1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế việt nam

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Sự Phát Triển Kinh Tế Việt Nam
Tác giả Phạm Minh Hoàng
Người hướng dẫn TS Huỳnh Nhựt Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 279,75 KB

Nội dung

Khi hiểu rõ về lạm phát, người dân và doanh nghiệp sẽ có thể chủ động ứng phó với lạm phát, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực của lạm phát đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh.. L

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH -

Chuyên ngành: Qu ản trị kinh doanh

Mã ngành: 8340101

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN SỰ PHÁT

CBHD : TS Huỳnh Nhựt Nghĩa.

Tp H ồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Trang 2

NH ẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TPHCM, ngày… tháng …năm 2024

Người hướng dẫn

Trang 3

3

M ỤC LỤC

L ỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Tổng quan lý thuyết 1.1 Khái niệm lạm phát 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại lạm phát 4

1.2 Mục đích, ý nghĩa 4

1.3 Cách tính lạm phát 5

1.4 Ảnh hưởng, tác động, diễn biến của lạm phát đối với sự phát triển kinh tế của Vi ệt Nam 5

Chương 2: Thực trạng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Việt Nam 2.1 S ố liệu thống kê 6

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng 7

2.3 Nguyên nhân d ẫn đến lạm phát 2.3.1 L ạm phát do cầu kéo 8

2.3.2 L ạm phát do chi phí đẩy 9

2.3.3 L ạm phát do sự thay đổi tỷ giá 11

2.3.4 L ạm phát ỳ 11

2.3.5 L ạm phát do tăng trưởng tiền tệ 11

Chương 3: Kết luận và hàm ý chính sách 3.1 K ết luận 12

3.2 Hàm ý chính sách 13

T Ư LIỆU THAM KHẢO 16

Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Trang 4

L ỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, tình hình kinh tế có nhiều điểm khởi sắc, thu lại được nhiều thành tựu

to lớn Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô còn ẩn chứa nhiều bất ổn Trong những năm gần đây tình hình lạm phát đang diễn ra và khó kiểm soát, và đề tài lạm phát trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn Lạm phát là một vấn đề kinh tế quan trọng và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác, phải đối mặt với thách thức lạm phát trong quá trình phát triển Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 của Việt Nam tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong 12 tháng qua Điều này cho thấy lạm phát đang

là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ có giá trị thực tiễn cao, giúp chúng ta hiểu

rõ hơn về những tác động của lạm phát và đưa ra các giải pháp để kiểm soát lạm phát,

góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Lựa chọn đề tài nghiên cứu này không chỉ mang lại kiến thức mà còn có thể có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng kinh

tế và quốc gia

Trang 5

5

Chương 1: Tổng quan lý thuyết

1.1 Khái niệm lạm phát

1.1.1 Khái niệm

Lạm phát (tiếng Anh gọi là Inflation) là hiện tượng mức giá chung của tất cả hàng hóa, dịch vụ tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến đồng tiền bị mất giá trị lớn hơn trước Khi mức giá chung tăng lên, một đơn vị tiền mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trước, do đó lạm phát phản ánh sự giảm sức mua của một đơn vị tiền

1.1.2 Phân loại lạm phát

Có 3 loại lạm phát:

Lạm phát tự nhiên (tỷ lệ lạm phát <10%): Loại lạm phát này diễn ra ổn định, lãi suất huy động không cao, giá cả tăng chậm, lượng mua và tích trữ không lớn Lạm phát vừa phải khiến người dân cảm thấy thoải mái trong cuộc sống quy trình lao động, sản xuất và an toàn Quy trình sản xuất Loại lạm phát này xảy ra khi tổ chức kinh doanh có

thu nhập ổn định, rủi ro thấp và sẵn sàng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

Lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 1000%): Hình thức lạm phát này xảy

ra khi giá cả tăng nhanh 2 hoặc 3 chữ số trong suốt một năm Lạm phát này khiến giá cả chung tăng lên, gây ra những biến động lớn trong nền kinh tế hoặc các hợp đồng chỉ số

Siêu lạm phát (tỷ lệ lạm phát >1000%): Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng đột ngột với tốc độ rất cao, vượt quá giới hạn siêu lạm phát Siêu lạm phát được ví như một căn bệnh chết người

1.2 Mục đích, ý nghĩa

Mục đích của đề tài tiểu luận "Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Việt Nam" là:

Hiểu được khái niệm, nguyên nhân, tác động của lạm phát đến sự phát triển kinh

tế

Phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022

Đề xuất một số giải pháp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam

Đề tài tiểu luận này có ý nghĩa quan trọng đối với việc hiểu biết và giải quyết vấn đề lạm phát ở Việt Nam Cụ thể, đề tài có những ý nghĩa sau:

Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Trang 6

Giúp nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về lạm phát Khi hiểu rõ về lạm phát, người dân và doanh nghiệp sẽ có thể chủ động ứng phó với lạm phát, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực của lạm phát đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh

Hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các giải pháp kiểm soát lạm phát Thông qua việc phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam, đề tài sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát

Đóng góp vào việc nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam Đề tài sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam

1.3 Cách tính lạm phát

Nếu gọi Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại, P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại được tính:

Ví dụ: Tính tỷ lệ lạm phát 2020 so với năm 2019 được tính như sau:

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Lạm phát có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bao gồm:

Giảm sức mua của người dân: Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cao, người dân

sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua sắm các mặt hàng thiết yếu, dẫn đến giảm sức mua của

họ Điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Tăng chi phí sản xuất: Lạm phát cũng làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận và cạnh tranh Điều này có thể dẫn đến giảm đầu tư, sản xuất và tăng trưởng kinh tế

Gây bất ổn kinh tế: Lạm phát cao có thể gây bất ổn kinh tế, khiến người dân mất niềm tin vào đồng tiền và hệ thống tài chính Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế

Trang 7

7

Dưới đây là một số tác động cụ thể của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Việt Nam:

Tác động đến tiêu dung: Lạm phát làm giảm sức mua của người dân, khiến họ phải chi nhiều tiền hơn để mua sắm các mặt hàng thiết yếu Điều này có thể dẫn đến giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng

trưởng kinh tế

Tác động đến đầu tư: Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận và cạnh tranh Điều này có thể khiến doanh nghiệp giảm đầu tư, sản xuất, dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế

Tác động đến sản xuất: Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất, khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm Điều này có thể dẫn đến giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Lạm phát có thể làm giảm tiêu dùng, đầu tư, sản xuất và xuất khẩu, dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế

Diễn biến của ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Việt Nam:

Trong những năm gần đây, lạm phát ở Việt Nam có xu hướng tăng cao Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 của Việt Nam tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong 12 tháng qua Nguyên nhân của lạm phát tăng cao là do nhiều yếu tố, bao gồm:

Giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thế giới tăng cao do xung đột Nga - Ukraine Chính sách tiền tệ của Mỹ thắt chặt

Giá xăng dầu tăng cao

Lạm phát cao đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm:

Tăng lãi suất điều hành

Giảm cung tiền

Hạn chế nhập khẩu

Tuy nhiên, để kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp đồng bộ của các

bộ, ngành và địa phương

C hương 2: Thực trạng về ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Việt Nam

2.1 S ố liệu thống kê

Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Trang 8

Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến 2022

(Nguồn: DNSE)

Hình 2.2: Sơ đồ khối về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến 2022

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng

Năm 2011: Tỷ lệ lạm phát cao phi mã, đạt đỉnh cao đến 18,58% Đây là mức lạm phát cao nhất trong 13 năm kể từ 2010 đến 2022

Trang 9

9

Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015:

Trong giai đoạn này, việc áp dụng một cách hài hòa các chính sách kinh tế cụ thể

là các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, gia tăng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu

và kiểm soát nhập khẩu… Nhờ đó tác động tích cực đến nền kinh tế và giảm lạm phát

Tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức thấp kỷ lục với con số 0,63% Đây là một con số đáng kinh ngạc, một mức lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh khiến cho mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức thấp

Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020: Nền kinh tế được quản lý chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức 4% Năm 2020 là một năm có nhiều biến động phức tạp do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau

Giai đoạn từ năm 2021 đến 2022: Trong năm 2021, lạm phát ở Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19 Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một

“làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình ở mức 4-6% Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ lên 3,21%

2.3.1 Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát cầu kéo là hiện tượng lạm phát xảy ra do nhu cầu thị trường về hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao (gọi là cầu kéo) Lạm phát do cầu kéo thường xuất phát từ việc tăng cầu đối với một hàng hóa nào đó, khiến giá của hàng hóa đó tăng cao, khiến giá của hầu hết các hàng hóa khác trên thị trường cũng có

xu hướng tăng

Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo, bao gồm nguyên nhân của người tiêu dùng, nhà đầu tư và chính phủ:

Nhu cầu tiêu dùng tăng: Lạm phát phát triển khi nhu cầu và tiêu dùng tăng đột biến Khi nhu cầu về một hàng hóa tăng lên thì giá sẽ tăng lên Giá cả các mặt hàng khác cũng bị ảnh hưởng và tăng cao khiến giá các mặt hàng khác trên thị trường tăng đáng kể, dẫn đến lạm phát gia tăng và ngược lại

Trang 10

Đầu tư cao: Đầu tư cao dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đẩy giá

cả lên cao Bởi khi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sẽ cần nhiều nguyên liệu, nhân công và máy móc hơn Điều này có thể dẫn đến chi phí sản xuất tăng, đẩy giá lên cao Khi các công ty đầu tư, họ thường cần vay tiền từ ngân hàng Điều này có thể dẫn đến

sự gia tăng cung tiền trong nền kinh tế Khi nguồn cung tiền tăng lên, giá cả có thể sẽ tăng vì các doanh nghiệp có thể tính giá cao hơn khi có nhiều tiền hơn trong nền kinh

tế

Tăng chi tiêu chính phủ: Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu tiêu dùng và đầu

tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, giá cả sẽ tăng Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình công cộng hoặc các dự án đầu tư lớn thì mức giá sẽ giảm

Nhu cầu xuất khẩu: Khi nhu cầu xuất khẩu tăng, nguồn cung trong nước còn lại giảm và do đó giá tăng Nhu cầu xuất khẩu và dòng vốn vào cũng có thể dẫn đến lạm phát, đặc biệt là trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, có thể dẫn đến tăng cung tiền Điều ngược lại xảy ra khi nền kinh tế thế giới hoặc khu vực rơi vào suy thoái, dẫn đến nhu cầu xuất khẩu và dòng vốn nước ngoài chảy vào giảm

(Nguồn: Economicshelp)

Hình 2.3: Lạm phát do cầu kéo

2.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy là một loại lạm phát trong nền kinh tế xảy ra khi giá cả tăng do áp lực từ chi phí sản phẩm và dịch vụ tăng lên, thường là do chi phí sản xuất và cung ứng tăng đột ngột và không đồng đều Hiện tượng này khiến giá hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, đôi khi không cải thiện đáng kể về chất lượng hoặc giá trị Lạm phát do chi phí đẩy thường là một vấn đề kinh tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và sự ổn định kinh tế

Trang 11

11

Một số nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy bao gồm:

Giá nguyên liệu thô tăng: Giá nguyên liệu thô chính như dầu, khoáng sản và

nguyên liệu nông nghiệp tăng có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát do chi phí đẩy Khi giá nguyên liệu tăng, sản phẩm làm ra có sử dụng chúng cũng phải tăng giá

để bù đắp chi phí

Chi phí lao động tăng: Việc tăng tiền lương và chi phí lao động trong sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ có thể dẫn đến tăng giá chung Khi công nhân đòi lương cao hơn, các công ty thường phải tăng giá để trả lương cho nhân viên

Sự khan hiếm nguồn cung: Khi nguồn cung của một sản phẩm hoặc dịch vụ bị hạn chế hoặc gián đoạn, chẳng hạn như do thiên tai, hạn hán hoặc xung đột khu vực, giá

có thể tăng mạnh do khan hiếm

Áp lực từ cầu: Tăng trưởng cầu vượt quá cung cũng có thể khiến giá tăng Khi có

sự gia tăng đột ngột về nhu cầu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ, giá có thể tăng

Các biện pháp tài khóa không phù hợp: Chính sách tài khóa và tiền tệ không cân bằng hoặc không phù hợp có thể dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy Tạo ra quá nhiều tiền

mà không có sản phẩm thực sự có thể khiến giá tăng

Thay đổi cơ cấu giá: Sự thay đổi trong cơ cấu giá cả của một số loại sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dẫn đến sự gia tăng tổng thể của giá cả

(Nguồn: Economicshelp) Hình 2.4: Lạm phát do chi phí đẩy

Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Trang 12

2.2.3 Lạm phát do thay đổi tỷ giá

Lạm phát do thay đổi tỷ giá hối là một loại lạm phát xảy ra khi giá trị của đồng tiền quốc gia giảm xuống so với đồng tiền nước ngoài Điều này có thể dẫn đến tăng giá

cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, từ đó làm tăng lạm phát trong nước

Một số nguyên nhân dẫn đến lạm phát do thay đổi tỷ giá:

Giá trị đồng tiền giảm: Khi một quốc gia giảm giá trị đồng tiền của mình so với các nước khác thì giá trị của ngoại tệ sẽ tăng lên Điều này có thể làm tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, góp phần làm tăng tỷ lệ lạm phát

Tăng giá nguyên liệu xuất khẩu: Nếu quốc gia phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu

để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và giá của những nguyên liệu này tăng do thay đổi tỷ

giá, thì giá của sản phẩm cuối cùng cũng có thể tăng lên, góp phần vào lạm phát

Phá giá: Trong chế độ tỷ giá cố định, chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ làm giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ rẻ đi và giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ tăng lên

2.3.4 Lạm phát ỳ

Lạm phát nói chung được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên

Lạm phát ỳ thường do một số yếu tố sau:

Kỳ vọng lạm phát: Khi người dân và doanh nghiệp kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục ở mức cao, họ sẽ hành động theo cách thúc đẩy lạm phát tiếp tục Ví dụ, người dân có thể tăng lương và yêu cầu tăng giá để bù đắp cho lạm phát dự kiến, và các doanh nghiệp có thể tăng giá để bù đắp cho chi phí lao động tăng Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, khiến lạm phát tiếp tục tăng lên

Cung tiền tăng chậm: Khi cung tiền tăng chậm, nó có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Điều này có thể dẫn đến lạm phát, vì các doanh nghiệp sẽ tăng giá để đáp ứng nhu cầu

Tăng trưởng kinh tế chậm: Khi tăng trưởng kinh tế chậm, nó có thể dẫn đến giảm cung hàng hóa và dịch vụ Điều này có thể dẫn đến lạm phát, vì các doanh nghiệp sẽ tăng giá để bù đắp cho sự thiếu hụt

2.3.5 Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ

Nguyên nhân lạm phát do tăng trưởng tiền tệ là do khi cung tiền trong nền kinh tế tăng lên, thì cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ tăng lên Điều này có thể dẫn đến tăng

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w