Tiểu Luận - Công Đoàn Với Công Tác Bảo Hộ Lao Động - Đề Tài - Điều Kiện Lao Động Và Các Phương Pháp Phân Tích Nguyên Nhân Tai Nạn Lao Động

14 0 0
Tiểu Luận - Công Đoàn Với Công Tác Bảo Hộ Lao Động  - Đề Tài - Điều Kiện Lao Động Và Các Phương Pháp Phân Tích Nguyên Nhân Tai Nạn Lao Động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN BÁO CÁO NHÓM MÔN HỌC: CÔNG ĐOÀN VỚI CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỀ TÀI: ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG MỤC LỤC I.Điều kiện lao động _4 1.Khái niệm _4 2.Các yếu tố hình thành điều kiện lao động _5 II Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động 8 1.Phương pháp phân tích thống kê. _8 2.Phương pháp địa hình 9 3.Phương pháp chuyên khảo _10 III Nguyên nhân gây tai nạn lao động _11 1 Nguyên nhân kỹ thuật. 11 2 Nguyên nhân tổ chức _12 3 Nguyên nhân vệ sinh môi trường. _13 4 Nguyên nhân liên quan đến bản thân người lao động. _15 2|Page I.Điều kiện lao động 1.Khái niệm Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều - Các yếu tố của lao động: + Máy, thiết bị, công cụ; + Nhà xưởng; + Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu; + Đối tượng lao động; + Người lao động - Các yếu tố liên quan đến lao động: + Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc; + Các yếu tố kinh tế, xã hội; Quan hệ lao động, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động Điều kiện người lao động không thuận lợi được chia làm 2 loại chính: + Yếu tố gây chấn thương, tai nạn lao động; 3|Page + Yếu tố có hại đến sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp 2 Các yếu tố hình thành điều kiện lao động 2.1 Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động 2.2 Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động… Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động 4|Page 2.3 Các yếu tố môi trường lao động Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại… 2.3.1 Vi khí hậu Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người - Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh - Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi - Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người 2.3.2 Tiếng ồn và rung sóc Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động 2.3.3 Bức xạ và phóng xạ Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 5|Page Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong 2.3.4 Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá) 6|Page II Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động 1.Phương pháp phân tích thống kê Dựa vào số liệu các tai nạn ghi trong sổ và các biên bản tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo những quy ước nhất định: Theo nghề nghiệp, theo công việc, theo tuổi đời, tuổi nghề, theo giới tính và theo thời gian xảy ra tai nạn Tiến hành phân tích các số liệu thống kê đó để xác định tai nạn lao động thường xuyên xảy ra ở trường hợp nào, trên cơ sở đó lập kế hoạch nghiên cứu phòng ngừa cho thích hợp Nhược điểm của phương pháp này là phải mất nhiều thời gian để thu thập số liệu Ví dụ: 1 Số vụ tai nạn lao động Trong 06 tháng đầu năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3.499 người bị nạn, cụ thể: - Số vụ TNLĐ chết người: 257 vụ - Số vụ TNLĐ có từ hai người bị nạn trở lên: 34 vụ - Số người chết: 277 người - Số người bị thương nặng: 680 người - Nạn nhân là lao động nữ: 1.074 người 2 Tình hình TNLĐ ở các địa phương 2.1 Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 6 tháng đầu năm 2015 TT Địa phương Số vụ Số người Số vụ chết Số Số người bị bị nạn người người thương nặng chết 1 Bình Dương 291 299 17 18 15 2 Hải Dương 66 66 17 17 49 7|Page 3 Quảng Ninh 214 216 15 16 114 4 Đồng Nai 951 956 13 13 67 5 TP Hồ Chí Minh 580 583 13 15 65 6 Tp Hà Nội 77 77 11 11 0 7 Quảng Bình 33 35 9 9 26 8 Long An 89 89 9 9 5 9 Bình Định 12 12 8 9 1 10 Hà Nam 16 16 7 7 2 Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm 42,96% số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc 2.2 Các địa phương báo cáo không có TNLĐ chết người trong 06 tháng đầu năm 2015: Nam Định, Bình Thuận, Bạc Liêu, Điện Biên, Vĩnh Long, Cao Bằng, Bắc Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu 2.3 Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng 6 tháng đầu năm 2015 - Vụ tai nạn do sập giàn giáo xảy ra vào 19g50 ngày 25/3/2015 làm 13 người chết, 29 người bị thương tại công trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương của công ty Sam sung tại Dự án Formusa Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; - Vụ tai nạn do tụt đổ lò xảy ra vào 20g20 ngày 20/5/2015 làm 02 người chết tại Xí nghiệp khai thác và kinh doanh than Đông Triều, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Vụ tai nạn do nổ lò sinh khí xảy ra vào 02g50 ngày 08/3/2015 làm 02 người chết tại Công ty cổ phần gốm màu Hoàng Hà, xã Kim Sơn, huyện Đông Triêu, tỉnh Quảng Ninh 2.Phương pháp địa hình Trên mặt bằng công trường, công trình hay phân xưởng, phải đánh dấu những nơi xảy ra tai nạn, các dấu đó có tính chất quy ước song phải thực hiện đầy đủ, rõ ràng nguồn gốc tai nạn xảy ra có tính chất địa hình 8|Page 3.Phương pháp chuyên khảo Đi sâu phân tích điều kiện lao động cụ thể và nguyên nhân phát sinh ra tai nạn như tình trạng chỗ làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu sử dụng, các yếu tố vi khí hậu, điều kiện môi trường, xác định những thiếu sót trong quá trình kỹ thuật, nghiên cứu phân tích nguyên nhân tai nạn đã xảy ra trước đó Trình tự tiến hành: - Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê - Phân tích sự phụ thuộc của các nguyên nhân đó vào các phương pháp hoàn thành quá trình thi công xây dựng, xác định đầy đủ các biện pháp an toàn đã thực hiện - Nêu ra kết luận trên cơ sở phân tích 9|Page III Nguyên nhân gây tai nạn lao động 1 Nguyên nhân kỹ thuật  Do dụng cụ, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh: - Hư hỏng: đứt cáp, đứt dây cu roa, tuột phanh, gẫy thang, cột chống, dàn giáo - Thiếu các thiết bị an toàn như van an toàn, cầu chì, rơ le… - Thiếu các thiết bị phòng ngừa: áp kế, hệ thống báo hiệu tín hiệu  Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn - Do đào hố sâu, khai thác vỉa theo kiểu hàm ếch - Làm việc trên cao, nơi nguy hiểm không đeo dây an toàn - Sử dụng các phương tiện chuyển vật liệu để chở người - Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp, làm việc ở môi trường nguy hiểm về điện  Thao tác làm việc không đúng ( vi phạm quy tắc an toàn): - Do hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cần cẩu, vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi vận hành cần trục - Do điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi tháo móc - Dùng que sắt khi cậy nắp thùng xăng - Lấy tay làm cữ khi cưa cắt Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Tình (Thanh Hóa) mới vào công ty làm việc được 2 tuần đã bị máy tời gạch cuốn nát nửa người và tử vong sau đó do vết thương quá nặng.Công an xã nhận được thông tin tại Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Đông Vinh xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 1 công nhân bị máy tời gạch cuốn nát nửa người Thông tin ban đầu cho biết trong quá trình vận hành máy, tại đây có 3 công nhân đang làm việc, tuy nhiên do mỗi người ở một vị trí khác nhau và tiếng máy chạy rất ồn nên không ai nghe tiếng kêu cứu của anh Có thể anh Tình chưa có chuyên môn cao có những thao tác không đúng nên đã xảy ra tai nạn đau thương trên 10 | P a g e 2 Nguyên nhân tổ chức  Do bố trí mặt bằng không gian không hợp lý: - Diện tích làm việc hẹp, cản trở các thao tác và việc đi lại - Bố trí máy móc, thiết bị, vật liệu sai nguyên tắc - Bố trí đường đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý  Do tuyển dụng, sử dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu: - Về tuổi tác, sức khoẻ, ngành nghề và trình độ chuyên môn - Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động  Do thiếu sự kiểm tra và giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn lao động  Do thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động: - Chế độ giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi - Chế độ trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân - Chế độ bồi dưỡng độc hại - Chế độ lao động nữ 11 | P a g e Ví dụ: Hiện nay trên thị trường, tình trạng kinh doanh sản phẩm bảo hộ lao động còn tồn tại nhiều bất cập Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 60% số thiết bị bảo hộ lao động chưa an toàn… Theo thống kê của Cục An toàn lao động, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, trên cả nước đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3.499 người bị nạn, gần 300 người chết Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người là do người sử dụng lao động chiếm 54,1%, trong đó có việc người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ) chưa đạt chuẩn Trước những con số đáng báo động đó, phóng viên đã khảo sát tại một số cửa hàng bán thiết bị BHLĐ trên đường Yết Kiêu, Nguyễn Du, Lê Duẩn (Hà Nội) Theo khảo sát cho thấy, thị trường thiết bị BHLĐ rất nhiều nhưng nguồn gốc và chất lượng sản phẩm còn rất mập mờ Không ít những sản phẩm còn không rõ nguồn gốc xuất xứ Anh Lâm Thanh Hải, công nhân Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng An Pha (Q.10, TP.HCM), đã chết khi ngã từ tầng bảy của công trình xây dựng chung cư cao cấp A View (huyện Bình Chánh) lúc anh chuyển dụng cụ ra sàn thao tác Một vụ tai nạn khác cũng đã xảy ra tại công trình xây dựng nhà dân thuộc ấp Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Thôn, huyện Hóc Môn làm công nhân Phạm Văn Đón chết và hai công nhân khác (cả ba đều là công nhân Công ty TNHH XD -TM-DV Tam Bình) bị thương Tai nạn xảy ra lúc các công nhân đã hoàn thành 95% việc đổ bêtông sàn tầng một của công trình thì bất ngờ toàn bộ tấm sàn này đổ sập Hai TNLĐ này đã bị thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP đề nghị cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự Theo thanh tra Sở LĐ-TB & XH TP, trong các vụ TNLĐ thời gian qua lỗi phần lớn thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động như: công tác tự kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động bị buông lỏng, tổ chức bộ máy bảo hộ lao động (BHLĐ) không có… Qua đó cho thấy việc thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động còn lơ là, số thiết bị bảo hộ lao động chưa an toàn 12 | P a g e 3 Nguyên nhân vệ sinh môi trường  Do làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt  Do làm việc trong điều kiện vi khí hậu không thích hợp  Môi trường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép  Do làm việc ở môi trường áp suất cao hoặc thấp  Không phù hợp với các tiêu chuẩn acgonomi  Tư thế làm việc gò bó  Công việc đơn điệu buồn tẻ  Nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng  Máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc không phù hợp với người lao động  Thiếu các phương tiện phòng hộ cá nhân hoặc không bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật  Không đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất như không cung cấp đủ nước uống về số lượng, chất lượng hay không có nơi tắm rửa, nhà vệ sinh Ví dụ: Giàn giáo công trình tòa nhà 17 tầng ở quận 7 (TP HCM) bất ngờ sập khiến ít nhất 7 công nhân bị thương Cảnh sát đang tìm kiếm người mắc kẹt 8h, nhiều người làm việc ở tầng trệt công trình trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), cách giao lộ Nguyễn Hữu Thọ vài trăm mét Bất ngờ giàn giáo công trình sập xuống, đè nhiều công nhân 13 | P a g e Một số được đưa đi cấp cứu, vài người được cho là còn mắc kẹt Lực lượng Cảnh sát cứu hộ - cứu nạn TP HCM cùng xe máy xúc đang đào bới, tìm nạn nhân Dù thoát nạn nhưng các công nhân còn lại đang nhốn nháo, hoảng sợ 4 Nguyên nhân liên quan đến bản thân người lao động  Do tuổi tác, sức khoẻ, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc  Do trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường  Do vi phạm kỷ luật lao động, nội dung an toàn về các điều nghiêm cấm như đùa nghịch trong khi làm việc, xâm phạm các vùng nguy hiểm, vi phạm quy tắc sử dụng thiết bị máy móc, không dùng hoặc sử dụng không đúng cách các phương tiện bảo hộ cá nhân Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, song cần phải đi sâu phân tích, để xác định nguyên nhân nào là chủ yếu, từ đó mới tìm ra được biện pháp ngăn ngừa các tai nạn xảy ra 14 | P a g e

Ngày đăng: 15/03/2024, 13:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan