1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã hội học phát triển đề tài công nghiệp hóa và hậu công nghiệp

39 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghiệp Hóa Và Hậu Công Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Vy, Nguyễn Thị Mai Linh, Lương Thị Ngân, Lê Thị Minh Khanh, Trần Văn Hiếu, Tạ Thị Ngọc Khiêm
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Chánh
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • A. CÔNG NGHIỆP HÓA (4)
    • I. Khái niệm (4)
    • II. Lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (5)
      • 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (5)
      • 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (6)
      • 3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (8)
      • 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cách mạng 0 (9)
      • 5. Cuộc cách mạng công nghiệp 0 (16)
      • 6. Tình hình công nghiệp hóa của nước ta hiện nay (20)
  • B. HẬU CÔNG NGHIỆP (27)
    • II. Đặc điểm của hậu công nghiệp (29)
    • III. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ hậu công nghiệp hóa sớm (29)
    • IV. Định hướng và chính sách phát triển tương lai (31)
  • C. LIÊN HỆ THẾ GIỚI (33)
    • I. Các nước phát triển (33)
    • II. Các nước công nghiệp mới (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Khái niệm Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ h

CÔNG NGHIỆP HÓA

Khái niệm

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt.

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí Đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp Nói một cách khái quát, công nghiệp hóalà quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao Công nghiệp hóa làm nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng công nghiệp Nó gắn với phát triển văn hóa và xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp

Công nghiệp hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt là về khía cạnh kinh tế và xã hội Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp, khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng Nhờ đó, kinh tế tăng trưởng nhanh hơn Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển mạnh Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự bùng nổ dân số, và sự phát triển của xã hội đại chúng Chế độ chính trị và pháp luật xuất hiện nhiều biến đổi phù hợp Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một Công nghiệp hóa làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội.

Một số thay đổi tích cực nhờ vào công nghiệp hóa phải kể đến như trong lĩnh vực nông nghiệp Cụ thể việc canh tác ở thành phố và đô thị thường sử dụng phương pháp canh tác theo chiều dọc trong nhà vì diện tích đất canh tác bị hạn chế Chẳng hạn như áp dụng canh tác thủy canh, trong đó rau được trồng trong nước đậm đặc chất dinh dưỡng, hoặc khí canh, nơi rễ cây được phun nước và chất dinh dưỡng một cách hệ thống Thay cho ánh sáng mặt trời tự nhiên, đèn trồng nhân tạo được sử dụng Canh tác theo phương thẳng đứng có thể kiểm soát các biến số như ánh sáng, độ ẩm và nước để đo lường chính xác quanh năm, tăng sản lượng lương thực đáng tin cậy Điều này giúp tối đa hóa năng suất cây trồng với chi phí lao động giảm, góp phần tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng.

Hay trong lĩnh vực dịch vụ, thông qua internet, các công ty lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điện sang thương mại điện tử… Đặc biệt nhất là trong lĩnh vực công nghệ mà cụ thể là việc ứng dụng thương mại điện tử, phát triển bán lẻ trực tuyến chẳng hạn bán hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại để phát triển cửa hàng trực tuyến như: Lazada, Tiki, Shopee hoặc trên nền tảng Wix, Weebty, Bigcommerce Điều này giúp các doanh nghiệp tương tác với khách hàng, qua đó quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kết hợp với những hoạt động mang lại trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng Ngoài ra, các mô hình bán hàng đa kênh cho phép kết nối các đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp có thể sử dụng trọn gói quy trình xử lý đơn hàng củamình trên hệ thống và có thể giảm một nửa nhân sự.

Lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp

1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784 gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác Nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là ngành dệt, ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp Cuộc cách mạng chia thành 3 sự kiện:

Ngành dệt may:Vào năm 1784 James Watt, phụ tá thí nghiệm của một trường đại học phát minh ra máy hơi nước Nhờ phát minh này mà máy dệt có thể đặt khắp mọi nơi Đến năm 1785 linh mục Edmund Cartwright phát minh ra một loại máy dệt vải, đóng vai trò quan trọng trong ngành dệt, công suất tăng lên tới 40 lần.

Sự hình thành và phát triển của máy hơi nước giai đoạn 1750 đến

1840, được ứng dụng trong ngành dệp may.

Ngành luyện kim:Henry Cort vào năm 1784 tạo ra cách luyện sắt đáp ứng được chất lượng của sắt nhưng không đáp ứng được độ bền Thế nên Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao dùng để luyện gang thành thép Khắc phục được nhược điểm của các đời máy trước.

Ngành giao thông vận tải:Dựa bằng hơi nước năm 1804 William Murdoch đã chế tạo ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước và thay thế cho những mái chèo, cánh buồm. Đầu máy xe lửa đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại –kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa Nó đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp, bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học

2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra (nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) và phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện, Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Công xưởng sản xuất trong Thế chiến thứ 2

Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880 Liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới Đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự; giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí sang tự động hóa cục bộ trong sản xuất.

Truyền thông:Một trong những phát minh cốt cán nhất trong việc truyền bá ý tưởng là in ấn dẫn động bằng hơi nước Là bước đầu tiên dẫn đến phát minh ra máy sản xuất giấy cuộn từ đầu thế ký 19. Động cơ:Ở cuộc công nghiệp này, động cơ đốt dần trở nên thịnh hành ở các nước công nghiệp phát triển Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên bởi Etienne Lenoir; Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô với động cơ đốt trong; Joseph Day tạo ra động cơ xăng hai kỳ, trở thành nguồn năng lượng tin cậy “nguồn năng lượng của người nghèo”.

Hình ảnh xe ô tô đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2.

3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số, và là cuộc cách mạng quan trọng trong các cuộc cách mạng công nghiệp vì đã mở ra kỷ nguyên công nghệ thông tin Sử dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba trải qua hai giai đoạn Giai đoạn một từ giữa những năm 40 đến những năm 60 của thế kỷ XX Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời vô tuyến truyền hình, công nghệ đèn bán dẫn, máy tính điện tử, ra-đa, tên lửa, bom nguyên tử, sợi tổng hợp, thuốc kháng sinh pê-nê-xi-lin, bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, máy bay chở khách phản lực, nhà máy điện nguyên tử, máy công cụ điều khiển bằng chương trình, la- de, vi mạch tổng hợp, vệ tinh truyền thông, tàu cao tốc.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 hướng đến tự động hóa bằng may tính thay thế các thao các sản xuất cũ.

Giai đoạn hai bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời công nghệ vi xử lý, kỹ thuật truyền tin bằng cáp quang, rô- bốt công nghiệp, công nghệ sinh học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện siêu lớn, vật liệu siêu cứng, máy tính thế hệ thứ 5, công nghệ di truyền, công nghệ năng lượng nguyên tử.

Chiếc máy tính đời đầu được cho ra đời trong thập niên 70 Chiếc điện thoại đầu tiên được ra đời vào năm 1983

4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cách mạng 4.0

4.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sựhội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong Cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Theo các chuyên gia thì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Cụ thể là Trong công nghệ AIphản ứngchẳng hạn như Deep Blue Đây là một chương trình tự động chơi cờ vua, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất Nhưng nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai Trong IT thì ứng dụng trong việc sử dụng phần mềm để thiết kế đồ họa, các studio ảnh, xây dựng front-end cho website…

Với công nghệ vạn vật kết nối (IoT), cũng có một ứng dụng khá phổ biến và đem lại hiệu quả vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật số đó là mô hình nhà kính

Nhà kính - hiện được sử dụng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở Đà Lạt, Nhà kính ban đầu ra đời với mục đích giúp tách ly cây trồng với điều kiện thời tiết bên ngoài Dần dần, được bổ xung thêm các hệ thống kiểm soát khí hậu bên trong nhà kính (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ) và hệ thống điều khiển tưới Hiểu nôm na hai hệ thống như sau:

HẬU CÔNG NGHIỆP

Đặc điểm của hậu công nghiệp

- Sức mạnh của nền kinh tế tập trung vào các dịch vụ, đây là lĩnh vực của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Các hoạt động kinh tế của khu vực đại học (vận tải và dịch vụ công cộng), thứ tư (thương mại, tài chính, bảo hiểm và bất động sản) và điều tra (y tế, giáo dục, nghiên cứu và giải trí) là quan trọng nhất trong giai đoạn này

- Xã hội xoay quanh thông tin Nếu trong xã hội công nghiệp, thế hệ năng lượng điện là động lực của sự thay đổi, thì trong xã hội hậu công nghiệp, thông tin và hệ thống truyền tải thông tin trở thành những mảnh ghép của tiến trình Sự hiện diện của công nghệ thông tin và truyền thông, và vai trò cơ bản của chúng trong kết cấu xã hội hậu công nghiệp, đã khiến một số nhà lý thuyết gọi giai đoạn này là "thời đại thông tin".

- Kiến thức là thứ tốt quý giá nhất Nếu trong thời đại công nghiệp, sức mạnh xuất hiện từ tài sản và vốn tài chính, thì trong xã hội hậu công nghiệp có sự thay đổi về bản chất của quyền lực và sở hữu tri thức trở thành tài nguyên chiến lược Do đó, một số tác giả, như Peter Ducker, đã đặt ra các thuật ngữ như "xã hội tri thức".

- Kết quả của những biến đổi trước đó, cấu trúc của các chuyên gia trong các xã hội hậu công nghiệp là hoàn toàn khác nhau Một mặt, không giống như những gì đã xảy ratrong xã hội công nghiệp, hầu hết nhân viên không còn tham gia vào việc sản xuất hàng hóa vật chất, mà là thực hiện các dịch vụ.

- Trong khi trong thời đại công nghiệp, kiến thức thực tiễn được coi trọng, trong giai đoạn hậu công nghiệp, kiến thức lý thuyết và khoa học là vô cùng quan trọng Trong bối cảnh này, các trường đại học trở thành những mảnh ghép quan trọng để đáp ứng nhu cầu của một hệ thống có nhu cầu cao về các chuyên gia có kiến thức tiên tiến, để tận dụng cuộc cách mạng công nghệ.

Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ hậu công nghiệp hóa sớm

Công nghiệp thế giới có xu hướng tăng chậm hơn, trong khi áp lực cạnh tranh giữa các nước công nghiệp mới và đang phát triển càng “gay gắt” Do khoa học và công nghệ phát triển nhanh, nhiều nền kinh tế đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng từ nguy cơ chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệp sớm hơn so với dự kiến

Vì vậy khi đưa ra ý kiến tại hội thảo "Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025," do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng 10/3, tại Hà Nội, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương tỏ ra lo ngại khi Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ hậu công nghiệp hóa quá sớm và công nghiệp hóa thu hút ít lao động Nguyên nhân phải kể đến năng suất lao động còn thấp, quá phụ thuộc vào FDI và những tác động bởi làn sóng phát triển kinh tế trên thế giới.

Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, trong 10 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đã có nhiều chuyển động tích cực Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng phát triển của toàn ngànhcông nghiệp,Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, ngành công nghiệp Việt Nam đang ở trình độ phát triển thấp Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh.

Nếu nhìn vào giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ở mức 16,2%/năm thì giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống chỉ còn 10%/năm.

Thực tế này, năng suất lao động công nghiệp của Việt Nam, nhất là năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn khá thấp Ước tính, tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2015 khoảng 2,4%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9% Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu đã đem về 27,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 7,6 tỷ USD, tăng 12,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,7 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2016 Đây cũng tháng có mức tăng trưởng rất cao, bởi nhìn lại 2 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ tăng được 2,9% và trong suốt một thời gian dài của năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu đều không chạm mức 2 con số.

Không những thế, chất lượng lao động ngành công nghiệp lại chưa cao, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu thị trường lao động sản xuất công nghiệp Chưa kể, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn thiếu chặt chẽ và chưa hiệu quả, chính sách phát triển các cụm liên kết công nghiệp còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự được chú trọng Theo đánh giá của lãnh đạo Ban kinh tế Trung ương, nền công nghiệp của Việt Nam còn quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi sự liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước còn thiếu chặt chẽ, tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế

"Ngành công nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu làm gia công, lắp ráp trong khi những công đoạn có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu phát triển, thiết kế, marketing, phân phối thì yếu," Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Không thể phủ nhận việc đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua, nhưng Việt Nam cần có đánh giá một cách toàn diện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nếu không có chính sách FDI khôn ngoan, các nước đi sau dễ ỷ lại vào doanh nghiệp nước ngoài và không tự mình tích lũy công nghệ, khả năng kinh doanh, từ đó sẽ đưa đến méo mó trong cơ cấu kinh tế, còn về lâu dài quá trình công nghiệp hóa sẽ không bền vững.

Bên cạnh đó, nguyên nhân công nghiệp không phát triển bằng so với các ngành dịch vụ có thể đến do chịu sự tác động từ làn sóng doanh nghiệp nước ngoài Khi nền công nghiệp của nước ta chưa phát triển vững, thì những nước lớn đã tiến vào thời kì hậu công nghiệp Trong chiến lược mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài, họ tiến vào Việt Nam với các ngành dịch vụ đột phá Kéo theo đó là những doanh nghiệp nội bộ học theo xu thế rồi lao vào tìm kiếm thị trường từ ngành dịch vụ như vậy Từ đấy dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa ngành công nghiệp và dịch vụ.

Định hướng và chính sách phát triển tương lai

Có thể thấy,điểm yếu cốt lõi của ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay chính là do công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển Thực tế này đã khiến cho sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước chưa thật sự ổn định vì phụ thuộc vào nguyên phụ liệu đầu vào và biến động của giá cả thế giới

Về hướng đi thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị cần tiếp tục tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông, trong đó có cơ chế ưu tiên phát triển các cơ sở gia công, chế tạo chi tiết, cấu kiện, phụ tùng có sử dụng thép nội địa làm nguyên liệu cho các ngành lĩnh vực khác… Qua đó, giúp các sản phẩm của Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Để hướng đến ngành công nghiệp tự chủ, thời gian tới chúng ta phải tiếp cận và làm chủ những công nghệ sản xuất hiện đại Nhấn mạnh thêm về nội dung này, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 phải có một chính sách công nghiệp quốc gia đúng đắn và quá trình triển khai thực hiện đồng bộ, kiên quyết và nhất quán.

Song song với phát triển công nghiệp nền tảng, phải phát triển các ngành sản xuất ra các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, hóa chất và công nghiệp vật liệu. Để làm được việc này, Người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các bộ, ngành liên quan cần bám sát Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó tập trung xâydựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, trọng tâm, đột phá hướng vào các yếu tố cơ bản là "tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh". Để công nghiệp hóa chất phát triển mạnh hơn, ông Nguyễn Hữu Tú cho rằng, trợ lực từ các chính sách vô cùng quan trọng, đặc biệt Quyết định 726 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất cần được đi vào hiện thực Có chính sách về tạo mặt bằng các khu công nghiệp cho ngành sản xuất hóa chất Chính sách khoa học, công nghệ, cần có sự hướng dẫn và kết nối đối với các đối tác nước ngoài để quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hóa chất có hiệu quả thiết thực và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh Được ưu tiên tạo điều kiện về cơ chế tài chính, lãi vay với các dự án…

Cụ thể, với chính sách thuế, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp phân bón trong nước với sản phẩm nhập ngoại cần có sự điều chỉnh chính sách thuế phù hợp.

Cần có những kế hoạch tương lai đúng đắn để Việt Nam phát triển vững mạnh trên con đường công nghiệp hóa và hậu công nghiệp hóa.

Với ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương nhanh chóng xây dựng Chiến lược phát triển phát triển ngành thép Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050 trong đó có các chính sách đặc thù để đảm bảo ngành thép Việt Nam phát triển nhanh bền vững phù hợp với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển quốc gia

Chính phủ cần chú trọng xây dựng những khu, cụm liên kết ngành quy mô lớn để thu hút đầu tư, xây dựng chuỗi sản xuất công nghiệp Song, cũng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khắc phục những điểm yếu cố hữu của họ như hỗ trợ về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ… để hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai phát triển toàn diện.

LIÊN HỆ THẾ GIỚI

Các nước phát triển

Quốc gia phát triển là những quốc gia được phát triển về kinh tế và công nghiệp hóa Các quốc gia phát triển còn được gọi là các quốc gia tiên tiến hoặc các quốc gia đầu tiên trên thế giới, vì họ là các quốc gia tự cung tự cấp.

Sau đây là tên của một số quốc gia phát triển: Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,

Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ

Có thể nói, các nước phát triển đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, do đã có sự khởi đầu sớm hơn nên ít bị ràng buộc về thời gian hơn Và cũng vì là các nước tiên phong, họ có nhiều quyền lợi và ưu thế để thu lợi cho mình, như hấp dẫn nhân tài, bán công nghệ… Từ đó thu được nhiều lợi ích đối với việc phát triển quốc gia

Nước Anh được cho là đất nước tiến đến công nghiệp hóa sớm nhất.

Bên cạnh đó, một số nước lớn thu được nhiều chiến lợi phẩm sau các cuộc Thế chiến có lợi thế về tài nguyên cũng như trong việc áp đặt những điều luật có lợi cho mình (ví dụ như miễn giảm thuế dầu, cấm vận các nước đối địch…) Hamilton, trong cuộc tranh luận về công nghiệp hóa, lập luận rằng vì thương mại quốc tế không được tự do, châu Âu tiến bộ hơn trong lĩnh vực sản xuất và các ngành công nghiệp của họ được hưởng hỗ trợ của chính phủ, điều này góp phần phá hủy các ngành công nghiệp mới ở các nước khác Các nước phát triển như Nhật Bản, Anh, Mĩ… luôn chủ trương đi đầu trong việc thu lại lợi nhuận và hạn chế tổn thất, họ đặt các xưởng, xí nghiệp gây ảnh hưởng tới môi trường tại các nước đang phát triển với mức thù lao công nhân rẻ hơn nội địa Đồng thời, họ đẩy mạnh việc mua tài nguyên thô từ các nước kém phát triển để về tinh chế thành mặt hàng đắt đỏ hơn rồi bán lại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi, cũng có những vấn đề tiêucực mà các quốc gia phát triển công nghiệp hóa phải đối mặt. Đối với Vương quốc Anh, tốc độ thay đổi công nghệ tương đối chậm Nguyên nhân vì định hướng vững chắc của họ cho công cuộc phát minh và sự phát triển của khoa học Mặt khác, sự sẵn có của công nghệ mới bị hạn chế bởi hiếm có nước nào đuổi kịp họ trong công nghệ khoa học Không như các nước đang phát triển, khi có thể học hỏi và tiếp nhận các sáng chế sẵn có từ các nước đã phát triển

Bên cạnh những thành tựu có được, một vấn đề mà các nước đã phát triển, hoặc nói cách khác là xã hội hậu công nghiệp phải đối mặt là áp lực tiêu dùng và tiếp nhận dân số Nhu cầu tiêu dùng không chỉ đáp ứng nội địa mà còn phải đẩy mạnh để xuất khẩu và không ngừng nâng cao chất lượng để cạnh tranh Do xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao kéo theo đó là làn sóng nhập cư của nhiều thành phần trên thế giới Không chỉ riêng nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ bị bão hòa bởi làn sóng du nhập công nghệ hiện đại.

Các nước công nghiệp mới

Một lợi thế quan trọng của các nước công nghiệp hóa muộn là sự sẵn có không chỉ công nghệ nước ngoài mà còn cả các nguồn lực, kỹ năng, vốn dưới hình thức FDI, viện trợ… Các nước công nghiệp mới thường nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WTO Tuy vậy, bởi những lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa, nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ (và có thể cả những người ủng hộ thương mại bình đẳng) phản đối hàng hóa nhập khẩu từ các nước công nghiệp mới, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Các nước công nghiệp mới thường thu được lợi ích trong thương mại quốc tế nhờ chi phí lao động cạnh tranh đưa đến giá sản phẩm thấp Kết quả là chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở các nước này rẻ hơn rất nhiều ở các nước phát triển, gây áp lực giảm tiền lương ở các nước này, nơi mà chiphí sinh hoạt cao hơn và công đoàn cũng như các tổ chức khác của người lao động có tiếng nói chính trị Ưu thế cạnh tranh này thường bị chỉ trích bởi những người cổ vũ cho thương mại bình đẳng, như đã đề cập

Cụ thể, phải kể đến là Singapore, Singapore - một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất châu Á - đã áp dụng liên tục các sáng kiến của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 như Internet of Things (IOT), robot và trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực sản xuất.

Singapore đã đầu tư vào R&D trong các công nghệ sản xuất và kỹ thuật tiên tiến kể từ Kế hoạch Công nghệ Quốc gia đầu tiên vào năm 1991 nhằm thúc đẩy nền kinh tế dựa trên tri thức, định hướng đổi mới Năm 2010, chiến lược nghiên cứu và phát triển của Singapore được mở rộng sang lĩnh vực Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (RIE) Các kế hoạch RIE2015 và RIE2020 bao gồm các chiến lược dịch thuật, thương mại hóa và đổi mới để khai thác quy trình ngày càng tăng của các kết quả nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Năng lực công nghệ mạnh mẽ của Singapore cũng đã thu hút và thu hút các công ty đa quốc gia (MNC) thành lập các phòng thí nghiệm doanh nghiệp, trung tâm R&D và thực hiện các hoạt động sản xuất giá trị gia tăng cao tại Singapore Điều này đã mang lại những lợi ích trực tiếp như việc làm tốt cho người dân Singapore, cũng như lợi ích cho nền kinh tế, chẳng hạn như chuyển giao công nghệ.

Với sự đầu tư, đổi mới mạnh mẽ đã khiến lĩnh vực sản xuất của Singapore có những bước nhảy vọt trong những năm gần đây Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Singapore, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Singapore tăng trưởng liên tục trong 5 năm trở lại đây, từ mức 94,8 điểm chỉ số năm 2017 lên 107,5 điểm chỉ số trong năm 2020.

Mặt khác, cùng với những thành công vượt bậc, nhưng do sự yếu kém về nhiều mặt so với các nước phát triển, các nước công nghiệp mới phải đối mặt với nhiều vấn nạn như chảy máu chất xám, bóc lột lao động giá rẻ, gia tăng khoảng cách giàu nghèo… Đồng thời, vào thời kỳ công nghiệp hóa muộn, sự du nhập của thị hiếu nước ngoài và hàng hóa xa xỉ nhập khẩu làm tăng nhu cầu đối với hàng tiêu dùng xa xỉ của người giàu Đối với các nước công nghiệp mới, việc đẩy mạnh phát triển nhanh chóng hoặc áp dụng thay đổi công nghệ là vấn đề cấp thiết để bắt kịp các nước công nghiệp hóa sớm và thu hẹp khoảng cách công nghệ Kèm theo yếu tố quan trọng là giới hạn thời gian Càng lạc hậu kinh tế thì nhu cầu tăng tốc khả năng cung ứng càng lớn Tích lũy vốn và thay đổi thể chế và kinh tế xã hội càng trở nên gay gắt hơn Điều này là một thách thức khó nhằn do sự thiếu hụt công nghệ cũng như tiềm năng kinh tế, đòi hỏi các nước này phải hy sinh những khía cạnh khác như lạm phát, bão hòa văn hóa, ô nhiễm môi trường…

Trung Quốc và Ấn Độ là hai trường hợp đặc biệt: với quy mô dân số khổng lồ của hai nước (tổng cộng khoảng 2,7 tỷ người) thì dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp, quy mô nền kinh tế của họ vẫn có thể vượt qua Hoa Kỳ.

Bởi tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, hàng năm, năm quốc gia gồm Ấn Độ, Brasil, Hàn Quốc, México và Trung Quốc gặp mặt nhómG8 để bàn bạc các vấn đề tài chính, nhóm này được biết đến dưới cái tên G8+5.

Ngoài trừ Singapore có vị trí đặc biệt, hầu như các nước ASEAN khác đều bước vào công nghiệp hóa từ nông nghiệp vì đây là lợi thế của họ, trong đó có Việt Nam Các biện pháp làm tăng năng xuất nông sản được ưu tiên áp dụng đã cho phép rút ngắn giai đoạn phát triển của nông nghiệp, nâng cao lợi nhuận và đời sống của người dân, tạo điều kiện để công nghiệp phát triển.

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w