1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Và Một Số Khái Niệm Liên Quan

19 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN * Có thể chọn một trong số các clip sau để làm phần giới thiệu về nội dung sẽ trình bày “Tình trạng bạo lực học đường hiện nay” 1 http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/chuyen-hoc-duong/ai-manh-tay-xu-bao-luc- hoc-duong-a88584.html 2 http://kenh14.vn/xa-hoi/nu-sinh-phu-tho-bi-ban-hoc-danh-hoi-dong-dan-den-khong-the- noi-chuyen-duoc-20150313045431184.chn 3 http://kenh14.vn/hoc-duong/nam-sinh-bi-nu-giang-vien-tat-lien-tiep-3-phat-vao-mat- 20130119015529454.chn I Thực trạng bạo lực học đường hiện nay: Khi xem xong những đoạn clip như vậy thì không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được khai phá Như chúng ta vừa quan sát, đây là một trong số rất nhiều những clip về các vụ đánh nhau của các học sinh ở các trường Các bạn sẽ dễ dàng để tìm một clip về “Bạo lực học đường” Nếu như vào google gõ từ khóa: ‘nữ sinh đánh nhau’ chúng ta sẽ tìm kiếm hơn 2 triệu kết quả trong vòng 0.3 giây Nếu tìm kiếm với từ khóa: “clip nữ sinh đánh nhau”, giới hạn ở quốc gia việt nam thì trong 0,41 giây bạn sẽ có hơn 800 000 kết quả Từ đó chúng ta thấy rằng, bạo lực học đường là một hiện tượng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước trong một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển thì hiện tượng này càng rõ nét hơn Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế - xã hội, “phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích rõ rệt cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam Trong giai đoạn 2001 – 2010, thành tựu của giáo dục Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế Cùng với những thành tựu kể trên thì giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại một số những bất cập và yếu kém, trong đó có việc “chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên” Một trong những biểu hiện cụ thể của hạn chế này là hiện tượng bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả học sinh nữ không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.và dường như xảy ra ở các cấp học Đặc biệt, trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội Đặc biệt, còn có các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, ngoài ra còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo, cô giáo Và ngược lại cũng có các hiện tượng thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ lực để “giáo dục” học sinh, … Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ Trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ GD&ĐT Việt Nam cho biết : Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về bộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường,… Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 – 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1 558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh Theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau * Năm 2008, PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về hành vi bạo lực của nữ sinh trung học, khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội) Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Kết quả khảo sát cũng cho biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%) Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể” Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn Về phương tiện sử dụng vũ khí khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông Dụng công cụ sử dụng khi đánh nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%) Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%) Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng Internet, coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở các địa phương như Thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang,…) Bên cạnh đó, còn có những vụ việc học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra gây tử vong Cũng theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thì năm học 2009 – 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chất người ở trong và ngoài trường học * Nói tóm lại, thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện cụ thể qua các phương diện sau: 1 Đối tượng tham gia vào hành vi bạo lực học đường ở Việt Nam + Học sinh – Học sinh + Cán bộ, giáo viên – Học sinh + Cán bộ, giáo viên – Cán bộ, giáo viên 2 Giới tính: Nam học sinh; Nữ học sinh; Cán bộ, giáo viên Nam; Cán bộ, giáo viên nữ Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người ưa thích dùng sức mạnh cơ bắp với người khác Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh đánh nhau, từ vụ việc đầu tiên năm 2009 của nữ sinh Hà Nội, sau đó là lần lượt các vụ bạo lực học đường khác được quay thành clip và tung lên mạng như hiện nay 3 Các cấp học: Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông 4 Khu vực – Địa điểm – Thời gian - Khu vực : Cả nông thôn và thành phố lớn - Địa điểm: + Trong nhà trường (Khuôn viên trường, nhà vệ sinh, trong lớp học, gầm cầu thang); + Ngoài nhà trường (Khu đất vắng vẻ, xa dân cư, công viên, ngõ hẻm); + Trên mạng Internet (Email, Yahoo, Skype, Facebook, Twitter, …); + Trên mạng điện thoại di động - Thời gian : Sau giờ học; giờ ra chơi; ngày nghỉ,… 5 Hình thức thực hiện - Chửi thề, nói xấu, chia rẽ bè phái, miệt thị - Nhắn tin hoặc gửi thư uy hiếp, bắt nạt, trấn lột đồ đạc hoặc tiền bạc - Uy hiếp bằng hình ảnh, thông tin mang tính chất bạo lực, đồi trụy trên mạng Internet - Dùng vũ lực như tát, đá, đấm, đánh, giật tóc, lột quần áo, … - Quay video clip các hành vi bạo lực và đưa lên mạng Internet Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc trà đạp nhân phẩm,làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói Hoặc một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc nhưng hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát,chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý… Ngoài ra thì nữ sinh cũng có hình thức bạo lực vô cùng chà đạp nhân phẩm đó chính là lột áo, quay clip để xỉ nhục v.v v 6 Các phương tiện sử dụng: Dao, mã tấu, giầy dép, sách vở, bút, kiếm, ống sắt, dao lam, thư truyền tay, mạng internet, điện thoại di động Cho nên chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của nó, và tìm ra những phương pháp dễ dàng nhất để khắc phục vấn đề này Nhóm chúng tôi sẽ nêu vài nguyên nhân căn bản dẫn đến bạo lực học đường, và vài phương pháp khắc phục hậu quả nghiêm trọng này II Một số khái niệm: Khái niệm “Bạo lực học đường” Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường Ở nước ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật ngữ bắt nạt học đường Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường Dan Olweus,trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác” Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh Bạo lực học đường là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, nội quy của nhà trường mà các em là thành viên Bạo lực học đường có thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi Có hai loại hành vi bạo lực học đường: (1) Hành vi bạo lực học đường thụ động là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị bèn bè rủ rê (2) Hành vi bạo lực học đường chủ động là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nhà trường, xã hội nhưng họ vẫn cố ý làm khác so với chuẩn mực Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại III Các loại hành vi bạo lực học đường Có nhiều cách phân loại hành vi bạo lực học đường Cụ thể như phân tích trên bình diện chung nhất thì nó bao gồm hành vi bạo lực thể chất và tinh thần Hoặc có thể dựa vào các loại hình bạo lực trong những biểu hiện chung về hành vi bạo lực cụ thể là hành vi bạo lực gia đình để phân loại thành bốn hành vi bạo lực như: bạo lực thân thể - thể chất, bạo lực tài chính, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục Tuy vậy, các hành vi bạo lực học đường diễn ra một cách khá phức tạp Có thể nhìn nhận và đánh giá chúng một cách khái quát là gần đủ những kiểu hành vi ở các cách phân loại trên như chúng có những dấu hiệu đặc thù dựa trên nhóm khách thể đặc thù và tính chất đặc biệt của nó khi đặt vào môi trườg học đường Theo nhóm chúng tôi tìm hiểu thì có những hình thức bạo lực học đường như sau: - Bạo lực về vật chất: Bạo lực về vật chất là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của cho học sinh, ví dụ nhƣ hiện tƣợng “bảo kê” “trấn lột”, kẻ mạnh trấn lột tiền hay tài sản có giá trị của kẻ yếu, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè, yêu cầu hăm dọa học sinh khác phải nộp tiền hay tài sản có giá trị cho kẻ mạnh, cố ý hủy hoại hay làm hư hỏng các vật dụng của người khác Ngoài ra, để khỏi bị bắt nạt từ những nhóm khác một số em phải chung tiền để được các “đại ca” bảo kê che chở Cũng có hiện tượng học sinh trong trường bị các thanh niên bên ngoài xã hội trấn lột xe đạp, lấy tiền, lấy đồ mà phải phục tùng không dám kêu, không dám báo lại với thầy cô hay cha mẹ, mặc dù các em biết kẻ phạm tội là ai vì sợ bị trả thù Bạo lực về vật chất này thực ra có liên quan đến bạo lực về thể chất hay bạo lực về tình cảm - tâm lý Thế nhưng, xét ở một góc độ nhất định, những biểu hiện của hành vi bạo lực này thường hướng đến sự bắt ép có liên quan đến vật chất hay những phương tiện vật chất có liên quan Trong môi trường học đường, bạo lực vật chất này được xem là một đặc thù có liên quan chặt chẽ đến hành vi bắt nạt học đường hay bạo lực học đường vì đôi lúc nó diễn ra một cách rất “tự nhiên” Nhưng ngày nay, hành vi này cũng có những biểu hiện diễn ra một cách có chủ đích, cụ thể, có tính toán hay thậm chí là có “tổ chức” nhóm Đó là một thực tế cần được xem xét mang tính khách quan và hệ thống - Bạo lực về thể chất: Bạo lực về thể chất là một hiện tượng rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến người bị chứng kiến cảnh bạo lực Bạo lực về thể chất xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công khai những hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh của họ lên người kia Bạo lực thể chất bao gồm các hành vi như đá, đấm đánh, nhéo hoặc các hành động tấn công về mặt thể chất khác Trong thực tế, có những em học sinh thường bị bạo lực bởi những hành vi tiêu cực về mặt thể chất nhƣ: trộm cắp, đánh nhau, quấy rối, chọc ghẹo… hành động này thường diễn ra liên tục trong một thời gian tương đối dài, gây tổn thương về thể chất cũng như tâm lý bên cạnh những mất mát hay những thương tổn về thực thể hay định lượng được trên bình diện cụ thể Các hình thức bạo lực thể chất như: Giật cặp, lục cặp, giật và giấu đồ dùng học tập, giật mũ, giật áo, giày dép, khăn quàng, xì lốp xe, phá hoại đồ dùng học tập… Ngoài ra, còn có các hình thức tác động vào thân thể gây thương tích như: gõ lên đầu lên vai, đập vào người, xô đẩy, dùng các đồ dùng học tập, đất cát, sâu bọ ném vào ngƣời, kéo tóc, dính kẹo cao su lên tóc, cắt tóc, đổ nước lên đầu, gạt chân… Bên cạnh đó, còn có hành động gây thương tích: cào, cấu, giật tóc, đánh, tát vào mặt, ném gạch 14 hoặc đất đá vào người, cố ý dùng vũ khí để gây thương tích cho ngƣời khác… Những hành động bắt nạt này xảy ra thƣờng xuyên nhất là ở trường hoặc có thể trên đường đến trường, sau giờ tan học Ngoài ra, hình thức của hành vi bạo lực này cũng diễn ra ở những dạng khác nhau, ở các mức độ và cấp độ khác nhau phù thuộc vào độ tuổi, văn hóa cũng như tình hình thực tế ở từng địa phương hay môi trường học đường - Bạo lực về tâm lý, tình cảm: Bạo lực về tâm lý, tình cảm đối với học sinh trong môi trường học đường được xác định gồm: lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm Đây là những hành vi gây sức ép đè nặng về mặt tâm lý và tinh thần của khách thể khác Bạo lực tâm lý tình cảm trong môi trường học đường thường được thể hiện dưới một số hình thức như: hình thức kỷ luật mang tính dọa dẫm, đe dọa, sỉ nhục gây ức chế lo sợ cho học sinh Sự trêu ghẹo của học sinh cùng học gây khó chịu, xấu hổ, tủi thân, mặc cảm, tự ti Ngoài ra, đó còn là những hành động mang tính bắt nạt, dọa dẫm trong quan hệ bạn bè Sức ép giáo dục và các quan niệm hành vi mang tính chất bất bình đẳng giới Có những thầy cô giáo vì chạy theo thành tích mà bắt ép học sinh theo ý mình để đạt được chỉ tiêu của nhà trƣờng… Hoặc có những bạn bè luôn ganh ghét và cạnh tranh nhau từng chút một dẫn đến những gánh nặng cho “người khác” Chính điều đó đã gây ra áp lực học tập thái quá, gây ra những căng thẳng tâm lý và những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần của học sinh Sự trêu ghẹo của bạn bè cùng lứa tuổi xuất phát từ bản tính vui đùa nghịch ngợm của học sinh cũng được xem xét như hành vi bạo lực học đường Nếu sự trêu ghẹo mang tính chất vô tư đúng mực thì nó sẽ tạo ra niềm vui nhưng đôi khi sự trêu ghẹo thái quá không đúng mực lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến sự khó chịu, mặc cảm, xấu hổ, thậm chí căng thẳng quá có thể dẫn đến loạn tâm lý Sự trêu ghẹo thường xuyên có thể gây nên những tổn thương tâm lý cho người khác như: Có những lời nói, những bình luận thiếu thiện cảm về các tật trên cơ thể, hình dáng, cách đi đứng, cách nói năng, hoàn cảnh gia đình… Ngoài ra, có thể kể đến một số hình thức bạo lực tâm lý tinh thần như: dựng chuyện, tạo tin đồn quái ác, bêu riếu, tung hình ảnh trước công chúng, gán ghép những biệt hiệu xấu, gán ghép trong quan hệ với bạn khác giới, chửi rủa bằng những ngôn từ xúc phạm, đe dọa, ép buộc với những điều không mong muốn, khai trừ, cô lập hay tẩy chay một cách có chủ ý ra khỏi nhóm… Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường kiểu này còn thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông mà mạng xã hội là một kênh để dễ bề thực hiện hành vi bạo lực tinh thần này Sự bêu riếu trên mạng xã hội bằng cách lập các trang facebook hay fanpage giả, đưa những hình ảnh và những thông tin sai lệch, dựng chuyện để bêu xấu là biểu hiện khá rõ… Đặc biệt, những bình luận ác ý, những lời nhận xét mang tính công kích, mang dấu hiệu lăng mạ dẫn đến những sự căng thẳng tâm lý thậm chí là những sức ép tâm lý quá mức tạo nên sự khủng hoảng tinh thần, tâm lý hay thậm chí là hành động tự tử - Bạo lực về tình dục: Bạo lực về tình dục học đường cũng bắt đầu diễn ra một cách khá phức tạp trong môi trường học đƣờng Cùng với sự phát triển tâm lý xã hội của học sinh, bạo lực về tình dục học đường trở thành một hành vi cần được xem xét trên bình diện lứa tuổi, giới - giới tính… Có thể chia ra làm hai loại cơ bản: Quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục + Quấy rối tình dục là bất kỳ một lời nói hay hành động cử chỉ có ý nghĩa tình dục ngoài ý muốn, những câu nói xúc phạm cố ý, hay bất kỳ những nhận xét về tình dục của ai xúc phạm người khác (nạn nhân) và làm cho nạn nhân cảm thấy bị đe dọa, bị làm nhục, bị cản trở công việc, ngấm ngầm phá hoại sự an toàn và gây ra sự lo sợ cho nạn nhân Đơn cử như những lời nói thiếu tế nhị, những lời trêu chọc, những câu bình phẩm vô văn hóa đến những hành động cố ý như sờ mó, bóp ngực, đụng chạm vào những nơi nhạy cảm… của học sinh thanh niên nam đối với học sinh nữ và ngƣợc lại Hành vi này không chỉ diễn ra ở học sinh vị thành niên mà ngay từ giữa và cuối tiểu học, bạo lực về tình dục học đường ở hình thức quấy rối tình dục đã thể hiện ở những biểu hiện: xô đẩy, chòng ghẹo, rình nhà vệ sinh nữ, tấn công bằng những lời nói gây sức ép tâm lý có liên quan đến tình dục… + Lạm dụng tình dục được coi là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyền lực của ngƣời khác để đạt được mục đích tình dục của mình Các hình thức biểu hiện của lạm dụng tình dục học đường như: Ép buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn, cưỡng hiếp, ép buộc phải tiếp tục “yêu đương” khi đối phương không muốn, có những hành động sàm sỡ, đánh ghen,… Trong hai hình thức bạo lực tình dục thì hình thức quấy rối tình dục thường xảy ra giữa học sinh với nhau hơn.Trong sự phát triển tâm lý của học sinh ngày nay, lạm dụng tình dục có thể diễn ra trong mối quan hệ giữa học sinh lớn với học sinh nhỏ hơn; giữa học sinh nam với học sinh nữ… Tuy vậy, biểu hiện này không quá phổ biến vì tính pháp quy của hành vi dễ bị kiểm soát Mặt khác, đây là hành vi quá lộ liễu hay quá lố xét trên bình diện biểu hiện nên tính thực tế của nó là một kiểu hành vi không diễn ra với mức độ đáng kể NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ( NHÓM 4) 1.Nguyên nhân từ bản thân học sinh Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo Ví dụ, ngày 30/5/2012, tại trường THCS Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nữ sinh Lê Thị Thanh Trang học sinh lớp 9B, do mâu thuẫn với bạn cùng lớp là Phạm Thị Ngọc Ánh và Trần Thị Hoài, Trang mang dao đến trường, gọi Ánh và Hoài ra nói chuyện, rút dao đâm một nhát vào ngực Hoài, một nhát vào bụng Ánh Hoài bị chết trên đường đi cấp cứu, Ánh bị thương nặng Hay ở huyện Châu Đốc, Tiền Giang vào tháng 3/2012, một học sinh lớp 10 là Trần Thị Cẩm Thu đã đâm chết bạn học là Lê Thị Thu Thảo, sau khi đâm chết bạn, Thu còn thản nhiên gọt trái cây để ăn Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và xự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ xa đọa 2 Nguyên nhân từ gia đình Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái Xã hội phất triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp Nếu gia đình không có sự yêu thương, đùm bọc rất dễ khiến trẻ bị sa ngã (Ảnh minh họa: Internet) Cha mẹ bận rộn với công việc, mải mê kiếm tiền, không có thời gian quan tâm đến việc học hành, bè bạn của con Đó là một thực tế được nhiều chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm khoa học “Bạo lực học đường - nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Bởi ngay chính môi trường thân cận, luôn gắn bó với trẻ lại có những hành vi lệch chuẩn thì trẻ rất dễ bị tập nhiễm Việc đối xử thô bạo của cha, mẹ đối với trẻ như đánh đập, chửi mắng sẽ hình thành những tính cách tiêu cực ở trẻ như tính lỳ lợm, hay trả thù Và rất dễ tham gia vào các nhóm có cùng tính cách, thích đánh nhau để tìm cách giải tỏa những ức chế mình phải chịu đựng từ sự trừng phạt của cha mẹ sang người khác 3 Nguyên nhân từ nhà trường Do sự giáo dục của nhà trường còn năng về kiến thức văn hóa , đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ , hậu học văn” Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến với lòng kính yêu , luôn được học sinh coi là một hình mẫu để học tập.Đồng tiền làm mờ đi vẻ đẹp của giáo dục việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào “Ví dụ, vụ bạo lực ở Trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) vừa qua, Hiệu trưởng phải phải chịu trách nhiệm gì, kỷ luật gì? Hiệu phó, bí thư chi bộ, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên trực, giáo viên chủ nhiệm chịu kỷ luật gì? Từ trước đến nay không rõ Nay trước sức ép của dư luận xã hội thì xử nặng!”, Nhà trường ngày nay tại VN và nhiều quốc gia trên thế giới hầu như không có môn hoc nào về kỹ năng làm chủ cái “tâm”, vốn được xem là kiến trúc sư của hành vi Tâm sân sẽ tạo ra hành vi bạo lực học đường và gia đình Hiện nay, nhà trường giống như các cơ quan khác, chỉ có kỷ luật và khen thưởng Khen thưởng những ai có công, đóng góp nhiều cho đơn vị đó và kỷ luật những ai có hành vi trái với phép tắc được đặt ra, nặng hay nhẹ tùy theo tình huống Theo Phật giáo, đó chỉ là cách ngăn chặn, thông qua sự trừng phạt, dấy lên sự sợ hãi để các em tránh vi phạm Nếu ta không có những bài học về đạo đức giúp cho các em vượt qua những khó khăn khi những bạo lực trỗi dậy trong tâm, các em sẽ không biết kỷ năng vượt lên như thế nào, khi tình huống ngang trái xảy ra thì các em lại tiếp tục trở thành nạn nhân của chính mình, đồng thời gây khổ đau cho bạn đồng lứa Chữa lửa phải chữa từ nguyên nhân chứ không phải chữa khi nó xảy ra rồi, thì kết quả mới đạt được ở mức độ cao 4 Nguyên nhân từ xã hội Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh , sách báo,game bạo lực , đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng ) Tiêu thụ phim ảnh bạo lực Ảnh hưởng của phim ảnh tác động vào kho tàng tâm thức chúng ta từng ngày từng giờ Khi vào lớp học chỉ cần một bất mãn nho nhỏ, bắt gặp một khiêu khích của bạn nào đó, hoặc một câu nói tức khí thôi các em sẽ thể hiện như là một bản sao 50%, 70% thậm chí 100% từ nhưng hình ảnh mà các em đã được thâu nạp qua phim ảnh, sách báo, qua các phương tiện truyền thông Các trò chơi điện tử Việc tiêu thụ các trò chơi bạo lực trở nên nguy hại cho hạnh phúc hiện tại và tương lai sự nghiệp của các em và gia đình Khi một em mải mê từ thái độ tâm lý muốn tìm hiểu cái gì mình chưa biết, một lý giải như là một phương tiện giúp cho mình thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn trong việc ứng xử, các em dần dà trở thành một con nghiện, điều đó lại trở thành mối đe dọa, mà các em đã dần dà được các phương tiện trợ giúp, tiêu thụ bạo lực qua các trò chơi bạo lực online ở nhà Tiêu thụ rượu bia và chất gây nghiện Việc tiêu thụ các loại độc tố có chất gây say như rượu bia, ma túy tổng hợp, có khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực học đường ở giới trẻ Phần lớn người tiêu thụ chất gây say sẽ không thể kiểm soát hành vi và lời nói, nên dễ gây hấn, đánh đập, giết người v v… Ở VN chưa có những qui định khắt khe ngăn cấm rượu bia Các quán rượu bia ở VN được xem là nhiều nhất nhì thế giới tính theo tỷ lệ dân số và mật độ dân cư Điều đó đe dọa hạnh phúc của con người chứ không chỉ riêng là thảm trạng bạo lực học đường Nếu cha mẹ không quan tâm đến việc tiêu thụ của con em, dễ dãi cho chúng hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất ma túy tổng hợp, thì việc thể hiện cái “tôi” do sự phẫn nộ gây ra, có thể dẫn đến những hành động đánh lộn, thanh toán, giết người, có thể xảy ra với bất cứ ai, ở đâu và bất cứ lúc nào Hậu quả (NHÓM 5) Ảnh hưởng đến học sinh - Đối với nạn nhân: +) về mặt thể xác: Đó là những vết bầm tím, trầy xước, tổn thương vùng ngoài da, gãy xương thậm chí, không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những đứa trẻ +) Về mặt tinh thần: những đứa trẻ bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán nản, cô đơn, mệt mỏi, dễ bị trầm cảm , sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài  khó khăn trong cuộc sống thường ngày và ngay cả lúc các em trưởng thành, thậm chí nhiều em sẽ có phản ứng tiêu cực như tự tử hoặc nổi loạn để trả thù - Đối với trẻ có hành vị bạo lực:  Bạo Lực học đường là mầm mống của tội phạm ,tội ác ,là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người +) Con người sẽ phát triển không toàn diện  thiếu hụt về nhân cách ,mất dần nhân tính,làm gương xấu cho người khác học theo,làm ảnh hưởng xấu tới học tập ,gây nguy hại cho xã hội  người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét - Đối với trẻ chứng kiến bạo lực: cảm thấy sợ hãi hoặc tệ hơn: có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, trở nênvô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khácthậm chí có nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai Ảnh hưởng đến gia đình +) gây những nỗi đau về mặt tinh thầncác bậc phụ huynh luôn lo lắng về sự an toàn, tương lai và cả tính mạng của con em mình +) mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái; mâu thuẫn giữa vợ chồng +) cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng, xáo trộn do phản ứng của dư luận và mọi người xung quanh +) mất tiền bạc để chữa trị cho con hay giải quyết hậu quả Ảnh hưởng đến nhà trường +) không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng, môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, và là nỗi sợ hãi, bất an của học sinhgây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung +) ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô +) hành vi bạo lực của giáo viên: _môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín _danh dự người giáo viên bị hạ thấp hiệu quả dạy học giảm sút _làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình Ảnh hưởng đến xã hội +) ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội (tôn sư trọng đạo, tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu) +) góp phần làm mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của quốc gia sau này BÀI NÓI: *Ảnh hưởng đến bản thân học sinh Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc [78] Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác [6] Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành [5] Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy Ảnh hưởng đến gia đình Bạo lực học đường ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình Những gia đình có con em là nạn nhân thường phải chịu đựng những nỗi đau về mặt tinh thần, đăc biệt là gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được Không chỉ vậy, nó khiến các bậc phụ huynh luôn trong trạng thái lo lắng về sự an toàn, tương lai và cả tính mạng của con em mình Đối với gia đình có con em gây ra hành vi bao lực sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn gia đình, nhất là sau khi sảy ra chuyện, các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái Không chỉ vậy, cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng, xáo trộn do phản ứng của dư luận và mọi người xung quanh Chưa kể nếu những vụ bạo lực để lại hậu quả nghiêm trọng và mặt thể xác, gia đình phải mất thêm khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả Ảnh hưởng đến nhà trường Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình Ảnh hưởng đến xã hội Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu Thế nhưng giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia Giải pháp( NHÓM 6) Để chấm dứt ngay tình trạng học sinh đánh nhau ngày càng tăng, chúng tôi nghĩ Ban giám hiệu nhà trường nên kết hợp với Đoàn thanh niên và Giáo viên chủ nhiệm để tiến hành nhiều biện pháp nhằm xử lý dứt điểm và triệt để như: Yêu cầu các HS vi phạm viết kiểm điểm, tường trình Kết hợp giáo dục, phân tích cho các em hiểu và tự nhận thức được lỗi của bản thân Yêu cầu Giáo viên chủ nhiệm kỉ luật trước lớp và tiếp tục theo dõi, nếu thấy cần thiết sẽ mở hội đồng kỷ luật nhà trường Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an địa phương, phối hợp với phụ huynh học sinh để cùng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục v v Cùng với các biện pháp xử lý tích cực như trên nhóm chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: Thứ nhất, về phía nhà trường, cần tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh Trong các buổi tập trung toàn trường, ban giám hiệu cần khen, chê kịp thời các chi đoàn, phê bình các em học sinh có hành vi gây gổ, đánh nhau Đặc biệt, phân tích nguyên nhân, lý do của các vụ việc đánh nhau cũng như hình thức xử lý kỉ luật một cách công khai, đó cũng là cách để giáo dục tất cả các học sinh khác Thứ hai, về phía Đoàn thanh niên, nên tổ chức đội thanh niên xung kích mà thành phần tham gia được lấy từ chính các học sinh trong trường và dưới sự chỉ đạo của các thầy cô trong chi đoàn giáo viên Theo tôi, việc phát hiện sớm những nguy cơ có thể dẫn đến việc học sinh đánh nhau sẽ tốt hơn rất nhiều việc chúng ta phải giải quyết hậu quả của những hành vi đó Vì thế, việc thành lập đội xung kích mà thành viên là chính các em học sinh sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt tình hình cũng như dễ dàng tìm hiểu chính xác nguyên nhân của những mâu thuẫn nảy sinh từ phía học sinh Từ đó việc giải quyết tình trạng học sinh đánh nhau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều Thứ ba, về phía giáo viên chủ nhiệm, đây là những người gần gũi, thân thiết và hiểu HS của mình nhất - cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của học sinh Giáo viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu Nguyên tắc chủ yếu là giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết mọi vấn đề Giáo viên cần kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh Nếu giáo viên không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường Đồng thời, GVCN có thể dành thời gian từ các buổi ngoại khoá, các cuộc trò chuyện, tâm sự để dạy HS kỹ năng kìm chế cảm xúc vì thực tế cho thấy, chính việc HS không biết cách kìm chế cảm xúc là nguyên nhân chủ yếu làm cho các mâu thuẫn nhỏ trở thành những xô xát lớn Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy Muốn vậy, theo tôi người giáo viên phải có tình yêu thương với học sinh của mình Bằng tình yêu thương chứ không phải bằng kỷ luật, tôi tin các em HS cũng sẽ yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh Thứ tư, gia đình cần quan tâm, giáo dục con cái tốt, cha mẹ phải làm gương cho con trong cách đối xử với nhau hàng ngày, mọi người trong gia đình đối xử với nhau bằng tình yêu thương, bố mẹ, anh chị em sẵn sàng là nơi chia sẻ, sẽ tạo cho học sinh có được đời sống tâm lý ổn định, học được những cách đối xử ân tình Đứng trước những hành vi bạo lực của con, cha mẹ nên có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo để các em dần dần nhận ra sự không đúng đắn và từ bỏ nó Sự quát tháo, đánh đập, nhiếc móc hoặc trừng phạt chỉ làm tăng thêm những hành vi đó ở trẻ Giải pháp tận gốc của vấn đề là trẻ phải tự nhận ra và từ bỏ hành vi đó một cách tự nguyện Cha mẹ phải phấn đấu để trở thành những “người bạn lớn” của con cái, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức, thái độ và tình cảm của các em, chia sẻ với con cái những khó khăn, vướng mắc, cho các em những lời khuyên, những cách giải quyết đúng đắn để các em có được đời sống tâm lý ổn định nhờ sự quan tâm, tình yêu thương cũng như có được những hành vi ứng xử phù hợp nhờ những ý kiến đầy kinh nghiệm cha mẹ Tóm lại, việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường không phải là việc làm dễ dàng Nó đòi hỏi sự chung tay của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường Đặc biệt, cần đến sự vào cuộc của tất cả các thầy, cô và các em học sinh trong toàn trường Đã có không ít những bài viết nói về bạo lực học đường, cũng có không ít những giải pháp được đưa ra Nhưng theo tôi, nói thì rất dễ, làm mới khó, đặc biệt làm để đem lại hiệu quả cao thì còn khó hơn rất nhiều Vì vậy, tuỳ theo từng đối tượng và hoàn cảnh của từng HS cụ thể, bằng tình yêu thương với học sinh và tình yêu với nghề, tôi tin chúng ta sẽ có những biện pháp để giáo dục, cảm hoá các em III Kết luận: Trên đây là tổng quan và một số vấn đề cụ thể về “Bạo lực học đường” Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng vấn nạn “Bạo lực học đường đã và đang trở thành những nỗi lo lắng, trăn trở của toàn xã hội Điều đó cũng chứng tỏ nền đạo đức đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cần đáng quan tâm và khắc phục Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nên giáo dục trong nước hiện nay Cần có những biện pháp giáo dục tốt hơn đối với các em học sinh Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh Những kết quả của nghiên cứu cho phép đi đến kết luận rằng việc hình thành thái độ tích cực đối với vấn đề bạo lực học đường cho các em học sinh là vô cùng cần thiết Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp được nêu trên nhìn chung, các em có thái độ tích cực, lên án, phản đối bạo lực học đường, có hành vi tích cực trong một số tình huống cụ thể Tuy nhiên, vẫn còn một phần nhỏ các em học sinh có thái độ tiêu cực, chưa có hành vi can thiệp đúng mức Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có những giải pháp thiết thực cũng như phối hợp cùng nhau để phòng chống, ngăn chặn kịp thời thực trạng này Các nhà trường cần tập trung đi vào nội dung nhận diện, phát hiện sớm bạo lực học đường nhất là các dấu hiệu tiền bạo lực trên cơ sở đó chọn lựa những giải pháp phù hợp, khả thi, để ngăn chặn, phòng ngừa và tiến tới kiểm soát có hiệu quả bạo lực học đường ở mỗi nhà trường trong tình hình hiện nay Bên cạnh đó, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong việc giáo dục đạo đức nhân cách học sinh, góp phần ngăn chặn và đầy lùi bạo lực học đường Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD và ĐT phát động

Ngày đăng: 11/03/2024, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w