1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Từ Góc Nhìn Của Ban Lãnhđạo Công Ty Được Thực Hiện Ở Công Ty Cổphần Cao Su Đà Nẵng (Drc.pdf

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Từ Góc Nhìn Của Ban Lãnh Đạo Công Ty Được Thực Hiện Ở Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng (Drc)
Tác giả Trần Hoàng Ân, Vi Uyển Ân, Huỳnh Trâm Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Đoàn Minh Đức
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 870,49 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCao su thiên nhiên là một trong những ngành cung cấp nhiên liệu quan trọngcho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp ô tô… Chính vì vậy,những thăng trầm của c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TỪ GÓC NHÌN CỦA BAN LÃNH

ĐẠO CÔNG TY ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở CÔNG TY CỔ

PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG (DRC)

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Đoàn Minh Đức

Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

1 Trần Hoàng Ân

2 Vi Uyển Ân

3 Huỳnh Trâm Anh

TP Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 4

1 Thông tin khái quát về công ty 4

2 Quá trình hình thành và phát triển 4

3 Ngành nghề kinh doanh 5

4 Tầm nhìn - Sứ mệnh - Chiến lược 6

5 Định hướng phát triển 6

6 Nguồn gốc số liệu 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 9

1 Phân tích 5 yếu tố cạnh tranh: 9

2 Phân tích xu hướng qua 5 năm (2017-2022): 10

3 Phân tích chỉ số tài chính 2020 - 2021 14

3.1 Khả năng thanh toán 14

3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động 15

3.3 Khả năng sinh lời 16

3.4 Đánh giá năng lực dòng tiền 17

3.5 Chỉ số kiểm tra thị trường 17

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cao su thiên nhiên là một trong những ngành cung cấp nhiên liệu quan trọngcho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp ô tô… Chính vì vậy,những thăng trầm của các ngành này ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả cao su, đặc biệt

là trong khâu sản xuất thuộc các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cao su Việt Nam.Đứng thứ 3 trên thế giới về lượng cung cao su tự nhiên, các doanh nghiệp sản xuất vàkinh doanh cao su tự nhiên của Việt Nam đã dần thay đổi và phát triển mạnh mẽ hơntrong chuỗi giá trị ngành cao su tạo ra năng suất tối ưu cho cây cao su và mang lại lợinhuận đột biến đến cho ngành cao su Việt Nam

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, xuất khẩu cao su 10 tháng của năm 2022 đạt1,7 triệu tấn, đem về 2,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước Các chủngloại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao sutổng hợp Thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tựnhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước Theo dự báo, trong 2 tháng cuốinăm, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp khó khăn do đồng USD đang ở mức caokhiến giá mủ cao su và giá trị xuất khẩu giảm mặc dù vẫn tăng về lượng

Để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển đó làphải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để duy trì và sản xuất có hiệu quả Mặt kháctheo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ tài chính ngày càng trở nên phongphú Là một doanh nghiệp mục tiêu đề ra của họ là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuậnhay gia tăng giá trị của doanh nghiệp Vì thế để tồn tại và phát triển vững mạnh, cácdoanh nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược vững chắc cho mình, đồng thời tạo ra sứccạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp trong nước và còn cả nước ngoài Từthực tế đó, một doanh nghiệp muốn nhận thức rõ khả năng tồn tại của mình để nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đi vào phân tích kỹ tình hình tài chính hàngnăm Nhờ vậy những chủ doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sẽ có những thông tincăn bản cho việc ra quyết định cũng như định hướng cho tương lai được tốt hơn

Dựa vào những kiến thức đã được giảng dạy, nhóm sẽ “Phân tích dưới góc nhìncủa ban lãnh đạo công ty được thực hiện ở Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (Mãchứng khoán: DRC)”

Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:

- Chương 1: Khái quát về Công ty

- Chương 2: Phân tích báo cáo tình hình tài chính Công ty

- Chương 3: Kết luận và đề xuất

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1 Thông tin khái quát về công ty

Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao

su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 47 năm Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công: Ban giám đốc có nhiều kinh nghiệm,năng động giúp Công ty phát triển liên tục nhiều năm Đội ngũ kỹ sư và cán bộ quản lý có tay nghề cao, sáng tạo, được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài về phục

vụ lâu dài Tập thể CBCNV đoàn kết nhất trí, tự tin và có trách nhiệm với công việc

- Tên tiếng Anh: DANANG RUBBER JOINT STOCK COMPANY

- 2005: Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cao su

Đà Nẵng theo Quyết định số 3241/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp

- 2006: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng được chính thức niêm yết vàgiao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ 92.475.000.000 đồng

- 2007: Niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để chi trả cổ tức, nâng tổng vốn điều lệ lên 130.385.520.000 đồng

- 2008: Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông, vốn điều lệ lên 153.846.240.000đồng

- 2010: Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 307.692.480.000 đồng

- 2011: Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 461.538.650.000 đồng

- 2012: Phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 692.289.450.000 đồng

- 2013: Tăng vốn điều lệ lên 830.738.490.000 đồng Đưa vào khai thác nhà máy lốp Radial toàn thép đầu tiên tại Việt Nam, giai đoạn 01 công suất 300.000 lốp/năm

- 2014: Công ty được Chính phủ tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua; Đạt Cúp Thương hiệu quốc gia, Giải thưởng sao vàng đất Việt

- 2015: Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 913.800.030.000 đồng Tổ chức lại Công ty, phát triển các phòng chức năng Thành lập phòng Kếhoạch trên cơ sở tách bộ phận Kế hoạch từ phòng Kế hoạch – Vật tư; Thành lập

Trang 5

phòng nghiên cứu phát triển (R&D) trên cơ sở tách bộ phận nghiên cứu và pháttriển từ phòng Kỹ thuật Cao su

- 2016: Phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tăng vốn điều lệ lên 1.187.926.050.000 đồng

- 2017: Sản lượng sản xuất thực tế vượt công suất thiết kế giai đoạn 1 nhà máy lốp Radial

- 2018: Phát triển thương hiệu mới DPlus – lốp xe máy không săm Trở thành Doanh nghiệp lần thứ 4 được vinh danh Thương hiệu quốc gia và được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua toàn diện năm 2018

- 2019: Sau 2 năm nghiên cứu thị trường, từ quý II/2019, DRC đã bắt đầu xuất khẩu mạnh vào Mỹ với số lượng 10.000 lốp tháng, chiếm 20% sản lượng lốp Radial

- 2020: Năm 2020 là mốc quan trọng khi Công ty vừa tròn 45 tuổi kể từ khi thành lập từ năm 1975 (1975-2020) Được ghi dấu bằng sự ra đời chiếc lốp đặc chủng (OTR) radial đầu tiên; và đầu tư thêm dây chuyền sản xuất radial tải nhẹ công suất 120.000 lốp/ năm Định hướng phát triển thương hiệu DSTAR phân khúc lốp xe tải, xe khách đường dài dựa trên nền tảng công nghệ Châu Âu BDE chính thức hoàn thiện

- 2021: DRC vinh dự nhận danh hiệu TOP 20 Thương hiệu Vàng Việt Nam do Viện Kinh tế văn hóa cùng Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng bình chọn

3 Ngành nghề kinh doanh

a Địa bàn kinh doanh

- Thị trường trong nước: DRC là doanh nghiệp có quy mô lớn, có hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam, trải dài từ miền Bắc đến miền Nam, trong

đó khu vực miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất

- Thị trường ngoài nước: DRC xuất khẩu các sản phẩm về cao su, săm, lốp, sang hơn 35 nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở thị trường Châu Á, Nam

Mỹ, Châu Phi, Châu Âu Thị trường xuất khẩu chính là Brazil, Mỹ, Malaysia Ngoài ra, DRC cũng có các thị trường xuất khẩu ổn định khác như: Myanmar, Thái Lan, Egypt, Philippines

b Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

- Sản phẩm sản xuất từ cao su

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; kinhdoanh thương mại, dịch vụ tổng hợp

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp: chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su

Trang 6

- Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá: khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán bộcông nhân viên Công ty.

4 Tầm nhìn - Sứ mệnh - Chiến lược

- Tầm nhìn

a Tầm nhìn Doanh nghiệp

- Tuyên bố về tầm nhìn doanh nghiệp

+ Luôn khẳng định DRC là nhà sản xuất hàng đầu về lốp Ô tô tải, Ô Tô Khách tạiViệt Nam và lốp Ôtô đặc chủng – chuyên dùng hàng đầu Đông Nam Á Không ngừng đẩy mạnh thâm nhập thị trường thế giới

+ Mở rộng và phát triển lớn mạnh các sản phẩm săm lốp xe truyền thống phục vụnhu cầu đa dạng của Khách hàng

b Tầm nhìn thương hiệu

- Tuyên bố về tầm nhìn thương hiệu sản phẩm

+ Khẳng định vị trí nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam

+ Không ngừng vươn tầm thế giới

+ Luôn coi trọng lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

- Chiến lược

+ Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hóa, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm mới cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

+ Đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm.+ Thực hiện các biện pháp nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm DRC trên thị trường toàn cầu

+ Đẩy mạnh công tác đầu tư, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ Dự án mở rộng Nhàmáy sản xuất lốp xe tải Radial nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm

5 Định hướng phát triển

Mục tiêu chủ yếu của công ty

Trang 7

- Giữ vững thị trưởng, tiếp tục tìm kiếm và mở rộng hệ thống phân phối săm, lốp trải rộng khắp trong và ngoài nước.

- Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Tối đa hóa lợi nhuận và mang lại lợi ích thiết thực cho các cổ đông, củng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác chiến lược và khách hàng tiềm năng

- Không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới truyền thông, quảng bá thương hiệu mạnh mẽ, tạo nên một DRC vững mạnh, uy tín và mang đậm dấu doanh nghiệp không chỉ trên thị trường trong nước mà còn là ở quốc tế

- Bố trí thời gian sản xuất khoa học, hợp lý, thực hiện nghiêm túc việc giãn cách

để sản xuất phải an toàn trong thời gian dịch bệnh

- Tăng cường việc cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm sử dụng vật tư thay thế giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm

- Nỗ lực duy trì hoạt động tiêu thụ tại thị trường nội địa, đặc biệt có chính sách bán hàng phù hợp để đẩy mạnh tiêu thụ lốp radial, lốp nông nghiệp, lốp công trường và đặc chủng Tăng cường công tác xuất khẩu, đặc biệt chú trọng thị trường Mỹ, ngoài ra đẩy mạnh xuất khẩu lốp bias và sản phẩm săm lốp xe đạp

xe máy vào các thị trường các nước đang phát triển để tăng kim ngạch xuất khẩu và hiệu quả của từng dòng sản phẩm Tăng cường công tác quản lý tiền hàng, công nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, tận dụng mọi điều kiện để tìmkiếm nguồn vốn có lãi suất cạnh tranh và nguồn hỗ trợ của Chính phủ để giảm chi phí lãi vay

- Có giải pháp để đảm bảo an toàn sản xuất và đảm bảo thu nhập trong điều kiện

bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để người lao động yên tâm sản xuất

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Hiện nay, nhu cầu thị trường cao su và săm lốp ngày càng tăng, việc sử dụng lốp bố thép cũng như các loại săm yếm ô tô, xe máy ngày càng nhiều và phát triển; cạnh tranh các doanh nghiệp cùng ngành trong ngoài nước ngày càng gaygắt Vì thế, DRC đã và đang tiếp tục hướng tới mục tiêu đổi mới công nghệ, tậptrung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường nâng cao năng suất cũng như hoàn thiện các sản phẩm của Công ty, đặc biệt là 2 sản phẩm chủ lực là lốp Radial (sợi mành thép) và lốp Bias (sợi mảnh nylon)

- Đối với lốp bias (sợi mành nylon): tiếp tục duy trì mức sản lượng ổn định, đầu

tư cải thiện trình độ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giáthành sản phẩm bằng các biện pháp tăng cường công tác quản lý Đặc biệt chú trọng lốp đặc chủng (OTR) và lốp tải nhẹ là các thế mạnh riêng của Công ty, cần tiếp tục phát huy năng lực sản xuất và mở rộng thị trường, đồng thời đáp ứng đầy đủ các phân khúc của thị trường lốp ô tô Việt Nam

- Đối với lốp Radial toàn thép, phấn đấu hoạt động tối đa công suất thiết kế nhà máy Radial giai đoạn 2 Ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 8

- Đối với lốp không săm Dplus; Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp tục đẩy mạnh kênh phân phối và phát triển sản phẩm, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường phân phối cũng như ngày càng có nhiều chiến lược mới nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

- Trong dài hạn : Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, hệ thống và các chính sách phân phối hiệu quả Trong điều kiện thuận lợi, xem xét khả năng liên kết với các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam xây dựng nhà máy lốp và cao su

kỹ thuật để cung cấp sản phẩm ổn định

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm

- Phát triển và nâng cao thương hiệu DRC ở thị trường trong và ngoài nước

6 Nguồn gốc số liệu

Nguồn gốc số liệu của công ty trên trang:

- https://finance.vietstock.vn/DRC-ctcp-cao-su-da-nang.htm

- http://s.cafef.vn/hose/DRC-cong-ty-co-phan-cao-su-da-nang.chn

Trang 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY

1 Phân tích 5 yếu tố cạnh tranh:

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành Mô hình này bao gồm 5

áp lực: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại, nguy cơ xâm nhập ngành, mối đe dọa của sản phẩm thay thế, năng lực thương lượng người mua, năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Hiển nhiên là mỗi áp lực trong số 5 áp lực cạnh tranh càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và kiếm được lợi nhuận, ngược lại khi một áp lực nào đó, chẳng hạn các nhà cung cấp đầu vào mà yếu thì cơ hội doanh nghiệp có được lợi nhuận sẽ càng khả thi Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các

Rào cản lớn nhất đối với những doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành này là đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và trình độ chuyên môn cao Với những rào cản này thì doanh nghiệp nước ngoài có thể gia nhập vào ngành, nhưng không đơn giản, cần phải cân nhắc kỹ vì muốn có được thị phần như các doanh nghiệp trong nước còn phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu và pháttriển mạng lưới thị trường Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp trong nước vẫn

sẽ giữ được vị thế riêng của mình

Lĩnh vực săm lốp là ngành sản xuất đòi hỏi máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại và nguồn nguyên liệu sử dụng trong nước và nhập khẩu Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp nguồn cao su thiên nhiên, còn nguồn cao su tổng hợp, than đen, thép tanh… phải nhập khẩu Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất đều do các công ty trên thế giới cung cấp Do đó áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tương đối lớn nếu như doanh nghiệp không tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với hệ thống nhà cung cấp

Đối với ngành săm lốp thì hầu như không có sản phẩm thay thế Do đó không

có áp lực đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này

Trang 10

Do nhu cầu đối với săm lốp khá lớn, lại hầu như không có sản phẩm thay thế nên năng lực thương lượng người mua sẽ không cao Điều này sẽ tạo ra tác động tích cực đến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.

2 Phân tích xu hướng qua 5 năm (2017-2022):

Trích dẫn số liệu:

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w