1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập

27 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Vùng Đồng Tháp Mười Trong Bối Cảnh Hội Nhập
Tác giả Bùi Trọng Tiến Bảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng, TS. Quyền Đình Hà
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 761,01 KB

Nội dung

Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI TRỌNG TIẾN BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2024 Cơng trình hồn thành tại: HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng TS Quyền Đình Hà Phản biện 1: GS TS Phạm Thị Mỹ Dung Chuyên gia độc lập Phản biện 2: PGS TS Phạm Trương Hoàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện 3: TS Ngô Thị Thanh Trúc Trường Đại học Cần Thơ Luận án bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng Có thể tìm hiểu luận án thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2024 PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khi Du lịch Việt Nam hội nhập ngày sâu rộng, toàn diện với khu vực giới tạo nhiều hội để phát triển, mở rộng thị trường, thu hút nhà đầu tư nước đầu tư vào phát triển du lịch Việt Nam nói chung vùng Đồng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng Đồng thời, Nghị 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 Bộ Chính trị xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển đồng thời du lịch quốc tế, du lịch nội địa, cấu lại ngành Du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền, đồng bộ, bền vững hội nhập quốc tế; trọng liên kết ngành du lịch với ngành, lĩnh vực khác chuỗi giá trị, hình thành nên sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, xem bước tạo đà quan trọng giúp du lịch Việt Nam bứt phá Việc quan tâm đắn, sâu sắc Đảng, Nhà nước phát triển du lịch yếu tố quan trọng giúp cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển Tuy nhiên, phát triển du lịch vùng ĐTM chưa đạt kỳ vọng, chưa rõ nét hoạt động liên kết hội nhập; chưa phát huy hết tiềm năng, mạnh vùng nhiều lý Trước hết, hệ thống sản phẩm du lịch vùng đơn điệu, chưa nghiên cứu khai thác hiệu quả; vùng ĐTM chủ yếu tập trung khai thác sản phẩm du lịch dựa tài nguyên du lịch sông nước, miệt vườn “đờn ca tài tử”; sản phẩm du lịch tương đồng với địa phương khác vùng ĐBSCL, sức hút hoạt động du lịch chưa đạt hiệu cao, thời gian lưu giữ khách bình quân khoảng 1,4 ngày; mức chi tiêu du khách thấp, chưa có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm, mua sắm để tạo hấp dẫn, giữ chân du khách lưu lại vài ngày (Sở Văn hoá, Thể thao, Du lịch Đồng Tháp, 2022); với quy hoạch vùng ĐTM triển khai xây dựng, phần lớn dựa vào quy hoạch phát triển du lịch địa phương, đó, việc quy hoạch phát triển chưa có tính kết nối đồng bộ, thiếu phối hợp chưa tập trung vào dự án trọng điểm cho vùng (Bảo Hạnh, 2019) Trong năm 2020, dịch COVID - 19 bùng phát kéo dài, ngành du lịch ngành chịu ảnh hưởng nặng nề làm sụt giảm hoạt động du lịch nước, có du lịch ĐBSCL, doanh thu du lịch ĐBSCL năm 2020 giảm 47%, năm 2021 giảm 80% so với năm 2019 (Phước Trong, 2022) Khi dịch bệnh COVID - 19 bước kiểm soát, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 có tăng mạnh trở lại với tổng lượt khách đạt gần 3,4 triệu lượt khách, tháng đầu năm 2023 đạt gần 1,8 triệu lượt khách Hoạt động du lịch nội địa có bước khởi sắc tích cực Số lượng du khách nội địa có tăng trưởng, đóng góp vào mức tăng trưởng chung lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nội địa (Tổng cục Thống kê, 2023; Tổng cục Du lịch, 2023; Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, 2022) Ngoài ra, nhiều lý thuyết phát triển du lịch dựa giai đoạn phát triển có đặc điểm trình bắt đầu thay đổi (Streimikiene & Bilan, 2015) Các lý thuyết phát triển du lịch tạo Butler (1980), Butler & Miossec (1993) dựa giai đoạn phát triển du lịch phát triển du lịch nên xác định trình tự nhiên thay đổi (Kuizinaitė & Radzevičius, 2020) Theo lý thuyết này, thay đổi thị trường du lịch xảy yếu tố kinh tế, xã hội vật lý, mà thay đổi tính chất thị trường du lịch thay đổi động du lịch du khách Do đó, việc phân tích lý thuyết phát triển du lịch giúp nghiên cứu xác định, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành yếu tố cung yếu tố cầu; nhiên, yếu tố bị ảnh hưởng vấn đề sau: tính sẵn có nguồn lực địa phương (điểm đến hấp dẫn, nguồn tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch, sở hạ tầng), môi trường kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển kinh tế du lịch, cạnh tranh thị trường du lịch vùng du lịch với nhau, ủng hộ cộng đồng địa phương Calero & Turner (2020) nhận định khó khăn việc phát triển khung lý thuyết thống toàn diện nghiên cứu du lịch xuất phát từ chất phổ biến du lịch, chồng chéo lên nhiều ngành khác yếu tố kinh tế xã hội khác cung cầu, khiến việc phát triển lý thuyết toàn diện du lịch trở nên khó khăn Thực tiễn cho thấy liên kết vùng Việt Nam cịn hạn chế, chưa hình thành quan quản trị vùng, tỉnh thành có quy mơ kinh tế nhỏ, chưa hình thành chuỗi liên kết, có nhiều hạn chế việc liên kết vùng Việt Nam, chưa nhận thức nhu cầu liên kết vùng tích hợp vùng phát triển kinh tế - xã hội (Hoang & cs., 2018) Vì vậy, liên kết phát triển du lịch đóng vai trị quan trọng việc tạo phối hợp, hợp tác tỉnh thành, bên liên quan ngành du lịch Ngoài ra, du lịch vùng xem công cụ cần thiết phát triển vùng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt vùng nội địa, xem giải pháp hiệu để tránh trì trệ kinh tế Tuy nhiên, thảo luận du lịch vùng giai đoạn sơ khai, điều giải thích cho số lượng cơng trình nghiên cứu lĩnh vực hạn chế Nghiên cứu nhằm làm rõ số khái niệm phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, theo nhiều quan điểm nhà nghiên cứu khác nhau, cung cấp công cụ hữu ích cho nghiên cứu quản lý du lịch tương lai Vì vậy, để phát huy tiềm lợi phát triển du lịch bối cảnh hội nhập, vùng ĐTM cần đánh giá trạng phát triển du lịch nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM? Những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập? Vì vậy, tác giả luận án nghiên cứu “Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập” cần thiết cung cấp sở khoa học giúp phát triển du lịch vùng ĐTM thời kỳ hiệu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười thời gian qua; từ nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp góp phần vào phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Hệ thống hóa làm rõ sở lý luận, sở thực tiễn phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập; 2) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập; 3) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập; 4) Đề xuất số giải pháp phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập - Đối tượng khảo sát bao gồm: Chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch gồm: quyền địa phương, tổ chức, doanh nghiệp / hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch, nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Pham vi nội dung: Nghiên cứu xác định nội dung nghiên cứu gồm: nội dung phát triển du lịch vùng, thực trạng phát triển du lịch vùng, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, nhóm giải pháp phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập - Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập tiến hành vùng ĐTM Trong đó, địa bàn chọn để khảo sát điểm du lịch đại diện cho vùng ĐTM tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang - Phạm vi thời gian: Thời gian số liệu thứ cấp sử dụng nghiên cứu phát triển du lịch vùng ĐTM thu thập giai đoạn 2015-2020 bổ sung thêm sau giai đoạn dịch COVID-19 từ năm 2021-2022 Đồng thời, số liệu điều tra thu thập từ khảo sát quyền địa phương, cộng đồng địa phương, du khách, bên liên quan đến phát triển du lịch vùng ĐTM giai đoạn 2019-2020 bổ sung từ tháng đến tháng năm 2021 Dựa kết phân tích liệu, nghiên cứu đề xuất giải pháp thực cho năm 1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Luận án có đóng góp quan trọng việc nghiên cứu hiểu rõ phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Những đóng góp bao gồm: Về lý luận, luận án có đóng góp quan trọng việc hệ thống hoá, luận giải làm rõ thêm sở lý luận, sở thực tiễn phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập làm tảng lý thuyết định hướng quan trọng cho trình nghiên cứu Nghiên cứu xác định hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển du lịch vùng sở kế thừa phát triển từ nghiên cứu nước phát triển du lịch Nghiên cứu phân tích kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch vùng số nước giới số vùng du lịch nước, từ rút học kinh nghiệm quý báu cho phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính phân tích định lượng để nghiên cứu phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Mặc dù phương pháp khơng hồn tồn mới, yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập nghiên cứu, phát triển sở kế thừa nghiên cứu phát triển du lịch, tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến số phù hợp Trên sở đó, việc đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM khơng dừng lại phân tích yếu tố riêng biệt, mà cịn phân tích tác động yếu tố đến phát triển du lịch từ đánh giá du khách, doanh nghiệp/hộ kinh doanh Điều giúp hoàn thiện giải pháp phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Đây coi điểm tính tồn diện nghiên cứu phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Thông tin sơ cấp đa dạng, thu thập từ nhiều nguồn khác bao gồm: Thảo luận nhóm; Tham vấn ý kiến 10 chuyên gia, 15 cán cấp huyện; Điều tra khảo sát 413 cộng đồng địa phương, 408 khách du lịch, 227 doanh nghiệp/ hộ kinh doanh Do đó, nghiên cứu đóng góp định việc đánh giá mức độ ảnh hưởng yếu tố đến phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Ngoài ra, số liệu điều tra sử dụng nghiên cứu có dung lượng đủ lớn đáng tin cậy, đóng góp đáng kể cho nghiên cứu phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười Về thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập sau: Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều tiềm lợi phát triển du lịch, nhiên kết thực giải pháp phát triển du lịch vùng gặp số khó khăn hạn chế, nên kết thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng chưa tương xứng với tiềm lợi Hệ số ICOR tỉnh Long An dao động từ 3,01 đến 5,86; tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang có hệ số ICOR cao 42,58 27,93 năm 2021 điều cho thấy hiệu đầu tư phát triển vùng có sụt giảm Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh vùng dao động từ 8,7% đến 13,8% Để giải vấn đề này, nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp thực tiễn đáng tin cậy dựa sở kết phân tích trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Việc đề xuất giải pháp thực tiễn đáng tin cậy điểm bật nghiên cứu này, đóng góp vào phát triển bền vững du lịch vùng Đồng Tháp Mười tương lai Về nhận diện phân tích yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề cập toàn diện đến nhóm yếu tố bao gồm: tài nguyên du lịch; thể chế, sách phát triển du lịch; quảng bá xúc tiến thu hút đầu tư du lịch; tham gia cộng đồng hưởng lợi, liên kết phát triển Nghiên cứu phân tích mức độ ảnh hưởng yếu tố đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập, đưa đóng góp cách tiếp cận 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đem lại số ý nghĩa thiết thực cho quyền địa phương, nhà nghiên cứu du lịch, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương, nhà đầu tư hướng đến phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Cụ thể sau: Thứ nhất, nghiên cứu khám phá yếu tố bật có ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Trên sở đó, nhà quản lý nhận biết thực trạng, vai trò yếu tố tác động đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập; Thứ hai, kết phân tích thể tồn diện đánh giá bên liên quan đến thực trạng phát triển du lịch Vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Kết nghiên cứu phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập đóng góp quan trọng vào việc hiểu rõ thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời đưa nhóm giải pháp phát triển du lịch cụ thể dựa yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập; Thứ ba, thực nghiên cứu phát triển du lịch Vùng ĐTM bối cảnh hội nhập đáp ứng yêu cầu mặt chủ trương phủ ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch vùng ĐBSCL nói riêng việc xây dựng phát triển du lịch, góp phần tăng khả thu hút du khách du lịch đến vùng ĐTM Một cách khái qt, với hồn thiện, bổ sung, đóng góp lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết phân tích thực trạng, yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa, phương diện cung cấp thơng tin, tài liệu cho nghiên cứu, giảng dạy tài liệu tham khảo cho trình quy hoạch phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 2.2.1 Một số khái niệm du lịch phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Theo điều 4, Luật Du lịch năm 2017, Du lịch hoạt động liên quan đến chuyến người nơi cư trú thường xuyên thời gian không 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch kết hợp với mục đích hợp pháp khác Theo Correia (2022) du lịch nghiên cứu hoạt động người liên quan đến chuyến đến điểm đến nơi cư trú thường xuyên họ, ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu người tác động mà người ngành công nghiệp tạo môi trường vật chất, kinh tế- văn hóa- xã hội khu vực tiếp nhận, kết luận định nghĩa đầy đủ du lịch phải bao hàm hoạt động, hệ thống, tượng mối quan hệ nảy sinh từ Tổng quát, tác giả luận án nhận thấy định nghĩa du lịch khẳng định du lịch tượng bao gồm: khía cạnh cầu, gồm tất khái niệm liên quan đến khách du lịch, khách viếng thăm; khía cạnh cung, gồm khái niệm liên quan đến cộng đồng chủ nhà, nhà cung cấp dịch vụ du lịch; điểm đến du lịch nơi tương tác diễn cầu cung, tạo hoạt động khác bao gồm hành trình đến điểm đến du lịch Đồn Thị Trang (2017) khẳng định hội nhập trình quốc gia tham gia vào vấn đề, kiện chung quốc tế với kiến, quan điểm riêng quốc gia nhằm mục đích tranh thủ, tạo hội thuận lợi để phát triển, đem lại lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội…cho bên tham gia Do đó, tác giả luận án đề xuất “Phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập q trình quan Nhà nước, quyền địa phương, tổ chức kinh doanh du lịch, đơn vị giáo dục đào tạo - nghiên cứu du lịch vùng liên kết, hợp tác, phối hợp phát triển sản phẩm du lịch vùng; xây dựng quy hoạch du lịch vùng nhằm quản lý khai thác hiệu tài nguyên du lịch vùng, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sở hạ tầng du lịch vùng đáp ứng yêu cầu hội nhập để thúc đẩy phát triển du lịch vùng; chủ động hội nhập vào thị trường khu vực giới góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng” Đây khái niệm nghiên cứu thống xuyên suốt trình phân tích phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập 2.2.2 Vai trò phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Vũ Văn Đông (2014) nhận định phát triển du lịch giữ vai trò quan trọng thúc đẩy ngành kinh tế khác phát triển như: giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng Vai trò phát triển du lịch thể chỗ, giúp cho khách du lịch biết tiềm kinh tế quốc gia Từ xây dựng kế hoạch phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nước Ngoài ra, phát triển du lịch cầu nối cho hội nhập quốc tế đầu tư nước Với mạnh tổ chức chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo du lịch làm phương tiện kết nối đầu tư nhà đầu tư nước với nước (Nguyễn Đức Tuy, 2014) Vai trò phát triển du lịch vùng gia tăng lượng khách, tăng doanh thu, tăng lợi cạnh tranh, tăng hình ảnh du lịch vùng, đồng thời thúc đẩy hợp tác, hội nhập phát triển du lịch cách chủ động, đặc biệt với tham gia quan quản lý Nhà nước du lịch (Trần Xuân Quang, 2020) 2.2.3 Nội dung nghiên cứu phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Trên sở kế thừa nghiên cứu trước phát triển du lịch nói chung phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Chheang (2013); Lê Đức Trọng (2022), Nguyễn Công Đệ (2022); Nguyễn Văn Lưu & cs., (2023); Nicula & cs (2013); Thi Van Hoa Chan & cs (2018); Trần Xuân Quang (2020); Vũ Văn Đông (2020) Tác giả luận án nhận thấy nghiên cứu trước có đóng góp quan trọng lý luận thực tiễn phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, khoảng trống cần tìm hiểu làm sáng tỏ Cụ thể, sở lý luận phát triển du lịch vùng chưa phân tích, diễn giải cách có hệ thống khái niệm sở xác định liên quan đến phát triển du lịch vùng Đặc biệt lý luận liên kết phát triển địa phương với hay nhiều địa phương khác có tính tương đồng tài ngun du lịch chưa đề cập đến Các nghiên cứu dừng lại việc khái quát chung nội dung phát triển du lịch vùng, hội nhập phát triển du lịch vùng, nhiều vấn đề cốt lõi trọng tâm nội dung nghiên cứu phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập chưa tiếp cận phân tích cách tồn diện có hệ thống, là: vai trị quyền địa phương hội nhập phát triển du lịch vùng, thể chế, sách, chế quản lý du lịch vùng, phát triển sản phẩm du lịch, tham gia hộ kinh doanh/ doanh nghiệp bên liên quan, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch vùng, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập chưa phân tích cách tồn diện Do đó, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, đặc biệt thông qua việc quy hoạch phát triển du lịch vùng để tận dụng hội đối phó với thách thức hội nhập Tác giả luận án nhận thấy mức độ nhận thức phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập khác bên liên quan Kết nghiên cứu trước khoảng trống nghiên cứu cung cấp sở quan trọng cho việc phân tích nội dung phát triển du lịch: phát triển sản phẩm du lịch vùng; quy hoạch du lịch vùng; quản lý, khai thác tài nguyên du lịch vùng; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lượng sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu hội nhập Đồng thời, tác giả luận án phân tích trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Từ đó, tác giả luận án đề xuất nhóm giải pháp phù hợp cho việc phát triển du lịch vùng bối hội nhập 2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Trên sở kế thừa nghiên cứu trước phát triển du lịch Butler (1980), Pearce, (1989), Prosser (1994), Christaller (1963), Lundgren (1982), Gaspari & cs., (2015), Li & Dewar (2003), Tran Kieu Nga & Trang Thi Kieu Trang (2018), Vũ Văn Đông (2014), Đặng Thị Thuỳ Duyên (2019), Phan Văn Phùng (2021), Nguyễn Minh Tuân (2022), Nguyễn Công Đệ (2022), Trần Xuân Quang (2022), tác giả luận án nhận thấy có nhiều quan điểm khác phát triển du lịch có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tuỳ thuộc điều kiện bối cảnh nghiên cứu khác nhìn chung xác định yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập gồm: Tài nguyên du lịch; Thể chế, sách phát triển du lịch vùng; Xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư nước ngoài; Sự tham gia cộng đồng địa phương; liên kết phát triển Các yếu tố nằm tổng thể động, có tác động qua lại với thay đổi yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Cho đến có nhiều cơng trình nghiên cứu phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập nước giới Các cơng trình nghiên cứu sâu phân tích thành tựu, hạn chế, tồn trình liên kết phát triển du lịch địa phương Các nghiên cứu nhận thấy vai trò ban đạo, điều phối chung nhằm thúc đẩy liên kết phát triển du lịch như: ban đạo cần chủ trì, tổ chức triển khai xây dựng quy hoạch, hoàn thiện thể chế sách phát triển, liên kết phối hợp với cấp, ngành liên quan để phát triển du lịch vùng Các nghiên cứu nhấn mạnh trọng tâm phát triển du lịch khai thác mạnh địa phương vùng để phát triển du lịch vùng hiệu Tuy nhiên, nghiên cứu chưa sâu vào phân tích trạng quy hoạch phát triển du lịch vùng, thách thức- đe dọa, hội, điểm yếu, điểm mạnh bối cảnh hội nhập tác động đến phát triển du lịch lợi ích liên kết phát triển, vai trò cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch, hệ thống thông tin quản lý du lịch xúc tiến quảng bá kêu gọi đầu tư du lịch liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch Chính nội dung quan trọng làm định hướng cho tác giả luận án có nhìn khái qt hệ thống hóa yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng, xác định vấn đề cịn tồn q trình phát triển, từ đó, vận dụng vào phát triển du lịch vùng ĐTM thời gian tới 2.3 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch vùng số nước giới Việt Nam rút học vận dụng cho phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập là: Thứ nhất, phát triển sản phẩm du lịch vùng giữ vai trò quan trọng phát triển du lịch vùng: Thứ nhất, phát triển sản phẩm du lịch vùng giữ vai trò quan trọng phát triển du lịch vùng; Thứ hai, phát triển du lịch vùng cần có định hướng chiến lược rõ ràng cho phát triển du lịch vùng; Thứ ba, hình thành tổ chức điều phối vùng quản lý điều phối thúc đẩy tham gia bên phát triển du lịch vùng Những học giúp tác giả có nhìn khái quát chung thực trạng phát triển du lịch vùng nghiên cứu PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) khơng phải địa danh hành mà địa danh vùng, người dân đặt khẩn hoang (Trần Thị Đang Thanh, 2011); vùng đất ngập nước vùng ĐBSCL với diện tích tự nhiên khoảng 730.000 ha, gồm 22 huyện/thị/thành phố thuộc huyện phía bắc tỉnh Đồng Tháp (Tam Nơng, Tháp Mười, Tân Hồng), huyện phía Tây tỉnh Long An (Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Hưng, Thạnh Hoá, Thủ Thừa), khu vực phía Tây Bắc tỉnh Tiền Giang (huyện Tân Phước) (xem hình 3.1) Vùng ĐTM xem bốn tiểu vùng tạo động lực liên kết phát triển vùng ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Trân, 1990) Nằm TP HCM Cần Thơ, vùng ĐTM có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho việc tiếp cận điểm du lịch kết nối tuyến du lịch 3.1.1 Những thuận lợi, khó khăn đặc điểm địa bàn phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập 3.1.1.1 Những thuận lợi phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Vùng ĐTM nằm vùng ĐBSCL, gần trung tâm du lịch lớn: Tp.HCM Cần Thơ, nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Ngồi ra, tuyến cao tốc, Quốc lộ vùng tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác thị trường du lịch nội địa quốc tế thông qua cửa Campuchia Cùng với hệ thống đường bộ, hệ thống giao thông thuỷ phát triển góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch vùng Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, hệ sinh thái đa dạng hệ thống giao thông phát triển, vùng ĐTM có tiềm lớn để phát triển du lịch Các hoạt động du lịch nông nghiệp trải nghiệm, khám phá di tích lịch sử văn hóa, thưởng thức ẩm thực đặc trưng vùng ngập nước ĐTM hấp dẫn Để phát triển du lịch vùng ĐTM cách bền vững, hiệu tương lai, vùng cần tăng cường đầu tư hạ tầng đồng hóa địa phương vùng 3.1.1.2 Những khó khăn phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Mặc dù hạ tầng sở kỹ thuật phục vụ du lịch quan tâm đầu tư nâng cấp năm gần đây, nhiên, việc đồng hóa địa phương vùng thiếu Tỷ lệ nguồn lao động qua đào tạo vùng có gia tăng năm, nhiên chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Vùng ĐTM nằm gần hai cụm tăng trưởng quan trọng thành phố Cần Thơ TP.HCM có cửa quốc tế với Campuchia lợi thế, thách thức lớn vùng ĐTM việc định vị sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với nhu cầu du khách từ TPHCM, Cần Thơ Campuchia Hệ thống lưu trú thiếu, giá dịch vụ nghỉ dưỡng ăn uống chưa phù hợp hình thức giải trí chưa đa dạng 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Nghiên cứu sử dụng phối hợp phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận theo vùng; (ii) Tiếp cận có tham gia; (iii) Tiếp cận hệ thống Từ việc tổng quan nghiên cứu trước hệ thống hoá sở lý luận, lý thuyết khái niệm có liên quan đến phát triển du lịch, phát triển du lịch vùng phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, từ tác giả luận án xác định khung phân tích phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập thiết kế theo sơ đồ 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Thực trạng phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Vị trí địa lý vùng Đồng Tháp Mười Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch vùng Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch vùng Đồng Tháp Mười Thực trạng quy hoạch du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Thể chế, sách phát triển Hệ thống sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vùng Đồng Tháp Mười Thực trạng quản lý khai thác du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư du lịch Điều kiện kinh tế vùng Đồng Tháp Mười Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Sự tham gia cộng đồng địa phương Điều kiện xã hội vùng Đồng Tháp Mười Thực trạng nâng cao chất lượng sở hạ tầng du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập Liên kết phát triển Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Sơ đồ 3.1 Khung phân tích phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập 3.3 CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu Dựa vào phương pháp lấy mẫu cụm hai giai đoạn đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tác giả luận án tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp tiềm điểm du lịch dựa khía cạnh độ hấp dẫn độ bền vững, thông qua tham vấn chuyên viên phụ trách du lịch tỉnh, tác giả chọn điểm du lịch đại diện loại sản phẩm du lịch đặc trưng vùng ĐTM Sản phẩm du lịch thưởng ngoạn cảnh quan sơng nước; Sản phẩm du lịch tìm hiểu sống cộng đồng dân cư, Sản phẩm du lịch tìm hiểu sinh kế người dân, sau tác giả luận án chọn ngẫu nhiên khách du lịch, cộng đồng địa phương, hộ kinh doanh/ doanh nghiệp đại diện cán bộ, chuyên viên điểm du lịch chọn để khảo sát thực trạng phát triển du lịch vùng ĐTM 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu: Dựa vào nguồn lực tự nhiên đặc trưng vùng ĐTM, nghiên cứu chọn 05 huyện đại diện cho vùng ĐTM Bảng 3.1 thể số lượng mẫu khảo sát nhóm đối tượng có liên quan 4.1.2 Thực trạng quy hoạch du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Nhận thức vai trò quan trọng ngành Du lịch phát triển kinh tế – xã hội địa phương vùng ĐTM, thời gian qua quyền địa phương nổ lực xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương, vùng ĐTM Hiện trạng quy hoạch du lịch vùng ĐTM chia làm hai giai đoạn bật trước sau có Nghị 08-NQ/TW Bộ Chính trị phát triển du lịch Giai đoạn trước năm 2017: Các quy hoạch giai đoạn xác định tầm quan trọng phát triển du lịch vùng vai trò Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hội đồng vùng, Tổ Điều phối phát triển vùng ĐBSCL Giai đoạn sau năm 2017: Chủ trương phát triển du lịch vùng ĐTM cụ thể hóa thành Nghị quyết, định, đề án, kế hoạch, chương trình quy hoạch phát triển du lịch địa phương, vùng ĐBSCL vùng ĐTM giai đoạn Tổng quát, quy hoạch, đề án, kế hoạch triển khai thực thời gian qua; mang tính tổng thể, áp dụng chung cho phạm vi tỉnh Tuy nhiên, tỉnh có thuận lợi, khó khăn riêng q trình phát triển Vì địi hỏi địa phương vùng ĐTM phải nghiên cứu triển khai thực cho phù hợp, hiệu tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên văn hoá, đồng thời để phát triển du lịch vùng hiệu đòi hỏi nhận thức tâm hệ thống trị 4.1.3 Thực trạng quản lý, khai thác du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Bối cảnh hội nhập làm xuất nhiều xu hướng du lịch mới; nhu cầu du khách quốc tế, trở nên đa dạng; chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tốt Trong đó, lực doanh nghiệp lữ hành, lực phục vụ điểm vui chơi giải trí, sở lưu trú ăn uống nhìn chung cịn thiếu yếu, sở hạ tầng phát triển hạn chế Nhiều doanh nghiệp chưa trọng công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, nội dung tua du lịch trùng lặp, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu du khách Các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm du lịch hoạt động thiếu hiệu quả, chưa xứng tầm với tiềm vị địa phương vùng ĐTM Về quy chế hoạt động, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hội đồng vùng, Tổ điều phối cấp trung ương địa phương phối hợp thực bảo đảm nguyên tắc hai chiều từ trung ương xuống địa phương từ địa phương lên trung ương, đồng thời có đồng thuận ngành; bộ, ngành với địa phương, địa phương vùng từ giúp hài hịa, cân lợi ích địa phương, tập trung nguồn lực cho phát triển Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kết thúc nhiệm vụ đầu năm 2018, vùng Đồng Tháp Mười khơng cịn quan điều phối, đạo chung Vì vậy, để liên kết phát triển du lịch cần phải có máy tổ chức điều phối, đạo hoạt động liên kết Ngoài ra, Quyết định 941/QĐ-TTg ngày 26/5/2015 Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24/11/2015 chưa đề cập rõ ràng, cụ thể trách nhiệm điều phối hoạt động liên kết phát triển vùng, chưa thể chế hóa văn pháp lý; thỏa thuận khơng kèm theo điều kiện thi hành dẫn đến hoạt động liên kết vùng mang nhiều tính hình thức khơng thể chủ động chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch vùng Do đó, chủ trương, sách phát triển kinh tế, xã hội, bộ, ngành, địa phương vùng cần có thỏa thuận, thống triển khai nội dung thực liên kết, phối hợp cách hiệu 4.1.4 Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Hoạt động liên kết đào tạo du lịch với Vùng ĐBSCL, Tp.HCM ngày tăng cường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán quản lý, đồng thời tiếp nhận, thu hút sinh viên ngành du lịch nước làm việc vùng với chế độ ưu đãi cao Vùng 11 tập trung xây dựng mơ hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch cụ thể: phối hợp bồi dưỡng, đào tạo nhân trực tiếp doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đội ngũ quản lý du lịch, nguồn lao động huyện, xã, tổ chức nhiều lớp chuẩn hóa chun mơn nghiệp vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu di tích, điểm tham quan du lịch, sở lưu trú du lịch Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trọng thực xây dựng chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuyết minh du lịch, du lịch cộng đồng, nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch…để đáp ứng vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ để phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp 4.1.5 Thực trạng nâng cao chất lượng sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu hội nhập Trong bối cảnh hội nhập, lượng khách du lịch tăng kéo theo phát triển nhiều doanh nghiệp lữ hành, sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, hộ kinh doanh phục vụ du lịch đầu tư xây dựng homestay phục vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Do đó, cơng tác đầu tư sở hạ tầng du lịch quyền địa phương tiếp tục mời gọi đầu tư nhằm hoàn chỉnh sở vật chất kỹ thuật du lịch để phục vụ khách du lịch Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng có trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hố đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch vùng Vì vậy, nhà hàng có khả phục vụ khách du lịch quốc tế khu du lịch Tiền Giang Đồng Tháp tiếp tục đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch ngồi nước, nhiên chưa có nhiều nhà hàng đặc sản nghĩa với ăn truyền thống dân dã miền tây Nam Bộ Bên cạnh nhà hàng lớn cịn có nhà hàng; qn ăn nhỏ cộng đồng địa phương đầu tư đưa vào khai thác trải khu vực xung quanh điểm du lịch, khu du lịch, homestay đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách du lịch đến tham quan vùng ĐTM địa phương vùng 4.1.6 Kết phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập 4.1.6.1 Kết phát triển khách du lịch thị trường khách du lịch Quá trình hội nhập mở không gian phát triển cho du lịch Vùng ĐTM, mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương vùng, quốc gia khu vực giới, nâng cao vị vùng ĐTM trường quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường du lịch; tiếp thu khoa học công nghệ phát triển nguồn nhân lực du lịch nâng cao mức sống người dân địa phương Vùng quan tâm đầu tư nâng cấp sở hạ tầng du lịch, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tăng cường hợp tác phát triển du lịch hội nhập Hội nhập chắn đem đến cho du lịch vùng ĐTM nhiều hội phát triển 4.500.000 4.000.000 3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.000.000 1.500.000 1.000.000 500.000 Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa Đồng Tháp 2015 Khách quốc tế Khách nội địa Tiền Giang 2016 2017 2018 2019 Khách quốc tế Long An 2020 2021 Biểu đồ 4.1 Thống kê khách du lịch Vùng Đồng Tháp Mười 12 Sau giai đoạn dịch COVID-19, vùng ĐTM chủ động vượt khó, triển khai đồng nhiều giải pháp để bước khôi phục lại hoạt động du lịch thích ứng an tồn, linh hoạt sau giai đoạn dịch COVID-19 Bui (2023) nghiên cứu ý định hành vi du khách bối cảnh COVID-19 để hiểu rõ hành vi khách du lịch, khám phá nhận thức rủi ro khách du lịch nội địa COVID-19 có ảnh hưởng đáng kể đến ý định du lịch, du khách nội địa xem xét lựa chọn điểm đến an tồn du lịch có thay đổi hành vi giai đoạn sau dịch COVID-19 Vì vậy, quan quản lý điểm đến, nhà tổ chức tour, nhà cung cấp dịch vụ du lịch tiếp tục trì hướng dẫn an tồn cho du khách suốt chuyến đi; nỗ lực thay đổi ý định hành vi du khách chiến lược marketing để khơi phục ngành du lịch nhanh chóng sau dịch COVID-19 kết thúc Kết nghiên cứu có đóng góp quan trọng vào việc hiểu cách hành vi du khách nước sau dịch COVID-19 hướng đến bước khôi phục ngành Du lịch Trong cấu khách du lịch đến vùng ĐTM khách du lịch nội địa chiếm 87.70%, khách quốc tế chiếm, 12.30% Khách nội địa đến vùng ĐTM tăng trưởng ổn định qua năm, nhiên khách quốc tế có thiếu ổn định tăng giảm khơng đều, mức tăng khiêm tốn; phần lớn đến tham quan du lịch tỉnh Tiền Giang Phần lớn thị trường khách nội địa Vùng ĐTM đến từ TP.HCM, Miền Bắc tỉnh ĐBSCL Đa phần khách bình dân trung bình chủ yếu du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, du lịch cuối tuần; thông thường họ đến tham quan số điểm du lịch Vùng, với số lượng ít, nhóm khách theo gia đình sinh viên tự tổ chức, nên yêu cầu sản phẩm dịch vụ họ tương đối từ thấp đến trung bình, khả chi trả bình thường Loại nhóm khách có xu hướng gia tăng, điều kiện lại thuận tiện phương tiện giao thông cá nhân ngày phát triển Đối với thị phần khách du lịch quốc tế thị phần quan trọng Pháp chiếm khoảng 13% thị phần, Anh chiếm khoảng 7-8% thị phần, Đức chiếm khoảng 3-6 % (Sở du lịch địa phương, 2019), Trong năm 2020 thị trường Hàn Quốc có khoảng 2.325 lượt khách đến vùng năm 2021 524 lượt khách Hàn Quốc đến Đồng Tháp Vì vậy, vùng ĐTM cần khai thác thêm phân khúc cao cấp nước, du khách quốc tế từ thị trường có nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch 4.1.6.2 Kết phát triển doanh thu du lịch Chính quyền địa phương vùng ĐTM tập trung đầu tư cố gắng để phát triển du lịch vùng dẫn đến lượng khách nội địa, quốc tế tổng doanh thu hoạt động du lịch tăng cao Tổng doanh doanh du lịch vùng ĐTM năm 2019 khoảng 2.507 tỷ đồng Bảng 4.2 Doanh thu du lịch lữ hành phân theo vùng du lịch, địa phương ĐVT: tỷ đồng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 30.444,10 32.530,30 36.111,80 40.371,20 44.669,90 16.492,00 6.596,19 8.543,00 9.071,80 9.583,60 10.507,40 11.556,10 6.128,30 3.410,40 Cả nước ĐBSH Trung du miền núi 253,60 291,30 324,90 354,80 387,70 phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên 2.228,80 2.764,00 3.164,30 3.704,50 4.111,50 hải miền Trung Tây Nguyên 109,20 105,30 120,00 128,10 145,10 Đông Nam Bộ 18.797,10 19.560,40 22.094,20 24.773,70 27.468,70 ĐBSCL 512,40 737,50 824,80 902,70 1.000,80 Long An 14,00 33,40 35,50 38,10 39,50 Tiền Giang 61,40 98,40 107,50 115,10 127,10 Đồng Tháp 27,60 33,10 36,20 39,70 43,70 13 211,20 79,80 1.367,30 613,50 62,70 24,50 8.264,80 2.172,49 457,70 295,50 21,90 16,50 33,10 6,90 16,00 5,60 Ngoài ra, việc đánh giá doanh thu du lịch theo vùng, đặc biệt so sánh doanh thu du lịch vùng du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm giải pháp giúp nâng cao doanh thu du lịch theo vùng Mỗi vùng có lợi định phát triển du lịch định Vì vậy, doanh thu vùng khác phát triển du lịch vùng khác (bảng 4.2) Qua so sánh doanh thu du lịch vùng du lịch cho thấy vùng có lợi định phát triển du lịch Doanh thu du lịch vùng ĐBSCL năm 2019 tăng 10.87% so với năm 2018 cao tỷ lệ tăng trưởng du lịch nước Điều thể số lượt khách đến vùng doanh thu vùng ĐBSCL vùng ĐTM tăng thời gian qua nhiên phát triển du lịch vùng ĐTM chưa tương xứng với tiềm mạnh tài nguyên du lịch tự nhiên tài nguyên du lịch văn hoá Mặc dù, du lịch vùng ĐTM hỗ trợ lớn từ quyền địa phương, Chính phủ việc chủ trương lập Đề án “Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng ĐTM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đó, vùng có bước đột phá lớn đạt kết ấn tượng doanh thu Từ năm 2015-2019 doanh thu vùng tăng nhanh nhiên thời gian từ năm 2020-2021 doanh thu vùng có sụt giảm ảnh hưởng dịch COVID-19 thể qua biểu biểu đồ 4.2 140,00 120,00 100,00 80,00 60,00 98,40 107,50 115,10 127,10 40,00 61,40 20,00 27,60 14,00 43,70 33,4033,10 35,5036,20 38,1039,70 39,50 33,10 21,9016,00 16,50 5,60 6,90 2015 2016 2017 Long An 2018 Tiền Giang 2019 2020 2021 Đồng Tháp Biểu đồ 4.2 Doanh thu dịch vụ du lịch vùng Đồng Tháp Mười Cụ thể, doanh thu dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú ăn uống có tăng trưởng qua năm, doanh thu dịch vụ ăn uống nhiều nhất, phần lớn khách du lịch chi tiêu vào dịch vụ ăn uống Tuy, năm 2020 tình hình dịch bện COVID-19 nên doanh thu ngành có sụt giảm Do đó, để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú sử dụng dịch vụ lữ hành địi hỏi vùng ĐTM có giải pháp thu hút khách chi tiêu nhiều cho dịch vu bổ sung vui chơi giải trí, mua sắm, tạo nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng vùng để kéo dài thời gian lưu trú khách Hiện nay, Vùng ĐTM chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo khác biệt so với vùng, miền nước 4.1.6.3 Kết phát triển du lịch theo vốn đầu tư Quy hoạch vùng đồng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương đặt mục tiêu phát triển rõ ràng cho du lịch Chính tư tưởng đạo xun suốt góp phần tích cực việc thu hút vốn đầu tư Vùng thu hút 85,47 triệu đô la Mỹ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống 14 vùng ĐTM Số dự án đầu tư trực tiếp nước cấp phép nhiều tỉnh Tiền Giang với dự án cấp phép, tỉnh Long An Đồng Tháp (Lũy kế dự án hiệu lực đến ngày 31/12/2021) Bảng 4.3 Đầu tư trực tiếp nước cấp giấy phép Số dự án Tổng vốn đăng ký Lĩnh vực cấp phép (Triệu đô la Mỹ) Long An Dịch vụ lưu trú ăn uống 0,37 Đồng Tháp Dịch vụ lưu trú ăn uống 3,00 Tiền Giang Dịch vụ lưu trú ăn uống 82,1 Tổng 85,47 Vùng ĐTM trọng cải thiện môi trường đầu tư thực hàng loạt giải pháp mạnh mẽ nhằm tạo môi trường đầu tư thực hấp dẫn, thuận lợi, minh bạch, thơng thống, coi yếu tố cốt lõi tạo niềm tin doanh nghiệp, nhà đầu tư làm lực đẩy để nâng cao sức cạnh tranh vùng ĐTM so với địa phương vùng du lịch khác Với hành động mạnh mẽ Chính quyền địa phương, vốn đầu tư thực địa bàn theo giá hành phân theo ngành dịch vụ lưu trú ăn uống vùng ĐTM tăng đáng kể năm qua Cụ thể, theo số liệu Thống kê tỉnh, tồn Vùng ĐTM có vốn đầu tư thực theo giá hành trước Nghị 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 154,551 tỷ đồng (năm 2015); sau Nghị Quyết 08-NQ/TW, vốn đầu tư thực địa bàn tăng lên đến 416.578 tỷ đồng; tăng nhiều tỉnh Đồng Tháp trì tương đối ổn định năm 2020 2021 4.1.6.4 Kết điều tra khảo sát khách du lịch vùng Đồng Tháp Mười Trong số 408 du khách điều tra, 288 du khách là nam giới chiếm 70,6%, độ tuổi: du khách 65 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (10,5%); khách du lịch đa số đối tượng niên trung niên, chủ yếu từ 25 tuổi đến 45 tuổi Đây độ tuổi thích du lịch, trải nghiệm Đây xem đối tượng khách hàng mục tiêu vùng ĐTM Về trình độ học vấn, 162 du khách có trình độ đại học (39,7%), thu nhập có 184 du khách có thu nhập từ 10 triệu/ tháng đến 20 triệu/tháng, chi tiêu du lịch vùng có 263 du khách chi tiêu 650.000 nghìn/ đồng, mục đích tham quan có 170 du khách (chiếm 41,7%) đến vùng để thưởng ngoạn cảnh quan sông nước Phần lớn khách du lịch đến tham quan với tỷ lệ 58,1% tham quan ngày chiếm phần lớn với tỷ lệ 64,2% Số khách lưu lại đến ngày dao động từ 2,9% đến 22,1% điểm du lịch khơng có hoạt động vui chơi giải trí vào ban đêm khách du lịch theo tua cơng ty lữ hành có chỗ lưu trú nơi khác Kết khảo sát phù hợp với thực tế khai thác du lịch vùng, đồng thời kết khảo sát có tương đồng với nghiên cứu Vũ Thành Tự Anh cs., (2010) khẳng định thời gian lưu trú bình quân du khách đến ĐBSCL vùng ĐTM khoảng từ – ngày thấp, so với mức bình quân chung nước 10 ngày Với thời gian lưu trú thấp hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí khó phát triển, khách sạn vùng không tổ chức phục vụ ăn uống chỗ cho khách lưu trú, điều bất tiện cho khách hiệu kinh tế không tạo động lực thu hút khách du lịch quay lại tham quan vùng ĐTM Mức chi tiêu khách đến du lịch ĐBSCL khiêm tốn khoảng 22 USD/ngày, thấp so với chi tiêu bình quân du lịch Việt Nam Tỉnh Đồng Tháp đón 3,3 triệu lượt khách chi tiêu đạt 265.814 ngàn đồng/khách, tương tự 15 địa phương vùng có mức chi tiêu khách du lịch khơng cao; phần số ngày lưu trú bình quân khách du lịch quốc tế nội địa thấp từ 1-1.4 ngày (Cục thống kê, 2019) 4.1.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập 4.1.7.1 Ưu điểm nguyên nhân Trong thời gian qua Vùng ĐTM có kết tích cực phát triển du lịch mặt kinh tế môi trường văn hóa xã hội Phát triển du lịch Vùng ĐTM, mặt khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, mặt khác nâng cao thu nhập, khuyến khích người dân địa phương tham gia đóng góp vào kế hoạch, quy hoạch du lịch vùng Trong hoạt động quản lý Nhà nước, UBND sở Du lịch tỉnh thực là: Thứ nhất, cơng tác rà sốt, xây dựng quy hoạch tổ chức thực quy hoạch, bước hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh vùng Thứ hai, Vùng ĐTM tổ chức thực sách phát triển du lịch nhà nước, vùng địa phương tương đối tốt Các sách thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế, sách đầu tư, huy động nguồn lực nước bên cạnh nguồn vốn ngân sách giành cho việc đầu tư vào sở hạ tầng, sở vật chất phục vụ du lịch Thứ ba, Vùng ĐTM xây dựng máy quản lý chuyên nghiệp, máy quản lý du lịch tỉnh cịn có hỗ trợ từ Ban đạo, Hội đồng vùng, tổ điều phối trung ương địa phương, Hiệp hội du lịch vùng ĐBSCL tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước du lịch vùng hiệu Thứ tư, hoạt động xúc tiến, quảng bá Vùng ĐTM có hợp tác mở rộng thị trường nước: Sở Du lịch địa phương, vùng lồng ghép hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Vùng ĐTM nhằm thu hút, mở rộng thị trường khách du lịch Nguyên nhân khách quan: Vùng ĐTM có nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng so với vùng du lịch khác nước, mặt khác Vùng ĐTM ngày hòa nhập vào thị trường du lịch giới góp phần tăng cấu GRDP hình ảnh du lịch vùng ĐTM ngày nâng cao Cơ chế sách Đảng Nhà nước ngành du lịch ngày hoàn thiện, văn luật, luật du lịch ngày rõ ràng, tạo điều kiện cho tỉnh liên kết phát triển: Có quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam, vùng địa phương, nghị quan trọng, Nghị TW8 Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (04/01/2012) luật du lịch (2017), góp phần định hướng hoạt động du lịch tỉnh vùng ĐTM Nguyên nhân chủ quan: Vùng ĐTM thời gian qua với chủ trương định hướng đưa ngành du lịch ngành kinh tế trọng điểm, tận dụng mạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên văn hoá, bước đưa ngành du lịch vùng ĐTM phát triển theo định hướng phát triển Du lịch Việt Nam vùng ĐBSCL có sách hợp tác liên kết phát triển phù hợp giúp doanh nghiệp nhà đầu tư với quyền địa phương hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch vùng, đạt thống mặt ý thức, hành động dẫn tới hiệu hoạt động du lịch vùng ĐTM bước cải thiện thời gian qua 4.1.7.2 Hạn chế nguyên nhân Phát triển du lịch vùng ĐTM có đóng góp cao vào phát triển kinh tế vùng địa phương đứng trước nhiều khó khăn chất lượng dịch vụ du lịch sở hạ tầng phục vụ du lịch không theo kịp với gia tăng số lượng du khách, hiệu từ hoạt động du lịch không cao, thu nhập từ hoạt động du lịch bình qn đầu người cịn thấp với tỷ lệ đóng góp vào GRDP vùng, địa phương so với địa phương lân cận chưa cao 16 Đầu tư vào sở vật chất kỹ thuật du lịch cần nhiều vốn, công nghệ nhiên nguồn lực kinh tế địa phương có hạn, huy động nguồn lực xã hội doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn Nguồn nhân lực cịn thiếu cần nâng cao trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ bước đáp ứng yêu cầu hội nhập Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc bảo tồn tôn tạo tài nguyên việc khai thác mức du lịch làm tổn hại tài nguyên tự nhiên nhân văn đồng thời bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu vùng dẫn đến trình triển khai thực quy hoạch gặp phải số khó khăn cần khắc phục như: hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái nhiều hạn chế, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch chủ yếu đầu tư mang tính ngắn hạn, nên hình ảnh, chất lượng sản phẩm du lịch mức trung bình An tồn an ninh cho du khách, an toàn vệ sinh thực phẩm, giao thông trọng xảy tượng không tốt làm ảnh hưởng tới hoạt động du lịch vùng Theo Nguyễn Chí Dũng (2022), nguyên nhân liên kết vùng thời gian qua chưa đạt hiệu thể chế tổ chức cấp hành chưa có quyền vùng, ngân sách vùng, chế liên kết điều phối vùng dẫn đến số địa phương gặp phải vấn đề “xung đột lợi ích”, chưa xem xét việc phối hợp lợi ích tổng thể vùng, mà cát cứ, cục “mạnh làm” nên xảy tình trạng khơng khơng liên kết, hợp tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn phát triển mà trái lại cịn làm giảm động lực tăng trưởng, khơng khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi vùng Cụ thể: Một là, quy hoạch triển khai quy hoạch du lịch, thể chế sách phát triển vùng chưa triệt để dẫn đến hoạt động du lịch chưa hiệu Hai là, công tác quảng bá xúc tiến du lịch vùng ĐTM chưa nhiều, công tác định hướng thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cịn nhiều bất cập, chưa có nhiều hoạt động liên kết nghiên cứu doanh nghiệp, trường đại học quan quản lý địa phương, vùng Ba là, sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa đầu tư đồng đa phần doanh nghiệp, sở kinh doanh du lịch địa bàn doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hoạt động đơn lẻ khai thác mang tính thời vụ, chưa quan tâm đến quy hoạch phát triển du lịch, sách phát triển du lịch địa phương, vùng Bốn là, vùng ĐTM chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên du lịch nguyên sơ sẵn có đất ngập nước điển hình vùng ĐTM, hoạt động du lịch gắn với sống cộng đồng địa phương tham quan bắt cá, vườn ăn trái Do đó, liên kết địa phương phát triển thêm sản phẩm du lịch Ngoài ra, nguồn nhân lực du lịch ln tình trạng thừa lao động vào thời gian thấp điểm thiếu lao động thời gian cao điểm, nhân lực cho công tác quản lý nhà nước lao động chuyên môn thiếu chưa thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chun mơn quản lý, lao động phổ thơng thừa, hoạt động chun nghiệp cịn thiếu yếu, sách tiền lương, sách đãi ngộ, thu hút nhân tài chưa trọng 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 4.2.1 Yếu tố thuộc Tài nguyên du lịch Theo đánh giá du khách “tài ngun du lịch vùng góp phần thu hút khách du lịch đến vùng ĐTM” (M= 3.85) Chính quyền địa phương với tư cách nhà hoạch định sách phải lập kế hoạch tổng hợp cho phù hợp với tiềm tài nguyên du lịch vùng (Rahman & Salahudin, 2021) Đồng quan điểm trên, Nguyen & cs (2020) nhận định địa phương vùng có tài nguyên du lịch giống khác nên địa phương vùng cần trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đa dạng hóa nguồn lực du lịch để đóng góp cho việc 17 phát triển loại hình du lịch Vì độc đáo tài nguyên du lịch vùng thúc đẩy phát triển du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan vùng 4.2.2 Yếu tố thuộc Thể chế, sách phát triển du lịch vùng Các thể chế, sách thời điểm, giai đoạn yếu tố có tác động lớn đến phát triển du lịch vụng ĐTM Trong đó, sách như: sách quy hoạch du lịch vùng, sách hỗ trợ đầu tư, phát triển du lịch, sách thu hút đầu tư, sách phát triển sản phẩm du lịch sách ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Rahman & Salahudin (2021) nhận định việc hoạch định quy hoạch phát triển du lịch vùng quan trọng việc phát triển du lịch Phát triển du lịch vùng vấn đề phức tạp mà số quốc gia phải đối mặt Do để phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập, vùng trọng vào cơng tác hoạch định, nhà hoạch định sách chủ thể phát triển du lịch vùng, thành cơng việc phát triển du lịch vùng lớn phụ thuộc vào quyền địa phương cấp 4.2.3 Yếu tố thuộc Xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư du lịch Hội nhập quốc tế tạo hội mở rộng thị trường khách du lịch quảng bá hình ảnh quốc gia, khu vực đến thị trường nước quốc tế như: tạo điều kiện tự hóa thương mại - dịch vụ, sách thị thực du lịch nới lỏng từ gia tăng lại nước, thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn, nhờ mà hình ảnh vùng ĐTM quảng bá với thị trường quốc tế vùng mà không cần thực xúc tiến quảng bá du lịch Tung (2020) nhận định cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, kết hợp hài hịa mục tiêu phát triển công nghiệp với dịch vụ, kết hợp hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vì vậy, hoạt động xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan vùng thu hút nhiều nhà đầu tư du lịch đầu tư vào phát triển du lịch vùng 4.2.4 Yếu tố thuộc Sự tham gia cộng đồng địa phương Việc tham gia cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà làm cho họ có trách nhiệm với tài nguyên du lịch, môi trường du lịch ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Điều có ý nghĩa, góp phần quan trọng phát triển du lịch Kinh nghiệm thực tế phát triển du lịch nhiều nước cho thấy tham gia địa phương cần thiết thân người dân địa phương, văn hố, mơi trường, lối sống truyền thống họ nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch Bên cạnh đó, thấy việc phát triển du lịch mang lại lợi ích kinh tế, mơi trường văn hóa cho cộng đồng, song ngược lại tham gia thực cộng đồng làm phong phú thêm tài nguyên sản phẩm du lịch, tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch cộng đồng chủ nhân tài nguyên môi trường khu vực Điều tạo khả phát triển lâu dài du lịch với tham gia cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch chuyên chở, cho thuê nhà, phòng nghỉ, nấu ăn cho khách, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm…(Phạm Trung Lương, 2002; Vũ Văn Đông, 2014) 4.2.5 Yếu tố thuộc Liên kết phát triển Có thể khái qt 03 mơ hình kết nối vùng ĐTM điển hình thực nhiều năm trở lại đây, cụ thể sau: Thứ nhất, chế hợp tác, địa phương thành lập Ban điều phối phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, Long An,Tiền Giang, gồm Ban đạo (lãnh đạo cấp tỉnh), Tổ điều phối cấp tỉnh (lãnh đạo cấp sở), Tổ điều phối cấp địa phương (lãnh đạo cán cấp phịng thuộc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch Ban 18 điều phối hoạt động theo chế trưởng ban luân phiên địa phương nhằm làm đầu mối việc xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo đánh giá kết hoạt động hàng năm Thứ hai, Tăng cường liên kết du lịch với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ địa phương vùng ĐBSCL xem hướng triển vọng để tạo đột phá phát triển ngành du lịch vùng ĐTM khơng ngắn hạn mà cịn tương lai dài hạn Thứ ba, cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch phía Đơng ĐBSCL - Cụm Đơng ĐBSCL (gồm tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long Trà Vinh) Các mơ hình liên kết nhằm mục đích phục vụ nhu cầu ngày cao khách du lịch nước quốc tế, đồng thời địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư du lịch vùng ĐTM 4.2.6 Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập Mục đích phân tích xây dựng mơ hình đánh giá tác động yếu tố khám phá đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập, xem xét yếu tố có ý nghĩa doanh nghiệp/ hộ kinh doanh tạo dịch vụ du lịch giai đoạn phát triển du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, tạo cơng ăn việc làm cho xã hội, cộng đồng; thỏa mãn nhu cầu đa dạng thành phần tham gia du lịch (Bùi Thị Như Hiền, 2023), từ làm sở đề xuất nhóm giải pháp tập trung phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Vấn đề đặt quyền địa phương nên tập trung phát triển nhân tố trước để tạo tiền đề phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Do đó, tác giả luận án tiến hành phân tích hồi quy với 01 biến phụ thuộc phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập theo quan điểm hộ kinh doanh / doanh nghiệp với biến độc lập vừa khám phá phần trên, dấu kỳ vọng biến dương để có định hướng phát triển du lịch phù hợp với hoạt động du lịch vùng, làm sở để hoàn thiện giải phát triển ngành du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Dữ liệu điều tra thu thập từ bảng câu hỏi thiết kế sẵn Ý nghĩa thực tiễn: Kết mơ hình đo lường cho thấy phạm vi nghiên cứu điển hình 227 doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đánh giá doanh nghiệp/hộ kinh doanh phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập có liên quan đến thành phần: (X1) xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư du lịch; (X2) liên kết phát triển; (X3) thể chế sách phát triển; (X4) Tài nguyên du lịch; (X5) Sự tham gia cộng đồng địa phương Đối với xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư du lịch, nhân tố tác động mạnh đến cảm nhận doanh nghiệp/ hộ kinh doanh phát triển vùng Đối với liên kết phát triển, yếu tố tác động mạnh thứ hai đến phát triển du lịch doanh nghiệp / hộ kinh doanh nhận thấy doanh nghiệp / hộ kinh doanh liên kết góp phần tăng thêm phát triển du lịch vùng ĐTM Đối với tài nguyên du lịch, nhân tố tác động mạnh thứ ba, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đánh giá tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng việc thu hút du khách góp phần nâng cao hoạt động khai thác hiệu tài nguyên du lịch góp phần phát triển du lịch Đối với thể chế sách, nhân tố tác động mạnh thứ tư, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đánh giá thể chế sách phần mang lại tư tin cho doanh nghiệp / hộ kinh doanh tham gia vào hoạt động du lịch Đối với tham gia cộng đồng địa phương, nhân tố tác động mạnh thứ năm, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đánh giá tham gia cộng đồng tạo đa dạng cho sản phẩm du lịch, thân thiện với du khách, nâng cao thu nhập cộng đồng tham gia hoạt động du lịch, góp phần nâng cao phát triển du lịch vùng 19 4.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 4.3.1 Căn đề xuất giải pháp 4.3.1.1 Căn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương Phấn đấu đến năm 2030, du lịch vùng ĐTM phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế quan trọng có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 10-16% (2020 - 2030) đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung vùng ĐBSCL nước Trên sở tốc độ tăng trưởng vùng ĐTM, nghiên cứu dự báo mục tiêu cho Phát triển du lịch vùng ĐTM đến năm 2030 đảm bảo sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đủ khả đáp ứng nhu cầu du lịch cho 8.755 nghìn lượt khách nội địa 2.328 nghìn lượt khách quốc tế; thời gian lưu trú bình quân đạt từ 1,5 – 2,5 ngày Bảng 4.4 Dự báo mục tiêu phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười năm 2030 Khách du lịch Vốn đầu tư (%) Tổng thu từ Về sở lưu Đơn vị (nghìn lượt) du lịch trú du lịch Năm hành Vốn huy (phịng) Quốc tế Nội địa (tỷ đồng) Vốn NSNN động Tiền Giang 2030 1.988 2.755 2.000 7.200 - 18.700 3-5 95 Long An 2030 180 2.000 600 601-1.000 3-5 95 Đồng Tháp 2030 160 4.000 2.000 3.000 -3.500 3-5 95 Tổng 2030 2.328 8.755 4.600 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao Du lịch tỉnh vùng ĐTM, (2020) Căn nghiên cứu Bui (2022, 2023); Meng & Cui, (2020) phân tích hành vi du khách dựa tảng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) Ajzen (1991), điều cho thấy ý định hành vi chịu ảnh hưởng ba yếu tố gồm: thái độ hành vi, chuẩn chủ quan nhận thức kiểm soát hành vi Tác giả luận án khẳng định rằng: 1) lý thuyết hành vi hoạch định mở rộng giúp hiểu rõ hành vi du khách lý thuyết hành vi hoạch định; kết nghiên cứu giải thích rõ ý định khách du lịch hành vi du khách giai đoạn sau dịch COVID-19 Cụ thể, lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) chứng tỏ tầm quan trọng đáng kể việc giải thích, dự đoán ý định hành vi du lịch du khách, nhiên, lý thuyết cần mở rộng việc bổ sung thêm vào biến điều chỉnh mối quan hệ nhân tình định (Ajzen, 1991; Meng & Cui, 2020) Ngoài ra, phân tích hồi quy yếu tố tác động đến phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập theo quan điểm hộ kinh doanh/ doanh nghiệp cung cấp sở quan trọng cho tác giả luận án Ritchie & Crouch (2003) khẳng định phát triển du lịch tượng phức tạp bị ảnh hưởng yếu tố hoạt động hai cấp độ toàn cầu địa phương 2) Phát triển du lịch liên quan đến bên gồm: quyền địa phương, khu vực tư nhân, khách du lịch, cộng đồng địa phương (Omar, 2013), mục đích cuối phát triển du lịch cung cấp cho cộng đồng địa phương quyền tự định phát triển (Ridderstaat & cs., 2013) Đồng quan điểm trên, Ridderstaat & cs (2013) khẳng định phát triển du lịch tổng hợp trình, hoạt động kết bắt nguồn từ mối quan hệ chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch gồm: du khách, nhà cung cấp du lịch, quyền địa phương, cộng đồng địa phương Đây quan điểm toàn diện nhấn mạnh tầm quan trọng hợp tác chủ thể tham gia vào phát triển du lịch 20 4.3.1.2 Điểm mạnh, điểm yếu, hội, thách thức chiến lược phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Trên sở tổng hợp tài liệu nghiên cứu du lịch vùng ĐTM, nghiên cứu tiến hành phân tích điểm mạnh - điểm yếu, hội - thách thức du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập, sở xác định hướng phát triển du lịch vùng ĐTM đến năm 2030 tầm nhìn 2045 Du lịch vùng ĐTM hướng đến phát triển bối cảnh hội nhập, cần tập trung vào nhóm giải pháp bước theo ba động lực vùng ĐTM: a) cải thiện khả tiếp cận kết nối thị trường; b) quảng bá, xúc tiến điểm đến sản phẩm du lịch vùng, hội nhập; c) cải thiện thể chế, sách, quản trị điểm đến nguồn nhân lực du lịch 4.3.2 Giải pháp tài nguyên du lịch - Vùng cần khảo sát, trùng tu, tơn tạo di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, di tích xếp hạng Quốc gia, cấp Tỉnh đủ điều kiện để đưa vào chương trình du lịch chuyên đề khai thác tình đa dạng hấp dẫn tài nguyên du lịch văn hoá để thu hút du khách - Vùng cần phát huy giá trị lễ hội truyền thống thường niên (Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, Lễ giỗ Thiên hộ Võ Duy Dương - Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, Lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc, Lễ giỗ Ơng, Bà Đỗ Cơng Tường, Lễ giỗ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng”, để phát triển du lịch thời gian tới - Vùng ĐTM xây dựng chương trình du lịch đường sơng kết hợp với trải nghiệm cảnh sinh hoạt đời thường người dân vùng Đồng Tháp Mười: giăng câu, thả lưới, trồng sen, súng, lúa ma, cỏ năn - Vùng ĐTM cần liên kết, phối hợp với Tp.HCM để phát triển Trên sở hợp tác, phát triển riêng làm bật chung, làm “bật dậy” tiềm du lịch to lớn vùng ĐTM thời gian tới Tóm lại, nhóm giải pháp tài nguyên du lịch, cần tập trung vào việc bảo tồn phát triển tài nguyên du lịch đặc trưng vùng ĐTM, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, sơng nước, vùng đất ngập mước sản phẩm du lịch liên quan 4.3.3 Giải pháp thể chế, sách phát triển du lịch vùng - Hoàn thiện khung pháp lý: Vùng ĐTM hoàn thiện khung pháp lý cho liên kết vùng tổ chức, máy, nguồn lực, chế, sách triển khai; nâng cao hiệu hoạt động Hội đồng vùng, Tổ điều phối giai đoạn 2025 – 2030 tầm nhìn 2045 - Tập trung xây dựng quy hoạch du lịch vùng: Vùng ĐTM cần ưu tiên tập trung vào xây dựng quy hoạch du lịch địa phương, vùng, tạo chế sách ưu đãi, thực hiệu công tác cải cách thủ tục hành tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh, cộng đồng địa phương trình tham gia hoạt động kinh doanh du lịch - Kết nối Liên kết phát triển: Vùng ĐTM cần rà soát, điều chỉnh, xây dựng phát huy chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch; xây dựng chế phối hợp cho phát triển du lịch vùng sở thống tầm nhìn quy hoạch địa phương với quy hoạch phát triển du lịch vùng Tóm lại, nhóm giải pháp thể chế, sách phát triển du lịch, vùng ĐTM cần tập trung vào việc hoàn thiện chế quản lý, điều hành hỗ trợ phát triển du lịch, bao gồm sách hỗ trợ đầu tư, sách thu hút nguồn nhân lực, sách phát triển thị trường 4.3.4 Giải pháp xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư du lịch - Đầu tư vào hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch: Vùng ĐTM cần đầu tư vào hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch để thu hút khách du lịch Vùng ĐTM tăng cường liên kết, hợp tác 21 quảng bá xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu vùng để giới thiệu du lịch vùng - Tham gia hội chợ du lịch quốc tế: Vùng ĐTM doanh nghiệp vùng nên chủ động ngân sách, huy động nguồn vốn xã hội để tham gia hội chợ du lịch lớn nước quốc tế (ITB – Singapore), Đức (hội chợ IBT), Nhật Bản (JATA) - Tổ chức kiện du lịch chung địa phương: Vùng ĐTM cần luân phiên tổ chức kiện du lịch theo chủ đề chung địa phương (Đồng Tháp - Long An - Tiền Giang) như: lễ hội văn hóa - ẩm thực, triển lãm du lịch, thi thể thao hoạt động giải trí Tóm lại, nhóm giải pháp xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư du lịch, vùng cần tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu vùng ĐTM, tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch vùng, đồng thời, tổ chức kiện chung, sử dụng công nghệ số, tuyền thông, tham gia hội chợ du lịch quốc tế tạo môi trường đầu tư thuận lợi 4.3.5 Giải pháp tham gia cộng đồng địa phương - Tổ chức hội thảo, học tập trao đổi kinh nghiệm: Vùng ĐTM thường xuyên tổ chức hội thảo, học tập trao đổi kinh nghiệm để nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương hoạt động kinh doanh du lịch, vai trò trách nhiệm quản lý, bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên văn hoá, giới thiệu sắc văn hoá địa phương đến khách du lịch nước - Tăng cường công tác tuyên truyền: Vùng cần tăng cường công tác tuyên truyền để đẩy mạnh tham gia cộng đồng địa phương phát triển du lịch; đẩy mạnh xã hội hoá vốn đầu tư phát triển du lịch, thu hút đông đảo cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch - Xây dựng chế liên kết: Vùng ĐTM xây dựng chế liên kết cộng đồng địa phương, công ty du lịch quyền địa phương để xây dựng chương trình du lịch kết hợp hoạt động trải nghiệm gắn với sống ẩm thực cộng đồng địa phương Ngoài ra, vùng ĐTM phát triển du lịch làng nghề truyền thống du lịch nông thôn để giảm hộ nghèo tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương; hỗ trợ địa phương xây dựng điểm du lịch làng nghề đạt tiêu chuẩn OCOP “Mỗi xã sản phẩm” Tóm lại, nhóm giải pháp tham gia cộng đồng địa phương cần tập trung vào việc tăng cường vai trò cộng đồng địa phương quản lý phát triển du lịch, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch 4.3.6 Giải pháp liên kết phát triển - Rà sốt ban hành sách phối hợp: Vùng rà sốt, ban hành sách phối hợp rõ ràng ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết, phối hợp ngành với ngành Du lịch - Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Vùng hình thành chuỗi giá trị liên kết địa phương để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tạo thành điểm du lịch vùng hấp dẫn, đồng thời, phát triển tuyến du lịch kết hợp địa điểm du lịch, tạo gói tour đa điểm hấp dẫn cho khách du lịch - Đánh giá tiềm du lịch đặc thù: Vùng đánh giá tiềm du lịch đặc trưng địa phương để xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn tạo trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách Tóm lại, nhóm giải pháp liên kết phát triển, vùng cần tập trung vào việc xây dựng mạng lưới liên kết doanh nghiệp du lịch, địa phương tổ chức liên quan, để tăng cường hợp tác hội nhập phát triển du lịch vùng ĐTM 22 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Kết nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập” rút số kết luận sau: (1) Phát triển du lịch vùng bối cảnh hội nhập trình quan Nhà nước, quyền địa phương, tổ chức kinh doanh du lịch, đơn vị giáo dục đào tạo - nghiên cứu du lịch vùng liên kết, hợp tác, phối hợp phát triển sản phẩm du lịch vùng; xây dựng quy hoạch du lịch vùng nhằm quản lý khai thác hiệu tài nguyên du lịch vùng, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sở hạ tầng du lịch vùng đáp ứng yêu cầu hội nhập để thúc đẩy phát triển du lịch vùng; chủ động hội nhập vào thị trường khu vực giới góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng (2) Về mặt thực tiễn, vùng Đồng Tháp Mười trải qua q trình phát triển du lịch tích cực bối cảnh hội nhập, với vốn đầu tư thực địa bàn lên đến 416.578 tỷ đồng Trong đó, tỉnh Đồng Tháp tăng nhiều trì tương đối ổn định năm 2020 2021 Du khách nội địa chiếm 87,7%, khách du lịch quốc tế chiếm 12,3% cấu khách du lịch đến vùng ĐTM Tổng thu du lịch chủ yếu đến từ sở lưu trú dịch vụ ăn uống, chiếm phần lớn 96-97%, doanh thu sở du lịch lữ hành chiếm tỷ trọng nhỏ, 3-4% Vùng thu hút 85,47 triệu đô la Mỹ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống ĐTM Hệ số ICOR tỉnh thuộc vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 2018-2021 thuộc nhóm cao khu vực ĐBSCL, riêng tỉnh Long An có hệ số ICOR dao động tăng từ 3,01 đến 5,86, đánh giá thấp so với khu vực cải thiện lớn giai đoạn 2018-2021 Tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang có hệ số ICOR năm 2021 nằm mức cao 42,58 27,93, phản ánh tỉnh tập trung đầu tư vào sở hạ tầng (3) Phân tích cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập Ngoài yếu tố khách quan tài nguyên du lịch, thể chế, sách phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư du lịch, liên kết phát triển, cịn có yếu tố chủ quan thuộc địa phương nguồn nhân lực nhận thức quyền địa phương, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp/hộ kinh doanh, hành vi du khách Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tiêu cực đến phát triển du lịch vùng ĐTM Các ảnh hưởng tích cực tạo điều kiện cho phát triển du lịch vùng dựa vào nguồn tài nguyên du lịch vùng, thể chế sách phát triển du lịch vùng Đồng thời, ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến thách thức hội nhập tác động đến hoạt động du lịch vùng, đó, ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp đến phát triển du lịch vùng ĐTM (4) Một số nhóm giải pháp phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập luận án đề xuất cho thời thời gian tới như: Nhóm giải pháp tài nguyên du lịch; Nhóm giải pháp thể chế, sách phát triển du lịch; Nhóm giải pháp xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư; Nhóm giải pháp tham gia cộng đồng địa phương, nhóm giải pháp liên kết phát triển Ngoài ra, để phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập hiệu quả, vùng ĐTM tập trung vào nhóm giải pháp, bước theo ba động lực vùng ĐTM, bao gồm: a) Cải thiện khả tiếp cận kết nối thị trường; b) Quảng bá, xúc tiến điểm đến sản phẩm du lịch vùng, hội nhập; c) Cải thiện thể chế, sách, quản trị điểm đến nguồn nhân lực du lịch Tóm lại, phát triển du lịch vùng ĐTM bối cảnh hội nhập cần thiết, phù hợp với xu hướng Luận án đóng góp cách đáng kể mặt khoa học thực tiễn Tuy nhiên, trình nghiên cứu gặp phải số hạn chế điều kiện thời gian số 23 nguyên nhân khách quan, chủ quan khác Cụ thể: thứ nhất, vùng ĐTM có diện tích rộng lớn, trải dài địa bàn tỉnh, việc khảo sát tập trung số điểm đại diện cho vùng ĐTM, kích thước mẫu chưa đủ đại diện cho tồn du khách, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp/ hộ kinh doanh Cần áp dụng thêm phương pháp chọn mẫu khác để tăng tính đại diện mẫu nghiên cứu Thứ hai, tuỳ vào giai đoạn, thời điểm khác yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng thay đổi Do đó, để phát triển du lịch vùng ĐTM hiệu thời kỳ mới, cần khảo sát thêm bên liên quan thực trạng phát triển du lịch vùng ĐTM, áp dụng thêm lý thuyết phát triển du lịch để hiểu rõ hành vi du khách 5.2 KIẾN NGHỊ 5.2.1 Với Chính phủ - Chỉ đạo cho phép đẩy mạnh việc hoàn thiện chế hoạt động, nâng cao vai trò Hội đồng Vùng quy hoạch phát triển du lịch vùng, trao quyền điều hành, xây dựng quy hoạch vùng; đồng thời gắn liền với kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu vùng thời gian tới - Hồn thiện chế hoạt động nâng cao vai trò Hội đồng vùng, Tổ Điều phối cấp Hiệp hội du lịch Quy định trách nhiệm việc rà sốt, đề xuất, xây dựng thể chế sách phát triển từ cấp xã, huyện, tỉnh/ quận phù hợp với thực tiễn phát triển địa phương vùng lên Hội đồng vùng Chính phủ - Quy định rõ ràng trách nhiệm quyền địa phương, Hội đồng vùng, tổ điều phối, hiệp hội du lịch quan ban ngành địa phương việc tra, kiểm soát hoạt động quản lý, khai thác tiềm du lịch, ban hành quy định giá lĩnh vực du lịch; công khai bảng giá dịch vụ; quy định rõ ràng hệ thống bảo hiểm bắt buộc cho khách du lịch 5.2.2 Với Tỉnh ban ngành Chính quyền địa phương mở rộng hợp tác phát triển du lịch với quốc gia khối ASEAN, mở rộng hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong, liên kết với địa phương khác để tăng cường khai thác hiệu tài nguyên du lịch, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch sở nghiên cứu hành vi khách du lịch tăng cường khai thác sản phẩm du lịch vùng Các sở Thương mại, Văn hoá, Thể thao Du lịch, Kế hoạch Đầu tư, Giao thông vận tải cần kết hợp với UBND tỉnh, UBND huyện lập quy hoạch phát triển đồng bộ, tổ chức quản lý du lịch hỗ trợ hoạt động Hiệp hội du lịch Chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện xã đầu tư hạ tầng du lịch, điều chỉnh sách thu hút đầu tư, bảo tồn tài nguyên du lịch, nâng cao nhận thức phát triển du lịch cộng đồng, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, liên kết phát triển du lịch gắn với nơng nghiệp, văn hố địa xây dựng nông thôn vùng ĐTM Các viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học hỗ trợ quyền địa phương cộng đồng địa phương việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với phát triển làng nghề truyền thống du lịch nông thôn địa phương, vùng ĐTM 24 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ Bùi Trọng Tiến Bảo, Nguyễn Quyết Thắng & Quyền Đình Hà (2023) Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại du khách tỉnh Đồng Tháp Tạp chí Cơng thương, 8(4), 256270 Bùi Trọng Tiến Bảo & Quyền Đình Hà (2019) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười bối cảnh hội nhập Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(9), 715-723 Bùi Trọng Tiến Bảo (2019) Tác động marketing điểm đến du lịch 7P tới thu hút khách tham quan vùng Đồng Tháp Mười Tạp chí Cơng Thương, 17 (9), 138-143 Bùi Trọng Tiến Bảo (2018) Nghiên cứu yếu tố tác động đến thu hút khách du lịch nội địa đến vùng Đồng Tháp Mười Tạp chí Công Thương, 14(11), 147-152 Bùi Trọng Tiến Bảo (2018) Nghiên cứu yếu tố tác động đến nhận thức du khách cộng đồng địa phương phát triển bền vững du lịch vùng Đồng Tháp Mười Tạp chí Cơng Thương, 12 (9), 136-143 25

Ngày đăng: 09/01/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w