KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Một số thông tin chung về đối tưọng nghiên cứu (n2) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Cán bộ viên chức nhà nước 16 8,8
Nội trợ 11 6,0 Điều kiện kỉnh tế
Số trẻ trong gia đình
Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin trên 182 đối tượng Hầu hết có độ tuổi dưới 30 tuổi (chiếm 63,2%), các nhóm tuổi có xu hướng giảm dần, trong đó nhóm tuổi 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%), nhóm tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm 33,5% Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu là trên THPT (59,9%) Nghề
-37- nghiệp chủ yểu của các bà mẹ là nông dân (48,4%), và công nhân (chiếm 28%) Hầu hết đối tượng nghiên cứu có điều kiện kinh tế thuộc diện không nghèo chiếm tới 96,2%, chỉ có 3,8% đối tượng có điều kiện kinh tế nghèo Các gia đình chủ yếu là có dưới 2 trẻ chiếm 90,7%, trên 2 trẻ chiếm tỷ lệ nhỏ 9,3%.
Bảng 3.2 Thông tin về trẻ (n2) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trong sô 182 trẻ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ nam và nữ gân ngang nhau (nam:51,6%; nữ: 48,4%) Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi chiếm 53,3%, trẻ trên 2 tuổi chiếm 46,7% Trẻ khi sinh có cân nặng chủ yếu là trên 2,5kg (96,7%), dưới 2,5kg chiếm 3,3%.
Tình hình mắc bệnh và tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội trong 4 tuần trước cuộc điều tra
Biếu đồ 3.1 Tình hình trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà
Nội mắc NKHHCT trong 4 tuần trước cuộc điều tra
Kết quả nghiên cứu thu được kết quả: ừong số 182 bà mẹ tham gia nghiên cứu, có 118 trẻ mắc NKHHCT trong 4 tuần trước cuộc điều tra chiếm 64,8%.
3.2.2 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội trong 4 tuần trước cuộc điều tra
Biếu đồ 3.2 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ dưới 5 tuổi
Trong số 118 trẻ mắc NKHHCT, tỷ lệ trẻ được đi khám tại cơ sở y tế chỉ chiếm 63,6%; 24,6% bà mẹ tự mua thuốc điều trị cho trẻ, có tới 13 bà mẹ (chiếm 11%) không cho trẻ đi khám và điều trị và có 0,8% bà mẹ sử dụng thuốc có sẵn trong nhà khi trẻ mắc NKHHCT.
Sử dụng thuốc có sẵn, 0.8
Biểu đồ 3.3 Lí do không sử dụng dịch vụ y tế ử trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội trong 4 tuần trước cuộc điều tra
Lý do chủ yếu mà bà mẹ không cho trẻ khám và điều trị được cho là do tình trạng bệnh nhẹ nên không cần đi khám (79,1%), tiếp đến là lý do bà mẹ bận rộn không có thời gian đưa trẻ đi khám (18,6%) và 14% bà mẹ cho rằng thủ tục hành chính phức tạp nên không muốn đưa trẻ đi khám và xử trí Và một số lí do khác như tốn kém (chiếm 7%), nhà cách xa cơ sở y tế (chiếm 2,3%) cũng khiến cho bà mẹ không đưa trẻ đi khám khi trẻ mắc NKHHCT.
Kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội về NKHHCT, chăm sóc và điều trị khi trẻ mắc NKHHCT
Hà Nội về NKHHCT, chăm sóc và xử trí khi trẻ mắc NKHHCT
Bảng 3.3 Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ mắc NKHHCT (n8) Đặc diêm Tân số (n) Tỷ lệ %
Trẻ sinh ra nhẹ cân ( < 2500g) 29 24,6
Tiêm chủng và uổng vitamin A không đầy đủ 49 41,5 Ô nhiễm khói bụi, hút thuốc trong nhà 61 51,7
Thay đổi thời tiết 75 63,6 Điều kiện vệ sinh, đời sống kinh tế thấp 35 29,7
Kêt quả bảng 3.3 cho thây, chỉ có 52,5% bà mẹ biêt nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, 16,9% là do virus, 3,4% cho rằng là do nấm mốc, có tới 74,6% nghĩ là do thay đổi thời tiết và có 1 bà mẹ (0,8%) không biết nguyên nhân gây bệnh Yếu tố nguy cơ được bà mẹ biết nhiều nhất là thay đổi thời tiết (63,6%), ô nhiễm khói bụi, hút thuốc lá trong nhà (51,7%) Yếu tố nguy cơ về trẻ sinh nhẹ cân, điều kiện vệ sinh, đời sống kinh tể thấp, tiêm chủng và uổng vitamin A không đầy đủ, ít được bà mẹ biết chiếm tương ứng là 24,6% và 29,7% Có tới 7,6% bà mẹ không biết yêu tố nguy cơ gây mắc NKHHCT ở trẻ.
Trong các cuộc thảo luận nhóm, tìm hiểu về nguyên nhân cũng như là yếu tố nguy cơ gây mắc NKHHCT, và viêm phổi ở trẻ, hầu hết các bà mẹ đều không hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại mắc NKHHCT Các bà mẹ cho rằng nguyên nhân gây bệnh NKHHCT và viêm phổi là do mặc ít quần áo khi trời lạnh, mặc nhiều quần áo quá khi trời nóng, thay đổi thời tiết, uống nước lạnh ăn đá, ăn kem, chân tay của bé không sạch, Trong khi nguyên nhân gây NKHHCT là virus, vi khuẩn, nấm mốc thì không có hoặc có rất ít bà mẹ nào nhắc đến Các yếu tố nguy cơ gây bệnh như trẻ sinh nhẹ cân, suy dinh dường, trẻ không được tiêm chủng và uống vitamin A đầy đủ, điều kiện kinh tế thấp cũng không được bà mẹ nói đến, yểu tổ nguy cơ chủ yếu mà bà mẹ cho rằng dễ làm trẻ mắc NKHHCT là thay đổi thời tiết.
“Em cũng không hiểu được nguyên nhăn làm sao mà dẫn đến viêm đường hô hấp đấy Có khỉ là do vệ sinh chân tay cho bẻ ”
Chị Đặng Thị p — xóm Đường
“Chẳc là do thời tiết lạnh mặc cho cháu nhiều áo quá, hoặc trời nóng mặc nóng quả nó đổ mồ hôi cũng làm cho trẻ bị sôt, đau họng ”
“Do cho trẻ uống nước đá, ăn kem, ăn thức ăn lạnh quá cũng làm cho trẻ bị đau họng, sốt”
Chị Hoàng Thu T-xóm Trại
“Cứ thay đổi thời tiết là con mình bị Thay đổi thời tiết đang lạnh lại nóng rất dễ bị Nhiều khi mình cũng giữ vệ sinh, mới cả cho cháu ăn uổng đầy đủ nhưng cứ thay đổi thời tiết một cái là cháu lại bị Không phải do mình không chăm sóc hay không vệ sinh cho cháu gì cả mà là cứ thay đoi thời tiết là con mình lại bị”
Chị Đặng Minh H—xóm Đường.
Bảng 3.4 Tỷ lệ bà mẹ biết về dấu hiệu/dấu hiệu nguy hiểm của NKHHCT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ %
Dấu hiệu của bệnh NKHHCT 118
Thở nhanh hoặc khó thở 46 39,0
Bú kém, bỏ bú hoặc không uống được 26 22,0
Li bì hay khó đánh thức 16 13,6
Tiếp tục sốt/sốt cao 79 66,9
Bỏ bú hoặc không uống được 40 33,9
Li bì hay khó đánh thức 38 32,2
-42- về dấu hiệu nhận biết bệnh, có ba dấu hiệu chủ yếu bà mẹ nhận biết được bệnh là ho (81,4%), sốt (74,6%), chảy nước mũi (78,8%) Còn các dấu hiệu khác để phát hiện viêm phổi ở trẻ là thở nhanh thì chỉ có 39% bà mẹ biết, 12,7% bà mẹ biết đến dấu hiệu RLLN Các dẩu hiệu bệnh nặng như bỏ bú/ăn uổng kém, co giật, ngủ li bì hay khó đánh thức ít được bà mẹ quan tâm để ý biết đến Khi tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến ngay CSYT, hầu hết các bà mẹ biết được dấu hiệu sốt cao, sốt liên tục (66,9%), khỏ thở tím tái (49,2%), cần phải đưa đến ngay CSYT Ngoài ra, còn một số dấu hiệu nguy hiếm khác như co giật (45,8%), bỏ bú hoặc không ăn uống được (33,9%), li bì khó đánh thức (32,2%) cũng được bà mẹ quan tâm đến nhưng ít hơn.
Qua cuộc thảo luận nhóm giữa các bà mẹ cho thấy, các bà mẹ đều cho rằng trẻ mắc NKHHCT sẽ có những biểu hiện khác thường ở trẻ, các biểu hiện của bệnh như ho, sốt, chảy nước mũi là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện khi trẻ mắc NKHHCT Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh viêm phổi thì hầu như các bà mẹ không biết đến Trong khi một số các biểu hiện khác như quấy khóc, ít chơi hơn mọi ngày, tiêu chảy, nôn trớ lại được các bà mẹ nhắc đến Chỉ có một số bà mẹ đã từng có con bị viêm phổi có thể kể ra được ra nhiều dấu hiệu bệnh NKHHCT và viêm phổi ở trẻ hơn so với những bà mẹ có con chưa bị viêm phổi Dấu hiệu viêm phổi được bà mẹ biết đến là ho, thở khò khè, thở nhanh hơn, thở sâu, quấy khóc, bỏ ăn, Dấu hiệu rút lõm lồng ngực rất ít và hầu như là không được nhắc đến ngay cả bà mẹ đã từng có con bị viêm phổi.
“Bé nhà em rất hay bị nhất là khi thay đổi thời tiết Khi mắc bệnh cháu thường bị ho, sốt, chảy nước mũi và hay quẩy khóc ”
Chị Nguyễn Thị N — xóm Day
“Bị viêm phối là trẻ bị ho, chảy nước mũi, và cỏ tiếng khò khè, thở rít Nếu nặng thì bị sốt nhưng nhiều đứa cũng không ho ”
Chị Ngưyễn Thị H - Xóm Day
“Con nhà em lần bị viêm phổi thì ít khi nó sốt, nó chỉ bị ho, khó thở, nhịp thở nhanh hom, ăn ít đi hoặc không ăn, hoặc ăn vào là nó lại trớ ra hết ”
Chị Nguyễn Thị p — xóm Tiếu
Bảng 3.5 Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh (n8) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ %
Cho trẻ bú nhiều hơn 61 51,7
Cho ăn ngon hơn, nhiều hơn 68 57,6
Giữ ẩm, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ 85 72,0
Theo dõi bệnh của trẻ 61 51,0
Có trên 70% bà mẹ biết cần giữ ấm, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi trẻ mắc bệnh và 57,6% biết cần cho trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn Tuy nhiên, chỉ có 31,4% bà mẹ nhận thức được ràng cần cho trẻ uống nước nhiều hơn.
Bảng 3.6 Kiến thức của bà mẹ về xử trí NKHCT (n8) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ %
Kiến thức về biện pháp thông thoảng mũi cho trẻ
Lau mũi bàng khăn giấy mềm, sạch 53 44,9
Biện pháp xử trí khi trẻ bị ho đơn thuần Thuốc nam giảm ho
Loại thuốc sử dụng khi có sốt đơn thuân
Kiến thức về xử trí khi trẻ thở nhanh/khó thở Đưa trẻ đến CSYT
Dùng thuốc KS tại nhà 9 7,6
Chỉ có 44,9% và 50% bà mẹ biết xử trí khi trẻ bị chảy nước mũi bằng cách lau khăn giấy mềm và nhỏ nước muối NaCl 9%0, chủ yếu chiếm 69,5% bà mẹ cho rằng nên sử dụng thuốc hoặc thuốc nhỏ mũi cho trẻ khi trẻ bị chảy nước mũi Có tới 24,6% bà mẹ cho rằng nên sử dụng KS khi trẻ bị ho đơn thuần và 4,2% khi trẻ bị sốt đơn thuần Tỷ lệ bà mẹ biết nên sử dụng thuốc nam giảm ho chiếm tỷ lệ khá cao 79,7%; có 1,7% bà mẹ không làm gì khi trẻ bị ho đơn thuần Hầu hết bà mẹ cho rằng nên sử dụng thuốc hạ sốt (60,2%) và biện pháp chờm mát (50,8%) khi trẻ bị sốt, và chỉ có 39,8% bà mẹ biết nên sử dụng thuốc nam giảm sốt cho trẻ khi trẻ bị sốt đơn thuần.
Bảng 3.7 Tỷ lệ bà mẹ biết tác hại của sử dụng thuốc KS không hợp lý (n4)
Tác hại của KS Tần số (n) Tỷ lệ
Kêt quả được trình bày ở bảng 3.8, nghiên cứu kiên thức của bà mẹ vê tác hại của sử dụng KS không họp lý cho thấy có tới 6,1% bà mẹ không nhận biết được tác hại của việc sử dụng KS 58,8% bà mẹ biết được rằng sử dụng KS không đúng sẽ gây ngộ độc, dị ứng; 55,3% bà mẹ cho rằng có thể gây kháng thuốc KS và 43% bà mẹ biết rằng sẽ không khỏi bệnh nếu sử dụng KS không họp lý.
Biểu đồ 3.4 Kiến thức chung của bà mẹ có con dưói 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chưong Mỹ, Hà Nội về chăm sóc và xử trí cho cho trẻ mắc NKHHCT
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có kiến thức đạt chỉ chiếm 41,5%, còn lại58,5% bà mẹ có kiến thức không đạt.
Tiếp cận nguồn thông tin
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bà mẹ biết được thông tin và nguồn cung cấp thông tin về
Tỷ lệ bà mẹ đã được tiếp cận thông tin về NKHHCT trong nghiên cứu là
Chị Ngưyễn Thị p - xóm Đường
79,7%; bên cạnh đó vẫn còn 20,3% bà mẹ chưa được tiếp cận với thông tin về NKHHCT Nguồn cung cấp thông tin chủ yểu là CBYT (73,4%), đài, tivi chiếm 68,1% và 58,5% nguồn thông tin mà bà mẹ có được là từ đài phát thanh xã.
“Em được nghe từ các bác sỹ mới cả những người bán thuốc họ phổ biến cho Mỗi khi con em ổm thì em có cho con đi khám, mua thuốc và được bác sỹ và người bản thuốc tư vấn cho ”
Chị Nguyễn Thùy D - xóm Trại
“Em thường xem trên chưomg trình tivi VTV2 hay có những chương trình chăm sóc cho trẻ em, em thấy có rất nhiều thông tin hay và bổ ích ”
Chị Nguyễn Thị T- Yên Khê
“Cháu được bà và mẹ chỉ cho Vì con đầu lòng nên cháu cũng chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con ”
Chị Đặng Hồng T-xóm Nội An
Bày tỏ khó khăn của mình trong việc tiếp cận thông tin về chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc NKHHCT, các bà mẹ đều cho rằng họ ít được truyền thông, giáo dục sức khỏe, tiếp đến là khó khăn về kinh tế, công việc bận rộn nên không có thời gian tìm hiểu.
“Em đi làm công nhân cả ngày về nhà lại cơm nước, lợn gà, cho con ăn uổng Chẳng cỏ thời gian đâu mà để ỷ ”
Chị Nguyễn Thị D - Đoàn Ket về việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức cũng như thực hành chăm sóc, xử trí bệnh cho trẻ, các bà mẹ đều mong muốn TYT xã thường xuyên có bài viết tuyên truyền trên đài phát thanh xã, tổ chức một vài buổi tập huấn cho các bà mẹ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ nói chung và chăm sóc khi trẻ mắc NKHHCT nói riêng.
“Đe nâng cao kiến thức cũng rất muốn TYT thường xuyên có những bài viết tuyên trưyền trên loa truyền thanh để tất cả mọi người đều biết và có cách chăm sóc trẻ tắt hơn ”
“Cũng mong TYT thỉnh thoảng tập huấn cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ một vài buổi để các chị em được nâng cao kiến thức và có cách chăm sóc trẻ được tốt”
Chị Trịnh Thị Phản - Xóm Làng
Những ý kiến đóng góp của bà mẹ theo chúng tôi rất bổ ích và thực tế, và sẽ giúp ích cho ngành y tế và các cấp chính quyền có những giải pháp thích họp, hiệu quả trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung.
3.5 Thực trạng chăm sóc, xử trí cho trẻ mắc NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2012
Bảng 3.8 Thực trạng chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT của bà mẹ (n8) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ %
Chăm sóc trẻ bú/ăn/uống ít hơn bình thường 19 16,1
Theo dõi bệnh của trẻ
Các dấu hiệu bệnh nặng lên 58 49,2 Ăn uống của trẻ 69 58,5
Kêt quả bảng 3.10 cho thây, khi trẻ bị măc NKHHCT, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn/uống/bú nhiều hơn bình thường cũng chưa cao (59,3%), tỷ lệ cho trẻ ăn/uổng/bú bình thường chiếm 24,6% và có tới 16,1% bà mẹ cho trẻ ăn/uống/bú ít hơn bình thường Chủ yếu các bà mẹ theo dõi bệnh của trẻ về yếu tổ nhiệt độ (62,7%), ăn uống của trẻ (58,5%) và có tới 2,5% bà mẹ không theo dõi bệnh của trẻ khi trẻ mắc NKHHCT.
Bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc thảo luận nhóm, đa số các bà mẹ cho
-48- rằng khi trẻ bị mẳc NKHHCT cần bớt chút thời gian chăm sóc khi trẻ ốm, cho trẻ ăn nhiều hơn và có thể nên cho trẻ ăn thành nhiều bừa nhỏ trong ngày, và ăn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn Các bà mẹ cũng chia sẻ về việc chưa có nhiều kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị mắc NKHHCT do đó một số bà mẹ còn khá lúng túng và lo lắng khi trẻ bị NKHHCT.
‘‘Khi trẻ bị ốm, trẻ rất cần có mẹ, mình nên bế ăm trẻ nhiêu hơn, chăm sóc và cho ăn nhiều hơn mọi ngày ”
Chị Nguyễn Phương T- Yên Khê.
“Thực ra em cũng chẳng biết phải làm gì đãu, chỉ thấy các bà, các cô chủ đi trước bảo là phải để ỷ nó hơn, cho nó ăn nhiều hơn và phải theo dõi nó thường xuyên hơn Neu thấy nặng thì phải đi khảm ngay không sẽ bị viêm phối ”
Chị Trịnh Thị T-xóm Đường
Tuy nhiên, có một điều mà các bà mẹ không đề cập đến là cần phải cho trẻ bú hoặc uống nước nhiều hơn Khi trẻ mắc NKHHCT cần cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường để làm loãng đờm, dịu giọng, giảm ho Một sổ bà mẹ cho rằng, khi trẻ ốm thì thường ăn rất ít và rất khó để cho trẻ ăn.
“Con em lười ăn lắm Bình thường nó cũng đã lười ăn rồi Khi bị ốm em chẳng bắt nó ăn được nên cho nó ăn được như bình thường là may lắm rồi”
Chị Tô Thùy T-xỏm Trại
Bảng 3.9 Xử trí của bà mẹ khi trẻ bị ho/sốt đơn thuần, chảy nước mũi (n8) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Biện pháp thông thoảng mũi cho trẻ
Lau mũi bàng khăn giấy mềm, sạch 48 40,7
Dùng thuốc uổng hoặc thuốc nhỏ mũi 77 65,3
Loại thuổc sử dụng khi có ho đơn thuần
Xử trí khi trẻ bị sôt đơn thuân
Khi trẻ bị sổ mũi/ngạt mũi, để làm thông thoáng mũi cho trẻ các bà mẹ chủ yểu sử dụng thuốc nhỏ mũi và thuốc uống (65,3%), trong khi chỉ có 40,7% bà mẹ biết sử dụng khăn giấy mềm và sạch để lau mũi cho trẻ Có tới 27,1% bà mẹ sử dụng KS khi trẻ bị ho đơn thuần và 11,9% khi trẻ bị sốt đơn thuần Trong khi, tỷ lệ sử dụng thuốc nam giảm ho cho trẻ khá cao 80,5% thì tỷ lệ sử dụng thuôc nam khi trẻ bị sốt vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp 12,7% Chủ yếu các bà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt (89,8%) và các biện pháp chờm mát cho trẻ (41,5%) khi trẻ bị sốt đơn thuần.
Khi trẻ bị sốt đa phần các bà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt, hoặc/và dán miếng dán hạ sổt cho trẻ Việc sử dụng thuốc nam rất ít được sử dụng Khi được hỏi nguyên nhân không sử dụng thuốc nam hạ sốt cho trẻ, các bà mẹ cho rằng thuốc hạ sốt hiện nay rất có sẵn, việc sử dụng thuốc nam rat mất thời gian, trẻ không thích uống trong khi việc sử dụng thuốc nam cho trẻ bị ho lại được các bà mẹ rất quan tâm tới.
"Khi con em bị sốt em thường cho bé uống thuốc hạ sốt, dán miếng dán hạ sốt, nếu sốt quá em lấy nước ấm lau nách, lau chân tay cho con gỉúp nó hạ sốt nhanh hơn.
Chị Nguyên Thị p — Xóm Đường
BÀN LUẬN
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 182 bà mẹ tương ứng với 182 trẻ dưới 5 tuổi Các bà mẹ tham gia nghiên cứu chủ yếu trong độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tới 63,2%; Trình độ học vẩn của bà mẹ chủ yếu là trung học phổ thông trở lên (chiếm tới 59,9%) và không có trường hợp nào mù chữ Nghề nghiệp chính của các bà mẹ là nông dân (48,4%) và công nhân (28,0%), tỷ lệ cán bộ viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp (8,8%) thấp hơn rẩt nhiều so với nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hường nghiên cứu tại địa bàn quận cầu Giấy Điều này cũng có thể giải thích là do Đại Yên là một xã thuần nông, những năm gần đây, do sự phát triển của nền kinh tế, tại Chương Mỹ xuất hiện một số khu công nghiệp có thể kể đến là khu công nghiệp Ngọc Sơn, khu công nghiệp Phú Nghĩa do đó nghề nghiệp chính của các bà mẹ trong địa bàn nghiên cứu là nông dân và công nhân. Điều kiện kinh tế cũng có nhiều nét chuyển biến rõ rệt, trong số 182 bà mẹ tham gia nghiên cứu có 7 bà mẹ có thu nhập bình quân dưới 500.000 VNĐ/người/tháng (chiếm 3,8%).
So với nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng, những năm trước đây, tình hình kinh te hộ gia đình hiện nay đã được nâng cao Trước đây, trong nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng (năm 2003), tỷ lệ hộ gia đình tại 2 xã của huyện Chương Mỹ có mức thu nhấp trên 200.000 VNĐ/người/tháng chỉ đạt 26% [36],
Tỷ lệ bà mẹ có 1 - 2 con chiếm tỷ lệ khác cao (90,7%), tuy nhiên vẫn còn tồn tại đến9,3% bà mẹ sinh con thứ 3, điều này cho thấy việc thực hiện chính sách dân sổ, gia đình của nhà nước chưa được hiệu quả.
Với địa bàn dân cư như vậy, việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe, và khả năng tiếp nhận những kiến thức của bà mẹ là có thể, song cần phải lựa chọn hình thức, thời gian hợp lý thuận tiện sẽ nâng cao kiến thức, thực hành của các bà mẹ về NKHHCT hơn.
Thông tin về trẻ
Trong số 182 bà mẹ tham gia nghiên cứu tương ứng với 182 trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ nam và nữ gần ngang nhau (nam: 51,6%; nữ: 48,4%) Trẻ chủ yếu ở độ tuổi trên 1 tuổi (75,8%), tuổi trung bình của trẻ là 26 tháng, thấp nhất là 1 tháng, cao nhất là 60 tháng Cân nặng sau khi sinh của trẻ chủ yếu là trên 2500gram (96,7%), tuy nhiên vẫn còn 3,3% trẻ sinh nhẹ cân Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh nhẹ cân ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ mắc NKHHCT ở trẻ sau này Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc trẻ bị nhẹ cân khi sinh Nghiên cửu của tác giả Đinh Phương Hòa (2000) đã chỉ ra một số nguyên nhân như mẹ ăn uống kém trong thời kỳ mang thai, lao động vất vả hay mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai là rẩt quan trọng, nó góp một phần nhỏ trong việc giảm tỷ lệ mắc NKHHCT của trẻ sau này[12].
Tình hình mắc bệnh và sử dụng dịch vụ y tế khi trẻ mắc bệnh NKHHCT
Trong số 182 trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT trong 4 tuần trước cuộc điều tra là khá cao 64,8% Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Lan nghiên cứu trên trẻ tại phường Láng Thượng, Đổng Đa, Hà Nội năm
2002 và nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng nghiên cứu trên 3 xã thuộc huyệnChương Mỹ là Ngọc Hòa, Phú Nghĩa và Phụng Châu năm 2003 Có sự khác biệt này có thể giải thích là do sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Lan diễn ra tại nội thành của thành phố Hà Nội - nơi mà điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức và sự quan tâm chăm sóc dành cho con của bà mẹ cao hơn so với bà mẹ trong địa bàn nghiên cứu của chúng tôi là tại một xã nông thôn, ngoại thành Hà Nội; còn nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng tiến hành nghiên cứu vào tháng 3 đến tháng 10 năm 2003, tỷ lệ mắc bệnh 2 tuần trước cuộc điều tra là 31,8% trong khi nghiên cứu của chúng tôi tiến hành phỏng vấn vào tháng 3 - một trong những tháng mà theo điều tra có tỷ lệ mắcNKHHCT khá cao so với một sổ thời điểm khác trong năm.
Thực trạng chăm sóc, xử trí trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi 60 4.5 Một số yếu tố liên quan tới thực hành chăm sóc và xử trí cho trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2012.65 4.6 Đóng góp của đề tài
Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung về chăm sóc và xử trí cho trẻ mắc NKHHCT trong nghiên cứu của chúng tôi còn khá thấp (chiếm 35,6%) Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng (28,1%) và tác giả Trần Thu Hường (29,9%).
Trong số 118 trẻ mắc NKHHCT 4 tuần trước cuộc điều tra, tỷ lệ trẻ được đi khám và điều trị là 63,6%, có tới 11% trẻ không được đi khám, 24,6% bà mẹ tự mua thuốc điều trị cho trẻ tại nhà và 0,8% bà mẹ sử dụng thuốc có sẵn trong nhà để điều trị cho trẻ khi trẻ mắc NKHHCT Lý do không đưa trẻ đi khám và điều trị được các bà mẹ đưa ra chủ yếu là tình trạng bệnh của trẻ còn nhẹ (79,1%), bà mẹ không có thời gian (18,6%) và 14% bà mẹ ngại ngần về thủ tục hành chính nên không đưa trẻ đi khám Ket quả cuộc thảo luận nhóm cũng cho kết quả tương tự Bên cạnh đó, lý do khác được bà mẹ nhắc đến bao gồm việc bà mẹ làm trong ngành y tể, bà mẹ sử dụng theo kinh nghiệm, “Mình làm trong ngànhy Cải này mình cũng đã từng học nên tự mĩnh đi mua thuốc và điểu trị cho con nhà mình ” — Chị Nguyên Thị N — Y tế trường học - xóm Trại.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi trẻ mắc bệnh là một phần của điều trị và nó có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị Ngoài thuốc men, cách cho trẻ ăn, uống, theo dõi bệnh của trẻ tốt sẽ giúp trẻ mau lành bệnh, chóng phục hồi và không để lại biến chứng sau này Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tới 59.5% bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cho trẻ ăn/bú/uống nhiều hơn Tỷ lệ này tuy có thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Phùng Quổc Vượng (95,2%) và tác giả Trần Thu Hường (71,3%) [14], [36], nhưng lại cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Phương Lan (43,4%) [18] Tuy nhiên, theo bảng 3.8, tỷ lệ bà mẹ cho ăn ít hơn so với bình thường vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (16,1%) Nguyên nhân được các bà mẹ cho rằng là trẻ không ăn được, trẻ bị nôn, trớ dẫn đến bà mẹ không dám cho trẻ ăn nhiều hon bình thường.
Việc theo dõi bệnh của trẻ cũng được bà mẹ khá quan tâm Có 62,7% bà mẹ quan tâm theo dõi nhiệt độ của trẻ, 58,5% bà mẹ theo dõi ăn uống của trẻ - đây là hai dấu hiệu thực tế rẩt dễ để bà mẹ có thể thực hiện được một cách dễ dàng Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng để theo dõi bệnh là nhịp thở của trẻ thì chỉ có 22,9% bà mẹ quan tâm, đáng chú ý là có tới 2,5% bà mẹ không theo dõi bệnh ở trẻ Trong buổi thảo luận nhóm cho thấy về theo dõi trẻ khi mắc bệnh NKHHCT của các bà mẹ vẫn chưa cao Lý do được cho là vì các bà mẹ không có thời gian để chăm sóc trẻ thường xuyên.
“Em cũng chẳng biết là phải theo dõi cái gì Mới lại em cũng bận đi làm Đi làm công ty nên cũng không được nghỉ”
Chị Đặng Thị N—xóm Đường
Trong thực hành xử trí khi trẻ bị chảy nước mũi, Chưong trình NKHHCT khuyến khích các bà mẹ nên làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng khăn giấy mềm, nhỏ nước muối NaCl 9%0, không nên sử dụng thuổc nhỏ mũi cho trẻ vì các loại thuốc nhỏ mũi và các thuốc uống đặc trị khác đều có hại cho niêm mạc mũi và toàn thân trẻ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, lứa tuổi mà cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bà mẹ biết sử dụng khăn giấy mềm và sạch lau mũi cho trẻ chiếm 40,7%, sử dụng nước muối chiếm 50%, tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ sử dụng thuốc uống va thuốc nhỏ mũi khá cao 65,3% và có 1 trường họp (chiếm 0,8%) bà mẹ không biết xử trí như thế nào khi trẻ bị chảy nước mũi Thêm vào đó, có một cách mà bà mẹ hay sử dụng khi trẻ bị chảy nước mũi là hút mũi cho trẻ có thể là bằng dụng cụ hút mũi và chủ yếu là bằng miệng Đây là biện pháp không khoa học và không đảm bảo vệ sinh cho cả trẻ và mẹ Mặc dù các bà mẹ đều nhận thức được điều đó nhưng họ cho rằng làm như thế sẽ làm cho trẻ bớt được nước mũi và thở tốt hơn “Em cũng biết là mất vệ sinh Ban đầu cũng thấy ghê miệng nhưng mà thấy con mũi vậy không thở được lại thương Hút thế sạch mũi và giúp con thở tổt hơn ” chị Nguyễn Thị H-xóm Trại Từ thực tể trên, cần tăng cường truyền thông cho bà mẹ về việc xử trí đúng khi trẻ bị chảy nước mũi và việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh được những tai biến và tác dụng phụ không mong muốn có hại cho sức khỏe.
Mặc dù, sử dụng KS theo quy định của Luật Dược cần phải được kê đơn bởi bác sỹ; tuy nhiên cho đển nay việc sử dụng KS tự do vẫn đang là vấn đề lớn đáng quan tâm của các cấp nghành y tế Trong nghiên cứu này, có tới 27,1% bà mẹ sử dụng thuốc KS cho trẻ bị ho đơn thuần và 11,9% sử dụng KS cho sốt thông thường Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rẩt nhiều so với nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng (88%), Trần Phương Lan (50,6%), Trần Thu Hường (61,8%) [14], [18], [36] Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sử dụng thuốc KS trong đợt ốm 4 tuần trước cuộc điều tra chiếm tới 48,3% Trong khi đó, tại các tài liệu hướng dẫn của chương trình NKHHCT cho thấy, tỷ lệ trẻ cần sử dụng KS khi mắc NKHHCT là 25% đến 35% [7] Như vậy, mức độ sử dụng KS cho trẻ trong nghiên cứu vẫn tương đối cao Việc
KS được bán tự do tại cửa hàng thuốc tân dược tạo điều kiện cho bà mẹ có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào để sử dụng cho trẻ hay việc sử dụng KS không đúng của một sổ cán bộ y tế đã làm cho tỷ lệ sử dụng KS khá cao Một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến là việc lạm dụng
KS của các bà mẹ Với tư tưởng KS có thể chữa được bách bệnh, hay thói quen sử dụng KS mỗi khi trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi đã làm gia tăng việc sử dụng KS và tỷ lệ kháng thuốc
KS ở trẻ “Con nhà em bị làm sao là em phải cho cháu dùng KS ngay Không dùng KS là không khỏi được đâu ” (Nguyễn Ngọc H - xóm Tiếu)
Vì những lý do đó, cần có những biện pháp truyền thông nâng cao kiến thức cho bà mẹ đồng thời có những biện pháp can thiệp để tránh lạm dụng KS đặc biệt cho trẻ nhỏ Biện pháp can thiệp hiệu quả có thể kể đến là can thiệp của tác giả Hàn Trung Điền và Hoàng Thị Hiệp [8], [11],
Hiện nay, Bộ Y tế đang khuyến khích người dân sử dụng thuốc Nam như là một cách điều trị hiệu quả Theo chương trình NKHHCT tại Việt Nam hướng dẫn bà mẹ khi trẻ bị ho có thể làm giảm ho và giảm đau họng bằng các thuốc nam như
-64 - gừng, chanh, quất, mật ong, các loại thuốc nam giảm sốt có thể kể ra như rau má, diếp cá, nhọ nồi Tỷ lệ bà mẹ sử dụng thuốc nam để giảm ho trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao (80,5%), tuy nhiên sử dụng thuốc nam trong giảm sốt chiếm tỷ lệ thấp 11,9% Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hường, tỷ lệ bà mẹ sử dụng thuốc nam để điều trị ho và sốt chỉ đạt 18,5% [14], Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên bà mẹ sinh sổng tại vùng nông thôn, nơi mà việc sinh sống vẫn còn ảnh hưởng bởi thói quen, kinh nghiệm do đó việc sử dụng thuốc nam theo kinh nghiệm của những người đi trước hay của những lần ốm trước được các bà mẹ khá quan tâm “Em hay hấp mật ong với gừng cho cháu môi khi cháu ho Cái này bà ngoại truyền cho em sử dụng thấy khả hiệu quả ” (Chị Đỗ Thùy L -xóm Trại).
Việc xử trí ban đầu, có 58,5% bà mẹ đưa con đi khám tại CSYT công và 7,6% đưa đi khám tại phòng khám tư nhân Điều này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Phùng Quốc Vượng, tỷ lệ bà mẹ cho con đi khám tại các CSYT công và tư là 88,2%, trong đó tỷ lệ khám tại TYT xã là 68,2% [36] Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ cho trẻ khám tại TYT xã là 67,9% Đây là điều rất đáng khuyến khích ở các bà mẹ khi có con mắc NKHHCT vì sẽ giảm được hiện tượng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên Lý do lựa chọn TYT được các bà mẹ đưa ra là mức độ bệnh của trẻ (53,8%), thái độ phục vụ tốt (41%) Điều này khác hẳn với nghiên cứu của tác giả Trần Phương Lan Trong nghiên cứu của tác giả Trần Phương Lan, địa điểm được bà mẹ lựa chọn là Viện Nhi (46,7%), TYT chiếm tỷ lệ rất thấp (4,6%) [18], Kết quả các nghiên cứu phản ánh hình ảnh khác nhau về địa điểm khám: các bà mẹ nông thôn thường chọn TYT để khám còn các bà mẹ ở khu vực thành phố thường chọn CSYT tuyến tỉnh hoặc trung ương Một vấn đề đặt ra là trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn có tới 16,1% trẻ mắc NKHHCT được bà mẹ tự xử trí tại nhà Tỷ lệ tự xử trí ở nhà tuy rằng có thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hường (22,9%) [14] nhưng cũng là điều đáng phải quan tâm Việc bà mẹ tự xử trí tại nhà có thể là do thiếu hiểu biết hoặc chủ quan cho là bệnh vẫn còn nhẹ và không có thời gian nên không cần đưa đi khám hay có thể tự xử trí vì mình có chuyên môn và kinh nghiệm nên có thể tự xử trí được Tuy nhiên, kiến thức của
-65- bà mẹ về việc phát hiện ra dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám thì vẫn chưa cao. Chỉ có 81,4% bà mẹ biết được dấu hiệu nhận biết được bệnh là ho, sốt (74,6%), chảy nước mũi (78,8%) Còn các dấu hiệu khác để phát hiện viêm phổi ở trẻ là thở nhanh thì chỉ có 39% bà mẹ biết, 12,7% bà mẹ biết đến dấu hiệu RLLN Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và xử trí kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà mẹ đặc biệt là nâng cao nhận thức của các bà mẹ về NKHHCT đặc biệt là các dấu hiệu của bệnh, xử trí khi trẻ mắc bệnh là một trong nhưng hoạt động chiến lược của chương trình NKHHCT trẻ em tại Việt Nam.
Dấu hiệu ở trẻ mà bà mẹ đưa trẻ đi khám chủ yểu là do trẻ bị sổt/sốt cao liên tục (76,9%), tiếp đến là sốt, ho đơn thuần (21,8%), các dấu hiệu bệnh nặng khác như thở nhanh, khó thở tím tái, RLLN, co giật ỉt thấy xuất hiện Trẻ được đi khám ngay chiếm tỷ lệ thấp (51,3%), trẻ được đi khám sau 2 ngày chiếm 17,9% Tỷ lệ trẻ sử dụng thuốc trước khi đi khám chiếm tỷ lệ khá cao 61,5% Khi phát hiện trẻ mắc NKHHCT, thông thường bà mẹ ít đưa trẻ đến CSYT ngay, bà mẹ thường tự mua thuốc hoặc sử dụng thuốc có sẵn để xử trí cho trẻ Vài ngày sau, nếu bệnh không khỏi mới mang trẻ đến CSYT, vì thế trẻ thường đưa đến CSYT muộn và trong trạng thái bệnh nặng Sở dĩ như vậy có thể giải thích là do bà mẹ chưa có đầy đủ kiến thức về xử trí khi trẻ mắc bệnh, quá tin tưởng vào kinh nghiệm của bản thân, người thân, bạn bè một phần cũng có thể do bà mẹ không có thời gian đưa trẻ đi khám, đi khám phải đợi lâu, hay chất lượng dịch vụ y tế cũng là những lý do mà các bà mẹ ngại không muốn con mình đi khám ngay, trừ khi bệnh của trẻ đã trở nên nặng quá lúc đó bà mẹ mới mang con đi khám.
Người chỉ định dùng thuốc cho trẻ chủ yếu là bác sỹ (59,2%), người bán thuốc(35,2%), sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân và bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ thấp Có thể nói, bà mẹ sống trong khu vực nông thôn có độ tin tưởng vào bác sỹ và người bàn thuốc khá cao Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với một sổ nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc cho trẻ sống ở thành thị đặc biệt là kháng sinh chủ yếu theo kinh nghiệm của bản thân; còn ở khu vực nông thôn, trẻ
KÉT LUẬN
Tỷ lệ mắc bệnh
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đại yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội mắc NKHHCT 4 tuần trước cuộc điều tra là khá cao 64,8%.
Thực trạng chăm sóc, xử trí trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2012
- Thực trạng chăm sóc, xử trí trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2012 có tỷ lệ đạt chưa cao (35,6%); tỷ lệ chưa đạt chiếm 64,4%.
- 59,5% bà mẹ cho trẻ ăn/uống/bú nhiều hơn bình thường khi trẻ mắc NKHHCT.
- 61% bà mẹ theo dõi nhiệt độ, 52,5% bà mẹ theo dõi ăn uống của trẻ và 2,5% bà mẹ không theo dõi khi trẻ mắc bệnh.
- 27,1% bà mẹ sử dụng KS khi trẻ bị ho đơn thuần, 11,9% bà mẹ sử dụng KS khi trẻ bị sốt đơn thuần.
- Tỷ lệ sử dụng thuốc nam giảm ho khá cao 80,5% trong khi sử dụng thuốc nam giảm sốt chỉ đạt 12,7%.
- 58,5% bà mẹ đưa trẻ đi khám tại các CSYT và 7,6% bà mẹ đưa trẻ đi khám tại CSYT tư nhân; 16,1% trẻ được tự xử trí tại nhà.
- 67,9% bà mẹ lựa chọn TYT xã để đưa con đi khám.
- 61,5% bà mẹ sử dụng thuốc cho trẻ trước khi đi khám.
- 90,7% bà mẹ sử dụng thuốc đúng theo đơn, 9,3% không đúng theo đơn.
- Tỷ lệ trẻ sử dụng thuốc KS là 48,3%, thuốc giảm đau - hạ sốt là 66,1%
5.3 Một số yếu tố liên quan tói thực trạng chăm sóc, xử trí trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Đại yên, huyện Chưong Mỹ, Hà Nội năm 2012.
- Nhóm tuổi: Bà mẹ có nhóm tuổi trên 30 tuổi có thực hành đạt gấp 3,3 lần so với bà mẹ thuộc nhóm tuổi dưới 30 tuổi (p=0,003 < 0,05), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê(p