1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Hoạt Động Tình Nguyện Của Sinh Viênngành Quản Lý Nhà Nước, Khoa Hành Chính Học,Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.pdf

42 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hoạt Động Tình Nguyện Của Sinh Viên Ngành Quản Lý Nhà Nước, Khoa Hành Chính Học, Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Tác giả Nguyễn Ánh Tâm
Người hướng dẫn Giảng viên Học Phần Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Trường học Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Nhà nước
Thể loại bài kiểm tra
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 641,04 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANNhóm nghiên cứu xin giới thiệu với giảng viên và mọi người đề tài “Thựctrạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hànhchính học, trường Đại học Nộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên học phầnPhương pháp nghiên cứu khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứutriển khai và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên khoa Hành chính học, trường Đại họcNội vụ Hà Nội đã hợp tác, giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

TM Nhóm nghiên cứu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin giới thiệu với giảng viên và mọi người đề tài “Thựctrạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hànhchính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội” Chúng tôi chọn đề tài này vì tính thiếtthực và bổ ích cho các bạn sinh viên

Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có nhiều thiếu sót do kiến thức còn sơsài nhưng những nội dung được trình bày đều đã thể hiện hết khả năng, kiến thứchiện có

Chúng tôi xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong đề tài nghiêncứu khoa học không phải là bản sao chép từ bất kì bài nghiên cứu nào có trước Nếukhông đúng sự thật chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

Trang 4

: Hành chính học: Hoạt động tình nguyện: Phương pháp

: Quản lý Nhà nước: Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU .1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 3

6.Đóng góp mới của đề tài 4

7.Cấu trúc của đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN 5

1.1.Một số khái niệm cơ bản 5

1.2.Đặc điểm, vai trò hoạt động tình nguyện của sinh viên 6

1.3.Vấn đề hoạt động tình nguyện của sinh viên 7

1.4.Các yếu tố tác động đến hoạt động tình nguyện của sinh viên 10

Tiểu kết chương 1 11

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA HÀNH CHÍNH HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 12

2.1 Khái quát về ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội 12

2.2.Phân tích thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội 13

Tiểu kết chương 2 21

Trang 6

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

HÀNH CHÍNH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 23

3.1.Phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ đoàn viên phụ trách hoạt động tình nguyện của sinh viên 23

3.2.Phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội với chính quyền địa phương trong phong trào thanh niên tình nguyện 24

3.3 Tổ chức các hoạt động tình nguyện tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội với

nhiều hình thức phong phú, đa dạng 25

3.4.Tăng cường giáo dục cho sinh viên về ý nghĩa của hoạt động tình nguyện 26

Tiểu kết chương 3 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

PHỤ LỤC .30

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên 15

Bảng 2.2 Vai trò của hoạt động tình nguyện của sinh viên 16

Bảng 2.3 Mục đích tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên 17

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Nhu cầu tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên 13

Biểu đồ 2 Hứng thú tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên 14

Biểu đồ 3 Các HĐTN mà sinh viên đã từng tham gia hoặc muốn tham gia 18

Biểu đồ 4 Giá trị cốt lõi hoạt động tình nguyện 20

Biểu đồ 5 Kỹ năng có được khi tham gia hoạt động tình nguyện 20

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người và xã hội luôn song hành cùng nhau để tồn tại và phát triển Thươngmại hóa xuất hiện đã làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống, tính gắn kếtcộng đồng Với sự phát triển của xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng xacách nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần Nhận thấy điều đó,con người cũng đã có những hoạt động nhân văn giúp gắn kết tình yêu thương giữacon người với con người Trong đó hoạt động tình nguyện là một trong những hoạtđộng phổ biết và đã tạo thành các phong trào giúp ích cho xã hội Mục đích cao cảcủa làm tình nguyện là giúp đỡ người khác và tạo ra những ảnh hưởng tích cực tớiđời sống của những người kém may mắn

Tình nguyện là một cơ hội tuyệt vời để ta có thể học hỏi những kinh nghiệmcuộc sống, có điều kiện để làm những việc ích nước, lợi dân Tình nguyện viên có thểlàm bất cứ điều gì miễn rằng đó là điều tốt và xã hội cần giúp đỡ Ví dụ, bạn có thểlàm tình nguyện giúp cho người nghèo xây nhà, giúp trẻ em nghèo vượt khó hoặccũng có thể hiến máu nhân đạo, Tất cả những điều này đều rất cần thiết cho xã hộihiện nay và để “không ai bị bỏ lại phía sau”, “lá lành đùm lá rách”

Tuy nhiên trong cộng đồng SV hiện nay, có rất nhiều bạn SV vì những lý dochủ quan lẫn khách quan mà chưa thể tham gia hoạt động tình nguyện Đây là vấn

đề quan trọng cần được giải quyết sớm để SV hiểu và ý thức được, tập trung cốgắng rèn luyện phát huy, đánh thức bản thân Từ những lý do trên nhóm 9 chúng

tôi quyết định chọn vấn đề “Thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đề tài về vấn đề tình nguyện là một đề tài dành được nhiều sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu Một số bài nghiên cứu về vấn đề tình nguyện như:

Trang 9

Đề tài “Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự

hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay” Đề tài đã nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình tham gia

hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay, mốiquan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kỹ nănggiao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá tác động của việc tham gia cáchoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việcnhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một [5]

Đề tài “Hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu bởi khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và

Tuyên truyền Đề tài tìm hiểu hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Quốc giathành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhằm giúp Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cóđược một cái nhìn tổng quan thực trạng việc tham gia hoạt động tình nguyện [4]

Đề tài “Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội ở Việt Nam” được nghiên cứu bởi bởi khoa Xã hội học - Học viện

Báo chí và Tuyên truyền Đề tài nghiên cứu tổng quan hoạt động tình nguyện, tiềmnăng và ảnh hưởng của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

ở Việt Nam cũng như đối với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) tại ViệtNam [6]

Như vậy, qua khảo sát tìm hiểu nhóm nghiên cứu khẳng định đề tài “Thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội” chưa có công trình nghiên cứu

cụ thể nào đề cập đến đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhànước, khoa Hành chính học, Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia hoạtđộng tình nguyện của SV ngành QLNN, trường ĐHNVHN trong thời gian tới

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về hoạt động tình nguyện của sinh viên

- Khảo sát thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động tình nguyện của SV ngành QLNN, trường ĐHNVHN trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tình nguyện của sinh viên.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Trường ĐHNVHN, cơ sở Hà Nội

- Thời gian: Năm học 2021-2022

- Khách thể: 56 sinh viên ngành QLNN

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giácác tài liệu và các nghiên cứu trước để kế thừa có chọn lọc xây dựng tổng quan vàlịch sử vấn đề nghiên cứu góp phần bổ sung hệ thống lý luận cho đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Với đề tài này, chúng tôi chọn đại diện từng lớpcủa các khóa sau đó tiến hành phỏng vấn riêng lẻ từng người theo bảng câu hỏi chotrước để thu thập thêm thông tin về thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên

+ Phương pháp lập bảng hỏi: Với đề tài này chúng tôi sử dụng thiết kế nghiêncứu điều tra một lần theo lát cắt ngang và sử dụng phương pháp điều tra bằng bảnghỏi với 01 loại phiếu: phiếu dành cho SV

Chúng tôi sử dụng các hình thức khảo sát phát phiếu trực tiếp và khảo sát bằngphiếu online thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo Trước khi gửi phiếu vàsau khi nhận phiếu trả lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước làmsạch phiếu

Trang 11

+ Phương pháp thống kê toán học: Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi đãthu thập được những dữ liệu để thống kê và khái quát hóa những ý kiến mà sinh viêncung cấp.

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tình nguyện của sinhviên Ngoài ra, đề tài đã khảo sát và đưa ra những số liệu thực tế về thực trạng thamgia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành QLNN, khoa HCH, trườngĐHNVHN Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những cách thức ứng dụng, nắm bắt, địnhhướng tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trong thời gian tới Với phươngpháp điều tra bằng bảng hỏi, PP phỏng vấn, đề tài cung cấp số liệu đáng tin cậy vềmức độ tương đồng và khác biệt trong thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện củasinh viên ngành QLNN, khoa HCH, trường ĐHNVHN Là căn cứ để giúp GV, CVHT

và sinh viên có những giải pháp, về tình hình thực trạng đối với vấn đề này

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được chia 3 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động tình nguyện của sinh viên

Chương 2 Thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhànước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chương 3 Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tình nguyện củasinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ HàNội

Trang 12

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, không quản ngạikhó khăn, gian khổ của cá nhân, không vì mục đích cá nhân mà vì lợi ích xã hội cộngđồng Là một hoạt động đầy ý nghĩa, có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội.Tùy theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử và quan điểm của các nhà nghiên cứu xãhội, thuật ngữ “hoạt động tình nguyện” được diễn giải bằng những khái niệm khácnhau

Theo Volunteer SA Inc (1999): “hoạt động tình nguyện là loại hoạt động màtính tự nguyện của người tham gia, hay nói cách khác là mức độ ra quyết định củatình nguyện viên đối với công việc mà họ sẽ tham gia là hoàn toàn tự do và khôngmang tính ép buộc nào Hoạt động tình nguyện mang lại những lợi ích, tác động tíchcực đối với cộng đồng và được tiến hành không vì bất kỳ động cơ hay lợi ích cá nhânnào.” [3]

Trong khi đó, theo định nghĩa của tổ chức UNESCO (2005): “hoạt động tìnhnguyện là hoạt động có tổ chức của một người hoặc một nhóm người sử dụng thờigian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng góp tích cực cho cộng đồng Cộngđồng ở đây có thể được hiểu là không gian bao gồm hàng xóm láng giềng hoặc rộnghơn là một thành phố, một đất nước hay thậm chí là cả cộng đồng thế giới Theo đó,hoạt động tình nguyện được hiểu là những hoạt động không vì lợi nhuận nhằm mụcđích phổ biến các giá trị tốt đẹp và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, đặcbiệt là những người có hoàn cảnh khó khăn mà không dẫn tới bất kỳ lợi ích tài chínhcho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.”

1.1.2 Khái niệm tình nguyện viên

“Tình nguyện viên” là một thuật ngữ mà chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc

và được nghe thấy trên rất nhiều trang thông tin truyền thông như Thời sự, báo,

Trang 13

internet,… Tình nguyện viên thường được biết đến với những công tác xã hội như từthiện, giúp đỡ những người dân phải chịu ảnh hưởng của thiên tai hay những ngườiđang sống trong hoàn cảnh khó khăn.

“Tình nguyện viên được nếu như được viết tắt theo tiếng Latin là Pro bonopublico, có nghĩa là lợi ích cộng đồng vì đây là những con người luôn luôn sẵn sàng,chủ động cống hiến công sức của mình cho mong muốn cộng đồng xung quanh đượctốt đẹp hơn.” [7]

Theo những định nghĩa của UNESCO thì: “Tình nguyện viên là những conngười hoặc một cá nhân dùng thời gian, năng lực, sức khỏe và sự hiểu biết của bảnthân mình để mang đến những sự đóng góp, giúp đỡ cho cộng đồng đồng và nhữngngười xung quanh vì một mục đích cao cả.” [7]

Nói cách khác, những việc làm của tình nguyện viên đều xuất phát từ tấm lòng

tự nguyện, mong muốn góp một chút công sức nhỏ của mình để giúp đỡ những ngườixung quanh, giúp cho họ có thể sống được trong một hoàn cảnh tốt hơn

Việc làm của tình nguyện đều được xuất phát và bắt nguồn từ trái tim ấm áp vàtấm lòng yêu thương của họ Nếu những tình nguyện viên này làm việc chỉ để phục

vụ cho mục đích riêng hay vì một giá trị nào đó thì lúc này, họ không còn được gọi làtình nguyện viên được nữa

1.2 Đặc điểm, vai trò hoạt động tình nguyện của sinh viên

1.2.1 Đặc điểm của hoạt động tình nguyện

* Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao, tựmình nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn, đòihỏi phải hy sinh thời gian, công sức, tiền của…), không quản ngại khó khăn, giankhổ, đóng góp công sức cho các hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, của xãhội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi ích vật chất cho bản thân

* Tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biếtđồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tương

Trang 14

thân, tương ái Tất cả các hoạt động này đóng góp đáng kể đối với chất lượng cuộc sống.

1.2.2 Vai trò của hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cũng như phong trào tình nguyện thanhniên là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đóng góp nhiều cho cộng đồng, xãhội, bởi lẽ: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta từngàn đời nay Tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng là phẩm chất tự thânvốn có của thanh niên, của tuổi trẻ Dù ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào, tinh thần tìnhnguyện của thanh niên luôn là cơ sở cho những đóng góp tích cực, trách nhiệm vàhiệu quả với đất nước Chính vì vậy, phong trào tình nguyện thanh niên nói riêng vàhoạt động thiện nguyện nói chung là những nghĩa cử cao đẹp, có ý nghĩa nhân vănsâu sắc, làm đẹp thêm tinh thần dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó, phong trào tìnhnguyện là môi trường rèn luyện, giáo dục đoàn viên, thanh niên về kỹ năng xã hội,tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên.Hình ảnh người thanh niên với màu áo xanh tình nguyện đã trở nên gần gũi, thânthương với nhân dân và cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước Đó là minh chứngsống động về vai trò sáng tạo xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội,chia sẻ những khó khăn cùng cộng đồng, để lại cho xã hội một hình ảnh đẹp của giớitrẻ hôm nay [2]

1.3 Vấn đề hoạt động tình nguyện của sinh viên

1.3.1 Mục đích tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

* Mục đích cao cả của hoạt động tình nguyện là giúp đỡ người khác và tạo ranhững ảnh hưởng tích cực tới đời sống của những người kém may mắn hơn

* Học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới từ những hoạt động từng tham gia

* Kiếm tìm hướng đi và mở rộng tầm nhìn của bản thân

* Gặp gỡ nhiều con người khác nhau

* Nhận được những kinh nghiệm mới cho bản thân

* Sự trưởng thành của chính bản thân mình

Trang 15

1.3.2 Những hoạt động tham gia tình nguyện của sinh viên.

* Hoạt động tình nguyện được chia làm 2 nhóm chính:

Hoạt động tình nguyện chính thức: là hoạt động được tổ chức và quản lý bởicác tổ chức có đăng ký tư cách pháp nhân

Hoạt động tình nguyện không chính thức: là hoạt động tình nguyện do cá nhân,đội, nhóm tổ chức dựa trên nguyên tắc đồng thuận của cả nhóm và không đăng ký tưcách pháp nhân

Tùy theo tính chất, quy mô, phạm vi, có thể chia hoạt động tình nguyện thànhmột số nhóm như:

- Hỗ trợ nhóm người, một cộng đồng thiệt thòi kém may mắn như tổ chứccác hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho những đối tượng chính sách xã hội, người thiệtthòi neo đơn như chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, cụ giàkhông nơi nương tựa ở địa phương

- Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng là những hoạt động hỗ trợ giúp ổnđịnh cuộc sống, trật tự xã hội, giữ gìn môi trường sống, hỗ trợ cộng đồng dân cư,đồng bào các dân tộc gặp khó khăn như hoạt động chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục,phát triển văn hóa, giải quyết vấn đề giao thông,…

- Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng trong tình huống khẩn cấp Tham gia cứu hộ thiên tai, hỗ trợ phân luồng dân cư trong khu vực bị cháy nổ, hiến máu nhân đạo,…

- Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường sống Trồng cây gây rừng, tạo môi trường xanh sạch đẹp,…

1.3.3 Cách thức tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Để tham gia được các hoạt động tình nguyện của cá nhân hay tổ chức có đăng

ký pháp nhân hoặc không có đăng ký pháp nhân thì sinh viên cần đến địa điểm nơi có

tổ chức tham gia hoạt động tình nguyện để đăng ký, báo danh Cụ thể như Đoànthanh niên xã, phường, các đơn vị tổ chức, công ty,…

Các bạn sinh viên cũng có thể tìm và tham gia hoạt động tình nguyện ở:

Trang 16

- Nhà hát cộng đồng, bảo tàng và đài tưởng niệm

- Các tổ chức dịch vụ công cộng

- Các tổ chức thanh niên, các đội thể thao

- Các công trình phục hồi lịch sử, công viên quốc gia và các tổ chức bảo tồn

- Nơi thờ tự như nhà thờ, giáo đường

1.3.4 Các nguyên tắc tham gia hoạt động tình nguyện

Năm 1996, tổ chức Tình nguyện Australia đã nêu ra 11 nguyên tắc cơ bản củahoạt động tình nguyện Những nguyên tắc này được công nhận rộng rãi, tương đốiphù hợp với hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam hiện nay và có thể dùng để phân biệt vớicác hoạt động tương tự khác như hoạt động công ích, hoạt động từ thiện

Thứ nhất, hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng và bản thânngười tình nguyện, tuy nhiên không phải lợi ích tài chính

Thứ hai, hoạt động tình nguyện là các hoạt động không được trả công kể cả cáchình thức trợ cấp và thưởng

Thứ ba, hoạt động tình nguyện luôn mang tính lựa chọn, nghĩa là tình nguyệnviên có quyền tự do đưa ra quyết định tham gia, không có bất kỳ một ràng buộc vềnghĩa vụ nào Nguyên tắc này phân biệt hoạt động tình nguyện với các hoạt độngcông ích bắt buộc trong xã hội

Thứ tư, hoạt động tình nguyện không phải một điều kiện tiên quyết để ngườitham gia được hưởng một phúc lợi nào đó Nguyên tắc này được đưa ra để phân biệthoạt động tình nguyện với một số hoạt động công ích xã hội khác

Thứ năm, hoạt động tình nguyện hướng tới việc giải quyết một số vấn đề xãhội, môi trường hoặc nhân đạo Do đó hoạt động tình nguyện có thể diễn ra ở nhiềulĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và truyền bá những giá trịnhân văn tốt đẹp

Thứ sáu, hoạt động tình nguyện có thể được tiến hành bởi các tổ chức, công ty

ở khu vực lợi nhuận và phi lợi nhuận Tuy nhiên bản thân hoạt động tình nguyện

Trang 17

không tạo ra lợi ích tài chính cho công ty và động cơ chủ yếu để các công ty này tiếnhành các hoạt động tình nguyện không phải vì lợi ích tài chính.

Thứ bảy, hoạt động tình nguyện không thay thế cho hoạt động được trả công.Thứ tám, người tham gia hoạt động tình nguyện không thay thế việc của những

người làm công ăn lương hay tạo ra áp lực đe dọa sự ổn định công việc củanhững đối tượng này

Thứ chín, hoạt động tình nguyện tuân thủ các quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người

Thứ mười, hoạt động tình nguyện cổ súy quyền con người và sự bình đẳng.Mười một, mọi công dân có thể tham gia hoạt động tình nguyện ngay trong cộng đồng của mình

1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động tình nguyện của sinh viên

Chính lòng thương người cùng sự san sẻ, muốn giúp đỡ người khác đã tácđộng một phần nào đó đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.Việc tham gia hoạt động tình nguyện sẽ là cơ hội để bản thân mở rộng hiểu biết củamình, có thêm nhiều mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng mềm cũng như ý chí, Chínhnhững yếu tố trên đã tác động một phần nào đó đến suy nghĩ tham gia hoạt động tìnhnguyện của sinh viên

Yếu tố quyết định trực tiếp, ảnh hưởng đến việc SV có tham gia hoạt động tìnhnguyện tích cực hay không bắt nguồn từ chính bản thân SV Trước hết, SV phải nhậnthức được tính cần thiết của việc tham gia các HĐTN thì việc tham gia sẽ tích cựchơn, sự đóng góp của họ vào công tác tổ chức, tuyên truyền cho hoạt động hiệu quảhơn, đồng thời việc tiếp thu các kiến thức thu được trong quá trình hoạt động sẽ hiệuquả hơn Đồng thời, sinh viên sắp xếp được thời gian để tham gia HĐTN

Trong thời gian trở lại đây dưới sự bùng phát, hoành hành của đại dịch

Covid-19 khiến xã hội có những biến đổi, cuộc sống sinh hoạt cũng thêm phần khó khăn vàphát sinh thêm nhiều nhu cầu cấp thiết phục vụ cho công tác phòng chống

Trang 18

dịch Trong hoàn cảnh đó hoạt động tình nguyện tham gia chống dịch được phát động

và rất cần sự tham gia đóng góp của các các nguồn nhân lực từ y tế cho đến quân đội,đặc biệt là các bạn sinh viên trẻ năng động, nhiệt huyết

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã khái quát các nội dung về hoạtđộng tình nguyện và tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Nhóm nghiên cứutrên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước đã khái quát và đưa ra một số khái niệm cơbản về hoạt động tình nguyện và tình nguyện viên Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu

đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của hoạt động tình nguyện với sinh viên Nhómnghiên cứu cũng đã khái quát một số vấn đề hoạt động của sinh viên về mục đích,những hoạt động tham gia, cách thức tham gia, các nguyên tắc tham gia và các yếu tốtác động đến hoạt động tình nguyện của sinh viên

Trang 19

Chương 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA HÀNH CHÍNH HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1 Khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệthống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vựccông tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứukhoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế

- xã hội Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Nội vụ, sựquản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1]

2.1.2 Giới thiệu về ngành Quản lý Nhà nước

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viênnhững kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhànước và có khả năng thực hiện được các công việc của chuyên viên hành chính Sinh

viên ngành Quản lý Nhà nước nói riêng và sinh viên Trường Đại họcNội vụ Hà Nội nói chung mang đầy đủ những đặc điểm vốn có của sinh viên Họ có:Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 tuổi đến 25 tuổi dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt vềnhân cách, ưa thích các hoạt động giao tiếp, làm việc nhóm, có tri thức đang đượcđào tạo chuyên môn Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìmtòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chínhtrị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt Ngoài mang những đặcđiểm trên thì còn mang những đặc điểm cụ thể như: Tính thực tế, năng động, chămchỉ, sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, cótính cụ thể của lý tưởng, tính cá nhân

Trang 20

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, khoa Hành chính học, trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2.1 Nhu cầu tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

Biểu đồ 1 Nhu cầu tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

Để tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tình nguyện của sinh viên, nhómnghiên cứu đã đưa ra câu hỏi: Bạn có muốn tham gia hoạt động tình nguyện không?Kết quả cho thấy có 92,9% có nhu cầu muốn tham gia hoạt động tình nguyện và chỉ

có 7,1% không có nhu cầu tham gia, điều này cho thấy sự quan tâm, muốn được thamgia trải nghiệm của các bạn sinh viên với hoạt động tình nguyện là rất lớn Đây là con

số của kết quả nghiên cứu rất đáng khích lệ Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các bạnsinh viên còn e dè, không muốn tham gia các hoạt động tình nguyện Nhu cầu thamgia các hoạt động tình nguyện của sinh viên dù nhiều hay ít, do hoàn cảnh điều kiệnnào nhưng việc sinh viên có nhu cầu tham gia các hoạt động tình nguyện là điều rấtđáng trân trọng Chúng tôi tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tình nguyện củasinh viên trên các khía cạnh: hứng thú tham gia, mức độ tham gia, mục đích tham gia,những hoạt động tham gia tình nguyện, những lợi ích khi tham gia hoạt động tìnhnguyện của sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Trang 21

2.2.2 Hứng thú tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

Biểu đồ 2 Hứng thú tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

Hoạt động tình nguyện đã tạo ra cho sinh viên những cơ hội để được thay đổibản thân và giúp ích cho xã hội Hoạt động tình nguyện được các bạn sinh viên nhiệttình hưởng ứng tham gia và trong đó có cả những sinh viên ngành QLNN, khoaHCH, trường ĐHNVHN nói riêng Theo như kết quả khảo sát từ biểu đồ 2 cho thấy,

có 53,6% sinh viên nói rằng tham gia tình nguyện vì lợi ích cộng đồng xếp vị trí số 1,

có 32,1% tham gia để rèn luyện bản thân, có 3,6% tham gia theo phong trào Đây là 3

hứng thú tham gia HĐTN được sinh viên lựa chọn nhiều nhất.Bên cạnh đó, phương án chiếm tỉ lệ nhỏ là chọn cả 3 ý kiến có tỷ lệ bình chọncao ở trên Ngoài ra các hứng thú tham gia tình nguyện khác chiếm tỉ lệ rất thấp như

vì mục đích cá nhân, bắt nguồn nhiệt huyết, sự hứng thú của sinh viên, do cách suynghĩ của mỗi cá nhân với việc tham gia các hoạt động ấy

Như vậy, hứng thú tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngànhQLNN, khoa HCH, trường ĐHNVHN có sự khác nhau và đều ý định, định hướngriêng cho bản thân về việc tham gia các hoạt động tình nguyện của riêng mình Theoquan sát của nhóm nghiên cứu, mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viêncũng khá cao Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tham gia hoạtđộng tình nguyện của sinh viên

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w