1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần kiến tập tổng hợp tìm về miền di sản

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Học Phần: Kiến Tập Tổng Hợp
Người hướng dẫn TS. Trịnh Lê Anh, PGS.TS. Phạm Hồng Long, ThS. Nguyễn Hoàng Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,58 MB

Cấu trúc

  • I. KHẢO SÁT TUYẾN ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH (0)
    • 1.1. Quảng Bình (4)
      • 1.1.2. Sông Chày – Hang Tối (0)
    • 1.2. Quảng Trị (5)
      • 1.2.1. Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn (5)
      • 1.2.2. Đảo Cồn Cỏ (6)
      • 1.2.3. Thành Cổ Quảng Trị (11)
    • 1.3. Huế (11)
      • 1.3.1. Ca Huế (12)
      • 1.3.2. Làng Hương Thủy Xuân Huế (0)
      • 1.3.3. Kinh Thành Huế (14)
      • 1.3.4. Chùa Thiên Mụ (16)
    • 1.4. Hà Nội (18)
      • 1.4.1. Văn Miếu Quốc Tử Giám (18)
      • 1.4.2. Hoàng Thành Thăng Long (19)
      • 1.4.3. Đền Kim Liên (21)
  • CHƯƠNG II. QUAN SÁT NGHIỆP VỤ (0)
    • 1.1. Nghiệp vụ khách sạn (23)
    • 1.2. Nghiệp vụ lữ hành (0)
    • 1.3. Nghiệp vụ hướng dẫn (0)
    • 1.4. Nghiệp vụ sự kiện (0)
  • KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (29)

Nội dung

Văn Miếu Quốc Tử Giám...18 Trang 3 LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên cho em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã

KHẢO SÁT TUYẾN ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Quảng Bình

Sông Chày nằm trên địa phận của xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Đây cũng là một địa điểm thuộc Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km Dòng sông mang tên sông Chày bởi lẽ nguồn nước ở đây bắt nguồn từ dòng thác có tên Chày, sở dĩ dòng thác mang tên Chày là do tiếng thác chảy nghe giống tiếng chày giã gạo Có chiều dài hạn chế với 10km nhưng Sông chày có nhiều ghềnh đá đẹp và chứa đựng giá trị sinh học đa dạng với nhiều loại thuỷ sinh đặc trưng hay nước xanh ngọc bích đẹp mắt với 4 bề là núi rừng tạo nên một khung cảnh thơ mộng tựa như tranh vẽ Nước sông ở đây xanh một cách lạ thường, tạo cho du khách có cảm giác choáng ngợp trước khung cảnh nơi đây Đến với sông Chày, du khách được trải nghiệm hoạt động du thuyền Kayak, vừa vận động thể thao, vừa được chiêm ngưỡng những dãy núi Karst hùng vĩ tiêu biểu cho địa hình Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, không chỉ mãn nhãn với cảnh đẹp 2 bên bờ, mà còn được tận mắt chứng kiến nhiều sinh vật dưới lòng sông Ngoài ra, đây còn là hoạt động có giá trị gắn kết các thành viên lại với nhau

Trò chơi Zipline ở nơi đây cũng là một hoạt động thu hút giới trẻ, đặc biệt là những người ưa mạo hiểm, thích thử thách Cụ thể, đây là hoạt động đu dây, du khách có cơ hội được thả mình từ trên cao xuống Trước khi tham gia trò chơi này, du khách sẽ được trang bị đồng phục bảo hộ để đảm bảo an toàn và có những trải nghiệm tốt nhất.

Quảng Trị

1.2.1 Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn

Hình 4 Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Nguồn: https://baoquangninh.com.vn/

Nghĩa Trang Liệt Sỹ Trường Sơn toạ lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 38km về phía Tây Bắc.

Sau khi đất nước được thống nhất, Trung Ương Đảng và Bộ Quốc Phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ trường Sơn để tưởng niệm, tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên các tuyến đường Trường Sơn, mãi mãi nằm yên nơi đất mẹ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Nghĩa Trang hoàn thành xây dựng vào ngày 10/4/1977 Nghĩa trang quy tụ 10.333 phần mộ của liệt sỹ; có tổng diện tích

140.000m 2 ; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m 2 , khu tượng đài 7.000 m 2 , còn lại là khu trồng cây xanh, khu hồ cảnh và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang Phần mộ chia thành 10 khu vực chính.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người hùng đã không tiếc xương máu, tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Đoàn K66 Lữ Hành, khoa Du Lịch học đã có cơ hội được viếng thăm, dâng hương tưởng nhớ những công ơn của các anh hùng liệt sỹ nơi đây.

1.2.2 Đảo Cồn Cỏ Đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị được ví là viên Ngọc Xanh giữa biển Đông, cách cảng Cửa Việt khoảng 30km theo hướng Đông Đảo Cồn Cỏ mới được cho phép hoạt động du lịch thời gian mới đây Vì vậy Cồn

Cỏ còn rất hoang sơ nhưng tuyệt đẹp với rừng nguyên sinh và nhiều hải sản quý hiếm…

Du lịch đảo Cồn Cỏ thích hợp cho những ai thích khám phá và trải nghiệm vùng đất mới, ít người đặt chân đến Đây cũng là dịp hòa mình vào thiên nhiên, thưởng thức các món ăn ngon tự nhiên và được sống cuộc sống của bà con huyện đảo.

Với diện tích khoảng 2,3 km², trong đó hơn 60% là diện tích rừng nguyên sinh, đảo Cồn Cỏ là một số ít nơi tại Việt Nam còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng được gìn giữ gần như nguyên vẹn Bởi vậy, một trong những trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi đến thăm Cồn Cỏ là tham quan khu rừng nguyên sinh giữa biển khơi, tận hưởng bầu không khí trong lành và khám phá hệ động, thực vật phong phú trên đảo.

Nguồn: https://phongnhaexplorer.com/ Đến với Đảo Cồn Cỏ, du khách có thể tắm biển, lặn ngắm san hô, thăm nhà truyền thống đảo Cồn Cỏ, cột cờ Tổ quốc, ngắm toàn cảnh đảo Cồn Cỏ từ Ngọn hải đăng trên đỉnh đồi cao nhất đảo, viếng đài tưởng niệm nơi các chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ đảo, Đài quan sát Thái Văn A, hầm quân y, bến đò tiếp tế Cồn Cỏ, tham quan dã ngoại rừng nguyên sinh Cồn Cỏ, đường đi dạo và ngắm cảnh ở Bến tranh, Công viên cây xanh… đặc biệt là khách có thể lặn đêm bắt cá cùng người dân trên đảo, bắt ốc vú nàng, đôi lúc may mắn còn bắt được cả tôm hùm luôn.

Ngoài ra, còn có một số dịch vụ giải trí, các hoạt động thể thao dưới nước như bơi lặn, chèo thuyền, ngắm san hô…; du lịch ẩm thực thưởng thức các đặc sản biển miền Trung; du lịch sinh thái câu cá, câu mực…; du lịch thể thao biển, nghiên cứu hải dương học, lặn biển, đi thuyền đáy kính xem san hô; các dịch vụ, các ngành nghề bổ trợ cho du lịch như ăn uống, giải khát, hàng lưu niệm, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản… với các sản phẩm phong phú và hấp dẫn được cung cấp trực tiếp từ người dân trên đảo

Về dịch vụ lưu trú nâng cấp sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất nhà khách của UBND huyện (30 giường) và nhà khách của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (40 giường) phục vụ hoạt động du lịch Đồng thời, tổ chức hợp lý các nhà dân trên đảo cho khách du lịch lưu trú theo hình thức homestay

Có 5 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí đảm bảo phục vụ cho 500 khách với những món ăn đặc trưng của đảo: Hàu, Ốc, Rong nho, mực, cá các loại… với các loại hình dịch vụ hỗ trợ du lịch: cho thuê tàu đi quanh đảo câu cá - lặn ngắm san hô, cho thuê võng, lều bạt, các dịch vụ thể thao tại đảo…

Các địa điểm tham quan đảo Cồn Cỏ:

- Nhà truyền thống huyện đảo Cồn Cỏ Ở đây trình diện, trình làng gần 80 tấm hình và hơn 60 hiện vật tái hiện phần nào lịch sử hào hùng của quân dan Cồn Cỏ, địa điểm được ba lần Bác Hồ gửi thư khen

- Cột cờ Tổ Quốc Đây là một trong những cột cờ được xếp vào loại lớn trên các hòn đảo ven bờ Việt

Nam Cột cờ cao 38,8 m với lá Quốc kỳ rộng

Cột cờ tổ quốc huyện đảo Cồn Cỏ thể hiện sự kỳ vọng của bao thế hệ; là biểu tượng của độc lập hoà bình; là sự khẳng định chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc; là điểm tham quan giáo dục truyền thống cho nhân dân, cán bộ trên đảo.

- Đài tưởng niệm – đồi 37 Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ huyện đảo Cồn Cỏ được xây dựng trên diện tích hơn 1.000m2, cao 28,5m, ghi danh 104 liệt sĩ, có 2 bức phù điêu ở 2 bên có tính nghệ thuật, tái hiện 1 phần cuộc chiến đấu bảo vệ và tiếp tế cho Cồn Cỏ

Nơi đây là Đài tưởng niệm tôn vinh những người lính đã anh dũng hy sinh xương máu của mình để bảo vệ biển đảo Tổ Quốc Đây còn là nơi để các thân nhân liệt sĩ, các đoàn đại biểu, chính quyền và nhân dân địa phương đến viếng thăm, dâng hương tưởng nhớ, tri ân

Bến Nghè hay còn gọi là bờ kè đảo Cồn

Huế

Huế là một trong những vùng đất du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều lượng khách du lịch lớn nhất Việt Nam bởi nền văn hoá cố đô lâu đời, giàu giá trị lịch sử, có nhiều nét đẹp về văn hoá, nghệ thuật; nhiều công trình kiến trúc độc đáo và ẩm thực đặc sắc

Hình 12 Nghệ nhân biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương bằng thuyền rồng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo cảu người dân Cố Đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay Thuyền rồng sẽ đưa du khách lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng, sau đó sẽ dừng ở giữa 2 cây cầu nổi tiếng ở Huế là Trường Tiền và Phú Xuân Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức những bài ca xứ Huế ngọt ngào, bay bổng, đậm tình xứ Huế được trình bày bởi ca sĩ và nhạc công trên thuyền Giữa chương trình ca Huế, du khách sẽ được trải nghiệm thả đèn hoa đăng trên dòng Hương Giang thơ mộng và cầu chúc những điều tốt lành cho gia đình Nghe ca Huế trên sông Hu7wong được xem như là một đặc sản xứ Huế Có thể nói, đến Huế mà chưa nghe ca Huế trên thuyền rồng thì xem như chưa bước chân tới Huế Du khách được hoà mình vào không khí vui nhộn trên dòng sông Hương khi hàng đêm có rất nhiều thuyền rồng với ánh đèn lung linhcungf nhau di chuyển dọc ngang trên dòng sông di sản xứ Huế

1.3.2 Làng Hương Thuỷ Xuân Huế

Làng hương Thuỷ Xuân nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, gần đồi Vọng Cảnh Huế, lăng Tự Đức, cách trung tâm thành phố Huế 7km về hướng Tây Nam Xưa kia, làng là nơi cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hoá, Phú Xuân Dù đã trải qua nhiều biến động những làng hương Huế vẫn tiếp tục được lưu giữ và phát triển Du khách đến tham quan làng Hương sẽ được khám phá các công đoạn làm hương bằng thủ công tại làng, cũng như tìm hiểu về lịch sử của nơi đây

Hình 13 Du khách check in ở Làng hương Thủy Xuân

Ngay khi bước chân đến đầu làng, hương thơm của hương đã tảo khắp không gian, hương ở đây có mùi đặc trưung và chất lượng tốt bởi hầu hết người dân nơi đây đều làm nghề se hương Đến đây du khách sẽ dễ dàng thấy nhiều loại hương với đủ sắc màu: tím, vàng, xanh, hồng… xoẻ thành những bông hoa hương đầy màu sắc lung linh, rực rỡ trong nắng Không gian rực rỡ sắc màu và sự nhiệt tình, hiếu khách cảu người dân nơi đây càng làm cho du khách bị mê hoặc, trầm trồ Ngoàu ra, nơi đây còn bán các mặt hàng lưu niệm nhưu tranh sơn dầu, quạt, đồ thổ cẩm hay cho thuê trang phục chụp ảnh…Đó là lý do làng hương Thuỷ Xuân đã trở thành một nét đẹp văn háo đặc sắc của vùng đất

Cố Đô được lưu truyền và phát triển đến tận bây giờ

Hình 14 Kinh thành Huế từ trên cao

Kinh thành Huế hay Thuận Hoá kinh thành là một toà thành ở Cố đô Huế Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm

1945 Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng Hiện nay,

Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn háo Thế giới

Kinh thành Huế có tất cả 13 cửa thành Trong đó, 10 cửa thành sẽ thông ra bên ngoài, 1 cửa thành nội bộ, 2 cửa thành đường thủy nối ra các nhánh sông. Đại Nội Huế: Nằm bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, rời mộ…cùng khối lượng đất khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).

Hoàng Thành Huế: gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu miếu thờ… được đặt giữa không gian thiên nhiên đẹp hài hòa của những hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi tỏa bóng mát Hoàng Thành có 4 cồng đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông xa ra dòng sông

Hương thơ mộng Cổng Ngọ Môn có 5 cửa trong đó cửa chính giữa dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và 2 cổng bên quanh dành cho bính lính cùng voi ngựa theo hầu. Được xây phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng có kết cấu bằng gỗ lim, chia làm 2 tầng và 9 bộ mái, mái giữa được lợp màu vàng, còn lại là 8 lợp mái xanh Trước đây, LầuNgũ Phụng là nơi tổ chức một số các lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn.

Nguồn: http://www.vietnam-tourism.com/ Điện Thái Hòa là một biểu tượng của triều đại nhà Nguyễn, là công trình bậc nhất diễn ra các buổi thiết triều quan trọng Nghệ thuật kiến trúc cùng đình và các chất liệu làm bằng gỗ lim với đường nét khắc hình vô cùng tinh tế Tất cả đã làm nên những nét vô cùng quan trọng của triều đình nhà Nguyễn

Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với cái tên Chùa Linh Mụ Ngôi chùa này toạ lạc nằm trên ngọn đồi Hạ Khuê – Thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường KimLong, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây Phía chính diện của chùa là dòng sôngHương thơ mộng Với phong cảnh hữu tình nơi đây, Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với thực khách mỗi khi có dịp đến Huế.

Hình 16 Chùa Thiên Mụ từ trên cao

Nguồn: https://huesmiletravel.com.vn/

- Các điểm tham quan chùa Thiên Mụ: Điện Đại Hùng: Nằm chính diện chùa Thiên Mụ, Điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc – Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc Bên cạnh được sơn lại màu gỗ, cho ta cảm giác gần gũi, thân quen

Tháp Phướng Duyên: Được xây dựng ngay sau cổng chào, Tháp được xây dựng năm 1844 bởi vui Thiệu Trị Lúc bấy giừo, để hoàn thành Tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ ngoài vào Thân tháp xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh Tất cả hợp tạo thành khối tháp hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, với 7 tầng, mỗi tầng 2m

Cổng Tam Quan: Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước

Duyên Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân - Quỷ - Thần Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng

Hà Nội

1.4.1 Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hình 17 Văn Miếu Quốc Tử Giám từ trên cao

Văn Miếu nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thái Tông, là nơi tôn thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận con cái của thường dân có sức học xuất sắc.

Sau thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia những người đỗ tiến sỹ.

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ Quần thể di tích bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành Môn và nhà Thái Học

Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại hoc đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt xưa Ngày nay

Văn Miếu còn là một điểm hẹn “xin chữ” của những người dân trên khắp mọi miền tổ quốc trong những ngày tết truyền thống với mong ước năm mới an lành; hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với mong ước đỗ đạt của các sỹ tử.

Hình 18 Hoàng Thành Thăng Long

Nguồn: https://www.traveloka.com/

Hoàng thành Thăng Long là một di tích có nhiều giá trị lịch sử độc đáo Đó là bề dày lịch sử của một trung tâm quyền lực chính trị, cho đến nay vẫn giữ vai trò trung tâm của nước Việt Nam hiện đại Toàn bộ Khu di sản là trung tâm của Cấm thành, Hoàng thành – nơi ở và làm việc của vua và Hoàng gia, gắn với các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và lịch sử thăng trầm của Kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.

Hoàng thành Thăng Long có kiến trúc là các tầng di tích và di vật được xếp chồng lên nhau và trải qua nhiều triều đại lịch sử khác nhau Di tích Hoàng thành Thăng Long cũng thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc biểu thị trong các kiến trúc, di vật,cách xử lý xây dựng kiến trúc đô thành, cách xử lý quan hệ với thiên nhiên (qua các di chỉ khảo cổ dòng sông, con thuyền) Tại đây có các di tích trên mặt đất rất quí giá như: đội nhân dân Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh Hệ thống các di tích và hiện vật đã khai quật tại di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu càng cho chúng ta thấy trong lòng đất ở khu vực này chứa đựng một dòng chảy văn hoá chảy suốt cả lịch sử Thăng Long Hà Nội.

Kỳ Đài còn được gọi 1 cách gần gũi là cột cờ Hà Nội dù trải qua hàng trăm năm mưa nắng vẫn sừng sững cho đến ngày nay Cột cờ Hà Nội được xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812 dưới thời vua Gia Long Cột cờ là kết cấu dạng tháp ,kiến trúc cột cờ bao gồm 3 tầng đế, thân cột và đỉnh Các tầng đế hình chop vuông cụt, nhỏ dần và chồng lên nhau xung quanh ốp gạch và có 4 cửa Thân cột cờ hình trụ 8 cạnh, toàn thể cột được soi sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình rẻ quạt Toàn bộ cột cờ cao hơn 33m tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m Trong thân có cầu thang 54 bậc xây theo hình xoáy chôn ốc lên tới đỉnh. Đoan môn thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội Đây là cổng chính phía Nam dẫn lối vào Cấm Thành Được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng Hai bên cổng thành có cầu thang bằng gạch đưa du khách lên tầng hai Trên nóc của Đoan Môn được xây dựng 1 nhà Phương Đình nhỏ kiểu hai tầng 8 mái, mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp 2 con rồng kìm

Rời Đoan Môn tiếp tục theo con đường chính tâm là đến khu vực Điện Kính Thiên. Đây là công trình quan trọng nhất, chiếm vị trí trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long nằm trên núi Long Đỗ - rốn rồng được coi là huyệt đạo của kinh thành Thăng Long xưa.Và nơi mà các bạn đang nhìn thấy đây chính là trung tâm của Cấm Thành Thăng Long xưa chính là nơi ở và nơi làm việc của vua và hoàng gia

- Hậu Lâu ( Lầu Công Chúa)

Công trình này đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần và kiến trúc đã có nhiều thay đổi so với nguyên bản Từ khi xuất hiện đã là nơi ở của các cung tần mỹ nữ, hoàng hậu hay công chúa Có thể vì thế mà Hậu Lâu còn được biết đến với tên gọi là Lầu Công Chúa. Sau này người Pháp xây mới tòa lầu này làm nơi ở và làm việc của quân Pháp do vậy kiến trúc tòa Hậu Lâu hiện nay là sự hòa trộn giữa kiến trúc cung đình Việt Nam và kiến trúc Pháp.

Bắc Môn là điểm cuối của trục chính tâm đi qua Hoàng Thành Bắc Môn của Bắc nằm trong hệ thống thành Hà Nội được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền cửa bắc thời Lê theo lối vọng lâu.Công trính được xây bằng gạch theo lối quấn vòm, trên đỉnh vòm có tấm đá chạm 3 chữ “ chính Bắc Môn “ xung quanh trang trí viền hoa dây. Bắc Môn là cổng thành duy nhất còn xót lại bên cạnh những cổng thành khác bị tàn phá của thành Hà Nội.

- Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu

Những hiện vật tại khu khảo cổ này là minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long – Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử Thăm quan tại khu khảo cổ này du khách có thể dễ dàng phát hiện ra các nền móng của các cung điện, bệ đá, chân cột, hệ thống thoát nước và đặc biệt là rất nhiều giếng khơi Theo các chuyên gia khảo cổ chỉ trong diện tích 3,3 ha đã tìm thấy 26 giếng nước cổ Giếng nước cổ được tìm thấy trong Hoàng Thành đã gây ngạc nhiên lớn cho các nhà khoa học về độ bền chắc, độ trong lành của nguồn nước Điều đó cho thấy kỹ thuật đào giếng khơi của người Việt từ xa xưa đã rất cao siêu

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ Đền Kim Liên tọa lạc ở 148 P Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, địa chỉ thờ thần Cao Sơn Đại Vương Tương truyền thần là con trai của Lạc Long Quân & Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh đem lại bình yên cho nhân dân Sau đó ngài xin vua cha về vùng đất hoang vu lập nghiệp (vùng đất nay là phường Phương Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội) Để ghi nhớ công ơn ngài, sau khi ngài mất dân đã lập đền để thờ ngài. Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn đại vương - vị thần bảo hộ, phù trì nhân dân chống lại thiên tai, cường địch, giữ gìn sự bình yên trong cuộc sống. Đền Kim Liên còn lưu giữ nhiều di vật, như: 33 bản sắc phong các thời Lê,Nguyễn; tấm bia đá “Cao Sơn Đại vương Thần Từ Bi Minh” năm 1510…, là những bảo vật quý hiếm, không chỉ có giá trị chứa đựng cứ liệu lịch sử liên quan đến di tích nói riêng, lịch sử các triều đại phong kiến nói chung, mà còn chứa đựng nhiều thông tin khoa học quý giá về thư pháp, ngôn ngữ học, mỹ thuật truyền thống Việt Nam Lễ hội đền Kim Liên diễn ra vào ngày 16.3 âm lịch, để người dân và khách thập phương tỏ lòng ngưỡng vọng, biết ơn tới thần Cao Sơn đã che chở, ban phúc lộc cho người dân.

QUAN SÁT NGHIỆP VỤ

Nghiệp vụ khách sạn

2.2.1 Ngày 1-2/8: Khách sạn Mê Kông 2 Quảng Trị - Khách sạn 3 sao:

Khách sạn Mê Kông Quảng Trị tọa lạc tại vị trí trung tâm của thành phố Đông Hà. Gần các điểm tham quan nổi tiếng như Thành Cổ Quảng Trị, Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải, nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn.

Khách sạn được thiết kế hiện đại gồm hệ thống 73 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, thoáng mát đầy đủ tiện nghi Các phòng nghỉ đều được trang bị TV, máy điều hòa, bồn tắm cá nhân, minibar.

Nhà hàng phục vụ ăn uống, hội nghị, tiệc cưới với sức chứa sảnh tầng 1 là 500 khách, sảnh tầng 2 là 200 khách, hệ thống phòng ăn riêng biệt

Khách sạn thoải má, tiện nghi, sạch sẽ mang lại sự hài lòng cho du khách, có ban công rộng rãi, quang cảnh đẹp Lễ tân nhiệt tình và xử lý vấn đề nhanh chóng.

- Nhà khách Huyện đảo Cồn Cỏ

Giới thiệu: là nhà khách có cơ sở lưu trú thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ tiện ích cần thiết như giường, quạt điều hòa, đồ sử dụng cá nhân

- Phù hợp cho kỳ nghỉ: 4 người lớn

Nhà khách BCH Quân sự Đảo có diện tích 2,3km2 với dân số khoảng 400 người Trong đó có mới chỉ có khoảng hơn 20 hộ gia đình ra lập nghiệp tại đảo và một số cư dân trên đảo này đã và đang chỉnh trang lại nhà ở, khuôn viên sạch sẽ, an toàn, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của du khách, kết hợp tổ chức các sinh hoạt của người dân theo mô hình homestay đón khách cùng ở.

- Phù hợp cho kỳ nghỉ: 4 người lớn

- Nhà khách sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện ích

Nhà hàng Đảo Xanh là nhà hàng nằm sát cạnh biển nên vô cùng thoáng mát, phong cảnh thiên nhiên đẹp Nhà hàng phục vụ những món ăn địa phương đa dạng, rất ngon, lạ. Ở đây, thực phẩm tươi sống, đặc biệt là những món hải sản, rau biển

2.2.3 Ngày 3/8-4/8: Khách sạn Đạt Anh (Huế) – Khách sạn 3 sao

Giới thiệu: Khách sạn Đạt Anh là khách sạn chuẩn 3 sao được xây dựng năm 2018.

Với thiết kế sang trọng, đầy đủ tiện nghi, hiện đại Nằm ở trung tâm thành phố Huế (cách phố đi bộ 900m)

- Hệ thống 52 phòng rộng rãi:

26 phòng đơn, 26 phòng đôi Trang bị đầy đủ hiện đại như: điều hòa, tivi màn hình phẳng, truyền hình cáp, wifi, minibar, trà, café và nước lọc miễn phí

- Hệ thống nhà hàng ăn uống, sức chứa 500-600 khách, âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp phục vụ tổ chức hội nghị, sự kiện.

- Khách sạn sạch sẽ, tiện nghi, lễ tân nhiệt tình, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả

2.2.4 Các thủ tục tại khách sạn

- Lớp trưởng tiến hành cho các thành viên chọn phòng trước chuyến đi, thông tin số lượng người/ mỗi phòng và có những phương án giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh Tránh trường hợp đến khách sạn mới phân phòng, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến chuyến đi

- Trước khi đến khách sạn thì liên hệ với khách sạn để kiểm tra lại sự sẵn sàng đón tiếp khách của khách sạn.

- Dốc đỡ và chuyển hành lý của đoàn vào tiền sảnh, tránh gây mất trật tự, ồn ào gây mất thiện cảm với những đoàn khách khác.

- Sau khi đến khách sạn thì đoàn sẽ tạm nghỉ ở tiền sảnh và đại diện đoàn hoặc HDV tiến hành làm thủ tục nhận phòng tại quầy lễ tân Tránh trường hợp đoàn đông gây náo loạn tại quầy lễ tân hoặc khu vực tiền sảnh gây ảnh hưởng đến những khách hàng khác cũng như chất lượng dịch vụ của khách sạn.

- Cung cấp thông tin đã đặt phòng

+ Xuất trình hộ chiếu, các giấy tờ cùng bảng danh sách khách đoàn, danh sách phòng ở (với các thông tin như số lượng phòng, loại phòng, số buồng, số tầng, sơ đồ buồng, ),

+ Đại diện ký tên vào form của khách sạn để xác nhận lưu trú.

+ Nhận chìa khóa và giao chìa khóa cho đoàn theo danh sách bố trí phòng

+ Nếu có thể đưa cho khách đoàn danh thiếp với đầy đủ thông tin về khách sạn, tên người và số điện thoại cần liên lạc khi khách cần hỗ trợ.

- Cung cấp thông tin về các dịch vụ mà khách cần trả tiền: Giặt ủi, điện thoại, đồ uống trong tủ lạnh… HDV sẽ báo vị trí nhà ăn, thời gian ăn cho đoàn Thống nhất chương trình hoạt động tiếp theo của đoàn HDV hoặc đại diện đoàn sẽ bên cạnh đoàn để hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh Khi đoàn lên nhận phòng, HDV sẽ nán lại quầy lễ tân ít phút để giải quyết các vấn đề phát sinh của đoàn (nếu có).

- Khi đoàn lên nhận phòng cần phải kiểm tra phòng (khóa phòng, tủ quần áo, giường, nhà tắm, ), nếu có vấn đề gì phải thông báo với lễ tân để kịp thời xử lý

- Việc tổ chức ăn uống ở khách sạn thường theo thực đơn đã bố trí trước Trước giờ kiểm tra thực đơn, chất lượng khẩu phần phục vụ khách có đúng với thực đơn mẫu hay không, kiểm tra về khả năng đặt thêm món, thay món Trong thực đơn cần cố gắng đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách trong đoàn khi có nhu cầu ăn món kiêng hay ăn chay. Sắp xếp cho khách ngồi vào bàn ăn sao cho đủ suất ăn, tránh việc thiếu đồ ăn cho những người đến muộn

- Chuẩn bị check out trước 12h00, thông báo những chi phí phát sinh khi đoàn nghỉ ngơi tại khách sạn, kiểm tra thông tin các chi phí, nếu có vấn đề chưa chính xác thì phản hồi để xem xét xử lý Đối với đoàn cần chú ý thời gian check out, tránh tình trạng check out muộn làm ảnh hưởng đến chuyến đi.

- Thu thập đầy đủ thông tin về tuyến điểm tham quan, giải trí của tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi như: loại hình phương tiện, loại hình lưu trú và chất lượng, giá cả dịch vụ các thông tin khác như thủ tục hải quan, visa, đổi tiền…

Nghiệp vụ sự kiện

Tuy nhiên, việc tổ chức đêm Gala Dinner vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục và rút kinh nghiệm Đầu tiên, trong một chuyến đi, đêm gala thường sẽ tổ chức với mục đích là nhìn lại hành trình kiến tập, tổng kết những gì đạt đạt được và những gì còn hạn chế nên thường sẽ được sắp xếp tổ chức vào ngày cuối của chuyến đi Tuy nhiên,đêm gala dinner trong chuyến kiến tập của K66 Lữ hành lại được tổ chức vào đêm ngày thứ 2, vậy nên chương trình này lại mang một ý nghĩa khác đó là gắn kết các thành viên trong đoàn lại với nhau Bên cạnh đó, chương trình cũng mắc lỗi nghiêm trọng, đó là cả đoàn đã dùng bữa trước khi chương trình diễn ra, ngay sau đó được cố vấn học tập nhắc nhở và rút kinh nghiệm cho cả BTC và các thành viên trong đoàn.

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w