1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn văn kiên quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Vốn Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Thủy Lợi Từ Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An
Tác giả Nguyễn Văn Kiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Vinh
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 247,19 KB
File đính kèm Nguyễn văn Kiên_Quản lý vốn đầu tư xây dựng.rar (244 KB)

Nội dung

Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Nghệ An đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tếxã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là đối với người nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các công trình thủy lợi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội. Nâng cao hiệu quả và tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An là một yêu cầu vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ huyện, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN KIÊN

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUỲ HỢP,

TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN KIÊN

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUỲ HỢP,

TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ THÚY VINH

NGHỆ AN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Công trình nghiên cứu “Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” là công trình luận văn thạc

sĩ do tôi thực hiện và được sự hướng dẫn của TS Nguyễn ThịThúy Vinh Công trình nghiên cứu hoàn toàn trung thực vàchưa công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Nghệ An, ngày… tháng … Năm2021

Tác giả

Nguyễn Văn Kiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài

đến nay tôi đã hoàn thành luận văn “Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” Để có được

kết quả này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân vàtập thể

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệutrường Đại học Vinh, tập thể giáo viên khoa kinh tế - TrườngĐại học Vinh, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vànghiên cứu

Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thúy Vinh đãtrực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các phòng bancủa UBND huyện Quỳ Hợp, Ban quản lý dự án huyện Quỳ Hợp,doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tintài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiêncứu

Nghệ An, ngày… tháng … năm2021

Tác giả

Trang 5

Nguyễn Văn Kiên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Bố cục luận văn 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8

1.1 Tổng quan về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 8

1.1.1 Đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản 8

1.1.2 Công trình thủy lợi 11

Trang 6

1.1.3 Ngân sách nhà nước và vốn đầu tư xây dựng công trình

thủy lợi 14

1.1.4 Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 15

1.2 Nội dung nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 20

1.2.1 Nội dung nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 20

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 34

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 38

1.3.1 Kinh nghiệm ở một số địa phương 38

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quỳ Hợp 42 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN 44

2.1 Giới thiệu chung về huyện Quỳ Hợp 44

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Quỳ Hợp 44

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp 45

2.1.3 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quỳ Hợp 47

2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại huyện Quỳ Hợp 49

2.2.1 Xác định danh mục công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 49

Trang 7

2.2.2 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân

sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp 52

2.2.3 Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp 55

2.2.4 Lựa chọn nhà thầu khoán công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp 58

2.2.5 Tổ chức thực hiện thanh toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp 61

2.2.6 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 64

2.2.7 Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 66

2.3 Đánh giá chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp 68

2.3.1 Kết quả đạt được 68

2.3.2 Hạn chế 72

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 74

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN 77

3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước trong thời gian tới 77

3.1.1 Mục tiêu 77

Trang 8

3.1.2 Phương hướng 77

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quỳ Hợp 80

3.2.1 Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 80

3.2.2 Tăng cường quản lý công tác lựa chọn đơn vị thi công xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 80

3.2.3 Tăng cường quản lý công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 82

3.2.4 Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 84

3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 86

3.2.6 Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 89

2 Kiến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 96

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1 Cơ cấu tổng giá trị sản phẩm của các ngành huyệnQuỳ Hợp 46Bảng 2.2 Số lượng dự án, quy mô công trình thủy lợi tại huyệnQuỳ Hợp 50Bảng 2.3 Đánh giá tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng cáccông trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Hợp 51Bảng 2.4 Tổng hợp các dự án công trình thủy lợi giai đoạn2018-2020 54Bảng 2.5 Tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựngcông trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước huyện Quỳ Hợp 56Bảng 2.6 Bảng đánh giá về hiệu quả phân bổ vốn đầu tư cáccông trình thủy lợi tại huyện Quỳ Hợp 57Bảng 2.7 Tình hình lựa chọn nhà thầu công trình thủy lợi trênđịa bàn huyện Quỳ Hợp 59Bảng 2.8 Đánh giá các bước trong công tác lựa chọn nhà thầu 60Bảng 2.9 Tình hình thanh toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựngcông trình thủy lợi huyện Quỳ Hợp, giai đoạn 2018 - 2020 62Bảng 2.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá việc tạm ứng, thanh toánkhối lượng vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại huyệnQuỳ Hợp 63Bảng 2.11 Tình hình quyết toán hoàn thành công trình phục

vụ thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Hợp 65Bảng 2.12 Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác kiểm tra, giámsát đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Hợp6

Trang 10

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quỳ Hợp 44Y

Trang 11

Bộ tài chính

Bộ Kế hoạch đầu tưHội đồng nhân dânKho bạc nhà nướcKinh tế - Xã hộiNghị QuyếtNgân sách nhà nướcQuản lý dự án

Ủy ban nhân dânXây dựng cơ bản

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ônhiễm, hủy hoại môi trường và những tác động biến đổi khíhậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt làcác nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịutác động trực tiếp, nặng nề của thiên tai, bao gồm Việt Nam.Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việcgiúp Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng những nămqua thành công trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững vàthúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước

Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thủy lợi giữ vị trí

vô cùng quan trọng trong việc giúp người dân yên tâm sảnxuất nông nghiệp và thúc đẩy người dân đưa cơ giới hóa, khoahọc kỹ thuật để áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao và gópphần giữ vững an ninh lương thực của quốc gia Đầu tư xâydựng công trình từ nguồn vốn NSNN thuộc nguồn vốn đầu tưcông Việc quản lý nguồn vốn đầu tư từ NSNN hiệu giúp tiếtkiệm, giảm thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư từnguồn vốn NSNN

Huyện Quỳ Hợp là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ

An Trong những năm vừa qua, kinh tế và xã hội của huyện đãđạt được nhiều bước phát triển đáng kể Để đạt được nhữngthành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của cácthành phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn từ hoạt động

Trang 13

đầu từ bằng vốn ngân sách vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạtầng kinh tế xã hội trong đó có lĩnh vực thủy lợi

Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại Nghệ An đãgóp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo

an sinh xã hội đặc biệt là đối với người nông dân trong tỉnh.Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho cáccông trình thủy lợi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu pháttriển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội Nâng caohiệu quả và tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng các côngtrình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ

An là một yêu cầu vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn,trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ huyện, chínhquyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu tưxây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện có ý nghĩahết sức quan trọng

Từ thực trạng trên với mong muốn đóng góp những đềxuất để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng các côngtrình thủy lợi, đặc biệt là công trình thủy lợi tôi lựa chọn đề tài

“Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”

để làm luận văn nghiên cứu thạc sĩ

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung vàquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng cáccông trình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN nói riêng đã được

Trang 14

nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học được công bố.Trong đó có một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như:

Cấn Quang Tuấn “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ NSNN doThành Phố Hà Nội quản lý” Luận án tiến sĩ kinh tế [30] Tácgiả tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng

cơ bản tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý, do đó

đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề này,khái quát được bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử dụngvốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ NSNN do Thành Phố

Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập,tồn tại, vấn đề đặt ra và nguyên nhân của hạn chế trong côngtác quản lý, từ đó đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ khókhăn

Trịnh Thị Thủy Hồng “Quản lý chi NSNN trong đầu tư xâydựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định” Luận án tiến sĩ kinh

tế [11] Đề tài nghiên cứu các bước thực hiện chu trình chingân sách, các mặt làm được và hạn chế trong từng bước cũngnhư các nhân tố ảnh ưởng đến công tác quản lý chi ngân sáchtại địa phương

Nguyễn Thái Hà “Thực trạng và một số giải pháp nângcao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơbản qua hệ thống kho bạc nhà nước ” - Luận văn thạc sỹ kinh

tế [12] Luận văn nghiên cứu trình tự giải quyết cấp phát vốnđầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc và các hạn chế trong từngkhâu cấp phát thanh toán để đưa ra giải pháp tăng cườngnâng cao chất lượng công tác này tại địa bàn nghiên cứu

Trang 15

Dương Cao Sơn “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu

tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN qua kho bạc nhànước” - Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế [27] Luận văn nghiêncứu công tác quản lý chi ngân sách thông qua các bước thựchiện thanh toán tại kho bạc nhà nước

Nguyễn Văn Tuấn “Quản lý vốn đầu tư từ NSNN” tạp chíTài Chính ngày 09/7/2013 [31]; Phân tích thực tế quản lý vốnđầu tư từ NSNN hiện nay quá phức tạp, thủ tục còn rườm rà, do

có quá nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý, nhưng sựchồng chéo đó lại không đảm bảo có hiệu quả và chặt chẽtrong quản lý Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hiệu quảđầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng

Tào Hữu Phùng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản” trên Tạp chí Tài chính (6/440); “Tăng cườngquản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam’" của ThS.Nguyễn Xuân Thu trên Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số

14 (311) ngày 15/7/2010; “Nâng cao hiệu quả đầu tư công ởViệt Nam'" của PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Tạp chí Tài chính sốtháng 4/2010, Những bài báo này ít nhiều đã phân tích đượcthực trạng về quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản

và có đề xuất giải pháp để giả quyết những tồn đọng như:

“Giải pháp nào góp phần hạn chế nợ đọng ở khu vực công" củaPGS.TS Lê Hùng Sơn, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số

108 (06/2011); “Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản - gócnhìn từ cơ quan Tài chính”, của tác giả Nguyễn Trọng Thản,tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 10 (99), năm 2011

Trang 16

Nhìn chung, các công trình khoa học nói trên đã đề cậpđến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề lý đầu tư xây dựng

cơ bản nói chung và quản lý vốn đầu tư xây dựng các côngtrình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN Tuy nhiên chưa có một côngtrình nào nghiên cứu về vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựngcác công trình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN tại huyện Quỳ Hợp,tỉnh Nghệ An Nghiên cứu này tập trung vào các giai đoạn củaquá trình thực hiện đầu tư, hiệu quả các công việc trong từnggiai đoạn được thực hiện tốt sẽ tiết kiệm được ngân sách, ngânsách sử dụng có hiệu quả Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc

đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các giai đoạn củaquá trình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, qua đó nângcao hiệu quả quản lý vốn NSNN trong lĩnh vực này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản

lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại huyệnQuỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong những năm qua, đề xuất một sốgiải pháp nhằm tăng cường công tác này trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn vềquản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN

+ Phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xâydựng công trình thủy lợi từ NSNN tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ

An những năm vừa qua, chỉ ra những mặt đạt được, những mặtchưa đạt được và nguyên nhân

Trang 17

+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu

tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại huyện Quỳ Hợp, tỉnhNghệ An trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý vốn đầu tư xâydựng công trình thủy lợi từ NSNN

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá vềthực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từNSNN tại huyện Quỳ Hợp

Về không gian: Nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây dựngcông trình thủy lợi từ NSNN tại huyện Quỳ Hợp

Về thời gian: Đối với số liệu thứ cấp: đề tài thu thập vàphân tích tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trìnhthủy lợi từ NSNN tại huyện giai đoạn 2018 – 2020 Đối với sốliệu sơ cấp: đề tài điều tra khảo sát tình hình quản lý vốn đầu

tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN tại huyện Quỳ Hợpnăm 2020 Đề xuất giải pháp đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụngkết hợp nhiều phương pháp sau:

5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

5.1.1 Thông tin số liệu thứ cấp

Trang 18

- Đối với số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệunhư sau: các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết củacác cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê; các dữ liệuhiện có về lĩnh vực vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợithủy lợi đặc biệt là sử dụng nguồn vốn NSNN, …

5.1.2 Thông tin số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra, phỏngvấn trực tiếp 40 cán bộ thuộc các Ban quản lý dự án đầu tư vàxây dựng huyện, các Phòng ban chức năng của huyện có liênquan và các cán bộ tại UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã

và đang làm công tác quản lý vốn NSNN

5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel,Words

5.3 Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu chủ yếu gồm:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử

dụng thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệuthống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô

tả thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳ Hợp

- Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng để

so sánh quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủylợi từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳ Hợp

Trang 19

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được

sử dụng để phân tích đánh giá tổng hợp lại quá trình quản lývốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN trên địa bànhuyện Quỳ Hợp

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa những lý luận về khái niệm vốnđầu tư, vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, quản lý vốnđầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nội dung và các nhân tốảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

từ NSNN và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xâydựng công trình thủy lợi từ NSNN Đây là cơ sở khoa học đểnghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựngcông trình thủy lợi từ NSNN trên địa bàn cấp huyện

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua nghiên cứu thực trạng luận văn góp phần phân tíchnhững cơ sở khoa học trong việc đề xuất những giải pháp cụthể, mạnh mẽ nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựngcông trình thủy lợi từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.Những vấn đề luận văn đề cập, giải quyết sẽ giúp cho các cơquan quản lý cấp huyện tham khảo để tăng cường công tácquản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN trongthời gian tới, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện

7 Bố cục luận văn

Trang 20

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị nội dungluận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản

lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhànước

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng côngtrình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại huyện Quỳ Hợp, tỉnhNghệ An

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốnđầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tạihuyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước

1.1.1 Đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hànhcác hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện đượcnhững mục tiêu nhất định trong tương lai Các nguồn lực sửdụng có thể là tiền, là tài nguyên, là sức lao động và trí tuệ

Trang 21

Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất,tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủđiều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế vàcho toàn xã hội.

Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem

biệt đầu tư thành ba loại chính: đầu tư tài chính, đầu tư thươngmại và đầu tư phát triển Trong đó, đầu tư phát triển là việc chidùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làmtăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiếtbị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lựcsản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển [10] Đây

là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế,đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ Hình thức đầu tư nàyđóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triểncủa nền kinh tế tại mỗi quốc gia

Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân làmột bộ phận của đầu tư phát triển Đây chính là quá trình bỏvốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sảnxuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố địnhtrong nền kinh tế Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đềquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nềnkinh tế nói chung và của cơ sản xuất kinh doanh nói riêng Đầu

tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố địnhđưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thuđược lợi ích với nhiều hình thức khác nhau [15]

Trang 22

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tạo racác công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, làlĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra

cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội Đầu tư xây dựng cơ bản làmột hoạt động kinh tế, sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản

có đặc điểm sau [8]:

Thứ nhất, sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các

công trình xây dựng gắn liền với đất xây dựng công trình Mỗicông trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chiphối của điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, môi trườngxung quanh, khí hậu, thời tiết của nơi đầu tư xây dựng côngtrình; Nơi đầu tư xây dựng công trình cũng chính là nơi đưacông trình vào khai thác sử dụng Chính vì vậy, sản phẩm xâydựng cơ bản chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng;

Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lí vốn đầu tưxây dựng các công trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tưxây dựng công trình được xác định và phê duyệt trước khi thựchiện đầu tư xây dựng công trình

Thứ hai, sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có tính

đơn chiếc

Mỗi hạng mục công trình, công trình có một thiết kế và dựtoán riêng tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện địahình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết của nơi đầu tư xâydựng công trình Mục đích đầu tư và các điều kiện địa hình, địachất, thủy văn, khí hậu, thời tiết của nơi đầu tư xây dựng

Trang 23

công trình quyết định đến qui hoạch, kiến trúc, qui mô và kếtcấu khối lượng, qui chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thicông và dự toán chi phí đầu tư của từng hạng mục côngtrình, công trình

Đặc điểm này đòi hỏi việc quản lý và cấp vốn đầu tư xâydựng cơ bản phải gắn với từng hạng mục công trình, công trìnhxây dựng để bảo đảm quản lí chặt chẽ về chất lượng xây dựng

và vốn đầu tư

Thứ ba, sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các

công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn, được tạo ratrong một thời gian dài Cho nên đòi hỏi phải có biện phápquản lí và cấp vốn đầu tư phù hợp để bảo đảm tiền vốn được

sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư,bảo đảm cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình đượcthực hiện liên tục đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xácđịnh

Thứ tư, sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hình

công trình và mỗi loại hình công trình có những đặc điểm kinh

tế kĩ thuật riêng biệt Đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hànhtrong tất cả ngành kinh tế quốc dân, các lĩnh vực kinh tế - xãhội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế,văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh nên sản phẩm xây dựng

cơ bản có nhiều loại hình công trình và mỗi loại hình công trình

có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật riêng biệt Tổ chứcquản lí và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với

Trang 24

đặc điểm của từng loại công trình nhằm bảo đảm hiệu quả sửdụng vốn đầu tư.

Thứ năm, đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành

ngoài trời nên luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thờitiết và lực lượng thi công xây dựng công trình thường xuyênphải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng cáccông trình Đòi hỏi phải tổ chức hợp lí các yếu tố về nhân lực,máy móc thi công trong quá trình đầu tư nhằm giảm bớt lãngphí, thiệt hại về vật tư và tiền vốn trong quá trình đầu tư xâydựng các công trình

1.1.2 Công trình thủy lợi

Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việcnghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng

có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường,phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Với mục đích tìm lời giảicho các bài toán kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giải pháp côngtrình nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; dự báo,cảnh báo, điều tra cho các dạng thiên tai: lũ lụt, hạn hán, lũquét Từ đó đưa ra các giải pháp công trình, thi công côngtrình để tận dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ nước đemlại như xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủyđiện .; hạn chế, khắc phục, giảm nhẹ những thiệt hại cũng donước gây ra bằng xây dựng các công trình như: đê, kè, đập

Theo cách hiểu truyền thống, thủy lợi là các hoạt độngnhằm mục đích quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn nước, khai

Trang 25

thác mặt lợi của nước và chống lại tác hại của nước để phục vụcác yêu cầu của con người và sự nghiệp phát triển kinh tế, xãhội bền vững Như vậy thủy lợi không chỉ phục vụ nông nghiệpđơn thuần như một số người thường nghĩ Từ xưa tới nay mụctiêu của thủy lợi được xác định phục vụ đa mục tiêu với các đốitượng khác nhau, bao gồm tưới tiêu, cung cấp nước cho dânsinh, điều chỉnh dòng chảy, cân đối nguồn nước (mùa mưa,mùa khô) đáp ứng yêu cầu sử dụng nước trong năm, hạn chếcác thiệt hại về người, tài sản do thiên tai (bão, lũ lụt) gây ra,cải tạo đất, cải tạo môi trường, sinh thái, phục vụ sản xuấtcông nghiệp, giao thông thủy, bộ, phát điện, an ninh quốcphòng…đặc biệt là giảm đáng kể tác động của biến đổi khíhậu, đã góp phần quan trọng ổn định chính trị, sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội của quốc gia.

Theo cách hiểu chung nhất, thủy lợi là tổng hợp các giảipháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới,tiêu và thoát nước thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối;kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh

tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường,thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước[18] Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đườngống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhậnsản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [18] Như vậy,thủy lợi là những hoạt động liên quan tới việc cấp, tưới tiêu vàthoát nước

Trang 26

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợibao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn,chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụquản lý, khai thác thủy lợi [18] Công trình thủy lợi phải phùhợp với nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi, cụ thể:

- Phù hợp với nguyên tắc quản lí tổng hợp tài nguyênnước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủylợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệmôi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm

an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội

- Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển,phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng;bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trìnhthủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc

- Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mụcđích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủylợi

Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủylợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệtrong một khu vực nhất định Hệ thống công trình thủy lợi baogồm các công trình chủ yếu như: công trình đầu mối, mạnglưới kênh mương, các công trình trên kênh

Công trình đầu mối

Trang 27

Công trình đầu mối là công trình thủy lợi ở vị trí khởi đầucủa hệ thống tích trữ, điều hòa, phân phối, cấp, điều tiết nướchoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước.

Hồ chứa nước: giữ nước mưa và dòng chảy của song suốitrong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô Hồ chứa nướcthường bao gồm các hạng mục: Đập ngăn nước, đập tràn xảnước thừa, cống lấy nước vào kênh dẫn,…

Đập dâng: Ngăn nước của song, suối để tạo mực nước cầnthiết chảy trong kênh mương đến các khu cần tưới Đập dângcùng với cống lấy nước đầu kênh tạo thành cụm đầu mối côngtrình dập dâng nước

Cửa lấy nước không đập: là hình thức lấy nước trực tiếp từkhe suối vào kênh dẫn đến các khu tưới mà không cần có đậpdâng

Trạm bơm: trạm bơm nươc từ nguồn nước vào kênh hoặcđường ống dẫn phục vụ sản xuất, dân sinh bao gồm bơm điện,bơm dầu, bơm thủy luân …

Mạng lưới kênh mương

Kênh đất, kênh lát mái, kênh xây gạch, đá, kênh bê tông,kênh bằng đường ống các loại,… có độ dốc đảm bảo dẫn nước

tự chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấpnước, tiêu nước Kênh mương tưới là kênh mương làm nhiệm

vụ dẫn nước từ đầu mối đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấp nước.Mạng lưới kênh mương được chia thành các cấp kênh: kênhchính (kênh cấp I) dẫn nước từ đầu mối cấp vào các kênh

Trang 28

nhánh (cấp II) Kênh nhánh cấp II cấp nước vào kênh nhánhcấp III, kênh nhánh cấp III cấp nước vào kênh nội đồng Kênhmương tiêu là kênh mương làm nhiệm vụ tiêu thoát nướcchống sói lở, ngập úng.

Các công trình trên kênh

Cống lấy nước đầu kênh, bể lắng cát kết hợp tràn xả nướcthừa khi có lũ, tràn qua kênh, kết hợp tràn nước thừa trongkênh, ống dẫn xi phông, cầu máng, công trình chia nước, cống

1.1.3 Ngân sách nhà nước và vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

1.1.3.1 Ngân sách nhà nước

Là toàn bộ khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán vàthực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước NSNN gồm Ngân sáchTrung ương và ngân sách Địa phương [26]

Ngân sách địa phương: Là các khoản thu NSNN phân cấpcho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trungương cho ngân sách địa phương và các khoản chi NSNN thuộcnhiệm vụ chi của cấp địa phương [26]

Ngân sách Trung ương: Là các khoản thu NSNN phân cấpcho cấp trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm

vụ chi của cấp trung ương [26]

1.1.3.2 Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước

Trang 29

Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các sản phẩmnhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai Các nguồn lực được

sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư, nếu quyđổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư [32]

Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động

doanh [24]

Vốn đầu tư XDCB là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạtđộng đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế baogồm đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng

Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN là mộtloại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là tiền và tài sảnkhác để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủylợi được lấy từ nguồn NSNN Nói cách khác, Vốn đầu tư xâydựng công trình thủy lợi từ NSNN là khoản vốn NSNN dành choviệc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi mà không có khảnăng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quyđịnh của Luật NSNN

Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN là một

bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốcdân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất quan trọngcủa quốc gia Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung,vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNN cũng như cácnguồn vốn khác – đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư,bao gồm chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu

Trang 30

tư, nghĩa là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư Dưới giác độ mộtnguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư xây dựng công trìnhthủy lợi từ NSNN là một bộ phận của NSNN trong khoản chiđầu tư hàng năm được bố trí cho các công trình, dự án của nhànước [10].

1.1.4 Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước

1.1.4.1 Khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Quản lý

Theo Bách khoa toàn thư thì quản lý là chức năng và hoạt

Quản lý theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề

ra Quản lý là một hoạt động có tính chất phổ biến mọi nơi mọilúc trong lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người Đó

là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựatrên sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt đượcmục tiêu chung [29]

Theo nghĩa rộng: Quản lý là hoạt động có mục đích củacon người Quản lý là hoạt động do một hay nhiều người điều

Trang 31

phối hành động của những người khác nhằm đạt được mộtmục tiêu nào đó một cách có hiệu quả [29].

Như vậy quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giảiquyết vấn đề

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quản lý phù hợpvới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạchngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội

và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật

về đất đai và pháp luật khác có liên quan [14]

Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ nguồnNSNN là chức năng và hoạt động của hệ thống tổ chức nhằmquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN một cách có hiệuquả đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹthuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp phát triển

1.1.4.2 Vai trò quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ NSNNtốt sẽ giúp địa phương sử dụng vốn đúng mục đích: Việc quản

lý vốn đầu tư các công trình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN đượcphân cấp từ trung ương, tỉnh, huyện, xã Nếu năng lực vàchuyên môn của các cán bộ ở cấp cơ sở đặc biệt là cấp huyện,

Trang 32

xã còn hạn chế, hiểu biết về quy trình quản lý vốn thì việc sửdụng nguồn vốn NSNN để đầu tư các công trình thủy lợi sẽ dẫnđến sai sót, chưa đúng mục đích và chưa theo quy hoạch cáccông trình được duyệt Vì vậy vai trò quản lý vốn đầu tư xâydựng công trình thủy lợi từ NSNN rất quan trọng, phụ thuộc rấtlớn vào năng lực của cán bộ ở các cấp, đặc biệt là cấp thựchiện.

Nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát vốn đầu tưxây dựng công trình thủy lợi: Trong quá trình xuyên suốt đầu

tư xây dựng công trình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN, tất cả cáckhâu từ lập dự toán đến quyết toán, kiểm tra đều có sai sóthoặc xảy ra tình trạng móc ngoặc giữa các đơn vị thi công, chủđầu tư, tư vấn thiết kế dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn

Tạo điều kiện cho người dân đặc biệt là người dân nôngthôn có thể thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn: Khi các công trình đầu tư xây dựng hoàn thành sẽ

có một hệ thống giao thông thủy lợi phát triển, đường giaothông nội đồng với quy mô lớn, hệ thống kênh mương tốt sẽtạo điều kiện cho người dân đưa máy móc nông nghiệp đểphục vụ sản suất, đưa các quy trình công nghệ sản xuất nôngnghiệp sạch và công nghệ cao, giao thông thông thương gópphần phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầngthủy lợi thủy lợi: Các công trình thủy lợi bao gồm công trìnhgiao thông nội đồng, công trình thủy lợi, khi được xây dựng

Trang 33

hoàn thành sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầngthủy lợi của địa phương.

Góp phần hoàn thiện tiêu chí cơ sở hạ tầng xây dựngnông thôn mới: Tiêu chí hạ tầng – kinh tế xã hội là một trongtiêu chí quan trọng trong việc xây dựng nông thông mới vàđược ưu tiên đầu tư theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày17/10/2016 của Thủ tướng chính phủ để thay đổi bộ mặt củanông thôn Trong đó các công trình thủy lợi cũng là một trongnhững tiêu chí cần phải hoàn thành trong tiêu chí hạ tầng kinh

tế xã hội

1.1.4.3 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng thủy lợi từ ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư xây dựng thủy lợi từ NSNN là một loại vốn đầu

tư XDCB nên có các đặc điểm sau:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN gắn với hoạt độngchi ngân sách nhà nước và quản lý, sử dụng vốn theo phân cấp

về chi NSNN cho đầu tư phát triển Do đó, việc hình thành,phân phối, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn này đượcthực hiện chặt chẽ theo luật định, được Quốc hội phê chuẩn vàcác cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp)phê duyệt hàng năm

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu

tư cho các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn vàcác đối tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và cácluật khác Do đó việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Trang 34

mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh

tế, xã hội, môi trường và an sinh xã hội

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và

dự án, chương trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện

dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào

sử dụng, Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thựchiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau

từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thựchiện dự án và kết thúc dự án

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng Căn cứ tính chất,nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tưXDCB mà người ta phân thành các loại vốn như: Vốn để thựchiện dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiệnđầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng chođầu tư xây mới, sửa chữa lớn, xây dựng kết cấu hạ tầng hoặcmua sắm trang thiết bị

Những đặc điểm trên đây cho thấy: Trong quản lý vốn

công trình thủy lợi của NSNN dễ bị thất thoát, lãng phí, tiêucực Nếu các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án không ngừngnâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp

vụ không đáp ứng yêu cầu quản lý; Nhà nước không tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra bằng những cơ chế chínhsách ràng buộc trách nhiệm thì thất thoát lãng phí trong đầu

tư XDCB thuộc vốn NSNN là không thể tránh khỏi

Trang 35

Các công trình thủy lợi thường được thi công vào mùa khôphục vụ đi lại và tưới tiêu trước mùa mưa bão hàng năm nên

áp lực về tiến độ thi công là rất lớn và thi công trên nền đấtyếu Mức độ rủi ro về thi công đối với công trình, dự án thủy lợithường cao hơn các dự án khác Do đó vốn đầu tư xây dựngcác công trình thủy lợi thường được bố trí đủ để đảm bảo tiến

độ, hiệu quả khi triển khai thi công công trình, dự án Đốitượng được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án, công trình thủy lợichủ yếu là người nông dân, vùng nông thôn Các công trìnhphục vụ sản xuất của người nông dân: cây trồng, vật nuôi,thủy hải sản Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi ngoàiviệc đánh giá trên cơ sở tác động về kinh tế, xã hội môi trườngcòn được chú trọng đánh giá tác động về an sinh xã hội ở địaphương

1.2 Nội dung nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước

1.2.1 Nội dung nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước

1.2.1.1 Xác định danh mục công trình thủy lợi ưu tiên trong đầu tư công

Do nguồn vốn đầu tư từ NSNN có hạn trong khi nhu cầuđầu tư xây dựng công trình để phục vụ phát triển kinh tế xãhội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng làrất lớn Việc xác định danh mục công trình thủy lợi ưu tiên để

Trang 36

đầu tư giúp nguồn vốn được sử dụng hiệu quả có trọng tâm,trọng điểm, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Căn cứ vào quy hoạch và sự cần thiết của của các côngtrình thủy lợi từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn, cấp có thẩmquyền ban hành tiêu chí và danh mục công trình để ưu tiênđầu tư

1.2.1.2 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án

Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:

Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốcgia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

Chương trình mục tiêu đã được Chính phủ quyết định chủtrương đầu tư; Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốnvay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực anninh, quốc phòng, tôn giáo và các chương trình, dự án kháctheo quy định của Chính phủ

Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trungương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị -

xã hội, cơ quan, tổ chức khác:

Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sửdụng vốn NSNN, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chínhphủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từnguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đốiNSNN;

Trang 37

Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sửdụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài thuộc thẩm quyền quản lý, trừ các dự án quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều này;

Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối vớicác dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a và điểm bkhoản này cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

Chủ tịch UBND cấp tỉnh:

Quyết định đầu tư chương trình sử dụng toàn bộ vốn cânđối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương,vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cânđối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay kháccủa ngân sách địa phương để đầu tư

Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấptỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự

án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm b khoản này cho cơquan cấp dưới

Trang 38

Quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn

bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn

từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đốingân sách địa phương cấp huyện, cấp xã;

Chủ tịch UBND cấp huyện được phân cấp hoặc ủy quyềnquyết định đầu tư đối với các dự án quy định tại điểm b khoảnnày cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

Căn cứ lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án:

Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch pháttriển ngành

Sự cần thiết của chương trình, dự án

Mục tiêu của chương trình, dự án

Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyếtđịnh

Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công vàcác nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án

Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công

Trình tự lập, thẩm định, quyết định chương trình mục tiêu quốc gia:

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định,chủ chương trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủtướng Chính phủ

Trang 39

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhànước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hộiđồng để thẩm định chương trình

Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dungtheo quy định

Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhànước, chủ chương trình hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi

và dự thảo Quyết định chương trình gửi Hội đồng thẩm địnhnhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư:

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định,chủ chương trình lập chương trình và tổ chức thẩm định theoquy định của pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dungquy định tại khoản 1 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Luật này

Chủ chương trình hoàn chỉnh chương trình và dự thảoQuyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tưxem xét, trình Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư:

Trang 40

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dânquyết định, chủ chương trình lập chương trình và tổ chức thẩmđịnh theo quy định của pháp luật trình UBND cùng cấp.

UBND tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản

1 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Luật này

Chủ chương trình hoàn chỉnh chương trình và dự thảoQuyết định đầu tư trình Chủ tịch UBND xem xét, quyết định

Trình tự lập, thẩm định, quyết định dự án

Đối với dự án quan trọng quốc gia: Căn cứ chủ trương đầu

tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiêncứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trìnhThủ tướng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủtướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước đểthẩm định dự án; Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định cácnội dung theo quy; Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư và cơquan chủ quản hoàn chỉnh dự án báo cáo cơ quan chủ quảnthông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước; Hội đồng thẩmđịnh nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết địnhđầu tư dự án

Đối với dự án không có cấu phần xây dựng: Căn cứ chủtrương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu

tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩmquyền quyết định đầu tư; Người đứng đầu bộ, cơ quan trungương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcủa tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác, Chủ tịchUBND các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ

Ngày đăng: 15/03/2024, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w