1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại bệnh viện đa khoa hưng nhân, hưng hà, thái bình năm 2023

35 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức Tự Chăm Sóc Của Người Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình Năm 2023
Trường học Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân
Chuyên ngành Y học
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 637 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (6)
    • 1. Cơ sở lý luận (6)
      • 1.2. Cơ sở thực tiễn (12)
  • Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (17)
    • 2.1. Tổng quan Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình … (17)
    • 2.2 Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023 (18)
  • Chương 3. BÀN LUẬN (24)
    • 3.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023 (24)
    • 3.2. Phân tích ưu điểm và tồn tại (25)
    • 3.3. Nguyên nhân (26)
  • Chương 4: KẾT LUẬN (27)
    • 4.1 Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh VKDT tại Bệnh viện Đa (27)
    • 4.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức tự chăm sóc của người bệnh (27)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Viêm khớp dạng thấp được Landrévais mô tả trong luận văn của ông năm 1880, lúc này ông cho là bệnh mới phát hiện, gọi là bệnh Gút suy nhược nguyên phát với 9 người bệnh nữ để phân biệt với Gút ở nam Nhưng thật ra trước đó, VKDT đã được Syndenhan mô tả đầu tiên vào năm 1676, với tên gọi Thấp khớp teo đét để chỉ đây là bệnh khớp mãn tính, có biến dạng khớp Năm

1703, Musgrave đã mô tả một bệnh viêm đa khớp mãn tính khác với Gút và Thấp khớp cấp[30] Cuối thế kỉ 18, Heberden cũng đã mô tả bệnh này và Charcot năm 1853 đã tách riêng nó với các bệnh khớp khác Năm 1890, Garrod trình bày bệnh dưới tên viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) và tên này được giữ cho đến tận ngày nay và được nhiều nước sử dụng.

Dịch tễ học của bệnh được nghiên cứu vào 1964 ở Massachusetk sử dụng tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ năm 1958 (American Colleges of Rheumatology - ACR) chẩn đoán VKDT trên 4552 người được điều tra, tỷ lệ mắc bệnh chung là 0,2-0,5%

Năm 1985 ở Mỹ, Mac Duffic áp dụng tiêu chuẩn ACR 1958, tỷ lệ mắc bệnh VKDT là 0,5-1% trong quần thể dân cư từ 20-80 tuổi, ở nhóm 55-75 tuổi là 4,5%

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) gặp nhiều nhất ở tuổi trung niên, ở người ở độ tuổi trên 74, tỷ lệ chết là 33 nam, 81 nữ trên 1.000.000 người mỗi năm Ước lượng tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp trong các quần thể dân cư năm 1990 ở các châu lục: Ở Mỹ chiếm từ 0,5-2,1% ở Bắc Mỹ dân bản xứ là 0,6-5,3% ở Châu Âu là 0,6-2%, Châu Á là 0,21% và Châu Phi là 0-0,9%

Tổng kết tình hình bệnh tật ở khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai từ

1978 đến năm 1982 cho thấy người bệnh VKDT chiếm 1/5 tổng số người bệnh CXK, trong đó chiếm 90% người bệnh nữ và 70% người bệnh trên 30 tuổi [6].

Trong mô hình bệnh tật khoa CXK 10 năm từ 1991 đến năm 2000, trong nhóm các bệnh khớp thìVKDT là bệnh hay gặp nhất, chiếm tỉ lệ 21,94%, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi lao động từ 16-55 tuổi chiếm 71,38% [8].

Tóm lại, theo các công trình nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam, VKDT chiếm 0,5% trong nhân dân Trong bệnh viện, VKDT chiếm 20% số người bệnh điều trị khoa khớp, 70-80% là nữ, 60-70% lớn hơn 30 tuổi [2][3].

1.3 Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp viêm mãn tính, đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa rõ bao gồm nhiều yếu tố Đặc điểm bệnh sinh là phản ứng viêm mãn tính gây nên bởi phản ứng miễn dịch, thông qua đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào và thể dịch[2] Diễn biến lâm sàng là những đợt tiến triển xen kẽ các đợt lui bệnh, có khi nặng dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Đến nay bệnh nguyên vẫn còn chưa rõ, chỉ biết rằng một phản ứng miễn dịch mà nguyên nhân chưa rõ đó tồn tại trong màng hoạt dịch Các giả thuyết được nêu ra gồm các yếu tố di truyền, yếu tố nhiễm khuẩn, vai trò quan trọng của các lympho B và T, các siêu kháng nguyên và mới đây hiện tượng chết tế bào theo chương trình có vai trò trong khởi phát bệnh tự miễn

Những nghiên cứu gần đây nêu rõ vai trò của các tác nhân nhiễm khuẩn mặc dù không tìm thấy sự tồn tại của vi khuẩn hay siêu vi nơi tổn thương, nhưng người ta vẫn tìm thấy những kháng thể chống lại những kháng nguyên này trong máu của những người bệnh VKDT

Lúc đầu tác nhân gây bệnh (chưa rõ nguyên nhân: có thể là virus) tác động vào một cơ thể sẵn có cơ địa thuận lợi (giới tính, lứa tuổi, yêu tố HLA-DR)

Cơ thể sinh ra kháng thể I chống lại tác nhân gây bệnh Kháng thể I này trở thành tác nhân kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra một kháng thể II chống lại kháng thể I Kháng thể I và kháng thể II kết hợp với nhau nhờ sự có mặt của bổ thể trong dịch khớp tạo thành những phức hợp kháng nguyên - kháng thể Những phức hợp kháng nguyên kháng thể này được một số tế bào đến để thực bào (đại thực bào, đa nhân trung tính) Sau đó những tế bào này bị phá hủy bởi chính các men tiêu thể mà chúng vừa giải phóng ra Những men tiêu thể này sẽ kích thích và phá hủy màng hoạt dịch khớp gây ra một quá trình viêm không đặc hiệu Quá trình này kéo dài không chấm dứt đi từ khớp này sang khớp khác mặc dù tác nhân gây bệnh ban đầu không còn tồn tại.

Tình trạng viêm không đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp lúc đầu là phù nề, xung huyết, thâm nhập nhiều tế bào viêm mà phần lớn là đa nhân trung tính Sau một thời gian hiện tượng phù nề được thay bằng quá trình tăng sinh và phì đại của các hình lông và lớp liên bào phủ Các hình lông của màng hoạt dịch tăng sinh và phì đại, sẽ phát triển ăn sâu vào đầu xương phần dưới sụn khớp nên các thương tổn ở phần này Sau một thời gian tiến triển kéo dài, tổ chức xơ phát triển sẽ thay thế cho tổ chức viêm và dẫn tới tình trạng biến dạng và dính khớp Tóm lại, tổn thương xuất hiện sớm nhất, cơ bản nhất là nguyên nhân dẫn đến mọi tổn thương khác trong bệnh VKDT là tình trạng viêm không đặc hiệu mạn tính của màng hoạt dịch khớp[3].

Sơ đồ 1.1: Cơ chế bệnh sinh của VKDT

Hình ảnh1.1: cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp 1.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VKDT

Có nhiều chẩn đoán bệnh VKDT như tiêu chuẩn ARC 1958, Roma

1961, New York 1968, tiêu chuẩn Roma cải tiến của Zvereva 1983, gần nhất là tiêu chuẩn của hội thấp khớp học Mỹ năm 1987 (American Colleges of

Rheumatology - ACR) và trong hoàn cảnh Việt Nam tiêu chuẩn của Phạm

Thị Ngọc Bích đề nghị áp dụng năm 1996 [4][5].

Hiện nay tiêu chuẩn ACR vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán VKDT theo ACR, gồm 7 tiêu chuẩn sau:

- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

- Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.

- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

- Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

1.5 Lâm sàng và cận lâm sàng

Bệnh khởi phát từ từ tăng dần từ vài tuần đến vài tháng Đau viêm, cứng khớp, số lượng khớp tổn thương tăng lên dần cùng với thời gian Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi Có khi bắt đầu đột ngột với các biểu hiện cấp tính

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Tổng quan Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình …

Ảnh 2.1: Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình

Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân là bệnh viện đa khoa hạng 3 với 17 khoa, phòng, được giao 200 giường kế hoạch, 220 giường thực kê, tổng 154 cán bộ Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, có chức Năng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân các xã khu vực Bệnh viện có chức năng nhiệm vụ:

- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh

- Chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kĩ thuật

- Đào tạo cán bộ Y tế

- Hợp tác Quốc tế và liên doanh liên kết

- Quản lý kinh tế y tế

- Khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho thanh niên trong độ tuổi

- Thực hiện các nghĩa vụ khác do Sở Y tế, Huyện ủy, UBND huyện Hưng

Khoa YHCT - PHCN - PHCN được tách ra từ khoa Nội - Đông Y từ tháng

12 năm 2015 với 02 bác sĩ và 04 điều dưỡng - kĩ thuật viên Tới nay khoa có 04 bác sĩ ( 02 bác sĩ CKI), 06 điều dưỡng - kĩ thuật viên Ngay sau khi thành lập khoa đã triển khai rộng rãi khám chữa bệnh y học cổ truyền, phục hồi chức năng với đa dạng các mặt bệnh: viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai, đau vùng cổ gáy, liệt bell, đau thần kinh V, đau thần kinh tọa, đau cột sống thắt lưng, hội chứng cổ vai cánh tay, DC liệt nửa người, đau đầu, vẹo cổ cấp, cứng khớp, thoái hóa cột sống Khoa áp dụng linh hoạt các thủ thuật như điện châm, thủy châm, chiếu hồng ngoại, điện xung, điện phân, siêu âm trị liệu, ngâm chân, đắp parafin, xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn cột sống với thuốc đông tây y kết hợp:thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, thuốc sắc YHCT, thuốc hoàn tán, vitamin nhóm B giúp việc điều trị và phục hồi bệnh tiến triển nhanh hơn KhoaYHCT - PHCN là một trong các khoa thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến,công tác nghiên cứu khoa học hàng năm

Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Đối tượng và phương pháp thu thập số liệu

+Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh được chẩn đoán là VKDT và điều trị tại khoa YHCT - PHCN Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023

+ Thời gian từ 01 tháng 9 năm 2023 đến 20 tháng 10 năm 2023

+ Tiêu chuẩn chọn đối tượng:

 Người bệnh được chẩn đoán là VKDT được điều trị nội trú tại khoa YHCT - PHCN Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023

 Theo ACR (hội thấp khớp Mỹ).

 Người bệnh có tiền sử gãy xương, phẫu thuật khớp, bệnh lý thần kinh có dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến SHHN.

 Bệnh toàn thân nặng: Xuất huyết tiêu hóa nặng, suy thận, thiếu máu nặng, sốt cao

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

+ Xác định thông tin về tên, tuổi, giới tính, địa chỉ liên lạc

+ Nội dung đánh giá: Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh dựa vào phân tích số liệu thu thập được từ bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu tại thời điểm người bệnh nằm viện và thời điểm người bệnh đến khám lại theo hẹn.

2.2.2 Kết quả về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023

2.2.2.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu Tổng người bệnh chúng tôi nghiên cứu là 40 người bệnh.

Bảng 2.1.Phân bố người bệnh theo đối tượng khám chữa bệnh: Đối tượng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Dịch vụ 1 4 Đối tượng khám chữa bệnh BHYT chiếm tỉ lệ cao 96%.

Bảng 2.2 Phân bố người bệnh theo giới:

Giới Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Qua bảng trên cho ta thấy số lượng người bệnh nam ít hơn nữ, liên quan đến đặc thù công việc

Bảng 2.3 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp:

Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Người bệnh là nông dân chiếm tỉ lệ cao, tiếp đến là cán bộ viên chức, nhân viên văn phòng, bảo vệ, và lao động tự do.

Bảng 2.4.Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi

Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Trong 40 người bệnh nghiên cứu, tuổi thấp nhất là 26 tuổi; tuổi cao nhất là 86 tuổi trung bình là 54 Nhóm tuổi thường gặp nhất là > 60 tuổi chiếm 55% thấp hơn là nhóm < 40 tuổi chiếm 12,5 %.

Bảng 2.5 Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn

Trình độ Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đại học/ sau đại học 4 10

Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông 17 42,5

Người bệnh có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ cao chiếm tỉ lệ 10%,trung cấp và cao đẳng chiếm 12,5%, trung học phổ thông chiếm 35%, chưa tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 42,5%

Biểu đồ 2.1 Thời gian mắc bệnh của người bệnh VKDT (n= 40)

Thời gian mắc bệnh từ 1-5 năm chiếm tỉ lệ cao 55%, dưới 1 năm 15%, từ 5-10 năm là 25%, trên 10 năm là 5%

Biểu đồ 2.2 Phân bố bệnh theo giai đoạn bệnh (n@)

Thường gặp nhất là người bệnh ở giai đoạn I( 70% ); tiếp đến là người bệnh ở giai đoạn II( 20%); không gặp người bệnh nào ở giai đoạn IV Điều này thể hiện đa số người bệnh quan tâm đến sức khỏe, được phát hiện và chẩn đoán sớm. Được tư vấn đầy

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ người bệnh được tư vấn đầy đủ cách chăm sóc

Người bệnh không được tư vấn đầy đủ cách chăm sóc chiếm tỷ lệ cao

Bảng 2.6 Kiến thức về bệnh của người bệnh VKDT

Kiến thức về bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Nguyên nhân cơ chế của bệnh 20 50

Các di chứng do VKDT để lại 21 52.5

Người bệnh còn nhiều thiếu hụt trong kiến thức về bệnh Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 50% người bệnh biết nguyên nhân cơ chế của bệnh; 52.5% biết các di chứng do VKDT để lại.

Bảng 2.7 Kiến thức về cách dùng thuốc của người bệnh VKDT

Kiến thức về cách dùng thuốc Số lượng Tỷ lệ Uống đầy đủ các thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ 38 95

Tác dụng phụ của thuốc 26 65

Cách phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc 16 40 Cách sử dụng các biện pháp nhắc việc để khỏi 27 67.5 quên uống thuốc

Dùng thuốc nam khi điều trị bệnh 39 97.5 Đối với cách dùng thuốc người bệnh có kiến thức khá tốt ở các nội dung Uống đầy đủ các thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ (95%); Dùng thuốc nam khi điều trị bệnh (97.5%) Tuy nhiên, chỉ có 65% biết các dụng phụ của thuốc; 40% biết Cách phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc; 67.5% biết cách sử dụng các biện pháp nhắc việc để khỏi quên uống thuốc

Bảng 2.8 Kiến thức về cách chăm sóc tinh thần và các khớp của người bệnh

Kiến thức về cách chăm sóc tinh thần và Số lượng Tỷ lệ các khớp

Các lo lắng/rối loạn tinh thần khi bị bệnh 25 62,5%

Cách thư giãn để giảm bớt lo lắng 22 55%

Tầm quan trọng của tập vận động các khớp 22 55%

Cách chăm sóc các khớp khi bệnh đang giai 23 57.5% ở đoạn cấp tính

Về các nội dung chăm sóc tinh thần và các khớp người bệnh VKDT còn nhiều thiếu hụt Cụ thể, 62,5%người bệnh biết về Các lo lắng/rối loạn tinh thần khi bị bệnh; 55% biết Cách thư giãn để giảm bớt lo lắng; 55% có kiến thức về tầm quan trọng của tập vận động các khớp; 57.5% có kiến thức về cách chăm sóc các khớp khi bệnh đang giai ở đoạn cấp tính

BÀN LUẬN

Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình năm 2023

Để có kiến thức về tự chăm sóc người bệnh VKDT cần có những kiến thức cơ bản về bệnh như nguyên nhân, cơ chế của bệnh, các nguyên tắc trong chăm sóc và điều trị cũng như các biến chứng có thể gặp khi bị bệnh VKDT. Trong khảo sát này chúng tôi nhận thấy người bệnh còn nhiều thiếu hụt trong kiến thức về bệnh Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 50% người bệnh biết nguyên nhân cơ chế của bệnh; 52.5% biết các di chứng do VKDT để lại Kết quả nghiên cứu của F Jennings và cộng sự trên các bệnh nhân VKDT tại Brazil cũng cho kết quả tương tự, chỉ có 38% người bệnh biết nguyên nhân của bệnh; 17% tin rằng vi khuẩn hoặc vi rút có thể làm khởi phát bệnh; 46% biết thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt có thể gây ra bệnh; 72% đối tượng biết VKDT là một bệnh lâu dài và dưới 50% biết các dấu hiệu của bệnh [13] Điều này có thể lý giải các kiến thức về bệnh VKDT tương đối phức tạp nên người bệnh khó nắm bắt Như vậy có thể thấy đây là một trong những nội dung người điều dưỡng cần phải chú ý khi thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh VKDT.

Người bệnh VKDT sẽ được điều trị thuốc trong khoảng thời gian kéo dài, liên tục Không những trong khoảng thời gian nằm viện điều trị người bệnh phải dùng thuốc mà trong thời gian tại nhà người bệnh vẫn phải tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sỹ Điều này đòi hỏi người bệnh phải có kiến thức liên quan đến dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả của thuốc điều trị cũng như an toàn trong quá trình dùng thuốc của người bệnh Kết quả chỉ ra, đối với cách dùng thuốc người bệnh có kiến thức khá tốt ở các nội dung uống đầy đủ các thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ (95%); Dùng thuốc nam khi điều trị bệnh (97.5%) Tuy nhiên, chỉ có 65% biết các dụng phụ của thuốc; 40% biết Cách phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc; 67.5 biết cách sử dụng các biện pháp nhắc việc để khỏi quên uống thuốc.

So sánh với kết quả nghiên cứu của F Jennings và cộng sự cho thấy trong phần liên quan đến thuốc, đa số (67%) biết rằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm đau, sưng và cứng khớp Có 19% tin rằng NSAID có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Đây là sai lầm dẫn đến việc người bệnh có thể lạm dụng dùng thuốc NSAID 42% trả lời rằng NSAID nên uống với thức ăn để giảm các triệu chứng khó tiêu, tác dụng phụ 58% cá nhân chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau cho những cơn đau dữ dội [13] Như vậy điều dưỡng cần đặc biệt chú trọng vào nội dung hướng dẫn người bệnh nhận biết các tác dụng phụ của thuốc cũng như cách phòng ngừa các tác dụng phụ.

Chăm sóc các khớp là nội dung cần được nhấn mạnh đối với người bệnh VKDT Đây chính là vấn đề chính của người bệnh Việc chăm sóc tốt các khớp sẽ làm giúp giảm tình trạng đau đớn, giảm biến chứng và góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống của người bệnh VKDT Về các nội dung chăm sóc các khớp người bệnh VKDT còn nhiều thiếu hụt Cụ thể, chỉ có 55% có kiến thức về tầm quan trọng của tập vận động các khớp; 57.5% có kiến thức về cách chăm sóc các khớp khi bệnh đang giai ở đoạn cấp tính Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của F Jennings 70% bệnh nhân tin tưởng rằng tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ biến dạng khớp Tuy nhiên, 36% trả lời rằng các bài tập thể dục là không cần thiết nếu người bệnh có một cuộc sống năng động bình thường Đi bộ là hoạt động gắng sức thường xuyên nhất (87%) được bệnh nhân đề cập có lợi cho RA, tiếp theo là các bài tập thắt chặt cơ bắp (35%) 54% bệnh nhân trả lời rằng họ nên thực hiện các bài tập của họ phù hợp với sự linh hoạt thông thường của họ nếu khớp bị đau hoặc cứng 25% cho biết họ sẽ ở lại giường hầu hết trong ngày và 10% cho biết họ không muốn làm bất kỳ bài tập nào [13] Điều này cho thấy có sự thiếu hụt trong kiến thức của người bệnh trong việc lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp và đây cũng là nội dung điều dưỡng cần hướng dẫn kỹ cho người bệnh

Phân tích ưu điểm và tồn tại

-Ưu điểm: Người bệnh VKDT có kiến thức cơ bản về cách tự chăm sóc

Một số nội dung người bệnh có kiến thức tốt: Hiểu được các nguyên tắc điều trị (75%); sử dụng đầy đủ các thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ (95%); không sử dụng thuốc nam khi điều trị bệnh (97.5%)

+Vẫn còn nhiều thiếu hụt trong kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đặc biệt ở các nội dung: phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc điều trị (40%); tầm quan trọng của việc vận động các khớp và cách chăm sóc các khớp đặc biệt trong giai đoạn cấp (55%)

+Số người bệnh VKDT được nhận đầy đủ các nội dung GDSK về cách chăm sóc còn hạn chế (45%)

Nguyên nhân

- Chương trình, tài liệu giáo dục sức khỏe (GDSK ) cho người bệnh chưa được đầy đủ.

+ Tài liệu, trang thiết bị để tư vấn, giáo dục cho người bệnh còn thiếu và chưa được bổ xung kịp thời.

+ Chưa có một chương trình GDSK cụ thể được thiết kế cho người bệnh VKDT.

+Hình thức tư vấn giáo dục mới chỉ 1 chiều, còn mang tính hình thức, không có thời gian để thảo luận và hướng dẫn cụ thể cho từng cá nhân.

- Nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng chưa có kỹ năng tốt trong việc tư vấn GDSK cho người bệnh VKDT.

- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh VKDT nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên và liên tục, còn bỏ sót người bệnh.

- Bệnh viện chưa có chế độ kiểm tra, giám sát công tác GDSK cho người bệnh VKDT.

- Bệnh viện chưa tạo ra được môi trường cho người bệnh chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w