1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại khoa loạn thần bán cấp bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2023

44 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Chăm Sóc Người Bệnh Rối Loạn Tâm Thần Thực Tổn Tại Khoa Loạn Thần Bán Cấp Bệnh Viện Tâm Thần Phú Thọ Năm 2023
Người hướng dẫn Thạc Sỹ. Bộ Môn Tâm Thần Và Sức Khỏe Tâm Thần
Trường học Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ
Chuyên ngành Tâm Thần
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 267 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (7)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (10)
  • Chương 2. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP (22)
    • 2.1. Vài nét tóm tắt về bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (22)
    • 2.2. Nghiên cứu một trường hợp cụ thể về chăm sóc NB rối loạn tâm thần thực tổn tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ (24)
    • 2.3. Một số ưu điểm và tồn tại (30)
  • Chương 3. BÀN LUẬN (32)
    • 3.1. Bàn luận kết quả chăm sóc người bệnh (32)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động chăm sóc nguời bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần Phú Thọ (37)
  • KẾT LUẬN (40)

Nội dung

[2]Chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn cần phải tùy thuộc vàotừng giai đoạn của người bệnh giai đoạn cấp tính, giai đoạn thuyên giảm, giaiđoạn ổn định, nên người điều dưỡng cầ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Rối loạn tâm thần thực tổn liên quan trực tiếp đến những tổn thương não, mà nguyên nhân là bệnh của não (u não, viêm não, thoái hóa ) hay những bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa ) ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.

Rối loạn tâm thần thực tổn thuộc chương F00 - F09 trong phân loại bệnh quốc tế ICD 10, 1992 “các Rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm cả rối loạn tâm thần triệu chứng” Thuật ngữ thực tổn nhằm chỉ rối loạn chức năng não liên quan trực tiếp tổn thương tại não Thuật ngữ triệu chứng nhằm chỉ rối loạn chức năng não là thứ phát sau tổn thương thực thể ngoài não Rối loạn tâm thần thực tổn phát sinh và diễn biến phụ thuộc vào bệnh chính, bệnh cơ thể, phụ thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ và vị trí tổn thương não cục bộ hay lan tỏa [9]

Những nét cơ bản của rối loạn tâm thần thực tổn, bao gồm: rối loạn chức năng hiểu biết (trí nhớ, trí tuệ) và rối loạn chức năng nhận biết (rối loạn ý thức và chú ý) và các hội chứng thuộc về tri giác (ảo giác), tư duy (hoang tưởng), cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm lo âu), cũng như rối loạn hành vi và nhân cách.

Rối loạn tâm thần thực tổn liên quan đến tất cả các chuyên khoa lâm sàng khác thể hiện mối liên quan không thể chia cắt giữa cơ thể và tâm thần Đòi hỏi các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần cần phải có kiến thức vững vàng về bệnh học cơ thể chung, kể cả các thầy thuốc đa khoa cũng cần có những kiến thức cơ bản về tâm thần học để trong thực hành chủ động phát hiện can thiệp sớm toàn diện có hiệu quả Đặc điểm tiến triển hay thoái triển của rối loạn tâm thần thực tổn tùy thuộc vào nhân tố nằm bên dưới (bệnh cơ thể, tổn thương não).[6]

Thực tế còn cho thấy có những trường hợp rối loạn tâm thần thực tổn bị bỏ sót trong quá trình theo dõi, chuẩn đoán và điều trị ở các cơ sở tâm thần không phải do thầy thuốc tâm thần không đủ kiến thức y học nói chung mà do thăm khám không tỷ mỷ hoặc “ám ảnh phân liệt hóa” nhiều loại bệnh tâm thần trong đó có rối loạn tâm thần thực tổn Mặt khác trong thực hành lâm sàng người ta cũng nhận thấy rằng không phải bất cứ rối loạn tâm thần nào trên người bệnh bị bệnh cơ thể đều là Rối loạn tâm thần thực tổn Nhiều trường hợp bệnh cơ thể chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình rối loạn tâm thần nội sinh, vốn tiềm tàng nay được bộc lộ rõ. Theo V.M Morkovkin A,V.Kortelisev cứ một trường hợp bệnh tâm thần phân liệt có biểu hiện lâm sàng rõ thì có 3 trường hợp khác bệnh đang tiềm ẩn, luôn luôn có nguy cơ bùng phát khi gặp tác nhân thuận lợi như chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn, nhiễm độc [5]

Tiến triển của rối loạn tâm thần thực tổn cũng như các bệnh cơ thể khác là cấp tính trong mãn tính tùy thuộc khả năng phục hồi của các triệu chứng rối loạn tâm thần, vào phương thức khởi bệnh từ từ hay đột ngột và vào thời gian kéo dài của bệnh.

Khái niệm cấp tính hay mạn tính cũng rất tương đối bởi vì chúng có thể chuyển từ loại này sang loại kia trong quá trình tiến triển của bệnh chính [5] 1.1.2 Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn [4]

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần thực tổn Tùy thuộc vào phương thức tiến triển, vào biểu hiện lâm sàng mà người ta thường chú ý đến các nguyên nhân sau đây:

* Các nguyên nhân tổn thương ở não

-Tai biến mạch máu não

-Sơ vữa động mạch não

-Viêm não, viêm màng não

- Thoái hóa não như các bệnh (Alzheimer, Pick, bệnh Wilson, Creutzfedt - Jacob )

-Ngộ độc Cabon Monoxide, ngộ độc Chì, Thủy Ngân

- Nhiễm độc rượu mãn tính (Nghiện rượu mãn tính, sảng rượu, ảo giác, hoang tưởng do rượu, Korsakoff do rượu )

-Thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc Osler

-Viêm phổi do siêu vi trùng-Viêm, sơ gan

* Các bệnh chuyển hóa, nội tiết:

-Bệnh to ngón do tuyến yên

-Bệnh Luput ban đỏ hệ thống

-Bệnh đường tiêu hóa: Loét dạdày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính

-Bệnh gan: Xơ gan thoái hóa

-Bệnh thận: Suy thận, tăng Ure huyết

-Bệnh tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim

-Bệnh máu: Thiếu máu nặng

-Bệnh suy dinh dưỡng, thiếu vitamin PP, B12.

1.1.3 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn tâm thần thực tổn [4]

Triệu chứng chung khá đa dạng, phong phú Tuy nguyên nhân gây bệnh, tính chất tổn thương, giai đoạn bệnh các triệu chứng bệnh có những biểu hiện khác nhau Một số các triệu chứng, hội chứng có thể gặp như sau.

* Hội chứng mê sảng (delirium)

-Hội chứng mê sảng thường gặp trong hội chứng não cấp, cơn rối loạn cấp tính, các phản ứng thực tổn cấp tính, rối loạn do nhiễm độc cấp tính thường kéo dài vài giờ đến vài tuần lễ

- Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là trạng thái rối loạn ý thức kèm theo rối loạn tri giác đa dạng gồm: các ảo ảnh kỳ lạ, các ảo thị giác thật kèm theo các hoang tưởng cảm thụ.

- Người bệnh có rối loạn nặng hoặc mất định hướng thời gian, không gian nhưng còn định hướng bản thân.

- Cảm xúc bàng hoàng, ngơ ngác căng thẳng, không ổn định.

- Hành vi phụ thuộc vào sự chi phối của ảo giác, chủ yếu là hành vi chống đỡ, tấn công hoặc chạy trốn.

* Hội chứng sa sút trí tuệ (dementia)

- Hội chứng sa sút trí tuệ là một hội chứng bệnh lý tiến triển mạn tính do nhiều nguyên nhân Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là giảm hoặc mất năng lực phán đoán, giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ hoàn toàn, cảm xúc không ổn định Nhân cách biến đổi nặng nề, suy đồi, mất khả năng thích ứng với cuộc sống.

- Mức độ sa sút trí tuệ phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và vào nhiều nguyên nhân khác nhau Có thể gặp sa sút trí tuệ hoàn toàn nhưng hay gặp nhất vẫn là sa sút trí tuệ từng phần, biểu hiện chủ yếu là rối loạn trí nhớ.

- Thường xuất hiện ngay từ đầu, thậm chí nó còn kéo dài sau khi đã điều trị khỏi các bệnh cơ thể mạn tính Biểu hiện chính là tình trạng mệt mỏi,kích thích suy nhược Người bệnh ngại làm việc dù là việc nhẹ nhàng, giảm khả năng làm việc, tình trạng dễ bị kích thích, tính tình thay đổi, khó kiềm chế, dễ xúc động, luôn căng thẳng, khó thư giãn Bệnh nhân có cảm giác hụt hơi, chân tay rã rời, không muốn hoạt động, một tiếng cười to tiếng cũng có thể làm người bệnh khó chịu, giận dữ, bực tức Đôi khi than đau đầu không tuân theo một qui luật nào về thời gian, vị trí, về sự khu trú hay lan toả Đôi khi cảm giác đau, choáng váng tăng lên [4]

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Triệu chứng và các hình thái lâm sàng [4] a Triệu chứng lâm sàng

Sự đa dạng về mức độ tiến triển các triệu chứng lâm sàng Rối loạn tâm thần thực tổn phụ thuộc không chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não nặng hay nhẹ, lan tỏa hay khu trú, mà còn cả vào thể, các yêu tố tác động của môi trường xung quanh đến từng cá thể trước khi bị bệnh.

Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn thương thực tế não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính, vào mức độ phá hủy của tổ chức thần kinh não bộ mà còn vào nhiều yếu tố tác động tâm lý, môi trường khác nữa Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi trường tâm lý không thuận lợi, nhân cách của người bệnh không bền vững, suy đồi, yếu ớt Đều là các nhân tố thúc đẩy quá trình bệnh lý, làm cho các triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường điệu quá mức.

Một số bệnh tâm thần và cơ thể khác vốn tiềm tàng, nay được dịp thuận lợi bùng phát, làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, gây nhiều trở ngại cho công tác theo dõi chẩn đoán và điều trị. b Những hình thái lâm sàng [8]

Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc các bệnh cơ thể nặng mạn tính thường biểu hiện kín đáo, nhẹ nhàng, dễ bị che lấp bởi các trệu chứng của bệnh đồng thời không điển hình như trong các bệnh trầm cảm nội sinh Biểu hiện thường gặp là sự mệt mỏi, người bệnh thường than phiền mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơivà tăng lên dù chỉ một cố gắng nhỏ Ngoài ra dấu hiệu thường thấy là giảm khí sắc, buồn phiền, lo lắng, thờ ơ, chậm chạp, dễ mũi lòng, mau nước mắt Nặng hơn là ý tưởng quá đáng và ý nghĩ tự hủy hoại, những ý tưởng này xuất phát từ thực trạng bệnh cơ thể của người bệnh.

Lo âu được xem là một trong những biểu hiện chính của các bệnh cơ thể nặng Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động của não gây rối loạn về tâm lý hành vi và thần kinh tự trị Hầu hết bệnh nhân có đặc điểm rối loạn lo âu cao bằng thiếu nhạy bén, giảm năng lực học tập,giảm hoạt động và thích ứng của xã hội Đặc điểm Rối loạn lo âu xuất hiện sớm ngay từ khi bị bệnh Rối loạn lo âu trở nên nặng nề hơn khi bệnh diễn biến xấu do việc điều trị và dự phòng không tốt Lo âu có thể không có chủ đề nào cụ thể Người bệnh dễ lo lắng, không an tâm hồi hộp, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô miệng Sự lo lắng về bệnh tật thời gian điều trị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình bệnh nhân, cho tương lai của họ Các rối loạn lo âu hoảng sợ thường gặp khá phổ biến, có khi gặp ám ảnh sợ xã hội, sợ khoảng trống Ngoài ra rối loạn lo âu còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như phong tục tập quán thái độ của mọi người xung quanh của cộng đồng cũng như vấn đề kinh tế, giao tiếp.

* Rối loạn cảm giác tri giác

Biểu hiện thường gặp là tăng cảm giác Các rối loạn tri giác ở đây chủ yếu là ảo tưởng và ảo giác thường gặp ảo thị, ảo giác thô sơ, nội dung của các ảo giác này là những cảm giác khác thường như tiếng ù, tiếng động, tiếng rì rào…Thường mơ hồ lúc có lúc không xuất hiện lúc chuẩn bị đi ngủ hoặc lúc thức dậy Các ảo giác thường thuyên giảm và hết dần khi bệnh ổn định.

Chủ yếu gặp ở bệnh nhân có các ý tưởng quá đáng bao gồm các ý tưởng bất hạnh, chán sống, bị hại, đôi khi gặp hội chứng paranoid.

* Rối loạn tập chung chú ý

Người bệnh không tập trung chú ý hoặc chỉ tập trung được trong khoảng thời gian ngắn Người bệnh khó duy trì việc đọc sách, xem báo lâu Các yếu tố ngoại cảnh như tiếng động, tiếng cười…dễ làm bệnh nhân phân tán và phá vỡ sự tập trung chú ý của mình.

Rối loạn giấc ngủ đi kèm các triệu chứng mệt mỏi, giảm khả năng làm việc Đặc điểm mất ngủ thường thấy người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay giật mình, có nhiều mộng mị hay thở dài, lo lắng về bệnh tật giấc ngủ hay trằn trọc, không yên giấc Sáng dậy mệt mỏi, uể oải, ngủ gà và cảm thấy toàn thân mệt mỏi, khó chịu làm bệnh nhân đã suy nhược lại càng suy nhược thêm * Rối loạn hoạt động có ý chí

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ngại vận động, giao tiếp hạn chế, giảm năng lực học tập và giảm hoạt động cũng như thích ứng với xã hội.

* Rối loạn hoạt động bản năng

Biểu hiện của triệu chứng này đa số bệnh nhân phàn nàn cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng Các bệnh cơ thể mạn tính do phải điều trị một thời gian dài người bệnh lâm vào tình cảnh mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ kéo dài làm rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể chán ăn tác động trở lại làm cho bệnh nhân càng suy nhược, giảm sức đề kháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện thiếu hoặc giảm sự ham muốn tình dục * Một số biến đổi chức năng tâm lý

Trong một số trường hợp họ không kiềm chế được cảm xúc của mình, thường có các stress tâm lý nặng nề khi được chẩn đoán là mắc một trong những bệnh cơ thể mạn tính, ở nam thường hoảng sợ về kinh tế trong gia đình, ở nữ thì lo lắng về hậu quả của bệnh Như vậy vấn đề tâm lý của bệnh nhân nặng hay nhẹ tùy thuộc vào bệnh mà họ mắc phải và tâm lý riêng của từng người nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chẩn đoán và điều trị Những phong tục tập quán, nền tảng văn hoá, những nhận thức về bệnh cũng là yếu tố quan trọng.

1.2.2 Chẩn đoán Rối loạn tâm thần thực tổn [5]

Nguyên tắc chẩn đoán: Việc chẩn đoán xác định rối loạn tâm thần thực tổn theo

ICD - 10 cần dựa theo nguyên tắc sau: a Có được những bằng chứng tổn thương não, bệnh lý não hoặc các bệnh cơ thể khác dẫn đến rối loạn chức năng não và mối liên quan gắn kết của những tổn thương này với các hội chứng, triệu chứng rối loạn tâm thần có trên bệnh nhân. b Mối quan hệ về thời gian (nhiều tuần nhiều tháng) giữa các bệnh lý thực tổn nằm bên dưới sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần. c Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyên giảm của căn nguyên thực tổn. d Không có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân nội sinh xen giữa như tiền sử gia đình nặng nề về tâm thần phân liệt hoặc các bệnh lý về cảm xúc hoặc các bệnh lý do stress thúc đẩy.

- Các rối loạn tâm thần nội sinh:

+ Việc phân biệt với các rối loạn tâm thần nội sinh thường dễ dàng khi có rối loạn ý thức, có những cơn động kinh hoặc khi có triệu chứng rối loạn tâm thần kèm các dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý khác nhau của căn nguyên thực tổn.

+ Nhưng ở một vài trường hợp có biểu hiện các triệu chứng giống một số các rối loạn tâm thần nội sinh, trong khi đó các triệu chứng của các bệnh lý thực tổn lại không rõ ràng Hoặc ở trường hợp các căn nguyên thực tổn có thể chỉ là yếu tố thuận lợi cho một loạn thần nội sinh phát triển Gây khó khăn cho chẩn đoán, nó đòi hỏi người thầy thuốc phải hết sức thận trọng.

+ Để phân biệt trên lâm sàng, cần khai thác kĩ tiền sử, đặc điểm nhân cách tiền bệnh lý, có sang chấn tâm lý không? Phân tích kĩ đặc điểm của các triệu chứng rối loạn tâm thần Ví dụ: rối loạn cảm xúc trong rối loạn tâm thần thực tổn mang đặc tính không ổn định dễ đảo cực, dễ bị kích thích Ngoài ra, khai thác thêm các hội chứng,triệu chứng phụ mang tính “chỉ điểm” như: triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật thường rõ và dầm dộ, và hội chứng suy nhược kiểu “thần kinh” thường rõ nét trong rối loạn tâm thần thực tổn.

+ Các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ cho xác định chẩn đoán như EEG, chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT-Scaner), test tâm lý thậm chí có thể chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) là cần thiết.

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy có khoảng 10% số bệnh nhân thực tổn không có triệu chứng loạn thần.

MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP

Vài nét tóm tắt về bệnh viện Tâm thần Phú Thọ

Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ được thành lập tháng 7/1977 Bệnh viện tâm thần tỉnh Phú Thọ là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh đóng trên địa bàn thị xã Phú Thọ, có nhiệm vụ Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần, thần kinh của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận; Triển khai thực hiện quản lý, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn tâm thần khác tại cộng đồng theo Chương trình Phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần Với 200 giường bệnh thực kê, hàng năm Bệnh viện đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có đủ khả năng phục vụ 180 - 200 người bệnh điều trị nội trú hàng ngày quản lý điều trị ngoại trú 3568 người bệnh tại cộng đồng/ năm.

Qua 46 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay Hiện nay Bệnh viện được bố trí thành 13 Khoa, phòng; 141 cán bộ, CC-VC, trên 80% cán bộ, CC-VC có trình độ đại học, sau đại học, có y đức, tâm huyết với nghề, tận tâm với người bệnh Với 200 giường bệnh thực kê, hàng năm Bệnh viện đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có đủ khả năng phục vụ 180 - 200 người bệnh điều trị nội trú hàng ngày (trên 3.000 lượt người bệnh/ năm), quản lý điều trị ngoại trú trên 3.000 người bệnh tại cộng đồng/ năm. Bệnh viện đã thực hiện tốt mô hình: “ Hệ thống cửa mở có quản lý”, đây là mô hình hiện đại, khoa học và nhân đạo, tạo môi trường tốt cho công tác điều trị và phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh, Bệnh viện ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy cho nhân dân trong địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.

Bệnh viện đã có cơ sở vật chất nhà cửa khang trang, buồng bệnh đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, các trang thiết bị hiện đại giúp cho việc cấp cứu, khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chứ năng như: Máy chụp CT- Scanner; Máy X - Quang số hóa (CR); Máy siêu âm chẩn đoán mầu 4D, Siêu âm doppler xuyên sọ; máy kích thích từ xuyên sọ, máy Lưu huyết não vi tính; Máy điện não vi tính 64 kênh; Máy xét nghiệm huyết học tự động; Máy sinh hoá máu tự động; Máy sinh hoá nước tiểu tự động; Máy Điện tim; Máy siêu âm điều trị; Máy điện phân; điện xung, kéo dãn cột sống; máy tập đa năng…

* Hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ

Bệnh viện: điều trị nội trú; ngoại trú, phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân tâm thần, động kinh, điều trị các bệnh cai rượu, nghiện chất…của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận đến khám, điều trị tại Bệnh viện.

Công tác thường trực cấp cứu luôn được đảm bảo 24/24h củng cố trực tại Bệnh viện nhằm đảm bảo người bệnh được cấp cứu, khám chữa bệnh ngay khi vào viện.

- Công tác chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện được người bệnh và người nhà người bệnh rất hài lòng, theo kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh theo mẫu số

01 Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm 2023 Bệnh viện đạt được:

+ Tổng điểm Trung bình người bệnh, người nhà người bệnh chọn: 4,8/ 5 điểm;

+ Tỷ lệ hài lòng chung 100%;

+ Điểm trung bình theo từng phần A: 4,7 B: 4,8 C: 4,7 D: 4,8 E: 4,8;

+ Tỷ lệ hài lòng so với mong đợi: 98%;

+ Tỷ lệ người bệnh sẽ quay trở lại: 100%

+ Chỉ số hài lòng toàn diện: 100% [6].

* Hoạt động chăm sóc cải thiện trình trạng suy giảm trí nhớ cho người bệnh tại Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ

Người bệnh được chăm sóc toàn diện theo Thông tư 31/2021/TT- BYT ngày 28/12/2021 Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.

- Điều dưỡng xây dựng kế hoạch cho người bệnh tham gia các hoạt động tăng cường trí nhớ cho người bệnh như rèn luyện đọc chữ, tham gia các trò chơi hoạt động tập thể, nghe nhạc

NB được hướng dẫn, giải thích, công khai thuốc, đảm bảo cho NB uống thuốc tới tận dạ dày và kiểm tra ngay tại buồng tiêm có mặt của Bác sỹ, Điều dưỡng. Điều dưỡng trong khoa sẽ cùng phối hợp cho Người bệnh uống thuốc, tiêm thuốc ngay tại buồng tiêm.

Người bệnh được ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh theo Thông tư 18/TT-BYT ngày18/11/2020 Thông tư Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

Từng NB đều được điều dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bệnh viện

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh

NB được điều dưỡng phổ biến đầy đủ nội quy của bệnh viện cũng như khoa phòng, thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày, tham gia các hoạt động thể dục dưỡng sinh tự nâng cao sức khỏe và chơi cờ xem ti vi. Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh theo Quy định số 316/ QĐ- BV ngày 30/12/2020 của Bệnh viện.

-Hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng người bệnh, các môn thể thao mình yêu thích, các bài tập hồi tưởng trí nhớ để giúp nâng cao thể trạng, tinh thần thoải mái cải thiện trí nhớ cho người bệnh.

* Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh

- Công tác Truyền thông - giáo dục sức khỏe được triển khai đều đặn tạiBệnh viện Điều dưỡng thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe hàng ngày tại buồng bệnh, bất kỳ lúc nào tiếp xúc với người bệnh, qua các buổi sinh hoạt Hội đồng người bệnh tại các khoa 2 lần/ tuần

Nghiên cứu một trường hợp cụ thể về chăm sóc NB rối loạn tâm thần thực tổn tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ

Để làm rõ thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ năm 2023, chúng tôi chọn một trường hợp người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại khoa Loạn thần Bán cấp cụ thể như sau: Thông tin chung

1.Họ và tên NB : Đặng Quốc Hương

6.Địa chỉ : Phường Phong Châu - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ 7.Ngày vào viện : 05/10/2023.

8.Lý do vào viện : Mất ngủ, nói nhiều, dễ bực tức vô cớ

9.Chẩn đoán : Rối loạn tâm thần thực tổn

Theo người nhà người bệnh kể lại Người bệnh từ nhỏ khỏe mạnh bình thường về thể chất và tâm thần Học hết lớp 9/12 thì ở nhà sau đó làm ruộng tại gia đình, lấy vợ có 2 người con đều khỏe mạnh.

Năm 2006 NB bị tai nạn giao thông chấn thương vùng đầu, sau khi tai nạn người bệnh ngất và rách da vùng đầu, lông mày và da mặt bên (F), có tổn thương chẩy máu trong não, được điều trị tại viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 16 ngày, bệnh ổn định

Từ đó NB tính tình nóng nảy, cáu khùng vô cớ, đánh chửi người thân và những người xung quanh, nói linh tinh, chủ đề không liên quan. Đầu tháng 10/2023 người bệnh thấy hay đau đầu, mất ngủ, khó chịu, ăn uống kém, cáu khùng, mắng người thân gia đình xin cho người bệnh nhập viện Tâm thần Phú Thọ ngày 05 tháng 10 để được tiện theo dõi và điều trị.

Khi đến Bệnh viện tâm thần Phú Thọ trong tình trạng: nói nhiều, lẩm bẩm một mình, thích can thiệp việc xung quanh, thích cho người khác tiền, vui vẻ, bồn chồn, đi lại nhiều, gia đình trái ý thì quát mắng, không chịu ăn nếu trái ý, đêm ít ngủ.

-Biểu hiện chung: Ăn mặc lôi thôi

-Ý thức định hướng: Không gian, thời gian, bản thân.

-Tình cảm, cảm xúc: Khí sắc vui vẻ, ca hát, cười nói.

-Tri giác: Không có ảo tưởng, ảo giác.

- Tư duy: + Hình thức: Nhịp chậm, rời rạc

+Nội dung: Không có hoang tưởng

+Hành động ý trí: Hành động kỳ dị, giảm quan tâm thích thú.

+Hoạt động, bản năng: ăn ngủ kém

-Chú ý độ tập trung: Giảm

-Không có tổn thương liệt khu trú

-Vận động tứ chi: Bình thường

-Trương lực cơ: Bình thường

-Cảm giác (nông, sâu): Không rối loạn

-Phản xạ: Phản xạ gân xương đáp ứng đều 2 bên.

* Tuần hoàn: Nhịp tim đều, nghe tiếng T1, T2 rõ.

* Hô hấp: Lồng ngực hai bên cân đối, nhịp thở đều.

* Tiêu hóa: Bụng mềm, không chướng, gan, lách không sờ thấy.

* Thận, tiết niệu, sinh dục: Bình thường

* Cơ - Xương - Khớp: Bình thường

* Tai - Mũi - Họng: Bình thường

* Răng - Hàm - Mặt: Bình thường

* Các bệnh lý khác: Chưa thấy có biểu hiện bệnh lý

* Các xét nghiệm, cận lâm sàng đã làm khi vào viện:

- Công thức máu, Sinh hóa máu ;

HC: 4,31T/L, HST: 134g/l, Hema: 39,5%, BC: 8,5 G/L, TC: 137 G/L, SGO:

103 U/L, SGP: 106 U/L, GLU: 3,9 mmol/l, URE: 3,56 mmol/l, TRY: 1,9 mmol/l, HDL: 1,22 mmol/l, LDL: 2,6 mmol/l, Acid: 312,1 μmol/l, Gama-Gt: 232,1 U/L

-Đã làm điện não đồ và lưu huyết não:

+Sóng (xuất hiện tương đối đều)

+Tần số: 12ck/s, biên độ 16micromet

-X-Quang tim phổi: Bình thường.

-Người bệnh đã làm các test tâm lý:

+Beck: Kết quả người bệnh không có biểu hiện rối loạn trầm cảm

+Zung: Kết quả người bệnh có biểu hiện lo âu nhẹ.

+PSQI: Kết quả người bệnh có biểu hiện rối loạn giấc ngủ.

+BPRS: Kết quả người bệnh có biểu hiện rối loạn tâm thần mức vừa phải

Uống 10 giờ: 01 viên; 20 giờ: 01 viên

Uống 10 giờ: 01 viên; 20 giờ: 01 viên

Uống 10 giờ: 02 viên; 20 giờ: 02 viên

Trong thời gian người bệnh nằm viện đánh giá hoạt động hàng ngày của người bệnh như sau:

* Chăm sóc triệu chứng người bệnh rối loạn cảm xúc, hành vi:

-Người bệnh được dùng thuốc theo chỉ định.

-Điều dưỡng đã tiếp xúc với người bệnh, phổ biến nội quy, quy định hướng dẫn của bệnh viện, khoa và khuyên người bệnh cũng như người nhà yên tâm điều trị và tin tưởng vào kết quả điều trị của Bác sỹ và chăm sóc của Điều dưỡng với người bệnh.

-Điều dưỡng đã nhắc nhở người nhà cất hết những vật sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và người nhà người bệnh.

* Cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cho người bệnh:

-Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh là rất cần thiết (không cần thiết phải ăn kiêng trừ tất cả chất kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá ).

-Người bệnh ăn theo suất cơm tại bệnh viện, bữa sáng 1 bát tô cháo, bữa trưa người bệnh ăn được 1 bát cơm, rau và thịt, bữa tối 1 bát cơm, canh và giò, ngoài ra người bệnh không ăn thêm gì, người bệnh không muốn ăn mặc dù thỉnh thoảng người nhà có mua thêm ít hoa quả hay sữa.

- Điều dưỡng có động viên người bệnh ăn nhưng người bệnh không muốn ăn, ăn rất kém , qua quan sát thấy người bệnh ăn chưa được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh:

+Người bệnh nằm tại giường lười vệ sinh cá nhân, quần áo lôi thôi, không chịu cắt tóc, Điều dưỡng viên đã phối hợp với Đoàn cắt tóc thiện nguyện tại Bệnh viện, cắt tóc, gội đầu, vệ sinh da cho người bệnh.

+Người bệnh ngủ kém, khoảng 6/24h, người bệnh khó ngủ lo lắng về tình hình bệnh tật của mình và không yên tâm điều trị.

+Điều dưỡng có tư vấn cho người bệnh để người bệnh an tâm và tin tưởng vào quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh, người bệnh nên tập thể dục trước khi ngủ giúp cho người bệnh đi vào giấc ngủ dễ hơn.

+ Người bệnh hay đi lại lộn xộn, có khi định ra ngoài cổng, khi bị nhân viên y tế yêu cầu trở về bệnh viện thì người bệnh chống đối, phản ứng và không muốn nằm điều trị ở viện nữa.

-Việc dùng thuốc cho người bệnh:

+ Ở bệnh viện người bệnh được điều dưỡng phát thuốc uống và theo dõi uống thuốc hàng ngày.

+ Tuy nhiên thì người bệnh nói rằng khi ở nhà người bệnh tự quản lý thuốc và tự uống thuốc, người nhà không quan tâm đến việc dùng thuốc của người bệnh.

-Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà:

+Người nhà và người bệnh đã được điều dưỡng phổ biến về nội quy bệnh viện.

+ Điều dưỡng đã tiếp xúc với người nhà và người bệnh để ổn định tâm lý cho người bệnh, giải thích về bệnh, cách chăm sóc, cách cho người bệnh ăn uống.

* Các can thiệp điều dưỡng cụ thể:

Hiện tại, trong quá trình nằm viện người bệnh đang được chăm sóc như sau:

-9 giờ 30 phút: Thực hiện y lệnh thuốc

Uống 10 giờ: 01 viên; 20 giờ: 01 viên

Uống 10 giờ: 01 viên; 20 giờ: 01 viên

Uống 10 giờ: 02 viên; 20 giờ: 02 viên

-10 giờ 00 phút: Theo dõi sát sao diễn biến bệnh, theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

+ Hiện tại NB tỉnh, tiếp xúc được, trả lời đúng chủ đề, nói ngọng khó nghe. Chưa tham gia các hoạt động trong khoa như thể dục, vệ sinh buồng bệnh và các hoạt động liệu pháp khác.

+Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt.

-10 giờ 30 phút: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho NB.

+ Động viên NB ăn hết khẩu phần, điều dưỡng tạo không khí vui vẻ thoải mái khi NB ăn trong bếp ăn tập thể.

Một số ưu điểm và tồn tại

Qua tham khảo quy trình chăm sóc người bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB nói chung, người bệnh tâm thần nói riêng Hướng dẫn chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh khi người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện cũng như khi người bệnh xuất viện về điều trị tại cộng đồng và Quy trình chăm sóc NB rối loạn tâm thần thực tổn; Quyển 02: Mã số QT.06.ĐD/2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số 424/QĐ-BV ngày 18/6/2018 v/v Ban hành bổ xung quy trình điều dưỡng tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ) Hướng dẫn quy trình chăm sóc, Phục hồi chức năng cho người bệnh RLTTTT khi người bệnh đang điều trị tại bệnh viện và khi người bệnh về tái hòa nhập tại cộng đồng Tôi thấy có một số ưu điểm và tồn taị sau: 2.3.1 Ưu điểm

Là một trong những Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa tâm thần Đầy đủ các phòng ban chức năng, lâm sàng, cận lâm sàng

Bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ viên chức làm việc và học tập nâng cao trình độ.

Người bệnh đã được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị.

Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật. Điều dưỡng thực hiện chăm sóc theo đúng phân cấp chăm sóc: phân công chăm sóc cụ thể và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sỹ điều trị sử lý kịp thời.

Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của NB và cách xử lý và phiếu theo dõi chăm sóc theo đúng quy định.

Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.

Thực hiện chăm sóc NB theo đúng quy trình kỹ thuật.

Tham gia thường trực theo đúng quy chế thường trực dưới sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa.

Thực hiện bàn giao NB giữa giờ hành chính và giờ trực cho điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng NB nhất là những NB nặng.

* Đối với nhân viên y tế :

- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NB để giúp đỡ họ về mặt tâm lý thể hiện ở thời gian tiếp xúc nói chuyện với NB còn ít.

-Một số Điều dưỡng chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho NB, điều dưỡng đến buồng bệnh chủ yếu hướng dẫn về cách chăm sóc, cho NB ăn uống, vệ sinh, sự giải thích về bệnh, nguyên nhân gây bệnh cho NB.

- NVYT chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý, bổ trợ dùng cho NB (Tâm lý, thư giãn, thể dục…) Thời gian tiếp xúc với NB còn ít,việc tổ chức các hoạt động tập thể tại khoa như thể dục thể thao , làm vườn… gần như là chưa sát sao.

* Đối với người bệnh và người nhà người bệnh

-Người bệnh chưa uống thuốc đều, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ

- Chưa tích cực tham gia các hoạt động trong khoa như thể dục, vệ sinh buồng bệnh và các hoạt động liệu pháp khác.

-Người bệnh và người nhà chưa hiểu rõ về bệnh cũng như tình trạng bệnh của mình.

BÀN LUẬN

Bàn luận kết quả chăm sóc người bệnh

Thông qua quá trình chăm sóc người bệnh: Đặng Quốc Hương 50 Tuổi, địa chỉ: Phường Phong Châu - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ, tôi nhận thấy công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn như sau:

3.1.1 Thực trạng chăm sóc tinh thần/ tâm lý người bệnh

Sau thời gian điều trị NB được quản lý điều trị, chăm sóc an toàn, NB đã có sự tiến triển rõ rệt về mặt bệnh lý: Người bệnh đã hết trạng thái đang nói chuyện lại cười.

-NB không còn mệt mỏi, cảm thấy thoải mái vui tươi hoạt bát.

-NVYT luôn bên cạnh động viên khích lệ NB kịp thời và đúng lúc.

-NB được bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh

-NB được áp dụng nhiều biện pháp trị liệu tâm lý như: ca nhạc trị liệu, thể dục thể thao và tư vấn tâm lý trực tiếp

- Đôi khi điều dưỡng buồng bệnh chưa thực sự lắng nghe và chưa hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người bệnh để giúp đỡ họ về mặt tâm lý

-Thời gian dành cho chăm sóc tinh thần người bệnh chưa được nhiều

- Buồng bệnh gần nơi làm việc và chăm sóc của NVYT nên dễ quan sát, gần gũi với người bệnh.

- Điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, được tập huấn các phương pháp trị liệu tâm lý.

- Các trang thiết bị phục vụ cho các liệu pháp trị liệu tâm lý được trang bị đầy đủ

- Điều dưỡng ngoài công việc chăm sóc còn làm nhiều việc khác nên đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời những biểu hiện cảm xúc bất thường của người bệnh.

-Nhân lực điều dưỡng buồng bệnh còn thiếu vì phải kiêm nhiệm nhiều việc.

-Mỗi điều dưỡng chỉ nên chăm sóc từ 2 tới 3 người bệnh để nắm bắt được tình trạng bệnh tốt hơn.

-Cần bổ sung thêm nhân lực điều dưỡng buồng bệnh

3.1.2 Thực trạng công tác quản lý người bệnh

-Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng người bệnh như (dao, kéo, dây, vật sắc nhọn ).

-Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh.

-Đi tua buồng bệnh 15 phút/ lần.

-Thông báo kịp thời cho Bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp

+ Ưu điểm: Người bệnh được quản lý chặt chẽ trong thời gian nằm viện bởi các nhân viên y tế.

+ Nhược điểm: Đôi lúc vẫn để tình trạng người bệnh trốn viện ra ngoài chơi + Biện pháp khắc phục:

- Điều dưỡng sắp cho người bệnh đó vào buồng tiện theo dõi nhất như buồng gần nơi làm việc của nhân viên y tế có nhiều người qua lại sắp cho người bệnh đó cùng phòng với những người bệnh đã ổn định bệnh để họ báo cho điều dưỡng kịp thời khi người bệnh có hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng và người xung quanh.

-Điều dưỡng thường xuyên theo dõi, giám sát người bệnh nhất là khi bàn giao trực, đêm khuya.

3.1.3 Thực trạng thực hiện y lệnh thuốc

Thực hiện đúng chỉ định của Bác sỹ điều trị, thực hiện theo 5 đúng, hướng dẫn, giải thích, công khai thuốc, đảm bảo cho người bệnh uống thuốc tới tận dạ dày.

-Người bệnh được thực hiện đầy đủ các thuốc điều trị theo y lệnh bác sỹ: đủ số lượng và liều lượng cũng như chất lượng thuốc.

- Quy trình thực hiện y lệnh thuốc được thực hiện đầy đủ các bước: Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh) Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc

- Một số thời điểm NB không chịu phối hợp với điều dưỡng trong quá trình uống thuốc, còn tình trạng người bệnh giấu thuốc uống

-Việc theo dõi tác dụng phụ của thuốc đôi khi chưa được điều dưỡng chú ý và phát hiện kịp thời.

+ Thuận lợi: Có sự hỗ trợ của Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng với nhau trong quá trình cho NB dùng thuốc Bệnh viện có quy trình thực hiện thuốc, điều dưỡng được thường xuyên tập huấn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thuốc cho người bệnh

+ Khó khăn : Đôi khi sau khi sử dụng thuốc, điều dưỡng không theo dõi kịp thời đầy đủ, tác dụng phụ của thuốc, điều dưỡng dựa vào người nhà người bệnh là chủ yếu, họ chỉ biết khi người nhà hay người bệnh báo cáo.

-Khi cho người bệnh uống thuốc cần phải có ít nhất 2 điều dưỡng cho uống: + Cho người bệnh xếp hàng

+ Gọi từng người bệnh lên uống

+ Đưa thuốc và nước cho từng người bệnh uống

+ Quan sát, kiểm tra chặt chẽ như kẽ tay, dưới lưỡi xem người bệnh có dấu thuốc không đảm bảo cho người bệnh uống thuốc tới tận dạ dày NB.

-Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

- Điều dưỡng phải theo dõi sát NB, phát hiện kịp thời các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc, báo cáo ngay cho Bác sỹ và xử trí kịp thời.

- Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên trong dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh

3.1.4 Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng

Người bệnh được chỉ định chế độ ăn phù hợp, được ghi kết quả thực hiện chế độ ăn vào phiếu chăm sóc các trường hợp bệnh lý.

-NB được đáp ứng đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý (NB ăn hết khẩu phần ăn của mình gồm có 3 bữa chính và 2 bữa phụ)

-Thức ăn cung cấp cho NB chưa được phong phú, đa dạng

-Việc theo dõi dinh dưỡng chưa được quan tâm chú ý

Trực tiếp điều dưỡng phục vụ tại phòng ăn khoa dinh dưỡng, động viên, bón cho người bệnh ăn khi người bệnh từ chối ăn lúc mới vào khoa và các trường hợp đang điều trị tại khoa.

+Vì là NB tâm thần nên chưa được quan tâm nhiều về các bệnh cơ thể

+Chưa có nhân viên chuyên sâu về dinh dưỡng.

- Bệnh viện có khoa dinh dưỡng nhưng chế độ ăn của tất cả người bệnh phải khác nhau, nên có suất ăn cho từng mặt bệnh một phù hợp với tình trạng từng NB từng mã bệnh sao cho hợp lý nhất Chế biến các món ăn sao cho hợp khẩu vị của

NB vừa đẹp mắt vừa đa dạng và phong phú hơn, đủ thành phần dinh dưỡng.

-Tăng cường công tác đào tạo chuyên sâu về dinh dưỡng.

3.1.5 Thực trạng chăm sóc vệ sinh cá nhân

Người bệnh được hướng dẫn và hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết, được thay và mặc quần áo của Bệnh viện theo đúng Quy chế trang phục

-NB được trang bị đủ quần áo trang phục.

- NB được hướng dẫn vệ sinh cá nhân (đánh răng rửa mặt) vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tắm gội thay quần áo vào 16 giờ hàng ngày

- Đôi lúc điều dưỡng chưa thực hiện đúng đổi quần áo trang phục hàng ngày đúng giờ cho NB Quần áo của người bệnh đôi khi chưa đảm bảo (đứt cúc ) và chưa phù hợp với NB (quá rộng hoặc quá chật)

- Điều dưỡng chưa phát huy hết vai trò của mình trong quá trình chăm sóc người bệnh, chủ yếu để gia đình tự chăm sóc

+ Thuận lợi: Công trình tắm giặt vệ sinh đầy đủ và hiện tại

+ Khó khăn: Có một số NB không biêt cách sử dụng các thiết bị tắm giặt vệ sinh đã được bệnh viện trang bị ở mỗi phòng bệnh.

Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động chăm sóc nguời bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần Phú Thọ

3.2.1 Giải pháp về quản lý

Tăng cường hoạt động giám sát đánh giá các hoạt động chăm sóc NB rối loạn tâm thần thực tổn.

Từng bước hoàn thiện các công trình hạ tầng giúp NB có cơ sở để tham gia các hoạt động ngoại khóa với mục đích trị liệu.

3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật

Tổ chức nhiều khóa đào tạo tại chỗ về kỹ năng mềm cho đội ngũ điều dưỡng Tăng cường đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông, nhất là truyền thông về phòng chống bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại cộng đồng.

Tập huấn cho điều dưỡng nhất là điều dưỡng mới vào nghề để thống nhất quy trình chăm sóc NB.

Thường xuyên cấp nhập kiến thức về bệnh để năng cao năng lực cho hệ thống điều dưỡng cụ thể:

+ Điều dưỡng chăm sóc cần tìm hiểu NB để lên kế hoạch chăm sóc NB cho phù hợp.

+Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị rối loạn tâm thần thực tổn.

+ Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho NB người nhà người hiểu rõ thế nào là bệnh rối loạn tâm thần thực tổn.

+ Khi NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào.

+ Sau khi cho NB dùng thuốc phải theo dõi và hướng dẫn phát hiện tác dụng phụ của thuốc.

+ Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.

+ Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân.Sắp xếp chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

+ Các liệu pháp tâm lý- xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của NB, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

+ Nhân viên y tế dạy cho NB kỹ năng cộng đồng như: tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, đi du lịch tránh stress, sử dụng điện thoại, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng….

+ Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của

NB như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng. 3.2.3 Đối với gia đình người bệnh

Khi NB được trở về với gia đình, xã hội cần phải xác định:

- Gia đình NB phải xác định việc chăm sóc NB rối loạn tâm thần thực tổn không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình NB, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

- Gia đình tuyệt đối không tỏ thái độ thờ ơ, coi thường mà phải luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của NB, tạo cho NB tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa

- Gia đình NB cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, mệt mỏi, sử dụng thuốc chưa đúng hướng dẫn

- Khi NB rơi vào trạng thái mệt mỏi, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho NB khi họ không thể tự làm được.

- Khi NB ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để NB rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của NB, đừng bắt họ làm việc quá khả năng của họ

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm NB rối loạn tâm thần thực tổn.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho NB uống đều hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh báo cáo kịp thời cho bác sỹ chuyên khoa.

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho NB, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa NB đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị

-Người bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn có nhiều rối loạn hành vi, cảm xúc và ýnghĩa bất thường nhiều khi gây thiệt thòi không chỉ cho riêng người bệnh mà còn cho cả gia đình và xã hội, chính vì vậy mọi người trong đó có cả gia đình và cộng đồng phải hợp lực với điều dưỡng và các y bác sỹ chăm sóc sức khỏe người bệnh để người, bệnh được chăm sóc và phục hồi tốt nhất.

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w