1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại bệnh viện tâm thần tỉnh thanh hóa năm 2023

47 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 552 KB

Cấu trúc

  • Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (9)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (9)
      • 1.1.1. Loạn thần do rượu (9)
      • 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến loạn thần do rượu (12)
      • 1.1.3. Điều trị loạn thần do rượu (14)
      • 1.1.4. Điều trị sảng rượu (15)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (16)
      • 1.2.1. Gánh nặng bệnh loạn thần do rượu cao và nhu cầu chăm sóc người bệnh lớn (16)
      • 1.2.2. Khả năng phát hiện, điều trị bệnh và chăm sóc người bệnh còn nhiều hạn chế (16)
      • 1.2.3. Cấu trúc tổ chức hệ thống Chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa hợp lý . 12 1.2.4. Các quy định hiện hành về công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần (17)
  • CHƯƠNG II. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (19)
    • 2.1. Tóm tắt về Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa (19)
    • 2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa năm 2023 (20)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (20)
      • 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (0)
      • 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 2.2.5. Tiến trình thu thập số liệu (20)
      • 2.2.6. Tiêu chí đánh giá (21)
      • 2.2.7. Xử lý số liệu (21)
      • 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu (21)
    • 2.3. Kết quả công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa năm 2023 (Từ tháng 7/2023 -9/2023) (22)
      • 2.3.1. Đặc điểm chung của người bệnh loạn thần do rượu (0)
      • 2.3.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu (25)
    • Chương 3 (30)
      • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (30)
      • 3.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu (31)
      • 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa (35)
  • KẾT LUẬN (38)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Các rối loạn này bao gồm ảo giác do rượu,hoang tưởng do rượu, hội chứng cai rượu có hoang tưởng, ảo giác, sảng rượu vàbệnh não thực tổn do rượu.. Loạn thần do rượu không chỉ ảnh hưởng ng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Rối loạn tâm thần do rượu là bệnh loạn thần được phát sinh và phát triển có liên quan chặt chẽ đến nghiện rượu Triệu chứng lâm sàng được biểu hiện ra bên ngoài bằng các rối loạn tâm thần thực tổn và các rối loạn giống loạn tâm thần nội sinh trầm trọng Thuật ngữ loạn thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiện và phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu lên não Loạn thần phát triển chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu dài gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể Loạn thần xuất hiện không những do ngộ độc rượu khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi nồng độ rượu trong máu không có hoặc có rất thấp (Wictor M.,1953) Về lâm sàng loạn thần do rượu theo tác giả Sumski (1963) có thể chia các loại như: Sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu, hội chứng Korrsakov do rượu, bệnh não do rượu….[1].

Rượu gây ra nhiều tác hại về mặt cơ thể và tâm thần Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thê Giới loạn thần do rượu chiếm 10% các trường hợp nghiện rượu mãn tính [14].

Thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một người bệnh, có thể có ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo khứu…[1] Biểu hiện lâm sàng nổi bật của ảo giác do rượu là hội chứng ảo giác thính giác (ảo giác thật) chiếm ưu thế Các ảo giác ở đây đối với người bệnh không thật sự rõ rang Nội dung ảo thính giác thường gặp là những lời nói đe dọa, chửi rủa, xỉ nhục người bệnh Ý thức của người bệnh không có rối loạn Đặc biệt chú ý đến ảo thanh ra lệnh, rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và những người xung quanh vì họ có thể phá phách, đốt nhà, giết người…theo mệnh lệnh của ảo thanh [1].

-Ảo thị: cũng thường gặp sau ảo thanh, nội dung ảo thị thường phù hợp với nội dung ảo thanh và hoang tưởng Khi ảo giác có sảng thì người bệnh thấy những côn trùng, động vật với kích thước thu nhỏ Khi ảo giác kèm theo ý thức u ám người 4 bệnh thấy nhứng cảnh giống mộng nhưng chủ đề thường không hoàn chỉnh và mất tính trật tự [1].

-Ảo giác xúc giác: ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị, người bệnh thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm tay chân mình gây cảm giác khó chịu Đôi khi ảo giác xúc giác là cảm giác những vật lạ trong miệng và họng [1].

- Ảo khứu và ảo vị chỉ gặp ở 9% người bệnh loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế [1].

Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại là những triệu chứng lâm sang chủ yếu của hoang tưởng do rượu Nội dung của các hoang tưởng có liên quan đến những sự vật có thật xung quanh người bệnh như với vợ, với hàng xóm, với đồng nghiệp, với bạn bè và với đồng chí… Cảm xúc của người bệnh rất đa cảm, họ luôn cảm thấy lo âu và hoảng sợ.

Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và tính cách của người bệnh và thường lạ có hành vi tấn công người khác Ngoài ra ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng nghi bệnh … nhưng với tỉ lệ thấp.Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảnh lâm sàng của loạn thần do rượu Theo thống kê của Soayle (1990) chỉ có 13% người bệnh loạn thần do rượu có ảo giác đơn thuần [1].

Tiến triển của hoang tưởng do rượu được phân chia làm 3 loại:

-Hoang tưởng cấp tính do rượu kéo dài 3-4 tuần.

-Hoang tưởng bán cấp tính do rượu kéo dài 2-3 tháng

-Hoang tưởng mãn tính do rượu kéo dài hơn 3 tháng đến hàng năm [1]. 1.1.1.3 Sảng rượu

Phân loại sảng rượu: Theo bảng phân loại của tổ chức Y tế thế giới lần thứ

10 (ICD 10 ) năm 1992, sảng rượu được phân loại như sau:

-F10.4: Trạng thái cai với mê sảng

+F10.40: Trạng thái cai với mê sảng không có co giật.

+F10.41 Trạng thái cai với mê sảng có co giật Các giai đoạn của sảng rượu:

* Giai đoạn khởi phát: Sảng rượu có thể khởi phát đột ngột, cấp tính trong khoảng thời gian từ một đến vài ngày sau khi ngừng uống rượu Dấu hiệu báo trước cho những cơn sảng rượu xuất hiện lần đầu tiên là người bệnh lao vào uống rượu liên miên, mặc dù số lượng uống mỗi lần không lớn Người bệnh luôn trong tình trạng say rượu Biểu hiện ban đầu là rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường mất ngủ và có ác mộng Ngoài ra, người bệnh luôn mệt mỏi, run lẩy bẩy, ra nhiều mồ hôi, đánh trống ngực, có cơn nóng bừng hoặc rét, sợ hãi lo lắng [7] Sảng rượu thường bắt đầu vào buổi chiều và nặng lên về đêm với những hồi ức, ảo tưởng thị giác Người bệnh không biết mình đang ở đâu, lúc này là buổi chiều hay buổi sáng… Nét mặt của người bệnh có phần kém linh hoạt, chú ý kém, khí sắc không ổn định cảm xúc trái ngược [7].

Khoảng 10-15% số người bệnh ở giai đoạn khởi phát của sảng rượu có các cơn co giật kiểu động kinh Trên nền hội chứng cai rượu mức độ nặng, người bệnh xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh một cách đột ngột Đây là dấu hiệu báo trước sảng rượu sẽ sớm xuất hiện [9].

* Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng của giai đoạn này rất đa dạng và phong phú, biến đổi liên tục nhưng sảng rượu luôn có 3 triệu chứng sau [7].

+ Mất ngủ hoàn toàn: người bệnh không ngủ được lúc nào trong vài ngày liên tục

+ Rối loạn ý thức: người bệnh rối loạn định hướng không gian thời gian nặng hơn là không biết mình là ai Sau đó người bệnh sẽ có u ám ý thức rồi chuyển thành hôn mê.

+ Rối loạn nhận thức: người bệnh không có khả năng nhận thức các điều mới, có hoang tưởng ghen tuông bị hại, ảo giác rầm rộ Sảng rượu còn kèm theo rất nhiều rối loạn thần kinh, đặc biệt là tình trạng run của người bệnh Người bệnh run ở đầu chi, run có biên độ nhỏ, tần số nhanh Vì 6 vậy sảng rượu còn gọi là sảng run Tình trạng run này có nguyên nhân từ tình trạng mất nước của người bệnh [7].

* Giai đoạn lui bệnh: Đa số các trường hợp sảng có kết thúc tốt, bệnh lui dần với các triệu chứng lúc tăng lúc giảm, sảng rượu cấp thường tiến triển trong 3-

4 ngày, sau đó người bệnh đi vào giấc ngủ sâu và kéo dài Sau cơn sảng người bệnh chỉ có thể nhớ lại một cách đứt đoạn Người bệnh có thể nhớ rất rõ nội dung ảo thị, ảo thanh…nhưng nhớ rất kém những gì đã xảy ra xung quanh [7].

* Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu [9].

-Rối loạn ý thức: (có nghĩa là giảm rõ ràng trong nhận thức về môi trường) cùng với giảm khả năng tập chung, sự chú ý luôn xê dịch.

- Rối loạn nhận thức: giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn khả năng quan sát mà những rối loạn này không do sa sút trí tuệ trước đây, đã được xác định hoặc đang tiến triển.

- Các rối loạn này xuất hiện cấp tính (trong vài giờ đến vài ngày) và tiến triển có khuynh hướng dao động trong ngày.

- Có bằng chứng về một bệnh nội khoa, một trạng thái nhiễm độc, một hội chứng cai

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến loạn thần do rượu

1.1.2.1 Lạm dụng rượu * Khái niệm:

Theo nhà tâm thần học người Anh M.Gelder, thuật ngữ “ lạm dụng rượu” dùng để chỉ những người uống rượu thường xuyên hoặc không uống thường xuyên nhưng uống với số lượng lớn, uống trong thời gian dài, gây tác hại cho chính bản thân họ Lạm dụng rượu là sự mất năng lực liên quan đến rượu nhưng chưa tiến triển thành nghiện rượu.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Gánh nặng bệnh loạn thần do rượu cao và nhu cầu chăm sóc người bệnh lớn

Tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa từ năm 2020 đến năm 2022 tổng số người bệnh rối loạn tâm thần do rượu trên tổng số người bệnh điều trị nội trú là 1953/13 175 chiếm tỷ lệ 14,8% trong đó tỷ lệ này cũng tăng dần theo thời gian cụ thể: năm 2020 có 536/3812 chiếm tỷ lệ 14,1%; năm 2021 là 614/4073 chiếm tỷ lệ 15,1%, năm 2022 là 803/5290 chiếm 15,2% Riêng 6 tháng đầu năm

2023 là 381/2409 chiếm tỷ lệ 15,8% tổng số người bệnh nội trú.

Tại bệnh viện Tâm thần tỉnh bến tre giai đoạn 2010 đến 2017 tỷ lệ người bệnh rối loạn tâm thần do rượu điều trị nội trú là 14,9% [6].

Theo báo cáo của bệnh viện Yên Bái trong 5 năm (2013 – 2017), tỷ lệ người bệnh có các rối loạn tâm thần do rượu nhập viện/ tổng số người bệnh điều trị nội trú là 526/6.264 người bệnh chiếm tỷ lệ 8.4%; trong đó: 02/526 trường hợp tử vong (0,38%), có 95/526 trường hợp có bệnh về tiêu hóa (18,06%), các bệnh về khớp và cơ 86/526 trường hợp (16,34%), các bệnh về hô hấp 47/526 trường hợp (8,9%), bệnh về tim mạch 50/526 trường hợp (9,5%) [10].

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Khanh (2022) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị người bệnh nghiện rượu mãn tính cho thấy thời gian nghiện rượu trung bình 14,81 ± 5,85 năm với lượng rượu uống trung bình 1024,45 ± 126,74 ml rượu và mức nghiện rượu nặng chiếm 68,89% Các triệu chứng của nghiện rượu: ảo thị giác (84,44%), hoang tưởng ghen tuông (64,44%), cảm xúc hưng phấn: 57,78% [8]

Nhu cầu chăm sóc của người bệnh không chỉ là các rối loạn loạn thần do rượu mà còn các bệnh cơ thể khác kèm theo.

1.2.2 Khả năng phát hiện, điều trị bệnh và chăm sóc người bệnh còn nhiều hạn chế

Chủ yếu phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn bệnh toàn phát diễn biến kéo dài.

Mức độ tham gia của gia đình người bệnh trong chăm sóc còn hạn chế.

1.2.3 Cấu trúc tổ chức hệ thống Chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa hợp lý

Hệ thống dịch vụ CSSKTT bao gồm các cơ sở khám và chữa trị bệnh tâm thần do ngành y tế quản lý; các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, trị liệu tâm lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng chính sách, trong đó có người bệnh tâm thần.

Hệ thống cung cấp dịch vụ CSSKTT được hình thành từ trung ương đến địa phương, nhưng BVTT chỉ tập trung tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Các dịch vụ CSSKTT ở tuyến cơ sở chưa phát triển.

- Điều dưỡng được tuyển dụng với nhiều loại hình khác nhau từ trung cấp, cao đẳng, đại học. Điều dưỡng tuyển dụng được đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục khác nhau.

1.2.4 Các quy định hiện hành về công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần

Năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 31/2021/TT-BYT, ngày 28 tháng 21 năm 2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 02 năm

- Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe

- Nhận định lâm sàng hoặc chẩn đoán điều dưỡng là việc nhận định về đáp ứng của cơ thể người bệnh với tình trạng sức khỏe Việc chẩn đoán điều dưỡng là cơ sở để lựa chọn các can thiệp chăm sóc điều dưỡng nhằm đạt kết quả mong muốn trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng

Do đó, nguyên tắc thực hiện chăm sóc cần:

1 Việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an toàn, chất lượng, công bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh.

2 Việc thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải bảo đảm có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác trong bệnh viện.

Tại hội nghị chuyên ngành tâm thần khu vực phía bắc năm 2022 bệnh viện Tâm thần Trung ương I đã đưa ra các nhóm giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động bảo vệ SKTT cộng đồng giai đoạn 2022-2025 [2].

* Nhóm nhiệm vụ 1: Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc RLTT

- Tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn người dâ - Sàng lọc phát hiện bệnh sớm.

- Theo dõi, dự phòng cho người nguy cơ cao và tiền bệnh.

- Quản lý điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh.

* Nhóm nhiệm vụ 2: phát triển nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ:

- Kiện toàn mạng lưới cơ sở y tế các tuyến

- Xây dựng hoàn thiện định hướng cho công tác dự phòng, phát hiện sớm - Bảo đảm trang thiết bị, kỹ thuật, thuốc, vật tư …

- Tập huấn nâng cao năng lực

* Nhóm nhiệm vụ 3: Giám sát, thu thập, quản lý thông tin, nghiên cứu khoa học

Quy trình điều dưỡng là nền tảng của tiêu chuẩn thực hành, trong đó an toàn và chất lượng chăm sóc cho người bệnh luôn được đặt lên hàng đầu nhưng cũng không thể thiếu khả năng phân tích và áp dụng thực hành dựa vào bằng chứng.

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Tóm tắt về Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa

Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa được thành lập ngày 14/6/1972 trên cở sở đươc tách ra từ khoa Tâm thần kinh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tại hang Chùa Chặng – Cẩm Sơn – Cẩm Thủy Từ 1977 - 1985 sau một thời gian sắp xếp, ổn định cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc ở cơ sở mới thuộc thôn Trường Sơn, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương (nay thuộc phố 9 – phường Quảng Thắng - Thành phố Thanh Hoá).

Trải qua 51 năm với sự nổ lực đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên chức bệnh viên đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe Tâm thần cho nhân dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, bệnh viện được công nhận là bệnh viện hạng I năm

2012 Hiện nay bệnh viện được nâng lên với quy mô 280 giường bệnh kế hoạch và

380 giường bệnh thực kê, 18 khoa phòng trong đó có 7 khoa lâm sàng

Về nhân sự: Bệnh viện có tổng số cán bộ viên chức 240 Trong đó có 01 Tiến sỹ, 09 Bác sỹ chuyên khoa cấp II, 01 Thạc sỹ bác sỹ, 20 Bác sỹ chuyên khoa I, 26 Bác sỹ,03 điều dưỡng chuyên khoa I, 23 đại học điều dưỡng, 89 điều dưỡng cao đẳng, 02 điều dưỡng trung cấp và 63 viên chức – người lao động khác.

Với chức năng nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh về chuyên ngành Tâm thần; tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu y tế dân số Chăm sóc sức khỏe Tâm thần của tỉnh; chỉ đạo tuyến chuyên môn Chuyên ngành Tâm thần trong toàn tỉnh.

Hàng năm bệnh viện tiếp đón hơn 7.000 lượt người bệnh đến khám bệnh và hơn 5.000 người bệnh điều trị nội trú.

Khoa Nam II được giao tiếp nhận và điều trị người bệnh là nam giới có rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần như rượu, ma túy.

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa năm 2023

Người bệnh được chẩn đoán loạn thần do rượu theo ICD-10 điều trị nội trú tại Khoa Nam II – Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa.

Người độ tuổi từ 18 tuổi trở lên

Người bệnh vào viện điều trị từ 15 ngày trở lên: Vì đây là giai đoạn

NB có thể tỉnh táo, giảm được các triệu chứng loạn thần, có đủ năng lực nhận thức để trả lời các câu hỏi khảo sát.

Người bệnh đồng ý hợp tác nghiên cứu.

NB đang trong tình trạng nặng hoặc đang trong tình trạng cấp cứu/hôn mê 2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nam II – Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa Thời gian nghiên cứu: Từ 7/2023 – 9/2023.

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

Cỡ mẫu: Trong thời gian 2 tháng, tôi thu thập được 62 người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, cỡ mấu là 62 người bệnh,

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

Số NB đã được phỏng vấn tại thời điểm nghiên cứu.

2.2.5 Tiến trình thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn Địa điểm thu thập: Tại phòng điều trị của người bệnh

Thời điểm thu thập: Vào các buổi chiều

Nhóm nghiên cứu: Gồm 3 người, trong đó có 02 điều dưỡng có chuyên môn và được tập huấn bộ công cụ.

Bước 1: Lựa chọn NB vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 30 phút/ NB.

Bước 4: Rà soát đảm bảo mọi thông tin trong phiếu điều tra không bị bỏ sót.

Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ cụ của tác giả Nguyễn Đức Trí [12], gồm

Phần 1: Thông tin chung: Giới tính, tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thời gian uống rượu của người bệnh.

Phần 2: Thực trạng chăm sóc gồm 9 nội dung:

-Chăm sóc các dấu hiệu sinh tồn: 1 câu

-Đảm bảo an toàn cho người bệnh: 6 câu

-Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc: 4 câu

-Chăm sóc dinh dưỡng cho NB: 3 câu

-Thực hiện liệu pháp tâm lý & PHCN cho NB: 3 câu

-Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB: 2 câu

-Chăm sóc giấc ngủ:2 câu

-Theo dõi, chăm sóc bệnh kèm theo: 3 câu

-Tư vấn, giáo dục sức khỏe: 4 câu

Các nội dung được tính theo tỷ lệ % chăm sóc Điều dưỡng có thực hiện, hoặc không thực hiện bằng cách phỏng vấn thông qua người bệnh.

Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê thông thường tần số, tỷ lệ %., sử dụng tính toán bằng phần mềm Excel.

Các đối tượng trong nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia.

Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.

Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu phải đảm bảo được giữ kín.

Kết quả công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa năm 2023 (Từ tháng 7/2023 -9/2023)

2.3.1 Đặc điểm chung của người bệnh rối loạn thần do rượu

Bảng 2 1 Đặc điểm độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ( nb)

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ đạt

Nhận xét: Qua bảng ta thấy người bệnh rối loạn tâm thần do rượu có nhóm tuổi từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 37,1% sau đó đến lứa tuổi từ 41 đến 50 chiếm 30,6% Ít nhất là nhóm tuổi dưới 30 là 0 %.

Biểu đồ 2 1 Đặc điểm về nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu ( nb) Nhận xét: Từ biểu đồ 2.1 cho thấy người bệnh rối loạn tâm thần do rượu trong thời gian nghiên cứu tập trung ở nông thôn là chủ yếu chiếm 75,8% còn ở thành thị là 24,2%.

Biểu đồ 2 2 Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ( nb) Nhận xét: Đa phần người bệnh rối loạn tâm thần rượu có trình độ là THCS là cao nhất, chiếm đến 59% sau đó là trình độ THPT và tiểu học lần lượt là 18% và22%, không biết chữ chỉ có 1%.

Biểu đồ 2 3.Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ( nb) Nhận xét: Đối tượng rối loạn tâm thần rượu làm nghề nông dân chiếm 51,6%, CBVC 19,4% còn các đối tượng khác là 29%

16.1% 8.1% chưa kết hôn kết hôn ly hôn 75.8%

Biểu đồ 2 4.Đặc điểm về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh rối loạn tâm thần rượu cao nhất ở đối tượng đã kết hôn/đang sống với gia đình (75,8%) còn chưa kết hôn là 8,1% và ly hôn chiếm 16,1%.

Biểu đồ 2 5 Đặc điểm về thời gian người bệnh uống rượu của đối tượng nghiên cứu (nb)

Nhận xét: Thời gian người bệnh loạn thần rượu uống rượu trên 15 năm là 60%; người bệnh uống từ 10 đến 15 năm là 28% và dưới 10 năm là 12%. 2.3.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu

Bảng 2 2.Công tác chăm sóc theo dõi dấu hiệu sinh tồn ( nb)

Dấu hiệu sinh tồn Số lượng Tỷ lệ đạt (%)

Theo dõi không thường xuyên 0 0

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy công tác theo dõi dấu hiệu sinh tồn ở bệnh viện rất sát sao Không có việc nhân viên y tế không theo dõi hoặc theo dõi không thường xuyên.

Bảng 2 3.Công tác chăm sóc đảm bảo an toàn cho người bệnh ( nb) Đảm bảo an toàn cho người bệnh Số lượng Tỷ lệ đạt % Ông/bà có được bố trí buồng bệnh sạch sẽ, an toàn 50 80,64 cho sinh hoạt không? Ông/ bà có được hướng dẫn sử dụng các trang thiết 62 100 bị (quạt, máy nước, nhà vệ sinh ) trong khoa phòng Ông/ bà có được động viên và yêu cầu ở tại 60 96,77 giường, phòng bệnh, không ra khỏi khoa không? Ông/bà có được ĐD thu giữ các vật dụng có thể 61 98,39 nguy hiểm như dao, cốc bát thủy tinh, sành sứ không? Ông/bà có được ĐD động viên, nhắc nhở không 62 100 nên sử dụng lại rượu trong khi nằm điều trị không? Ông bà có được ĐD hỗ trợ trong tình huống gây 62 100 hấn, kích động không? Ông/ bà có được điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ và 57 91,93 tập đi lại, sinh hoạt không?

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy việc NB được bố trí phòng bệnh an toàn, tiện cho sinh hoạt là 80,64%; việc quản lý NB, quản lý vật dụng có thể gây nguy hiểm và quản lý việc sử dụng rượu của NB tốt, hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt chiếm 91,93%.

Bảng 2 4.Công tác chăm sóc dùng thuốc cho người bệnh ( nb)

Dùng thuốc cho người bệnh Số lượng Tỷ lệ đạt

(%) Ông/ bà có được ĐD hỗ trợ khi uống thuốc không? 60 96,77 ĐD có kiểm tra để đảm bảo ông/ bà đã uống hết thuốc? 61 98,39 ĐD có giải thích cho ông/bà tác dụng phụ của thuốc? 60 96,77 Điều dưỡng hướng dẫn báo NVYT khi thấy dấu hiệu bất 60 96,77 thường do tác dụng phụ của thuốc không?

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát chăm sóc của Điều dưỡng cho thấy vấn đề hỗ trợ cho NB uống thuốc theo y lệnh của thầy thuốc là 96,77%, kiểm tra giám sát NB uống hết thuốc đến là 98,39% và hướng dẫn giải thích cho

NB tác dụng phụ của thuốc bệnh sau khi dùng thuốc xong đều được theo dõi tương đối tốt 96,77%.

Bảng 2 5 Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ( nb)

Chăm sóc dinh dưỡng Số lượng Tỷ lệ đạt % Điều dưỡng có hướng dẫn tư vấn về chế độ dễ 50 80,6 tiêu giàu dinh dưỡng không? Điều dưỡng có khuyến khích ông/bà ăn hết xuất 59 95,16 ăn không? Ông/ bà có theo dõi cân nặng trong thời gian 62 100 điều trị không?

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh rất tốt; vấn đề tư vấn về chế độ ăn cho NB và người nhà chiếm tỷ lệ 80,6%; NB được khuyết khích động viên ăn hết xuất ăn 95,16%.

Bảng 2 6 Công tác chăm sóc thực hiện liệu pháp tâm lý và PHCN cho người bệnh (nb)

Các liệu pháp tâm lý và PHCN Số lượng Tỷ lệ đạt

(%) Ông/ bà có được điều dưỡng động viên tinh thần, 60 96.7 giải thích những triệu chứng có thể gặp trong quá trình điều trị và giải đáp thắc mắc không? Ông/bà có được hướng dẫn tham gia lao động 57 79,03 nhẹ, vui chơi giải trí không? Ông/bà có được hướng dẫn tập luyện thể dục 50 80,6 không?

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy đội ngũ nhân viên y tế áp dụng tốt liệu pháp tâm lý và PHCN cho NB Vấn đề động viên tinh thần cho NB khi vào điều trị tại khoa rất cao chiếm tỷ lệ 96.7% Hướng dẫn NB các hoạt động liệu pháp đạt 79,03% và hướng dẫn tập thể dục 80,6%.

Bảng 2 7 Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB ( nb)

Chăm sóc vệ sinh cá nhân Số lượng Tỷ lệ đạt

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Phần lớn người bệnh đều ở độ tuổi lao động trong đó nhóm tuổi từ 51 đến 60 chiếm 37,1%, nhóm tuổi từ 41 đến 50 chiếm 30,6% Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng rằng tuổi trung bình nhóm người bệnh nghiên cứu là 43,18 ± 7,96 tuổi, trong đó nhóm tuổi 31 đến 50 chiếm tỷ lệ chủ yếu 75,6%

[7] Tuy nhiên, qua kết quả của các nghiên cứu này cho thấy đối tượng nghiên cứu đang ở độ tuổi lao động là chủ yếu, điều này phản ảnh tác hại của nghiện rượu đối với gia đình và xã hội rất trầm trọng Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc tuyên truyền cho cộng đồng về tác hại của rượu cần tập trung hơn cho nhóm đối tượng học vấn thấp và lao động nặng, nghề nghiệp không ổn định.

Trình độ học vấn: Đa phần người bệnh rối loạn tâm thần rượu có trình độ là THCS là cao nhất chiếm đến 59% sau đó là trình độ THPT và tiểu học lần lượt là 18% và 22%, không biết chữ chỉ có 1% Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nhóm nghiên cứu, với tỷ lệ 57,7% Trung học phổ thông chiếm 32%, học vấn đại học chỉ chiếm 7,7% Chính vì vậy mà nghề nghiệp của đối tượng trong nghiên cứu làm nghề nông dân chiếm 51,6%, CBVC 19,4% còn các đối tượng khác là 29% [7].

Tình trạng hôn nhân: Tỷ lệ người bệnh rối loạn tâm thần do rượu cao nhất ở đối tượng đã kết hôn và đang sống với gia đình (75,8%) còn lại là đối tượng người bệnh chưa kết hôn là 8,1% và ly hôn chiếm 16,1% Tỷ lệ ly hôn vẫn chiếm cao, kết quả tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng tỷ lệ độc thân 16,7% chiếm đáng kể trong nhóm nghiên cứu Tỷ lệ ly hôn, ly thân là 7,7% Người bệnh nghiện rượu kém hoặc mất khả năng duy trì quan hệ gia đình và xã hội Chính điều này khiến người bệnh càng lún sâu vào việc sử dụng rượu, do tâm lý buồn, do thiếu người kiểm soát, cũng như thiếu gắn kết trách nhiệm với người thân [7].

Thời gian người bệnh loạn thần rượu: Người bệnh có tiền sử uống rượu trên 15 năm là 60%; Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng nhóm nghiện rượu từ mười đến mười lăm năm chiếm tỷ lệ cao 52,5%. Thực tế người bệnh nghiện rượu mạn tính là nam giới có thể có nhiều hậu quả về tâm thần và cơ thể sau mười năm nghiện rượu Người bệnh nghiện rượu rất khó khăn trong việc cai rượu và đặc biệt cơ hội tái nghiện rượu cao [7].

3.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu

Qua nghiên cứu trên 62 người bệnh rối loạn tâm thần do rượu, về cơ bản người bệnh đã được điều dưỡng theo dõi chăm sóc tận tình, chu đáo Kế hoạch chăm sóc có vai trò quan trọng đối với người bị rối loạn tâm thần do rượu Chăm sóc hợp lý giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng cả về thể chất, tinh thần, đồng thời củng cố ý thức về tác hại của rượu bia và hạn chế nguy cơ tái nghiện rượu.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ cho người bệnh thường quy hoặc theo chỉ định của bác sỹ, cụ thể 100% người bệnh được theo dõi thường xuyên ngày 2 lần Từ đó phát hiện được những diễn biến bất thường người bệnh như sốt, cơn tăng huyết áp, khó thở để xử lý kịp thời Điều này được điều dưỡng thực hiện rất tốt, tại Bệnh viện, hàng ngày Điều dưỡng sẽ đo vào 7h30 sáng và 14h chiều, để có thông số báo cáo bác sĩ đi buồng, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng người bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đảm bảo an toàn cho người bệnh: Trong quá trình nằm viện, người bệnh được sắp xếp ở buồng bệnh phù hợp đạt tỷ lệ cao 80,64%, tiện cho sinh hoạt và theo dõi tình trạng diễn biến người bệnh của điều dưỡng 91,93% Việc kiểm tra, giám sát ở phòng bệnh của nhân viên y tế nhằm đảm bảo an toàn cho NB được thực hiện nghiêm túc, quản lý NB tốt, ít xảy ra tình trạng trốn viện ra ngoài uống rượu hoặc nhờ người nhà NB khác mang rượu vào khoa, phòng để uống Thực tế, người bệnh nghiện rượu trong quá trình điều trị, có một số người bệnh đã tự gây hại cho bản thân như bị ngã, choáng… Hoặc ảo tưởng ảo giác gây mâu thuẫn với những người xung quanh, do đó NVYT cần giám sát người bệnh thường xuyên.

Theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh : Người Điều dưỡng thực hiện rất tốt công tác này cụ thể: Vấn đề hỗ trợ cho NB uống thuốc theo y lệnh của thầy thuốc là 96,77%, kiểm tra giám sát NB uống hết thuốc đến là 98,39% và hướng dẫn giải thích cho NB tác dụng phụ của thuốc bệnh sau khi dùng thuốc xong đều được theo dõi tương đối tốt 96,77% Người bệnh được thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như dùng thuốc nghiêm túc theo chỉ định của bác sỹ và theo dõi người bệnh sau dùng thuốc, đảm bảo NB uống hết thuốc ít xảy ra tình trạng bỏ thuốc, dấu thuốc không uống Khi khảo sát, thì chúng tôi được thấy, có người bệnh chống đối, không tuân thủ điều trị, cụ thể có người bệnh bóc thuốc cho vào miệng giả vờ nuốt, sau đó khi không có nhân viên y tế thì bỏ thuốc đi Do đó, khi chăm sóc cho người bệnh uống thuốc, Điều dưỡng sẽ bóc thuốc, giám sát và yêu cầu người bệnh há miệng kiểm tra đảm bảo không còn thuốc trong miệng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh : Người bệnh được tư vấn đầy đủ về chế độ dinh dưỡng, động viên ăn đảm bảo khẩu phần ăn, cụ thể: vấn đề tư vấn về chế độ ăn cho NB và người nhà chiếm tỷ lệ 80,6%; NB được khuyết khích động viên ăn hết xuất ăn 95,16% Tuy nhiên, một số người bệnh còn chưa được tư vấn, theo dõi về chế độ ăn, chế độ ăn còn chung chung, chưa cụ thể được với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh có bệnh lý kèm theo Bệnh viên cần tổ chức cho điều dưỡng tham gia tập huấn về dinh dưỡng lâm sàng Rối loạn tâm thần do rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể Ngoài ra, việc dùng rượu trong một thời gian dài có thể làm giảm hấp thu nhiều vi chất dinh dưỡng, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, suy nhược cơ thể, mất ngủ,…Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là một phần của kế hoạch chăm sóc người bị rối loạn tâm thần do rượu Chế độ ăn khoa học sẽ giúp nâng đỡ tinh thần và cải thiện sức khỏe thể chất Sử dụng rượu kéo dài làm giảm hấp thu vitamin B dẫn đến các bệnh não thực tổn Do đó, chế độ ăn của người bị rối loạn tâm thần do rượu nên tập trung bổ sung thực phẩm giàu vitamin B để giảm thiểu ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được bổ sung đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa Thể trạng khỏe mạnh giúp người bệnh chống chọi và vượt qua các rối loạn tâm thần nhanh chóng Đồng thời có thể giảm nhẹ những triệu chứng thể chất có liên quan như mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa [4],…Là một người Điều dưỡng, cần phải theo dõi, nắm bắt tình trạng bệnh của người bệnh, để từ đó đưa ra những quyết định chăm sóc phù hợp nhất cho người bệnh Đồng thời, tư vấn cho người nhà và người bệnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chăm sóc tâm lý và phục hồi chức năng cho người bệnh : Điều dưỡng áp dụng tốt một số liệu pháp tâm lý, PHCN cho người bệnh giúp người bệnh sớm phục hồi: Động viên tinh thần cho NB khi vào điều trị tại khoa rất cao chiếm tỷ lệ 96,7%. Hướng dẫn NB các hoạt động liệu pháp đạt 79,03% và hướng dẫn tập thể dục 80,6% Tuy nhiên, vẫn chưa được áp dụng đa dạng các liệu pháp tâm lý và PHCN, ít được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí Bệnh viện xây dựng kế hoạch trang bị thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc điều trị PHCN cho người bệnh. Các người bệnh ảo giác do rượu thường có hành vi nguy hiểm cần phải điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, phải ngưng sử dụng rượu, cai rượu bằng phương pháp giải độc từ từ Phục hồi chức năng tâm lý xã hội nhằm giúp chống tái nghiện, giúp người bệnh tái hoà nhập với gia đình và cộng đồng Nhân viên y tế cần phối hợp tâm lí, quản lí, lao động nghề nghiệp để có thể chuyển đổi hành vi của người bệnh theo chiều hướng tốt.

Theo dõi, chăm sóc bệnh kèm theo: Luôn theo dõi sát tình trạng người bệnh, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường báo cáo Bác sỹ xử trí kịp thời. Mắc bệnh kèm theo sẽ làm cho tình trạng bệnh của người bệnh diễn biến nặng hơn, do đó ngoài việc điều trị loạn thần do rượu của người bệnh, thầy thuốc cần điều trị song song bệnh kèm theo hạn chế biến chứng cho người bệnh.

Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Người bệnh đã được hướng dẫn, đôn đốc làm vệ sinh cá nhân thường xuyên đạt tỷ lệ 100%, tuy nhiên việc hỗ trợ người bệnh trong giai đoạn sảng rượu chưa được liên tục thường xuyên với tất cả người bệnh cụ thể chỉ có 59,67% ĐD hỗ trợ lau mồ hôi, tắm, gội đầu, vệ sinh cá nhân, và số còn lại là người bệnh phụ thuộc vào sự chăm sóc vệ sinh của người nhà Vệ sinh cá nhân là một hành động chăm sóc cơ thể tất cả mọi người đều cần thực hiện như vệ sinh tay, vệ sinh thân thể, vệ sinh rang miệng… Khi ốm vi khuẩn sẽ tăng khả năng xâm nhập dẫn đến sức khỏe hệ miễn dịch ngày càng suy giảm Để tránh vi khuẩn gây bệnh lây lan sang cho người bên cạnh, cũng như nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, người bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân và những vật dụng cá nhân Tuy nhiên do đặc điểm công việc Điều dưỡng quá tải nên hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân còn thấp và chủ yếu nhân viên y tế hướng dẫn người nhà người bệnh cách chăm sóc người bệnh.

Chăm sóc giấc ngủ: Người bệnh được theo dõi và hướng dẫn, nhắc nhở giờ giấc đi ngủ đúng giờ đạt 100% và có 96,67% người bệnh được hướng dẫn việc nên và không nên làm trước khi ngủ Tuy nhiên, một số người bệnh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc điều tiết các hoạt động sinh hoạt để có thể có giấc ngủ chất lượng Trong thời gian người bệnh nằm viện, hầu hết người bệnh đều tránh xa rượu bia do quy định của bệnh viện và cũng do tình trạng bệnh nặng của người bệnh nên người bệnh mất ngủ Khi khảo sát thấy người bệnh mất ngủ thường sẽ xuất hiện ngay vào tối đầu tiên sau khi cai rượu Lúc này người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên gặp ác mộng Giấc ngủ của người bệnh rất ngắn, giấc ngủ chập chờn, thường hay thức giấc giữa chừng, mỗi khi ngủ dậy họ đều thấy cơ thể của mình rất mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ này tăng dần và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3 đến thứ 5 sau cai rượu, lúc này rất có thể người bệnh mất ngủ hoàn toàn Do đó, nhân viên y tế cần động viên, giải thích người bệnh triệu chứng mất ngủ của họ, hướng dẫn họ những biện pháp tăng cường giấc ngủ như ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8h/ngày, tránh xa trang thiết bị điện thoại điện tử (nếu có)….

Tư vấn, giáo dục sức khỏe: Người bệnh đã được tư vấn tác hại của việc sử dụng rượu và động viên bỏ rượu Tuy nhiên công tác tuyên truyền chưa được sâu,rộng và thường xuyên nên hiệu quả còn chưa cao Việc cung cấp kiến thức giúp đối tượng hiểu nếu tiếp tục uống rượu, bia ở mức nguy cơ cao thì bản thân có thể gặp phải những tác hại và nguy cơ sức khỏe Có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, rối loạn chuyển hóa,… do uống rượu, bia thường xuyên ở mức có hại Có nguy cơ cao bị tai nạn, chấn thương, giảm khả năng làm việc hoặc gây ra các hành vi bạo lực và vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính gây nên Giáo dục nhận thức cho người bệnh cần phải bỏ hoặc giảm uống rượu, bia ngay để phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ với sức khỏe cho bản thân là tốt nhất là ngừng uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn, những trường hợp có uống thì nên giảm xuống, không uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần; Tuyệt đối không uống rượu, bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới hoặc vận hành máy móc, người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có tiền sử hoặc đang mắc các rối loạn tâm thần, người có tiền sử nghiện rượu hoặc ma túy, người có bệnh lý mà cồn làm cho bệnh nặng lên (bệnh tim mạch, gan…). Thông báo một số hành vi bị nghiêm cấm và địa điểm không được uống rượu, bia được quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia [3]. 3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa

Một số tồn tại, hạn chế

Việc theo dõi, khai thác nhận định bệnh chưa toàn diện nên một số trường hợp phát hiện bệnh lý kèm theo chưa kịp thời.

Trang thiết bị phục vụ cho Phục hồi chức năng chưa đa dạng

Người bệnh chưa nhận thức rõ tác hại của rượu hoặc biết nhưng không chịu từ bỏ rượu nên trong công tác chăm sóc còn gặp khó khăn.

Chưa có biện pháp theo dõi, quản lý sau ra viện nên nguy cơ tái sử dụng rượu là rất cao.

* Khi người bệnh nằm điều trị nội trú

Làm tốt công tác tư tưởng cho NB, động viên người bệnh yên tâm điều trị Kiểm tra thu giữ, loại bỏ những vật dụng nguy hiểm dễ gây sát thương, rượu hay chất có cồn khác nếu có trong buồng bệnh.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w