựa vào cách phân loại giá trị cơ bản nhất là vật chất và tinh thần, chúng tôixác định các tiểu hệ giá trị tiêu biểu của cuộc thi Hoa hậu ở Việt Nam hiện nay

(tính mốc từ năm 2017) như sau: Giá trị vật chất: thúc đẩy các hợp đồng thương mại Giá trị tinh thần: tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, quảng bá hình ảnh, nét văn hóa Việt Nam ra quốc tế, các hoạt động nhân văn thông qua các hoạt động xã hội và giải trí.

Trong giá trị tinh thần, việc tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt được xem

là cốt lõi nhất mà cuộc thi Hoa hậu mang lại “Với mục tiêu ngay từ những ngày đầu là tạo một sân chơi văn hoá cho nữ thanh niên Việt Nam, nơi tôi luyện thêm và tôn vinh, làm lan tỏa vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã vượt qua những định kiến, những khuôn mẫu, tạo ra một sinh hoạt văn hoá mới, một giá trị tinh thần mới” (Ông Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong chia

sẻ trên báo Thanh Tra ngày 11/10/2018)

Mỗi người phụ nữ đều có nét đẹp riêng của mình, nhưng trong các cuộc thihoa hậu sẽ phải có tiêu chuẩn cụ thể về sắc đẹp Theo lời chia sẻ của PGS.TS nhânchủng học Mai Văn Hưng, Giám đốc Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ,Trường đại học Giáo dục, Hà Nội trên báo Pháp Luật ngày 11/11/2017, hai tiêu

chuẩn chính đó là vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tinh thần Giám khảo sẽ là các chuyên

gia nhân trắc học thẩm định các chỉ số khuôn mặt và cơ thể để tìm ra người đạtchuẩn Nhân trắc học có các phép đo chiều cao cơ bản như đứng, cao ngồi, cácvòng đo đặc trưng Ngoài các chỉ số, người đẹp còn phải kết hợp với nhiều yếu tốquan trọng khác như làn da, mái tóc, các biểu hiện tâm lý, xúc cảm qua ánh mắt,ngôn ngữ hình thể, dáng đi “Một gương mặt Hoa hậu đạt chuẩn theo nhân chủng

học là khoảng cách giữa hai mặt đúng bằng một con mắt, chiều ngang cánh mũi bằng một cánh mặt, gương mặt có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài; chia gương mặt

Trang 7

3 phần bằng nhau, tai nằm gọn trong phần chính giữa, phần mũi nằm trong 1/3 phần chính giữa; khoảng cách từ đáy mũi đến môi đúng bằng 1/2 khoảng cách từ môi dưới đến cằm” (https://baophapluat.vn/tieu-chi-nao-de-chon-mot-hoa-hau-

chuan-muc-post262492.html)

Sau mỗi cuộc thi hoa hậu, Việt Nam sẽ cử đại diện là các người đẹp đăngquang tham gia các cuộc thi nhan sắc quốc tế Đó cũng là điều cần thiết để bạn bèthế giới hiểu thêm về vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nóichung Khi vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam tỏa sáng ở sân chơi thế giới, đó cũng là niềm

tự hào chung cho cả dân tộc, góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và sức mạnhtổng hợp cho đất nước Bên cạnh đó, trong mỗi cuộc tranh tài nhan sắc trên đấutrường quốc tế đều có phần trình diễn trang phục truyền thống, góp phần giới thiệu,quảng bá nét văn hóa Việt Nam ra thế giới Trang phục Nàng Mây của nhà thiết kế

Tín Thái cho Hoa hậu Lệ Hằng ở đấu trường Miss Universe tại Philippin năm 2016 đã

để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả Việt Nam và quốc tế Các bộ trang phục như

“Bánh mì”, “Cà phê phin”, “Kén em” lần lượt được người đẹp Việt mang đi thithố với bạn bè năm châu Trong đó, bộ “Bánh mì” do hoa hậu H'Hen Niê thể hiệntại Miss Universe 2018 và bộ “Cà phê phin” của Hoàng Thùy được ban giám khảoHoa hậu Hoàn vũ đánh giá cao khi lọt top những trang phục dân tộc đẹp nhất Gầnđây nhất là trang phục “Trúc Chỉ” của hoa hậu Thiên Ân, cô muốn thông qua đógiới thiệu văn hóa làm tranh Trúc chỉ của Việt Nam đến bạn bè quốc tế Những bộtrang phục nêu trên vừa tôn vinh văn hóa dân tộc, vừa mang tính thời trang và hiệnđại

Không chỉ là biểu tượng của sắc đẹp, Hoa hậu mang ý nghĩa tổng hòa vẻđẹp của nhan sắc, trí tuệ và tâm hồn Ðặc biệt trong những cuộc thi gần đây, cáchoạt động trong khuôn khổ phần thi Người đẹp Nhân ái của Hoa hậu Việt Nam đãđạt đến quy mô rộng lớn và làm được những điều chạm đến trái tim của nhiềungười, tạo nên một giá trị nhân văn riêng có của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam màkhông có cuộc thi sắc đẹp nào làm được Hoa hậu khi mang vương miện thì cũng

là lúc gánh trên vai trách nhiệm trước xã hội, phải là người có ý thức và thông quahình ảnh của mình để giúp cho xã hội ngày càng đẹp hơn Dẫn chứng cho vấn đềnày là các dự án, các công trình thiện nguyện của hoa hậu như dự án “Cõng điệnlên bản” tại thôn Cù Vai, xã Xà Hồ, Yên Bái, mang đến ánh sáng cho người dâncủa hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đã thắng vào top 5 Người đẹp nhân ái tại Miss World2017; hay là dự án “Hành trình của nước” thực hiện ước mơ mang nguồn nước đếncho người dân đang sinh sống tại vùng đất Quảng Bình của hoa hậu Tiểu Vy cũng

đã tiến vào top 5 của Miss World 2018; hoạt động “Đắp đường xây ước mơ” củahoa hậu Lương Thùy Linh vào được top 10 năm 2019 Sau khi đăng quang Hoahậu Việt Nam 2020, Đỗ Thị Hà cùng ban tổ chức đã tặng 18 hộ dân ở xã Trà Dơn,

Trang 8

mỗi hộ 50 triệu đồng, cô còn xây nhà, tặng thùng chứa nước, tủ quần áo và hỗ trợ

100 triệu đồng để sửa sang trường tiểu học ở địa phương v.v

Các cuộc thi hoa hậu ngày càng phát triển và trở thành một món ăn tinh thầncủa nhiều người Các cuộc thi hoa hậu được phát sóng trực tiếp thu về hàng triệulượt xem (Tính đến thời điểm hiện tại đêm chung kết Miss World Việt Nam đã đạt1.3 triệu lượt xem trên Youtube) Các chương trình truyền hình thực tế về hoa hậucũng được nhiều người quan tâm và xem nó như một phương thức giải trí

Trong giá trị vật chất, có thể nói cuộc thi Hoa hậu mang đến nhiều hợp đồngthương mại cho cá nhân và tổ chức dự thi

Bên cạnh đem tới những mặt giá trị, các cuộc thi hoa hậu hiện hành vẫn tồn

đọng rất nhiều các yếu tố phi giá trị Theo định nghĩa: “Giá trị chỉ là những tính chất của khách thể A được chủ thể đánh giá theo hướng tích cực Những tính chất được đánh giá là tiêu cực có tên gọi riêng là “phi giá trị” (Trần Ngọc Thêm, sđd, tr.40) Nếu như chia nhỏ hơn nữa về tính phi giá trị, ta sẽ có “thiếu giá trị, vô giá trị và phản giá trị” (Trần Ngọc Thêm, sđd, tr.42) Khi chiếu theo định nghĩa trên,

ta có thể thấy, những mặt mang theo giá trị tiêu cực mà các cuộc thi hoa hậu đangđem lại trở thành tính chất phi giá trị của nó

Mục đích của các cuộc thi bị biến tướng từ tìm kiếm những vẻ đẹp Việt Namtrở thành nơi mua giải, tìm đại gia cho chân dài, gây nên sự phản cảm và khôngđúng với thuần phong mỹ tục Không ít những hoa, á hậu bị nghi vấn là mua giảihay bị phanh phui là nằm trong các đường dây mua bán dâm Nhiều người cũng cónhững ý đồ xấu, gạ gẫm các thí sinh trẻ tuổi cho các đại gia Gần đây nhất là chia

sẻ của Nguyễn Tâm Như - thí sinh của Miss Grand Vietnam chia sẻ về “luật ngầm”của giới sắc đẹp Cô kể về những người đàn ông chuyên phụ trách việc tìm kiếmnhững người đẹp, đặc biệt là những người đẹp trong các cuộc thi hoa hậu để dụ dỗvào các đường dây môi giới

Các người đẹp đăng quang trở thành người của công chúng “Người của côngchúng có thể đại diện cho một quốc gia, một dân tộc trong một thời điểm nhất địnhnhưng chưa trở thành con người khái quát, nếu những đóng góp, sáng tạo của họchỉ mang tính giai đoạn.” Những người đẹp bước ra từ các cuộc thi hoa hậu đều cómột sức ảnh hưởng lan toả nhất định đến nhóm đối tượng theo dõi của mình Do

đó, những hành động của họ đều là những tấm gương cho người theo dõi làm theo

Và những người hâm mộ đôi khi vì thần tượng của mình mà có những hành động

mù quáng nhằm bảo vệ thần tượng Từ đó, tạo ra những cuộc xung đột xấu trênmạng xã hội

Nhiều người đẹp đăng quang hoa hậu nhưng cũng có đời tư bê bối, vướngnhiều lùm xùm không hay và gây ra những hình tượng xấu trong mắt công chúng

Trang 9

Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên với bê bối như hút thuốc lá, hítbóng cười khiến cho nhiều người lên án về một đời tư không trong sáng Á hậuHoàn vũ Kim Duyên 2019 với những lùm xùm bị trường Đại học Nam Cà Maubuộc thôi học do nợ quá nhiều tín chỉ, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022 NôngThuý Hằng vướng vào những cáo buộc chia sẻ các sản phẩm văn hoá phẩm đồitruỵ, Và còn rất nhiều thông tin nữa về các bê bối liên quan tạo ra những ấntượng xấu về các hoa hậu ngày nay và làm xấu đi hình ảnh của các hoa hậu tronglòng công chúng.

Bên cạnh đó, nhiều cô gái để có thể được tham gia vào cuộc thi đã có nhữnghành động bất chấp hậu quả như vay tiền, ký giấy nợ nhằm để được tài trợ thamgia thi, làm giả giấy tờ bằng cấp Hoa hậu Thuỳ Tiên cùng lùm xùm với bà ĐặngThuỳ Trang trong vụ đấu tố xé giấy nợ 1.5 tỷ Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần ThịThùy Dung đã phải đối mặt với scandal gian lận học vấn, đó là chưa tốt nghiệp cấp

3 khi đăng quang Hoa hậu Đặng Thu Thảo gian dối về việc bản thân là sinh viênĐại học Tây Đô khi điền thông tin tham dự cuộc thi

Ở cuối phần này, chúng tôi đề cập đến một hiện trạng công nghiệp hoá hoahậu ngày nay Không chỉ biểu hiện bởi số lượng gia tăng, chất lượng giảm xuống

đã được đề cập trong tính phi giá trị ở trên Sự công nghiệp hóa ngành hoa hậu còn

có một biểu hiện ở chỗ các lò đào tạo hoa hậu mọc lên như nấm sau mưa Nổi bậtnhất phải kể tới Sen Vàng và Unicorp, ít tiếng tăm hơn là Khanh Van's Academy,Elite Vietnam, Có thể thấy sự nở rộ của các cuộc thi hoa hậu và lò đào tạo hoahậu cho thấy người dân Việt Nam ngày càng quan tâm đến các vấn đề giải trí, vănhoá, đặc biệt là đề cao sự quan tâm với cái đẹp, với nhan sắc Nhưng, ở mặt tráicủa nó, đây dường như trở thành những ngành công nghiệp để đào tạo và sản xuất,đem lại những định hướng cho rất nhiều người, kể cả những đứa trẻ về một cuộchành trình đào tạo trở thành Hoa hậu Nó cũng đồng phô bày những mặt trái về tiềnbạc, sức lao động, của tính chất chung của một ngành công nghiệp Điều mà tráivới ý chí khi đặt ra các cuộc thi hoa hậu

2.2 Xác định đặc trưng của đối tượng qua so sánh theo thời gian (ss với các giai đoạn lịch sử khác) (phân chia hai mốc thời gian 1988 đến 2017; và từ

Trang 10

thí sinh Lê Âu Ngân Anh giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Đại Dương đã gây

ra làn sóng tranh cãi dữ dội Phần lớn mọi người lên tiếng chỉ trích ngoại hình của

cô và cho rằng cô không xứng đáng giành được ngôi vị này cùng với nhiều lùmxùm liên quan đến mua giải và chuyện phẫu thuật thẩm mỹ Chỉ trong một năm

2017 mà các cuộc thi hoa hậu đã tự thu hút về mình rất nhiều sự quan tâm củacông chúng Từ đó hâm nóng lại độ hot của mình và khiến khán giả quan tâmnhiều hơn sau một khoảng thời gian các cuộc thi hoa hậu không dành được nhiều

sự chú ý của khán giả

Để kể từ sau năm 2017, các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam được tổ chứcthường xuyên, quy mô và bài bản hơn Cũng từ năm đó, các cuộc thi hoa hậu tạo ranhiều sức hút và sự quan tâm hơn đến các nhà đầu tư và người dân cả nước Bêncạnh đó, năm 2017 cũng đánh dấu sự thay đổi trong cách lựa chọn và đánh giá cáiđẹp trong việc lựa chọn hoa hậu, tạo tiền đề cho các cuộc thi sau

2.2.1 Yếu tố tiêu chí quy định của Bộ

Các tiêu chí để trở thành hoa hậu trong thời kỳ đầu: Quyết định số87/2008/QĐ-BVHTTDL tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 79/2012/NĐ-CP tạiKhoản 1 Điều 19

“a) Là nữ công dân Việt Nam, từ đủ mười tám tuổi trở lên, có vẻ đẹp tự nhiên; b) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

c) Không có tiền án; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi do Ban tổ chức quy định.”

Trong đó, có quy định nổi bật nhất và các thí sinh khi tham dự các cuộc thingười đẹp, hoa khôi, hoa hậu đều phải có vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp tự nhiên ở đâyđược giải thích là không can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ Tiêu chí của các cuộc thihoa hậu hiện nay: Nghị định 144/2020/NĐ-CP đã không còn quy định rằng các thísinh tham gia các cuộc thi hoa hậu phải có vẻ đẹp tự nhiên giống như trước Điều

đó cho phép những cô gái đã thông qua chỉnh sửa nhan sắc, thậm chí những ngườiphụ nữ chuyển giới cũng có thể ghi danh vào các cuộc thi hoa hậu

Ngoài ra, nếu như trước đây Nhà nước đưa ra những yêu cầu khắt khe chomột đại diện sắc đẹp Việt Nam khi xin được đi dự các cuộc thi quốc tế thì giờ đây,Nghị định cho phép công dân Việt Nam dự thi nhan sắc quốc tế mà không cần CụcNghệ thuật biểu diễn cấp phép, chỉ cần có được văn bản xác nhận dự thi của cơquan có thẩm quyền

2.2.2 Yếu tố đánh giá cái đẹp:

GK.TSKH Trần Ngọc Thêm (2021) trong cuốn “Hệ giá trị Việt Nam từtruyền thống đến hiện đại” có nói rằng “văn hóa truyền thống Việt Nam luônhướng đến sự hài hòa Ưa hài hòa là một trong hai đặc trưng có sự hiện diện đầy đủtrong tất cả ba thành tố “nhận thức-tổ chức-ứng xử” của hệ thống văn hóa ViệtNam” (tr.220) Nhận thức về vẻ đẹp xưa, người phụ nữ đẹp là phải mang vẻ đẹphài hòa cả về ngoại hình lẫn tâm hồn, dịu dàng, hiền thục, phúc hậu và giản dị Cô

Trang 11

gái nào vóc dáng nhỏ nhắn, cao vừa phải, thân hình đầy đặn, nước da trắng hồng

và mái tóc dài, đen nhánh thì mới là hoàn hảo, lý tưởng Thêm nữa, vẻ đẹp đượccác thiếu nữ Việt cổ hướng tới là sự nền nã, chuẩn mực với phong cách ăn mặc kínđáo, giản dị trong tà áo dài truyền thống Phụ nữ Việt xưa rất ít làm đẹp, chủ yếu sửdụng các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên và cũng chỉ dùng chúng trong các dịp lễ hộiđặc biệt Vào khoảng đầu thế kỷ 20, hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp củangười phụ nữ Việt một thời Bởi theo quan niệm thời xa xưa, “da trắng, răng đen”mới tạo sự tương phản cao và đầy nghệ thuật, thể hiện sự duyên dáng cho hàmrăng Tuy nhiên, quan niệm của người Việt Nam về cái đẹp ngày nay đã có nhiều

sự thay đổi Nếu người xưa thường hay ví von về vẻ đẹp của người phụ nữ rằng

“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” để chỉ những gương mặt tròn, hình tráixoan thì ngày nay gương mặt với chiếc cằm nhọn “V-line” lại được phụ nữ ưachuộng và thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ Nếu mái tóc đen dài óng mượt đã tạonên vẻ đẹp đầy thướt tha, thùy mị của người phụ nữ Việt thì ngày nay, khi mà xuthế thời trang từ các nước văn minh du nhập vào ngày một nhiều, mái tóc ngắnhoặc nhuộm màu sẽ được ưa chuộng hơn Thời xưa sự chuẩn mực nằm ở sự phồnthực, có da có thịt mới được cho là đẹp Nhưng ở thời hiện đại, ba vòng đạt chuẩnlại quan trọng hơn cả, ngoại hình nóng bỏng, người nở mang, da ngăm khỏe khoắn,mang vẻ đẹp của hơi thở Latinh

2.2.3.Yếu tố giá trị theo thời gian: Cuộc thi hoa hậu ngày nay có giá trị hơnngày xưa ở điểm nào?

Khi nhìn lại về tiêu chí quy định để tìm kiếm một hoa hậu xứng đáng, tathấy được sự khác biệt giữa nét giá trị trong các cuộc thi hoa hậu xưa và nay Nếunhư ở các cuộc thi hoa hậu xưa, yếu tố hiểu biết và đạo đức được đặt lên trên hết,các cô gái tham dự và đăng quang bắt buộc phải có một lối sống đạo đức tốt, phải

có những hiểu biết về tri thức thì mới được công chúng công nhận nếu không lẽ bịlên án, bị tẩy chay và yêu cầu tước vương miện Thì ngày nay, bên cạnh việc gìngiữ những yêu cầu về đạo đức, trí tuệ, người có thể đạt giải và đăng quang còn phải

có một tình thương, một tấm lòng vì cộng đồng Từ những phân tích về tính giá trịcủa hiện trạng các cuộc thi hoa hậu này nay, ta sẽ thấy, chưa bao giờ các hoạt động

xã hội lại được coi trọng và quan tâm đến vậy Minh chứng rõ nét nhất là các côHoa hậu đi ra từ các cuộc thi chất lượng đều mang trong mình những hoạt độngcộng đồng có ý nghĩa Trong khi, những hoạt động xã hội hay hoạt động công đồnglại không được quá đề cập trong thời kỳ trước Chúng ta không thể phủ nhận hoàntoàn về việc thời kỳ trước không có các hoạt động xã hội, có điều, những hoạtđộng đó không được quảng bá tích cực và thực sự trở thành những hình mẫu sánggiá mà mọi người học hỏi

Các cuộc thi hoa hậu ngày nay cũng tập trung vào nâng cao quyền con người

và nhận thức về quyền con người hơn so với thời kỳ trước đó Ta có một Hoa hậuthuộc tộc người thiểu số lần đầu tiên đăng quang tại một đấu trường nhan sắc lớn

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w