Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại khoa Nhi tổng quát 2 Trung tâm quốc tế -Bệnh
Trang 1LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.1 Định nghĩa NKHHCT 3
1.1.2 Phân loại về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3
1.1.3 Các biểu hiện lâm sàng 4
1.1.4 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan 5
1.1.5 Chăm sóc trẻ NKHHCT 7
1.1.6 Hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1.Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 10
1.2.2 Các nghiên cứu về chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 11
Chương 2 17
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 17
2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa/ phòng và bệnh viện: 17
2.2 Phương pháp thực hiện 18
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 18
2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn: 18
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ: 18
2.2.4 Thời gian và địa điểm: 18
Trang 22.2.6 Mẫu và phương pháp chọn mẫu: 18
Cỡ mẫu thu được: 225 bà mẹ 18
2.2.7 Phương pháp thu thập số liệu: 18
2.2.8 Phương pháp phân tích số liệu: 19
2.2.9 Tiêu chuẩn đánh giá 19
2.2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 20
2.3 Kết quả nghiên cứu: 21
2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ 21
2.3.2 Kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 22
2.3.3 Thái độ của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 26
2.3.4 Thực hành của bà mẹ khi trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 27
Chương 3 30
BÀN LUẬN 30
3.1 Thực trạng của vấn đề 30
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ 30
3.1.2 Kiến thức của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 31
3.1.3 Thái độ của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 35
3.1.4 Thực hành của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 36
3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại khoa Nhi tổng quát 2 Trung tâm quốc tế -Bệnh viện Nhi Trung ương 38
3.2.1 Thuận lợi 38
3.2.2 Khó khăn 39
3.2.3 Cách giải quyết khắc phục vấn đề 39
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MICS Chương trình đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ với sự
hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
NKHHCT (ARI) Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (Acute Respiratory Infections)
UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund:
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc TCYTTG (WHO) Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ 21 Bảng 2.2 Kiến thức về bệnh NKHHCT 22 Bảng 2.3 Kiến thức đúng về nhận biết dấu hiệu của bệnh NKHHCT 23Bảng 2.4 Kiến thức đúng của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.24 Bảng 2.5 Kiến thức đúng của bà mẹ về dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính .25 Bảng 2.6 Thái độ tích cực của bà mẹ vềnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 26Bảng 2.7 Thực hành chọn nơi khám chữa bệnh khi trẻ có dấu hiệu mắc nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính 27Bảng 2.8 Thực hành đúng của bà mẹ khi chăm sóc trẻ có dấu hiệu mắc NKHHCT cho
trẻ uống nướckhi sốt hoặc ho 28
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tiếp cận thông tin về NKHHCT của đối tượng nghiên cứu 22Biểu đồ 2.2 Phân loại mức độ kiến thức của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 25 Biểu đồ 2.3 Phân loại mức độ thái độ của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
27 Biểu đồ 2.4 Thực hành dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 29Biểu đồ 2.5 Phân loại mức độ thực hành của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 29
Trang 7Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và đứng thứ 3 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi Không chỉ là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm 27.9% số ca nhập viện, mà nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn đặc trưng bởi tần số mắc nhiều lần trong năm (thường từ 4-6 lần trong năm), thời gian nằm viện dài (7,6 ngày) ngay cả trường hợp bệnh nhẹ[5] Vì vậy bệnh gây tốn kém nhiều về chi phí, thời gian chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất lao động, ngày công của bố mẹ, làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
Theo điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2014, có 3% trẻ em dưới 5 tuổi được khai báo có triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong vòng 2 tuần trước thời điểm phỏng vấn Trong đó 81,1% được đưa đến cơ sở y tế và 88,2% được điều trị bằng kháng sinh Tuy nhiên, cứ mười trẻ em thì có một trẻ em (10%) có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhưng không được điều trị hoặc tìm lời khuyên Số điều trị ở cơ sở y
tế tư nhân cao hơn (56,4%) so với cơ sở y tế nhà nước (42,6%) [14].
Vì vậy, khi trẻ bị NKHHCT rất cần sự quan tâm chăm sóc của cán bộ y tế đặc biệt là cha mẹ là người chăm sóc chính cho trẻ [12] Vì vậy, hiểu biết của người mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm là nhân tố quyết định đối với hành vi chăm sóc và điều trị Nghiên cứu của Prajapati và cộng sự chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức của bà mẹ vềphòng
Trang 8và kiểm soát bệnh NKHHCT Cung cấp kiến thức cho bà mẹ có thể thay đổi được thái
độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ NKHHCT [23] Hay nghiên cứu của Đặng Thị Thu Lệ (2014) cho thấy 53% bà mẹ có thực hành đúng khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi; 86,5% bà mẹ vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ; 67% bà mẹ cho trẻ dùng siro ho khi trẻ bị ho Các bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi thực hành đúng cao gấp 8,1 lần các bà mẹ thiếu kiến thức Việc nâng cao khả năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà
mẹ sẽ làm giảm thời gian điều trị và những biến chứng xấu có thể xảy ra cho trẻ [10].
Tại khoa tại khoa Nhi tổng quát 2- Bệnh viện Nhi Trung Ương mỗi ngày trung bình có rất nhiều trẻ đến khám, trong đó có khoảng 50-72 trẻ điều trị NKHHCT trong 1 ngày Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên
đề: “Thực trạng kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại khoa Nhi tổng quát 2 - Trung tâm quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023” với hai mục tiêu:
1 Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại khoa Nhi tổng quát 2 - Trung tâm quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023.
2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại khoa Nhi tổng quát 2 - Trung tâm quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trang 91.1.2 Phân loại về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
1.1.2.1 Phân loại theo vị trí giải phẫu [7]
Lấy nắp thanh quản là ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới Nếu tổn thương ở phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp trên, tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
+ Nhiễm khuẩn khuẩn hô hấp trên là các viêm họng, viêm VA, viêmamidal,
viêm xoang, viêm tai giữa, ho, cảm lạnh
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường nhẹ và ít gây tử vong.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường gặp nhất là viêm phổi, tuy chỉ
chiếm khoảng 1/3 số ca NKHHCT nhưng thường nặng và dễ gây tử vong.
1.1.2.2 Phân loại theo mức độ nặng nhẹ [2], [7]
Theo TCYTTG có thể dựa vào dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Bệnh rất nặng:
-Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
- Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.
- Không viêm phổi (ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước
mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.
Trang 101.1.3 Các biểu hiện lâm sàng
1.1.3.1 Dấu hiệu thường gặp [2], [7]
+ Rút lõm lồng ngực là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của
xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào.
+ Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lồng ngực của trẻ còn mềm RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán.
- Thở khò khè (Wheezing):
+Tiếng thở khò khè nghe ở thì thở ra.
+ Tiếng khò khè xuất hiện khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi vì
thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại.
+Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi -Thở rít (Stridor):
+ Tiếng thở rít nghe ở thì hít vào.
+ Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh – khí quản.+ Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường
thở.
- Tím tái
Trang 111.1.3.2 Dấu hiệu nguy kịch [2], [7]
*Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
- Trẻ không uống được hoặc bỏ bú.
- Co giật.
- Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn
ngủ li bì hoặc mở mắt rồi ngủ lại ngay (khó đánh thức).
- Thở rít khi nằm yên 6 - Suy dinh dưỡng nặng.
* Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng
Nguyên nhân gây NKHHCT là do virus và vi khuẩn [4], [7]
• Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em Các virus gây bệnh
Trang 12- Các loại virus khác.
• Các loại vi khuẩn gây NKHHCT
- Hemophilus Influenzae
- Phế cầu (Streptococcus Pneumoniae)
- Tụ cầu (Streptococcus Auerus)
- Klepsiella Pneumoniae -
Chlamydia Trachomatis
- Các vi khuẩn khác.
• Các nguyên nhân khác như nấm, kí sinh trùng, ít gặp hơn.
1.1.4.2 Các yếu tố nguy cơ
Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển và ở nước ta đều có nhận xét chung về các yếu tố dễ gây NKHHCT ở trẻ em [1], [7], [4].
- Trẻ đẻ ra có cân nặng hấp (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500g cao hơn so với trẻ có cân nặng trên 2500g.
- Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố mắc NKHHCT cao hơn trẻ bình thường và
khi bị NKHHCT thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn.
- Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ
không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
- Ô nhiễm không khí, khói bụi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm
mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhày cũng như hoạt động của đại thực bào, sự sản sinh các Globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị NKHHCT.
-Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻnhỏ.
- Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHCT ở trẻ em.
- Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp,
7 thiếu vitamin A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT.
Trang 13Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị NKHHCT.
1.1.5 Chăm sóc trẻ NKHHCT
Nguyên tắc chung:
Chăm sóc điều dưỡng cho trẻ bị NKHHCT chủ yếu là hỗ trợ và chăm sóc triệu chứng nhưng cần đánh giá hô hấp kỹ lưỡng và thở oxy (theo nhu cầu), bù dịch và kháng sinh Chú ý nhận định nhịp thở, nhịp điệu và độ sâu, oxy máu, tình trạng chung và mức độ hoạt động Để ngăn ngừa mất nước, có thể cần truyền dịch tĩnh mạch trong giai đoạn cấp tính.
Chăm sóc điều dưỡng cho trẻ đặt nội khí quản hoặc mở khí quản đòi hỏi phải chú
ý đến tình trạng hô hấp; nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản và thiết bị thoát
nước cần được theo dõi cho đúng chức năng (nghĩa là thoát nước không bị cản trở, cài đặt chân không chính xác, ống không bị xoắn, băng cố định canuyn/ống nội khí quản Trẻ cần được sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên Thở oxy có thể cần trong giai đoạn cấp tính và có thể được thực hiện bằng ống thông mũi, mặt nạ, hoặc lều Nằm nghiêng về bên bị bệnh nếu viêm phổi một bên.
Sốt được kiểm soát bằng cách làm mát môi trường và dùng thuốc hạ sốt Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ho không hiệu quả hoặc khó xử lý dịch tiết có thể cần hút để duy trì đường thở Ống hút mũi thường là đủ để làm sạch lỗ mũi và vòm họng của trẻ sơ sinh, nhưng nên có sẵn máy hút Thiết bị hút không xâm lấn (máy hút mũi) có thể được sử dụng để hút mũi trẻ sơ sinh Trẻ lớn hơn thường có thể tự xì mũi mà không cần hỗ trợ Vỗ rung, dẫn lưu tư thế và điều trị thuốc giãn phế quản có thể được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của trẻ Điều dưỡng chú ý giáo dục cha mẹ về việc quan sát các triệu chứng xấu đi, dùng kháng sinh và hạ sốt,
và khuyến khích uống nước khi trẻ chuẩn bị xuất viện Nếu trẻ bị bệnh, không nên cho trẻ ăn thức ăn rắn, nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm và lỏng.
Đi học trở lại thường được cho phép theo loại viêm phổi, mức độ nghiêm trọng
Trang 14của bệnh Cần chú ý rằng nhiễm trùng có thể truyền sang những đứa trẻ khác có tiếp xúc gần.
Hướng dẫn chăm sóc tại nhà cho trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
* Chăm sóc trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi [3], [7]
- Nuôi dưỡng:
+ Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh đề phòng suy dinh dưỡng.
+ Tiếp tục cho trẻ ăn lúc bệnh.
+ Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu.
+ Chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít vì trẻ bị chán ăn.
+ Không kiêng trong chế độ ăn như: Tôm, cua, dầu, mỡ…
- Cho trẻ uống nhiều nước (nước chín, nước chanh, nước cam)/ Bú mẹ nhiều
lần để bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy và hơn nữa nước còn có tác dụng làm loãng đàm.
- Giảm ho, làm dịu đau họng bằng các loại thuốc đông y không gây độc hại
như quất hấp đường, hoa hồng hấp đường, mật ong,…
- Lau sạch làm thông mũi.
- Vấn đề quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy
một trong các dấu hiệu sau:
Trang 15+ Ngủ li bì khó đánh thức.
+ Thở có tiếng rít.
* Chăm sóc trẻ dưới 2 tháng tuổi[7], [4]
- Giữ ấm cho trẻ.
- Tăng cường bú mẹ bằng cách cho bú nhiều bữa hơn trong ngày hoặc bú
với một lượng nhiều hơn trong một lần bú.
- Làm sạch và thông thoáng mũi nếu trẻ bị chảy mũi, tắc mũi ảnh hưởng đến
việc ăn, bú của trẻ.
- Cách làm:
+ Dùng giấy thấm hoặc vải thấm quấn thành sâu kèn.
+ Đặt sâu kèn vào mũi khi sâu kèn thấm ướt lấy ra và đặt sâu kèn khác đến
khi khô - Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa lạnh.
- Quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy 1 trong
các dấu hiệu sau:
Trang 16- Nới rộng quần áo, tã lót.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Chườm mát.
- Khi trẻ sốt ≥ 38,5°C dùng thuốc hạ sốt Paracetamol 10 – 15mg/kg/lần.
1.1.6 Hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
- Làm tốt công tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻ
thấp cân Tổ chức cuộc đẻ an toàn, không để trẻ hít phải nước ối, không bị ngạt.
- Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi sinh càng sớm càng
tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt vitamin A, sắt, kẽm,…
- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong nămđầu.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ Nhà ở và lớp học của trẻ cần
thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc lá trong buồng trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
-Phát hiện sớm và xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh NKHHCT theo phác đồ.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ khi bị NKHHCT.
- Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần được khám bệnh và theo dõi kịp thời.
- Cách ly trẻ với trẻ đang mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan.
- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ: Đây là biện pháp đơn giản, hiệu
quả giúp giảm nguy cơ mắc NKHHCT [2].
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1.Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong
ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Các báo cáo gần đây cho
Trang 17thấy 3,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu là do NKHHCT gây ra Ở các nước đang phát triển, trung bình mỗi trẻ em có 5 đợt NKHHCT/năm chiếm 30%-50% tổng số lần khám ngoại trú nhi khoa và 20%-30% lần nhập viện nhi khoa.Trong khi ở nước đang phát triển, một đứa trẻ có khả năng bị viêm phổi khoảng 0,3 lần/năm và
ở các nước phát triển là 0,03 lần/trẻ/năm [26].
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, phần lớn tử vong viêm phổi (>75%) xảy ra tại 6 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Papua New Guinea, Philippines và Việt Nam Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý viêm phổi gần đây, tần suất mắc viêm phổi trẻ em Việt Nam vẫn cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không chỉ tạo ra gánh nặng bệnh tật
mà cả gánh nặng kinh tế đối với gia đình Chi phí điều trị và tác dụng phụ tăng lên nếu trẻ không được quản lý tốt (bao gồm cả nhập viện không cần thiết và sử dụng kháng sinh quá mức).Hiện tạiNKHHCT là nguyên nhân nhập viện chính của trẻ em Việt Nam, chiếm 39,9% tổng nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng II [25].
Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn và Đàm Thị Tuyết (2013) về“Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” trên 673 trẻ em Kết quả cho thấy: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở địa điểm nghiên cứu còn cao (39,5%), trong đó tỷ lệ không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh (33,3%); Viêm phổi và viêm phế quản (5,6%); Viêm phổi nặng (0,6%.) Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao ở lứa tuổi từ 12 - 35 tháng tuổi (43,8%) [17].
Theo nghiên cứu của Ngô Viết Lộc và Võ Thanh Tâm (1017) về “Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” trên 746 trẻ em cho biết tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 23,5% [13].
1.2.2 Các nghiên cứu về chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 1.2.2.1 Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Kumar S Ganesh, Majumdar A và cộng sự (2015) trên 509 bà
mẹ của trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến tỷ lệ mắc NKHHCT cùng với các yếu tố liên
Trang 18quan đến nhân khẩu học và xã hội ở khu vực thành thị và nông thôn Tỷ lệ hiện mắc chung của NKHHCT được quan sát là 59,1%, với tỷ lệ lưu hành ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 63,7% và 53,7% Nghiên cứu chỉ ra rằng nơi cư trú và giáo dục của người mẹ có liên quan đáng kể đến NKHHCT, tỷ lệ mắc NKHHCT rất cao, đặc biệt là ở khu vực thành thị Cải thiện điều kiện sống có thể giúp giảm gánh nặngNKHHCT trong cộng đồng [24].
Theo nghiên cứu của Al-Noban trên 581 bà mẹ, 52,3% bà mẹ thành thị có kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Khoảng 1/3 số bà mẹ biết rằng rút lõm lồng ngực và thở nhanh là dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm Kiến thức của các bà mẹ thành thị rất cao Liên quan đến thái độ của bà mẹ về việc sử dụng kháng sinh, các bà mẹ thành thị có thái độ tích cực (78,4%), trong khi các bà mẹ nông thôn có thái độ tiêu cực (88,7%) Các bà mẹ ở thành thị có xu hướng sử dụng kháng sinh không kê đơn và không uống hết liệu trình nhiều hơn (lần lượt là 59% và 57,7%), trong khi các bà mẹ ở nông thôn có xu hướng sử dụng kháng sinh không kê đơn nhiều hơn Biện pháp khắc phục tại nhà (61,3 %) Nghiên cứu cho thấy kiến thức tốt và thái độ tích cực của bà mẹ thành thị đối với NKHHCT so với bà mẹ nông thôn [22].
Nghiên cứu của Prajapati và cộng sự chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức của bà mẹ
về phòng và kiểm soát bệnh NKHHCT Cung cấp kiến thức cho bà mẹ có thể thay đổi được thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ NKHHCT [23].
Một nghiên mô tả cắt ngang trên 132 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Nepal năm
2014 về kiến thức, thực hành bệnh NKHHCT [36], kết quả cho thấy phần lớn là các bà mẹ ở nhóm tuổi 20 - 24 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ, hầu hết bà mẹ
có thông tin về bệnh (93%) trong đó nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm 30%
Về kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh, 2 dấu hiệu được bà mẹ biết đến nhiều nhất
là ho (78%), chảy nước mũi (71%) Chỉ có 48% bà mẹ biết đúng về dấu hiệu hiểm của bệnh Sự thiếu hụt kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã đặt ra một đề xuất về chương trình giáo dục tại cộng đồng cho các bà mẹ về NKHHCT [21].
Trang 191.2.2.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Đặng Thị Thu Lệ, Nguyễn Hữu Hiếu và Trần Thị Thanh Hương (2014) về “Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi viêm phổi của các bà mẹ tại khoa hô hấp nhi bệnh viện Xanh Pôn năm 2014” trên 200 bà mẹ Kết quả cho thấy 53% bà mẹ có thực hành đúng khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi; 86,5% bà mẹ vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ; 67% bà mẹ cho trẻ dùng siro ho khi trẻ bị ho Các bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi thực hành đúng cao gấp 8,1 lần các bà mẹ thiếu kiến thức, trong đó các bà mẹ có trình độ học vấn trên THPT thực hành đúng cao gấp 2,1 lần các bà mẹ có trình độ học vấn
từ THPT trở xuống Việc nâng cao khả năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ sẽ làm giảm thời gian điều trị và những biến chứng xấu có thể xảy ra cho trẻ [10].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015) về “Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nội bệnh viện Nhi Quảng Nam” trên 500 bà mẹ Kết quả cho thấy kiến thức của bà mẹ về NKHHCT về dấu hiệu sốt chiếm nhiều nhất 78,4%, dấu hiệu chảy nước mũi chiếm ít nhất 53,2%, trong các bệnh của NHKKCT thì viêm phổi được biết nhiều nhất 77,8% và ít nhất là viêm amidan chiếm 13,2%; dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi sốt cao liên tục là 79%, bú kém là 42% và có 1,8% bà
mẹ không biết dấu hiệu nào, 87,2% cho rằng NKHHCT có lây và lây qua đường không khí chiếm nhiều nhất 65,6%, nguồn thông tin bà mẹ nhận được qua sách báo là 28% và qua cán bộ y tế là 54% Thái độ thực hành của bà mẹ, 70,6% bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế, 7,8% bà mẹ tự ra quầy mua thuốc cho trẻ uống và 3% không làm gì để trẻ tự khỏi bệnh, 56% dùng giấy thấm sâu kèn hoặc vải mềm để lau mũi, khi trẻ ho và sốt cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường 74% và uống ít hơn 4,6%, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường 51,2%, ăn ít bữa hơn 22%, không kiêng cữ 20,6% Phòng ngừa NKHHCT cho trẻ bằng cách giữ ấm khi trời lạnh 79,6%, tiêm chủng đầy đủ 63,4%, tránh khói thuốc lá 60%, tránh khói bụi 57,6% Nghiên cứu còn chỉ ra có mối liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ với kiến thức về đường lây của bệnh [18].
Nghiên cứu của Chu Thị Thùy Linh (2016) về “Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bênh viện đa
Trang 20khoa trung ương Thái Nguyên” trên 225 bà mẹ Kết quả cho thấy số bà mẹ biết về NKHHCT khá cao chiếm 93,2% Dấu hiệu bệnh được bà mẹ biết đến nhiều nhất là ho chiếm 92,7%, tiếp đến là sốt chiếm 76,1% Khó thở là dấu hiệu mẹ cho rằng cần đưa trẻ đi khám ngay chiếm 84,4% Co giật là dấu hiệu bà mẹ cho rằng tình trạng bệnh nặng hơn chiếm 58,7% Số bà mẹ biết làm khô mũi bằng giấy thấm sâu kèn chiếm 37,1% Biện pháp phòng bệnh được bà mẹ biết đến nhiều nhất là giữ ấm chiếm 94,1% Thái độ của bà mẹ đồng ý với biện pháp phòng bệnh, chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh, biện pháp chăm sóc trẻ chiếm tỷ lệ cao 100%, 88,3%, 86% Thực hành chọn đúng nơi khám bệnh không cao 31,4%, uống nhiều nước hơn bình thường khi trẻ sốt, ho 62,3%, yêu cầu thành viên không hút thuốc lá trong nhà 99,7%, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ 99,7%, tiêm chủng đúng quy định 88,8% Nguồn thông tin về bệnh NKHHCT mà bà
mẹ tiếp cận được nhiều nhất từ loa truyền thanh, đài chiếm 82,6% Nguồn0 thông tin
mà bà mẹ tin tưởng nhất là từ cán bộ y tế chiếm 51,4% Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ
ra mối liên quan giữa kiến thức về bệnh, kiến thức về dấu hiệu bệnh, kiến thức chăm sóc trẻ, kiến thức về biện pháp phòng bệnh với đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ Thái độ chọn nơi khám, chấp nhận biện pháp phòng bệnh cũng liên quan với đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ Thực hành chăm sóc trẻ, chọn nơi khám bệnh, phòng ngừa bệnh có mối liên quan với trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ [12].
Nghiên cứu của Thành Minh Hùng và cộng sự (2016) “Đặc điểm nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016” trên 102 bà mẹ Có 43,1% các bà mẹ biết được NKHHCT, 84,3% biết đến bệnh viêm phổi; 82,4% các bà mẹ cho rằng viêm phổi là bệnh nguy hiểm; 70,6% các bà mẹ cho rằng NKHHCT có khả năng lây truyền và 90,7% trả lời đúng về đường lây truyền; 46,1% các bà mẹ nhận biết đầy đủ các triệu chứng của NKHHCT,
có 15,7% nhận biết đầy đủ về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Có 3,9% bà mẹ không làm gì khi trẻ mắc NKHHCT; 71,6% lựa chọn đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y
tế Nhà Nước; 7,8% tự mua thuốc về cho trẻ uống; 16,7% đưa trẻ đi khám bệnh tại y tế
tư nhân Có 54,9% bà mẹ có kiến thức thực hành đúng cho trẻ ăn,bú, 54,5% bà
Trang 21mẹ trả lời đúng cho trẻ uống nước khi mắc NKHHCT, có 89,2% các bà mẹ dùng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của thầy thuốc, 97,1% bà mẹ kể ra được ít nhất 2 nội dungdự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ Mức độ nặng của viêm phổi gặp nhiều ở trẻ nhỏ hơn trẻ lớn Bạch cầu tăng tỷ lệ với mức độ nặng của phân loại viêm phổi Trình độ học vấn của bà mẹ liên quan đến nhận biết dấu hiệu nguy kịch của trẻ bị NKHHCT, bà mẹ có học vấn THPT nhận biết dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ tốt chiếm 20,8%, biết trung bình 70,8%, không biết 8,4%; tương ứng với nhóm có học vấn tiểu học là 0%, 44,5%,55,6% [9].
Theo nghiên cứu của Dương Hồng Danh, bà mẹ có kiến thức đúng về dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 41,71%, kiến thức đúng về phòng bệnh là 18,86%, kiến thức đúng về xử trí khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
là 68,29% Bà mẹ có kiến thức chung về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đúng là 37,14% So với nhóm kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính qua 1 nguồn, nhóm biết thông qua 4 nguồn và 5 nguồn cao hơn gấp 2,07 lần và 2,92 lần Cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Nhằm cho trẻ nâng cao kiến thức và thực hành phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong cộng đồng [6].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa, thực trạng kiến thức và thái độ của các bà
mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trước can thiệp còn thấp Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt còn thấp chiếm 15,7% Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về kiến thức nhận biết dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi là 14,5%, khái niệm về bệnh là 21,7%, dấu hiệu rút lõm lồng ngực là 21,7%, tư thế đúng giúp thông thoáng đường thở 26,5% và vắt sữa đổ thìa khi trẻ có khó thở là 33,7% Về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà
mẹ có tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng còn thấp chiếm 53% Thái độ không đúng về chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 41%.Thái độ của các bà mẹ còn kém là: thái độ về ăn uống kiêng khem và cách ly cho trẻ [1].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn cho thấy, số bà mẹ biết đúng dấu hiệu NKHHCT chiếm 45,7 % Chỉ có 17,1% bà mẹ biết đúng dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám
Trang 22ngay và biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0% 100% bà mẹ có thái độ đúng về biện pháp phòng ngừa Thực hành đúng về phòng ngừa NKHHCT chiếm 88,8% Có 50,1% bà mẹ thực hành đúng về chọn nơi khám bệnh khi trẻ mắc NKHHCT Thực hành đúng về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh chiếm 21,8% [19].
Trang 23Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa/ phòng và bệnh viện:
Bệnh viện Nhi Trung Ương, tiền thân là khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai Trong điều kiện khó khăn giai đoạn 1960-1975, do có nhiều trẻ em mắc bệnh nặng nhập viện đặc biệt là trẻ em bị suy dinh dưỡng, ngày 14 tháng 07 năm 1969, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Viện Bảo vệ sức khỏe Trẻ em do Giáo sư Chu Văn Tường là viện trưởng Việc ra đời Viện Bảo vệ sức khỏe Trẻ em đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp thiết lúc bấy giờ là nâng cao sức khỏe trẻ em Từ một bệnh viện với cơ sở vật chất còn hết sức hạn hẹp, dưới sự dẫn dắt của các thế hệ lãnh đạo đến nay Bệnh viện Nhi Trung Ương
đã là một địa chỉ thân quen, tin cậy, một thương hiệu có uy tín trong khám và chữa bệnh chuyên khoa Nhi đối với người dân và bạn bè quốc tế
Trung tâm quốc tế bệnh viện Nhi Trung Ương được thành lập từ năm 2009, tiền thân là Khoa khám Tự nguyện A, Trung tâm Quốc Tế – Bệnh viện Nhi Trung ương Trung tâm quốc tế là đơn vị đầu tiên trong Bệnh viện công phát triển những dịch vụ đạt chuẩn Quốc tế nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhi
và người nhà Trung tâm luôn tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại, phương pháp điều trị mới nhất cũng như xây dựng một môi trường khám chữa bệnh an toàn Trung tâm Quốc tế – Bệnh viện Nhi Trung ương quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi đầu ngành không chỉ có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề giỏi được đào tạo từ các trường Đại học Y tại Việt Nam và trên Thế giới mà còn được trang bị kỹ năng giao tiếp thân thiện, nhẹ nhàng, tận tâm với Trẻ Quy trình hội chẩn bệnh tại Trung tâm được tiến hành nghiêm túc và chính xác với sự hỗ trợ của những Bác sỹ chuyên khoa thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương và các chuyên gia Nhi trên toàn quốc.
Khoa Nhi tổng quát 2 là một trong sáu khoa phòng hiện tại của trung tâm Đội ngũ cán bộ, nhân viên khoa là 9 bác sĩ, 18 điều dưỡng Tổng số giường bệnh là
72, số lượng bệnh nhân vào viện khoảng 10- 15 bệnh nhân/ngày Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm khoảng 90%.
Trang 24Với số lượng trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhiều như vậy, để có cái nhìn tổng quan về kiến thức, thực hành, cách phòng bệnh cho trẻ nhiễm NKHHCT cho các bà mẹ, tôi đã tiến hành chuyên đề này.
2.2 Phương pháp thực hiện
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT điều trị tại khoa Nhi tổng quát 2-TTQT từ tháng 07/2023 đến tháng 10/2023.
2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu
Bà mẹ có khả năng nhận thức và trả lời câu hỏi.
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bà mẹ có con đang trong tình trạng bệnh nặng.
+ Trẻ bị dị tật bẩm sinh
2.2.4 Thời gian và địa điểm:
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2023 đến 10/2023
Thời gian thu thập số liệu: tháng 07/2023 đến 08/2023
Địa điểm: Khoa Nhi tổng quát 2 – Trung tâm quốc tế- Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
2.2.5 Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.6 Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị NKHHCT
điều trị tại Bệnh viện Trung Ương từ tháng 7/2023 đến tháng 8/2023 đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn.
Cỡ mẫu thu được: 225 bà mẹ
2.2.7 Phương pháp thu thập số liệu:
Công cụ thu thập số liệu:
Trang 25- Tham khảo hồ sơ bệnh án để lựa chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp, ghi
chép thông tin của bệnh nhi.
- Tham khảo về chương trình phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
của Bộ Y tế (2014).
- Công cụ thu thập số liệu được sử dụng dựa trên đề tài nghiên cứu của Chu
Thị Thùy Linh (2016) và Đỗ Thị Phương (2019)
- Bước 1: Lựa chọn các bà mẹ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
- Bước 2: Các bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và
quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu khảo sát.
- Bước 3: Trong ngày đâu nhập viện sẽ phát phiếu điều tra “ kiến thức, thái
độ và thực hành chăm sóc trẻ NKHHCT” cho bà mẹ chăm sóc trẻ bị NKHHCT Điều tra viên hướng dẫn, giới thiệu cho các bà mẹ về nội dung của bảng câu hỏi và cách trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ý đúng sau đó yêu cầu bà mẹ điền đầy đủ thông tin và trả lời các câu hỏi.
2.2.8 Phương pháp phân tích số liệu:
- Số liệu sau khi được làm sạch, nhập và phân tích trên phần mền SPSS 20.0
Trang 26Gồm 19 câu hỏi Bà mẹ tham gia trả lời phỏng vấn với mỗi câu hỏi trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng hoặc không biết là 0 điểm, sau đó tính tổng điểm kiến thức:
+ Tổng số điểm đạt được của 19 câu hỏi là 28 điểm Bà mẹ có tổng điểm kiến thức
≥ 20 điểm (≥ 70% câu trả lời đúng) thì được xếp vào nhóm có kiến thức đạt và ngược lại các bà mẹ có điểm kiến thức < 20 điểm thì được đánh giá là kiến thức chưa đạt.
2.2.9.2 Thái độ về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi:
Gồm 10 câu hỏi, câu trả lời được xếp thứ tự 5 mức là: Rất không đồng ý, không đồng ý, không rõ, đồng ý, rất đồng ý Tương ứng các lựa chọn trả lời trên với số điểm là 1, 2, 3, 4,5 Sau đó tính tổng điểm đạt được và quy về điểm trung bình của mỗi câu trả lời (tổng điểm/10 câu hỏi) Bà mẹ có điểm trung bình từ 4 đến
5 điểm (tương ứng câu trả lời đồng ý và rất đồng ý) xếp loại thái độ tích cực, dưới 3 điểm xếp loại thái độ không tích cực.
2.2.9.3 Thực hành về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi:
Gồm 8 câu hỏi: Trả lời đúng 1 câu bà mẹ được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm Tổng điểm thực hành là 11 điểm Thang đo đánh giá thực hành được phân thành 2 mức: Thực hành đạt và không đạt Bà mẹ được đánh giá là thực hành đạt nếu đạt số điểm ≥ 70% tổng số điểm (≥ 8 điểm), không đạt nếu đạt số điểm < 70% tổng sổ điểm (< 8 điểm).
2.2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Việc thực hiện nghiên cứu phải được sự chấp thuận và hỗ trợ của Hội đồng khoa học và lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung Ương
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu được giải thích đầy đủ về mục đích và nội dung nghiên cứu Bà mẹ có quyền đồng ý hay từ chối tham gia phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện Các thông tin thu thập được chỉ phục vụ đúng cho mục đích nghiên cứu.
Trang 272.3 Kết quả nghiên cứu:
2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ
Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ (n=225)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy, bà mẹ nhóm tuổi < 35 tuổi chiếm
tỷ lệ chủ yếu (80,4%) Phần lớn bà mẹ là người dân tộc kinh chiếm 82,7% Bà mẹ sống chủ yếu ở nông thôn chiếm tỷ lệ 58,2% Nghề nghiệp của bà mẹ là nông dân, nội trợ, kinh doanh… chiếm đa số 55,6% Phần lớn bà mẹ có trình độ văn hoá là trung cấp, cao đẳng chiếm 55,6% Bà mẹ có 1 -2 con chiếm
tỷ lệ cao với 70,2%.
Trang 2890 79.1
75.1 80
70
58.7 60
Biểu đồ 2.1 Tiếp cận thông tin về NKHHCT của đối tượng nghiên cứu
Qua kết quả phân tích cho thấy, bà mẹ tiếp cận thông tin y tế nhiều nhất là từ cán bộ y tế chiếm 75,1% Tuy nhiên, chỉ có 20,9% bà mẹ nhận được tiếp cận thông tin từ phương tiện truyền thông, sách, báo…
2.3.2 Kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Yếu tố không có nguy cơ gây
Nhìn chung, số bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh NKHHCT đều đạt hơn 75% Có 80,9% bà mẹ nhận biết được nguyên nhân gây bệnh NKHHCT là do virus và vi khuẩn Tuy nhiên, có 24,4% số bà mẹ trả lời không đúng về yếu tốnguy
cơ gây NKHHCT.
Trang 29Bảng 2.3 Kiến thức đúng về nhận biết dấu hiệu của bệnh NKHHCT (n=225)
Dấu hiệu nguy kịch của trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Lồng ngực phía dưới bờ sườn rút
Kết quả cho thấy, đa số bà mẹ có kiến thức đúng dấu hiệu sớm (sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi) của bệnh NKHHCT là chiếm 71,6%
Trang 30Trẻ dưới 2 tháng bị mắc NKHHCT có 6 dấu hiệu nguy kịch, trong đó dấu hiệu thở rít khi nằm yên được các bà mẹ trả lời đúng nhiều nhất (81,3%), Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ thở khò khè, sốt hoặc hạ nhiệt độ cũng là những dấu hiệu quan trọng nhưng
có nhiều bà mẹ chưa nhận biết được, tỉ lệ tương ứng là 51,6% và 43,1%.
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi bị mắc NKHHCT có 5 dấu hiệu nguy kịch, trong đó dấu hiệu thở rít khi nằm yên được các bà mẹ nhận ra nhiều nhất (83,1%), tiếp đến là dấu hiệu ngủ li bì hoặc khó đánh thức (73,3%) Tuy nhiên, có 41,3% bà mẹ có kiến thức chưa đúng về phát hiện “dấu hiệu co giật” và 56,4% bà mẹ không nhận ra dấu hiệu “rút lõm lồng ngực” là một trọng những dấu hiệu nguy kịch của trẻ.
Bảng 2.4 Kiến thức đúng của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính (n = 225)
Kết quả cho thấy, đa số bà mẹ biết cách cho trẻ ăn uống hợp lý (83,1%), tăng cường ăn và bú mẹ nhiều hơn (80,9%) Tuy nhiên, chỉ có hơn 41,8% và 48,4% bà mẹ
có kiến thức đúng làm “giảm ngạt mũi cho trẻ tại nhà và chăm sóc trẻ khi có khó thở”.