1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Công Đoàn Với Công Tác Bảo Hộ Lao Động - Đề Tài - Kỷ Luật Lao Động

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 47,58 KB

Nội dung

I KHÁI NIỆM Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động (Theo điều 118, Bộ luật lao động) II MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA II.1 Mục đích Nhằm làm cho NLĐ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ Do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự kỷ luật Bởi vậy người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi NLĐ hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ Từ đó, họ có thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi II.2 Ý nghĩa Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể: - Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, NSDLĐ có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống NLĐ và trật tự xã hội nói chung - Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu - Tuân thủ kỷ luật lao động, NLĐ có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất - Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của NLĐ là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho NLĐ không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt III NỘI DUNG NỘI QUY LAO ĐỘNG 1 Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản Trang 1 Theo nghị định 95/2013/NĐ-CP tại điểm a, khoản 2, Điều 15 có quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi sau đây: không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên 2 Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Theo nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 14 có quy định: 1 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không bảo đảm cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ giữa ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định 2 Phạt tiền NSDLĐ có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo các mức sau đây: a Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ b Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ c Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ d Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ e Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên 3 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: a Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ Luật Lao Động b Huy động NLĐ làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Lao Động 4 Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với NSDLĐ huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 106 của Bộ Luật Lao Động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần 5 Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với NSDLĐ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này b) Trật tự tại nơi làm việc; c) ATLĐ, VSLĐ ở nơi làm việc; Trang 2 Theo nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 16 có quy định: 1 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: a Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm ATLĐ, VSLĐ; b Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; c Không cử người làm công tác ATLĐ, VSLĐ; d Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật 2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: a Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định; b Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ; c Không bảo đảm điều kiện ATLĐ, VSLĐ đối với nhà xưởng theo quy định; d Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ, VSLĐ hoặc các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ đã công bố áp dụng trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới; e Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định; f Không có bảng chỉ dẫn về ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; g Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; h Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về ATLĐ, VSLĐ ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; i Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định; Trang 3 j Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng; k Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế; l Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định 3 Biện pháp khắc phục hậu quả: a Buộc NSDLĐ lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ khi có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; b Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ đã công bố áp dụng về đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này; c Buộc NSDLĐ trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này; d Buộc NSDLĐ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều này; b Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho NLĐ cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều này d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của NSDLĐ; e) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất Theo nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 15 có quy định: Trang 4 3 1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ 4 không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp IV 2 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: a Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên; b Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; c Sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực 3 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với NSDLĐ khi có một trong các hành vi sau đây: a Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ khi xử lý kỷ luật lao động; b Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; c Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động 4 Biện pháp khắc phục hậu quả: a Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho NLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này; b Buộc nhận NLĐ trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho NLĐ trong những ngày đã sa thải trong trường hợp xử lý kỷ luật lao động sa thải NLĐ đối với hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 3 Điều này Trước khi ban hành nội quy lao động, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở Nội quy lao động phải được thông báo đến NLĐ và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc Theo nghị định 95/2013/NĐ-CP tại khoản 1, Điều 15 có quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp NGUYÊN TẮC, TRÌNH TỰ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1 Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của NLĐ; Trang 5 VD1: Anh Trần Văn Cường (Công ty Tân Thành, quận Thủ Đức, TP HCM) cho hay “Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn Mới đây, khi kiểm tra đột xuất không thấy tôi có mặt, công ty lập biên bản, yêu cầu tôi viết kiểm điểm Cho rằng sai phạm không nghiêm trọng và chưa gây ra hậu quả nên tôi không viết Thế nhưng, công ty đã ra quyết định sa thải tôi ” Ông Vũ Ngọc Dần, trưởng phòng tổ chức - hành chính, trả lời: Anh Cường là nhân viên bảo vệ Trong đợt kiểm tra vừa qua, đoàn công tác phát hiện anh không có mặt trong ca trực và lập biên bản Đây không phải lần đầu anh Cường vi phạm, song mỗi lần vi phạm, anh Cường đều không chịu viết kiểm điểm và ký biên bản Không chỉ vậy, mới đây anh Cường tự ý bỏ việc suốt 1 tuần mà không xin phép cũng không có lý do chính đáng nên công ty sa thải vì tự ý nghỉ việc hơn 5 ngày cộng dồn trong tháng (Theo web: nld.com.vn/congdoan ngày 03/02/2016 ) Vậy phía NSDLD đã có đủ minh chứng để để chứng minh rằng lỗi là do NLĐ VD2: Trần Văn Nghi (Công ty Đông Thịnh, quận 2, TP HCM): “HĐLĐ của tôi đến cuối năm 2016 mới hết hạn Vừa qua, tôi làm đơn xin nghỉ việc để chăm sóc mẹ già (trên 80 tuổi) bị bệnh dài ngày Công ty buộc tôi phải bồi thường chi phí đào tạo 30 triệu đồng mới cho nghỉ dù tôi chẳng được đào tạo gì ” Ông Nguyễn Văn Nam, giám đốc công ty, trả lời: Tôi thừa nhận có sự việc như phản ánh của NLĐ Nguyên nhân là do trưởng phòng nhân sự hiểu sai về việc đào tạo NLĐ trong quá trình làm việc Chúng tôi hứa sẽ giải quyết cho anh Nghi nghỉ việc đúng quy định của pháp luật ngay sau Tết Trường hợp này rõ ràng NSDLĐ không chứng minh được lỗi là do NLĐ nên không thể kỷ luật lao động b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Trang 6 Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ… vì vậy việc xử lý kỷ luật liên quan trực tiếp đến tổ chức Công đoàn Khi xem xét kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp Theo nghị định 05/2015, Điều 30 khoản 1 NSDLĐ gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, NLĐ, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của NLĐ dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp c) NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; Xử lí lao động: đối tượng là NLĐ cũng giống như các xử lí khác, NLĐ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư để bào chữa đó là quyền lợi chính đáng để bào vệ chính họ Hiến pháp nghiêm cấm việc tuyển dụng lao động trẻ em dưới độ tuổi tối thiểu Độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi NSDLĐ có thể thuê người dưới 15 tuổi (tối thiểu là 13 tuổi) để thực hiện các công việc nhẹ được quy định trong danh mục ban hành bởi Bộ LĐTBXH Khi tuyển dụng lao động dưới 15 tuổi, NSDLĐ phải ký HĐLĐ với người đại diện pháp luật trong thỏa thuận với NLĐ Do đó việc xử lí lao động đối với NLD dưới 15 tuổi phải có người đại diện (theo hợp đồng) là điều tất yếu d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản Để kết quả của việc xử lí kỷ luật lao động có hiệu quả và có cơ sở thực hiện thì phải có biên bản ghi nhận lại buổi xử lí kỷ luật Biên bản sẽ là căn cứ pháp lí để thi hành những gì đã đưa ra trong phiên xử Theo khoản 3 điều 30 nghị định 05/2015: Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy Trang 7 định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do 2 Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động Điều 125 Bộ luật lao động nêu rất rõ những hình thức kỷ luật lao động và có những qui định cụ thể cho từng hình thức Vì thế không thể có có một hành vi vi phạm kỷ luật mà áp dụng nhiều hình thức xử lí hoặc áp dụng những hình thức kỷ luật không có trong qui định của bộ luật Ví dụ: Nguyễn Hồng Quân (Công ty Nguyễn Tuấn, quận 5, TP HCM) Tôi vi phạm kỷ luật lao động, bị cảnh cáo bằng biên bản và bị công ty điều chuyển sang làm việc tại bộ phận khác có mức lương thấp hơn Theo tôi biết, Bộ Luật Lao động không có hình thức xử phạt này? - Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc công ty, trả lời: Qua làm việc với cơ quan chức năng, chúng tôi thấy cách xử lý kỷ luật lao động như vậy chưa đúng Sắp tới, chúng tôi sẽ thu hồi quyết định điều chuyển, tổ chức lại cuộc họp hội đồng kỷ luật và thay đổi hình thức kỷ luật đối với anh Quân cho phù hợp với quy định pháp luật 3 Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất Anh Lê Văn A vi phạm đồng thời 2 hành vi vi phạm kỷ luật Nếu xét hành vi 1 thì anh sẽ nhận hình thức kỷ luật khiển trách Nếu xét hành vi 2 anh sẽ nhận hình thức kỷ luật sa thải Vậy theo điểm này NSDLĐ chỉ áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhất đối với NLĐ đó là sa thải chứ không đồng thời vừa khiển trách vừa sa thải 4 Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây: a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ; b) Đang bị tạm giữ, tạm giam; c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này; d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP/Điều 29 Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi Trang 8 1 Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi 2 Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (theo nghị định 05/2015/NĐ- CP) 5 Không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình V THỜI HIỆU XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1 Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật 2 công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng a) Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu b) để xử lý kỷ luật lao động thì NSDLĐ tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết c) thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên 3 VI Điểm a, b và c Khoảng 4 Điều 123: Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ Đang bị tạm giữ, tạm giam Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên (Điểm d khoản 4 Điều 123: Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.) Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG (Theo Điều 125 Hình thức xử lý kỷ luật lao động) Trang 9 1 Khiển trách THEO TỪNG HÌNH 2 Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức 3 Sa thải VII NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT THỨC XỬ LÝ Theo quy định tại điều 126, bộ luật lao động 2012 thì chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật trong các trường hợp sau đây: 1 Hình thức khiển trách Áp dụng đối với NLĐ phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ Ví dụ: tự ý nghỉ làm lần đầu mà không xin phép, mặc đồng phục không đúng theo quy định của công ty, làm việc không đúng theo các bước yêu cầu của công ty, tự ý làm theo ý kiến của bẩn thân…… Các hành vi vi phạm bị khiển trách bằng văn bản: Vi phạm thời giờ làm việc, hiệu quả công việc, nề nếp, tác phong làm việc - Tự ý bỏ việc, rời khỏi nơi làm việc không có lý do chính đáng (bao gồm hết thời gian công tác/nghỉ phép/nghỉ chế độ mà không đến công ty làm việc; tự ý bỏ học đang trong thời gian được cử đi học, đào tạo) - Không bảo đảm giờ làm việc mà không có lý do chính đáng - Sử dụng giờ làm việc để giải quyết công việc riêng mà không được phép của NSDLĐ hoặc quản lý trực tiếp, đã được nhắc nhở 2 lần/tháng - Do lỗi bản thân (sơ suất, chủ quan) mà không hoàn thành khối lượng, chất lượng hoặc tiến độ được giao hoặc ảnh hưỏng đến uy tín của công ty - Không kịp thời thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thuộc chức trách công việc được giao, nghĩa vụ phải làm hoặc khi có yêu cầu của người của cấp quản lý - Không chấp hành mệnh lệnh công tác của cán bộ quản lý trực tiếp dù lý do đưa ra không được chấp nhận - Có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc xâm phạm thân thể của đồng nghiệp, cấp quản lý và khách hàng trong quan hệ công việc - Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây phiền hà cho đồng nghiệp hoặc đối tác trong khi giải quyết công việc - Có hành vi gây rối tình dục hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính Vi phạm trật tự công ty Trang 10 - Mặc trang phục không đúng quy định - Gây rối hoặc có hành vi kích động người khác gây rối tại nơi làm việc hoặc trong khu vực công ty mà mức độ không nghiêm trọng - Tự ý dán, tháo dỡ các bản thông báo, viết, vẽ nội dung không liên quan lên bảng thông tin của công ty - Sử dụng các hình thức để cá độ, ăn tiền tại công ty, nơi làm việc Vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, sử dụng các phương tiện làm việc - Không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thực hành tiết kiệm khi sử dụng các trang thiết bị văn phòng, đồ dùng tại công sở và nơi làm việc - Sử dụng các phần mềm không cần thiết cho công việc tại máy tính của công ty Vi phạm về bảo mật và bảo vệ tài sản - Sử dụng phương tiện, tài sản của công ty không đúng mục đích, quy định - Sử dụng tên công ty trong giao dịch/thực hiện công việc vì mục đích cá nhân - Tháo dỡ, thay đổi vị trí máy móc, thiết bị, tài sản của công ty mà không được phép của Ban lãnh đạo/bộ phận được phân cấp quản lý/không có lý do chính đáng Vi phạm khác - Có hành vi bao che, tạo điều kiện, không ngăn chặn, không báo cấp có thẩm quyền khi thấy vi phạm kỷ luật của CBNV dưới quyền hoặc của CBNV khác - Quản lí không chặt để NLĐ dưới quyền vi phạm lỷ luật lao động - Vi phạm quy định khác của công ty hoặc vi phạm gây thiệt hại cho công ty dưới 2 triệu đồng 2 Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật cấp độ 2 (Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức) Áp dụng đối với NLĐ đã bị khiển trách bằng bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động - Người lao động bị xử lý kỷ luật cấp độ 1 mà tái phạm trong thời gian còn hiệu lực - Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc/làm sai lệch sổ sách, chứng từ dẫn đến gây thiệt hại về người, tài sản của công ty có trị giá từ 2 triệu đến dưới 5 triệu đồng - Tham ô, trộm cắp/hành vi liên quan đến tham ô, trộm cắp tài sản, nguyên vật liệu của công ty, khách hàng/đối tác, đồng nghiệp có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống Trang 11 - Vi phạm chế độ quản lý tài chính, sử dụng tiền của tập thể vào mục đích cá nhân - Tham gia vào các vụ dàn xếp mua bán trái phép/tiếp tay cho người ngoài lấy cắp vật tư, tài sản của công ty và khách hàng/đối tác - Cấp quản lý không/chậm giải quyết công việc trong khả năng, quyền hạn, trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản/ảnh hưởng đến công việc/giảm uy tín của công ty dù đã nhận được báo cáo, xin chỉ thị của cấp dưới về các các vấn đề cấp bách, chính đáng - Cố ý truyền đạt thông tin không chính xác gây mất đoàn kết nội bộ/giảm uy tín công ty - Không chấp hành mệnh lệnh tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh của cấp quản lý - Cố ý truyền bá virut vi tính vào hệ thống mạng của công ty Truy cập vào máy tính của đồng nghiệp khi chưa được phép - Mang vũ khí, chất nổ, chất cháy vào Công ty mà không được phép 3 Hình thức sa thải a NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ b NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm c Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này; d NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động Hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc được hướng dẫn cụ thể trong điều 31, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động như sau: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc Trang 12 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau: a) Do thiên tai, hỏa hoạn; b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động VIII BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1 Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài 2 sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật IX Trường hợp NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc, thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 BLLĐ hiện hành (Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của NLĐ sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập) NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường (Theo điều 130, BLLĐ 2012) NHỮNG QUY ĐỊNH CẤM KHI XỬ KÝ KỶ LUẬT (Theo điều 128, Bộ luật lao động) 1 Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ 2 Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động 3 Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động Trang 13 Ví dụ: Tôi thấy hiện nay nhiều công ty khi lao động vi phạm kỷ luật thì hay cắt lương hoặc trừ tiền công của NLĐ Tôi không biết như thế có đúng không? Và không đúng thì NSDLĐ sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cám ơn! (Người gửi: Nguyễn Thị Hương - Hà Nội) Luật sư tư vấn: Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong Về câu hỏi của bạn công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: Hiện nay, có rất nhiều các công ty áp dụng hình thức trừ tiền lương khi NLĐ vi phạm nội quy lao động Tuy nhiên, hình thức phạt tiền này là bất hợp pháp Căn cứ vào điều 125, Bộ luật lao động năm 2012, các hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định sau: - Khiển trách - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức - Sa thải Ngoài ra, điều 128, Bộ luật lao động này còn quy định về Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau: - Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ - Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động - Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động Như vậy, công ty áp dụng biện pháp phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật là không phù hợp với pháp luật lao động Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính Căn cứ vào khoản 3, khoản 4, điều 15, Nghị định 195/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội, thì trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể sẽ bị xử lý như sau: 3 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với NSDLĐ khi có một trong các hành vi sau đây: a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ khi xử lý kỷ luật lao động; b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; c) Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động Trang 14 4 Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho NLĐ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này; b) Buộc nhận NLĐ trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho NLĐ trong những ngày đã sa thải trong trường hợp xử lý kỷ luật lao động sa thải NLĐ đối với hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 3 Điều này.” Như vậy, NSDLĐ có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho NLĐ X TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG VIỆC Việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ trong xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể tại Điều 129, Bộ Luật lao động 2012: 1 NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh Việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở 2 Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc 3 Trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động, NLĐ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng 4 Trường hợp NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động thì được NSDLĐ trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc Quy định pháp luật lao động về tạm đình chỉ trong xử lý kỷ luật lao động Theo Điều 129, Bộ Luật lao động 2012, khi NLĐ vi phạm kỷ luật lao động hoặc có quan hệ đến vụ việc vi phạm tiêu cực có những tình tiết phức tạp, gây trở ngại cho việc xác minh làm rõ sự kiện thì NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ Trước khi quyết định đình chỉ công việc của NLĐ, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở Thời gian tạm đình chỉ công việc đối với NLĐ là 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày Trước khi bị tạm đình chỉ công việc, NLĐ được tạm ứng trước 50% tiền lương Trang 15 Theo quy định tại Điều 132, Bộ Luật Lao động 2012 thì Người bị tạm đình chỉ công việc nếu xét thấy không thỏa đáng hoặc không đúng pháp luật thì có quyền khiếu nại với NSDLĐ hoặc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 33, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động Theo đó, NSDLĐ phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến NLĐ trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định tạm đình chỉ công việc NSDLĐ phải khôi phục quyền và lợi ích của NLĐ bị vi phạm do quyết định tạm đình chỉ công việc Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ, phải trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày tạm đình chỉ không được làm việc Trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động, NLĐ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng trước đó Nếu có thiệt hại về vật chất thì NLĐ phải chịu trách nhiệm vật chất, bồi thường thiệt hại theo Điều 130, Bộ Luật lao động 2012 và Khoản 6, Điều 26, Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quyết định tạm đình chỉ công việc đối với NLĐ nên được ban hành dưới hình thức bằng văn bản để làm căn cứ giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát sinh tranh chấp Ví dụ Chiều 17.11.2015, PGS - TS Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vừa tạm đình chỉ công việc của nhân viên Trần Thị Thanh Thủy ở quầy thu viện phí sau khi một bệnh nhân của bệnh viện phản ánh trên mạng xã hội về việc nhân viên này xem phim trong giờ làm việc Trước đó, ngày 16.11.2015, một người dùng facebook là Lê Kim Bách Khoa đã đăng tải trên trang cá nhân những hình ảnh nhân viên thu viện phí của bệnh viện xem phim trong giờ làm việc Những hình ảnh này được chị Hoàng Quỳnh My (em họ anh Khoa, ngụ tại Đắc Lắc) chụp lại khi đưa cha đi khám bệnh tại bệnh viện sáng cùng ngày Trang 16 Qua kiểm tra và xác minh, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận thấy nhân viên Thủy đã vi phạm quy chế của bệnh viện Ban giám đốc dưạ theo Điều 129 Luật lao động 2012 ra quyết định tạm đình chỉ công việc của nhân viên Trần Thị Thanh Thủy ở quầy thu viện phí, đưa về phòng chuyên môn phụ trách để đào tạo, kèm cặp thêm Đồng thời, yêu cầu nhân viên này viết tường trình về vụ việc MỤC LỤC I KHÁI NIỆM 1 II MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA 1 Trang 17 2.1 Mục đích 1 2.2 Ý nghĩa .1 III NỘI DUNG NỘI QUY LAO ĐỘNG .1 IV NGUYÊN TẮC, TRÌNH TỰ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 5 V THỜI HIỆU XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 9 VI HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG .9 VII NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT THEO TỪNG HÌNH THỨC XỬ LÝ 10 VIII.BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 13 IX NHỮNG QUY ĐỊNH CẤM KHI XỬ KÝ KỶ LUẬT 13 X TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG VIỆC .15 Tài liệu tham khảo 1 Bộ luật lao động, NXB Chính trị quốc gia, 2012 2 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Trang 18

Ngày đăng: 15/03/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w