CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ.
Căn cứ vào thời gian của đợt tiêu chảy để phân loại tiêu chảy Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó hai ngày liền phân của trẻ bình thường Ví dụ: một trẻ ỉa chảy 3 ngày liền, ngày thứ 4 trẻ không ỉa, rồi sau đó lại ỉa chảy trong 3 ngày nữa, sang ngày thứ 8 và ngày thứ 9 trẻ ỉa bình thường, như vậy đợt tiêu chảy của trẻ là 7 ngày (3 + 1 + 3 = 7) Nếu ngày thứ 10 trẻ ỉa phân lỏng 4 lần là trẻ lại bắt đầu một đợt tiêu chảy mới [1].
Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong ngày (24 giờ) và kéo dài không quá 14 ngày [1].
Tiêu chảy kéo dài là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong ngày
(24 giờ) và kéo dài ≥ 14 ngày [1].
Tiêu chảy mạn là tiêu chảy mà nguyên nhân của nó là do rối loạn về cấu trúc hay hệ thống men của ống tiêu hoá và thường là các bệnh bẩm sinh hoặc di truyền[1] Hội chứng lỵ: Là tình trạng ngoài phân lỏng ≥3 lần/ngày với đặc điểm phân nhầy máu, thường là có sốt Tốt nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có sự chỉ định thuốc đặc hiệu tác nhân gây bệnh Tác hại chính của lỵ là bệnh nhân chán ăn, sụt cân nhanh, niêm mạc ruột bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn Bệnh còn gây các biến chứng khác Nguyên nhân quan trọng nhất của lỵ cấp là Shigella, ít gặp hơn là E.coli, Salmonella [1].
Tiêu chảy là một hội chứng lâm sàng của nhiều căn nguyên khác nhau liên quan tới tiêu chảy nhiều lần phân nước, thường kèm theo nôn và sốt tùy theo nguyên nhân gây bệnh Các nghiên cứu hiện nay về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho rằng trên 75% các trường hợp tiêu chảy được xác định rõ tác nhân gây bệnh, được xếp thành các nhóm chủ yếu sau:
* Tác nhân do vi khuẩn
Có rất nhiều chủng loại khác nhau là tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng chủ yếu là một số vi khuẩn sau:
- E.coli : Quan trọng là E.coli sinh độc tố ruột gây tiêu chảy ở trẻ trong 3 tuổi đầu của cuộc đời, nhất là ở các nước đang phát triển, ở trẻ em và người lớn ít gặp. Một nghiên cứu tại Sudan, tác giả cho thấy trong số các tác nhân gây tiêu chảy trẻ em thì E.coli chiếm 18%.
Tại Hội nghị khoa học Nhi khoa toàn quốc 2018, tác giả Vũ Thùy Dương đã cho thấy Coli đường ruột Escherichia coli là tác nhân chiếm 25% tiêu chảy cấp ở trẻ em miền Nam Việt Nam Có 5 type gây bệnh: E coli sinh độc tố ruột, E coli bám dính, E coli gây bệnh, E coli xâm nhập và E coli gây chảy máu ruột Trong 5 nhóm trên, E coli sinh độc tố ruột là tác nhân quan trọng gây tiêu chảy phân tóe nước ở cả người lớn và trẻ em các nước đang phát triển E coli sinh độc tố ruột không xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây tiêu chảy do các độc tố như độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu được Ngược lại, E coli xâm nhập là loại vi khuẩn xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột non gây tiêu chảy phân máu [1].
- Shigella : là tác nhân quan trọng nhất gây bệnh lỵ, được tìm thấy 60% các đợt lỵ, có 4 nhóm huyết thanh đó là S.dysenteria, S.feefnery, S.boydi, S.sonnei Theo ước tính trong nghiên cứu tổng quan gần đây của Tổ Chức Y tế Thế giới hàng năm có khoảng 165 triệu lượng người mắc lỵ do Shigella, trong đó 99% xuất hiện ở các nước đang phát triển và cũng tại các nước này 69% lượt mắc bệnh là trẻ em dưới
12 tháng tuổi và trong 1,1 triệu người bị tử vong do nhiễm vi khuẩn Shigella ở các nước đang phát triển thì 61% số ca tử vong là trẻ em dưới 12 tháng tuổi [21].
- Campylobacter Jejuni: Gây bệnh chủ yếu ở trẻ em, lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân người, uống nước bị vấy bẩn, uống sữa, ăn phải thực phẩm ô nhiễm.
C.Jejuni gây tóe nước ở hai phần ba trường hợp và một phần ba trường hợp gây hội chứng lỵ kèm theo sốt.
- Shalmonella không gây thương hàn, do lây từ súc vật nhiễm trùng, thực phẩm từ động vật bị ô nhiễm mầm bệnh Tiêu chảy do Shalmonella thường gây tóe nước đôi khi cũng có biểu hiện như hội chứng lỵ và sốt.
-Vi khuẩn tả ( Vibrio cholera 01) có 2 typ sinh vật (typ cổ điển và typ Eltor), 2 typ huyết thanh (ogawa và Inaba) có thể gây thành dịch lớn
Trong số các tác nhân gây bệnh tiêu chảy do các vi sinh vật, thì nguyên nhân do
Rotavirus được cho là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy hiện nay Ngoài ra cũng có nhiều vi rút khác như Adenovirus, Norwlkvirus cũng gây bệnh tiêu chảy.
Là tác nhân đóng góp một phần quan trọng gây tiêu chảy trẻ em, một số nguyên nhân chính được xác định như
- Entamoeba histolytica (Amíp) : Xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng và gây bệnh khi ở thể hoạt động.
- Giardia lambia : Là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu.
- Cryptosporidium: gây tiêu chảy ở trẻ em và ở bệnh nhân gây suy giảm miễn dịch.
Hay gặp hơn cả là Candida albicans loại nấm thường sống ký sinh trong ống tiêu hóa không gây bệnh tự nhiên mà khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây tiêu chảy (ví dụ như sử dụng kháng sinh kéo dài…).
Các nguyên nhân khác như chế độ ăn không phù hợp, thiếu men tiêu hóa, biến chứng của một số bệnh khác như sởi, viêm tai giữa… Và không tìm thấy nguyên nhân chiếm khoảng 25% [1].
1.1.3 Sinh bệnh học của tiêu chảy [1]
-Bình thường nước và điện giải được hấp thu ở nhung mao và được bài tiết ở các hẽm tuyến của liên bào ruột, điều đó tạo ra luồng trao đổi hai chiều của nước và điện giải giữa lòng ruột và máu Bất kỳ sự thay đổi nào của luồng trao đổi này đều gây ra giảm hấp thu hoặc tăng bài tiết làm tăng khối lượng dịch xuống ruột già Nếu lượng dịch này vượt quá khả năng hấp thu của ruột già thì tiêu chảy sẽ xảy ra.
- Khi tiêu chảy xảy ra, sự hấp thu muối natri bị cản trở Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng sự hấp thu natri nếu có hiện diện của glucose (phân hủy sucrose hoặc tinh bột nấu chín) sẽ tăng gấp 3 lần Dựa trên đặc điểm này mà các loại dịch bù trong tiêu chảy cần phải có hai chất muối natri và đường glucose Các chất điện giải quan trọng khác như bicarbonate, citrate và kali được hấp thu độc lập với glucose trong tiêu chảy Hấp thu bicarbonate hay citrate làm gia tăng hấp thu natri và Clo
* Cơ chế tiêu chảy phân nước
-Tiêu chảy xuất tiết: Khi bài tiết dịch (muối và nước) vào lòng ruột không bình thường sẽ gây ra tiêu chảy xuất tiết Việc này xảy ra khi hấp thu Na+ (ở nhung mao ruột bị rối loạn trong khi xuất tiết Cl- ở vùng hẽm tuyến vẫn tiếp tục hay tăng lên Sự tăng bài tiết này gây nên mất nước và muối của cơ thể qua phân lỏng.
- Tiêu chảy thẩm thấu: Niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào bị "rò rỉ", nước và muối vận chuyển qua lại rất nhanh để duy trì sự cân bằng thẩm thấu giữa lòng ruột và dịch ngoại bào Vì vậy tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi ăn một chất có độ hấp thu kém và độ thẩm thấu cao.
Hình 1.1 Hấp thu, bài tiết nước và điện giải ở liên bào ruột
* Hậu quả tiêu chảy phân nước: Phân khi bị tiêu chảy chứa một số lượng lớn
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh và chăm sóc tiêu chảy cho trẻ em trên thế giới
Bệnh tiêu chảy vẫn luôn là một vấn đề thời sự của Y tế Thế giới từ nhiều năm nay Trên phạm vi toàn cầu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong sau bệnh tim mạch cho mọi lứa tuổi và là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em [20] Ở những vùng đông dân cư, kém phát triển tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong là cao nhất Ở nước ta, trình độ học vấn đã được cải thiện, trình độ hiểu biết của đại đa số người dân tăng lên Tuy nhiên một số nơi dân trí vẫn còn thấp, đặc biệt ở vùng miền núi và nông thôn, nên việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao dân trí nói chung và các vấn đề sức khỏe, bệnh tật nói riêng của các đối tượng này vẫn cần làm thường xuyên và tích cực hơn Nếu người dân có kiến thức tốt việc phối hợp với các thầy thuốc trong điều trị và phòng bệnh tiêu chảy sẽ đạt hiệu quả cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy và tử vong do tiêu chảy.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy các bà mẹ có con dưới 5 tuổi còn thiếu hụt kiến thức và thực hành về chăm sóc con nói chung và con bị tiêu chảy nói riêng Nghiên cứu của tác giả Akhtaruzzaman và cộng sự cho thấy tại một vùng của Sudan, khi tìm hiểu về kiến thức của bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi về ORS và thực hành cho ăn cũng như sử dụng các thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy có 77,5% bà mẹ sử dụng ORS theo kiến thức của họ và 53,06% bà mẹ sử dụng nước ít hơn khi trẻ bị tiêu chảy [11].
Nghiên cứu của tác giả Digre P và cộng sự cũng cho biết có 80% các bà mẹ biết ORS nhưng chỉ có dưới 50% biết vai trò của ORS và một tỷ lệ nhỏ cho rằng việc cho trẻ uống ORS là khó khăn [14].
Amare D và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu từ tháng 4-5 năm 2014 trên
846 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bang Amhara, Tây Bắc Ethiopia với kết quả 63,5% bà mẹ có kiến thức tốt về bệnh tiêu chảy nhưng lại có tới 54,1% bà mẹ thực hành kém về quản lý tiêu chảy [12].
Nghiên cứu của Agbolade và cộng sự (2015) đã nghiên cứu trên 403 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bang Oyo, Nigeria về kiến thức bệnh tiêu chảy ở trẻ em Kết quả cho thấy có 26,8% bà mẹ có kiến thức tốt, 60,8% bà mẹ có kiến thức trung bình và 12,4% bà mẹ có kiến thức kém Nghiên cứu còn chỉ ra kiến thức về bệnh tiêu chảy và cách phòng bệnh của bà mẹ có ảnh hưởng tích cực đến quản lý bệnh tiêu chảy ở trẻ em [10] 1.2.2 Tại Việt Nam
Tác giả Trần Đỗ Hùng và cộng sự đã nghiên cứu trên 335 bà mẹ có con dưới
5 tuổi tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho thấy: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 26,9%, có 87,5% các bà mẹ có kiến thức đúng về bù nước, 55,1% các bà mẹ có kiến thức đúng về gói ORS, 63,6% bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dưỡng trong tiêu chảy cấp [5].
Năm 2017, Lưu Thị Mỹ Thục đã nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của 300 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh Viện Nhi Trung ương từ tháng 6 đến tháng 10/2017 Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết về bệnh tiêu chảy cấp là 59,0%; 60,0-87,7% có thể nhận biết các dấu hiệu mất nước thông thường, nhưng chỉ có 15,7% có kiến thức tốt về bệnh; 74% có hiểu biết đúng về hậu quả của bệnh; 93% bà mẹ biết về Oresol (ORS) trong đó, trong đó 90% biết cho trẻ uống ORS đúng cách, và 74,7% có thể pha ORS đúng như hướng; tỷ lệ bà mẹ rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với phân của trẻ là 75%, nhưng chỉ có 26,7% cho trẻ uống vắc xin phòng vi rút Rota Tình trạng thiếu kiến thức về tiêu chảy cấp trong nghiên cứu này có liên quan đến độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẹ Do đó, công tác truyền thông nâng cao kiến thức cho bà mẹ về tiêu chảy cấp cần chú ý đến những đặc điểm này để có những chiến lược truyền thông phù hợp [9]
Nghiên cứu mô tả kiến thức, thực hành trên 422 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2017 của Phan Hoàng Thuỳ Linh cho thấy: Số bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tiêu chảy cấp là 31,3%, có 70,9% bà mẹ thực hành đúng trong chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: Hầu hết các bà mẹ thực hành đúng trong chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp, nhưng chưa có kiến thức đúng về bệnh [7].
Tác giả Trần Văn Đang nghiên cứu thực trạng kiến thức của bà mẹ về dự phòng và chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho con dưới 12 tháng tuổi tại 3 xã ngoại thành, Thành phố Lạng Sơn năm 2020 cho kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về dự phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp chiếm tỷ lệ 13,3%; kiến thức khá chiếm 18,2% và kiến thức trung bình chiếm tỷ lệ là 44,4%, kiến thức kém chiếm tỷ lệ là 24,1% [4].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Thông tin chung về Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định được thành lập từ năm 2009 - là Bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế Nam Định., có địa chỉ tại số 16 Hà Huy Tập – P Trần Đăng Ninh – Tp Nam Định Trong những năm qua, CBNV bệnh viện đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhi, cứu sống bệnh nhi thoát khỏi những cơn nguy kịch, trả các em về lại với cuộc sống, với gia đình, mang lại niềm vui cho biết bao người dân Với quy mô 250 giường bệnh, 6 khoa lâm sàng, bệnh viện thực hiện khám và điều trị chuyên sâu bệnh lý thuộc các khoa: Hồi sức cấp cứu, khoa tổng hợp, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa Xét nghiệm, khoa Dược, khoa Khám bệnh, khoa ngoại, khoa nội Bệnh viện có 150 cán bộ y tế với trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Bên cạnh hoạt động khám chữa bệnh, bệnh viện còn hỗ trợ các công tác đào tạo, nghiên cứu y học Không những thế, bệnh viện luôn thực hiện tổ chức các khóa đào tạo và thi đua để nâng cao y nghiệp và y đức cho cán bộ y tế Các quy chế chuyên môn, Qui tắc ứng xử, 12 điều Y đức, và những nội qui định của ngành, bệnh viện luôn được cán bộ y tế bệnh viện thực hiện tốt, được người bệnh và thân nhân người bệnh khen ngợi
Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 lượt bệnh nhi đến khám tại bệnh viện, số bệnh nhi điều trị nội trú là 1000 bệnh nhi/tháng Trong đó 55% là bệnh nhi mắc bệnh lý về đường hô hấp, 30% bệnh nhi mắc bệnh đường tiêu hoá (bệnh tiêu chảy cấp là chủ yếu) và 15% là các bệnh lý khác Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023 đã có 623 lượt trẻ điều trị tiêu chảy cấp nội trú tại bệnh viện Có nhiều nguyên nhân khiến số trẻ tiêu chảy cấp phải nhập viện, trong đó việc bà mẹ thiếu kiến thức phòng và chăm sóc trẻ là nguyên nhân quan trọng Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành chuyên đề này nhằm mục đích đánh giá kiến thức phòng và chăm sóc của bà mẹ có con mắc tiêu chảy cấp ddang điều trị tại bệnh viện, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức phòng và chăm sóc TCC cho bà mẹ.
Kết quả khảo sát kiến thức
2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng khảo sát : Bà mẹ có con dưới 05 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
-Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu
-Bà mẹ có khả năng nhận thức và trả lời câu hỏi Tiêu chuẩn loại trừ:
Bà mẹ có con đang trong tình trạng nặng, nguy kịch Thời gian khảo sát:
Từ tháng 8 đến tháng 9 năm
Khoa tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Cỡ mẫu : trong tháng 8 và tháng 9 với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nhóm nghiên cứu đã chọn được 122 bà mẹ đủ điều kiện tham gia khảo sát do đó:
Bộ công cụ thu thập gồm 2 phần:
Phần A: Phần thông tin cơ bản đối tượng nghiên cứu bao gồm 11 câu hỏi Các câu hỏi về tuổi, nghề nghiệp, học vấn, trình độ văn hóa…
Phần B: Kiến thức của bà mẹ về dự phòng và chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp: bao gồm 14 câu hỏi Bộ câu hỏi được xây dựng từ đề tài của tác giả Trần Văn Đang [4]: “Kiến thức của bà mẹ về dự phòng và chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho con dưới
12 tháng tuổi tại 3 xã ngoại thành, thành phố Lạng Sơn sau giáo dục sức khỏe”
Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá :
Bà mẹ tham gia trả lời câu hỏi với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm Tổng điểm là 34 điểm Nghiên cứu quy ước:
Bà mẹ trả lời được ≥ 70% tổng số điểm (tương đương với bà bà trả lời được từ 24 điểm trở lên) là có kiến thức đạt.
Bà mẹ trả lời được = 35 tuổi.
Bảng 2.1 Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu (n2) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Nơi cư trú Thành thị 69 56.6
Trình độ học vấn Trung học phổ thông 32 26.2
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 67 38.5
Kết quả bảng 2.1: cho thấy số bà mẹ có nơi cứ trú là thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn (56.6 %) Bà mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 42.6% Các bà mẹ có nghề nghiệp chủ yếu là công nhân chiếm 51.6 %.
Bảng 2.2 Một số thông tin về con của ĐTNC (n2) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Số con của bà mẹ 1 con 52 42.6
Là con thứ 2 trở lên
Số lần mắc tiêu Lần đầu 42 34.4 chảy của trẻ Lần 2 trở lên 80 65.6
Tổng 122 100 Đa số bà mẹ có con mắc tiêu chảy từ lần thứ 2 trở lên (65.6%); trẻ là con thứ 2 trong gia đình (51.6%) và bà mẹ có 2 con trở lên (57.4%).
Bảng 2.3 Một số thông tin liên quan đến điều kiện sống của ĐTNC (n2)
Thông tin Số lượng Tỷ lệ %
Nguồn nước sử Nước mưa 8 6.6 dụng Nước ao, hồ 0 0
Loại nhà tiêu Một ngăn, hai ngăn 12 9.8
Kết quả bảng 2.3: nguồn nước gia đình bà mẹ sử dụng chủ yếu là nước máy (chiếm 64.7%) Loại nhà tiêu gia đình sử dụng nhiều nhất là tự hoại (chiếm 99.2%).
Bảng 2.4 Tiếp cận thông tin về phòng và chăm sóc TCC của ĐTNC (n2)
Thông tin NCBSM Tỷ lệ % Số lượng
Nhận thông tin về Có 87 71.3 phòng và CS TCC Không 35 28.7
Nguồn thông tin Internet, báo chí, tivi 76 62.3
Bạn bè, người thân 32 26.2 nhận từ
Hầu hết các bà mẹ trong nghiên cứu đều nhận được thông tin vềphòng và chăm sóc trẻ TCC, nguồn thông tin bà mẹ nhận được nhiều nhất là qua Internet, tivi, báo chí (chiếm 62.3%), tiếp đến là qua nhân viên y tế (chiếm 53,9%).
2.2.2.2 Thực trạng kiến thức phòng và chăm sóc TCC của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Bảng 2.5 Kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp (n = 122)
Nội dung Trả lời đúng
Khái niệm tiêu chảy cấp 74 60.7 Ăn thức ăn không hợp vệ 106 86.9 sinh Không đảm bảo nuôi con 53 43.4 bằng sữa mẹ
Nguyên nhân Sử dụng nguồn nước chưa 103 84.4 mắc tiêu chảy đảm bảo vệ sinh
Không rửa tay thường xuyên 89 73.0
Xử lý phân không đúng 75 61.5
Trẻ không được tiêm chủng 78 63.9 đầy đủ
Bảng 2.5 cho thấy: kiến thức đúng của bà mẹ về khái niệm TCC khá cao: 60.7% Bà mẹ có kiến thức đúng về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp khá cao, cao nhất là kiến thức ăn thức ăn không hợp vệ sinh có thể gây tiêu chảy (86.9%), thấp nhất là kiến thức về không đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ có thể gây TCC (43.4%).
Bảng 2.6 Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy (n = 122)
Nội dung Trả lời đúng
Số lượng (n) Tỷ lệ(%) Trẻ bị tiêu chảy cần được bú mẹ bình thường 92 75.4 Trẻ bị tiêu chảy cần được ăn uống như hàng 73 59.8 ngày
Chỉ có 59.8% bà mẹ biết trẻ bị TCC cần được ăn uống như hàng ngày và 75.4% biết trẻ TCC vẫn cần được bú mẹ bình thường.
Bảng 2.7 Một số kiến thức về Oresol và các dung dịch thay thế (n2)
Nội dung kiến thức Trả lời đúng
Sử dụng dung dịch Oresol 93 76.2
Trẻ tiêu chảy mẹ Sử dụng thuốc nam để cầm 105 86.1 cần làm tiêu chảy
Chỉ cho ăn cháo muối 71 58.2 Đến cơ sở y tế để khám 68 55.7
Các loại dung dịch Nước cháo muối 106 86.9 thay thế OR Nước muối đường 79 64.8
Nước dùng để pha OR 78 63.9
Thời gian bảo quản OR 102 83.6
Số lượng OR hoặc dung dịch thay thế trẻ cần 53 43.4 uống khi bị tiêu chảy
Bảng 2.7 cho thấy: số bà mẹ biết các việc cần làm cho trẻ khi bị TCC đều đạt >50% Trong đó 86.1% bà mẹ biết không nên sử dụng thuốc nam để cầm ỉa nhưng chỉ có 55.7% biết đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và 41.8% bà mẹ chỉ cho trẻ ăn cháo muối Có 80.3% bà mẹ biết có thể dùng nước dừa non thay cho OR nhưng chỉ có 43.4% biết lượng OR hoặc các dung dịch thay thế cần cho trẻ uống sau mỗi lần đi ngoài
Biểu đồ 2.2 Kiến thức về cách xử lý phân trẻ bị tiêu chảy của bà mẹ (n = 122) Từ biểu đồ 2.2 ta thấy số bà mẹ biết cách xử lý phân của trẻ bị tiêu chảy chỉ chiếm 41.8% và có tới 58.2% bà mẹ không biết cách xử lý phân của trẻ TCC.
Bảng 2.8 Kiến thức về theo dõi dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế (n2)
Nội dung kiến thức Trả lời đúng
Trẻ quấy khóc, kích thích, vật vã 77 63.1
Trẻ ỉa phân có nhầy máu 91 74.6
Sau 5 ngày nếu điều trị tại nhà không khỏi 75 61.5
Kết quả bảng 2.8: số bà mẹ có kiến thức đúng về những dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khá cao, có 88.5% bà mẹ biết khi trẻ nôn nhiều cần đưa ngay đến cơ sở y tế, tuy nhiên chỉ có 54.9% bà mẹ biết khi trẻ không đái được cũng cần đưa ngay đến cơ sở y tế.
0.00% Giữ vệ sinh Ăn uống Tiêm phòng Sử dụng Sử dụng nhà Rửa tay Cho trẻ bú cho trẻ sạch sẽ vắc xin nước sạch tiêu hợp vệ trước khi mẹ hoàn sinh ăn và sau toàn trong 6 khi đi đại tháng đầu tiện Đúng Không đúng
Biểu đồ 2.3 Kiến thức của mẹ về phòng bệnh TCC (n2)
Kiến thức phòng bệnh TCC của bà mẹ: có 91.8% bà mẹ biết cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bên cạnh 69.7% bà mẹ biết tiêm vacxin cũng là một trong các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
Biểu đồ 2.4 Kiến thức chung về phòng và chăm sóc TCC của bà mẹ (n2) Có
61.5% bà mẹ có kiến thức chung về phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp đạt bên cạnh 38.5% bà mẹ có kiến thức không đạt.
BÀN LUẬN
Thực trạng của vấn đề
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu kiến thức phòng và chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp trên 122 bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tiêu chảy cấp tại khoa tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định cho kết quả: trong 122 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 63.1% bà mẹ thuộc độ tuổi < 35 tuổi, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Đang với tỷ lệ bà mẹ có độ tuổi