Một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay muốn phát triển bềnvững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù hợp.Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là p
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Những khái niệm cơ bản liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thái tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp
1.1.2.Bản chất Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì nhà kinh doanh đều phải có một lượng vốn ban đầu nhất định được huy động từ các nguồn khác nhau như: Tự có, ngân sách cấp, liên doanh liên kết, phát hành chứng khoán hoặc vay của ngân hàng Số vốn ban đầu đó sẽ được đầu tư vào các mục đích khác nhau như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư và thuê nhân công Số vốn ban đầu khi phân phối cho các mục đích khác nhau thì hình thái của nó không còn giữ nguyên dưới dạng tiền tệ ban đầu mà đã biến đổi sang hình thái khác là những hiện vật như nhà xưởng, máy móc thiết bị, đối tượng lao động Quá trình phân chia và biến đổi hình thái của vốn như vậy là quá trình cung cấp hay nói cách khác là quá trình lưu thông thứ nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình tiếp theo là sự kết hợp của các yếu tố vật chất nói trên để tạo ra một dạng vật chất mới là sản phẩm dở dang, kết thúc quá trình này thì thành phẩm mới được xuất hiện Quá trình đó chính là quá trình sản xuất sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phải trải qua quá trình lưu thông thứ hai, quá trình tiêu thụ, để vốn dưới dạng thành phẩm trở lại hình thái tiền tệ ban đầu thông qua khoản thu bán hàng của doanh nghiệp Số tiền thu được đó lại trở về tham gia quá trình vận động biến đổi hình thái như ban đầu Quá trình vận động như vậy lặp đi lặp lại liên tục và có tính chất chu kì Chính sự vận động biến đổi hình thái như trên của vốn tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao quá trình vận động như trên của vốn lại diễn ra được? Câu trả lời là: Chính nhờ hệ thống các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường xung quanh nó Hệ thống các mối quan hệ đó rất phức tạp, đan xen lẫn nhau nhưng ta có thể phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:
Nhóm 1: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước
Nhóm 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức và cá nhân khác.
Nhóm 3: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống tài chính, ngân hàng.
Nhóm 4: Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp Hệ thống các mối quan hệ trên có những điểm chung là:
- Đó là những mối quan hệ kinh tế, những quan hệ liên quan đến công việc tạo ra sản phẩm và giá trị mới cho doanh nghiệp.
- Chúng đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, thông qua đồng tiền để đo lường, để đánh giá.
- Chúng đều nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp
1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Theo các nhà kinh tế học, tài chính doanh nghiệp có hai chức năng cơ bản là:
- Chức năng kiểm tra giám đốc) bằng tiền.
Trước hết nói về chức năng phân phối của tài chính, ta thấy rằng để có thể tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào thì số vốn huy động được của doanh nghiệp phải được phân chia cho các mục đích khác nhau Một phần vốn dùng cho việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, những phân khác dùng cho mục đích mua sắm các đối tượng lao động và thuê nhân công Nếu tiền vốn tập trung lại mà không chia ra cho các mục đích như trên thì nó chỉ có ý nghĩa là phương tiện dự trữ giá trị mà không giúp gì cho việc sáng tạo giá trị mới cho doanh nghiệp Tuy vậy, việc phân phối phải dựa trên các tiêu chuẩn và định mức được tính toán một cách khoa học trên nền tảng là hệ thống các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường xung quanh nó.
Chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính: Sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính như thu, chi, lãi, lỗ Các chỉ tiêu tài chính đó tự bản thân nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt ở mức độ nào đồng thời cũng thể hiện quá trình phân phối còn bất hợp lý ở chỗ nào tức là có mối quan hệ tài chính nào chưa được thực hiện thoả đáng, qua đó nhà quản lý có thể thấy được cách điều chỉnh chúng như thế nào để kết quả của kỳ kinh doanh sau được cao hơn.
Hai chức năng trên của tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng phân phối xảy ra ở trước, trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, nó là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh, không có nó không thể có quá trình sản xuất kinh doanh Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, có tác dụng điều chỉnh và uốn nắn tiêu chuẩn và định mức phân phối để đảm bảo cho nó luôn luôn phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh
1.1.4 Nhiệm vụ của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp là:
- Thiết lập những mối quan hệ khăng khít với thị trường vốn để luôn luôn chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Xác định mục đính phân phối vốn đúng đắn, rõ ràng
- Tính toán xác định các tiêu chuẩn phân phối vốn đúng với các mục đích đã xác định
- Tổ chức thực hiện công tác bảo toàn vốn một cách khoa học.
- Tổ chức công tác theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ, liên tục, có hệ thống các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các định mức và tiêu chuẩn phân phối, tình hình thực hiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính để kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế xung quanh từ đó có những quyết định điều chỉnh hợp lý.
- Cùng với các bộ phận quản lý khác của doanh nghiệp, công tác quản lý tài chính góp phần duy trì và phát triển quan hệ với bạn hàng, khách hàng và các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đồng thời luôn đảm bảo thực hiện tốt các quy định, chế độ quản lý của nhà nước.
Chức năng của tài chính có được thực hiện tốt hay không, hiệu quả công tác quản trị tài chính có cao hay không phụ thuộc vào công sức và trí tuệ của toàn thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp mà quan trọng nhất là kiến thức về quản trị tài chính và năng lực lãnh đạo của người lãnh đạo cao nhất của doanh
1.1.5 Nội dung cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp
Tài chính Doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau: a) Quản lý vốn cố định- tài sản cố định
- Vốn cố định- tài sản cố định là một yếu tố quan trọng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vốn cố định- tài sản cố định là một yếu tố cơ bản tạo ra khối lượng sản phẩm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Vốn cố định- tài sản cố định phản ánh quy mô, năng lực sản xuất của doanh nghiệp tại một thời điểm nghiên cứu, nó phản ánh giá trị của doanh nghiệp chính là vốn.
- Qua công tác quản lý Vốn cố định- tài sản cố định có thể làm căn cứ xác định nhu cầu về vốn.
*Ý nghĩa: Nhằm phát hiện ra những bất hợp lý, sai sót trong quá trình sử dụng, xác định nhu cầu để điều chỉnh Vốn cố định- tài sản cố định Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp. b) Quản lý Vốn lưu động- Tài sản lưu động
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động là những đối tượng lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau. Với mỗi chủng loại quá trình vận động tham gia sản xuất khác nhau Qua tìm hiểu nghiên cứu mới đưa ra được biện pháp quản lý phù hợp
- Vốn lưu động - Tài sản lưu động là một bộ phận vốn sản xuất tài sản củaDoanh nghiệp phản ánh được năng lực, mức độ đảm nhiệm về vốn Qua nghiên cứu xác định được nhu cầu về vốn, đảm bảo được nhu cầu về vốn, đảm bảo được vốn cho sản xuất.
Những chỉ tiêu tài chính đặc trưng
1.2.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu…họ luôn đặt ra câu hỏi là liệu doanh nghiệp có khả năng trả các món nợ tới hạn không a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.
Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát (H1) Tổng nợ phải trả
Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
Nếu H1 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.
Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
Tổng tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh (H3) Tổng nợ ngắn hạn
(H3) H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.
H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vôn.Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. d) Hệ số thanh toán nợ dài hạn
Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm, doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định Nguồn để trả nợ dài hạn chính là tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay chưa được thu hồi Vì vậy, người ta thường so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành từ vốn vay với số dư dài hạn để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn
Hệ số thanh toán nhợ dài hạn (H4) Tổng nợ dài hạn
H4 < 1 hoặc = 1 được coi là tốt vì khi đó khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định.
H 4 > 1 phản ánh tình trạng không tốt về khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp. e) Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả:
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và lại phải đi chiếm dụng các doanh nghiệp khác So sánh phân đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả (H5) Các khoản phải trả
Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.
Bị chiếm dụng và đi chiếm dụng trong kinh doanh là bình thường Nhưng ra phải xem xét trong trường hợp nào là hợp lí, khoản nào là phù hợp. f) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không
1.2.2 Các hệ số về cấu tài chính và tình hình đầu tư
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP
Giới thiệu chung về các doanh nghiệp
2.1.1 Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hoàng Diệu
Tên giao dịch: HOANG DIEU PORT ONE MEMBER LIMITED COMPA Địa chỉ: Số 3 đường Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Cảng Hoàng Diệu là một cảng thuộc Cảng Hải Phòng, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là một khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế phát triển, Cảng Hoàng Diệu là một địa điểm tin cậy cho việc xếp dỡ hàng hóa thông qua Hải Phòng cũng như các tỉnh và thành phố ở miền Bắc Việt Nam Từ ngày 01 tháng 02 năm 2016, Cảng Hoàng Diệu chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNNN Một thành viên Cảng Hoàng Diệu với tư cách pháp nhân độc lập.
- Bốc xếp hàng hóa (Ngành chính)
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Sửa chữa thiết bị khác
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Vận tải hàng hóa đường sắt
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới );
- Dịch vụ phục vụ đồ uống
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển nền kinh tế quốc dân theo cơ chế thị trường hiện nay thì việc xuất - nhập khẩu hàng hoá là việc làm cần thiết và tất yếu Thông qua nhiều phương thức vận tải khác nhau như: Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không
Trong các hình thức vận tải trên thì đường thuỷ là một trong những hình thức vận tải đặc biệt quan trọng Bởi vì:
- Cảng là khu vực thu hút và giải toả hàng hoá
- Thực hiện việc bốc, xếp, dỡ hàng hoá - Là nơi lánh nạn an toàn cho tàu
- Cảng cung cấp các dịch vụ cho tàu như một mắt xích trong dây truyền
- Điểm luân chuyển hàng hoá và hành khách
- Nơi tiếp nhận những đầu mối giao thông giữa hệ thống vận tải trong nước và nước ngoài
- Là cơ sở phát triển thương mại thông qua Cảng
- Kí kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ Hàng
- Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ phương tiện vận tải nếu được uỷ thác
- Kết toán việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết
- Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá
2.1.2 Công ty CP Cảng Vật Cách
Tên công ty: Công ty CP Cảng Vật Cách
Tên giao dịch: VATCACH PORT JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ: Km 9 đường 5, Phường Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Xí nghiệp sếp dỡ Vật Cách Được hình thành từ năm 1965, ban đầu chỉ là những bến cảng dạng mố cầu có diện tích nhỏ Do tình hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển xí nghiệp đã cơ cấu và tổ chức lại với sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong toàn xí nghiệp Ngày 3 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 2080/2002/QĐBGTVT, Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách được chuyển đổi thành Công ty CP Cảng Vật Cách.
- Kinh doanh cho thuê kho, bến, bãi để chứa hàng
- Dịch vụ đại lí vận tải và giao nhận hàng thông qua Cảng
- Vận tải hàng hoá đa phương thức
2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ
Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cụ thể như sức lao động, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên chức, phương tiện, Công cụ xếp dỡ, kho bãi để tiếp nhận hàng hoá thông qua cảng đáp ứng yêu cầu của chủ hàng, chủ phương tiện. Thường xuyên liên tục làm tốt công tác tiếp thị tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm thu hút được nhiều chủ hàng đến với cảng, để tạo thêm việc làm cho công nhân, có mức thu nhập ổn định và tăng thêm nguồn doanh thu cho xí nghiệp
- Phục vụ cho các chủ hàng, chủ phương tiện hay nói cách khác là hãng tàu nh xếp dỡ Container, hàng hoá khác từ tàu vào kho bãi của cảng hoặc lên xe của chủ hàng và ngược lại
- Giao nhận và bảo quản hàng trong kho bãi, đảm bảo an toàn tuyệt đối hàng hoá của các chủ hàng
- Tổ chức cho cán bộ công nhân viên có đời sống ổn định để an tâm sản xuất để đạt được năng suất, chất lượng hiệu quả cao
- Tổ chức vận tải đường dài trực tiếp đa hàng từ cảng đến thẳng kho của chủ hàng để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công nhân
Đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp
2.2.1 Đánh giá chung kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
2.2.1.1 Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
Những năm gần đây nền kinh tế vĩ mô nước ta tồn tại nhiều bất ổn, bị ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại kéo dài Cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động Thêm vào đó chi phí một số yếu tố sản xuất đầu vào như xăng dầu, điện… có biến động tăng, giảm liên tục đã tạo thêm áp lực cho sản xuất kinh doanh, và việc điều chỉnh giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp.
Tuy còn nhiều khó khăn phức tạp như vậy nhưng Cảng Hoàng Diệu đã đưa ra nhiều biện pháp tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ, thu nhập và đời sống của CBCNV toàn Công ty được nâng cao Nhìn chung lợi nhuận kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm với mức tăng bình quân là 16% Công ty liên tục phát triển, là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu thành phố Hải Phòng liên tục từ năm 2001 đến năm 2020 và được UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc; cùng nhiều giải thưởng quốc tế uy tín Hết quý I năm 2021 Dự án bến số 3 và số 4 cảng quốc tế tại Lạch Huyện hoàn thành toàn bộ các bước chuẩn bị đầu tư như: Thỏa thuận tuyến bến; Thẩm định thiết kế cơ sở; Phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giải pháp phòng cháy và chữa cháy thiết kế cơ sở; Lập, thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt Dự án vào ngày 29/4/2021.
2.2.1.2 Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Cảng Vật Cách
Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách với nhiệm vụ chính đã nêu trên Trong cơ chế thị trường hiện nay và với sự cạnh tranh luôn diễn ra, công ty không tránh khỏi những khó khăn nhất định trong công tác Đặc biệt trong năm gần đây do sự lạm phát nền kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước.Khách hàng và giá cả nguyên, nhiên vật liệu luôn biến động gia tăng liên tục.Nhưng với quyết tâm của chính mình, sự năng động trong chỉ đạo của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân công ty, đồng thời vì sự sống còn của Công ty và hơn 1000 CBNV nên Công ty luôn luôn tìm mọi giải pháp khoa học nhằm ổn định về việc làm và chế độ Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ Cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, tuy Cảng Vật Cách có quy mô không lớn nhưng có mức độ cung cấp dịch vụ vận tải biển và dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, cho thuê kho bến bãi diễn ra thường xuyên liên tục Số lượng khách hàng đến với Công ty ngày càng nhiều Có được kết quả đó là nhờ vào các hoạt động tìm kiếm, khai thác thị trường một cách linh hoạt của Công ty và nhờ vào uy tính, tinh thần trách nhiệm mà Cảng đã xây dựng bao năm qua.
2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
Căn cứ vào số liệu từ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) năm 2021, 2020 của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu và Công ty CP Cảng Vật Cách, các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp được tổng hợp trong bảng số liệu sau:
Bảng 2 1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2018, 2019 và 2020 của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu và Công ty CP Cảng Vật Cách
TT CHỈ TIÊU Đơn vị NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020
So sánh với năm gốc (%)
Lao động bình quân Người 1.168 1.337 1.059 114.46 90.66
CÔNG TY CP Cảng Vật Cách
Lao động bình quân Người
Nguồn: Thống kê số liệu doanh nghiệp
Qua Bảng 1 cho ta cái nhìn chung nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu và Công ty cổ phần Cảng Vật Cách Cụ thể như sau:
Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, Công ty TNHH MTV
Cảng Hoàng Diệu không có biến động lớn trong doanh thu nhưng việc doanh thu giảm là điều rõ ràng nhận thấy Giai đoạn năm 2018 - 2019, doanh thu giảm nhẹ từ việc giảm doanh thu tài chính và các hoạt động khác Đến năm 2020, việc giảm mạnh doanh thu hoạt động tài chính từ 98.564.789.420đ còn 20.452.456.889đ đã ảnh hưởng trực tiếp lên tổng doanh thu của năm 2020 Bên cạnh đó, doanh thu của các hoạt động khác cũng không có gì nổi trội để bù đắp lại mặc dù hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng mạnh so với các năm trước Năm 2019, chi phí tăng 39.691.761.289đ so với năm 2018 chiếm 12,72%, việc tăng chi phí bắt nguồn từ việc Công ty mở rộng và bắt đầu áp dụng các ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ổn định và thu hút thêm khách hàng mới Điều này đã làm chi phí khấu hao tài sản, tiền lương, mua ngoài… tăng lên đáng kể tác động đến tổng chi phí của công ty Năm 2020, tổng chi phí giảm mạnh, giảm 42.196.220.273đ so với năm 2019 Điều này cho thấy công ty đã từng bước ổn định, cắt giảm chi phí hợp lý từ việc giảm tiền lương, chi phí hoạt động mua ngoài… Hầu hết các chỉ tiêu về thuế, lợi nhuận hay lãi đều có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2019 so với năm 2018 sau đó bắt đầu tăng trở lại Có thể thấy, mặc dù bị tác động phần nào nhưng công ty đã bắt đầu tìm được hướng đi đúng và đã tìm ra được các biện pháp về tài chính, các cách giải quyết, góp phần vào việc thúc đẩy lợi nhuận. Đối với Công ty cổ phần Cảng Vật Cách, trong ba năm qua tình hình sản xuất khá tích cực mặc dù nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn Doanh thu năm 2020 của doanh nghiệp tăng so năm 2019 khoảng 20,6 tỷ đồng tương ứng là 5,21%, so với năm 2018 tăng lên 4,72% Chi phí của công ty tăng lên so với cả năm 2018 và năm 2019, chi phí tăng chủ yếu là ở giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí lãi vay Việc tăng các chi phí này cũng là điều dễ hiều khi mà năm doanh thu tăng lên, mở rộng thị trường được chú trọng Chi phí công ty năm 2020 tăng lên so năm 2019 là 4,88 tỷ đồng tương ứng là 4,62%; mức tăng này thấp hơn mức tăng lên của doanh thu do đó lợi nhuận công ty năm 2020 tăng lên so năm
2019 Lợi nhuận công ty năm 2020 đạt mức cao nhất trong ba năm qua, tốc độ tăng cao hơn so với năm 2019 Mức độ tăng lợi nhuận năm 2019 là 19,78 % thì năm 2020 con số này là 35,04 % Đây là những tín hiệu rất đáng mừng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn khó khăn Nhờ đó, trong ba năm qua mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của công ty khá lớn Năm 2020 số nộp Ngân sách thấp hơn năm
2019 và năm 2018, đó là do việc Nhà nước áp dụng chính sách giảm mức thuế suất doanh nghiệp từ 25% xuống còn 22%, và có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí khác Tuy vậy, năm qua công ty vẫn là một trong 10 doanh nghiệp có số nộp Ngân sách lớn nhất của thành phố Hải Phòng.
Qua phân tích số liệu ở bảng 1, đã cho ta thấy hai bức tranh trái nhau về hoạt động sản xuất kinh doanh của hai công ty Một công ty có kết quả sản xuất tốt, có nhiều tín hiệu tích cực; còn một công ty có tình hình kinh doanh không được thuận lợi, kết quả chưa ổn định.
Bảng 2 2 So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty TNHH
MTV Cảng Hoàng Diệu và Công ty CP Cảng Vật Cách năm 2020
TT CHỈ TIÊU Đơn vị
CÔNG TY TNHH CẢNG HOÀNG DIỆU
CÔNG TY CP CẢNG VẬT CÁCH
4 Lao động bình quân Người 1.059 1.098 (39) 96.44
Nguồn: Thống kê số liệu doanh nghiệp
Qua bảng số 2 cho thấy rằng, kết quả kinh doanh năm 2020 của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách cao so với Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu về các chỉ tiêu doanh thu cụ thể là 33.62 tỷ đồng tương đương với 91.57% Tuy nhiên lợi nhuận thì Công ty TNHH Cảng Hoàng Diệu lại cao hơn gần gấp 3 lần Công ty CP Cảng Vật Cách tương ứng là 74.48 tỷ đồng Tuy vậy nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng mức đóng góp ngân sách Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu cao hơn Công ty CP Cảng Vật Cách hơn 9.32 tỷ đồng Số lượng lao động của Công ty cổ phần Cảng Vật Cách ít hơn so Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu 39 người.
2.2.2.1 Đánh giá tình hình tài sản của 2 Công ty
Bảng 2 3 Tình hình cơ cấu tài sản của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu và Công ty CP Cảng Vật Cách năm 2019 và 2020
TT D.N/CHỈ TIÊU CƠ CẤU NĂM
CÔNG TY TNHH MTV CẢNG HOÀNG DIỆU
I TS NGẮN HẠN 471.801.256.663 486.283.864.882 (14.482.608.219) 97.02 Trong đó:
II TÀI SẢN DÀI HẠN 90.600.137.605 78.102.661.217 12.497.476.388 16.00 Trong đó:
CÔNG TY CP CẢNG VẬT CÁCH
I TS NGẮN HẠN 194.182.439.916 194.027.406.842 (155.033.074) (0.08)% Trong đó:
II TÀI SẢN DÀI HẠN 156,127,382.270 177.942.301.575 21.814.919.305 13.97% Trong đó:
Nguồn: Thống kê số liệu doanh nghiệp
*Phân tích cơ cấu tài sản Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng tài sản của Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hoàng Diệu có biến động, nhưng không biến động nhiều, giảm nhẹ vào năm
2019 nhưng có xu hướng tăng trở lại vào năm 2020 Từ năm 2019 đến năm 2020, Việt Nam được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi tăng trưởng xuất khẩu tại những mặt hàng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Trung Quốc Cụ thể là tổng tài sản tăng 1.985.131.831đ tương ứng tăng 0,35% Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu cũng phần nào tác động đến xuất nhập khẩu của các nước, trong đó có cả Việt Nam Để hiểu rõ về về cơ cấu tài sản, em xin phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Các khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2020 giảm so năm 2019 là 38.57 tỷ đồng tương ứng là 54,10% Đó là do việc giảm các khoản phải thu khách hàng và trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Điều này cho thấy năm 2020 doanh nghiệp đầy mạnh công tác thu nợ, đưa ra các chính sách hợp lý, nhằm giảm việc bị chiếm dụng vốn từ khách hàng
Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2020 tăng so năm 2019 là 25.81% tương ứng số tiền là 2,18 tỷ đồng Nguyên nhân chủ yếu do năm 2020 doanh nghiệp tăng việc tích trữ nguyên liệu, vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất kinh Việc dự phòng nguyên vật liệu là điều cần thiết giúp cho việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, nhất là trong giai đoạn đơn vị mở rộng sản xuất hiện nay.
Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 của doanh giảm xuống hơn 331 triệu đồng tương ứng là 99.1%, sự sụt giảm này cả ở tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Việc tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền của doanh nghiệp, đó là hợp lý khi phần lớn các thanh toán hiện nay đều qua các giao dịch điện tử, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của mình và vẫn đảm bảo an toàn của tài sản.
Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của đơn vị,trong năm 2020 vừa qua giảm hơn 3.73 tỷ đồng so năm 2019.