1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

220 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Công Nghiệp Cho Vùng Đông Nam Bộ Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả Phan Tuấn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, TS. Lưu Đức Hải
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 7,1 MB

Nội dung

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN TUẤN ANH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2024

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN TUẤN ANH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 93 10 105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

2 TS Lưu Đức Hải

Hà Nội, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu đọc lập của riêng tôi , các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận án

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học Viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam Tôi luôn được sự giúp đỡ của cơ quan và các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận án Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã hội và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và TS Lưu Đức Hải đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi thoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn BQL Khu công nghiệp ở Bình Dương và TP.HCM

đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận án

Tác giả luận văn

Phan Tuấn Anh

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT VÙNG CỦA MỘT QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39

2.1 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp 39 2.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế 44 2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp 45 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp đối với vùng của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế 48 2.5 Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lựu chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 53 2.6 Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 65

2.7 Đề xuất khung phân tích 66

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 67

3.1 Khái quát về vùng đông nam bộ 67

Trang 6

3.2 Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp của một số tỉnh/thành vùng đông nam bộ 68

3.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở đông nam bộ 81

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở đông nam bộ 97

3.5 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế 116

3.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế 128

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 133

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 135

4.1 Xu hướng phát triển ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của vùng đông nam bộ 135

4.2 Cơ hội và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập 141

4.3 Yêu cầu đặt ra đối với phát triển nnlclc ngành công nghiệp của vùng đông nam bộ 147

4.4 Quan điểm và định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của vùng đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế 152

4.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của vùng đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập 158

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 171

KẾT LUẬN 173

TÀI LIỆU THAM KHẢO 176

PHỤ LỤC 189

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Đánh giá về mức độ sẵn sàng cho sản xuất trong tương lai của Việt Nam so

với các nước ASEAN 16

Hình 1.2 Mô hình phát triển nhân lực của Việt Nam 2015-2035 32

Hình 1.3 Mô hình tổ chức đại học ở Việt Nam 32

Hình 1.4 Mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp cơ bản và tiêu chuẩn nghề nghiệp trong Cách mạng công nghiệp 4.0 35

Hình 3.1 Mô hình IPA&AEG của nghiên cứu 87

Hình 3.2 Một số chỉ tiêu y tế cơ bản giai đoạn 2004-2020 111

DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Khung điểm đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp và đáp ứng của lao động về trình độ và kỹ năng 9

Bảng 2 : Mối quan hệ giữa nhu cầu doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của lao động về trình độ, kỹ năng 9

Bảng 3 : Mô hình IPA&AEG của nghiên cứu 10

Bảng 4 : Các gợi ý chiến lược từ mô hình IPA&AEG 10

Bảng 1.1 Phân loại các kỹ năng và năng lực cần thiết cho CMCN 4.0 24

Bảng 1.2 Tỷ lệ đóng góp TFP của một số nước ASEAN 28

Bảng 2.1 Các quy định yêu cầu về các cấp bậc chứng chỉ kỹ năng nghề 47

Bảng 3.1 Số lượng lao động ngành công nghiệp-xây dựng Vùng Đông Nam Bộ năm 2015 và 2020 82

Bảng 3.2 Nhu cầu và đánh giá của doanh nghiệp đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của người lao động 89

Bảng 3.3 Năng suất lao động ngành công nghiệp-xây dựng theo giá 2010 của các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ so với cả nước 92

Bảng 3.4 Chiều cao của người Việt Nam phân theo giới tính qua các năm 95

Bảng 3.5 Cân nặng của người Việt Nam phân theo giới tính qua các năm 95

Bảng 3.6 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của cả nước 2016-2020 chia theo vùng 96

Trang 8

Bảng 3.7 Bảng xếp hạng chỉ số sức khoẻ của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2016-2020 97Bảng 3.8 Mục đích tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất 106

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 2010 và năm 2020 68Biểu đồ 3.2 So sánh cơ cấu lao động theo độ tuổi của vùng Đông Nam Bộ với cả nước năm 2020 81Biểu đồ 3.3 So sánh cơ cấu lao động theo ngành giữa Đông Nam Bộ 83Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của Đông Nam Bộ năm 2010 và năm 2020 84Biểu đồ 3.5 So sánh cơ cấu lao động của Đông Nam Bộ phân theo trình độ năm 2010

và năm 2020 85Biểu đồ 3.6 So sánh năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến - chế tạo (theo giá 2010) của TP.HCM; Bình Dương; Đồng Nai và cả nước 93

Trang 9

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0

CNTT Công nghệ thông tin

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá

ĐHNCL Đại học ngoài công lập

GDĐT Giáo dục đào tạo

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GDĐH Giáo dục đại học

GDNN Giáo dục nghề nghiệp

GRDP Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn

ILO Tổ chức lao động quốc tế

KHCN Khoa học công nghệ

KT-XH Kinh tế - Xã hội

KTĐQG Khung trình độ quốc gia

LĐCMKT Lao động chuyên môn kỹ thuật

NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao

R&D Nghiên cứu phát triển

SHTP Khu công nghệ cao TP.HCM

TVET Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề

UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc WEF Diễn đàn kinh tế thế giới

WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong ngành công nghiệp, khi lợi thế khai thác nguồn lực tự nhiên đang dần mất đi thì đầu tư vào nguồn lực nhân lực ngày càng thể hiện được ưu thế lâu dài Nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) ngành công nghiệp không chỉ là một trong những nguồn lực quyết định chất lượng quá trình tăng trưởng mà còn là là yếu

tố hàng đầu để đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) Một nền công nghiệp nếu muốn tăng trưởng nhanh và bền vững thì phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: ứng dụng KHCN, cơ sở hạ tầng hiện đại và lực lượng lao động

có chuyên môn, tay nghề cao Trong đó, lao động chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất Bởi vì, đầu tư về vốn chỉ góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, trong khi đó chất lượng lao động mới là yếu tố quyết định phần lớn giá trị thặng dư của sản phẩm Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ưu thế cạnh tranh luôn nghiêng về các quốc gia công nghiệp có lực lượng lao động trình

độ cao Vì vậy, Việt Nam đã xác định phát triển nguồn vốn nhân lực là trọng tâm của chiến lược phát triển ngành công nghiệp, trong đó lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất

Vùng Đông Nam Bộ là một vùng công nghiệp trọng yếu của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp (KCN) tập trung, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng công nghiệp hóa của cả nước Đây là vùng hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH-HĐH), được Đảng và Nhà nước kì vọng là vùng kinh tế động lực, tạo sự phát triển lan tỏa rộng về không gian kinh tế - xã hội tới các vùng xung quanh Để đạt được điều này, Đông Nam Bộ cần phải sở hữu một lực lượng lao động công nghiệp

có đầy đủ chất và lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển về công nghệ, trình

độ sản xuất và ứng dụng khoa học Bởi vì lực lượng này chính là thành phần chủ chốt trong công cuộc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp giúp vùng có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập và CMCN 4.0

Trang 11

Hiện tại, nguồn nhân lực của Vùng Đông Nam Bộ đang khá dồi dào về số lượng tuy nhiên cũng giống như thực trạng chung của cả nước, lại rất hạn chế về mặt chất lượng “chỉ đạt 3,79/10 điểm (xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 ”[87tr.21] Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, trong khi

đó các ngành khoa học xã hội như: luật, kinh tế, ngoại ngữ lại chiếm tỷ lệ khá cao Nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đó có ngành công nghiệp đang ở trong tình trạng thừa về số lượng lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ và chất lượng cao Không chỉ bị hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình độ tin học và ngoại ngữ cũng không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo Cục Thống

kê TP.HCM (2019), hiện năng suất lao động của các ngành công nghiệp chủ lực của Đông Nam Bộ bao gồm ngành chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí và điện tử - công nghệ thông tin vẫn thấp Bên cạnh đó, thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, tinh thần trách nhiệm trong công việc nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp Ngoài ra, mặc dù tham gia cộng đồng chung ASEAN (AEC) sẽ tạo điều kiện đào tạo NNLCLC ngành công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ tiếp cận với tiêu chuẩn của thị trường lao động quốc tế, nhưng với trình độ phát triển về KHCN, thực trạng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế như hiện nay thì chúng ta đang đánh mất dần cơ hội này Ngành công nghiệp của vùng sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển NNLCLC để bắt kịp với khu vực và thế giới

Sự bùng nổ của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và khả năng siêu kết nối từ cuộc CMCN 4.0 cùng với thời kỳ hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới với những yêu cầu cao hơn đối với người lao động về trình độ, về kỹ năng Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, các hệ thống rô bốt có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động Do đó, NNLCLC ngành công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ đang đứng trước những cơ hội lớn và cả

Trang 12

những thách thức hết sức gay gắt Lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của vùng mà chính NNLCLC mới là nguồn lực quan trọng giúp Đông Nam Bộ có thể phát triển bứt phá, rút ngắn quá trình CNH-HĐH, gia tăng lợi thế so sánh khi cạnh tranh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới Nhận thức được điều này nên

nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu luận án tiến sỹ là PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

nhằm đánh giá vai trò, thực trạng và các vấn đề trong phát triển NNLCLC của ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ Từ đó tìm kiếm phương hướng và giải pháp mới

để phát triển hiệu quả lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập và bắt kịp tốc độ phát triển chung của ngành công nghiệp trong khu vực và thế giới

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của vùng Đông Nam

Bộ nhằm rút ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân cùng cơ hội và thách thức để phát triển lực lượng lao động này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển NNLCLC ngành công nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Là phát triển NNLCLC ngành công nghiệp

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: NNLCLC ngành công nghiệp trong luận

án đề cập là lao động sản xuất có trình độ chuyên môn từ cao đẳng hoặc bậc thợ 3/7

Trang 13

trở lên, làm việc trong ngành chế biến chế tạo

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của

vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển NNLCLC của vùng

Đông Nam Bộ giai đoạn 2010-2020 và đề xuất giải pháp kiến và nghị đến năm 2030

4 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng phát triển NNLCL ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ từ 2010-2020 như thế nào? Ưu thế, hạn chế của NNLCLC ngành công nghiệp ở Vùng Đông Nam Bộ hiện nay là gì?

(2) Bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ đặt ra cơ hội và thách thức gì cho việc phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của Vùng này?

(3) Những giải pháp nào để phát triển NNLCLC ngành công nghiệp ở Vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận

Tiếp cận đa ngành: bên cạnh đánh giá, phân tích NNLCLC ở khía cạnh kinh

tế phát triển như nội dung và các yếu tố ảnh hưởng của phát triển NNLCLC luận án còn tiếp cận ở khía cạnh kinh tế chính trị như quan điểm phát triển NNLCLC của Đảng qua các thời kì Từ đó, giúp cho luận án không chỉ phân tích và đánh giá thực trạng NNLCLC ngành công nghiệp mà còn đưa ra quan điểm và định hướng phát triển nguồn nhân lực này cho vùng Đông Nam Bộ phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Tiếp cận theo vùng: Nghiên cứu các yếu tố riêng biệt về vị thế, cơ cấu kinh tế,

lao động của Vùng Đông Nam Bộ từ đó rút ra được những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của Vùng

Tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế: Tiếp cận phát triển NNLCLC ngành công

nghiệp dưới tác động của thị trường và hội nhập, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó gia tăng hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ

Tiếp cận từ doanh nghiệp: luận án thực hiện phân tích thực trạng NNLCLC

Trang 14

ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ dựa vào đánh giá của doanh nghiệp đối với lực lượng lao động này với các tiêu chí về: trình độ và kỹ năng Theo đó, luận án

có thể đưa ra nhận định về khả năng đáp ứng của lao động đã qua đào tạo đối với yêu cầu thực tế cũng như doanh nghiệp đang thực sự cần gì từ người lao động

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp hệ thống kê mô tả và thống kê so sánh: được sử dụng dưới

mục đích khái quát bức tranh thực trạng về NNLCLC ngành công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ qua số liệu thống kê, so sánh qua các năm từ năm 2010-2020 và so sánh giữa các tỉnh thành thuộc Vùng Đông Nam Bộ để cho thấy rõ hơn sự phát triển của NNLCLC ngành công nghiệp của Vùng

Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong quá trình

thực hiện luận án Từ phân tích, đánh giá các dữ liệu về quy mô và chất lượng NNLCLC ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ từ 2010-2020, luận án đã tổng hợp lại để đưa ra các vấn đề tồn tại cũng như nguyên nhân trong phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Phương pháp phân tích SWOT: Luận án sử dụng phương pháp này nhằm đánh

giá ưu thế, hạn chế của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ hiện nay, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại đối với việc phát triển lực lượng lao động này

- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Luận án thu thập các số liệu thứ cấp, số

liệu thống kê đã công bố từ các webiste hoặc ấn phẩm của Tổng cục Thống kê, Cục Thống

kê của các tỉnh/thành trong vùng Đông Nam Bộ Đối với số liệu khảo sát, luận án tổng hợp tính toán và phân tích thông qua công cụ là phần mềm Excel, SPSS

- Phương pháp phân tích định tính: Luận án đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn

sâu: 02 đại diện BQL các khu công nghiệp TP.HCM và Bình Dương; 03 đại diện các

cơ sở đào tạo; 05 quản lý doanh nghiệp (điện tử-công nghệ thông tin, chế biến lương thực-thực phẩm và cơ khí); 05 lao động trực tiếp sản xuất có trình độ từ cao đẳng trở lên Việc sử dụng phương pháp này giúp luận án có thể: (1)Khám phá các tiêu chí đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và các

cơ sở đào tạo Bổ sung và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn

Trang 15

nhân lực chất lượng cao mà nếu chỉ sử dụng phương pháp định lượng sẽ không đo lường hết được; (2) Ghi nhận các quan điểm, nhận xét và đề xuất đối nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp cho Vùng Đông Nam Bộ hiện nay, để cung cấp thêm thông tin, dữ liệu cho luận án trong quá trình phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp; (3) Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo phát triển NNLCLC ngành công nghiệp

- Phương pháp phân tích định lượng: Luận án đã tiến hành thu thập thông tin

với số lượng mẫu là 110 doanh nghiệp chế biến-chế tạo Sử dụng phương pháp phân tích mức độ quan trọng-mức độ thực hiện (IPA) và sơ đồ lưới A-E: sự kết hợp giữa

mô hình IPA và sơ đồ lưới A-E nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của NNLCLC với nhu cầu của doanh nghiệp từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao trình độ, kỹ năng cho lực lượng lao động này

A Khảo sát và chọn mẫu: Mẫu khảo sát được phân bổ trên 3 ngành gồm: cơ

khí; điện tử-công nghệ thông tin và chế biến lương thực-thực phẩm Luận án lựa chọn

3 ngành này vì đây là các ngành công nghiệp trọng điểm trong định hướng phát triển của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, có nhu cầu NNLCLC lớn để ứng dụng KHCN trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0

Địa bàn khảo sát: Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là hai địa phương có

số lượng doanh nghiệp và lao động thuộc ngành công nghiệp lớn nhất nhì của vùng Đông Nam Bộ Với quy mô các KCN và tốc độ phát triển nhanh, TP.HCM và Bình Dương là 2 trong 3 địa phương thuộc tam giác phát triển công nghiệp chế biến chế tạo (TP.HCM-Đồng Nai-Bình Dương) của vùng Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn 2 địa phương này để thực hiện khảo sát cho luận án

Vì quá trình thực hiện khảo sát là giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 nên tiếp cận DN gặp nhiều hạn chế, do đó nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện theo phương pháp chọn mẫu mục tiêu Thông qua Ban quản lý (BQL) các KCN tỉnh Bình Dương và TP.HCM gửi bản hỏi khảo sát trực tuyến (Google form) đến các doanh nghiệp để thu thập thông tin

Đặc điểm của mẫu khảo sát: Bảng hỏi khảo sát trực tuyến đã được các BQL các KCN trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương gửi cho các DN sản xuất trong các KCN

Trang 16

thuộc 3 ngành điện tử; chế biến lương thực-thực phẩm và cơ khí Tổng số câu trả lời nhận được là 110, trong đó có 65 DN thuộc địa bàn TP.HCM chiếm 59,1% và 45

DN thuộc tỉnh Bình Dương chiếm 40,9% Trong đó:

B Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá: Phiếu khảo sát cho doanh nghiệp được xây

dựng trên 21 chỉ tiêu Hệ thống các tiêu chí được sử dụng để xây dựng cho bảng câu

hỏi bao gồm:

- Đặc điểm doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất, kinh

doanh chính, năm thành lập doanh nghiệp

- Hiện trạng và biến động về hoạt động và nhân lực tại doanh nghiệp 2020: quy mô lao động, biến động nhân lực, tình trạng thiếu và tuyển dụng lao động,

2010-thay đổi về máy móc thiết bị, nhà xưởng…

- Hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp: Mục tiêu hoạt động đào tạo, phương

pháp, các chính sách hỗ trợ, nhu cầu và đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo …

- Khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế: sự quan tâm của doanh nghiệp đến CMCN 4.0, nhận thức của doanh nghiệp

về những khó khăn thách thức, kế hoạch và định hướng đào tạo của doanh nghiệp để thích ứng với CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế …

Trang 17

- Đánh giá và nhu cầu của doanh nghiệp đối với trình độ, kỹ năng của người lao động: Trình độ (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn), Kỹ năng (Kỹ năng kỹ

thuật, Kỹ năng nhận thức, Kỹ năng xã hội và hành vi) Đánh giá dựa trên nhu cầu của

doanh nghiệp và Khả năng đáp ứng của người lao động

C Hệ thống thang đo và công cụ phân tích

Phiếu khảo sát định lượng được xây dựng với 3 nhóm câu hỏi: câu hỏi đóng (câu hỏi đóng 1 lựa chọn, câu hỏi đóng nhiều lựa chọn); câu hỏi mở và câu hỏi kết hợp Mỗi dạng câu hỏi đã được xây dựng với những thang đo thích hợp cho việc định lượng các vấn đề nghiên cứu Có 4 loại thang đo được sử dụng trong bảng hỏi định lượng, bao gồm: thang đo định danh, thang đo khoảng, thang đo thứ tự và thang đo

tỷ lệ Các chỉ số được sử dụng là các chỉ số đơn có dạng giá trị trung bình, tổng số, đếm số lượng quan sát hay tỷ lệ Luận án tính toán, tóm tắt và trình bày dữ liệu bằng phần mềm Excel và SPSS

Để đánh giá thực trạng trình độ, kỹ năng của lao động trực tiếp sản xuất là bậc thợ từ 3/7 và trình độ cao đẳng trở lên, luận án thực hiện phân tích dựa trên hệ thống thang đo Likert để so sánh giữa nhu cầu của DN và khả năng đáp ứng của người lao động Đối với nhu cầu về trình độ và kỹ năng của DN đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, thang đo là các mức độ như sau: 1=Hoàn toàn không cần thiết; 2=Không cần thiết; 3=Bình thường; 4=Cần thiết; 5=Hoàn toàn cần thiết Đối với khả năng đáp ứng về trình

độ, kỹ năng của lao động, thang đo là các mức độ như sau: 1=Hoàn toàn không đáp ứng; 2= Không đáp ứng; 3=Bình thường; 4=Đáp ứng; 5=Hoàn toàn đáp ứng

Hệ thống thang đo chia thành 3 nhóm: (1) CMKT - Trình độ chuyên môn kỹ thuật; (2) Nhóm kỹ năng kỹ thuật (B), bao gồm: B1-Ngoại ngữ căn bản; B2-Tin học; B3-Ngôn ngữ chuyên môn; B4-An toàn lao động,PCCC; B5-Sử dụng trang bị bảo hộ lao động; B6-Sử dụng công cụ dụng cụ; B7-Nguyên liệu đầu vào; B8-Có kiến thức

về cấu taọ, thiết kế của sản phẩm; B9-Hiểu rõ các tiêu chuẩn ngành nghề, tiêu chuẩn kiểm tra kỹ thuật; B10-Kiểm tra, đánh giá sản phẩm; B11-Công nghệ sản xuất; B12-Thao tác chuyên môn và (3) Nhóm kỹ năng nhận thức, xã hội và hành vi (C), bao gồm: C1-Giao tiếp cơ bản; C2-Giải quyết vấn đề; C3-Làm việc nhóm; C4-Sắp xếp công việc; C5-Cẩn thận; C6-Hướng dẫn; C7-Làm việc năng suất; C8-Lắng nghe; C9-Kiểm soát cảm xúc; C10-Đạo đức làm việc; C11-Làm việc tốt dưới áp lực

Trang 18

Trên cơ sở số liệu được thu thập về hiện trạng trình độ, kỹ năng (nhu cầu và khả năng đáp ứng), luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với các tiêu chí như trung bình, tần số, tần suất … Trong đó, việc đánh giá về hiện trạng về nhu cầu và khả năng đáp ứng của người lao động về trình độ, kỹ năng được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mô hình IPA&AEG Các thang đo được điều chỉnh với các qui ước như sau:

 Ei,DN: Điểm trung bình đánh giá của DN về nhu cầu (kỳ vọng) về trình độ,

kỹ năng i đối với người lao động

 Pi,DN: Điểm trung bình đánh giá của DN về khả năng đáp ứng (thực hiện) về trình độ, kỹ năng i của lao động đối với công việc hiện tại

Điểm đánh giá Phân vùng Điểm đánh giá Phân vùng

1,0 < Ei < 3,7 Không cần thiết 1,0 < Pi,DN < 2,2 Hoàn toàn không đáp ứng

3,7 < Ei < 4,0 Cần thiết 2,2 < Pi,DN < 2,8 Không đáp ứng

4,0 < Ei < 5,0 Rất cần thiết 2,8 < Pi,DN < 3,2 Bình thường

3,2 < Pi,DN < 3,8 Đáp ứng 3,8 < Pi,DN < 5,0 Đáp ứng tốt

Bảng 1 : Khung điểm đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp và đáp ứng

của lao động về trình độ và kỹ năng

Nguồn: [67, tr.71]

Ngoài ra, phương pháp Thống kê suy diễn cũng được sử dụng nhằm kiểm định

sự chênh lệch giữa nhu cầu (E) và đáp ứng (P) về trình độ, kỹ năng cho người lao động (Paired-samples t-test) Khi đó, mối quan hệ giữa nhu cầu của doanh nghiệp (E)

và đáp ứng của người lao động (P) được thể hiện như sau:

Mối quan

Pi,DN  Ei,DN Trình độ, kỹ năng i của lao động đáp ứng

so với nhu cầu của DN

DN hài lòng về trình độ,

kỹ năng i của lao động

Pi,DN < Ei,DN Trình độ, kỹ năng i của lao động chưa đáp

ứng so với nhu cầu của DN

DN chưa hài lòng về trình độ, kỹ năng i của lao động

Bảng 2 : Mối quan hệ giữa nhu cầu doanh nghiệp và khả năng đáp ứng

của lao động về trình độ, kỹ năng

Nguồn: [67 tr.72]

Trang 19

Trên cơ sở phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng, mô hình IPA&AEG cũng được sử dụng để gợi ý các chiến lược hành động cho từng nhóm trình độ, kỹ năng

Cụ thể, nghiên cứu sẽ ghép hai tập hợp “Nhu cầu – Đáp ứng” với nhau, vị trí của mỗi thuộc tính trình độ, kỹ năng sẽ được xác định vào “vùng vấn đề” tương ứng của mô hình IPA&AEG Mô hình IPA&AEG được hiệu chỉnh và sử dụng trong nghiên cứu

Bảng 3 : Mô hình IPA&AEG của nghiên cứu

Nguồn: [67 tr.72]

Các chiến lược được gợi ý bởi mỗi chữ cái tương ứng

Bảng 4 : Các gợi ý chiến lược từ mô hình IPA&AEG

Nguồn: [67,tr.72]

Trang 20

6 Đóng góp mới của luận án

Khẳng định và nhấn mạnh về vai trò của Nhà nước và DN trong đối với đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp

Đề xuất được các giải pháp có tính khả thi góp phần phát triển NNLCLC thông qua đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của DN, từ đó nâng cao năng suất lao động

và phát triển hội nhập kinh tế quốc tế

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách về phát triển nguồn nhân lực

7 Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo…, luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án:

Luận án đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước theo 3 nhóm vấn đề: vai trò của NNLCLC đối với phát triển kinh tế; thực trạng NNLCLC trong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0; phát triển NNLCLC thông qua giáo dục đào tạo Từ đó, tìm ra khoảng trống nghiên cứu và các nội dung cần giải quyết trong luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp đối với một vùng của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

Trang 21

tế : Làm rõ khái niệm; nội dung phát triển cùng với các tiêu chí đánh giá và các yếu

tố ảnh hưởng đến phát triển NNLCLC ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập

Đây chính là cơ sở lý luận để luận án tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng và đề

xuất giải pháp

Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công

nghiệp cho Vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Luận án tiến

hành phân tích thực trạng phát triển NNLCLC ngành công nghiệp của vùng Đông

Nam Bộ dựa trên nội dung phát triển và tiêu chí đánh giá NNLCLC ở chương 2

Đồng thời đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLCLC của các địa phương

trong vùng Từ đó, đưa ra những ưu thế, hạn chế cùng với nguyên nhân của công cuộc

phát triển NNLCLC ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ

Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành công nghiệp cho Vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế:

Trên cơ sở định hướng, cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra của bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp đối với chính phủ, chính quyền

địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm phát triển lực lượng lao động

ngành công nghiệp “đủ về số lượng-đạt về chất lượng” cho vùng Đông Nam Bộ

Trang 22

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho rằng phát triển NNLCLC có một vai trò rất quan trọng liên quan đến sự “hưng suy” của nền kinh tế và mang tính quyết định đối với sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập của một quốc gia Trong bài viết “Trí lực và nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia” [73] đã cho rằng nhân lực chất lượng cao chính là nhân tài, là trí lực của đất nước và chia làm 3 loại cơ bản: (1) nhân tài trong lãnh đạo, quản lý (chính trị gia lỗi lạc, nhà quản lý tài ba ); (2) nhân tài là trí thức (nhà bác học, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, văn nghệ sĩ nổi tiếng ) và (3) nhân tài trong lao động sản xuất (doanh nhân, nghệ nhân nổi tiếng ) Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của đội ngũ nhân tài này trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế “là bộ chỉ huy, đầu tàu của nguồn nhân lực, có ý nghĩa quyết định đến tốc độ phát triển của đất nước”[73, tr.11] Gary Becker, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992, đã khẳng định rằng: “ Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục Hiệu quả đầu

tư phát triển con người luôn cao hơn hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác, tiết kiệm được việc sử dụng và khai thác các nguồn lực khác, và có độ lan toả đồng đều hơn so với các hình thức đầu tư khác” [109, tr.9-10] Trên thế giới và trong phạm vi khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, đã có nhiều quốc gia và lãnh thổ đã thành công với chiến lược phát triển kinh tế bền vững bằng nguồn nhân lực chất lượng cao khi họ chuyển sang mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tri thức như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc….Đây là những quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, lại có mật độ dân cư đông đúc, nhưng nhờ vào việc sớm nhận thức được vai trò nòng cốt của NNLCLC và đã đưa chiến lược phát triển NNLCLC làm trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mà những nước này đã đạt được những bước phát triển đáng kể nhất là về công nghiệp và KHCN [92] Do đó, phát triển

Trang 23

NNLCLC không chỉ là một yếu tố đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận và ưu thế cạnh tranh

mà còn là định hướng mang tầm chiến lược, là khâu đột phá quyết định, là yếu tố hàng đầu để đẩy mạnh KHCN nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi

mô hình tăng trưởng bền vững dựa vào các ngành kinh tế có giá trị cao “Vì vậy, quá trình trí thức hoá người lao động thường bắt đầu trước hết trong hàng ngũ giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại Đầu tư cho nguồn nhân lực này sẽ là mũi đột phá quan trọng để tiến sâu vào nền kinh tế tri thức, tiến hành CNH-HĐH thắng lợi, khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới và trong chuỗi giá trị toàn cầu” [72,tr.36] Với chủ trương CNH-HĐH theo chiều sâu và phát triển kinh tế tri thức để tạo nền tảng đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phát triển NNLCLC chính là điều tất yếu và khâu đột phá mang tính quyết định Bởi vì, để đạt được nền kinh tế tri thức thì chúng ta cần đáp ứng 4 tiêu chí chính, đó là: (1) trên 70% GDP có được những ngành sản xuất

và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao; (2) trên 70% cơ cấu giá trị gia tăng là kết quả của lao động trí óc; (3) trên 70% lực lượng lao động xã hội là lao động trí thức và (4) trên 70% vốn sản xuất là vốn con người [33] Theo đó, lực lượng lao động chất lượng cao phải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số lực lượng lao động quốc gia Mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ thay đổi theo xu hướng giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, tăng hàm lượng tri thức và công nghệ cao Hàng loạt ngành nghề mới sẽ ra đời và vì thế phát triển, phân bố và sử dụng NNLCLC là “nhân tố quyết định bảo đảm cho nền kinh tế phát triễn nhanh và bền vững” [59,tr.34]

Sau một thời gian hội nhập, thu hút đầu tư và công nghệ của nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang thoát ra khỏi nhóm các nước nghèo, tham gia vào nhóm các nước có thu nhập trung bình Tuy nhiên, với trình độ KHCN còn thấp và nguồn nhân lực kém chất lượng, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức duy trì tăng trưởng và phát triển dài hạn, đặc biệt là “bẫy thu nhập trung bình” Nếu không có sự chuẩn bị, đầu tư phù hợp và thiết thực nhằm xây dựng một đội ngũ lao động chất lượng cao để có thể tiếp quản công nghệ và phương thức sản xuất mới thì

Trang 24

Việt Nam sẽ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nước Thái Lan, Indonexia, Malaysia….Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nguồn nhân lực công nghiệp và hệ thống đào tạo nhân lực chính là yếu tố quan trọng đang được quan tâm hàng đầu và hết sức cần thiết để Việt Nam có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và vượt qua bẫy thu nhập trung bình trong giai đoạn tiến tới một nước công nghiệp hiện đại [88] “Chất lượng nguồn nhân lực là năng lực nội sinh đặc biệt quan trọng chi phối quá trình phát triển của đất nước NNLCLC cao với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám…nếu được đào tạo, bồi dưỡng, khai thác, sủ dụng hợp

lý sẽ gia tăng rất nhiều so với các nguồn lực khác; nó có vai trò quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước” [90, tr.46] NNLCLC là lực lượng với những phẩm chất, kỹ năng nổi trội, có 2 vai trò quyết định đến phát triển kinh tế, đó là: vai trò sáng tạo KHCN và vai trò tiếp thu-ứng dụng KHCN Phát triển NNLCLC là chìa khoá để biến những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 thành động lực cho sự phát triển của đất nước Trong cuộc CMCN 4.0, lao động giá rẻ và tài nguyên phong phú không còn là lợi thế của các quốc gia

Đi cùng với sự phát triển nhảy vọt của KHCN phải là những nhân lực có đủ năng lực sáng tạo, hấp thu và ứng dụng nó Do đó, phát triển NNLCLC đóng vai trò rất quan trọng để Việt Nam không bị tụt hậu mà còn có thể tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0 để tăng trưởng bứt phá và bền vững trong tương lai [49]

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Theo Báo cáo về Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), mức độ sẵn sàng với CMCN 4.0 của Việt Nam khá thấp (đạt 4,9/10 điểm), thuộc nhóm “Sơ khai” cùng các nước Cambodia và Indonesia Trong khi đó, các nước thuộc Asean như Singapore và Malaysia thì nằm trong nhóm “Dẫn đầu trên toàn cầu”, Thái Lan và Philipine thì nằm trong nhóm “Độ sẵn sàng cao”

Trang 25

Hình 1.1 Đánh giá về mức độ sẵn sàng cho sản xuất trong tương lai của

Việt Nam so với các nước ASEAN

Nguồn: WEF Readiness for Future of Production Report 2018 (dẫn lại từ [110,tr.7])

Tuy ở vị trí sắp chạm tới nhóm “Tiềm năng cao” nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì cơ sở hiện tại của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó chất lượng nguồn nhân lực với thứ hạng 70/100 về nguồn nhân lực “Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia Việt Nam xếp hạng thuộc nhóm cuối trong bảng thứ hạng về lao động có chuyên môn cao, thứ 81/100 thậm chí xếp hạng sau Thái Lan và Philippin trong nhóm các nước ASEAN

Và cũng trong báo cáo này, thứ hạng về chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam chỉ ở thứ 80/100, so với trong nhóm các nước ASEAN thì chỉ đứng trước Campuchia (92/100)” [110,tr.11-12] Theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014 [66], năng suất lao động chính là nguồn lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam Bởi vì thời

kì dân số vàng của Việt Nam đang qua đi, đồng nghĩa với việc quy mô của lực lượng lao động sẽ không còn là nguồn lực chính cho tăng trưởng mà thay vào đó là tập trung

để tăng năng suất lao động Và giải pháp chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tính đến năm 2020, tổng số lao động của nước ta là 56,2 triệu người với 65% đã qua đào tạo ở tất cả các trình độ Tuy nhiên, phần lớn các lao động này tập trung ở các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp và ít gắn với chuỗi cung ứng toàn cầu Chỉ

số lao động có chuyên môn cao của Việt Nam khá thấp xếp thứ 81 trong khi Philipines xếp thứ 50, Malaysia thứ 45 và Singapore là đứng thứ 1 [92, tr.34-35] Cơ cấu nguồn

Trang 26

nhân lực của Việt Nam chưa cân đối giữa các ngành đào tạo, đặc biệt là nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật-công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp Thực trạng

“khát” lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề ở các ngành, lĩnh vực trọng điểm, đặc biệt trong các ngành công nghiệp như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện… chính là những rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động của Việt Nam [93] Mặc dù, năng suất lao động của Việt Nam đã có sự cải thiện tuy nhiên so với các nước trong khu vực vẫn còn khoảng cách khá xa Theo số liệu công bố của Tổ chức lao động thế giới (ILO) năm 2018, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 3.312USD/người/năm, thấp hơn Singapore 30 lần; Thái Lan là 3,3 lần và Philipine là

2 lần Nếu không có sự thay đổi thì phải đến năm 2038 Việt Nam mới có thể đuổi kịp năng suất lao động của Philipine và đến 2069 mới bằng Singpore Đây chính là hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam khi hội nhập vào khu vực và thế giới Do đó, mặc

dù đã đạt được thoả thuận về công nhận tay nghề tương đương của các nước ASEAN nhưng do trình độ và kỹ năng của nhân lực Việt Nam còn thấp nên lợi ích của thoả thuận này chỉ tập trung ở các nước là Singapore, Malaysia và Thái Lan [54]

Theo Phạm Trương Hoàng, Ngô Đức Anh (2010), trong những giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, Việt Nam đã tận dụng lực lượng thiếu kĩ năng, giá rẻ để làm

ưu thế cạnh tranh của mình nhằm hấp dẫn ngày các nhà đầu tư nước ngoài Nguồn vốn FDI và kỹ thuật công nghệ đi cùng FDI là những điều kiện Việt Nam cần để tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hướng tới tăng trưởng bền vững thì Việt Nam cần phải sở hữu một lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng để hấp thụ các kỹ thuật, công nghệ từ FDI

Vì thế, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam không chỉ gia tăng số lượng đơn thuần

mà cần phải nâng cao chất lượng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển Trong một bài viết của Nguyễn Thị Xuân Thúy và Phạm Trương Hoàng (2010) cho rằng hầu như các doanh nghiệp được hỏi không đánh giá cao kỹ năng của các lao động mới tốt nghiệp, đặc biệt là kỹ năng kỹ thuật Trong đó, doanh nghiệp đánh giá thấp nhất là kỹ thuật, đúc, rèn, và làm khuôn mẫu là những kỹ năng được đào tạo cơ bản

và có tính quyết định đối với chất lượng sản phẩm trong công nghiệp chế tạo Đối với nhóm kỹ năng mềm, 5S, kỹ năng hoạt động nhóm, kaizen và tinh thần khởi nghiệm

Trang 27

là kỹ năng cũng bị doanh nghiệp đánh giá khá thấp Về ý thức kỷ luật, các doanh nghiệp đều cho rằng lao động mới tốt nghiệp tuân theo kỷ luật lao động, nhưng thụ động và ý thức tự lập kém Một nghiên cứu khác từ các doanh nghiệp đối với chất lượng đào tạo bậc đại học của nguồn nhân lực nhóm ngành kĩ thuật-công nghệ cũng cho kết quả tương tự khi “kĩ năng được đánh giá có chất lượng thấp nhất chính là

“khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế” với mức độ thiếu hụt chất lượng so với yêu cầu là 37,04% Các kĩ năng tiếp theo có chỉ số chất lượng thấp là trình độ ngoại ngữ, khả năng tư duy logic, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, đều có mức

độ thiếu hụt chất lượng xấp xỉ 20% Điều đáng lưu ý là tiêu chí “tính kỉ luật trong công việc” và “khả năng cập nhật kiến thức mới” cũng có chỉ số chất lượng thấp, thậm chí còn thấp hơn các chỉ số của tiêu chí “kiến thức chuyên ngành” [60, tr.6] Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2019) cũng cho kết quả đánh giá tương tự đối với nhân lực trong các ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM Phần lớn các lao động này vẫn chưa có bằng cấp chuyên môn nghề nghiệp, chủ yếu là trình độ THPT và THCS Trình độ, kỹ năng của người lao động được các doanh nghiệp đánh giá là đáp ứng cho công việc nhưng vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại và tương lai xét cả trên 3 phương diện: trình độ, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhận thức, xã hội và hành vi Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp hiện nay quan tấm nhiều nhất chính là: kỹ năng nhận thức, xã hội và hành vi, kế đến là kỹ năng kỹ thuật và cuối cùng mới là trình độ của người lao động

Do đó, chương trình đào tạo của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học cần phải tập trung hơn nữa vào việc nâng cao kỹ năng của người học sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế bên cạnh các nội dung đào tạo về chuyên môn Tương tự như TP.HCM, các doanh nghiệp Bình Dương cho rằng họ gặp khá nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động ở các vị trí đòi hỏi kỹ năng cao như kế toán, quản lý và cán bộ kỹ thuật Chi phí đào tạo lao động cao và tình trạng lao động bỏ việc sau khi được đào tạo là mối

lo ngại ngày càng lớn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Với cơ cấu lao động thuộc nhóm dịch vụ cá nhân, bảo vệ, thợ thủ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị chiếm trên 90% tổng số lao động đã cho thấy Bình Dương tuy là một

Trang 28

trong các địa phương công nghiệp hoá điển hình của Đông Nam Bộ nhưng nền kinh

tế vẫn cơ bản là nền sản xuất thâm dụng lao động trình độ thấp [45]

Để tồn tại và phát triển trong cuộc CMCN 4.0, doanh nghiệp phải có thay đổi

về công nghệ và trình độ sản xuất từ đó kéo theo sự gia tăng nhu cầu về lao động có

kỹ năng Nghiên cứu của Goran O Hultin và Nguyễn Huyền Lê (2011) đã cho thấy:

tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng tỷ lệ thuận với số lao động trong doanh nghiệp, chỉ có 26% doanh nghiệp với quy mô ít hơn 10 lao động gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ năng, trong khi con số này ở các doanh nghiệp có quy mô hơn 259 lao động là 85% Như vậy doanh nghiệp càng lớn, khó khăn trong tuyển dụng lao động có các kỹ năng cần thiết càng cao Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa thiếu hụt lao động kỹ năng và lạm phát tiền lương Tại Việt Nam, khi lạm phát tiền lương đạt mức 40% hoặc hơn, doanh nghiệp

sẽ gặp khó khăn không chỉ vì những hệ luỵ của lạm phát tiền lương mà còn vì không thể tuyển dụng được đủ lao động theo nhu cầu Và điều này sẽ trở thành vấn đề này ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung nếu không có sự thay đổi chi phí hợp lý hơn dành cho lao động Nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc, Chữ Thị Lân (2014) đã cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lao động chuyên môn kỹ thuật (LĐCMKT) trình độ cao thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung, mặc dù trên thực tế các DN vẫn “khát” nguồn nhân lực này Thứ hai, tỷ lệ LĐCMKT trình độ cao làm trong khu vực chính thức còn thấp (35%) Thứ ba, tỷ lệ dịch chuyển lao động cao Thứ tư, tiền lương chịu tác động mạnh của xu hướng “tỷ lệ hoàn trả trong giáo dục”, tăng mạnh ở bậc đại học Thứ năm, cơ

sở hạ tầng của thị trường lao động nói chung và thị trường LĐCMKT trình độ cao nói chung còn nhiều yếu kém như: thông tin lạc hậu, thiếu cập nhật, hiệu quả hoạt động tư vấn và giao dịch việc làm còn thấp Cuối cùng, cơ chế quản trị hữu hiệu trên thị trường lao động (đối thoại, thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể…) chưa được thực hiện hiệu quả Với những đặc điểm trên đã khiến cho Việt Nam chưa có được một lực lượng LĐCMKT trình độ cao với cơ cấu và chất lượng phù hợp để nâng cao năng suất lao động, dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng và hiệu quả Cùng nhận định đó, Nguyễn Tiệp (2011) cũng cho rằng phát triển LĐCMKT vẫn tồn tại

Trang 29

những bất cập, trong đó có hạn chế về đào tạo LĐCMKT cao như trình độ ngoại ngữ, tin học, tính năng động, sáng tạo, làm việc nhóm…; cung LĐCMKT cao tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường đồng thời cầu LĐCMKT vẫn chưa trở thành động lực cho nguồn cung phát triển Chính vì vậy, lực lượng LĐCMKT cao vẫn chưa thể phát huy vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế này càng sâu rộng, nhu cầu của thị trường đối với người lao động cần có phải là: (i) Chuyên môn tay nghề (đáp ứng các yêu cầu cơ bản về mặt kỹ năng, có các chứng chỉ theo yêu cầu tối thiểu của công ty); (ii) Chuyên môn của người lao động được nâng lên một bậc so với hiện tại; (iii) Nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động; (iv) Năng lực ứng dụng tin học

và sử dụng tốt 01 ngoại ngữ; (iv) Có hiểu biết về thị trường lao động và pháp luật lao động [71, tr.161]

Vũ Thanh Hương, Tăng Đức Đại (2017) cho rằng phát triển KHCN và hội nhập quốc tế sẽ làm gia tăng tỷ trọng việc làm kỹ năng thấp và việc làm kỹ năng cao, đồng thời giảm tỷ trọng việc làm kỹ năng trung bình trong cùng một thời kỳ của một quốc gia Đây là hiện tượng phân cực việc làm và nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến nền kinh tế như làm tăng tình trạng bất bình đẳng lương, tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Theo đó, hiện tượng phân cực việc làm đã có dấu hiệu xuất hiện tại Việt Nam với sự suy giảm mạnh mẽ tỷ trọng nhóm việc làm kỹ năng trung bình (2,1%), trong khi tỷ trọng nhóm việc làm kỹ năng cao và thấp gia tăng, tương ứng 1,7% và 0,7% Tuy hiện tượng phân cực việc làm hiện nay chưa có sự tác động rõ ràng đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập nhưng đã có ảnh hưởng nhất định dẫn tới sự bất cân xứng kỹ năng lao động Chính vì vậy, nhóm tác giả cho rằng nếu Việt Nam không có những chính sách, biện pháp cụ thể về caỉ cách đào tạo, đẩy mạnh R&D và tận dụng tận dụng các cam kết liên quan đến di chuyển lao động lành nghề, trình độ cao theo các Hiệp định công nhận lẫn nhau trong ASEAN thì tác động của hiện tượng phân cực việc làm sẽ rõ ràng hơn, dẫn đến sự bất bình đẳng lương, tăng tỷ lệ thất nghiệp như nó từng ảnh hưởng ở các nước phát triển

ở châu Âu và Mỹ

Trang 30

Thông qua bài viết Southeast Asia in the global wave of outsourcing: Trends, opportunities, and challenges của Rahul Sen, M Shahidul Islam (2005) đã phân tích

tình hình phát triển lực lượng lao động ở các nước Đông Nam Á Từ đó, đánh giá khuynh hướng, cơ hội và thách thức đối với các nước này trước làn sóng thuê gia công ngoài đang diễn ra trên toàn cầu Singapore là một nước Đông Nam Á được hình trong việc thu hút lao động nước ngoài và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể Tuy nhiên, khi sự tăng trưởng quá cao của lực lượng này vượt quá lao động bản địa Nhiều vấn đề đã được đặt ra, đòi hỏi chính phủ nước này cần phải nhìn nhận lại chính sách của mình Weng- Tat Hui & Aamir Rafique Hashmi (2007) đã cho thấy, trong gia đoạn khủng hoảng kinh tế 1997, để đáp ứng cho mục tiêu tăng trưởng của mình, Singapore không thể dựa hoàn toàn vào lực lượng lao động bản địa mà phải có sự tham gia của lao động nhập cư nước ngoài Thông qua khảo sát, đánh giá định lượng tác giả đã tiến hành ước lượng và nhu cầu của nền kinh tế và mức độ đáp ứng của lao động trong nước và nhập cư Đồng thời tác giả cũng đã thảo luận những ảnh hưởng của di dân ở Singapore và lý do để kiểm soát dòng chảy trong tương lai của lao động nước ngoài Mặc dù, thu hút lao động nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng nhưng Singapore vẫn mong muốn không có sự phụ thuộc quá nhiều vào lực lượng này nên một số chính sách đã được đề ra và thực hiện như tăng tỷ lệ sinh, khuyến khích người lớn tuổi vẫn tiếp tục lao động, giảm mục tiêu tăng trưởng…

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động làm thay đổi chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong xã hội Đặc biệt, trong những lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, điện tử… sẽ là những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất Cụ thể, trong ngành dệt may, máy móc có thể thay thế được cả các thao tác như cắt và may Công nghệ 4.0 có thể làm việc liên tục 24/24h, robot có thể thay thế đối với ngành lắp ráp điện tử, tư vấn, chăm sóc khách hàng sẽ được trả lời bằng robot tự động

Từ đó, có thể thấy CMCN 4.0 sẽ tác động đến thị trường việc làm từ sản xuất thâm dụng lao động chuyển dịch sang thâm dụng tri thức và công nghệ Do đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của thị trường về trình độ và ngành nghề Ở Brazil, Colombia và Mexico, sự thay đổi về công nghệ đã khiến việc làm giảm mạnh đối với một số nghề trung cấp như các công việc thư ký; công nhân đứng máy; thủ công mỹ

Trang 31

nghệ và tăng nhẹ đối với các công việc không đòi hỏi tay nghề hoặc tay nghề cao

[124] Bài viết Industrial revolution 4.0: and the impact on human resources của

Nova Jayanti Harahap và Mulya Rafika (2020) đã khẳng định cuộc CMCN 4.0 sẽ là thảm hoạ của nền kinh tế Indonesia nếu không có sự thay đổi về chất lượng của nguồn nhân lực Sự phát triển của công nghệ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về lao động trong tương lai Những công việc lặp đi lặp lại, không đòi hỏi kỹ năng sẽ bị robot thay thế,

do đó các ngành sẽ có xu hướng chọn lao động có kỹ năng trung bình hoặc cao hơn thay vì là lao động kỹ năng thấp Nhóm tác giả nhận định, với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, thất nghiệp sẽ là thách thức, thậm chí có thể trở thành mối

đe doạ khi dự báo có tới 52,6 triệu việc làm có khả năng bị thay thế bởi hệ thống kỹ thuật số tương đương với 52% lực lượng lao động mất việc làm Và tỷ lệ thất nghiệp của nước này năm 2017 là 5,33% Trong đó, số người thất nghiệp đến từ các trường trung học nghề đứng đầu với 9,27% Tiếp theo là học sinh tốt nghiệp THPT 7,03%, văn bằng D3 6,35% và đại học 4,98% Nguyên nhân là do kỹ năng đặc biệt và kỹ năng mềm của người lao động đã qua đào tạo thấp Chính vì vậy mà nhóm tác giả cho rằng chính phủ cần nỗ lực cải thiện năng lực chuyên môn hoá của người lao động Indonesia thông qua đào tạo nghề và những thay đổi cần thiết trong Luật số 13 (2003) liên quan đến lao động

Không như một số nghiên cứu trước đây, luôn có cái nhìn tiêu cực đối với vấn

đề gia công, di dư và chảy máu chất xám trong nền kinh tế hội nhập Hai tác giả Habibullah Khah & M.Shahidul Islam (2006) đã có cái nhìn một cách tích cực đối với các vấn đề này Mặc dù các nước đang phát triển chỉ là nơi gia công và đang bị các nước phát triển thu hút chất xám và nhân tài thông qua các luồng di cư quốc tế, tuy nhiên hai tác giả cũng cho rằng các nước đang phát triển đã nhận được lợi ích rất lớn từ các nước phát triển như gia tăng việc làm mới Và như thế thì đây là một mô hình win-win cho cả hai bên Tuy vậy, lợi ích nhận được ở các nước gia công và chảy máu chất xám không phải lúc nào cũng như nhau Một số nước như Trung Quốc, Ấn

Độ và một số nước Đông Nam Á, có thể lợi ích đạt được sẽ cao hơn ở hầu hết các nước thứ ba Tác giả cũng cho rằng, việc các nước phát triển hướng đến việc gia công

ở các nước nghèo chính là chiến lược để thực hiện mục tiêu giảm nghèo thiên niên kỉ

Trang 32

của Liên Hiệp Quốc Và các nước nghèo cũng nên trân trọng cơ hội này bằng cách không ngừng cải thiện vốn con người và hạ tầng cơ sở để thu hút vốn đầu tư Công nghệ có thể mang đến giải pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất của doanh nghiệp nhưng ở khía cạnh khác nó có sự tác động tiêu cực đến việc làm và tiền lương của người lao động có trình độ thấp, trung bình và đặc biệt là những lao động lớn tuổi Vì họ là những người ít có khả năng cập nhật công nghệ và kỹ năng mới Đây chính là một trong những vấn đề mà các nước đang phát triển cần phải đối mặt

và giải quyết, trong bối cảnh già hóa lao động đang diễn ra ngày càng nhanh Theo

đó, các quốc gia phải có chính sách, chế độ cho lao động thất nghiệp và nghỉ hưu sớm

do không đáp ứng được yêu cầu kỹ năng và trình độ Bên cạnh đó, chiến lược học tập suốt đời phù hợp với đặc thù của các quốc gia là thật sự cần thiết để nâng cao chất lượng lao động trong bối cảnh CMCN 4.0 nhằm đáp ứng đầy đủ cho các yêu cầu đối với việc số hóa và các chương trình mục tiêu về thay đổi công nghệ Các chương trình giáo dục các kỹ năng trong ngắn hạn, đào tạo lại trong trung hạn và một hệ thống các

kỹ năng thích ứng trong dài hạn cần được hình thành và xây dựng Song song đó tiến

bộ công nghệ có thể được khuyến khích bởi các cơ chế tài trợ phù hợp với vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng [131]

Bài viết Rethinking Migration: High-skilled labor flows from India to United States của A Aneesh (2000) đã đưa ra góc nhìn khác về toàn cầu hoá và lao động

chất lượng cao của ngành CNTT ở Ấn Độ Quốc gia này đã trở thành điểm sáng trong bản đồ CNTT thế giới về cung cấp phần mềm trực tuyến Tác giả mô tả hoạt động trực tuyến này theo dòng lao động chứ không phải là thương mại hàng hoá, dịch vụ

vì ông cho rằng : Thứ nhất, không giống như các mặt hàng nhập khẩu thông thường khác, dòng lao động trực tuyến không tuân theo bất kỳ quy định nhập khẩu nào Bởi

vì chính phủ Mỹ không áp đặt thuế hoặc thuế quan đối với chúng và không có cơ chế giám sát hàng tỷ dòng phần mềm chạy xuyên biên giới quốc gia với tốc độ rất lớn Thứ hai, các công ty phần mềm Ấn Độ hiếm khi chuyên về giao dịch các gói sản phẩm Họ hầu hết là những nhà cung cấp lao động thông tin có kỹ năng cao hoặc thông qua di động thực tế hoặc thực hành trực tuyến (di động ảo) Lao động được cung cấp thông qua di động thực tế và di động ảo chiếm 91,2% tổng thu nhập của các

Trang 33

công ty này từ các nguồn nước ngoài, trong khi các sản phẩm và gói phần mềm chỉ chiếm 8,8% Thứ ba, không có nhiều sự khác biệt rõ ràng giữa lao động tại chỗ và lao động trực tuyến Tác giả bài viết đã nhận định di cư lao động thực tế không có khả năng kết thúc, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ năng thủ công, trong các trang trại, nhà hàng và xây dựng, nhưng nó dường như lại hạn chế trong lĩnh vực công nghệ cao thông qua sự tăng trưởng không ngừng của phát triển phần mềm nước ngoài với các đường dẫn trao đổi nhanh hơn trong tương lai Do đó, thị trường lao động CNTT trong tương lai sẽ không có lằn ranh biên giới quốc gia và theo đó sự tiếp cận cung-cầu sẽ dễ dàng và mở rộng hơn

Bài viết Human resources readiness for Industry 4.0 của Jaroslav Vrchota và

cộng sự (2020) đã cho thấy mặc dù đã có những bước tiến trong phát triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 tuy nhiên thực trạng nhân lực hiện nay của Cộng hoà Séc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần cải thiện như học tập suốt đời gần như chỉ đạt mức trung bình của châu Âu, chi tiêu giáo dục của các gia đình ở mức thấp, tỷ lệ sinh viên

kỹ thuật tốt nghiệp đang có xu hướng giảm dần và có khoảng 30% dân số không có khả năng máy tính Theo đó, nhóm tác giả cho rằng một trong những ưu tiên hiện nay của quốc gia này không phải là gia tăng số lượng cơ sở giáo dục đại học mà là tập trung nâng cao chất lượng và cấu trúc của chương trình học Giáo dục và nâng cao chuyên môn cũng là những yếu tố then chốt quan trọng để đạt được các mục tiêu của Công nghiệp 4.0, thay đổi đáng kể kỹ năng làm việc của nhân viên Do đó, quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học có thể trở nên quan trọng hơn trong tương lai Điều quan trọng là phải mở ra khả năng tiếp cận các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật và chú trọng hơn vào các kỹ năng có thể chuyển giao và đánh giá kỹ năng Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả cũng đưa ra bảng phân loại các kỹ năng và năng lực cần thiết cho CMCN 4.0 như sau:

Bảng 1.1 Phân loại các kỹ năng và năng lực cần thiết cho CMCN 4.0

Trang 34

- Khả năng sử dụng các thiết bị mới nhất

- Kiến thức chuyên môn

về sản xuất và quy trình

- Kiến thức về lượng giá và lập pháp

CÁ NHÂN - Quản lý bản thân và

- Kỹ năng giao tiếp

- Niềm tin vào công nghệ mới

- Học tập suốt đời

Nguồn: Dịch lại từ [123, tr.3]

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÔNG QUA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Được nhìn nhận là một trong các nhà khoa học rất quan tâm đến vốn con người

và vai trò của giáo dục, Adam Smith trong tác phẩm “Nguồn gốc của cải của các quốc gia” (The wealth of the Nation) đã nhấn mạnh : Giáo dục có thể là một cách thức tốt nhằm chống lại sự khốn cùng do phân công lao động liên tục gây ra và Giáo dục có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài hoà xã hội Alfred Marshall lại coi giáo dục là một loại đầu tư quốc gia và ủng hộ giáo dục nhằm cải tiến kỹ thuật Ông chỉ ra rằng mặc dù giáo dục cơ bản ít mang lại lợi ích trực tiếp đối với tiến bộ

kỹ thuật, nhưng nó khiến con người trở nên thông minh hơn, đáng tin cậy hơn trong những công việc thông thường [118] Cùng quan điểm đó, Schultz (1961) trong tác phẩm “ Investment in human capital” đã nêu bật tầm quan trọng của việc đầu tư vào vốn con người: phần lớn thu nhập của lao động ở các nước công nghiệp hoá tăng lên nhanh chóng là do tăng trưởng vốn con người và yếu tố hạn chế sự tiến bộ của các nuớc nghèo là không đầu tư đủ vào con người” Và một trong các hình thức đầu tư vào vốn con người chính là giáo dục chính thống từ tiểu học đến đại học và vừa học vừa làm Có thể nói Schultz (1961) đã tiên phong và khởi xướng cho ít nhất hai loại nghiên cứu: (1) những phân tích chi phí – lợi ích của giáo dục; và (2) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn con người Gary Becker (1964) cũng tìm ra nhiều cách thức khác nhau đề đầu tư cho vốn nhân lực nhưng chủ yếu vẫn thông qua giáo dục đào tạo

Từ mô hình nguyên mẫu Solow với hàm sản xuất Yt=F(Kt, Lt x At) trong đó Y

là kết quả đầu ra, K là vốn, L là lao động và A là chỉ số công nghệ hoặc hiệu suất

Trang 35

Theo mô hình Solow thì các yếu tố tỉ lệ tiết kiệm, lao động, trình độ kỹ năng của lao động và công nghệ là những biến ngoại sinh có vai trò quan trọng trong qua quá trình tăng trưởng Đây chính là điểm hạn chế của mô hình này Chính vì vậy lý thuyết tăng trưởng mới trên quan điểm xem các yếu trên là các biến nội sinh (mô hình tăng trưởng nội sinh) đã ra đời với sự đóng góp của các nhà khoa học Paul Romer(1986) và Rober Lucas(1988) Mô hình này làm nổi bật vai trò quan trọng của nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm giáo dục, như là cơ chế cho việc tích luỹ kiến thức công nghệ [134] Từ các lý thuyết trên, có thể nói, GDĐT không trực tiếp tác động đến tăng truởng của nền kinh tế, tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng đáng kể đến vốn nhân lực và tiến

bộ khoa học công nghệ, hai yếu tố quan trọng trong mô hình tăng trưởng Theo Dwight

H Perkins, Steven Radelet, David L.Lindauer (2006, tr.98) trình độ giáo dục nâng cao

và chất lượng giáo dục cải thiện đều tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng, làm việc nhanh hơn và hiệu quả năng suất cao hơn Lực lượng lao động trình độ cao hơn cũng giúp thu hút nhiều đầu tư hơn, qua đó cũng góp phần tích luỹ vốn Trình độ học vấn cao hơn cùng với tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ hai chiều: học vấn cao hơn giúp hỗ trợ tăng trưởng và tăng trưởng tạo ra nguồn lực để tài trợ cho hệ thống giáo dục vững chắc hơn Tuy nhiên, tác động của giáo dục đối với tăng trưởng không thể được đánh giá trong ngắn hạn vì đầu tư vào giáo dục ngày hôm nay không thể cải thiện được năng suất lao động ngay tức thì mà cần phải có thời gian dài để đánh giá

Nelson, R., & Phelps, S (1996) là những người đầu tiên tranh luận rằng trình độ học vấn của một người có thể tác động đáng kể lên khả năng thích ứng với thay đổi và sáng tạo công nghệ mới của họ Theo đó, mức vốn con người càng cao sẽ càng đẩy nhanh quy trình phổ biến công nghệ trong một nền kinh tế Điều này cho phép các quốc gia bị tuột lại so với mặt bằng công nghệ trên thế giới có thể bắt kịp nhanh hơn với những quốc gia đứng đầu Lim (1996) chú trọng rằng giáo dục có thể đóng góp tới tăng trưởng kinh

tế nếu nó giúp cải thiện chất lượng của lực lượng lao động, các kỹ năng quản lý, khả năng quản lý và tính linh động, dịch chuyển của lao động: nếu nó tiếp cận được các thông tin mới để chuyển đổi nhanh hơn và nếu giáo dục giúp xoá bỏ các rào cản xã hội và thể chế Một chương trình giáo dục đặt tư duy khoa học, kỹ năng toán học và thành thạo ngôn ngữ làm trung tâm sẽ đạt được hiệu quả trong việc nâng cao năng suất [118] Để

Trang 36

nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chỉ xây trường và tăng tỷ lệ nhập học thì chưa

đủ, phải có đầy đủ giáo viên và công cụ giảng dạy phù hợp [140]

Theo Nguyễn Thị Xuân Thúy và Phạm Trương Hoàng (2010), phát triển nguồn nhân lực nhân lực công nghiệp và hệ thống đào tạo nhân lực chính là yếu tố quan trọng và cần thiết để Việt Nam có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

và vượt qua bẫy thu nhập trung bình trong giai đoạn tiến tới một nước công nghiệp hiện đại Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng mất cân đối, “thừa thầy thiếu thợ” trong cơ cấu trình độ nhân lực của Việt Nam 1 – 0.8 – 3.7, khá cách biệt so với các nước phát triển là 1 - 12 - 24 Võ Thị Kim Loan (2014), Nguyễn Văn Quang & Phạm Thị Thuỳ Linh (2021) cho rằng chất lượng và cơ cấu nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế là do công tác đào tạo và giáo dục còn nhiều bất cập Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về khả năng thực hành và sự thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp

Hệ thống và chương trình đào tạo chưa định hướng theo nhu cầu của thị trường và mất cân đối giữa các hệ đào tạo đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp Từ đó, Nguyễn Đức Trí (2009) đã

đề xuất phân chia cơ cấu hệ thống giáo dục giáo dục quốc dân của Việt Nam thành 2 luồng giáo dục chính, đó là luồng giáo dục hàn lâm và luồng giáo dục công nghệ hay giáo dục nghề nghiệp-ứng dụng Trong đó, giáo dục nghề nghiệp sẽ đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ nghề từ bậc 1 đến bậc 4 và theo ba cấp trình độ đào tạo Nghiên cứu cũng đã xác định việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần được thực hiện dựa trên những cơ sở chủ yếu như: “cơ cấu lao động xã hội và cơ cấu trình độ nghề quốc gia; sự thay đổi về nhu cầu nhân lực và các mô hình đào tạo lao động kỹ thuật; cơ cấu trình độ của giáo dục nghề nghiệp trong phân loại giáo dục chuẩn quốc tế; cơ cấu hệ thống giáo dục và giáo dục nghề nghiệp một số nước và xu hướng đổi mới giáo dục nghề nghiệp trên thế giới ” [97, tr.108]

Giáo dục-đào tạo không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu nhân lực của nền kinh tế mà đó còn là một trong những cách thức để đầu tư cho vốn nhân lực “Các cá nhân đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhằm tích luỹ những kỹ năng và kiến thức (một phần của vốn nhân lực), những cái có thể mang lại lợi ích lâu dài sau đó Sự đầu tư

Trang 37

này cũng mang lại lợi ích kinh tế quốc dân và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế” [67,tr.45]

Trong kinh tế học hiện đại, người ta đã đưa ra khái niệm được gọi là năng suất yếu tố tổng hợp TFP (Total Factor Productivity) Đó là một khái niệm mới dùng để đánh giá vai trò của sự tích lũy tri thức trong tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các tích lũy truyền thống là vốn và lao động Bảng số liệu sau đây cho biết TFP của một số nước trong khu vực ASEAN trong đó, tỷ lệ đóng góp của TFP ở Việt Nam chỉ có khoảng 20% vào thời điểm hiện nay

Bảng 1.2 Tỷ lệ đóng góp TFP của một số nước ASEAN

Nguồn: [87, tr.179]

Trong bối cảnh chỉ số này của các nước trong khu vực là tương đối cao (35%

ở Thái Lan, 41% ở Philippines, 43% ở Indonesia) đã cho thấy sự quan ngại về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Và một trong những nguyên nhân là do nền giáo dục của Việt Nam hiện nay chưa giải quyết tốt bài toán về phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu phát triển kinh tế Chính vì vậy, Hàn Viết Thuận (2014) đã đề xuất định hướng đổi mới nền giáo dục của Việt Nam như sau: “Trước hết là việc xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, khoa học và hiện đại trên cơ sở bổ sung những môn học mới cần thiết, bỏ bớt những môn học đã lạc hậu Chúng ta cũng có thể lựa chọn các chuơng trình, giáo trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, tiến hành quốc tế hoá phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trong quá trình hội nhập, giảng viên các trường đại học Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp xúc và làm việc trực tiếp với các giảng viên quốc tế Và ngược lại, các giảng viên quốc tế cũng có điều kiện đến làm việc ở các trường đại học Việt Nam Quá trình tương tác này sẽ góp phần làm cho trình độ giảng viên đại học của Việt Nam sẽ ngày càng được nâng cao tiếp cận với trình độ quốc tế” Cũng cùng quan điểm đó, Nguyễn Hữu Phúc, Phạm

Trang 38

Đình Trực (2014) cũng cho rằng hệ thống đào tạo và triết lý khi xây dựng chương trình đào tạo trong giáo dục đại học ngành kỹ thuật của Việt Nam đang dần lạc hậu, không còn phù hợp và đang cần có sự đổi mới từ phương pháp, nội dung và công cụ đánh giá kết quả giảng dạy Hai tác giả đã có một bài viết phân tích việc thực hiện

và kết quả ban đầu của dự án HEEAP (Chương trình Liên minh về Giáo dục Kỹ thuật Đại Học), phối hợp giữa Bộ Giáo Dục & Đào tạo Việt Nam với Công ty Intel Việt Nam, Đại học bang Arizona và USAID (Cơ quan chính phủ Hoa Kì về phát triển quốc tế) tiến hành tại năm trường đại học kĩ thuật hàng đầu tại Việt Nam, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy trong một số khóa học với sự nhấn mạnh về áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực và sử dụng các công cụ đánh giá Chương trình HEEAP có mục đích khắc phục các nhược điểm trên về phương pháp giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo ngành Điện - Điện Tử và Cơ khí để các sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng hơn cho công việc và nghề nghiệp của mình trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và quốc tế Phương pháp giảng dạy mới của chương trình bao gồm phương pháp tương tác (giảng viên khuyến khích thảo luận đa chiều nhằm nâng cao khả năng tư duy phê phán, kĩ năng trình bày và giao tiếp); phương pháp hợp tác (giảng viên sẽ tiến hành chia nhóm và đánh giá kết quả làm việc theo nhóm, từ đó nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, một hạn chế của đa số sinh viên hiện nay); phương pháp học tập tích cực (áp dụng phương pháp học tập qua việc thực hiện dự án nhằm nâng cao kĩ năng, tiếp thu kiến thức của sinh viên qua việc giải quyết một vấn đề kĩ thuật cụ thể) Kết quả khả quan của việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới từ chương trình HEEAP đã cho thấy tham khảo kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến là cần thiết và đổi mới tư duy thiết kế chương trình đào tạo sẽ là các việc

sẽ phải cần làm - một cách căn bản và toàn diện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học các ngành kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay Việc đào tạo phát triển NNLCLC có thể được chia làm 2 hình thức: một là, đào tạo bên ngoài thông qua các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu…và hai là, đào tạo bên trong là từ bản thân các doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam có thể thu hút được nhiều dòng vốn FDI đặc biệt là trong ngành công nghiệp Một trong những tác động

Trang 39

của FDI đến nguồn nhân lực đó là hiệu ứng lan tỏa từ việc hình thành kỹ năng thông qua các mối liên kết dọc hay ngang Kết quả cuộc khảo sát của UNIDO và Bộ Kế hoạch đầu tư cho thấy “11% các DN vốn ĐTNN hợp tác với các công ty cung cấp hàng trong nước để nâng cao chất lượng của các công ty đó, so với 10,5% các DN ngoài NN và 9,6% DNNN” [107,tr.82] Mặc dù phần lớn lao động trong các DN FDI

là lao động không có kỹ năng thế nhưng chi tiêu cho đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài của họ lại cao hơn nhiều so với các DN trong nước, cho thấy cải thiện kỹ năng lao động là một ưu tiên của DN FDI Điều này đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng và kỹ năng của các lao động trong nước Bên cạnh đó, có một hiệu ứng lan toả của DN FDI đến NNLCLC tuy chưa rõ nét nhưng vẫn có thể thấy được đó là

sự hình thành các công ty vệ tinh bởi các nhân viên cũ của các DN FDI Các công ty này chính là kết quả của sự học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ các DN FDI và trong tương lai có thể là sự khởi nguồn phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 và Bùi Minh Tiệp (2015) đã cho rằng thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở nước ta là chính là hệ quả của những bất cập trong hệ thống giáo dục nhấn mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết, chưa quan tâm đúng mức đến các kỹ năng thực hành Sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, kỹ thuật giữa chứng nhận văn bằng với khả năng làm việc thực tế đã khiến cho hàng ngàn sinh viên ra trường nhưng thất nghiệp hoặc không đủ khả năng làm việc Trong khi đó doanh nghiệp tìm kiếm “đỏ mắt” cũng không thể tuyển dụng

đủ số lao động có kỹ năng cần thiết 65 % doanh nghiệp FDI và 35% doanh nghiệp trong nước được hỏi đã phàn nàn về những kỹ năng công nhân được đào tạo tại trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp [66] Trong một nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển (2015) về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với chất lượng sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ mới ra trường cho thấy: khả năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, năng lực sáng tạo, khả năng cập nhật kiến thức mới và ý thức tổ chức kỉ luật là những kỹ năng của sinh viên mà

bị doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá rất thấp Kết quả này đã cho thấy thực trạng bất cập trong chương trình đào tạo của khối ngành kỹ thật công nghệ: nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện tư duy sáng tạo, nâng

Trang 40

cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên Sự khác biệt giữa kỹ năng được đào tạo và kỹ năng mà doanh nghiệp cần cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ

lệ lao động đã qua đào tạo thất nghiệp tăng Kết quả điều tra lao động việc làm giai đoạn 2010-2014 cho thấy, tỷ lệ người thất nghiệp đã qua đào tạo tăng từ 18,6% năm

2010 lên 40% năm 2014,trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ tăng từ 14,6% lên 18,2% Mức chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng lớn: Năm 2010 là 4 điểm phần trăm; năm 2011 là 8 điểm phần trăm; năm 2012 là 12,5 điểm phần trăm; năm 2013 là 17,8 điểm phần trăm và năm

2014 là 21,8 điểm phần trăm Điều này phản ánh bức tranh kém hiệu quả trong đào tạo nghề của nước ta Rất nhiều ngành nghề được đào tạo song người lao động không tìm được việc làm phù hợp với tấm bằng đào tạo của mình [93,tr.16]

Trần Đức Cảnh (2014) đã đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam từ 2015-2035 nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành một nước công nghiệp trong tương lai Theo mô hình phát triển như trên thì tỷ lệ lao động được đào tạo sẽ là 70% trong đó, đào tạo bậc cao sẽ chiếm 22% so với tổng số lao động thay vì chỉ có 7,37% vào năm 2015 Và dựa theo mô hình 1.2, tác giả đã tính toán và đưa ra bản kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chia thành 2 giai đoạn 2015 và 2035 Ước tính dân số của Việt Nam năm 2035 là 117 triệu người và lực lượng tham gia lao động (18 tuổi đến

60 trở lên) là 70,2 triêu người, chiếm 60% dân số Trong đó, tỷ lệ dân số tham gia lao động thì số người có trình độ cao đẳng là 10% và đại học trở lên 22%, mức tăng đáng

kể so với cột mốc năm 2015 là 2,2% và 7,37% Từ đó, tác giả đề xuất tăng số lượng các trường đại học và cao đẳng lên thành 480 trường đến 2035, đồng thời có phương

án tái cấu trúc đại học công và cho phép tăng số trường ngoài công lập theo mô hình dưới đây:

Ngày đăng: 14/03/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w