1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức về phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin d của bà mẹ có con từ 2 12 tháng tuổi tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2023

44 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đây là bệnh tồnthân xảy ra trên cơ thể mà hệ xương còn đang trong giai đoạn phát triển mạnhliên quan đến chuyển hóa Canxi và Phospho do thiếu vitamin D [1],[5].Còi xương là vấn đề sức kh

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC SƠ ĐỒ,BIỂU ĐỒ vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1.Cơ sở lý luận 3 1.2.Cơ sở thực tiễn 10 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 13 2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13 2.2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 13 2.3.Thực trạng kiến thức về phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D 16 Chương 3: BÀN LUẬN .20 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………… 20 3.2 Thực trạng kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh còi xương cho trẻ .21 3.3 Ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân…………………………… 25 3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về dự phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D cho bà mẹ 26 KẾT LUẬN 28 KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu NC: Nghiên cứu TT - GDSK: Truyền thông-Giáo dục sức khỏe THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Học vấn của bà mẹ .16 Bảng 2.2 Cân nặng khi sinh của trẻ 176 Bảng 2.3 Nguồn thông tin mong muốn .176 Bảng 2.4 Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh .186 Bảng 2.5 Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bệnh 17 Bảng 2.6 Kiến thức về dấu hiệu sớm của bệnh 187 Bảng 2.7 Kiến thức về di chứng của trẻ còi xương 18 Bảng 2.8 Kiến thức về dự phòng bệnh còi xương 18 Bảng 2.9 Kiến thức của bà mẹ về tắm nắng cho trẻ 18 Bảng 2.10 Kiến thức về phòng bệnh đặc hiệu 19 Bảng 2.11 Kiến thức khi ăn dặm 19 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tuổi của mẹ 15 Biểu đồ 2.2 Nghề nghiệp của mẹ 15 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Còi xương là bệnh lý loãng xương do thiếu Vitamin D Đây là bệnh toàn thân xảy ra trên cơ thể mà hệ xương còn đang trong giai đoạn phát triển mạnh liên quan đến chuyển hóa Canxi và Phospho do thiếu vitamin D [1],[5] Còi xương là vấn đề sức khỏe của trẻ em ở nhiều quốc gia; đặc biệt, là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Theo thống kê hàng năm tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em bị còi xương đến khám rất cao, lên tới 40% [15] Nguyên nhân của tình trạng còi xương là do tập quán kiêng nắng và gió cho trẻ trong những tháng đầu sau sinh, ngoài ra trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chế độ ăn nhiều tinh bột cũng làm giảm hấp thu Canxi, dẫn tới trẻ bị còi xương [1],[5] Trẻ bị còi xương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng làm cho các bệnh này diễn biến nặng hơn Trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong vẹo Để phòng còi xương cho trẻ thì bà mẹ phải có kiến thức về chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ [1],[5] Các cuộc điều tra gần đây ở nước ta cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương khoảng 5-9% ở khu vực đồng bằng và 14% ở khu vực miền núi phía Bắc [15] Kiến thức về bệnh bệnh còi xương của các bà mẹ trên toàn quốc nói chung và các bà mẹ tại tỉnh Nam Định nói riêng còn rất nhiều hạn chế Xuất phát từ thực tế trên, tôi nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về phòng bệnh còi xương do thiếu Vitamin D của bà mẹ có con từ 2-12 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023”, nhằm 2 mục tiêu sau: 2 MỤC TIÊU 1 Mô tả thực trạng kiến thức về phòng bệnh còi xương của các bà mẹ có con từ 2-12 tháng tuổi tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D của các bà mẹ có con từ 2-12 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm Còi xương là bệnh loãng xương do thiếu vitamin D Thiếu Canxi và Vitamin D dẫn tới trẻ bị còi xương, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực và sức khỏe của trẻ Quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất quan trọng ở xương giúp xương phát triển là Canxi và Phospho Bệnh thường xảy ra ở trẻ bụ bẫm, dưới 2 tuổi vì cơ thể của trẻ phát triển mạnh, xương dài ra nhanh, nhu cầu về Canxi và Phosphocao, nên khi không có sự lắng đọng Canxi và Phosphothì xương sẽ bị loãng Vì vậy việc phòng chống bệnh còi xương là một vấn đề ưu tiên của sức khỏe cộng đồng [1] 1.1.2 Vai trò của vitamin D Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối Canxi và Phospho Sự gia tăng chiều cao của con người bắt nguồn từ 2 năm đầu tiên của cuộc đời Vitamin D là chất giúp điều hoà cân bằng nội môi của Canxi và Phospho trong cơ thể giúp xương phát triển Lượng Vitamin D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để Canxi và Phospho được gắn trong mô xương [1] - Ở thành ruột: Dưới tác dụng của vitamin D 40% Canxi từ nguồn thức ăn đưa đến ruột và được hấp thu vào máu Tạo thuận lợi cho việc hấp thu Canxi và Phospho nhờ sự tổng hợp một Protein mang Canxi - Ở xương: Kích thích chuyển hóa Canxi gắn vào xương nhờ có hormon cận giáp - Ở thận: Tăng tái hấp thu Canxi dưới ảnh hưởng của hormon cận giáp Tình trạng cường cận giáp trạng sẽ dẫn đến hai hậu quả: Giảm tái hấp thu P ở ống thận làm giảm P máu gây ra các dấu hiệu rối loạn chức năng của hệ thần kinh như kích thích, vã mồ hôi Cơ thể phải huy động Canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hoá xương làm loãng xương [14] Khi thiếu 4 Vitamin D sẽ làm giảm hấp thụ Canxi ở ruột, Canxi máu giảm làm tăng tiết hormon cận giáp trạng Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến bệnh lý loãng xương hay còn gọi là còi xương,một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ[8] Ngoài ra vitamin D có các chức năng khác: Điều hòa chức năng một số gen, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới Sự thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng đến chuyển hóa Canxi trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của trẻ nhỏ Hàm lượng Canxi và Phospho trong cơ thể đủ hay thiếu đều phụ thuộc vào vitamin D 1.1.3 Chuyển hóa vitamin D SƠ ĐỒ CHUYỂN HÓA VITAMIN D CUNG CẤP DA: 80% THỨC ĂN: 20% + Ánh sáng mặt trời (Động vật và thực vật) + Chất béo MÁU D.P.B (D- Binding Protein) GAN Dự trữ men Hydrolase 25 OH-D THẬN Chuyển hóa 1,25 (OH)2-D (Dạng hoạt động) Hình 1.1 Chuyển hóa Vitamin D[1] 5 1.1.4 Nguồn cung cấp vitamin D - Ngoại sinh: Lượng vitamin D và Canxi được cung cấp qua thức ăn thường là không đủ [5] Vitamin D được hấp thu ở hỗng tràng và hồi tràng nhờ có vai trò của mật Các thức ăn chỉ cung cấp rất ít vitamin D khoảng từ 20-40 đv/ngày (10 đv/lít sữa bò,

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w