TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING TOÀN CẦU ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CHO SẢN PHẨM TƯƠNG ỚT CHIN-SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING TOÀN CẦU
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CHO SẢN PHẨM TƯƠNG ỚT CHIN-SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Ngân
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 15
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……… 1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH……… 2
LỜI CẢM ƠN……… 3
PHẦN MỞ ĐẦU……… 4
1 Tính cấp thiết của đề tài………… ……… 4
2 Mục tiêu nghiên cứu…… ………5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 5
4 Phương pháp nghiên cứu……… 5
5 Cấu trúc báo cáo……… ……….……… 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING QUỐC TẾ…………7
1.1 Khái niệm của Marketing quốc tế…… ……… 7
1.2 Bản chất của Marketing quốc tế……… ……… 7
1.3 Vai trò của marketing quốc tế……… ………8
1.4 Nội dung của marketing quốc tế……… ……… 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA MASAN CONSUMER TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN……… 10
2.1 Giới thiệu tổng quan về Masan Consumer……… ……… 10
2.1.1 Giới thiệu chung về Masan Consumer……… 10
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển…….……… 10
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi………… ………….……… 11
2.1.4 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự……… 12
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Masan consumer từ năm 2020 đến năm 2022…….……… ……….13
2.2 Nghiên cứu thị trường Nhật Bản…… ……… 15
2.2.1 Môi trường vĩ mô…….……… 15
2.2.2 Môi trường vi mô…… ……… ……… 16
Trang 32.3 Phương thức thâm nhập thị trường Nhật Bản của Masan
Consumer……… 17
2.3.1 Thời điểm thâm nhập……… 17
2.3.2 Phương thức thâm nhập thị trường của Masan Consumer…… 17
2.4 Phân tích chiến lược STP……….……… 18
2.4.1 Phân khúc thị trường………18
2.4.2 Chọn thị trường mục tiêu……… 19
2.4.3 Định vị thương hiệu……… 20
2.5 Phân tích Marketing mix…….……… 21
2.5.1 Chiến lược sản phẩm quốc tế (Product)……… 21
2.5.2 Chiến lược giá quốc tế (Price)……….……… 24
2.5.3 Chiến lược phân phối quốc tế (Place)……… 26
2.5.4 Chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế (Promotion).…… …… 27
2.6 Tổ chức thực hiện marketing mix……… 28
2.6.1 Nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường……… ……… 29
2.6.2 Xây dựng chiến lược marketing tổng thể……… 29
2.6.3 Xây dựng chiến lược marketing mix……… ……… 29
2.7 Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược marketing mix………… 30
2.7.2 Ưu điểm……… 30
2.7.3 Nhược điểm……… 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP DÀNH CHO MASAN CONSUMER……… 33
3.1 Giải pháp nô ̣i tại doanh nghiê ̣p… ………33
3.2 Giải pháp bên ngoài doanh nghiê ̣p……….……… 34
KẾT LUẬN……… 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 36
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ……… 38
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
phí
Trang 5DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2 1 Logo của Masan consumer 10
Hình 2 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Masan consumer 13
Hình 2 3 Định vị các thương hiệu theo độ cay và giá cả 21
Hình 2 4 Danh mục các sản phẩm tương ớt Chin-Su tại Nhật Bản 22
Hình 2 5 Chai tương ớt 250g và 520g 22
Hình 2 6 Tương ớt dạng tuýp 22
Hình 2 7 Bốn sản phẩm tương ớt Chin-su tại Nhật Bản 25
Hình 2 8 Cấu trúc kênh phân phối của tương ớt Chin-su tại Nhật Bản 27
Bảng 2 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Masan Consumer từ năm 2020 đến năm 2022 14
Bảng 2 2 Bảng phân khúc thị trường Nhật Bản 18
Bảng 2 3 Chi phí xuất khẩu 1 container tương ớt Chin-su 250g sang Nhật Bản .24
Bảng 2 4 Bảng giá bán lẻ 4 sản phẩm của tương ớt Chin-su tại Nhật Bản 26
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Nhóm 15 xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đạihọc thủ đô Hà Nội đã cung cấp những trang thiết bị cần thiết, thư viện với nhiềutài liệu giá trị, giúp nhóm chúng tôi có điều kiện thuận lợi trong việc học tập vànghiên cứu Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô NguyễnKim Ngân, giảng viên của bộ môn Quản trị Marketing toàn cầu, người đã khôngngừng hướng dẫn và chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình chúng tôi học tập vàthực hiện tiểu luận Lời cảm ơn cũng được gửi tới Công ty cổ phần hàng tiêudùng Masan và các anh chị đã hỗ trợ chúng tôi bằng cách cung cấp thông tinquan trọng và chia sẻ kinh nghiệm thực tế Chúng tôi cũng không quên cảm ơnbạn bè và các bạn cùng lớp đã luôn sẵn lòng góp ý và hỗ trợ nhóm trong suốtquá trình làm việc Sự quan tâm và động viên từ gia đình, người thân và bạn bècũng là nguồn động viên quan trọng giúp nhóm chúng tôi vượt qua khó khăn vàhoàn thành tiểu luận này
Nhóm 15 xin ghi nhận và biết ơn mọi sự giúp đỡ từ tất cả mọi người trongquá trình thực hiện tiểu luận Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn
có thể có những thiếu sót và chúng tôi rất mong nhận được sự phản hồi vàhướng dẫn từ cô và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn
Nhóm 15 xin chân thành cảm ơn!
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp của mỗi quốc giađều phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp Trong điềukiện cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phảiluôn phải tự vận động, tận dụng các lợi thế cạnh tranh, năng lực, khả năng… đểđưa ra những phương án phù hợp, các chiến lược về giá hay sản phẩm để từ đóquyết định được phương án kinh doanh đạt hiệu quả nhất Việc có chính sáchmarketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo được sự phổ biến, thu hút
để duy trì lượng khách hàng Một doanh nghiệp sẽ chỉ bền vững khi họ biết vàsẵn sàng thay đổi để thích ứng với mọi sự thay đổi trên thị trường
Hoạt động Marketing quốc tế ngày càng khẳng định được vai trò quan trọngtrong nền kinh tế thế giới Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng vàphát triển kinh doanh, mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia hội nhập, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển Marketing quốc tế còn là tiền đề giúp doanh nghiệp
có cơ hội hơn so với đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần, và nâng cao vị thế củadoanh nghiệp trên thị trường
Nắm bắt được điều đó, Masan Consumer - công ty hàng đầu tại Việt Namtrong ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng luôn không ngừng đổi mới chiến lược sángtạo, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ và đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu Năm 2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan Consumer
đã chính thức vào thị trường Nhật Bản bằng sản phẩm chủ chốt của mình tương ớt Chinsu Công ty đã xác định việc xuất khẩu tương ớt Chinsu nhằmcung ứng cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như để cung cấp một loại gia
-vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến thực phẩm Đây vốn đượccoi là một thị trường giàu tiềm năng phát triển cũng như ẩn chứa nhiều cơ hộicho các doanh nghiệp khẳng định tên tuổi và địa vị của mình Và để thực hiệnđược mục tiêu đó, Masan Consumer cần xây dựng một chiến lược Marketingquốc tế phù hợp và hiệu quả nhất Vì vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn
đề tài “Thực trạng hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổ phần Hàng tiêudùng Masan Consumer tại thị trường Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu Qua đó,nhóm chúng em mong muốn có thêm những kiến thức, bài học qua hoạt độngMarketing quốc tế của Masan Consumer, từ đó có thể có những đề xuất đóng
Trang 8góp cho hoạt động hoạt động Marketing quốc tế của Masan Consumer tại NhậtBản.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổphần Hàng tiêu dùng Masan Consumer tại thị trường Nhật Bản, đề tài đề xuấtmột số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổphần Hàng tiêu dùng Masan Consumer tại Nhật Bản
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing quốc tế của Công
ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan Consumer tại thị trường Nhật Bản
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổ phầnHàng tiêu dùng Masan Consumer tại thị trường Nhật Bản
Trang 9+ Phương pháp thu thập thông tin: Tạp chí, sách báo, giáo trình, các báocáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, các nghiên cứu có liên quan, + Phương pháp xử lý thông tin: Sau khi thu thập các số liệu sẽ được xử lýtrên phần mềm EXCEL để tính toán các chỉ tiêu đề phù hợp với đề tài nghiêncứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
+ Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này mô tả thực trạng, đặcđiểm hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng MasanConsumer
+ Phương pháp thống kê so sánh: Dùng số tuyệt đối, số tương đối, số trungbình, số bình quân để so sánh, xác định biến động giữa các mục tiêu so sánh.+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã được xử lý, kếtquả thống kê so sánh và mô tả các hoạt động Marketing quốc tế của MasanConsumer từ đó đưa ra những kết luận cụ thể, tìm ra những hạn chế, nguyênnhân của hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp cho vấn đề nghiên cứu
5 Cấu trúc báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, báocáo được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổphần Hàng tiêu dùng Masan Consumer
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing quốc tế của Công ty cổ phầnHàng tiêu dùng Masan Consumer tại thị trường Nhật Bản
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing quốc tếcủa Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan Consumer tại thị trường Nhật Bản
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm của Marketing quốc tế
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa làmcho sự ngăn cách giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp lại, Marketing hiện naykhông chỉ dừng lại trong phạm vi 1 quốc gia mà đã được mở rộng ra thànhMarketing giữa nhiều quốc gia - Marketing quốc tế (International Marketing)
Có nhiều định nghĩa về Marketing quốc tế khác nhau Theo chuyên giamarketing P Cateora “Marketing quốc tế là những hoạt động kinh doanh hướngdòng hàng hóa và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng hoặc người mua ởnhiều quốc gia khác nhau để thu lợi nhuận” Hay hiệp hội Marketing Mỹ (AMA)năm 1985 đã đưa ra khái niệm về Marketing quốc tế như sau: “Marketing quốc
tế là một quá trình đa quốc gia lập kế hoạch và thực hiện việc lên ý tưởng, địnhgiá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra các traođổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của tổ chức và cá nhân”
Các định nghĩa này đều chỉ ra rằng Marketing quốc tế không phải chỉ là sựlặp lại chiến lược marketing của công ty trên thị trường nước ngoài mà nó là cáchoạt động được tiến hành ở nhiều nước và cần được các nhà quản trị phối hợpvới nhau khi triển khai thực hiện chương trình marketing trên thị trường cácquốc gia khác nhau
Có thể hiểu theo một cách đơn giản, Marketing quốc tế là hoạt động áp dụngcác nguyên tắc của marketing (như: lên kế hoạch, định giá, quảng bá và địnhhướng sản phẩm dịch vụ…) nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu, mongmuốn của những khách hàng nước ngoài
1.2 Bản chất của Marketing quốc tế
Marketing quốc tế mang bản chất là sự vận dụng những nguyên lý, nguyêntắc, các phương pháp và kỹ thuật tiến hành của marketing nói chung trong điềukiện của thị trường nước ngoài Hay nói rõ hơn là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩmbằng con đường xuất khẩu Nó chủ trương rằng chìa khóa để đạt được thànhcông của doanh nghiệp là xác định nhu cầu và mong muốn ở các thị trường mới,đồng thời phân phối sản phẩm, dịch vụ mà thị trường đó chờ đợi một cách hiệuquả hơn đối thủ cạnh tranh Đồng thời, nó còn giúp doanh nghiệp trả lời đượcnhững câu hỏi quan trọng như: Có nên vươn ra thị trường nước ngoài không?
Trang 11Thị trường nước nào sẽ là tiềm năng với doanh nghiệp? Kinh doanh ở thị trườngnước ngoài bằng cách nào?
1.3 Vai trò của marketing quốc tế
- Tăng doanh thu, mở rộng thị trường
Khi thị trường trong nước phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mà nhucầu tiêu thụ hàng hóa lại hữu hạn thì việc triển khai các hoạt động Marketingquốc tế là sự lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp
Marketing quốc tế cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận và bán hàng hóatại nhiều thị trường mới từ đó doanh thu sẽ tăng cao và mở rộng thị trường tiêuthụ
- Giảm chi phí sản xuất
Việc bán hàng tại nhiều quốc gia giúp công ty sản xuất một khối lượng lớnsản phẩm cùng một lúc, từ đó cho phép giảm các chi phí trong sản xuất
Bên cạnh đó, Marketing quốc tế còn cho phép các công ty mở rộng việc sảnxuất tại các quốc gia có nguồn nguyên vật liệu và nhân công giá rẻ để từ đó cắtgiảm chi phí sản xuất để mang nhiều lợi nhuận hơn cũng như mức giá cạnhtranh hơn so với các công ty khác
- Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm
Marketing quốc tế cho phép các công ty mở rộng chu kỳ sống cho sản phẩm.Như chúng ta đều biết, mỗi sản phẩm đều có một chu kỳ sống riêng và khi đếngiai đoạn cuối trong chu kỳ, sản phẩm thường bị loại bỏ hoặc phải cải tiến vàlàm mới để lại thu hút khách hàng
Trong trường hợp này, các công ty có thể đem sản phẩm đã ở gần cuối chu
kỳ sống, nhu cầu về sản phẩm đã được bảo hòa ở thị trường này sang bán chonhững thị trường khác Điều này sẽ cho phép các công ty kéo dài tuổi thọ và tiếptục thu lợi nhuận từ các sản phẩm cũ
- Ngoài ra Marketing quốc tế còn giúp xóa bỏ rào cản ranh giới giữa các quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển bền vững.
1.4 Nội dung của marketing quốc tế
- Phân tích thị trường
Trang 12Ta cần nghiên cứu về thị hiếu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng vớidòng sản phẩm mà công ty muốn xâm nhập trước khi quyết định tiến vào mộtthị trường mới nào đó Bên cạnh đó, công ty phải nghiên cứu về các yếu tố chínhtrị, pháp lý, tài chính quốc tế cũng như văn hóa quốc tế để từ đó cung cấpđược cái nhìn tổng quan nhất về tiềm năng phát triển
- Đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
Đây cũng có thể coi là bước phân tích mô hình SWOT (điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội, thách thức) Doanh nghiệp cần cân nhắc các lợi ích của việc xâmnhập thị trường, đánh giá rủi ro, khả năng cạnh tranh của công ty tại thị trường.Việc đánh giá sẽ bao gồm các khía cạnh: công nghệ mà doanh nghiệp đang ápdụng, kiểu dáng, mẫu mã và nhãn hiệu; chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm;khả năng cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, giá thành và kênh phân phối, dịch
vụ chăm sóc khách hàng
- Xây dựng chiến lược Marketing quốc tế
Từ những thông tin có được, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng và triểnkhai các chiến lược marketing trên phạm vi quốc tế của mình Từ chiến lượctổng thể cho đến các chiến lược marketing chức năng, tất cả sẽ đều được tínhtoán một cách kỹ lưỡng
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA MASAN
CONSUMER TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1 Giới thiệu tổng quan về Masan Consumer
2.1.1 Giới thiệu chung về Masan Consumer
Hình 2 1 Logo của Masan consumer
(Nguồn: Phòng truyền thông – Masan consumer)
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan Consumer
Đầu những năm 2000, Masan Consumer là công ty tiên phong trong việc xâydựng thương hiệu cho các sản phẩm nước tương và nước mắm
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan Consumer được tung ra thị trường
đó là nước tương Chinsu và trong thời gian ngắn chiếm lĩnh thị phần lớn
Trang 14Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD mua lại cổphần chi phối của Vinacafe Biên Hòa
Năm 2015, công ty ký kết hợp tác chiến lược với Singha Asia HoldingsPte ,để mở rộng kinh doanh thực phẩm và đồ uống vào các quốc gia ASEAN.Trong 9 tháng sau khi ký hợp đồng, Masan Consumer đã thành công tung sảnphẩm nước mắm sang thị trường Thái Lan với tên gọi “Chin-Su Yod Thong”.Tháng 8/ 2019, trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam “VietNamFood Day” tại thành phố Osaka do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức, tương ớtChinsu đã chính thức có mặt tại thị trường Nhật Bản
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
2.1.3.1 Tầm nhìn
Trở thành một công ty lớn mạnh có thị phần dẫn đầu thị trường hàng tiêudùng tại Việt Nam và mở rộng ra các nước khác trên thế giới Quy mô, lợinhuận và thu nhập cho cổ đông ngày càng tăng
2.1.3.2 Sứ mệnh
- Tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ chokhách hàng Công ty hướng đến phương châm hoạt động “Lợi ích của người tiêudùng là mục tiêu phát triển của Masan Consumer”
- Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn thực phẩm tốt nhất, chất lượngnhất bằng chính sự trân trọng,tình yêu và trách nhiệm cao của mình
2.1.3.3 Giá trị cốt lõi
Bốn giá trị nền tảng của Masan Consumer
- Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh
- Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng
- Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác
- Tinh thần dân tộc
Bốn phẩm chất của con người Masan Consumer
- Tài năng và sáng tạo
- Tố chất lãnh đạo
Trang 15- Tinh thần làm chủ công việc.
- Liêm khiết và minh bạch
Sáu nguyên tắc hoạt động của Masan Consumer
- Lợi ích khách hàng, công ty (cổ đông), nhân viên không tách rời nhau
- Làm việc theo nhóm
- Tôn trọng cá nhân
- Tổ chức luôn học hỏi, luôn đổi mới
- Định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng
- Lòng tin, sự cam kết
2.1.4 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự
Hình 2 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Masan consumer
(Nguồn: Phòng hành chính)
Trang 16Bộ phận phụ trách thương mại: Phụ trách marketing, phát triển khách
hàng, bán hàng của Công ty
Bộ phận phát triển năng lực tổ chức: Phụ trách phát triển tổ chức, nâng
cao các dịch vụ hành chính của Công ty
Bộ phận phát triển năng lực cung ứng: Nâng cao năng lực cung ứng.
Bộ phận quyết định vận hành: Phụ trách cung ứng vật tư, kế hoạch, kho
vận, sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm
Phòng nhân lực: Thực hiện chiến lược nhằm thu hút, nuôi dưỡng, phát
triển nhân tài
Phòng công nghệ thông tin: Phát triển ứng dụng mới trong quản trị và
phát triển kinh doanh, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT
Phòng phát triển sản phẩm: Phụ trách nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản
phẩm, bao bì sản phẩm
Phòng tài chính: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng đầu tư, kỷ luật
và quản lý nguồn lực tài chính qua hoạt động kế toán, tài chính
Ban luật sư: Chịu trách nhiệm về các dịch vụ pháp lý và tuân thủ của
vị, mì ăn liền, nước giải khát, sữa, thực phẩm chay, Và đến năm 2022 tổngdoanh thu có sự giảm nhẹ 2,05% so với năm trước tương đương 584 tỷ VNĐ đạt27.927 tỷ VNĐ, nguyên nhân chính của sự giảm này là do nhu cầu tiêu dùng sụtgiảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến người tiêu dùng thắt chặt chitiêu và dự trữ hàng hóa
Tổng chi phí năm 2020 là 18.720 tỷ VNĐ Sang năm 2021 mức chi phínày tăng mạnh 18,06% so với năm trước tương đương 3.380 tỷ đồng ở mức22.100 tỷ VNĐ, lý do đến từ giá vốn hàng bán tăng như giá nguyên vật liệu, chi
Trang 17phí vận chuyển và chi phí sản xuất Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng như chiphí nhân sự, chi phí tư vấn, chi phí khấu hao Chi phí bán hàng tăng như chi phíquảng cáo, chi phí hoa hồng Và đến năm 2022 tổng chi phí giảm nhẹ 1,89%tương đương 417 tỷ VNĐ, nguyên nhân đến từ doanh nghiệp đã kiểm soát và tối
ưu được các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 4.597 tỷ VNĐ Sang đến năm 2021 mứclợi nhuận này tăng mạnh 20,21% so với năm trước tương đương 929 tỷ VNĐ,giải thích cho mức tăng này là do sự tăng trưởng của tổng doanh thu lớn hơnmức tăng của tổng chi phí Và đến năm 2022 mức lợi nhuận này vẫn ở xu hướngtăng nhưng chỉ là tăng nhẹ 0,11% tương đương 6 tỷ VNĐ đạt mức 5.532 tỷVNĐ
Bảng 2 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Masan Consumer từ năm
Năm2022
Biến động năm2021
so với năm 2020
Biến động năm2022
Trang 182.2 Nghiên cứu thị trường Nhật Bản
2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là quốc gia có nềnkinh tế lớn thứ ba toàn cầu với GDP năm 2023 ước đạt 4.230 tỷ USD, giữ vị tríthứ 3 theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc; xếp thứ 4 thếgiới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu Nhật Bản còn là một thịtrường có khả năng tiêu dùng lớn với mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh đạtkhoảng 55% so với tổng mức tăng trưởng GDP Điều này không chỉ là động lựcthúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà còn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩuvào thị trường
2.2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Nhật Bản đã thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ để thu hút các doanhnghiệp nước ngoài Ở phạm vi quốc tế, Nhật đã ký kết Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương TPP và đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc trong Hiệp địnhđối tác kinh tế Nhật – EU Ở phạm vi quốc gia thì thực hiện cải cách thuế doanhnghiệp sẽ khiến môi trường đầu tư tại Nhật Bản có tính cạnh tranh quốc tế, banhành Luật Bảo vệ tên các sản phẩm và thực phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, vàthủy sản để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp,năng lượng,
2.2.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội
Người Nhật luôn hướng đến chủ nghĩa tuyệt đối, trung thành, coi trọng kỷluật, vì thế trong kinh doanh, khi đã trở thành đối tác, các doanh nghiệp NhậtBản luôn là những người bạn hàng trung thành, ổn định và đáng tin cậy Bêncạnh đó, người Nhật luôn theo đuổi sự tinh tế, nghệ thuật nên các sản phẩm hànghóa cần phải có hình thức đẹp mắt và đa dạng về mẫu mã Tương ớt Chin-sumang màu đỏ chủ đạo - màu sắc truyền thống nổi bật ở Nhật Bản
Với văn hóa ẩm thực, Nhật Bản vốn nổi tiếng bậc nhất thế giới bởi sự cầu
kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn, hương vị món ăn Nhật thườngnhẹ nhàng, thanh tao, đồng thời cũng mang đậm bản sắc riêng
Trang 192.2.1.4 Môi trường nhân khẩu học
Theo nghiên cứu của TGM Research, tính đến năm 2023, dân số của NhậtBản là 126,85 triệu người, đứng thứ 11 thế giới trong số những quốc gia đôngdân Với độ tuổi trung bình là 48,2, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia có dân
số già với tốc độ tăng trưởng dân số âm 0,37% Số lượng hộ gia đình một ngườicũng có xu hướng tăng Từ những con số trên nên khi xuất khẩu hàng hóa vàothị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các chiếnlược
Nhật Bản có đến 92% dân số phân bố ở thành thị (TGM Research, 2023).Việc có phần đông dân số sống tại thành thị sẽ giúp cho sản phẩm xuất khẩu dễdàng tiếp cận được với nhiều đối tượng người dùng hơn do thương mại ở thànhthị thường sẽ phát triển mạnh hơn ở vùng nông thôn
2.2.2 Môi trường vi mô
2.2.2.1 Khách hàng
Khách hàng Nhật Bản: Chất lượng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầukhi mua hàng Họ sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có uy tín, chất lượng vàđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Nhìn chung thị hiếu tiêu dùng của ngườidân Nhật Bản rất đa dạng, coi trọng chất lượng và tính tiện dụng của sản phẩmnhằm đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày
Khách hàng Việt Nam tại Nhật Bản: Theo số liệu của Bộ Tư pháp NhậtBản, tính đến tháng 6/2022, có 476.346 người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản.Đây là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản Khách hàng ViệtNam đã rất quen thuộc với sản phẩm tương ớt Chin-su
2.2.2.2 Sản phẩm
Đối với khách hàng Việt Nam tại Nhật Bản thì sản phẩm tương ớt Chin-su
vô cùng phù hợp bởi nó đã không còn quá xa lạ với khẩu vị người Việt Còn đốivới khách hàng Nhật Bản, vị cay của ớt không phổ biến trong ẩm thực Nhật Bảnbằng vị cay của wasabi hay gừng, có thể vị của tương ớt Chinsu sẽ không quenthuộc, tuy nhiên sản phẩm của Masan Consumer vẫn có tiềm năng phát triển bởi
ẩm thực Nhật Bản cũng có nhiều món ăn có thể kết hợp với tương ớt và xuhướng ưa chuộng ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản
Trang 202.2.2.3 Nhà cung ứng
Nhà cung cấp của Masan Consumer chủ yếu là nhà cung cấp về nguyênliệu đầu vào (ớt tươi, tỏi, hương liệu…) Masan Consumer là công ty cổ phầnhàng tiêu dùng có quy mô lớn hàng đầu ở Việt Nam vì thế các nhà cung cấpnguyên liệu đầu vào không có nguy cơ đe dọa cao hay không gây áp lực quánhiều cho doanh nghiệp Với hơn 27 năm hình thành và phát triển, MasanConsumer đã có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và phát triển cácsản phẩm hàng tiêu dùng nên cũng đã có cho mình các mối quan hệ hợp tác lâudài với các nhà cung cấp nguyên liệu dựa trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau
2.2.2.4 Các đối thủ chính
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: Thị trường gia vị ở Nhật Bản rất đadạng và phong phú Một số loại gia vị cay được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản cóthể kể đến: mù tạt vàng hạt cải Karashi, mù tạt xanh wasab
- Đe dọa từ các thế lực cạnh tranh mới: Tương ớt đến từ các thương hiệuHàn Quốc và cả Trung Quốc cũng không ngừng xâm nhập vào thị trường NhậtBản như CJ, Lao Gan Ma Daesang,
- Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh hiện có: Có thể kể đến một số đối thủcạnh tranh như tương ớt của S&B Foods, tương ớt Daesang,
2.3 Phương thức thâm nhập thị trường Nhật Bản của Masan Consumer 2.3.1 Thời điểm thâm nhập
Vào ngày 3/8/2019, tại Ngày hội Ẩm thực Việt Nam do Tổng lãnh sựquán Việt Nam tại Nhật tổ chức, Masan Consumer đã giới thiệu sản phẩm tương
ớt Chin-Su, đồng thời công bố việc sản phẩm này đã được cấp phép nhập khẩu
và bán tại Nhật Đây là một bước đi muộn màng của Masan khi mà thị trườnggia vị nói chung và tương ớt nói riêng đã có sự đa dạng hóa với nhiều thươnghiệu có tiếng của Nhật Bản và các nước khác
2.3.2 Phương thức thâm nhập thị trường của Masan Consumer
Masan Consumer đã chọn xuất khẩu gián tiếp để thâm nhập thị trườngNhật Bản, với sự hợp tác của công ty trách nhiệm hữu hạn Imai - một công tyquản lý xuất khẩu chuyên về thực phẩm và đồ uống tại Nhật Bản Là một trongnhững công ty hàng đầu về bán hàng tiêu dùng ở Việt Nam, Masan đã mang