1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP LỚN Môn Quản trị chuỗi cung ứn

20 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP LỚN Môn: Quản trị chuỗi cung ứng GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS Phạm Văn Kiệm SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trịnh Lê Minh Phương MÃ SINH VIÊN : 20050921 MÃ LỚP HỌC PHẦN : INE 3081 2 HÀ NỘI, T1/2024 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Văn Kiệm – người đã trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản trị chuỗi cung ứng Trong suốt kỳ học vừa qua, bằng sự nhiệt huyết và tận tâm của mình, thầy đã giảng dạy cho em rất nhiều kiến thức liên quan đến môn học Những kiến thức bổ ích đó không chỉ giúp em hoàn thành bài tập lớn này mà còn giúp em có thể hoàn thành tốt các bài tập lớn ở các môn tiếp theo hay bài khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh những bài học quan trọng là những giây phút vui vẻ tràn ngập tiếng cười trong những tiết học của thầy Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thành bài tập lớn này sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em mong sẽ nhận được những góp ý mang tính xây dựng của thầy để em có thể hoàn thiện hơn bài làm của mình và rút kinh nghiệm cho những bài tập lớn sau này Cuối cùng, nhân dịp năm mới 2024, em xin chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, chúc cô luôn thành công và gặt hái được nhiều thành tựu hơn trên con đường giảng dạy của mình Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Câu 1 1 a Giới thiệu về Nike 1 b Một số sản phẩm chính của Nike 2 c Khách hàng mục tiêu của Nike 3 Câu 2 4 a Nhà cung ứng 4 b Nhà sản xuất 6 c Trung tâm phân phối 7 d Nhà bán lẻ 8 e Khách hàng 9 Câu 3 9 a Nhận định “Nhà cung cấp là nguồn tài nguyên vô giá” 9 b Các chiến lược quản lý nhiều nhà cung cấp của Nike 10 Câu 4 12 a RFID là gì? 12 b Nguyên lý hoạt động 13 c Ứng dụng của RFID đối với Nike 13 d Lợi ích từ công nghệ RFID .15 e Ảnh hưởng của công nghệ RFID đến các thành viên trong chuỗi cung ứng 16 Câu 1 Giới thiệu khái quát, trọng tâm: lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp đó, mô tả sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thị trường mục tiêu/trọng tâm a Giới thiệu về Nike Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao thương mại lớn có trụ sở chính tại Hoa Kỳ Đầu não của công ty được đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland của Oregon Tiền thân của Nike là Công ty Blue Ribbon Sports, do Phillip Hampson Knight sáng lập vào năm 1964, với mục đích nhập khẩu giày thể thao rẻ tiền của Nhật mang thương hiệu Onizuka vào thị trường Mỹ Cùng hợp tác với Knight là Bill Bowerman, sau này trở thành chuyên gia thiết kế mẫu mã giày thể thao sáng tạo nhất của Nike, người góp phần đưa Nike thành thương hiệu toàn cầu trong thị trường sản xuất giày thể thao Nike được đặt theo tên của một vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp Năm 1970, Knight đã tìm ra slogan "Just do it!” ("Hãy mạnh dạn thực hiện điều bạn muốn!") - một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khổng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại này Nike hiện có công ty con trên 200 quốc gia Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn Nike còn sở hữu hệ thống những công ty con với nhãn hiệu 1 nổi tiếng khác trên thế giới như Cole Haan (giày dép phụ nữ, phụ kiện và áo khoác ngoài ); Converse, Inc (giày dép ); Hurley, International, LLC (trang phục thể thao lướt sóng); và Nike Golf (thị trường thiết bị golf, may mặc, bóng, giày dép, túi xách ) với đội ngũ nhân viên lên đến hàng chục ngàn người Nike bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995 Hiện nay, Nike thuộc trong danh sách nhóm công ty đứng đầu của Mỹ về số vốn đầu tư ở Việt Nam Khu sản xuất trọng điểm của Nike nằm ở tỉnh Đồng Nai Theo xu hướng hợp tác hỗ trợ cùng phát triển, Việt Nam đã trở thành một đối tác tin cậy, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Nike Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, Nike tạo ra một nguồn xuất khẩu lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam b Một số sản phẩm chính của Nike Nike hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng bá cũng như kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ liên quan đến thể thao Với quan niệm “những đôi giày Nike ra đời vì khách hàng cần nó", Nike chia các dòng sản phẩm của mình theo từng nhu cầu và môn thể thao riêng biệt như Lifestyle, bóng rổ, chạy bộ, bóng đá, gym, Một trong những dòng giày kinh điển của Nike là Air Jordan dành riêng cho bóng rổ Bên cạnh việc gắn bó với sự nghiệp của ngôi sao bóng rổ Michael Jordan, điều đặc biệt của dòng này so với các dòng Nike khác là sự biến mất của logo "swoosh" trên thân giày bắt đầu từ Air Jordan 2 Điều này thể hiện sự tự tin của Nike vào chất lượng của bản thân đôi giày và không cần sự hậu thuẫn của danh tiếng thương hiệu Thiết bị và dụng cụ thể thao Nike: sản xuất giày, áo thi đấu, quần short, giày bệt,giày bóng rổ, v.v Thích hợp cho nhiều môn thể thao, bao gồm điền kinh, bóng chày, khúc côn cầu trên băng, quần vợt, bóng đá hiệp hội (bóng đá), lacrosse,bóng rổ và cricket 2 Thời trang, phụ kiện thể thao Nike: Thương hiệu Nike có logo hình chữ V độc đáo, nhanh chóng được công nhận là biểu tượng địa vị ở các thành phố hiện đại và thời trang hip-hop do gắn liền với thành công trong thể thao Kể từ những năm 1980, nhiều loại quần áo khác nhau của Nike đã trở thành một mặt hàng chủ đạo của thời trang chính thống của giới trẻ Mỹ, đặc biệt là quần áo thể thao,áo khoác bằng vải thô và mũ bóng chày, giày Air Jordans, Air Force 1 và Air Max… Phiên bản giới hạn và giày thể thao nguyên mẫu đã được phát hành ở các khu vực ban đầu, được gọi là Quick Strikes, và trở thành một sản phẩm rất được mong đợi đối với các thành viên trẻ của tiểu văn hóa giày sneaker c Khách hàng mục tiêu của Nike Đối tượng khách hàng mục tiêu của Nike hướng mọi giới tính, tập trung vào độ tuổi từ 18 – 44 tuổi thuộc 2 thế hệ là Millennials và Gen Z Phân khúc này có thu nhập thuộc nhóm A trở lên (Từ 15 - 150 triệu VNĐ) Họ là những người đam mê và có niềm yêu thích với thể thao, năng động và có lối sống lành mạnh Khách hàng mục tiêu của Nike không chỉ tìm kiếm những sản phẩm thể thao và thời trang tiên tiến mà còn mong muốn sử dụng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến và thiết kế độc đáo để thể hiện bản thân và tạo ra sự khác biệt 3 Câu 2 Với sản phẩm/dịch vụ và thị trường đã mô tả ở phần 1, sinh viên hãy trình bày chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp lãnh đạo để đưa sản phẩm/dịch vụ đó đến thị trường tiêu dùng (Vẽ chuỗi có bao gồm những thông tin chính hiển thị trên hình; Mô tả đặc điểm, thông tin chi tiết của mỗi vị trí thành viên) Chuỗi cung ứng của Nike Chuỗi cung ứng của Nike gồm 5 thành viên chính: a Nhà cung ứng Các nhà cung ứng đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng của Nike bởi đây sẽ chính là nơi tạo ra sản phẩm mà từ đó Nike mới có thể phân phối tới các địa điểm bán hàng trên toàn thế giới Hiện tại, Nike ký kết hợp đồng gia công với các quốc gia châu Á là chủ yếu, bởi đây là những quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí thấp Các nhà cung ứng chính của Nike hiện đang được đặt tại các quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái lan, Indonesia, Ấn Độ, Brazil, Điển hình có thể nhắc đến Tập đoàn FENC (Trung Quốc), là một trong những nhà cung ứng nguyên liệu lớn 4 cho Nike cùng một số thương hiệu nổi tiếng khác là Adidas, H&M, Uniqlo và J.Crew Một vài năm trở lại đây, FENC đã tăng gấp đôi số lượng dây chuyền sản xuất ở các nhà máy may tại Việt Nam Dưới đây là một số nhà cung cấp chính của Nike: Tên nhà cung cấp Nguyên liệu Địa điểm của nhà cung cấp cung cấp Pou Chen Corporation Giày dép Đài Loan, China, Indonesia, Việt Nam PT Pan Brothers Trang phục Indonesia Fulgent Sun Group Giày dép Đài Loan Delta Galil Industries Trang phục Israel, Trung quốc, Indonesia Eagle Nice International Trang phục Trung Quốc, Việt Nam Holdings Điều đặc biệt ở đây chính là Nike không tham gia vào quy trình mua nguyên liệu đầu vào mà chỉ tham gia vào quá trình nguyên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Cụ thể, khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ sẽ giao mẫu này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ ký hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà Nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên liệu đầu vào dựa trên hình thức Outsourcing - mô hình mua đứt bán đoạn và Nike sẽ nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý được chất lượng và giá cả Điều này giúp họ nắm rõ được chi phí của các nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm của mình Ngoài ra, Nike còn sở hữu một hệ thống các công ty thu mua với văn phòng chính đặt ngay sát nguồn nguyên liệu, từ đó cắt được phí "trung gian" và đem về nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp nhất thị trường Để dễ dàng quản lý nguồn cung ứng, Nike áp dụng chiến lược phân cấp nguồn cung với 3 cấp bậc chính: 5 ● Nhà cung cấp cấp 3 là các trang trại khác nhau nơi nguyên liệu thô được trồng hoặc thu hoạch ● Nhà cung cấp cấp 2 là các nhà máy nhận nguyên liệu thô từ nhà cung cấp cấp 3 và sau đó xử lý chúng thành các thành phần cơ bản cần thiết để sản xuất thành phẩm ● Nhà cung cấp Cấp 1 là các nhà máy nhận các thành phần khác nhau từ các nhà cung cấp Cấp 2 và ghép các thành phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh Ví dụ: các nhà cung cấp cấp 1 có thể cần 3 loại vải khác nhau từ 3 nhà cung cấp cấp 2 khác nhau để may một chiếc áo sơ mi Nike thành sản phẩm hoàn chỉnh b Nhà sản xuất Cũng như khâu tìm kiếm nguyên, vật liệu, Nike không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất, thay vào đó là tận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines Mỗi đơn vị sản xuất sẽ do một nhóm chuyên gia giám sát Họ sẽ theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi vận chuyển về công ty mẹ Mỗi hệ thống nhà máy sản xuất của Nike sẽ bao gồm: Bộ phận nguyên- vật liệu, bộ phận tổ cắt, bộ phận tổ may, tổ làm đế, bộ phận thành hình, bộ phận vệ sinh và logistic, bộ phận kiểm tra chất lượng Hiện nay, Nike ký kết hợp đồng sản xuất tại 612 công ty hợp đồng tại 46 quốc gia với lượng công nhân lên tới 819990 người Các công ty này theo yêu cầu về số lượng,chất lượng sản phẩm cũng như các yêu cầu về quá trình quản lý, sản xuất, điều kiện an toàn lao động, … bên cạnh sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có để sản xuất thì còn được cung cấp một số bộ phận và lớp đế giày Nike-Air bởi công ty Nike Ngoài việc sử dụng 2 loại hợp đồng chính là “Inline And local factory” và “Inline factory” Nike còn ký kết thỏa thuận sản xuất với một số công ty độc lập 6 (kiểu Local Factory) tại Argentina, Brazil, India, và Mexico để sản xuất sản phẩm chủ yếu để cung cấp trong các nước này Tóm lại, một chuỗi cung ứng thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất giúp Nike giảm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí quản trị c Trung tâm phân phối Các sản phẩm sau khi được hoàn thành tại các cơ sở gia công trên khắp thế giới sẽ được chuyển về trung tâm phân phối của Nike Hiện nay, Nike sở hữu hơn 20 trung tâm phân phối bao gồm: ● 3 trung tâm phân phối tại Mỹ; ● 2 trung tâm tại Memphis, Tennessee và 1 tại Wilsonville, Oregon ● 14 trung tâm phân phối còn lại phân bố tại một số nơi trên thế giới (Trong đó 2 nơi lớn nhất đặt tại thành phố Tomisato, Nhật Bản và tại thành phố Laakdal, Bỉ.) Các trung tâm phân phối không chỉ đơn thuần là nơi tiếp nhận và quản lý đơn hàng của Nike mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và quản lý hàng hóa Các trung tâm này thường hợp tác với các công ty Logistics và vận tải lớn như UPS, FedEx, Maersk để đảm bảo việc phân phối sản phẩm của Nike đến mọi nơi trên thế giới Từ đó, Nike có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Ví dụ như một trung tâm phân phối Northridge tại Memphis, Tennessee được Nike Đầu tư lên tới 135 triệu đô la Tòa nhà đầy những băng tải, máng trượt, thiết bị phân loại,các kệ xếp dự trữ được chất đầy bởi các hộp, thùng và các pa-lét đầy giày Người lao động thì kết hợp máy quét mã vạch, công nghệ thẻ nhận dạng tần số vô tuyến và hệ thống quản lý kho bãi dựa trên giọng nói để quét, sắp xếp, lưu trữ và vận tải những hộp giày Tòa nhà đạt chứng nhận cấp bạc theo chương trình thiết kế phù hợp với môi trường và năng lượng (the Leadership in Energy and Environmental Design (LEED) program) do Nike đề ra 7 d Nhà bán lẻ Các thành phẩm sẽ được bên vận chuyển giao đến các nhà bán lẻ trên khắp thế giới Đối với hình thức bán lẻ, Nike tổ chức đa dạng cửa hàng dựa trên quy mô, đặc điểm sản phẩm hoặc vùng miền: Factory Cửa hàng quy mô vừa chuyên giải quyết lượng tồn kho lớn Outlet hay bán những sản phẩm đã lỗi thời Mặc dù vậy, chất lượng Store sản phẩm vẫn được cam kết, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng Người mua có thể tìm thấy mức giá ưu đãi giảm 20% đến 80% so với mức niêm yết ban đầu Nike Tương tự như Factory Outlet Store, Nike Clearance Store Clearance cũng bán hàng giảm giá Thế nhưng đây là các sản phẩm mới ra gặp sai sót, khiếm khuyết nhỏ nên không thể xuất đi Store Vì số lượng ít nên kích thước thường không đầy đủ, đôi khi chỉ có 1 chiếc duy nhất tại cửa hàng Nike Retail Cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế giới Store với giá bán chính thống Hãng sẽ trực tiếp quản lý cửa hàng và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất Nike Town Nike Town là tổ hợp các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike Họ chào bán những sản phẩm mới, cải tiến đột phá nên có nhiều mẫu mã hiếm và giá bán cao hơn Tại đây, mỗi khu riêng biệt sẽ giới thiệu về từng dòng sản phẩm theo đặc tính hoặc đại sứ của hàng Mục tiêu của Nike Town là khuếch trương sự cải tiến, mới mẻ, độc đáo nên không xung đột với lợi ích của cửa hàng khác 8 Nike Cửa hàng dành riêng cho nhân viên nội bộ của Nike Các sản Employee- phẩm tại đây sẽ được giảm giá lên đến 50% tùy từng mẫu Only Store mã Đặc biệt, khách hàng được phép thoải mái thử các sản phẩm trước khi quyết định mua, giúp tăng cường sự tin tưởng và khẳng định chất lượng sản phẩm của Nike e Khách hàng Đây là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng, khách hàng sẽ trực tiếp mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ hoặc mua hàng trực tuyến qua website https://www.nike.com/vn/ Câu 3 Dựa vào lý thuyết về nguồn cung, sinh viên hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định “Nhà cung cấp là nguồn tài nguyên vô giá” có liên hệ thực tiễn với trường hợp chuỗi cung ứng mà sinh viên lựa chọn Chuỗi cung ứng lựa chọn đã áp dụng (những) chiến lược quản lý nguồn cung nào, phân tích ý nghĩa của việc áp dụng chiến lược nguồn cung đó a Nhận định “Nhà cung cấp là nguồn tài nguyên vô giá” Nhà cung cấp tốt có thể được xem là tài nguyên vô giá và rất quan trọng đối với bất kỳ chuỗi cung ứng nào bởi lẽ nhà cung cấp là thành viên đầu tiên của một chuỗi cung ứng Không có nhà cung cấp có nghĩa là không có nguyên liệu, dịch vụ cung cấp cho nhà sản xuất và cuối cùng là không có hàng hóa nào được giao đến tay người tiêu dùng Giai đoạn bùng phát dịch bệnh Covid-19 là ví dụ điển hình nhất về tầm quan trọng của nhà cung cấp Trong giai đoạn này, do các biện pháp phong tỏa dịch bệnh của Trung Quốc, các nhà máy sản xuất giày Nike tại Việt Nam phải ngừng sản xuất do thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu da giày từ Trung Quốc Nhà sản xuất tại Việt Nam không có nguyên liệu để sản 9 xuất không chỉ trực tiếp gây ra sự mất việc làm cho hàng ngàn công nhân viên trong công xưởng mà còn gây ra sự thiếu hụt sản phẩm cung cấp cho thị trường, làm giảm rõ rệt doanh thu của Nike Ngoài ra, nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng bởi vì chất lượng của nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Nếu chất lượng nguồn cung không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng mà nhà sản xuất đề ra, lô nguyên, vật liệu đó sẽ bị loại bỏ, dẫn đến làm chậm tiến độ các khâu còn lại trong chuỗi Sự chậm trễ thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm (tăng chi phí vận chuyển, tăng chi phí nhân công sản xuất, ) b Các chiến lược quản lý nhiều nhà cung cấp của Nike Nắm rõ được tầm quan trọng của nhà cung cấp, Nike đã áp dụng một số chiến lược quản lý nguồn cung Như đã phân tích ở trên, Nike không trực tiếp tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu mà các nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên liệu đầu vào dựa trên hình thức Outsourcing - mô hình mua đứt bán đoạn và Nike sẽ chỉ nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu Vì vậy, để dễ dàng quản lý nguồn cung ứng, Nike đã phân cấp nguồn cung với 3 cấp bậc chính: ● Nhà cung cấp cấp 3 là các trang trại khác nhau nơi nguyên liệu thô được trồng hoặc thu hoạch ● Nhà cung cấp cấp 2 là các nhà máy nhận nguyên liệu thô từ nhà cung cấp cấp 3 và sau đó xử lý chúng thành các thành phần cơ bản cần thiết để sản xuất thành phẩm ● Nhà cung cấp Cấp 1 là các nhà máy nhận các thành phần khác nhau từ các nhà cung cấp Cấp 2 và ghép các thành phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh Nike làm việc với hàng nghìn nhà cung cấp, nhiều nhà cung cấp có trụ sở tại các quốc gia có hệ thống pháp luật và chuẩn mực văn hóa khác nhau nên Nike phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp của mình tuân thủ các tiêu chuẩn được 10 đặt ra và họ được đối xử công bằng Thứ nhất, Nike chỉ đặt quan hệ làm ăn với các nhà máy sản xuất khi họ đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả , thời gian giao hàng và các tiêu chuẩn về CSR Tiêu chuẩn CSR - Corporate Social Responsibility gọi là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Các tiêu chuẩn cụ thể về CSR bao gồm: môi trường và điều kiện làm việc, thu nhập và các chế độ phúc lợi, cung cách quản lý, sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động, việc tuân thủ các quy định của luật lao động vv Thứ hai, Nike chỉ thỏa thuận với các nhà máy thông qua COC (The code of products - Bộ quy tắc ứng xử) Đây là những hướng dẫn, qui định tiêu chí về hành vi cần thiết của một tổ chức cần được các thành viên tôn trọng và vận dụng trong các hành vi tác nghiệp, các hoạt động chuyên môn và trong việc xây dựng mối quan hệ với các đối tượng hữu quan Các nguyên tắc trong Bộ Qui tắc Ứng xử thường mô tả một cách tóm tắt nhưng rõ ràng về cách ứng xử cần thiết của các thành viên tổ chức trong các mối quan hệ như: (i) đối với công việc (ii) đối với tổ chức (iii) đối với khách hàng (iv) đối với đồng nghiệp (v) đối với cấp trên/cấp dưới (vi) đối với cộng đồng, xã hội, môi trường sống (vii) đối với chính phủ, nền kinh tế, quốc gia (viii) việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các tiêu chuẩn cũng qui định rõ thái độ bản thân trong công việc và trong các mối quan hệ - qui định tự quản và kiểm soát bản thân Thứ ba, nhằm quản lý rủi ro từ hoạt động “thuê ngoài”, Nike đã Xây dựng chương trình “liên tục kinh doanh” (business continuity) Theo các chuyên gia, hoạt động thuê ngoài có thể tiết kiệm chi phí, tuy nhiên những rủi ro đi kèm cần phải được quản trị tốt Rõ ràng nhất là việc mất đi một nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng có thể đem đến những ảnh hưởng không tốt đối với những nhà sản 11 xuất hay là khách hàng, vốn là những mắt xích trong chuỗi Nhìn thấy được điều này, Nike đã xây dựng chương trình “kinh doanh liên tục” trong đó xác định rõ từng người sẽ quản trị rủi ro tại từng mắt xích của chuỗi Câu 4 Mô tả một loại công nghệ thông tin cụ thể hiện đã được áp dụng trong chuỗi đã lựa chọn, bao gồm: Mô tả chung về công nghệ thông tin đó và Mô tả cách thức công nghệ đó được áp dụng trong chuỗi như thế nào Công nghệ đó đã liên kết các thành viên hay đóng góp như thế nào đến việc cộng tác của doanh nghiệp lãnh đạo với các thành viên khác trong chuỗi lựa chọn? Là một trong những thương hiệu thể thao nổi tiếng nhất thế giới với việc sản xuất gia công tại nhiều quốc gia khác nhau, Nike có rất nhiều mặt hàng cần quản lý Vì vậy, để tối ưu hoá lợi nhuận, việc quản lý tồn kho là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống logistic của hãng thể thao toàn cầu này Nike cần phải duy trì một quản lý kho hàng chặt chẽ, đảm bảo rằng số lượng sản phẩm được lưu trữ không quá nhiều hoặc quá ít Và để giải quyết vấn đề này, Nike đã áp dụng một công nghệ quản lý tồn kho thông minh để dự báo và ước tính nhu cầu của thị trường, từ đó điều chỉnh sản xuất và phân phối sản phẩm một cách chính xác, đó chính là RFID a RFID là gì? RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (một loại sóng điện tử), từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc truy vết từng đối tượng theo thời gian thực Do sử dụng sóng điện từ, nên có 3 dải tần số chính được sử dụng để truyền RFID là tần số thấp (LF), tần số cao (HF) và tần số siêu cao (UHF), kéo dài từ 125kHz đến 433MHz với phạm vi đọc thẻ có thể từ 10cm đến hơn 100m 12 b Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của RFID là thiết bị RFID reader sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi sản phẩm có gần RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình Từ đó, RFID reader có thể nhận dạng được tag nào đang trong vùng hoạt động Cả thẻ đọc và thẻ tag sẽ phát tín hiệu radio trên một tần số nhất định nên chúng sẽ điều khiển qua lại lẫn nhau Nguyên lý hoạt động thẻ RFID c Ứng dụng của RFID đối với Nike Năm 2019, Nike đã bắt đầu quá trình cài đặt thẻ RAIN RFID trong tất cả các dòng giày dép và quần áo của mình Tại các điểm sản xuất, Nike tiến hành gắn thẻ RFID cho sản phẩm, nhờ đó có thể theo dõi hàng hóa trong suốt quá trình từ nhà máy đến kho, từ kho đến các cửa hàng và từ cửa hàng đến tay khách hàng Tại các cửa hàng, Nike lắp đặt hệ thống đầu đọc RFID giúp theo dõi, kiểm soát được tồn kho theo thời gian thực về vị trí, số lượng và nhiều thông tin khác liên quan đến sản phẩm Quá trình gắn thẻ RFID vào hàng hóa của Nike diễn ra như sau: ● Đặt tag RFID lên sản phẩm: Các tag RFID sẽ được đặt lên các sản phẩm, bao gồm cả giày dép, quần áo và phụ kiện Các tag này sẽ chứa thông tin về sản phẩm như tiên, số lượng, ngày sản xuất và số lô sản xuất ● Kiểm tra tính năng của tag RFID: Trước khi đưa sản phẩm ra khỏi nhà máy,các nhân viên của Nike sẽ kiểm tra tính năng của tag RFID để đảm 13 bảo rằng chúng hoạt động đúng cách và có thể được đọc bởi các thiết bị RFID ● Lưu trữ thông tin sản phẩm: Sau khi tag RFID được đặt lên sản phẩm và kiểm tra tính năng, các thông tin về sản phẩm sẽ được lưu trữ trong hệ thống quản lý của Nike Các thông tin này sẽ được sử dụng để theo dõi quá trình sản xuất, vận chuyển và bán hàng của Nike ● Vận chuyển sản phẩm: Các sản phẩm sẽ được vận chuyển từ nhà máy đến các kho hàng, trung tâm phân phối và các cửa hàng của Nike trên toàn thế giới Trong quá trình này, các tag RFID sẽ được đọc bởi các thiết bị RFID để theo dõi và giám sát quá trình vận chuyển Tag RFID được sử dụng trên sản phẩm của Nike Như vậy, sử dụng công nghệ RFID trong thời đại chuyển đổi số là một trong những phương tiện tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý tồn kho của Nike Công nghệ này giúp Nike theo dõi chính xác các hoạt động trong quá trình vận chuyển và quản lý tồn kho, từ đó giảm thiểu lượng lỗi và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng d Lợi ích từ công nghệ RFID - Quản hàng tồn kho: Với Nike đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng RFID Nike dễ dàng theo dõi sản phẩm từ nơi sản xuất đến cửa hàng bán lẻ, cho phép quản lý tốt hơn mức tồn kho và đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu từ khách hàng Nike đã cải thiện độ chính xác tồn kho trung 14 bình lên đến 98,3%, nhờ đó giúp giảm chi phí liên quan đến việc dự trữ quá nhiều hoặc thiếu các mặt hàng cũng như hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng Tại các cửa hàng, tag RFID loại bỏ nhu cầu dự trữ quá mức và giúp các nhà bán lẻ bán được đến mặt hàng cuối cùng Kết quả này cũng đã kích hoạt dịch vụ Buy Online Pick-up In Store (BOPIS - mua hàng trực tuyến, nhận tại cửa hàng của Nike) và cho phép các cửa hàng kết hợp trải nghiệm mua sắm trực tuyến với trực tiếp - Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Một lợi ích khác của công nghệ RFID đó là dịch vụ khách hàng được cao do độ chính xác được cải thiện khi theo dõi đơn đặt hàng Với việc trực quan hóa thông tin sản phẩm, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy đơn hàng của họ ở đâu “Có thể tận dụng RFID để mang lại khả năng hiển thị, dữ liệu gần như 100% cho những gì chúng tôi có, theo kiểu dáng, màu sắc và kích thước trên thị trường của chúng tôi là một cơ hội đáng kinh ngạc trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng theo thời gian thực.” 1 - An ninh tốt: Việc sử dụng hệ thống quản lý hàng hóa bằng công nghệ RFID cung cấp thêm cho các cửa hàng của Nike một lớp bảo mật vì được trang bị các tính năng chống giả mạo dữ liệu Điều này giúp việc truy xuất lịch sử di chuyển hàng hóa một cách dễ dàng hơn e Ảnh hưởng của công nghệ RFID đến các thành viên trong chuỗi cung ứng Việc áp dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) nói riêng và quản lý hàng tồn kho nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng bền vững, tránh đứt gãy, gián đoạn Đối với nhà sản xuất, việc quản lý hàng tồn kho tốt giúp họ có thể lên kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn dựa trên thông tin về các đơn đặt hàng và tồn kho Đối với khâu vận chuyển, công nghệ RFID cho phép Nike theo dõi vận chuyển và quản lý logistics một cách chính xác Họ có thể định vị chính xác vị 1 Theo phát biểu của Mark Parker - Giám đốc điều hành của Nike 15 trí của hàng hóa và theo dõi quá trình vận chuyển, giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển Đối với nhà bán lẻ, tag RFID loại bỏ nhu cầu dự trữ quá mức và giúp các nhà bán lẻ bán được đến mặt hàng cuối cùng Các nhà bán lẻ sẽ có số liệu chính xác về số lượng các mặt hàng có sẵn, qua đó tránh nhập thêm sản phẩm đó từ trung tâm phân phối của Nike 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1 https://www.nike.com/vn/ 2 Huỳnh Thị Thúy Giang, Chung Từ Bảo Như (2018), Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, NXB: ĐHQG TPHCM 3 Trang thông tin điện tử tổng hợp (2021), Chuỗi cung ứng khổng lồ của Nike tại Việt Nam, https://cafebiz.vn/chuoi-cung-ung-khong-lo-cua-nike-tai-viet-nam.chn 4 Trường hàng không và logistics Việt Nam (2019), Chuỗi cung ứng của Nike – Cách làm của người dẫn đầu, https://vilas.edu.vn/chuoi-cung-ung-cua-nike.html 5 Dương Mỹ Hà (2022), Chuỗi cung ứng của Nike – Mô hình cung ứng hiệu quả hàng đầu, https://amis.misa.vn/67048/chuoi-cung-ung-cua-nike/ 6 Khái niệm RFID, http://www.batlgroup.net 7 Beetech (2020), Các ứng dụng tuyệt vời của RFID trong may mặc, https://beetech.com.vn/tin-tuc/cac-ung-dung-tuyet-voi-cua-cong-nghe-rfid -trong-may-mac/ Tài liệu nước ngoài 1 Nansel Nanzip Bongdap (2023), Nike’s Supply Chain Issues and Management, Financial Falconet 2 IMPINJ team (2021), RAIN RFID Helps Nike ‘Just Do It’ Despite Supply Chain Challenges, https://www.impinj.com/library/blog/rain-rfid-helps-nike-just-do-it-despit e-supply-chain-challenges 3 Sukanya Walaskar (2021), Use of RFID at Nike: A study of Nike's RFID technology benefit analysis, Management of Technology, TU Delft 17

Ngày đăng: 14/03/2024, 14:38

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w