1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của ứng dụng di động đến việc học tiếng hàn của sinh viên năm nhất khoa hàn quốc học, trường đhkhxhnvđhqg tp hcm

64 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (5)
  • 2. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU (7)
  • 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU (7)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (7)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (7)
  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (7)
    • 4.1. Quy trình th ự c hi ệ n v ấn đề nghiên c ứ u (8)
    • 4.2. Phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phân tích - tổng hợp lý thuyết (8)
    • 4.3. Phương pháp giả thuyết (8)
    • 4.4. Phương pháp thu thập dữ liệu (8)
    • 4.5. Phương pháp so sánh (9)
    • 4.6. Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích số liệu (9)
    • 4.7. Phương pháp liên ngành (9)
    • 4.8. Bảng hỏi và các loại thang đo (10)
  • 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN (11)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa học (11)
    • 5.2. Ý nghĩa thực tiễn (11)
  • 6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (12)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (17)
    • 1. Ứng dụng di động và một số đặc trưng cơ bản của ứng dụng di động (17)
      • 1.1. Định nghĩa ứng dụng di động (17)
      • 1.2. Một số đặc trưng cơ bản của ứng dụng di động (17)
      • 1.3. Ứng dụng di động hỗ trợ học tiếng Hàn (18)
    • 2. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 3. Giả thuyết nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾ T QU Ả VÀ BÀN LU Ậ N (20)
    • 2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát (0)
    • 2.2. Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu (20)
      • 2.2.1. Thời gian sử dụng ứng dụng di động học tiếng Hàn (20)
      • 2.2.2. Yếu tố nội dung của ứng dụng di động (23)
      • 2.2.3. Yếu tố thiết kế của ứng dụng di động (30)
      • 2.2.4. Điểm mạnh của ứng dụng di động (37)
      • 2.2.5. Hạn chế của ứng dụng di động (40)
      • 2.2.6. Hi ệ u qu ả h ọ c ti ế ng Hàn trên ứ ng d ụng di độ ng (43)
      • 2.2.7. Một số ứng dụng học tiếng Hàn phổ biến hiện nay (48)
  • CHƯƠNG 3: KẾ T LU Ậ N VÀ KI Ế N NGH Ị (49)
    • 3.1. K ế t lu ậ n (49)
    • 3.2. Ki ế n ngh ị (50)
      • 3.2.1. Đố i v ớ i gi ả ng viên khoa Hàn Qu ố c h ọ c (50)
      • 3.2.2. Đố i v ớ i sinh viên (51)
  • CHƯƠNG 4: HẠ N CH Ế C ỦA ĐỀ TÀI (51)
    • 4.1 Đố i v ới đề tài nghiên c ứ u (51)
    • 4.2 Đố i v ớ i nhóm nghiên c ứ u (52)

Nội dung

Trang 1 BÁO CÁO CUỐI KỲ HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐHKHXH&NV

GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về tác động tích cực của ứng dụng di động (công cụ đối chiếu kết quả bài tập, công cụ giao tiếp, theo dõi kết quả học tập, bài giảng bằng công nghệ kỹ thuật số) đối với việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM. Phạm vi không gian: khảo sát 100 khách thể là sinh viên năm nhất của khoa HQH thuộc trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.

Phạm vi thời gian: từ năm 2015

Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 22/05/2023 đến 18/07/2023.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phân tích - tổng hợp lý thuyết

- Tổng hợp lý thuyết của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài có trong phần tổng quan bao gồm tài liệu trong và ngoài nước.

- Phân tích các tài liệu thu thập được để xác định điểm mạnh, hạn chế của các nghiên cứu trước về vấn đề nghiên cứu.

- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến khái niệm, đặc trưng, tác động của ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn

Phương pháp này giúp cho nhóm có cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu như cơ sở thực hiện, khái niệm, tác động ứng dụng di động một cách có hệ thống.

Phương pháp giả thuyết

- Phân tích ứng dụng di động về mặt khái niệm, đặc trưng, tác động của ứng dụng di động.

- Thao tác hóa khái niệm ứng dụng di động.

- Phân loại yếu tố ảnh hưởng của ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn.

- Đưa ra các giả thuyết về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn

Phương pháp này giúp nhóm có cơ sở lý thuyết để xác định hướng đi của vấn đề nghiên cứu và khẳng định các lập luận của nhóm về vấn đề ảnh hưởng của ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn.

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thiết kế bảng hỏi thông qua Google Forms.

- Gửi bảng khảo sát cho các bạn sinh viên năm nhất thông qua nền tảng mạng xã hội

- Sử dụng phần mềm Excel, Google Sheet để tổng hợp câu trả lời của những sinh viên tham gia khảo sát.

Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin thực tế, đa chiều, khách quan từ khách thể về tác động tích cực mà ứng dụng di động mang lại từ đó giúp nhóm có cơ sở nhận diện vấn đề.

Phương pháp so sánh

- So sánh điểm mạnh, điểm yếu trong từng bài nghiên cứu trước đó trong tổng quan về đề tài.

- So sánh điểm giống, khác nhau giữa các đề tài liên quan trước đó được thực hiện trong tổng quan.

- So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn.

Sử dụng phương pháp này làm cho bài nghiên cứu khách quan, dễ dàng tạo được cơ sở lý thuyết và kết luận các giả thuyết mà nhóm đặt ra.

Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích số liệu

- Tổng hợp các câu trả lời theo từng yếu tố thông qua Excel

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: tần suất phần trăm, trung bình cộng, độ lệch chuẩn, đồ thị.

- Sử dụng phương pháp thống kê suy diễn: ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết, suy diễn về tổng thể.

- Kiểm tra các dữ liệu vừa xử lý được thông qua Excel

- Vẽ biểu đồ số liệu vừa xử lý thông qua Canvas, Excel.

- Tiến hành phân tích, giải thích, kết luận những số liệu thứ cấp bằng bản báo cáo

- Đưa ra kết luận nhằm đồng ý hoặc bác bỏ các giả thuyết mà nhóm đã đưa ra

Sử dụng phương pháp nhằm phân tích những số liệu thu thập được để có cơ sở định lượng, góp phần chứng minh được các giả thuyết mà nhóm đưa ra Từ đó xây dựng được những phương án sử dụng hiệu quả ứng dụng di động đối với việc học tiếng Hàn.

Phương pháp liên ngành

- Sử dụng kiến thức thuộc lĩnh vực Toán học vào để phân tích các dữ liệu thu thập được.

- Sử dụng kiến thức lĩnh vực công nghệ để tạo lập bảng khảo sát, thống kê bảng khảo sát, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ các số liệu thu thập được thông qua khảo sát.

- Nghiên cứu về ứng dụng di động và các tính năng hiện đại của chúng trên thiết bị di động.

- Nghiên cứu về các thao tác sử dụng ứng dụng di động trong quá trình học tiếng Hàn.

- So sánh hiệu quả học tiếng Hàn khi có sự can thiệp từ những thuận lợi của công nghệ.

Từ đó chứng minh cho giả thuyết đã đặt ra và xây dựng được những phương án sử dụng hiệu quả ứng dụng di động đối với việc học tiếng Hàn.

Bảng hỏi và các loại thang đo

1 Giới tính của bạn là gì? Danh nghĩa

2 Bạn có phải là sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học không?

3 Bạn học lớp nào? Danh nghĩa

4 Bạn học tiếng Hàn vì mục đích gì? Danh nghĩa

5 Bạn đã học tiếng Hàn được bao lâu? Thứ bậc

6 Bạn thường học tiếng Hàn bằng những phương pháp nào? Danh nghĩa

7 Bạn gặp khó khăn nào khi học tiếng Hàn? Danh nghĩa

8 Trình độ tiếng Hàn của bạn ở cấp độ nào? Thứ bậc

9 Bạn hãy tự đánh giá trình độ tiếng Hàn của mình theo từng yếu tố cụ thể sau? Khoảng cách

10 Bạn sử dụng ứng dụng di động nhằm mục đích gì? Danh nghĩa

11 Bạn thường dành trung bình bao nhiêu thời gian trong ngày cho việc tự học tiếng Hàn? Thứ bậc

12 Bạn sử dụng bao nhiêu thời gian trong một ngày để sử dụng thiết bị di động? Thứ bậc

13 Bạn có sử dụng ứng dụng di động trong việc học tiếng

14 Bạn sử dụng bao nhiêu thời gian trong một ngày để học tiếng Hàn thông qua các ứng dụng ấy? Thứ bậc

15 Bạn đã sử dụng qua ứng dụng nào? Danh nghĩa

16 Tại sao bạn lựa chọn ứng dụng ấy để học tiếng Hàn? Danh nghĩa

17 Bạn biết ứng dụng này thông qua đâu? Danh nghĩa

18 Đánh giá điểm mạnh của việc học tiếng Hàn thông qua ứng dụng di động? Khoảng cách

19 Đánh giá hạn chế của việc học tiếng Hàn thông qua ứng dụng di động? Khoảng cách

20 Đánh giá hiệu quả học tiếng Hàn thông qua yếu tố nội dung? Khoảng cách

21 Đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn thông qua yếu tố thiết kế? Khoảng cách

22 Đánh giá hiệu quả việc học tập tiếng Hàn bằng ứng dụng di động? Khoảng cách

23 Theo bạn, có thể thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống bằng ứng dụng di động không? Vì sao? Tỷ lệ

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để củng cố cho các lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn Đóng góp cơ sở lý luận cho nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của ứng dụng di động đến việc học ngoại ngữ có liên quan sau này.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài trên định hướng sinh viên trong việc nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng trong việc sử dụng ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn Từ đó nắm bắt cơ hội lựa chọn phương pháp học phù hợp cho việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Hàn nói riêng.

Bên cạnh đó, các nhà lập trình ứng dụng dựa trên các mặt tích cực và hạn chế của ứng dụng học tập để tiến hành cải thiện, khiến chúng trở thành những công cụ bổ trợ đắc lực cho sinh viên học ngôn ngữ nói chung và sinh viên học tiếng Hàn nói riêng

Kết quả nghiên cứu khoa học đóng góp nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, việc sử dụng ứng dụng di động để học ngoại ngữ đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới Với sự phát triển của công nghệ và Internet, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tải về các ứng dụng học ngoại ngữ miễn phí hoặc có phí từ Google Play hoặc App Store Một số ứng dụng phổ biến như Duolingo, Memrise, Rosetta Stone và Babbel, mỗi năm có đến hàng chục triệu, hay thậm chí là hàng trăm triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới Ở các nước trên thế giới, việc sử dụng ứng dụng di động để học ngoại ngữ cũng rất phổ biến Tuy nhiên, mức độ phổ biến có thể khác nhau giữa các quốc gia và khu vực Ví dụ, ở các quốc gia châu Âu, việc học ngoại ngữ thứ hai là một phần của giáo dục cơ bản, vì vậy các ứng dụng này có thể không được sử dụng nhiều như ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,

Theo dữ liệu toàn cầucủa Vietnam Market Research for Your Business khảo sát tại thị trường Việt Nam năm 2022, tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ 4 được lựa chọn để học Và tiếng Hàn cũng đứng thứ 2 (chiếm 36%) trong số những ngoại ngữ được quan tâm nhất trong tương lai (Vietnam Market Research for Your Business, 2022) Hơn nữa, số lượng người học ngôn ngữ này đã tăng lên nhiều sau khi bom tấn truyền hình của Hàn Quốc là Squid Game (Trò chơi con mực) được phát hành vào năm 2021.

Tiếng Hàn là một trong 4 ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt Nam (Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, 2016), vì vậy việc tìm ra phương pháp học tốt là rất quan trọng Tại Việt Nam, có tổng cộng 77,93 triệu người truy cập Internet, đạt tỷ lệ 79,1% trên tổng dân số Số lượng kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164% tổng dân số truy cập Internet trên toàn quốc (Vnetwork, 2023) Đây là một điều kiện rất thuận lợi để biến việc học bằng ứng dụng di động trở thành một công cụ học tập hữu hiệu Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc học tiếng Hàn bằng ứng dụng di động là một phương pháp học khá mới mẻ khi mà người học chưa quen với việc sử dụng các ứng dụng trong việc học ngôn ngữ Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về sự ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ đến hiệu quả học tập nói chung và học ngôn ngữ nói riêng Dưới đây là một số bài nghiên cứu đã từng đề cập đến vấn đề này

Các nghiên cứu trong nước:

Trần Thị Thu Ba (2016), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế”

Tác giả đã sử dụng phương pháp thí nghiệm để so sánh hiệu quả của việc cải thiện các kỹ năng nghe, đọc, viết và nâng cao ý thức học tập ở nhà của sinh viên năm nhất khoa tiếng Pháp (thi đầu vào khối D01) thông qua các bài tập được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook của nhóm Kết quả nghiên cứu cho thấy nhờ sử dụng chương trình học bổ trợ trên ứng dụng Facebook, người học có sự tiến bộ đáng kể với kết quả kiểm tra cao hơn so với nhóm đối chứng Kết quả thu được là đáng tin cậy và cho thấy tính khả quan của phương pháp nghiên cứu Điểm thú vị của chương trình được đề xuất trong nghiên cứu này là Facebook vốn là một nền tảng mạng xã hội, nhưng tác giả đã khai thác nó như một ứng dụng học tập hiệu quả cho sinh viên Đa số giới trẻ Việt Nam hiện nay đều sử dụng quỹ thời gian rảnh của mình cho việc dùng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook Và chương trình hỗ trợ sáng tạo này có thể nhắc nhở các bạn sinh viên quan tâm đến việc học ngoại ngữ của mình hơn, thường xuyên làm bài tập, củng cố kiến thức khi mà bài tập trong nhóm tình cờ xuất hiện trên trang chủ Facebook ngay lúc các bạn đang sử dụng nó Tuy nhiên, chính tác giả cũng đã đề cập đến hạn chế của chương trình này Đó là giảng viên chỉ có thể kiểm tra xem sinh viên đã làm bài tập hay chưa, mà không thể kiểm tra được kết quả làm bài tập của sinh viên Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất các trang web học tập, các tài liệu, từ điển trực tuyến, đồng thời đề cập đến vấn đề kỹ năng thông tin cho sinh viên nhưng lại chưa đề ra phương pháp, làm thế nào để sinh viên có thể nhận biết, chọn lọc được nguồn thông tin đáng tin cậy

Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2021), “Học tiếng Anh trên thiết bị di động của học sinh và sinh viên Việt Nam: Một nghiên cứu so sánh” Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn đối với việc học tiếng Anh di động Nghiên cứu đã dùng phương pháp so sánh nhằm tập trung vào việc so sánh quan điểm của học sinh, sinh viên Việt Nam về vấn đề sử dụng thiết bị di động cho việc học tiếng Anh Trong thời đại công nghệ hiện đại, học sinh, sinh viên đã được tiếp cận thiết bị di động từ rất sớm nhưng qua kết quả nghiên cứu, việc sử dụng thiết bị di động cho học tập tương đối thấp mà chủ yếu là cho mục đích giải trí Tác giả đã tiến hành nghiên cứu đa dạng các đối tượng, cũng như nhiều vùng miền khác nhau để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan hơn Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế bao gồm số lượng khách thể nghiên cứu ít (655) so với số lượng người sử dụng thiết bị di động (hơn

61 triệu người, năm 2021) Vì vậy, chưa thể đánh giá được toàn diện về tình hình học tiếng Anh di động của thanh thiếu niên Việt Nam Thông qua nghiên cứu này, tác giả cũng đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy phát triển ứng dụng học di động phù hợp với người học mà theo chúng tôi, những biện pháp ấy rất cần thiết và mang tính ứng dụng cao

Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2022),“Học tiếng Anh di động: Thanh thiếu niên Việt Nam đã tự chủ chưa?”

Phạm Ngọc Thạch và cộng sự đã tập trung vào việc nghiên cứu tình hình tự chủ học tiếng Anh của thanh thiếu niên Việt Nam thông qua việc sử dụng ứng dụng di động để học tập Một số hạn chế và thiếu sót của phương pháp nghiên cứu bao gồm dữ liệu dùng để phân tích chưa đủ lớn (330), số lượng nghiệm thể có sự chênh lệch giữa nam và nữ (1:2) nên việc tác giả kết luận không có sự khác nhau giữa nam và nữ về việc sử dụng ứng dụng là một vấn đề cần được nghiên cứu thêm Và nghiên cứu cũng chưa có nhóm đối chứng để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của ứng dụng đối với người học Tuy nhiên, nghiên cứu này là một nghiên cứu có ý nghĩa, phục vụ cho những nghiên cứu trong tương lai về tác động tích cực của ứng dụng di động đến việc học ngôn ngữ, bằng cách giúp định hình và tìm hiểu hành vi, thái độ của người học khi sử dụng ứng dụng di động để học và áp dụng những kết quả thu được để tối ưu hóa hiệu quả của các ứng dụng này mang lại trong việc hỗ trợ học ngôn ngữ cho thanh thiếu niên Việt Nam

Lê Hoàng Thái Thương và Dương Mỹ Thắm (2022), “Students’ Attitudes

Towards Using Mobile Applications in Learning English Listening Skills at Ho Chi Minh City University of Foreign Languages and Information Technology -

Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng các ứng dụng di động trong việc học kỹ năng Nghe tiếng Anh tại trường đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh”

Nghiên cứu này chủ yếu bàn về quan điểm của sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Anh tại trường ĐH Ngoại ngữ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh đến việc sử dụng ứng dụng di động để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh - một trong những kỹ năng khó nhất khi học ngôn ngữ nhưng sinh viên ít có cơ hội được thực hành nhiều trên lớp Trước tiên, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để ghi nhận lại quan điểm, suy nghĩ cụ thể của một số sinh viên đối với việc sử dụng ứng dụng di động để nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh rồi từ đó xây dựng bảng hỏi để tiến hành khảo sát trên 101 khách thể là sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Anh Kết quả thu được cho thấy sinh viên tham gia khảo sát có thái độ tích cực đối với phương pháp học này Đa số cho rằng ứng dụng di động rất hữu ích và đã tạo ra một môi trường thú vị, thoải mái để sinh viên có thể vừa học vừa thư giãn; tạo sự hứng thú và chủ động tìm kiếm tài liệu học để phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bản thân; sinh viên còn có thể cùng học với bạn bè sau giờ lên lớp Từ những lợi ích trên, các sinh viên thực hiện khảo sát đã cho rằng bản thân thích làm bài tập trên ứng dụng hơn là trên giấy cho kỹ năng nghe của mình, họ sẵn sàng học ngôn ngữ thông qua thiết bị di động và sinh viên điểm cao sẽ cân nhắc sử dụngứng dụng di động nhiều hơn Tuy nhiên, người tham gia khảo sát cũng đồng ý rằng ứng dụng di động sẽ có tác động tiêu cực nếu người học không có ý thức tự học, bị thiết bị di động gây xao nhãng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập Đề xuất ở cuối báo cáo nghiên cứu thể hiện mong muốn của tác giả về việc ứng dụng di động có thể trở thành công cụ bổ trợ đắc lực cho sinh viên học ngôn ngữ nói chung và sinh viên chuyên Anh trường Đại học Ngoại ngữ Tin học nói riêng Điểm nổi bật trong nghiên cứu này chính là tác giả đầu tư rất nhiều cho phần thống kê mô tả, đây được xem là một trong những phần phức tạp nhất của một bài nghiên cứu Tác giả đã tiến hành khảo sát trên nhiều yếu tố tác động đến thái độ chung của sinh viên tham gia khảo sát đối với vấn đề nghiên cứu, xây dựng nhiều giả thuyết và xử lý chúng khá tốt, tạo cơ sở cho những kết luận mang tính thuyết phục cao Còn điểm hạn chế của nghiên cứu này là không có ý nghĩa thực tiễn mà chỉ có ý nghĩa khoa học nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này hay định hướng cho cả người dạy và người học có thể sử dụng ứng dụng di động một cách phù hợp vào việc học tập trong bối cảnh công nghệ hiện đại chưa được áp dụng rộng rãi trong môi trường giáo dục ở Việt Nam.

Các nghiên cứu nước ngoài:

Cha Yoon-jung, Kim Hae Suk (2016), “An Alternative Method for Vocabulary Learning Using Quizlet - Một phương pháp thay thế học từ vựng bằng việc sử dụng ứng dụng Quizlet” [10]

Trong công trình này, mục đích của nhà nghiên cứu là muốn điều tra xem có thể thay thế cách học từ vựng trên giấy bằng ứng dụng di động hay không, mà cụ thể ở đây là ứng dụng Quizlet Bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn khi đã khảo sát hai nhóm thực nghiệm quan điểm của họ về phương pháp học họ thích hơn Cả hai nhóm đã đưa ra ý kiến về thế mạnhcũng như nhược điểm mà hai phương pháp học mang lại Cái mới và cái hay của công trình nghiên cứu này là nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào những tác động, lợi ích của Quizlet đối với việc học từ vựng để kết luận mà còn tìm hiểu quan điểm của người học về phương pháp mà họ yêu thích Thông qua nghiên cứu, có thể rút ra kết luận rằng việc tạo môi trường cho người học tiếp cận nhiều phương pháp học khác nhau, giúp họ có cái nhìn khách quan để chọn được phương pháp học phù hợp nhất với bản thân là một điều hết sức cần thiết

Kim Hea Suk (2017), “어휘 목록과 모바일 앱을 활용한 영어 어휘 학습의

비교 연구 - Nghiên cứu so sánh việc học từ vựng tiếng Anh trên ứng dụng di động và sổ ghi từ vựng” [11]

Nghiên cứu này tập trung so sánh hiệu quả của việc học từ vựng tiếng Anh giữa hai phương pháp học khác nhau: sử dụng ứng dụng di động và dùng sổ ghi chép từ vựng Qua kết quả nghiên cứu, tác giả khẳng định rằng cả hai phương pháp đều hiệu quả để học từ vựng tiếng Anh bất kể trình độ thông thạo của sinh viên Tuy nhiên, nhóm sinh viên học bằng ứng dụng di động thay vì phương pháp học truyền thống cho thấy sự cải thiện rõ rệt về điểm số, bất kể trình độ tiếng Anh của người học Tác giả cũng lý giải điều này là do việc học bằng ứng dụng di động hiệu quả hơn so với phương pháp học truyền thống Tác giả đã sử dụng phương pháp thử nghiệm ngẫu nhiên kiểm tra hai nhóm sinh viên để đảm bảo tính khách quan và đáng tin cậy của kết quả Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một nhược điểm là phạm vi đối tượng nghiên cứu khá hạn chế (100 nghiệm thể), chỉ tập trung vào nhóm sinh viên đang theo học các lớp nghệ thuật tự do tại một trường đại học ở Hàn Quốc, do đó không thể áp dụng kết quả nghiên cứu này trên các đối tượng khác (ví dụ như nhóm sinh viên chuyên ngôn ngữ) Nhưng kết quả của nghiên cứu cũng phần nào cho thấy hiệu quả của việc sử dụng ứng dụng di động đối với việc học từ vựng tiếng Anh của sinh viên Hàn Quốc.

Tóm lại, các nghiên cứu trên về việc học ngoại ngữ di động cho thấy ứng dụng di động mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người học bởi khả năng dễ tiếp cận, dễ sử dụng và tính di động tuyệt vời Các nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của việc học qua ứng dụng di động như đa phần các ứng dụng di động chỉ nhằm vào việc hỗ trợ học tốt kỹ năng nghe, nói và học từ vựng Điện thoại thông minh có nhiều lợi ích về tính linh hoạt, chủ động trong việc học nhưng do màn hình nhỏ nên đó cũng là một hạn chế trong việc luyện kỹ năng đọc, viết Nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2021) và nghiên cứu của Kim Hae Suk

(2017) cũng cho thấy rằng người học ở trình độ thấp có hứng thú học ngoại ngữ bằng thiết bị di động tương đối cao và việc học bằng ứng dụng di động cũng mang lại hiệu quả hơn với nhóm đối tượng này

Hầu hết các nghiên cứu đều dùng phương pháp thử nghiệm và áp dụng bảng hỏi thu thập ý kiến và tìm hiểu quan điểm của người học hiệu quả khi sử dụng ứng dụng di động; ít nghiên cứu phân tích hành vi thực tế của người dùng đối với một ứng dụng cụ thể, đặc biệt là ở Việt Nam Số lượng người tham gia nghiên cứu cũng còn bị giới hạn và không đồng nhất dẫn đến kết quả thử nghiệm chưa mang tính khách quan, toàn diện nhất

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ứng dụng di động và một số đặc trưng cơ bản của ứng dụng di động

Ứng dụng di động là phần mềm được nhà lập trình thiết kế để chạy trên các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh hay laptop Thuật ngữ "ứng dụng" là rút ngắn của thuật ngữ "phần mềm ứng dụng" Trong tiếng Anh thường được viết là app và đã trở nên rất phổ biến, vào năm 2010 đã được liệt kê như là từ ngữ của năm do hiệp hội American Dialect Society chọn lọc (Wikipedia, thời điểm truy cập: 17/07/2023, American Dialect Society, 2010) Từ những thiết kế đơn giản ban đầu, giờ đây, ứng dụng di động đã được cải tiến với nhiều chức năng và công dụng phục vụ cho nhu cầu của con người

1.2 Một số đặc trưng cơ bản của ứng dụng di động

Với thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, các ứng dụng di động đang không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng Hầu hết những người sử dụng thiết bị di động hàng ngày đều đang sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng di động nhưng không có nhiều người chủ động tìm hiểu đến những đặc trưng cơ bản của chúng Sau đây là một số đặc trưng cơ bản của ứng dụng di động: Ứng dụng di động phục vụ nhiều mục đích khác nhau của người dùng Trên thị trường đã xuất hiện nhiều ứng dụng di động được lập trình theo nhiều mục đích khác nhau xoay quanh đời sống con người Nó giúp cho sinh hoạt hàng ngày trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều Ứng dụng di động giúp mọi người có thể kết nối với nhau dù ở bất kỳ nơi đâu, dễ dàng liên lạc và trao đổi thông tin với nhau Khi công việc và học tập mệt mỏi khiến chúng ta cảm thấy áp lực và cần một thứ gì đó để thư giãn thì cũng có thể tìm được không ít ứng dụng giải trí thú vị từ phim ảnh, âm nhạc đến trò chơi điện tử Với những ứng dụng quản lý tài khoản ngân hàng, ví điện tử, mọi người có thể thường xuyên kiểm tra giao dịch và quản lý chi tiêu của bản thân một cách hiệu quả và nhanh chóng Thay vì phải mất thời gian đến cửa hàng để chọn mua cho mình những sản phẩm ưng ý thì giờ đây mọi người đã có thể ngồi tại nhà để chọn mua và chờ hàng hóa sau đến tận nơi thông qua ứng dụng mua hàng trực tuyến Các bạn học sinh, sinh viên còn có thể rèn luyện thêm những kỹ năng cần thiết, bổ sung kiến thức và làm thêm bài tập vận dụng nhờ các ứng dụng học tập hữu ích Ứng dụng di động còn tham gia vào nhiều hoạt động khác của con người, do vậy mọi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đang có sự can thiệp hỗ trợ từ ứng dụng di động. Ứng dụng di động có thể được những nhà lập trình tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của chính họ hay người thân, bạn bè hoặc một cộng đồng nào đó có chung mục đích sử dụng Ứng dụng di động còn có thể được thiết kế bởi những công ty lập trình ứng dụng Những công ty này được các doanh nghiệp, tổ chức hay một cá nhân nào đó thuê để tạo ra các ứng dụng di động theo yêu cầu mà họ đã đề ra. Ứng dụng di động có thể được cài đặt một cách dễ dàng chỉ với bài thao tác đơn giản từ cửa hàng ứng dụng Chúng còn có thể được cài đặt trên nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, tivi thông minh thuộc nhiều hãng điện tử khác nhau như Apple, Samsung, LG, Sony Có một vài ứng dụng còn phải dựa vào hệ điều hành của thiết bị thì mới có thể cài đặt nhằm mục đích khai thác một cách tối ưu những tính năng của ứng dụng.

Trên thị trường có nhiều ứng dụng di động cho phép người dùng tải xuống một cách miễn phí Chúng được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi nhiều đối tượng người dùng khác nhau Bên cạnh đó cũng có những ứng dụng phải trả phí để tải về và đa số những ứng dụng này có nhiều chức năng đặc biệt, nâng cao dành cho nhóm đối tượng làm những công việc chuyên môn liên quan đến ứng dụng đó.

1.3 Ứng dụng di động hỗ trợ học tiếng Hàn

Những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng được nâng cao và đặc biệt là đến năm 2022, lãnh đạo cấp cao hai bên đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện

"Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính bước ngoặt, mở ra những cơ hội to lớn trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc thời gian tới"( Báo Điện tử Chính phủ, 2022) Điều này khiến cho số lượng người học tiếng Hàn cũng ngày một tăng cao Tuy nhiên việc học một loại ngoại ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng.

Trong bối cảnh đó các ứng dụng học tập phục vụ cho nhu cầu học tiếng Hàn đã ra đời Chúng đã giúp cho việc học ngôn ngữ của người dùng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều Đa số các ứng dụng đều tập trung rèn luyện cả bốn kỹ năng ngôn ngữ gồm nghe, nói, đọc, viết và cũng có không ít ứng dụng giúp người dùng có thể tra được từ vựng một cách nhanh chóng và chính xác, cung cấp cho người học một lượng từ vựng khổng lồ với nhiều chủ đề khác nhau Những ứng dụng này được thiết kế với nhiều tính năng bổ ích hỗ trợ tối đa cho người dùng, kích thích tinh thần tự học, giúp họ chủ động hơn trong việc nâng cao kỹ năng tiếng Hàn của mình.

Câu hỏi nghiên cứu

Việc sử dụng ứng dụng di động ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học?

Việc sử dụng ứng dụng di động mang lại những thuận lợi gì trong quá trình học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học?

Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào những nghiên cứu trước đây về cùng một vấn đề và những tính năng đặc trưng của ứng dụng di động hỗ trợ học ngoại ngữ, chúng tôi đã lựa chọn những khái niệm sau đây để nghiên cứu và tiến hành xây dựng 4 giả thuyết chính.

 H01: Thời gian sử dụng ứng dụng di động có ảnh hưởng tích cực đến việc học tiếng Hàn của sinh viên N1 khoa HQH trường ĐHKHXH&NV

Muốn thực hiện bất cứ công việc gì cũng phải cần đến thời gian Trong quá trình tự học, yếu tố thời gian góp phần không nhỏ và hiệu quả học tập của sinh viên Họ thường có cách quản lý thời gian riêng của mình để cân bằng việc học với những hoạt động khác Khi xét đến yếu tố này chúng tôi đã thiết kế các câu hỏi từ bao quát đến cụ thể, tìm hiểu xem các bạn sinh viên thường dùng trung bình bao nhiêu thời gian trong một ngày cho việc tự học tiếng Hàn, sử dụng thiết bị di động trong bao lâu và trong đó thì việc sử dụng ứng dụng di động để học tiếng Hàn sẽ chiếm bao nhiêu trong quỹ thời gian đó Từ đây chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu khoảng thời gian sử dụng ứng dụng di động cho việc học tiếng Hàn với quỹ thời gian tổng để đưa ra kết luận cho giả thuyết đã đề ra

 H02: Chất lượng nội dung của ứng dụng di động có ảnh hưởng tích cực đến việc học tiếng Hàn của sinh viên.

Yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công của một ứng dụng di động chính là có nội dung thu hút người dùng Hiện nay có rất nhiều ứng dụng di động phục vụ cho việc học ngoại ngữ Người dùng có nhiều sự lựa chọn tương đương với việc các nhà lập trình phải tìm cách cải tiến ứng dụng của mình để thu hút người dùng tiếp tục sử dụng Và một trong những khía cạnh mà các nhà lập trình cần phải chú tâm đến đó chính là chất lượng nội dung Vì vậy để tìm hiểu xem chất lượng nội dung của ứng dụng di động đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tiếng Hàn của sinh viên, chúng tôi đã liệt kê một số điểm mạnh về nội dung của ứng dụng di động và tiến hành hỏi ý kiến Các bạn sinh viên thông qua bảng khảo sát để ghi nhận và phân tích mức độ ảnh hưởng.

 H03: Thiết kế tính năng của ứng dụng di động có ảnh hưởng tích cực đến việc học tiếng Hàn của sinh viên Đối với một ứng dụng di động, tính năng sử dụng là một đặc trưng cơ bản Một ứng dụng tốt là ứng dụng có nhiều tính năng hiện đại nhưng không quá phức tạp mà dễ thao tác, dễ sử dụng Ứng dụng di động có thể hỗ trợ tối đa cho người dùng rèn luyện tất cả các kỹ năng ngôn ngữ với thiết kế thú vị, gợi cảm hứng khi sử dụng rất được người dùng ưa chuộng lựa chọn Để xem xét mức độ ảnh hưởng của thiết kế tính năng, chúng ta cũng khảo sát mức độ đồng ý của các bạn sinh viên tham gia khảo sát.

Tóm lại, việc nghiên cứu cơ sở lý luận giúp định hướng cho quá trình nghiên cứu tập trung vào ba yếu tố chính của ứng di động là thời gian sử dụng, chất lượng nội dung và thiết kế tính năng Giả thuyết chúng tôi đưa ra điều dựa trên các nghiên cứu trước có cùng đề tài và những đặc trưng liên quan đến ứng dụng di động Chúng phù hợp với vấn đề nghiên cứu và hướng đến mục tiêu trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đã đề ra gồm "Việc sử dụng ứng dụng di động ảnh hưởng như thế nào đến việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học?" và "Việc sử dụng ứng dụng di động mang lại những thuận lợi gì trong quá trình học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học?", nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

PHÂN TÍCH KẾ T QU Ả VÀ BÀN LU Ậ N

Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu

2.2.1 Thời gian sử dụng ứng dụng di động học tiếng Hàn

Bảng tần suất 1: Thời gian sử dụng di động học tiếng Hàn trong một ngày

Thời gian Tần số Tỷ lệ phần trăm

Qua việc khảo sát 96 người, trong đó có 39 người (chiếm 40,63%) dành thời gian từ 30 phút- dưới 1 tiếng/ngày để sử dụng ứng dụng di động học tiếng Hàn

Số ít lựa chọn sử dụng trong khoảng thời gian từ 1- dưới 2 tiếng (12,5%) Từ bảng

1 có thể thấy phần lớn thời gian sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV dành cho ứng dụng di động học tiếng Hàn là dưới 2 tiếng/1 ngày. Để tăng độ chính xác cho phân tích này, giả sử có một nghiên cứu về khoảng thời gian trong một ngày mà phần lớn sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV sử dụng ƯDDĐ học tiếngHàn cho rằng: “Ít nhất 35% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV sử dụng ƯDDĐ học tiếng Hàn 30 phút - dưới 1 tiếng/ngày” Với cỡ mẫu là n tiến hành kiểm định giả thuyết trên

Gọi p là tỷ lệsinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV sử dụng ƯDDĐ học tiếng Hàn 30 phút- dưới 1 tiếng/ngày

Vậy có đủ bằng chứng thống kê để suy ra rằng: “Ít nhất 35% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV sử dụng ƯDDĐ học tiếng Hàn 30 phút- dưới 1 tiếng/ngày”.

Bảng số liệu 1: Bảng số liệuthể hiện thời gian tự học tiếng Hàn và thời gian học tiếng Hàn trên ứng dụng di động:

Theo khảo sát 96 người thì có 84 (chiếm 87,51%) người đánh giá trình độ của mình là “Tôi có thể nghe hiểu và nói những câu đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong đời sống (giới thiệu bản thân, gọi đồ ăn, mua đồ, thời tiết, gia đình, sở thích, ) với điều kiện đối phương nói chuyện chậm rãi, rõ ràng (tương đương TOPIK I- Level 1” và “Tôi có thể nói những đoạn văn ngắn đơn giản ở những nơi công cộng(bưu điện, ngân hàng ) hoặc khi muốn nhờ vả một số việc (tương đương TOPIK I- Level 2)” nên hầu hết mẫu tham gia khảo sát đều là người mới học tiếng Hàn vì vậy thời gian là một yếu tố cần thiết để học tiếng Hàn

Qua biểu đồ 2 cho thấy những người có trình độ sơ cấp sử dụng nhiều nhất khoảng thời gian tự học tiếng Hàn là khoảng từ 1 - 3 tiếng/ ngày trong đó sử dụng ứng dụng di động cho việc học tiếng Hàn từ 1- dưới 2 tiếng là nhiều nhất (21 người/ 35 người) chiếm 60% Họ dùng hơn 1 nửa khoảng thời gian tự học tiếng Hàn để sử dụng di động cho mục đích học ngoại ngữ

Từ đó kết luận rằng thời gian có ảnh hưởng đến việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhấtkhoa HQH trường ĐHKHXH&NV.

Vậy chấp nhận giả thuyết H01:“Thời gian sử dụng ứng dụng di động có ảnh hưởng tích cực đến việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhấtkhoa HQH trường ĐHKHXH&NV”.

2.2.2 Yếu tố nội dung của ứng dụng di động:

Qua 96 phiếu khảo sát đã xác định được với các ý kiến thuộc yếu tố nội dung của ứng dụng di động phần lớn nhận được câu trả lời theo hướng tích cực (trung bình của ý kiến thuộc yêu tố là 3,42 nghiêng về mức từng bình thường đến rất đồng ý) Cụ thể với từng yêu tố như sau:

 Ý kiến “Đa sốứng dụng có nội dung được trình bày đầy đủ, logic khiến tôi cảm thấy dễ tiếp thu”:

Trong 96 người tham gia khảo sát thì có cao nhất là 45 người chọn là đồng ý (chiếm 46,9%) trong khi có 3 người chọn không đồng ý với ý kiến trên (chiếm 3,1%) Đứng thứ hai là mức bình thường với việc nội dung đầy đủ, logic thì dễ tiếp thu chiếm 35 người (chiếm 36,5%), vậy mặc dù vẫn có khách thể chọn không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý nhưng chiếm tỷ lệ rất ít là 7,2% Tỷ lệ người chọn từđồng ý đến hoàn toàn đồng ý chiếm 56,25% Đặt vấn đề: “Ít nhất 45% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa số ứng dụng có nội dung được trình bày đầy đủ, logic nên dễ tiếp thu”

Gọi p là tỷ lệ sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa số ứng dụng có nội dung được trình bày đầy đủ, logic nên dễ tiếp thu

Vậy có đủ bằng chứng thống kê để suy ra rằng: “Ít nhất 45% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa số ứng dụng có nội dung được trình bày đầy đủ, logic nên dễ tiếp thu”

Ý kiến “Đa số nội dung ứng dụng sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu”:

Trong 96 người tham gia khảo sát thì có 42 người trung lập với ý kiến trên chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%) và số người chọn hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý là 9 chiếm tỷ lệ là 9,4% Số người tham gia khảo sát chọn đồng ý và hoàn toàn đồng ý là 45 người (46,9%), tỷ lệ này chiếm tỷ lệ cao trong yếu tố trên Đặt vấn đề: “Ít nhất 44% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa số nội dung ứng dụng sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu”

Gọi p là tỷ lệ sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến với ý kiến đa số nội dung ứng dụng sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu

Vậy có đủ bằng chứng thống kê để suy ra rằng: “Ít nhất 44% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa số nội dung ứng dụng sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu”

 Ý kiến “ Đa sốứng dụng có nội dung chứa các mẹo làm bài, nhớ bài khiến tôi thú vị khi học tập”:

Trong 96 người tham gia thì cao nhất 43 người chọn trung lập với ý kiến trên chiếm 44,8% trong khi người đồng ý đến rất đồng ý 47 người chọn chiếm tỉ lệ 48,96% Và người chọn hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6 người (6,25%) Tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý vẫn chiếm tỷ lệ cao Đặt vấn đề: “Ít nhất 45% sinh viên năm nhất khoa HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa sốứng dụng có nội dung chứa các mẹo làm bài, nhớ bài khiến tôi thú vị khi học tập”

Gọi p là tỷ lệ sinh viên năm nhất khoa HQH ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến với ý kiến đa số nội dung ứng dụng sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu

Vậy có đủ bằng chứng thống kê để suy ra rằng: “Ít nhất 45% sinh viên năm nhất HQH trường ĐHKHXH&NV đồng ý với ý kiến đa số ứng dụng có nội dung chứa các mẹo làm bài, nhớ bài khiến tôi thú vị khi học tập”

 Ý kiến “ Đa sốứng dụng có nội dung tổng hợp nhiều kỹ năng làm cho tôi thuận tiện trong tiếp thu một chủđiểm”:

KẾ T LU Ậ N VÀ KI Ế N NGH Ị

K ế t lu ậ n

Từ những kết quả khảo sát thu được và trải qua quá trình tổng hợp phân tích, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau đây vềđề tài nghiên cứu của mình

Thời gian sử dụng ứng dụng di động có đóng góp rất lớn vào quá trình trau dồi ngôn ngữ của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐHKHXH&NV

Hầu hết các bạn sinh viên năm nhất đều đang ở trình độ sơ cấp nên còn dành nhiều thời gian vào việc tự học tiếng Hàn và sốđông đều bỏra hơn phân nửa thời gian để học bằng ứng dụng di động Điều này cho thấy họ rất tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp học này và chấp nhận chi nhiều thời gian cho chúng

Nội dung của ứng dụng di động cung cấp một nguồn kiến thức khổng lồ về ngôn ngữ giúp sinh viên có thể học hỏi thêm một cách tự chủ Chất lượng nội dung của ứng dụng di động đa dạng về chủđề, được trình bày đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu giúp cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên trở nên mạch lạc và dễ dàng hơn Sinh viên có thể tiếp cận một cách bao quát ở nhiều phương diện của kiến thức, thực hành được nhiều kỹ năng gần gũi với thực tế

Thiết kế của ứng dụng di động kích thích tinh thần tự học của sinh viên Đây là điều mà phương pháp học truyền thống không thểlàm được Ứng dụng di động có thể được tạo ra với nhiều hình ảnh đầy màu sắc, âm thanh sống động, nhiều tính năng sáng tạo tiêu biểu như tính năng nhắc nhở học tập rất tiện lợi cho việc ôn lại kiến thức Điểm đặc biệt của ứng dụng di động đó là tích hợp trò chơi vào quá trình học giúp người dùng không cảm thấy quá chán ngán như khi đọc sách để tìm kiếm kiến thức Đa sốcác sinh viên đều có thái độ tích cực với ứng dụng di động, họ đồng ý rằng ứng dụng di động có rất nhiều điểm mạnh mang lại hiệu quả cho việc học tiếng Hàn và là một phương tiện hữu ích giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ, tạo môi trường thuận lợi và giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong suốt quá trình học, chúng có thể khắc phục được những hạn chế mà phương pháp học truyền thống mang lại Tuy nhiên ứng dụng di động cũng có một số hạn chế cần khắc phục, bổ sung thêm những nguồn kiến thức bổ ích phục vụ cho nhu cầu học tiếng Hàn của sinh viên và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho người dùng.

Ki ế n ngh ị

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đưa ra một số khuyến nghịnhư sau:

3.2.1 Đối với giảng viên khoa Hàn Quốc học:

Trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số trong nền giáo dục Việt Nam và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các ứng dụng di động đóng vai trò quan trọng trong đời sống và là một công cụ trợ giúp học tập cho sinh viên Việc giảng kết hợp với các ứng dụng di động phù hợp có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Như các ứng dụng hỗ trợ sửa lỗi, kiểm tra phát âm, trò chuyện giao tiếp hay các ứng dụng nghe chép chính tả, nghe và lặp lại, các ứng dụng học từ vựng theo chủđề, có thểđược sử dụng như một giải pháp thay thếđể cải thiện kỹ năng nghe, nói trên lớp Có thể chia thành các nhóm để sinh viên thảo luận, thực hành nghe, nói nhiều hơn

Và hiện nay trên thịtrường ứng dụng học ngoại ngữ tiếng Hàn, chưa có nhiều ứng dụng giúp cải thiện ngữ pháp và viết, vì vậy, để giúp sinh viên nâng cao trình độ ngữ pháp và thực hành viết, đây là các kỹnăng khó học ởtrình độ sơ cấp, các giảng viên cần chú trọng hơn ở các kỹ năng này

Cuối cùng là phải luôn khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, trình bày ý tưởng của mình, bày tỏ sự ủng hộ khi sinh viên muốn trao đổi hay phản biện Có thể sắp xếp sinh viên hoặc để sinh viên tự sắp xếp thành các nhóm nhỏ để thảo luận, trao đổi khi thực hành kĩ năng nghe nói Vì thời gian trên lớp hạn chế nên ngoài giờ học, có thể sử dụng các ứng dụng di động hỗ trợ học tập để giao thêm các bài tập, bài vận dụng có đáp án để sinh viên được thực hành nhiều hơn

Các sinh viên N1 khoa HQH nên chủ động trong việc sử dụng ứng dụng di động để học tiếng Hàn Tính tự chủ trong học tập là một điều quan trong Khi học tập trên ứng dụng di động có thể tắt các thông báo từ các mạng xã hội hoặc để điện thoại ở chế độ im lặng để tránh bị phân tâm hoặc không làm phiền khi bạn cần tập trung

Bên cạnh đó, để tránh việc gây hại cho sức khỏe, các bạn cần giảm độ sáng của màn hình, học tập trong môi trường đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách phù hợp giữa màn hình và tầm mắt và ngồi thẳng lưng, cũng tránh việc ngồi một chỗ quá lâu mà không di chuyển Khi cần học tập lâu trên ứng dụng di động, bạn có thể áp dụng phương pháp 20-20-20, sau khi nhìn màn hình 20 phút thì bạn hãy nhìn ra xa và giữ 20 giây thư hoãn hoàn toàn cho mắt và sau khi ngồi học 2 tiếng thì nên nghỉ ngơi vận động 20 phút trước khi quay lại học.

HẠ N CH Ế C ỦA ĐỀ TÀI

Đố i v ới đề tài nghiên c ứ u

Do đề tài được thực hiện vào thời điểm kết thúc học phần, sinh viên ít đến trường nên nhóm chỉ có thể thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua Google Forms dẫn đến sự thiếu nghiêm túc của các câu trả lời, làm nhiễu thông tin thu thập, độ chính xác của thông tin chưa thực sự đảm bảo

Vì dự án còn nhỏ, với số lượng người tham gia chưa nhiều, chỉ khảo sát trên

100 sinh viên được nghiên cứu nên không thểmang tính đại diện, chỉ có thểđánh giá được khách thể tham gia khảo sát chứkhông đánh giá được toàn bộ sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐHKHXH&NV.

Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy sinh viên tham gia là sinh viên năm nhất chiếm phần lớn là nữ Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về giới tính sinh viên tham gia khảo sát là do tính chất ngành học của đối tượng tham gia khảo sát là một ngành ngoại ngữ chuyên khối xã hội Sự chênh lệch này khiến nhóm chưa thể tìm hiểu được sự khác nhau giữa nam và nữ sinh viên khoa Hàn Quốc học trong hiệu quả học tiếng Hàn bằng ƯDDĐ

Cuối cùng, nghiên cứu chưa phỏng vấn những người tham gia nhằm tìm hiểu sâu quan điểm của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học về ƯDDĐ và những ảnh hưởng của chúng trong quá trình học tiếng Hàn.

Đố i v ớ i nhóm nghiên c ứ u

Vì lần đầu thực hiện nghiên cứu khoa học và làm báo cáo nên nhóm còn bối rối và bất cập nên có nhiều sai sót ởgiai đoạn đầu, nhưng đã tương đối khắc phục được

Thời gian nộp báo cáo đồng thời xảy ra cùng nhiều bài kiểm tra cuối học kỳ nên công tác khảo sát gấp gáp, bận rộn hơn khiến thời gian đầu tư cho nghiên cứu bị hạn chế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

American Dialect Society (2011) “App” voted 2010 word of the year by the American Dialect Society

Truy xuất từ: https://americandialect.org/app-voted-2010-word-of-the-year-by- the-american-dialect-society-updated

Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam (2016), Difficult languages to learn

Truy xuất từ: https://vovworld.vn/en-US/current-affairs/difficult-languages-to- learn-495944.vov

Báo Điện tử chính phủ (2022), Việt Nam - Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác chiến lược toàn diện'

Truy xuất từ: https://baochinhphu.vn/viet-nam-han-quoc-nang-cap-quan-he-len- doi-tac-chien-luoc-toan-dien-102221205184521969.htm

Cha Yoon-jung & Kim Hae Suk (2016) An Alternative Method for

Vocabulary Learning Using Quizlet 한국학술지인용색인, 17(1), 117-144

Truy xuất từ: https://www.kci.go.kr/kciportal/ci/sereArticleSearch/ciSereArtiView.kci?sereAr ticleSearchBean.artiId=ART002082248

Kim Hae Suk (2017) 어휘목록과모바일앱을활용한 영어어휘

학습의비교연구 STEM Journal, 18(1), 183-206

Truy xuất từ: Korea Open Access Journals (kci.go.kr)

Lê Hoàng Thái Thương & Dương Mỹ Thắm (2022) Students Attitudes Towards Using Mobile Applications in Learning English Listening Skills at Ho Chi Minh City University of Foreign Languages and Information Technology

VNU Journal of Science: Education Research, 39(2), 68-81

Truy xuất từ: https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/4703

Nguyễn Xuân Nghĩa và nnk (2017) Sinh viên và điện thoại thông minh (smartphone): việc sử dụng và những ảnh hưởng đến học tập và quan hệ xã hội,

Tạp chí khoa học xã hội, 2(222), 13-30

Truy xuất từ: https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv212/2017/CVv212S22017013.pdf

Nguyễn Thị Bình Sơn (2021) Động cơ đọc tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - ĐẠI

Truy xuất từ: https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/327699/CVv465V1 9S82021010.pdf

Nguyễn ThịBình Sơn (2021) Động cơ đọc tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - ĐẠI

Truy xuất từ: https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/327699/CVv465V1 9S82021010.pdf

Phạm Ngọc Thạch và nnk (2021) Học tiếng Anh trên thiết bịdi động của học sinh và sinh viên Việt Nam: Một nghiên cứu so sánh Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, 67, 66-83

Truy xuất từ: https://www.researchgate.net/publication/356728113_HOC_TIENG_ANH_TR EN_THIET_BI_DI_DONG_CUA_HOC_SINH_VA_SINH_VIEN_VIET_NA M_MOT_NGHIEN_CUU_SO_SANH

Phạm Ngọc Thạch và nnk (2022) Học tiếng Anh di động: Thanh thiếu niên Việt Nam đã tự chủ chưa? Tạp chí nghiên cứu nước ngoài, 38(4), 154-

Truy xuất từ: https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/4865

Son Jong Bae, Park Sang Hoon & Park MoonYong (2017) Digital literacy of language learners in two different contexts The jalt call Journal

Truy xuất từ: (PDF) Digital literacy of language learners in two different contexts (researchgate.net)

Trixie Mae Mengorio & Remart Dumlao (2017) The Effect of

Integrating Mobile Application in Language Learning: An Experimental Study,

Truy xuất từ: https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1314957.pdf

Trần Thị Thu Ba (2016) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tạp chí Bài báo trên các tạp chí khoa học của các Đại học trong nước, 38, 120-129

Truy xuất từ: https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/article/detail_full/27919

Trịnh Nguyễn Thanh Trúc và nnk (2016) Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên, Hội thảo khoa học sinh viên lần IX, 309-320

Truy xuất từ: https://qlkhhtqt.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/23.%20Trinh%20 Nguyen%20Thanh%20Truc.pdf

Trương Công Bằng (2017) Những yếu tốảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên Việt Nam, Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa, 1(2), 1-9

Truy xuất từ: https://tapchinnvh.huflis.edu.vn/index.php/tckhnnvh/article/view/94

VụGia đình - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2020), Thực trạng tác động của Internet, thiết bị công nghệ đối với thanh, thiếu, nhi ở Việt Nam hiện nay Truy xuất từ: http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/thuc-trang-tac-dong-cua- internet-thiet-bi-cong-nghe-doi-voi-thanh-thieu-nhi-o-viet-nam-hien-nay

Vietnam Market Research for Your Business (2021), Báo cáo về thói quen học ngoại ngữ của người Việt Nam, Q&Me: Vietnam Market Research for

Truy xuất từ: https://qandme.net/vi/baibaocao/bao-cao-ve-thoi-quen-hoc-ngoai- ngu-cua-nguoi-vietnam.html, 16/07/2023

VNETWORK (1/2023), Số liệu mới nhất và xu hướng phát triển,

Truy xuất từ: https://www.vnetwork.vn/vi/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu- moi-nhat-va-xu-huong-phat-trien

Wikipedia, Ứng dụng trên thiết bịdi động Truy xuất từ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%A8ng_d%E1%BB%A5ng_tr%C3%AAn_thi%E1%BA%BFt_b%E1%BB%8B_di_%C4%91%E1%BB%99ng, 17/07/2023

PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG CÂU HỎI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ĐẾN

VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA HÀN

QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM

Link khảo sát: https://forms.gle/BaUckMaC7z9SZX9V6

Phần A: Câu hỏi lọc dữ liệu

Câu 1: Giới tính của bạn là gì ?

Câu 2: Bạn có phải là sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học không?

Câu 3: Bạn học lớp nào?

Câu 4: Bạn học tiếng Hàn vì mục đích gì?

 Phục vụ cho sở thích riêng của bản thân (xem phim, nghe nhạc, theo đuổi thần tượng )

 Vì mục đích đi du học

 Phục vụ cho công việc tương lai (biên phiên dịch, tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch, giảng dạy, giao dịch thương mại )

 Muốn kết bạn, giao tiếp với người bạn bản xứ

Câu 5: Bạn thường học tiếng Hàn bằng những phương pháp nào?

 Sử dụng sổ tay ghi chép

 Sử dụng các ứng dụng di động (Naver, Papago, Quizlet, Google dịch, )

 Học qua phim ảnh, âm nhạc, sách báo, …

 Giao lưu ngôn ngữ với người Hàn/người học tiếng Hàn

Câu 6: Bạn có đang sử dụng các ứng dụng di động (Naver, Papago, Quizlet, Google dịch, ) trong việc học tiếng Hàn không?

Phần B: Câu hỏi thu thập dữ liệu cần tìm

Câu 7: Bạn đã học tiếng Hàn được bao lâu?

Câu 8: Trình độ tiếng Hàn của bạn ở cấp độ nào?

 Tôi có thể nghe hiểu và nói những câu đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong đời sống (giới thiệu bản thân, gọi đồ ăn, mua đồ, thời tiết, gia đình, sở thích, ) với điều kiện đối phương nói chuyện chậm rãi, rõ ràng.(tương đương TOPIK I- Level 1 )

 Tôi có thể nói những đoạn văn ngắn đơn giản ở những nơi công cộng (bưu điện, ngân hàng, ) hoặc khi muốn nhờ vả một số việc (tương đương TOPIK I- Level 2)

 Tôi có thể nghe hiểu cơ bản các bản tin truyền thông về các vấn đề quen thuộc trong đời sống và biểu đạt được ý của mình trong hội thoại trực tiếp hoặc có thể viết thành đoạn văn (tương đương TOPIK II-Level 3)

 Tôi có thểđọc hiểu được chi tiết nội dung của các tờ tạp chí về các vấn đề trừu tượng, chuyên môn; có khả năng giao tiếp với người Hàn; viết được các văn bản tiếng Hàn ở nhiều chủ đề và tôi có thể biết thêm nhiều thành ngữ thông qua việc tìm hiểu trong sách báo về văn hóa Hàn Quốc (tương đương TOPIK II-Level 4)

 Tôi có thể ứng biến linh hoạt trong giao tiếp và trong môi trường chuyên môn, nghiên cứu, Đồng thời hiểu và sử dụng được tiếng Hàn ở các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, (tương đương TOPIK II-Level 5)

 Hiểu hầu như mọi thứ nghe hay đọc bằng tiếng Hàn Tổng hợp, phân tích, tóm tắt và trình bày lại thông tin theo cách hiểu của bản thân Phân biệt được các sắc thái khác nhau của tiếng Hàn khi giao tiếp, ngay cả trong tình huống phức tạp nhất (tương đương TOPIK II-Level 6)

Câu 9: Bạn hãy tựđánh giá trình trình độ tiếng Hàn của mình theo từng yếu tố cụ thể sau:

Bạn sẽ lựa chọn mức độđồng tình từ 01 đến 05 ứng với

Câu 10: Bạn gặp khó khăn nào trong khi học tiếng Hàn?

Câu 11: Bạn thường dành trung bình bao nhiêu thời gian trong ngày cho việc tự học tiếng Hàn?

Câu 12: Bạn sử dụng các thiết bị di động nhằm mục đích gì?

 Kết nối với bạn bè, gia đình

 Giải tỏa sự buồn chán

Câu 13: Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày cho việc học tiếng Hàn thông qua các ứng dụng di động ấy?

Câu 14: Bạn đã sử dụng qua những ứng dụng nào?

Câu 15: Tại sao bạn lựa chọn ứng ấy để học tiếng Hàn?/ Tiêu chí nào khiến bạn lựa chọn ứng dụng ấy để học tiếng Hàn?

 Chất lượng nội dung tuyệt vời

 Cuốn hút, thân thiện, tạo hứng thú học tập cho tôi

 Không tốn nhiều dung lượng

 Nhiều người khuyên dùng, đánh giá tích cực

Câu 16: Bạn biết các ứng dụng này thông qua đâu?

 Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

 Tìm kiếm trên các trình duyệt web/App store/CH Play

Câu 17: Đánh giá về điểm mạnh của ứng dụng di động trong việc học tiếng Hàn

Bạn sẽ lựa chọn mức độđồng tình từ 01 đến 05 ứng với

17.1 Có nhiều ứng dụng di động phục vụ cho việc học tập từng kỹnăng (nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, từ vựng)

17.2 Các ứng dụng di động có thiết kế thú vị khiến tôi có hứng thú học tiếng Hàn hơn.

17.3 Tôi có thể học tiếng Hàn trên ứng dụng di động mọi lúc, mọi nơi.

17.4 Tôi có thể tìm kiếm tài liệu học tiếng Hàn trên ứng dụng di động một cách dễ dàng và nhanh chóng

17.5 Tôi có thể xem lại bài học dễ dàng trên ứng dụng di động

17.6 Học tiếng Hàn trên ứng dụng di động giúp tôi tiết kiệm chi phí (tài liệu, giáo trình, di chuyển )

17.7 Có nhiều bài tập vận dụng và kiểm tra kết quả ngay sau đó.

Câu 18: Đánh giá về hạn chế của ứng dụng di động trong việc học tiếng Hàn:

Bạn sẽ lựa chọn mức độ đồng tình từ 01 đến 05 ứng với

18.1 Nhìn màn hình quá lâu gây hại cho mắt

18.2 Một số ứng dụng chỉ sử dụng được khi có mạng Internet

18.3 Sử dụng ứng dụng di động khiến tôi dễ mất tập trung

18.4 Có quá nhiều nguồn tài liệu nên gặp khó khăn trong việc chọn lọc nguồn tài liệu uy tín

18.5 Nhiều ứng dụng di động cần phải trả phí để trải nghiệm tối đa các tiện ích học tập

Câu 19: Đánh giá hiệu quả học tập tiếng Hàn bằng ứng dụng di động thông qua nội dung:

Bạn sẽ lựa chọn mức độ đồng tình từ01 đến 05 ứng với

19.1 Đa số ứng dụng có nội dung được trình bày đầy đủ, logic tôi cảm thấy dễ tiếp thu

19.2 Đa số ứng dụng có nội dung sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu

19.3 Đa số ứng dụng có nội dung chứa các mẹo làm bài, nhớ bài khiến tôi thú vị khi học tập

19.4 Đa số ứng dụng có nội dung tổng hợp nhiều kĩ năng làm cho thuận tiện trong tiếp thu một chủđiểm

19.5 Đa số ứng dụng có nội dung tích hợp với các ứng dụng thông dịch khiến tôi thuận tiện trong việc học từ vựng

19.6 Đa số ứng dụng có nội dung chứa đa dạng bài tập theo từng chủ điểm thuận lợi cho việc ôn tập

Câu 20: Đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng di động đến hiệu quả học tiếng Hàn thông qua yếu tố thiết kế:

Bạn sẽ lựa chọn mức độđồng tình từ 01 đến 05 ứng với:

20.1 Ứng dụng có thiết kế bắt mắt, đa dạng màu sắc sẽ khiến tôi thú vị hơn với việc học tiếng Hàn

20 Ứng dụng có thiết kế dễ thao tác, sử dụng khiến tôi học tốt hơn.

20.3 Ứng dụng có tích hợp nhiều kỹnăng thuận tiện hơn cho việc học tiếng Hàn

20.4 Ứng dụng có thiết kế tích hợp việc học và giải trí sẽ khiến bài học dễ tiếp thu

20.5 Ứng dụng có tính năng nhắc nhở, kiểm tra khiến tôi có trách nhiệm hơn khi học tiếng Hàn

Câu 21: Đánh giá hiệu quả hiệu quả học tập tiếng Hàn bằng ứng dụng di động

Bạn sẽ lựa chọn mức độđồng tình từ 01 đến 05 ứng với:

21.1 Nhờứng dụng di động, tôi có thể nghe hiểu tiếng Hàn tốt hơn.

21.2 Sử dụng ứng dụng di động giúp phản xạ giao tiếp của tôi được cải thiện

21.3 Tôi có thể đọc hiểu nhiều văn bản, sách, báo tiếng Hàn hơn thông qua các ứng dụng di động

21.4 Ứng dụng di động giúp tôi học từ vựng hiệu quả hơn

21.5 Tôi có thể cải thiện phát âm, phát âm các từ chuẩn xác và rõ ràng hơn nhờ ứng dụng di động

21.6 Tôi có thể hiểu rõ ý nghĩa ngữ pháp và áp dụng vào các tình huống giao tiếp và thực hành viết

Câu 22: Theo bạn, có thể thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống bằng ứng di động không?

Câu 23: Bạn có thể đề xuất một vài ứng dụng theo bạn là hiệu quả và cần thiết nhất đối với người học tiếng Hàn không? (không bắt buộc)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HQH : Hàn Quốc học ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM : Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh N1 : năm nhất

Nnk : những người khác ƯDDĐ : ứng dụng di động

TGTHTH : Thời gian tự học tiếng Hàn

TGHƯDDĐ : Thời gian học tiếng Hàn trên ứng dụng di động

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người tham gia khảo sát đủđiều kiện

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện thời gian tự học tiếng Hàn so với thời gian sử dụng ứng dụng ứng dụng di động học tiếng Hàn

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trình độ tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐHKHXH&NV.

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện yếu tố nội dung của ứng dụng di động

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện yếu tố thiết kế của ứng dụng di động

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện điểm mạnh của ứng dụng di động

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện hạn chế của ứng dụng di động học tiếng Hàn

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện hiệu quả của ứng dụng di động học tiếng Hàn.

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w