NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN...31.Khái niệm sự phát triển...3a.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình...3b.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng...32.Tính chất cơ bản của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Lớp học phần: 22112MLNP0221
Hà Nam, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 2
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 2
1 Vận động 2
2 Phát triển 2
II NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 3
1 Khái niệm sự phát triển 3
a Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình 3
b Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng 3
2 Tính chất cơ bản của sự phát triển 3
a Tính khách quan của sự phát triển 4
b Tính phổ biến của sự phát triển 4
c Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển 4
d Tính kế thừa của sự phát triển 4
3 Ý nghĩa của phương pháp luận 5
CHƯƠNG II: 7
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
I THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 7
1. Thực trạng 7
a Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7
b Đặc điểm thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 8
c Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9
2 Những thành tựu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 10
3 Những hạn chế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 16
a Đất nước còn nghèo nàn: 16
b Thiếu lý tưởng, các suy thoái ở nhiều tầng lớp: 16
c Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị: 17
4 Nguyên nhân của những hạn chế 17
II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 18
1 Phương hướng xây dựng các mục tiêu, kế hoạch để khắc phục hạn chế và tiếp tục thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 18
2 Giải pháp 20
PHẦN KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất của về thế giới và vị trí conngười trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chungnhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Và cũng có quan niệm rằng triết học là khoa họccủa các khoa học Bởi vậy triết học có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rờikhỏi các chuyên ngành khác Hiểu được mối liên hệ này và hiểu được sự tồn tại, pháttriển của các sự vật, hiện tượng sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong quá trình học tập
và nghiên cứu chuyên ngành, không những thế chúng ta còn có thể vận dụng triết họcvào trong thực tiễn nghiên cứu và trong đời sống xã hội Hướng đến nhu cầu đó,trong bài thảo luận này, nhóm chúng em xin được phép phân tích, trình bày về cơ sở
lý luận của quan điểm phát triển trong triết học Mác-Lênin từ đó vận dụng quan điểmphát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Nhóm cũngxin được đưa ra một vài ý kiến, đánh giá, nhận định chủ quan cho một vài vấn đềtrong bài Với khối kiến thức liên quan còn eo hẹp, nhóm mong cô và các bạn sẽ đưa
ra những nhận xét để nhóm có thể tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện bài
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Quan điểm phát triển là một trong những nguyên tắc quan trọng của phươngpháp biện chứng Mác – xít Quan điểm đòi hỏi chúng ta khi nhận thức sự vật phảixem xét nó trong sự vật động, biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của
sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sự vật phục vụcho nhu cầu của con người
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.Nguyên lý nói rằng phát triển là khuynh hướng tất yếu khách quan của tất cả các sựvật hiện tượng
1 Vận động
Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất, vận động
được hiểu như sự thay đổi nói chung “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức
được hiểu là một phương thức tồn tại của, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” (Ănghhen)
2 Phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp,từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển là một khuynh hướng vậnđộng tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định
về chất( thay đổi kết cấu-tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữvai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo
xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sựvật theo xu hướng ổn định giữ vai trò chủ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên
“Hai quan điểm cơ bản về sự phát triển(sự tiến hóa): sự phát triển coi như làgiảm đi và tăng lên, như lặp lại, và sự phát triển coi như sự thống nhất của các mặtđối lập Quan điểm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khó khăn Quan điểm thứ hai làsinh động Chỉ có quan điểm thứ hai mới cho ta chìa khóa của “sự vận động”của tấtthảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “ bước nhảyvọt”; của “sự chuyển hóa thành mặt đối lập”; của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh cáimới
Phát triển như sự chuyển hóa; giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữacái cũ và cái thuyết mới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả;giữa nội dung và hình thức; giữ bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên;giữa khả năng và hiện thực
Trang 5Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổbiến và đa dạng, phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiênhữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần.
II NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1 Khái niệm sự phát triển
a Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sựvật, hiện tượng Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là
sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của
sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của sự “phát triển” đó nằm ngoài chúng
b Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Từ quan niệm, phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, các nhà kinhđiển chủ nghĩa Mác-Lênin đã vạch rõ, thực chất của phát triển là sự phát sinh đốitượng mới phù hợp với quy luật tiến hóa và sự diệt vong của đối tượng cũ đã trở nênlỗi thời Đối tượng mới chỉ là cái phù hợp với khuynh hướng tiến bộ của lịch sử, cótiền đồ rộng lớn; đối tượng cũ là cái đã mất-vai trò tất yếu lịch sử, ngày càng đi vào
xu hướng diệt vong
Như vậy, quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về phát triển ở
chỗ: coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy;
sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; chỉ ra nguồn gốcbên trong của sự vận động, phát triển và đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sựvật và hiện tượng Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động, pháttriển và chuyển hóa không ngừng Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhaugiữa các sự vật, hiện tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiệntượng Vì thế, V.I.Lênin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứngduy vật là “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện” Do vậy, quan điểm nàyđược xây dựng thành khoa học nhằm phát hiện ra quy luật, bản chất và tính chất phổbiến của vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
Ví dụ:
Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm cho mâu thuẫn giữa chủ
nô với nô lệ ngày một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh giải phóng nô lệ,giao đất canh tác Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thứcsản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến,nhà nướcphong kiến ra đời Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và cuốicùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa
Quá trình phát triển của một con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởngthành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển mạnh
mẽ về mặt tư duy nhận thức của mình
Sự phát triển các giống loài từ bậc thấp lên đến bậc cao
2 Tính chất cơ bản của sự phát triển
Trang 6a Tính khách quan của sự phát triển
Mọi quá trình phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều là những quá trìnhdiễn ra theo tính tất yếu quy luật của nó: những quá trình biến đổi dần về lượng tấtyếu dẫn đến những quá trình biến đổi về chất, quá trình đấu tranh giữa các mặt đốilập bên trong bản thân sự vật, hiện tượng
Nói đơn giản là dù ý thức có nhận thức được hay không, mong muốn được hay
không thì phát triển vẫn ở đó, tồn tại không phụ thuộc vào ý thức.
Ví dụ, quá trình phát sinh một giống loài mới hoàn toàn diễn ra một cách khách
quan theo quy luật tiến hoá của giới tự nhiên Con người muốn sáng tạo một giốngloài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó: Quá trình phát triển của xãhội từ một xã hội sơ khai, nguyên thuỷ, những công cụ sản xuất thô sơ trải qua quátrình hàng trăm năm phát triển thành xã hội có Bộ máy Nhà nước, máy móc hiện đạiphát triển vượt bậc thì cái ý thức của mình nó nghĩ phát triển thế này là ổn rồi, khôngcần phát triển nữa nhưng mà xã hội vẫn phát triển, vẫn từng ngày bước tới một thếgiới mới
b Tính phổ biến của sự phát triển
Tính phổ biến được thể hiện ở quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình,mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể baohàm khả năng dẫn đến sự ra đời cái mới, phù hợp với quy luật khách quan
+ Trong tự nhiên: Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi củamôi trường
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên , cải tạo xã hội, tiến tớimức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người
+ Trong tư duy: Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơnvới tự nhiên và xã hội
Ví dụ, trong giới tự nhiên: Sự phát triển của trái đất từ một hành tinh không có
sự sống trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm đã có cây, có sinh vật sống, thậm chí đãphát triển thành một nền văn minh hoặc như con người từ một vượn cổ khả năng tưduy, nhận thức còn kém, dáng người đã phát triển thành một con người hoàn chỉnh từ
cơ thể tới nhận thức, tư duy
c Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: các lĩnh vực
khác nhau, sự vật khác nhau, điều kiện khác nhau, thì cũng có sự khác nhau ít haynhiều về tính chất, con đường, mô thức, phương thức của sự phát triển
Ví dụ, không thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên
với sự phát triển của xã hội loài người Sự phát triển của giới tự nhiên thuần tuý tuântheo tính tự phát, còn sự phát triển của xã hội loài người lại có thể diễn ra một cách tựgiác do có sự tham gia của nhân tố ý thức
d Tính kế thừa của sự phát triển
Trang 7Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ítnhiều bộ phận, đặc điểm, thuộc tính còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải,loại bỏ những gì tiêu cự, lạc hậu, không tích hợp của cái cuc Đến lượt nó, cái mớinày lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.
Đó là quá trình phủ định biện chứng Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thayđổi về chất Qúa trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc
Ví dụ, trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên
năm 1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuynhiên chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sửdụng Đến hiện tại rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điệnthoại đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thểnhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet,… xuất hiện, giá điện thoại cũngdao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền củamình nên rất ưa chuộng Khi đó, chiếc điẹn thoại di động hiện tại là sự phủ định củachiếc điện thoại đầu tiên , và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên
3 Ý nghĩa của phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng,
chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan
điển này đòi hỏi:
Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động
và phát triển
Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữutrước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năngchuyển hóa của nó Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủđạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó
Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch
sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trìnhphát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng
Thứ hai, không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.
Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trìnhbiện chứng đầy mâu thuẫn Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quátrình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đốivới mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng Bi quan về sự thụt lùi tươngđối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại
Thứ ba, phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trang 8Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sựvật, hiện tượng Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy
sự vật, hiện tượng phát triển
Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh
cụ thể của sự vật, hiện tượng Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấpđến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mớiphù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo
Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của cái
cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự pháttriển
Thứ tư: Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động
Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sựthay đổi về chất Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sựvật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất
Ví dụ, Khi trong lớp có một bạn hướng nội, ngại giao tiếp, thuyết trình trước
đám đông, ít tham gia hoạt động câu lạc bộ Nếu không áp dụng nguyên lý phát triểnthì mọi người sẽ nghĩ bạn này ra đời chắc chắn sẽ không có việc làm, thất bại nhưngnếu mình áp dụng nguyên lý phát triển thì sẽ thấy bạn này dù hướng nội, ngại giaotiếp nhưng luôn cố gắng nói chuyện vui vẻ, hoà đồng ,cố gắng thuyết trình và đến lúcnào đó sẽ giao tiếp khá hơn, thuyết trình trôi chảy hơn
Trang 9CHƯƠNG II:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1 Thực trạng
a Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở miềnBắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất,cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nướcthì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xãhội
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa
xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất pháttriển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còncần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới
Dĩ nhiên, đối với những nước thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn,thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạchậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải quamột thời kỳ quá độ lâu dài
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta làmột thời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nềntảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, cócông nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quátrình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựngnền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" (Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr 13)
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch
sử đối với nước ta, vì:
Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch
sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa Cho dù hiện nay, vớinhững cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang cónhững thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bảncủa nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâusắc Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người Đặc điểm của thời đạingày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vitoàn thế giới Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủnghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi
Trang 10động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử Chủnghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến
bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợiích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản Quátrình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do
và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người Đi theo dòng chảy củathời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử
Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX.Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã tiếnhành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc Ngàynay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mớithực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, như vậy
là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại Điều
đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ởnước ta là một tất yếu lịch sử
Khả năng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở ViệtNam bao gồm những khả năng khách quan và chủ quan
b Đặc điểm thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đặc điểm cơ bản của quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khan
đan xen, có những đặc trưng cơ bản:
Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuấtrất thấp Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỷ, hậu quả để lạicòn nặng nề Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địchthường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc củanhân dân ta
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốnhút tất cả các nước ở mức độ khác nhau Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hộiđang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử
và cuộc sống các dân tộc Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho cácnước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội, cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Các nước với chế
độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh,cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước
vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó
Trang 11khăn, thách thức, song theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiếntới chủ nghĩa xã hội.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, như Đại hội DXcủa Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) xác định: "Con đường đi lên của nước ta là sựphát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ quaviệc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủnghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ
tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượngsản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại"
Đây là tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta về conđường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tư tưởng này cầnđược hiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con
đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bảnchủ nghĩa Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế
tư nhân tư bản tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kỳ quá độ cònnhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo còn phânphối theo mức độ đóng góp và quĩ phúc lợi xã hội; thời kỳ quá độ vẫn còn quan hệbóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thốngtrị
Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi
phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tưbản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về quản lý đểphát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là phát triển nhanh lực lượng sảnxuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại
Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra sự
biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn, phứctạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tínhchất quá độ đòi hỏi phái có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng,toàn dân
c Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể củaViệt Nam, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là qua hơn 30 nămđổi mới, nhận thức của Đảng và nhân dân dân ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ Đại hội IV (1976), nhận thức của Đảng ta vềchủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của cách mạng nước ta mới dùng ở mức độ
Trang 12định hướng: Trên cơ sở phương hướng đúng, hãy hành động thực tế cho câu trả lời.Đến Đại hội VII, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa đã sáng tỏ hơn, không chỉ dừng ở nhận thức định hướng, địnhtính mà từng bước đạt tới trình độ đình hình, định lượng Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), đã xác định mô hình chủnghĩa xã hội ở nước ta với sáu đặc trưng':
- Do nhân dân lao động làm chủ;
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu;
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có cuộc sống ẩm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triểntoàn diện cá nhân;
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới;
Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 25 năm đổi mới, nhận thức của Đảng ta về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã có bước phát triển mới.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát triển năm 2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặctrưng, trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội xã hội chủnghĩa mà nhân dân ta xây dựng”, đó là:
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọn và giúpnhau cùng phát triển
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
2 Những thành tựu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
* Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề đầu tiên, có nghĩa nhưphương thức quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, xâydựng CNXH Trên cơ sở những bài học thực tế của đất nước, những kinh nghiệmquốc tế và những thành tựu nghiên cứu lý luận nói chung, Đảng ta đã hình thành hệ