1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc bột người bệnh gãy xương chi dưới tại khoa ngoại chấn thương bệnh viện đa khoa hưng nhân, thái bình năm 2023

36 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng chăm sóc bột người bệnh gãy xương chi dưới tại khoa ngoại chấn thương bệnh viện đa khoa hưng nhân, thái bình năm 2023
Trường học Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân
Chuyên ngành Chấn thương
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,82 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (6)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (6)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (14)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (18)
    • 2.1. Thông tin chung Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Thái Bình (18)
    • 2.2. Thực trạng chăm sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới tại bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, năm 2023 (19)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (23)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (23)
    • 3.2. Thực trạng chăm sóc sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới tại Khoa ngoại – Chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân năm 2023 (23)
    • 3.3 Ưu, nhược điểm (27)
  • KẾT LUẬN (29)
    • 1. Thực trạng chăm sóc NB sau bó bột chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân (29)
    • 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sau bó bột người bệnh gãy xương chi dưới Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân (5)
    • 1. Đối với bệnh viện (31)
    • 2. Đối với khoa phòng (31)
    • 3. Đối với điều dưỡng viên ........................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)
  • PHỤ LỤC (35)

Nội dung

Gãy xương chi dưới thường gặp bao gồm: gãy cổ xương đùi, liên mấuchuyển, thân xương đùi, vùng gối, cẳng chân, vùng cổ chân [2].Gãy xương chi dưới có thể gây nên các biến chứng cấp tính n

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Xương đùi: Xương đùi là một xương dài gồm có thân và hai đầu.

- Thân xương: Hình lăng trụ tam giác gồm ba mặt: trước, trong, ngoài; ba bờ: trong, ngoài và sau Bờ sau lồi và sắc gọi đường ráp có nhiều cơ bám.

-Ðầu trên: Có chỏm đùi, cổ xương đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.

-Ðầu dưới: Ðầu dưới có lồi cầu trong và lồi cầu ngoài Mặt ngoài lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài; mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ khép.

Xương bánh chè: Là một xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở dưới. Xương bánh chè được bọc trong gân cơ tứ đầu đùi nên được gọi là xương vừng Có vai trò trong động tác duỗi cẳng chân.

Xương chày: Là xương chính của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể từ trên dồn xuống Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.

Xương mác: Xương mác là xương dài, mảnh nằm ngoài xương chày.

Các xương bàn chân: Các xương bàn chân gồm có: các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các xương đốt ngón chân.

Các xương cổ chân: Gồm 7 xương sắp xếp thành hai hàng

-Hàng sau: có hai xương là xương sên và xương gót.

-Hàng trước: có 5 xương là xương ghe, xương hộp và ba xương chêm.

Xương đốt bàn chân: Có 5 xương đốt bàn kể từ trong ra ngoài là Xương đốt bàn I, Ðốt bàn V Mỗi xương có nền, thân và chỏm.

Các xương đốt ngón chân: Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần,đốt ngón giữa và đốt ngón xa Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa Mỗi xương cũng có ba phần là nền đốt ngón, thân đốt ngón và chỏm đốt ngón.

Triệu chứng cơ năng Đau chói vùng ổ gãy sau chấn thương, đau giảm đi khi được bất động Giảm hoặc mất vận động chi bị gãy.

Là các trường hợp gãy xương hoàn toàn, có di lệch: Biểu hiện biến dạng trục chi, tiếng lạo xạo xương gãy, chi gãy có những cử động bất thường Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như sưng nề, bầm tím, điểm đau chói.

Thể không điển hình Đối với các trường hợp gãy rạn xương, gãy dưới màng xương, gãy không di lệch thì chỉ có các triệu chứng đau, giảm vận động sau chấn thương Tại chỗ có sưng nề, bầm tím, ấn có điểm đau chói.

Có thể có hội chứng sốc: Mạch nhanh nhỏ huyết áp tụt da xanh nhợt, chân tay lạnh hốt hoảng, lo sợ, vã mồ hôi Có thể xuất hiện hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc:Sốt cao, mạch nhanh, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi, đau đầu

Triệu chứng cận lâm sàng

X quang: Chụp phim ở 2 tư thế thẳng và nghiêng, trên một khớp, dưới một khớp để xác định vị trí gãy, đường gãy, hướng di lệch để giúp cho chẩn đoán và điều trị, ngoài ra còn để kiểm tra kết quả điều trị.

Xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ mất máu khi người bệnh có sốc.

1.1.3 Tiến triển và biến chứng [10], [14]

Tiến triển: Liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn

-Giai đoạn tụ máu tại ổ gãy: Ngay sau khi gãy xương, tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại thành ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và tổ chức xung quanh Nó có vai trò quan trọng cấu tạo thành xương sau này từ màng lưới fibrin.

-Giai đoạn can xương liên kết: Các tế bào liên kết ở tuỷ xương, ở ống Havers và màng xương xâm nhập vào khối máu tụ, tạo thành màng lưới tổ chức liên kết thay thế máu tụ.

-Giai đoạn can xương nguyên phát: Từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng đọng dần, tạo thành xương non nguyên phát (gọi là can non) vào khoảng ngày thứ 20-30 sau khi gãy xương.

-Giai đoạn can xương vĩnh viễn: Ống tuỷ lập lại nguyên vẹn, hệ thống Havers lập lại dần, tạo thành can xương vĩnh viễn, ổ gãy được liền tốt sau 8- 10 tháng.

- Gãy xương mất nhiều máu, đau có thể dẫn đến sốc Từ gãy xương kín dẫn đến gãy xương hở do cố định không tốt, thăm khám thô bạo làm đầu xương chọc ra ngoài dẫn đến nhiễm trùng viêm xương.

-Thuyên tắc phổi do mỡ: xảy ra trong 72 giờ sau chấn thương, do sự xuất hiện những hạt mỡ nhỏ trong máu (palmitin và stearine ở trẻ em, olein ở người lớn) đi vào nhu mô phổi và tuần hoàn ngoại vi khi xương dài bị gãy Nó thường khởi phát trong 24 đến 48 giờ nhưng đôi khi có thể xuất hiện muộn sau nhiều ngày Đây là một biến chứng đáng sợ thường gặp ở bệnh nhân gãy nhiều xương, gãy xương lớn, gãy xương chậu,tổn thương nhiều cơ quan như lồng ngực, bụng, đầu, …Thuyên tắc mỡ gặp khoảng 10 đến 45% ở bệnh nhân gãy nhiều xương và là nguyên nhân hàng đầu gây nên mức độ nguy kịch và tỷ lệ tử vong cao(11%) ở bệnh nhân gãy nhiều xương và đa chấn thương.

Cơ sở thực tiễn

Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về phương pháp điều trị bảo tồn về gãy xương Phương pháp này đã được chứng minh là một phương pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn, đơn giản Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp này thì cũng có một số biến chứng.

-Năm 1998, Moses T và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 32 trẻ em bị gãy xương đùi được điều trị bảo tồn, sau 12-20 tháng theo dõi, không ai bị đau, tất cả đều được đi học mà không gặp vấn đề gì Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị bảo tồn là một phương pháp an toàn, đơn giản và thiết thực để điều trị gãy xương đùi đối với trẻ nhỏ.

-Nghiên cứu của Flynn JM (2004) tiến hành nghiên cứu so sánh trên 83 trẻ em từ 6 đến 16 tuổi điều trị gãy thân xương đùi giữa phương pháp điều trị bảo tồn và phương pháp đinh nội tủy Trong đó, 35 trẻ được điều trị bằng phương pháp bảo tồn với độ tuổi trung bình là 8,7 Tất cả các đều được chữa lành và không có trường hợp nào bị biến chứng hoặc bị khuyết tật vĩnh viễn Tuy nhiên, sau 1 năm điều trị, 12 người bệnh (chiếm 34%) được điều trị bằng phương pháp bảo tồn xảy ra biến chứng như can lệch Trong khi đó, 48 người bệnh điều trị bằng phương pháp đinh nội tủy titan có 10 người bệnh (21%) xảy ra biến chứng như nhiễm trùng.

-Năm 2013, nghiên cứu của Yaron Sela và cộng sự trên 212 người bệnh trong độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi tiến hành điều trị nhóm có đối chứng Trong đó, 151 trẻ được điều trị bảo tồn có tuổi trung bình là 3,5 tuổi Tỷ lệ liền xương là 100%, tỷ lệ chân dài bình thường là 92,7% và tỷ lệ không biến chứng 85,4% Có 7 BN ngắn chi >2cm (4,6%), 4 BN dài chi >1cm (2,7%), 10 BN chèn ép bột phải thay bột (6,6%), 10 BN viêm da tiếp xúc (6,6%) và 2 BN có sốt (1.3%).

1.2.2 Tại Việt Nam Điều trị bảo tồn là một trong những phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị gãy xương Tại Việt Nam, năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 199/QĐ-BYT về Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa – chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột, đây vừa là hướng dẫn chuyên môn được thống nhất trong nước vừa là yêu cầu pháp lý trong cung cấp dịch vụ y tế đến người bệnh, trong đó đưa ra quy trình điều trị bảo tồn gãy thân xương đùi là phương pháp ưu tiên được lựa chọn.

-Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự (2004) nghiên cứu trên 237 người bệnh từ 0 – 15 tuổi, bị gãy kín thân xương đùi, được điều trị bảo tồn tại Khoa ngoại chấn thương, Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong 5 năm, từ tháng 12/1997 đến tháng 12/2001 cho kết quả: 79% xương liền tốt sau 2 tháng bó bột, có 21% phải chuyển phẫu thuật sau điều trị bảo tồn.

-Nghiên cứu kết quả điều trị bảo tồn gãy xương đùi ở trẻ em tại bệnh viện Việt Đức (2014) của Bùi Bích Vượng và cộng sự, quan sát trên 55 người bệnh với độ tuổi trung bình là 4,78 tuổi Thời gian bó bột trung bình là 6,3 tuần, sau tháo bột, tỷ lệ trẻ bị ngắn chi (0,5-1cm) sau điều trị là 5,5% Kết quả đánh giá sau 6 tháng liền xương đạt 100% và kết quả đánh giá phục hồi chức năng theo Ter- Schiphorst có 92,7% đạt kết quả rất tốt và 7,3% đạt kết quả tốt

1.2.3 Quy trình chăm sóc người bệnh chăm sóc sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới

Nhận định Tình trạng chung

Nhận định xem người bệnh có hội chứng sốc hay không? dựa vào tinh thần, da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn? Người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu máu hay không? Có tổn thương phối hợp ở nơi khác hay không?

Bột chặt hay lỏng? Khô hay ẩm? Sạch hay bẩn? Đúng nguyên tắc hay không?

Có dấu hiệu chèn ép mạch máu, thần kinh hay không? Nếu có vết thương dịch thấm vào bột nhiều hay ít? Mùi hôi hay không? Mức độ đau sưng nề tăng hay giảm?

Cận lâm sàng: Các kết quả cận lâm sàng có liên quan đến chăm sóc? Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế , tâm lý người bệnh? Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn: Sau thủ thuật: để phát hiện tình trạng tai biến của thuốc vô cảm

-Theo dõi dấu hiệu sinh tồn tùy theo tình trạng bệnh

-Cần chú ý theo dõi phát hiện sớm các tai biến của thuốc vô cảm báo cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.

Chăm sóc bột: chuẩn bị giường và các dụng cụ cần thiết như độn nót gối, nâng cao chi

+ Không được che phủ làm bột lâu khô Mùa rét, bột ẩm phải dùng lò sưởi sấy cho bột mau khô để NB khỏi bị lạnh.

+ Không được vận chuyển khi bột còn ướt, vì vận chuyển có thể làm bột gãy hoặc các ngón tay tỳ vào bột tạo thành chỗ lõm bột gây đè ép trên phần da khi bột khô.

+ Lau sạch các đầu chi bó bột, xoa dầu và xoa bóp mỗi ngày, tốt nhất là dùng cồn.

+Đối với NB gây mê để nắn bó bột phải đợi NB tỉnh mới cho về phòng bệnh.

+ Phải dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy chặt gây đau phải đưa vào viện ngay hoặc báo cho thầy thuốc biết.

+ Tất cả các trường hợp bó bột phải được kiểm tra vào ngày hôm sau (24 giờ đầu): bột có khô không? Phải xem màu sắc, trắng trong, gõ nghe thanh và gọn là bột khô Cố định tốt: bột không bị gãy, không chèn ép.

+ Nếu chặt quá: NB đau nhức không chịu được, mạch giảm hoặc mất, đầu chi tím nhợt, lạnh và phù nề; Giảm hoặc mất cảm giác và vận động Nếu có các triệu chứng trên phải nới bột ngay, kê cao chi.

+Theo dõi chèn ép cục bộ do bó bột không đều tay hoặc u xương, theo dõi phát hiện hội chứng Volkmann gãy hai xương cẳng chân.

+Những trường hợp mới gãy xương phải kiểm tra bằng X quang chụp qua bột Nếu tốt mới cho về, chưa tốt phải nắn bó lại.

+ Bột khô cố định tốt phải hướng dẫn NB tập lên gân trong bột, vận động các khớp còn lại của chi tránh teo cơ cứng khớp.

Thường xuyên quan sát vùng da nơi các mép bột tỳ ép như: vùng gai chậu phát hiện sự cọ sát, phù nề, đổi màu da hoặc loét Cần xoa bóp bằng cồn và thoa phấn rôm Hướng dẫn NB cách theo dõi da tránh làm tổn thương da (dùng gương để theo dõi vùng da không xem trực tiếp được).

Chăm sóc vận động: Cho vận động sớm khi NB ổn định cho ngồi dậy sớm, vỗ lưng, tập thở sâu, tập ho để phòng ngừa viêm phổi.

Chăm sóc dinh dưỡng: NB ăn chế độ bồi dưỡng, nâng cao thể trạng, chú ý ăn uống tránh táo bón, sỏi tiết niệu.

Chăm súc vệ sinh: tắm rửa, trong ngày nhất là sau khi đại tiểu tiện.

Khi NB chưa đi lại được hướng dẫn người nhà vệ sinh thân thể hàng ngày, thay quần áo cho NB.

+Không dùng que chọc vào da làm xước da trong bột gây nhiễm trùng.

+ Không được tự động tháo bột, nếu bột bẩn mùi hôi thối (vết thương thấm dịch vào bột) phải đến bệnh viện để sửa bột, thay băng vết thương.

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Thông tin chung Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Thái Bình

Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân tiền thân là trạm xá Hưng Nhân xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước Bệnh viện nằm ở trung tâm khu vực dân cư 13 xã với gần 11 vạn dân Phía trước Bệnh viện là Quốc lộ 39A, cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thái Bình nên rất thuận tiện cho việc bệnh nhân đến khám chữa bệnh cũng như việc đưa đón, cứu chữa và vận chuyển bệnh nhân.

Trong quá trình phát triển, qua từng giai đoạn lịch sử bệnh viện mang nhiều tên gọi khác nhau: Bệnh xá Hưng Nhân, bệnh viện Hưng Nhân, bệnh viện II Hưng Hà, bệnh viện khu vực Hưng Hà Ngày 15/3/2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 516/ QĐ- UBND thành lập bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân trực thuộc Sở Y tế Thái Bình

Hình 5: Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình

Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân là Bệnh viện đa khoa hạng III, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình, có chức năng khám, điều trị, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng cho nhân dân 13 xã, thị trấn trong khu vực với diện tích 20.000 m 2

Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân với quy mô 14 khoa phòng, 120 đến 150 giường bệnh vào năm 2020 Hiện nay bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân là bệnh viện đa khoa hạng 3 với 17 khoa, phòng, được giao 200 giường kế hoạch, 220 giường thực kê, tổng 154 cán bộ

Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện của ngành Y tế, tỉnh Thái Bình, bệnh viện đa khoa Hưng nhân được thụ hưởng các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng khang trang sạch đẹp, Bệnh viện cũng được trang bị bổ sung các trang thiết bị y tế khá hiện đại như: Máy xét nghiệm huyết học, máy siêu âm, máy điện tim, máy monitor theo dõi bệnh nhân, máy tạo ôxy, máy nội soi TMH, máy nội soi tiêu hóa…

Quan điểm của Bệnh viện lấy người bệnh làm trung tâm, Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân đã nỗ lực không ngừng nhằm tạo ra chuyển biến toàn diện về chất lượng khám chữa bệnh Bệnh viện thường xuyên cử cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo dài hạn, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Bộ Y tế, Sở Y tế tổ chức Giám đốc Trung tâm đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn

-Với những nỗ lực cố gắng xây dựng Bệnh viện cùng với những biện pháp hiệu quả, thiết thực, công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện đạt được những chuyển biến toàn diện, nhiều kỹ thuật mới, dịch vụ mới, nhiều dịch vụ kỹ thuật được đưa vào áp dụng phục vụ người bệnh: Số lượng người bệnh đến khám và điều trị ngày một tăng.

-Tại Khoa ngoại – Chấn thương có: 9 cán bộ, trong đó có 2 bác sỹ, 7 điều dưỡng Đặc điểm về khoa Ngoại – chấn thương là khoa có chức năng điều trị các bệnh về ngoại khoa, chấn thương, gồm 2 tầng với 1 phòng hành chính, 1 phòng trực, 1 phòng tiêm, 2 phòng mổ, 1 phòng tiểu phẫu,1 phòng bó bột, 1 phòng thủ thuật, 8 buồng bệnh với 4 giường bệnh/1 buồng, với một số trang thiết bị làm việc như: tủ sấy, máy Monito, máy bơm tiêm điện theo dõi bệnh nhân.

Thực trạng chăm sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới tại bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, năm 2023

Đa khoa Hưng Nhân, năm 2023.

2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

-Chủ thể nghiên cứu: Người bệnh sau bó bột chi dưới tại bệnh viện.

-Khách thể nghiên cứu: là điều dưỡng công tác tại khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, Thái Bình.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

-Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.

-Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình.

-Thu thập số liệu: Quy trình chăm sóc sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.2.2 Một số đặc điểm chung của người bệnh

Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Phân bố NB theo tuổi

Tuổi Số người bệnh Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả cho thấy độ tuổi từ 21- ≤ 40 chiếm tỷ lệ cao 32%, tiếp đó là độ tuổi 41- ≤60 tuổi chiếm tỷ lệ 28 %, độ tuổi từ ≤ 20 tuổi 20%, độ tuổi > 60 chiếm 20%

Bảng 2: Phân bố NB theo giới

Giới tính Số người bệnh Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả cho thấy, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới nhưng không đáng kể, nam giới chiếm tỷ lệ 56 %, nữ giới chiếm 44%.

Bảng 3 Các vị trí gãy xương

Vị trí gãy xương Số người bệnh Tỷ lệ %

Gãy xương bàn, ngón chân 14 56

Nhận xét: Theo bảng 3: Người bệnh gãy xương bàn, ngón chân chiếm tỷ lệ cao nhất 56 %, gãy xương cẳng chân chiếm 36%, gãy xương đùi 8%.

2.3 Kết quả thực trạng chăm sóc

Qua khảo sát chăm sóc người bệnh sau bó bột gãy xương chi dưới từ tháng

9 đến tháng 10 năm 2023 tại Khoa – Chấn thương Bệnh viện Đa Khoa Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 4 Kết quả chăm sóc

Stt Nội dung n Tỷ lệ n Tỷ lệ %

1 Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn 25 100 0 0.0

Gác cao chi bó bột làm giảm

3.1 Lau sạch đầu chi sau bó bột 25 100 0 0.0

Kiểm tra bột xem bột có khô

3.2 không, cố định bột có tốt không 23 92 2 8

Kiểm tra dấu hiệu chèn ép bột

Thường xuyên quan sát vùng da

3.3 nơi các mép bột tỳ ép

Hướng dẫn NB tập lên gân trong

25 100 0 0.0 các khớp còn lại của chi tránh teo cơ cứng khớp

Stt Nội dung n Tỷ lệ n Tỷ lệ %

% Dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy

3.5 chi bó bột chặt gây đau nhức phải 25 100 0 0.0 báo cáo thầy thuốc

Nhận xét: Kết quả cho thấy; 100% Nb được chăm sóc dấu hiệu sinh tồn, lau sạch đầu chi sau bó bột, hướng dẫn NB tập lên gân trong bột, tập vận động các khớp còn lại của chi tránh teo cơ cứng khớp, dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy chi bó bột chặt gây đau nhức phải báo cáo thầy thuốc Gác cao chi bó bột làm giảm sưng nề thực hiện được 96% Chăm sóc bột đúng quy trình đạt 92% Có 92 %Kiểm tra bột, cố định bột, Kiểm tra dấu hiệu chèn ép bột 96 % người ĐD thường xuyên quan sát vùng da nơi các mép bột tỳ ép Chăm sóc vận động 96 %, chăm sóc dinh dưỡng 92 %, chăm sóc vệ sinh 88%, giáo dục sức khoẻ 84 %.

BÀN LUẬN

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm về giới, tuổi và vị trí gãy xương

-Giới tính: Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.2 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới tương ứng là 56% và 44%. Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Lemon P và cộng sự

(2008) với tỷ lệ nam giới là 55,5 % và nữ giới là 44,5 % Nghiên cứu của Phan Thị

An Dung (2016), tỷ lệ nam giới là 57,8 %, nữ giới là 42,2% [14].

-Về Tuổi: Tuổi của NB tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1cho thấy đa số NB nằm ở 2 nhóm tuổi: 21-≤ 40 (32%) và 41- ≤60 tuổi (28%), nhóm ≤ 20 và nhóm > 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (20%).

-Về vị trí gãy xương được bó bột chủ yếu gãy xương bàn, ngón chân chiếm tỷ lệ cao nhất 56%, gãy xương cẳng chân chiếm 36%, gãy xương đùi 8% Nghiên cứu của chúng tôi có kết như trên là do xương đùi là xương to chắc khỏe có nhiều cơ lớn và mạnh bán vào nên gãy thân xương đùi ở người lớn do chấn thương mạnh nên gãy thân xương đùi có chỉ định mổ là tuyệt đối, xương cẳng chân hay bị gãy hở nên được chỉ định phẫu thuật là chủ yếu, do đó phương pháp bó bột trên bệnh nhân gãy xương bàn ngón chiếm tỷ lệ cao.

Thực trạng chăm sóc sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới tại Khoa ngoại – Chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân năm 2023

3.2.1 Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn

Hình 6 ĐD theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho NB

-Thực tế qua chăm sóc dấu hiệu sinh tồn chúng tôi thu được kết quả: 100%

NB được theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau bó bột.

3.2.2 Gác cao chi bó bột làm giảm sưng nề

-Sau bó bột, chi được bó bột cần được kê cao chi, mục đích làm giảm sưng nề, giảm đau cho NB.

Hình 7 Chi bó bột được gác cao giảm sưng nề

-Qua quan sát chúng tôi thu được kết quả, 96% NB được người ĐD kê cao chi bó bột làm giảm sưng nề.

Lau sạch đầu chi sau bó bột:

-Sau bó bột, bột cần được giữ sạch sẽ Lau sạch da đầu chi phần không bột.

-Kết quả thu được của chúng tôi là 100% NB sau bó bột được lau sạch bột các đầu chi.

Kiểm tra bột xem bột:

-Sau bó bột người ĐD cần kiểm tra xem bột có khô không, cố định bột có tốt không Kiểm tra dấu hiệu chèn ép bột.

-Qua khảo sát chăm sóc người bệnh sau bó bột tỷ lệ kiểm tra dấu hiệu xem bột có khô không, cố định bột có tốt không, kiểm tra dấu hiệu chèn ép bột chiếm tỷ lệ 96%.

Hình 8 Kiểm tra bột cho NB

*Thường xuyên quan sát vùng da nơi các mép bột tỳ ép

-Để ý màu sắc da Quan sát màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy da tấy đỏ hoặc trầy xước thì báo BS Theo dõi sự lưu thông của tuần hoàn vùng chi phía dưới của bột như: xem màu sắc đầu ngón, mạch, cảm giác, cử động các ngón và nhiệt độ chi Thường xuyên quan sát vùng da nơi các mép bột tỳ ép như: phát hiện sự cọ sát, phù nề, đổi màu da hoặc loét Cần xoa bóp bằng cồn và thoa phấn rôm.

-Kết quả thu được của chúng tôi qua quan sát: NB được quan sát chiếm 96%.

* Hướng dẫn NB tập lên gân trong bột, tập vận động các khớp còn lại của chi tránh teo cơ cứng khớp.

-Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột Tập cử động khớp: Để giảm khả năng bị co cứng khớp do phải bất động quá lâu Tập duy trì sức cơ: Để tăng sức căng của cơ.

-100% người bệnh được hướng dẫn tập lên gân trong bột, tập vận động các khớp còn lại của chi để tránh teo cơ cứng khớp.

* Dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy chi bó bột chặt gây đau nhức phải báo cáo thầy thuốc.

-NB cần được dặn dò: Giữ cho bột khô ráo Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, gây kích ứng da.

-100% người bệnh sau được hướng dẫn theo dõi giữ bột sạch sẽ nếu thấy chi bó bột chặt gây đau nhức phải báo cáo thầy thuốc.

3.2.4 Chăm sóc chế độ tập vận động

-Khi người bệnh đỡ đau hướng dẫn tập vận động chủ động tại giường Vận động nhẹ nhàng thường xuyên các ngón chân giúp máu lưu thông tốt và giảm sưng nề chi.

Hình 9 Tập vận động cho NB

- Thực trạng: 96% được ĐD trực tiếp vận động hoặc hướng dẫn NB và thân nhân NB tập vận động sau bó bột chi dưới.

3.2.5 Chăm sóc về dinh dưỡng

-Đối với NB sau bó bột chi dưới cần: Chế độ ăn tăng đạm, ăn tăng Vitamin và khoáng chất để giúp cho quá trình liền xương nhanh chóng.

-Thực tế qua khảo sát chúng tôi thấy: có 92 % người bệnh đã biết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh bó bột Tuy nhiên việc ăn, uống cho NB hoàn toàn do thân nhân NB thực hiện.

-Vệ sinh thân thể cho NB sau khi bó bột là một việc vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị, đặc biệt vùng hậu môn sinh dục bị giới hạn bởi các mép bột bất động Nguyên tắc chung là: Từ trên xuống dưới → từ trong ra ngoài lau theo thứ tự bụng , mông, lưng, đùi, vùng kín.

-Qua quan sát chúng tôi thấy vệ sinh cho NB chủ yếu do thân nhân NB thực hiện Có 88% NB được người ĐD hướng dẫn cách vệ sinh sau bó bột.

3.2.7 Giáo dục sức khoẻ khi cho NB và thân nhân NB xuất viện

-Sau bó bột NB được về nhà chăm sóc chính vì vậy cần giáo dục cho thân nhânvà NB về: Tập vận động tránh teo cơ, cứng khớp Không được dùng que chọc vào trong bột gây xước da nhiễm trùng Tránh làm ướt bột Hướng dẫn NB ăn chế độ ăn bồi dưỡng nâng cao thể trạng, chú ý ăn thức ăn tránh táo bón, sỏi tiết niệu.Không được tự ý tháo bột, giữ bột đủ thời gian theo qui định.

Ưu, nhược điểm

-Hầu hết người bệnh được chăm sóc sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới.

-100% người bệnh được: chăm sóc dấu hiệu sinh tồn, được lau sạch đầu chi sau bó bột, hướng dẫn NB tập lên gân trong bột, tập vận động các khớp còn lại của chi tránh teo cơ cứng khớp,dặn NB giữ bột sạch sẽ, nếu thấy chi bó bột chặt gây đau nhức phải báo cáo thầy thuốc,

-Chế độ dinh dưỡng sau bó bột cho người bệnh đôi khi còn chưa đảm bảo

-Phương pháp GDSK cho người bệnh còn đơn điệu, thiếu các tài liệu hướng dẫn cho người bệnh, đôi khi hiệu quả GDSK chưa cao

3.3.3 Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được

-Điều dưỡng chưa lập được KHCS cho người bệnh sau bó bột chi dưới Việc áp dụng quy trình điều dưỡng vào thực hành chăm sóc chưa được triển khai mạnh mẽ.

-Nhân lực ĐD còn thiếu, lưu lượng người bệnh đông, luôn trong tình trạng quá tải tại khoa, ĐD phải kiêm nhiệm rất nhiều việc: chăm sóc người bệnh khác, thực hiện các thủ thuật, làm thanh toán cho người bệnh khi người bệnh ra viện, lấy mẫu bệnh phẩm và gửi mẫu bệnh phẩm tới khoa cận lâm sàng, gửi và lấy dụng cụ thay băng hàng ngày.

-Một số điều dưỡng trẻ, thiếu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và kỹ năng chăm sóc còn hạn chế. ĐD còn chưa tự trau dồi về kiến thức CSNB, một số ĐD nam chưa thực sự tỉ mỉ trong công việc.

-Một số ĐD chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình trong công việc.

-Công tác tư vấn GDSK cho NB chưa được chú trọng do: Chưa có quy định cụ thể về GDSK cho NB gãy xương chi dưới Tài liệu tư vấn GDSK và các trang thiết bị còn thiếu.

-ĐD khi tư vấn cho NB còn mang tính chất chung chung, chưa giải thích kỹ về bệnh, chưa chú trọng tới tầm quan trọng của việc GDSK.Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn NB của ĐD còn yếu hầu như chỉ tư vấn một chiều.

-Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc CSNB chăm sóc sau bó bột cho người bệnh gãy xương chi dưới tại Khoa ngoại – Chấn thương ,bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w