1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính

115 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Các Xu Hướng Hành Vi Đến Quyết Định Đầu Tư Chứng Khoán Của Giới Trẻ Tại Hà Nội: Vai Trò Điều Tiết Của Dân Trí Tài Chính
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 5,57 MB

Nội dung

Với hơn 7 triệu tài khoản - tươngđương khoảng 7% dân số, con số này đã vượt xa mục tiêu có 5% dân số đầu tư chứngkhoán vào năm 2025 trong đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA GIẢI THƯỞNG

“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2024

TÊN ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC XU HƯỚNG HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA

DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội Chuyên ngành thuộc lĩnh vực

khoa học và công nghệ: Tài chính Ngân hàng

Hà Nội, Tháng 3/2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời Cảm ơn ii

Mục lục iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vi

Chương 1: Giới thiệu chung 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 5

1.2.1 Tổng quan nghiên cứu 5

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu 13

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 14

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 14

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 15

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 15

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 15

1.5 Kết cấu đề tài 15

Chương 2: Khung lý thuyết 16

2.1 Khái quát về thị trường chứng khoán 16

2.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 16

2.1.2 Đặc điểm thị trường chứng khoán 16

2.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 17

2.1.4 Khái niệm quyết định đầu tư chứng khoán 17

2.2 Tài chính hành vi 18

2.2.1 Lý thuyết về tài chính hành vi 18

2.2.2 Thiên kiến nhận thức 19

2.2.3 Thiên kiến cảm xúc 20

2.2.4 Tài chính hành vi ở châu Á 22

2.3 Dân trí tài chính 23

2.3.1 Kiến thức tài chính 24

2.3.2 Thái độ tài chính 24

Trang 5

2.3.3 Hành vi tài chính 24

2.4 Các lý thuyết cơ sở 25

2.4.1 Lý thuyết triển vọng 25

2.4.2 Lý thuyết về nhận thức rủi ro 26

2.4.3 Giả thuyết kỳ vọng hợp lý 26

2.4.4 Lý thuyết hành vi hoạch định 27

Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu 28

3.1 Quy trình nghiên cứu 28

3.2 Mô hình nghiên cứu và các giải thuyết 30

3.2.1 Mô hình nghiên cứu 30

3.2.2 Các giả thuyết 30

3.3 Nghiên cứu định tính 34

3.3.1 Mục đích và quy trình 34

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.3.3 Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu 35

3.4 Nghiên cứu định lượng 36

3.4.1 Mục đích và quy trình 36

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.4.3 Xây dựng thang đo 39

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 44

4.1 Thực trạng đầu tư vào thị trường chứng khoán của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội 44

4.2 Kết quả thống kê mô tả các nhân tố phản ánh 45

4.3 Kiểm định sự khác biệt 49

4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh 52

4.4.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo 52

4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 58

4.5.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập 59

4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 62

4.6 Kiểm định OLS 63

4.6.1 Phân tích tương quan Pearson 63

4.6.2 Mô hình hồi quy tuyến tính 64

4.6.3 Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy: 66

4.7 Kết quả các giả thuyết nghiên cứu 74

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý một số chính sách 76

Trang 6

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 76

5.1.1 Ảnh hưởng của các thành kiến hành vi đến các quyết định đầu tư 76

5.1.2 Ảnh hưởng điều tiết của dân trí tài chính trong tác động của hành vi bầy đàn đến quyết định đầu tư 77

5.2 Một số đề xuất và kiến nghị 78

5.2.1 Đối với các cá nhân 78

5.2.2 Đối với trường học và các cơ sở giáo dục 80

5.2.3 Đối với các công ty chứng khoán 81

5.2.4 Đối với Chính phủ 85

5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng phát triển tiếp theo 87

5.3.1 Hạn chế của đề tài 87

5.3.2 Hướng phát triển tiếp theo 88

Kết luận 89

PHỤ LỤC 90

Phụ lục 5 90

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Zuravicky (2005), thị trường chứng khoán là một thị trường tại đó cổphiếu được mua và bán Trong một nền kinh tế, bên cạnh vai trò là nguồn đầu tư tàichính, thị trường chứng khoán còn thực hiện chức năng như một cơ chế báo hiệu chocác nhà quản lý về các quyết định đầu tư và là chất xúc tác cho quản trị doanh nghiệp.Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán được biết đến là kênh hiệu quả nhất để tăng vốncủa công ty (Zuravicky, 2005) Ngoài ra, thị trường chứng khoán có thể thúc đẩy sựphát triển của một nền kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và sử dụngtốt hơn các nguồn lực (Qamruzzaman & Wei, 2018) Do đó, tầm quan trọng và ảnhhưởng của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của một nền kinh tế không thểphủ nhận Chính phủ Việt Nam chủ trương thành lập thị trường chứng khoán để hỗ trợdoanh nghiệp huy động vốn dài hạn cho sản xuất và kinh doanh (HOSE, 2010) Tuynhiên, tại thời điểm thành lập, thị trường chứng khoán vẫn còn là một điều gì đó quá

xa lạ và mơ hồ đối với hầu hết người dân Việt Nam (HOSE, 2010)

Với bề dày hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, thị trường chứngkhoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nềnkinh tế Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết tháng 3/2023, giá trị vốnhóa trên 3 sàn giao dịch chứng khoán là 5,48 triệu tỷ đồng, tương đương 82,15% GDP

cả nước, và tăng 4,86% so với cuối năm 2022 Cấu trúc thị trường cũng được hoànthiện với đủ ba loại hàng hoá gồm cổ phiếu, trái phiếu, và công cụ phái sinh (Ủy banChứng khoán Nhà nước, 2023) Bất chấp nhiều biến động, theo số liệu của Trung tâmLưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 39.802tài khoản trong tháng 3/2023, qua đó đưa quy mô tài khoản giao dịch toàn thị trườnglần đầu vượt mức 7,03 triệu Trong đó, số tài khoản nhà đầu tư trong nước là hơn 6,99triệu Số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 43.279 Với hơn 7 triệu tài khoản - tươngđương khoảng 7% dân số, con số này đã vượt xa mục tiêu có 5% dân số đầu tư chứngkhoán vào năm 2025 trong đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm.Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, các phương tiện truyềnthông như Youtube, Facebook, Tiktok…, phần lớn các nhà đầu tư mới gia nhập thịtrường là những người trẻ tuổi vì họ dễ dàng nắm bắt được cách thức cũng như tin tức

về đầu tư tài chính Công ty Chứng khoán VPS cho hay, giới trẻ, đặc biệt những bạn

có kiến thức về tài chính đã sớm tìm hiểu về chứng khoán, đầu tư vào chứng khoán vàcoi đây là một trong những kênh đầu tư tiềm năng, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.Đây cũng là lý do Công ty dành sự quan tâm rất lớn đến nhóm khách hàng tiềm năngnày Cụ thể, trong tháng đầu tiên triển khai gói tài khoản “Nhà đầu tư trẻ”, Công tyChứng khoán VPS đã có thêm 15.000 khách hàng mới Tại Công ty Chứng khoán

Trang 9

Pinetree, riêng trong tháng 8/2021, số tài khoản mở mới tăng gấp bốn lần, trong đónhóm khách hàng sinh năm 1996 trở về sau chiếm tỷ trọng lớn (VnExpress, 2021).Đây là dấu hiệu cho thấy giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên, đang ngày càng quantâm đến việc tham gia, trải nghiệm đầu tư chứng khoán dựa trên lợi thế tiếp cận côngnghệ cao t€ sớm

Đối với giới trẻ, chứng khoán không chỉ là một phương tiện đầu tư để kiếm lời

và tạo thu nhập cá nhân Nó còn là một cơ hội để trải nghiệm thực tế, xây dựng kỹnăng và hiểu biết sâu hơn về thị trường tài chính Bằng cách tham gia vào giao dịchchứng khoán, các bạn trẻ có thể rèn luyện tư duy tính toán, phản ứng nhanh nhạy trongviệc đánh giá và quản lý rủi ro Tuy nhiên, để đầu tư thành công trong chứng khoán,giới trẻ cũng cần phải cập nhật thông tin về thị trường tài chính cũng như những biếnđộng kinh tế toàn cầu Điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn vềngành công nghiệp, doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế - xã hội nói chung Mộttrong những ưu điểm lớn của việc đầu tư chứng khoán đối với giới trẻ là tính thanhkhoản cao và không yêu cầu vốn lớn Chỉ cần một số tiền nhỏ, các bạn trẻ đã có thể bắtđầu tham gia vào thị trường chứng khoán và tích lũy kinh nghiệm t€ các giao dịch thực

tế Điều này không chỉ mang lại cơ hội sinh lời mà còn giúp họ xây dựng nền tảng kiếnthức và kỹ năng quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân và tương lai sựnghiệp

Trong hơn 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đáng kểvới sự gia tăng về số lượng cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch Tuy nhiên, sự hiểubiết về hành vi đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định đầu tư của họ vẫn còn rất hạn chế Các yếu tố hành vi là các yếu tố tâm lýbao gồm cảm xúc và nhận thức, đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết địnhcủa các nhà đầu tư (Waweru và cộng sự., 2008) Những lý thuyết này cho rằng các nhàđầu tư lý trí tối đa hóa lợi nhuận của họ bằng cách tuân theo các quy tắc tài chính cơbản và đưa ra quyết định đầu tư về việc cân nhắc lợi nhuận Tuy nhiên, mức độ chấpnhận rủi ro của các nhà đầu tư phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và thái độ của họ đốivới rủi ro (Maditinos và cộng sự., 2017) Mặc dù mới xuất hiện trong hơn hai thập kỷgần đây, lý thuyết tài chính hành vi đã đóng góp quan trọng trong việc giải thích cáchành vi không đồng nhất với kỳ vọng hợp lý, các thiên lệch trong hành vi của nhà đầu

tư, và các hành vi "đầu tư theo tâm lý bầy đàn" trên các thị trường như thị trường hànghóa, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ Lý thuyết này cũng giúp phân tíchhiện tượng "bong bóng" trên các thị trường này, đặc biệt là tại các thị trường mới nổinhư thị trường chứng khoán Việt Nam Các nghiên cứu, như công trình của HershShefrin (2005), đã chỉ ra rằng lý thuyết tài chính hành vi có thể cung cấp cơ sở khoahọc để điều chỉnh các mô hình định giá, bao gồm cả định giá chứng khoán và sảnphẩm phái sinh, và áp dụng trong lý thuyết quản trị công ty hoặc để giải thích sự tươngtác giữa các thị trường khác nhau Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý

Trang 10

thuyết tài chính hành vi không chỉ trong việc hiểu hành vi của các cá nhân trên thịtrường mà còn trong việc phát triển các công cụ và mô hình để dự đoán và quản lý rủi

ro trên các thị trường tài chính

Do đó, cần phải tìm hiểu các yếu tố hành vi tác động đến quá trình ra quyết địnhcủa các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán hiện tại để giúp các nhà đầu tưcũng như các công ty chứng khoán đưa ra dự đoán và quyết định tốt hơn cho kinhdoanh của họ Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư trên cơ sở các

lý thuyết của tài chính hành vi cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý và điều tiết thị trườngchứng khoán có các chính sách quản lý hợp lý và thực thi đúng thời điểm đề đảm bảo

sự phát triển bền vững của thị trường Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây về việc raquyết định đầu tư đã cung cấp các hướng dẫn phù hợp cho các nhà đầu tư để đưa raquyết định sáng suốt tại các nước phát triển (Dima và cộng sự., 2018) Như vậy, cầnkiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư trong một môitrường đang phát triển như Việt Nam bởi vì kiến thức về tác động tiềm tàng của cácyếu tố đó giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt trong tình hình biến độngcao của giá cổ phiếu (Greenberg & Hershfield, 2019) Bên cạnh đó, Dima và cộng sự.(2018) cũng tranh luận rằng các quyết định đầu tư phù hợp có giúp các nhà đầu tư cánhân gia tăng tích cực đến hiệu quả đầu tư của họ

Trong thời đại hiện nay, việc có hiểu biết và kiến thức về tài chính đang trở nên

vô cùng cấp thiết, không chỉ đối với sự duy trì cân bằng và thịnh vượng kinh tế cánhân nói riêng mà còn đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước nóichung Đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi, khi mỗi công dân có hiểu biết về tàichính có thể đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng kinh tế toàn diện Thái độ và kiếnthức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hành vi đầu tư tài chính của

cá nhân (Nguyễn Thị Ngọc Miên & Trần Phương Thảo, 2015) Điều này là một vấn đềquan trọng đối với giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước Khi sinh viên tốtnghiệp và đi làm, kiến thức tài chính của họ không chỉ ảnh hưởng tại nơi làm việc màcòn trong gia đình, giữa những người bạn bè, những người đồng trang lứa Nó có sứclan tỏa kiến thức tài chính trong cộng đồng Điều này giúp tạo ra một nền kinh tế vữngmạnh và trường tồn theo thời gian

Dựa trên các nghiên cứu t€ năm 2000, nhiều khái niệm về dân trí tài chính đãđược tìm ra, cụ thể là được chia làm 5 nhóm: (1) Liên quan đến kiến thức về các kháiniệm tài chính; (2) Khả năng truyền đạt thông qua các khái niệm tài chính; (3) Điềutiết nhận thức khả năng quản lý và đầu tư tài chính cá nhân; (4) Kỹ năng đưa ra cácquyết định đầu tư tài chính phù hợp và (5) Tự tin trong việc lập kế hoạch một cáchhiệu quả cho các nhu cầu đầu tư tài chính trong tương lai Theo như khái niệm đượcđịnh nghĩa ở nhóm 1, kiến thức là thành phần rõ ràng nhất và phổ biến nhất của nhiềuđịnh nghĩa về dân trí tài chính Để đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả, trướchết người ta phải biết một số điều về tiền Tầm quan trọng của kiến thức đã được các

Trang 11

“Dân trí về tài chính” là sự kết hợp giữa nhận thức, kiến thức, kỹ năng t€ đó điều tiếtthái độ và hành vi cần thiết cho các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạtđược mục tiêu phúc lợi tài chính cá nhân; và tác động đến kinh tế vĩ mô khi một quốcgia cải thiện tiết kiệm trong nước bằng khuyến khích tiết kiệm dựa trên nâng cao dântrí về tài chính t€ mỗi cá nhân (Mahdzan và S Tabiani, 2013)

Kỹ năng tài chính của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đang được đặt ra tháchthức lớn trong bối cảnh tích cực phát triển kinh tế của Việt Nam Ở nhiều nước trên thếgiới, việc nhận thức về đầu tư tài chính cá nhân luôn được đề cao và có ý nghĩa vôcùng quan trọng Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này phần nào vẫn còn xa lạ Việckhông biết cách đưa ra quyết định đầu tư tài chính sẽ khiến nhiều người chi tiêu mấtkiểm soát ở thời điểm hiện tại, rồi rơi vào khủng hoảng khi phải vật lộn với các khoảnvay nợ có thể xảy ra trong tương lai Dựa theo nghiên cứu thực hiện bởi tác giả TrầnThanh Thu và cộng sự (2020) về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bốicảnh số hóa ngành Tài chính, đã chỉ ra rằng mức quan tâm và hiểu biết về tài chính củangười dân Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các nước Châu Á Số liệu chỉ ra rằng sốngười hiểu biết về tài chính chỉ ở mức trên trung bình, cụ thể là 24%, nhưng có đến93% người dân Việt Nam lại không có ý định cải thiện (Dougn, 2019) Bên cạnh đó,theo các nghiên cứu khác, điều dễ nhận thấy: Hành vi chi tiêu thay đổi theo đặc điểm

Trang 12

của sinh viên, không gắn với giới tính và tương quan yếu với tình hình kinh tế xã hội(PISA, 2015) Trong năm 2012, tập đoàn VISA đã thực hiện một cuộc khảo sát vềnhận thức đầu tư tài chính giữa 28 quốc gia, Việt Nam xếp hạng 26, đứng trênIndonesia và Pakistan Khảo sát cho thấy một phần ba số người được hỏi (33%) ở ViệtNam không lập ngân sách gia đình để quản lý thu nhập và đầu tư Đánh giá cũng chỉ ranhững người ở độ tuổi 18-24 có xu hướng ít lập kế hoạch ngân sách hơn so với nhữngngười ở độ tuổi lớn hơn

Có thể thấy rằng vẫn còn rất ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề dân trí tàichính ảnh hưởng thế nào đến quyết định đầu tư của sinh viên và còn một số khoảngtrống nghiên cứu Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu hiểu biết về việc đưa raquyết định đầu tư chứng khoán cũng như các nhân tố tác động đến nó Tuy nhiên, hầuhết các đề tài nghiên cứu đều phân tích ở các quốc gia phát triển, nhiều nhân tố cònkhác so với Việt Nam Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá sự ảnh hưởngcủa dân trí tài chính đến mối liên hệ giữa các xu hướng hành vi với quyết định đầu tưtrên thị trường chứng khoán của giới trẻ trên thành phố Hà Nội Để thực hiện mục tiêutrên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng một khái niệm dân trí tài chính thống nhất và hiệuchỉnh cách đo lường cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu Do đó, đề tài “Ảnh hưởngcủa các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại Hà Nội:Vai trò biến điều tiết của dân trí tài chính” được nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu,nhằm phân tích và tìm hiểu các nhân tố hành vi cũng như vai trò điều tiết của hiểu biếttài chính tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên thuộc khối ngànhkinh tế và phi kinh tế là thực sự cần thiết Đây sẽ là nguồn bổ sung về cả lý thuyết lẫnthực tiễn cho nhánh nghiên cứu về dân trí tài chính tại Việt Nam cũng như trên thếgiới

1.2 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan nghiên cứu

1.2.1.1 Tổng quan các nghiên cứu thành kiến hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán cá nhân

Đề tài nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu

tư trên thị trường chứng khoán đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiêncứu trên khắp thế giới bởi tính thực tiễn cao Sự phát triển trong nghiên cứu hành vi tàichính cung cấp một khuôn mẫu cho phép các nhà nghiên cứu khám phá và hiểu rõ hơn

sở thích của các nhà đầu tư Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng khám phá sâuhơn về những thành kiến ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và khiến cho nhà đầu

tư có thể đi chệch khỏi lý thuyết thị trường hiệu quả và giả định rằng hành vi của cácnhà đầu tư là hợp lý ( Stanyer, 2008)

Trang 13

Những thành kiến trong hành vi làm giảm khả năng phán đoán và khiến các nhàđầu tư chấp nhận rủi ro mà họ không th€a nhận, có xu hướng giao dịch không hợp lý

và nhiều khi đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác nếu kết quả trở nên tồi tệ (Kahneman

& Riepe, 1998 ) Khi phân tích giao dịch của 46.969 tài khoản của các nhà đầu tư cánhân tại Trung Quốc, Gongmeng và cộng sự (2007) thấy rằng các nhà đầu tư TrungQuốc đưa ra những quyết định giao dịch kém : họ có xu hướng bán những cổ phiếutăng giá chứ không phải những cổ phiếu đã giảm giá, th€a nhận lãi nhưng không th€anhận thua lỗ Ngoài ra, các nhà đầu tư có vẻ quá tự tin , không đa dạng hóa danh mụcđầu tư và giao dịch quá thường xuyên Họ có vẻ tin rằng lợi nhuận trong quá khứ làbiểu hiện của lợi nhuận trong tương lai Do đó, việc xác định và sửa chữa những thànhkiến mà nhà đầu tư có xu hướng mắc phải sẽ giúp cho họ cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tưtốt hơn trong quá trình ra quyết định Vì vậy, thiên kiến hành vi được coi là một thiếusót cần được sửa chữa (Shefrin, 2000; Pompian, 2006)

1.2.1.2 Những nghiên cứu về thiên lệch trong nhận thức ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Những thành kiến về nhận thức có thể xuất phát t€ việc nhà đầu tư phụ thuộcvào các phương pháp suy nghiệm để đưa ra phán đoán khi đối mặt với tình trạngkhông chắc chắn (Kahneman & Tversky, 1979; Tversky & Kahneman, 1974) Khi đốimặt với sự không chắc chắn, việc ra quyết định trở nên chủ quan hơn, lý luận trở nênkém lý tưởng hơn và quá trình ra quyết định mang tính phán đoán và dựa trên sở thíchcủa các cá nhân nhiều hơn (Pompian, 2006) Những niềm tin và sở thích mà mọi ngườinắm giữ sẽ dẫn đến những quyết định sai lệch (Shefrin, 2002) Do đó, nhiều nghiêncứu khác nhau trong lĩnh vực tài chính cho rằng những thành kiến là những sai sótmang tính hệ thống trong phán đoán (Kahneman & Riepe, 1998; Barber & Odean,2001; Montier, 2002; Ritter, 2003; Barberis & Thaler, 2003) và vi phạm các nguyêntắc lựa chọn hợp lý và ngăn cản một cá nhân tối đa hóa lợi ích của mình

Manika Sharma và Mohammad Firoz ( 2020 ) sau khi nghiên cứu về mối liên

hệ giữa các thành kiến nhận thức và quy trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân

Ấn Độ đã chỉ ra rằng quá trình ra quyết định gồm ba giai đoạn : xác định nhu cầu đầu

tư, tìm kiếm thông tin và đánh giá tất cả các lựa chọn Đồng thời, nghiên cứu cũng rút

ra một số kết luận về hành vi như sau Thứ nhất, chỉ thiên kiến bầy đàn mới có mốiquan hệ đáng kể với việc xác định nhu cầu Kết quả cho thấy rằng hai giai đoạn cuốicủa quá trình ra quyết định không có ảnh hưởng gì đến thiên kiến bầy đàn Nó cũngchỉ ra rằng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa xu hướng bầy đàn với việc tìmkiếm và đánh giá lựa chọn thay thế, tuy nhiên nó có thể liên quan đến các khía cạnhgần như bổ sung như tình hình thị trường, Hệ quả như vậy cũng tương đồng vớinhững nghiên cứu của Lin (2011) Thứ hai, tìm kiếm thông tin là giai đoạn thứ hai củaviệc ra quyết định hợp lý, phản ánh mối quan hệ tích cực mạnh mẽ với sự lạc quan và

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.5: Độ tin cậy thang đo hành vi bầy đàn - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.5 Độ tin cậy thang đo hành vi bầy đàn (Trang 62)
Bảng 4.6: Độ tin cậy thang đo hiệu ứng neo điều chỉnh - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.6 Độ tin cậy thang đo hiệu ứng neo điều chỉnh (Trang 62)
Bảng 4.8: Độ tin cậy thang đo tính đại diện - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.8 Độ tin cậy thang đo tính đại diện (Trang 63)
Bảng 4.9: Độ tin cậy thang đo quá tự tin - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.9 Độ tin cậy thang đo quá tự tin (Trang 64)
Bảng 4.10.  Độ tin cậy thang đo tâm lý không thích thiệt hại - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.10. Độ tin cậy thang đo tâm lý không thích thiệt hại (Trang 65)
Bảng 4.11. Độ tin cậy thang đo kiềm chế bản thân - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.11. Độ tin cậy thang đo kiềm chế bản thân (Trang 65)
Bảng 4.12. Độ tin cậy thang đo hối tiếc - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.12. Độ tin cậy thang đo hối tiếc (Trang 66)
Bảng 4.15. Kết quả KMO and Bartlett’s Test  của phân tích EFA cho biến độc lập lần 1 - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.15. Kết quả KMO and Bartlett’s Test của phân tích EFA cho biến độc lập lần 1 (Trang 69)
Bảng 4.17 Kết quả KMO and Bartlett’s Test  của phân tích EFA cho biến phụ thuộc - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.17 Kết quả KMO and Bartlett’s Test của phân tích EFA cho biến phụ thuộc (Trang 71)
Bảng 4.16. Bảng ma trận xoay nhân tố và kết quả kiểm định  phương sai trích, trị số Eigenvalue cho phân tích EFA biến độc lập lần 1 - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.16. Bảng ma trận xoay nhân tố và kết quả kiểm định phương sai trích, trị số Eigenvalue cho phân tích EFA biến độc lập lần 1 (Trang 71)
Bảng 4.x: Kết quả kiểm định phương sai trích và trị số Eigenvalue  của phân tích EFA cho biến phụ thuộc - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.x Kết quả kiểm định phương sai trích và trị số Eigenvalue của phân tích EFA cho biến phụ thuộc (Trang 72)
Bảng 4.18. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.18. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (Trang 73)
Bảng 4.19. Kiểm định sự tồn tại của mô hình - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.19. Kiểm định sự tồn tại của mô hình (Trang 75)
Hình 4.2.  Phân phối của phần dư trong mô hình - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Hình 4.2. Phân phối của phần dư trong mô hình (Trang 76)
Bảng 4.20. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.20. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Trang 77)
Hình 4.3. Biểu đồ Scatter Plot kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Hình 4.3. Biểu đồ Scatter Plot kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất (Trang 78)
Bảng 4.21 Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần thứ nhất - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.21 Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần thứ nhất (Trang 80)
Bảng 4.23. Bảng kết quả hồi quy - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.23. Bảng kết quả hồi quy (Trang 81)
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định các giả thuyết - ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò điều tiết của dân trí tài chính
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định các giả thuyết (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w