Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
409 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1 Cơ sở lý luận: 3 1.1.1 Định nghĩa về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3 1.1.2 Phân loại về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3 1.1.3 Các biểu hiện lâm sàng 3 1.1.4 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 5 1.1.5 Chăm sóc trẻ NKHHCT .6 1.1.6 Hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 8 1.2 Cơ sở thực tiễn: 8 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới .8 1.2.2 Các nghiên cứu trong nước 10 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 12 2.1 Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa Hưng Hà: 12 2.2 Thực trạng kiến thức chăm sóc cho trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hưng Hà năm 2023 12 2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: .12 2.2.2 Kết quả nghiên cứu 17 Chương 3: BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 23 3.1 Thực trạng của vấn đề 23 3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2 Thực trạng kiến thức chăm sóc cho trẻ mắc NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà năm 2023 .24 3.2 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà, Thái Bình năm 2023 .28 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ARI iii CSYT DANH MỤC VIẾT TẮT NKHHCT PTTT Acute Respiratory Infection RLLN (Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính) THCS Cơ sở y tế THPT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính TT Phương tiện truyền thông WHO Rút lõm lồng ngực Trung học cơ sở GDSK Trung học phổ thông Truyền thông World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) Giáo dục sức khỏe iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại kiến thức của đối tượng nghiên cứu 14 Bảng 2.2 Đặc điểm chung của bà mẹ .17 Bảng 2.3 Kiến thức về nhóm bệnh NKHHCT 18 Bảng 2.4 Dấu hiệu của bệnh NKHHCT 18 Bảng 2.5 Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay 19 Bảng 2.6 Dấu hiệu bệnh nặng hơn 19 Bảng 2.7 Kiến thức đúng về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh 20 Bảng 2.8 Kiến thức đúng về cách làm sạch mũi cho trẻ 20 Bảng 2.9 Kiến thức đúng phòng bệnh NKHHCT .21 Bảng 2.10 Điểm kiến thức đúng từng phần của các bà mẹ về NKHHCT 21 Bảng 2.11 Điểm đạt kiến thức chung về NKHHCT của bà mẹ .22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh phổ biến ở trẻ em, là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 30-60% số lần đến các trung tâm cung cấp dịch vụ y tế và 30-40% nhập viện cho các bệnh nhi, do đó phát sinh chi phí lớn cho người chăm sóc trẻ và hệ thống chăm sóc sức khoẻ của một quốc gia Ở các nước phát triển, 30-50% tử vong trẻ em là do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, đặc biệt là viêm phổi [23] Ở Việt Nam, NKHHCT cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, là nguyên nhân nhập viện nhiều nhất ở trẻ em, chiếm 27,9% số ca nhập viện, đặc trưng bởi thời gian nằm viện dài (7,6 ngày) ngay cả trường hợp bệnh nhẹ [7], [8] Việc chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không chỉ phụ thuộc vào cán bộ y tế mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức chăm sóc của bà mẹ Tuy nhiên một số thống kê, nghiên cứu cho thấy kiến thức của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn thấp Nghiên cứu của Al-Nobanand M.S, Elnimeiri M.K về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về NKHHCT kết quả cho thấy có 52,3% bà mẹ thành thị biết về NKHHCT và thông gió tốt có thể ngăn ngừa bệnh này (74,4%); 47,7% bà mẹ nông thôn biết về NKHHCT; 58,3% không biết gì về phòng ngừa [18] Nghiên cứu của Thành Minh Hùng và cộng sự (2016) “Đặc điểm NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016’ cho thấy có 43.1% bà mẹ biết được NKHHCT, 46,1% Các bà mẹ nhận biết đầy đủ các dấu hiệu của bệnh NKHHCT, về phòng bệnh có 1% không biết làm gì để dự phòng NKHHCT [14] Nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh (2016) cho thấy có 70,4% bà mẹ biết cách phòng ngừa NKHHCT đúng, còn 29,6% không đúng và còn 3,4% bà mẹ không biết một biện pháp phòng ngừa nào [7] Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Phương năm 2019 cũng cho thấy còn 16,4% bà mẹ không biết về bệnh, chỉ có 19,7% bà mẹ có kiến thức đúng về phòng ngừa NKHHCT và còn 2.1% bà mẹ không biết một biện pháp phòng ngừa nào [10] 2 Tại Bệnh viện đa khoa Hưng Hà, số trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính phải nhập viện còn cao, trung bình hàng tháng có khoảng 120-180 trẻ nhập viện Nhằm đánh giá kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, qua đó giúp giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, rút ngắn thời gian điều trị tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng kiến thức chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà, Thái Bình năm 2023” với hai mục tiêu sau: 1 Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà, Thái Bình năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà, Thái Bình năm 2023 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận: 1.1.1 Định nghĩa về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [1], [2], [5], [6] Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô hấp bao gồm: Tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày 1.1.2 Phân loại về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [1], [2], [5], [6] 1.1.2.1 Phân loại theo vị trí giải phẫu Lấy nắp thanh quản là ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới Nếu tổn thương ở phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp trên, tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp dưới + Nhiễm khuẩn khuẩn hô hấp trên là các viêm họng, viêm VA, viêmamidal, viêm xoang, viêm tai giữa, ho, cảm lạnh Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường nhẹ và ít gây tử vong + Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường gặp nhất là viêm phổi, tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 số ca NKHHCT nhưng thường nặng và dễ gây tử vong 1.1.2.2 Phân loại theo mức độ nặng nhẹ Theo TCYTTG có thể dựa vào dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh - Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch - Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực - Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không rút lõm lồng ngực - Không viêm phổi (ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực 1.1.3 Các biểu hiện lâm sàng Dấu hiệu thường gặp - Ho 4 - Sốt - Chảy nước mũi - Nhịp thở nhanh: + Trẻ< 2 tháng: Nhịp thở > 60 lần/phút là thở nhanh + Trẻ 2 - 12 tháng: Nhịp thở > 50 lần/phút là thở nhanh + Trẻ 12 tháng - 5 tuổi: Nhịp thở > 40 lần/phút là thở nhanh - Rút lõm lồng ngực (RLLN): + Rút lõm lồng ngực là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào + Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lồng ngực của trẻ còn mềm RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán - Thở khò khè (Wheezing): + Tiếng thở khò khè nghe ở thì thở ra + Tiếng khò khè xuất hiện khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi vì thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại + Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi - Thở rít (Stridor): + Tiếng thở rít nghe ở thì hít vào + Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh - khí quản + Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường thở - Tím tái Dấu hiệu nguy kịch: *Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: - Trẻ không uống được hoặc bỏ bú - Co giật - Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn ngủ li bì hoặc mở mắt rồi ngủ lại ngay (khó đánh thức) - Thở rít khi nằm yên 5 - Suy dinh dưỡng nặng * Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi: - Bú kém hoặc bỏ bú - Co giật - Ngủ li bì khó đánh thức - Thở rít khi nằm yên - Thở khò khè - Sốt hoặc hạ nhiệt độ 1.1.4 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 1.1.4.1 Nguyên nhân Nguyên nhân gây NKHHCT do virus và vi khuẩn Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Virus hay gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV), sau đó đến Adenovirus, virus cúm, virus á cúm, Ở các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong NKHHCT Vi khuẩn hay gặp nhất là các vi khuẩn phế cầu và H.influenzae, sau đó đến tụ cầu, liên cầu và các vi khuẩn khác 1.1.4.2 Các yếu tố nguy cơ - Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500g cao hơn so với trẻ có cân nặng trên 2500g - Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố mắc NKHHCT cao hơn trẻ bình thường và khi bị NKHHCT thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn - Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ - Ô nhiễm không khí, khói bụi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhày cũng như hoạt động của đại thực bào, sự sản sinh các Globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị NKHHCT - Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ - Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHCT ở trẻ em 6 - Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá 1.1.5 Chăm sóc trẻ NKHHCT [1], [2], [5], [6] 1.1.5.1 Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Nuôi dưỡng: + Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh đề phòng suy dinh dưỡng + Tiếp tục cho trẻ ăn lúc bệnh + Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu + Chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít vì trẻ bị chán ăn + Không kiêng trong chế độ ăn như: Tôm, cua, dầu, mỡ - Cho trẻ uống nhiều nước (nước chín, nước chanh, nước cam)/ Bú mẹ nhiều lần để bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy và hơn nữa nước còn có tác dụng làm loãng đờm - Giảm ho, làm dịu đau họng bằng các loại thuốc đông y không gây độc hại như quất hấp đường, hoa hồng hấp đường, mật ong, - Lau sạch làm thông mũi - Vấn đề quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: + Thở nhanh hơn + Khó thở hơn + Không uống được nước hoặc bỏ bú + Trẻ mệt hơn - Dấu hiệu trẻ ốm nặng hơn khi có một trong các dấu hiệu sau: + Khó thở + Không uống được nước hoặc bỏ bú