Tiểu Luận - Công Đoàn Và Công Tác Bảo Hộ Lao Động - Đề Tài - Tình Hình Tai Nạn Lao Động Trong Nhà Xưởng

19 0 0
Tiểu Luận - Công Đoàn Và Công Tác Bảo Hộ Lao Động - Đề Tài - Tình Hình Tai Nạn Lao Động Trong Nhà Xưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHOA LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN  CÔNG ĐOÀN VÀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Tên đề tài: TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG NHÀ XƯỞNG 1 1 Khái quát về tai nạn lao động trong nhà xưởng: a Khái niệm: Theo điều 105, chương IX của Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 thì “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” Như vậy, tai nạn lao động là những tai nạn chỉ xẩy ra trong quá trình lao động sản xuất, không phải là những tai nạn xảy ra khi người lao động không thực hiện lao động sản xuất Chỉ cần một động tác bất cẩn không chấp hành nội quy lao động hay quy trình về an toàn lao động thì người lao động có thể phải gánh chịu hậu quả không lường được Tai nạn lao động cũng được hiểu là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc hủy hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) thì cũng được gọi là tai nạn lao động Tai nạn lao động được chia làm 3 loại: Tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ Để đánh giá tình trạng tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động (K): là số tai nạn lao động tính trên 1000 người 1 năm K= (n x 1000) /N Trong đó: n: Số TNLĐ tính cho một đơn vị, địa phương, ngành hoặc cho cả nước N: Tổng số người lao động tương ứng K: Là hệ số tần suất TNLĐ chết người nếu n là số tai nạn lao động chết người 2 b Thống kê số vụ tai nạn trong thời gian qua: Trong 06 tháng đầu năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3.499 người bị nạn, cụ thể: - Số vụ TNLĐ chết người: 257 vụ - Số vụ TNLĐ có từ hai người bị nạn trở lên: 34 vụ - Số người chết: 277 người - Số người bị thương nặng: 680 người - Nạn nhân là lao động nữ: 1.074 người Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 6 tháng đầu năm 2015 T Số vụ Số người Số vụ chết Số Số người bị Địa phương bị nạn người người thương nặng 291 chết T 66 299 17 18 15 214 49 1 Bình Dương 951 66 17 17 114 2 Hải Dương 580 67 3 Quảng Ninh 77 216 15 16 65 4 Đồng Nai 33 0 5 TP Hồ Chí Minh 89 956 13 13 26 6 Tp Hà Nội 12 5 7 Quảng Bình 16 583 13 15 1 8 Long An 2 9 Bình Định 77 11 11 10 Hà Nam 35 9 9 89 9 9 12 8 9 16 7 7 2 Môi trường nhà xưởng và sức khỏe: 3 a Yếu tố có hại cho sức khỏe: _ Thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các tác động của thiên nhiên như mưa, lụt, bão, tuyết hay động đất gây ảnh hưởng đến việc sản xuất Một số nhà xưởng có thể bị sập, hư hỏng do tác động của thiên nhiên Vì thế trong quá trình lao động, con người gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng NLĐ _ Trong môi trường làm việc nhiệt độ sinh ra từ các thiết bị hoạt động của máy móc, nhiệt độ nóng bức từ bên ngoài tác động vào và chính bản thân con người cũng sản sinh ra một lượng nhiệt vì thế làm cho nhiệt độ môi trường làm việc xung quanh nóng lên, không khí xung quanh ngột ngạt bao gồm khí nóng với sự ô nhiễm của môi trường xung quanh _ Các loại chất thải, khí độc hại, bụi từ những máy móc, nguyên vật liệu trong nhà xưởng sản xuất Bụi bặm trong quá trình sản xuất hay vận chuyển , bằng mắt thường ta khó có thể biết được nếu không trang bị dụng cụ bảo hộ , lâu ngày dễ ảnh hưởng đến phổi _ Tiếng ồn độ rung sóc xảy ra trong qúa trình hoạt động _ Độ ẩm môi trường cũng ảnh hưởng đến máy móc, hàng hóa trong nhà xưởng Một số thiết bị bị rò rỉ do tiếp xúc với không khí gây hư hại, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất b Yếu tố gây nguy hiểm: Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ngươì lao động Một số ảnh hưởng: _ Các bộ phận và cơ cấu máy công cụ: các bộ phận, cơ cấu chuyển động (quay, hay tịnh tiến), các trục truyền động, khớp nối, đồ gá, _ Các mảnh vỡ, mảnh văng của các dụng cụ, vật liệu gia công: mảnh dụng cụ cắt gọt, mảnh đá mài, phôi liệu, chi tiết, _ Điện giật Phụ thuộc các yếu tố như cường độ, điện áp, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác động, đặc điểm sinh lý cơ thể người, 4 _ Các yếu tố nhiệt Kim loại nóng chảy, vật liệu được gia nhiệt, thiết bị nung, khí nóng, hơi nước nóng, có thể gây bỏng, cháy rộp da, _ Các chất độc công nghiệp _ Các chất lỏng hoạt tính Các axit và chất kiềm ăn mòn, _ Bụi công nghiệp Có thể gây cháy nổ, gây ẩm ngắn mạch điện, gây tổn thương cơ học, bệnh nghề nghiệp, _ Những yếu tố nguy hiểm khác: làm việc trên cao không đeo dây an toàn, vật rơi từ trên cao xuống, trơn trượt vấp ngã, _ Người lao động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với máy móc, nhiệt độ sinh ra từ máy móc cũng như tiếng ồn sẽ làm khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc _ Nhiệt độ trong nhà xưởng kết hợp với nhiệt độ cao ở môi trường xung quanh sẽ dễ gây cháy, nổ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người _ Khi làm việc thường xuyên trong môi trường sản xuất các thiết bị điện, vật dụng, hóa chất gây bụi hay khí độc hại dễ dẫn đến các loại bệnh ung thư, gây mệt mỏi Hay là làm việc trong môi trường xung quanh thiếu khí ôxi và tồn tại các khí có hại như CO2,N,NH3,SO2, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ngạt thở, tử vong cao _ Một số trường hợp nhà xưởng làm bằng gỗ không được chắc chắn, kiên cố, hay trong thời gian sữa chữa thì dễ bị sập, hư hỏng vì thường xuyên chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài, điều này khó lường trước hậu quả khi xảy ra, có thể dẫn đến chết người, thương tật Môi trường xung quanh ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe ngươì lao động nếu không có các biện pháp phòng chống để ngăn ngừa tối đa những thiệt hại 3 Vụ tai nạn lao động trong thực tế: a 3 vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra tại Đồng Nai Khoảng 11h ngày 5/11, đã xảy ra một vụ tai nạn lao động tại Công ty MC đóng tại đường số 2 Khu công nghiệp Tam Phước (xã Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai) khiến anh Mai Công Bình (24 tuổi, ngụ huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) tử vong 5 Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, trong khi đang tiến hành sửa chữa nhà xưởng cao khoảng 10 m của Công ty MC do bất cẩn nên anh Bình đã sẩy chân rơi xuống đất Ngay sau đó anh Bình được đưa vào bệnh viện cấp cứu Tuy nhiên do chấn thương phần đầu quá nặng nạn nhân đã tử vong sau một giờ Anh Bình được đưa đến bệnh viện cấp cứu những đã tử vong (ảnh: PL TP HCM) Trước đó, khoảng 16h ngày 2/11, cũng tại Khu công nghiệp Tam Phước cũng xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến chị Nguyễn Thị Việt Thanh (38 tuổi) bị máy cán dập tay Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương, cố định xương và nối mạch máu, gân tay cho chị Thanh Hiện chị Thanh qua cơn nguy kịch Chiều 4/11, chị Nguyễn Thị Vân, công nhân Công ty TNHH Dệt may Polts (xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai), cũng được đồng nghiệp đưa đến BV Đồng Nai trong tình trạng bị sốc nặng, mất nhiều máu ở tay Trong lúc làm việc, chị Vân đã bị máy cán cánh tay Theo các bác sĩ cho biết, chị Vân nhập viện trong tình trạng sốc nặng do mất máu vì bị máy cào cuốn dập nát cánh tay trái Chị đã được các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình phẫu thuật cấp cứu cắt lọc phần dập nát, đặt cố định ngoài cánh tay để cầm máu./ 6  Nhận xét: những vụ tai nạn trên là những tai nạn mang tính thường xuyên, xảy ra hàng ngày tại các công ty, các doanh nghiệp, đăc biệt là khu công nghiệp CTV Minh Anh/VOV.VN b Sập xưởng sản xuất keo công nghiệp tại TPHCM Nguyên nhân: Sáng 27/10, gác lửng xưởng chuyên sản xuất keo công nghiệp ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM, bất ngờ đổ sập vùi 4 phụ nữ Hàng chục người đục tường từ bên ngoài xưởng để cứu người Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu, 2 người đã chết, một người bị thương nhẹ, người còn lại nguy kịch Kết quả: Nạn nhân Nhan Huệ Bân sinh năm 1980 hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn, chấn thương sọ não nặng, dập phổi 2 bên và tử vong trưa cùng ngày Bệnh nhân Nhan Huệ Linh sinh năm 1986 được chẩn đoán dập phổi 2 bên, vỡ đốt sống L1, trượt gãy mỏm gai D12, gãy mỏm ngang L1, L4 bên phải, gãy mảnh sống L2 bên phải Nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hoảng hốt, gọi thì biết nhưng trả lời chậm Sau khi hội chẩn các chuyên khoa, bệnh nhân được chuyển lên điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Theo bác sĩ Đại, chị Linh bị thương nặng, đốt sống vỡ khá nhiều, hiện chưa có 7 chỉ định mổ cấp cứu mà đang được điều trị nội khoa tích cực, theo dõi để có hướng xử lý tiếp theo phù hợp Nguồn: Vnexpress.net  Nhận xét: là sự cố khách quan tại nhà xưởng, công nhân không có khả năng lường trước hậu quả c Bùn đỏ vùi chết một công nhân tại nhà máy bauxite nhôm Tân Ra Chiều 29.5, ông Vương Khả Kim, Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) xác nhận 1 vụ tai nạn lao động xảy ra tại nhà máy Alumin, thuộc dự án Bauxite nhôm Tân Rai làm 1 người tử vong, 1 người bị thương Nạn nhân tử vong là anh Lê Trí Đức (34 tuổi, ngụ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) Người bị thương là anh Nguyễn Thanh Trúc (28 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Nam) 8 Nhà máy Alumin Tân Rai Nguồn: tinnong.thanhnien.vn Nguyên nhân: trưa 28.5, nhóm công nhân của Công ty Thái Nam, quận Thanh Xuân (Hà Nội), đơn vị hợp đồng làm vệ sinh tại nhà máy Alumin, đang dùng vòi bơm áp lực cao để xúc rửa bồn số 3 (có đường kính 20 m, cao 28 m), thuộc phân xưởng lắng rửa bùn đỏ thì tai nạn xảy ra Khi anh Lê Trí Đức dùng vòi xịt nước vào thành bồn thì bùn đỏ rơi xuống vùi lấp anh Đức Thấy vậy, anh Trúc lao vào cứu anh Đức Kết quả: Sau hơn 10 phút, anh Đức được vớt ra khỏi lớp bùn nhưng đã tử vong Còn anh Nguyễn Thanh Trúc bị bỏng nặng, hiện được điều trị tại bệnh viện  Nhận xét: tai nạn lao động trên là do sự bất cẩn, chủ quan của công nhân, không có sự phối hợp công việc 9 4 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong nhà xưởng: a Do thân người lao động:  Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình, vi phạm quy tắc an toàn.: Những NLĐ có trình độ thấp hoặc không có trình độ, nhất là lực lượng lao động tự do - từ các vùng nông thôn về thành phố - đành phải chấp nhận làm bất cứ việc gì, miễn làm sao có công ăn việc làm nên chưa hiểu hết được quy trình của một dây chuyền, bộ phận hoặc các thao tác làm việc vẫn còn sai, chưa thành thạo và nhanh nhạy nên thường xãy ra các tai nạn lao động trong quá trình làm việc Vi phạm quy tắc an toàn ( hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu, lấy tay làm cữ khi cưa…)  Do vi phạm kỷ luật lao động: Mỗi ngành nghề đều có các quy định riêng về an toàn lao động và doanh nghiệp cũng có các nội quy riêng của họ nhưng do nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của an toàn lao động chưa cao nên cố tình không chấp hành các qui định chung đó Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc thì người công nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong quá trình làm việc, uống rượi, bia trong giờ làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm công việc không theo sự phân công của quản lý sẽ gây ra các sự cố tai nạn lao động  Do sức khỏe, tuổi tác, giới tính và trạng thái tâm lý: Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, giới tính ảnh hưởng rất lớn tới an toàn lao động vì nếu tuổi tác cao hay tình hình sức khỏe không tốt hay giới tính không phù hợp thì các thao tác làm việc sẽ kém hiệu quả, không làm chủ được các thao tác làm việc, thao tác sai, nhầm lẫn dễ dàng gây ra tai nạn lao động Bên cạnh đó thì yếu tố tâm lý của người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề an toàn Người lao động vui, buồn, lo lắng các vấn đề về gia đình, con cái, bạn bè và các 10 yếu tố khác như kinh tế, tài chính gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người lao động khiến họ không thể tập trung, lơ là trong công việc và tai nạn lao động có thể xãy ra bất cứ lúc nào b Do tổ chức:  Thiếu việc kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn lao động: Việc kiểm tra và giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý các sai phạm trong trong quá trình làm việc người sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe cũng như tính mạng của người lao động nên việc kiểm tra giám sát về vấn đề an toàn lao động đôi lúc chưa được thực hiện và khi có thực hiện nhưng cũng chỉ làm qua loa, sơ sài nếu không tiến hành thường xuyên việc thanh tra kiểm tra này sẽ dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn khi công tác kiểm tra giám sát được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thì các sai phạm sẽ được phát hiện 1 cách kịp thời có thể phòng tránh, ngăn chặn được các tai nạn đáng tiếc xảy ra Chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh, răng đe người lao động để người lao động thực hiện một cách nghiêm túc  Chưa thực hiện tốt việc huấn luyện, đào tạo và tuyên truyền cho người lao động về Bảo hộ lao động: Việc huấn luyện, đào tạo về công tác BHLĐ không được thực hiện, hoặc có thực hiện nhưng chưa bảo đảm chất lượng doanh nghiệp chưa tổ chức các buổi tập huấn về an toàn lao động để cho người lao động có thể tăng các hiểu biết về BHLĐ, sử dụng đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân, ngăn ngừa các tai nạn lao động Người lao động chưa nắm bắt được các nội quy doanh nghiệp, quy định hay các bộ quy tắc an toàn lao động một phần là do công tác tuyên truyền của các Cán bộ công đoàn chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền về công tác Bảo hộ lao động cần được thực hiện cách thường xuyên và có hiệu quả Cán bộ công đoàn nên đưa ra nhiều phương thức 11 tuyên truyền khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của người lao động và thực hiện đúng theo quy định  Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động: Chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như : chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị các thiết bị bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại khi người lao động làm việc trong môi trường độc hại trong thời gian dài mà không có các chế độ chăm sóc sức khỏe hoặc thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì sức khỏe của họ sẽ bị suy giảm và nguy cơ tai nạn lao động rất cao Hay là người lao động không đượctrang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc như găng tay, nút bịch tai, mắt kính, quần áo bảo hộ Bên cạnh đó vấn đề sản phẩm và chất lượng của các trang thiết bị bảo vệ cá nhân chưa thật sự được đảm bảo cũng là nguyên nhân gây tai nan lao động  Tuyển dụng , sử dụng công nhân không đúng yêu cầu: Do tính chất công việc gấp rút hoặc thiếu công nhân lao động mà nhiều doanh nghiệp lại bố trí công việc cho công nhân không đúng theo chuyên môn cũng như là trình trạng sức khỏe ( người bị bệnh tim lại cho làm việc trên cao, không được đào tạo lái xe vẫn bố trí lái xe…) và tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào  Bố trí mặt bằng không gian sản xuất không hợp lí: Không gian quá chật chội, máy móc thiết bị bố trí dày đặc không đủ khoảng cách khiến cho việc thao tác và di chuyển khó khăn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động c Do kỹ thuật:  Do công cụ, máy móc, thiết bị lao động sử dụng không hoàn chỉnh: Các máy móc thiết bị tại nơi làm việc đã quá cũ, không còn hoạt động tốt người sử dụng lao động lại không thường xuyên kiểm tra chất lượng máy móc theo định kỳ nên không kịp thời sửa chữa và thay thế thiết bị mới nguy cơ dẫn đến tai nạn rất cao Bên cạnh đó chế độ bảo quản và sử dụng cũng ảnh hưởng tới sự ổn định, hiệu quả và lâu bền của thiết 12 bị đó Nếu không thường xuyên bảo dưỡng hay duy trì chế độ làm việc hợp lý của thiết bị chắn chắn sẽ dẫn tới tai nạn Các phương tiện máy móc thiếu các cơ cấu an toàn, thiết bị chê chắn ở các cơ cấu truyền động như puli, bánh đai, dây xích, bánh răng, vít quay, trục chuyền ở những khu vực nguy hiểm thiếu các biển báo, thiết bị báo động, báo hiệu phòng ngừa nguy hiểm như các biển báo hóa chất độc hai, dễ cháy nổ, hố sâu, tải trên cao  Do vi phạm các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn: Vi phạm trình tự tháo dỡ giàn giáo, sữa chữa lắp đặt các máy móc thiết bị đặc biệt là các thiết bị ở trên cao Vi phạm các yêu cầu an toàn khi thiết kế tổng thể mặc bằng nhà xưởng như các công trình, kho bãi chứa nguyên vật liêu, thành phẩm bố trí gần nhau dễ dàng gây cháy nổ, không đảm bảo an toàn lao động và yêu cầu vệ sinh Mặt khác, mặt bằng nhà xưởng lộn xộn, các phương tiện nguyên liêu sắp xếp không hợp lý, giao thông trong nhà xưởng không lưu thông tốt, cản tầm nhìn dễ dàng gây tại nạn lao động trong nhà xưởng Làm việc trên cao không dây an toàn , quần áo hay trang thiết bị bảo hộ , làm việc dưới nước không có bình oxy Dùng các phương tiện chuyên chở hàng hóa để chở người d Do môi trường và điều kiện làm việc: Làm việc trong môi trường thời tiết khắc nghiệt, nóng bức, nhà xưởng không có đủ các thiết bị thông gió cũng như làm mát do đó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động như say nóng, co giật với các triệu chứng như chóng mặt đau đầu buồn nôn ói mửa.nếu tiếp tục làm trong điều kiện này thì người lao động không đủ tỉnh táo để làm việc thì tai nạn lao động luôn có thể xảy ra 13 Môi trường làm việc ôn nhiễm chứa nhiều chất độc hại nếu môi trường làm việc mà công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như chì (Pg), thủy ngân (Hg), khí như Cl,SO2 NH3 thì có thể gây nhiễm độc cấp tính và gây tử vong Làm việc trong điều kiện áp suất cao hay thấp hay làm việc trong các hầm sau trong nhà xưởng nơi không có đủ oxy,gây khó thở có thể gây tử vong Làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh và không gia làm việc chật hẹp công nhân trong nhà xưởng thường làm việc nhiều với các máy móc thiết bị, họ thường phải đứng cùng một tư thế với một công việc nhất định dễ gây ra cảm giác mệt mõi và lơ là với công việc nên thường bị tai nạn lao động có những công việc ở trên cao như đỗ khối lượng lớn nguyên vật liệu vào máy xay nếu như người công nhân đứng từ trên cao không có điểm tựa vững chắc thì rất có nhiều khả năng họ ngã từ trên cao xuống và gây tai nạn Công việc quá đơn điệu buồn tẻ hay nhịp độ làm viêc quá nhanh Khi công việc quá đơn điệu thì công nhân có xu hướng nói chuyên với người bên cạnh hay nhịp độ công việc quá nhanh công nhân không bắt kịp cả hai trường hợp đều dễ dàng gây ra tai nạn lao động Không được bảo đảm yêu cầu vệ sinh cá nhân: không có nước uống, không có nhà vệ sinh, chỗ tắm rửa… Những điều kiện và môi trường làm việc trên không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động mà còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tai nạn lao động 5 Biện pháp phòng chống tai nạn lao động: Trong quá trình làm việc, người lao động không thể tránh khỏi những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra, có thể là do ý thức của người lao động hay điều kiện làm việc chưa được tốt cho nên sau đây là một số biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động: 14 a Giải pháp kĩ thuật: _ Thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo trì và thay thế các bộ phận, chi tiết hư hỏng Tu sửa kịp thời thiết bị máy móc, nhà xưởng đã cũ kỹ, xuống cấp _ Không sử dụng các chi tiết máy móc, thiết bị đã han rỉ, không đúng chủng loại vào việc thay thế các chi tiết đã hư hỏng _ Không để người không có nghiệp vụ chuyên môn sử dụng các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động b Biện pháp quản lí: _ Khi sử dụng máy móc thiết bị thì người chủ sử dụng phải có đầy đủ hồ sơ lý lịch (gốc hoặc làm lại) _ Có các nội quy, quy trình vận hành an toàn máy móc, thiết bị _ Giao cho những người có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn (có bằng cấp) vận hành thiết bị, máy móc đó _ Hàng năm tổ chúc kiểm tra sát hạch tay nghề những người vận hành máy móc, thiết bị c Biện pháp tuyên truyền, huấn luyện: _ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động đầy đủ, hiệu quả, hướng dẫn về Bộ luật Lao động, về An toàn vệ sinh lao động _ Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng, quy trình An toàn lao động, vệ sinh lao động cho chủ cơ sở sử dụng người lao động cũng như đối với người lao động (quan trọng) _ Cơ quan sử dụng người lao động phải thực hiện nghiêm túc Luật lao động, thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe công nhân, chế độ bảo hộ lao động, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý Trang bị, phòng hộ, bảo hộ lao động đầy đủ _ Hằng năm cần thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần theo Luật lao động để phân loại sức khỏe, bố trí công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người _ Các cơ quan, các Ngành chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra triệt để 15 _ Xử lý các vụ Tai nạn lao động nghiêm trọng kiên quyết, triệt để, có chế tài xử phạt thích đáng đủ sức răn đe đối với người vi phạm… d Biện pháp chế tài: _ Xử phạt nghiêm khắc khi nlđ không tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ lao động Tùy theo tình hình của công ty mà đưa ra các mức chế tài phù hợp _ Xử phạt nghiêm khắc đối với doanh nghiệp, công ty không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các biện pháp bảo hộ người lao động e Biện pháp đối với công đoàn: _ Tích cực tuyên truyền các kiến thức về BHLĐ cho NLĐ Giải thích một cách thuyết phục, sâu sát cho NLĐ hiểu tầm quan trọng của việc BHLĐ _ Giải thích cho NSDLĐ nắm rõ pháp luật về BHLĐ _ Đóng góp ý kiến về việc khuyến khích NLĐ chủ động sử dụng công cụ BHLĐ _ Xây dựng các biện pháp kiến nghị lên NSDLĐ về cách chính sách chế tài khi nlđ không tuân thủ nghiêm túc việc sử dụng dụng cụ BHLĐ trong khi làm việc 16 Phụ lục số 01 DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ÐỂ XÁC ÐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ÐỘNG NẶNG (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12 /2012/TTLT-BLÐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012) DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ÐỂ XÁC ÐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ÐỘNG NẶNG MÃ SỐ TÊN CHẤN THƯƠNG 01 Ðầu, mặt, cổ 011 Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; 012 Dập não; 013 Máu tụ trong sọ; 014 Vỡ sọ; 015 Bị lột da đầu; 016 Tổn thương đồng tử mắt; 017 Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; 018 Vỡ các xương hàm mặt; 019 Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; 0110 Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản 02 Ngực, bụng 021 Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; 022 Hội chứng chèn ép trung thất; 023 Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; 024 Gãy xương sườn; 025 Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; 026 Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; 17 027 Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; 028 Ðụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; 029 Vỡ, trật xương sống; 0210 Vỡ xương chậu; 0211 Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới; 0212 Tổn thương cơ quan sinh dục 03 Phần chi trên 031 Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; 032 Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; 033 Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; 034 Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; 035 Trật, trẹo các khớp xương 04 Phần chi dưới 041 Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; 042 Bị thương rộng khắp ở chi dưới; 043 Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón 05 Bỏng 051 Bỏng độ 3; 052 Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; 053 Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; 054 Bỏng điện nặng; 18 055 Bị bỏng lạnh độ 3; 056 Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3 06 Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng 061 Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; 062 Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; 063 Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; 064 Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất; 065 Nhiễm độc cấp các loại hoá chất bảo vệ thực vật; 066 Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký 19

Ngày đăng: 15/03/2024, 13:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan