THUC TRANG QUY ĐỊNH PHAP LUAT VIET NAM VE DIEU KIỆN CÓ HIEU LUC CUA GIAO DỊCH DAN SỰ 2-2+++++2+::22222 21 2.1 Diéu kién vé nang luc chu thé của các bên tham gia giao dịch dân sự
Về năng lực hành Vi dân sự -+- 5++5++++z++t+E£x+kerxerrrkerekrrkerrkrrkrrrrkrrkrrrrke 24 2.2 Điều kiện về sự tự nguyện của chủ thộ tham 1a ỉ1ao dịch -s- + <+sesexesxesse 30 2.3 Điêu kiện vê mục đích và nội dung không vi phạm điêu câm của luật, không trái đạo AI0/90.680aễi3
Năng lực chủ thé của cá nhân là khả năng cá nhân có thé tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thé và tự mình thực hiện quyên, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật mà đã tham gia Điều 19 BLDS năm 2015 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự.” Nang lực hành vi dân sự là một trong hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thê tham gia quan hệ pháp luật dân sự Nếu năng lực pháp luật dân sự là khả năng cho phép do pháp luật quy định thì năng lực hành vi dân sự là khả năng tự có của chính chủ thẻ)” Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự có mối liên hệ mật thiết với nhau: Năng lực pháp luật dân sự là tiền đề pháp lý thực hiện năng lực hành vi dân sự, tức chủ thé chỉ được phép thực hiện hành vi thuộc phạm vi quyền mà pháp luật cho phép hoặc không cắm và năng lực hành vi dân sự được coi là
“phương tiện” dé hiện thực hóa năng lực pháp luật dân sự thông qua hành vi của mình. Nếu như chủ thể chỉ có năng lực pháp luật dân sự mà không có năng lực hành vi dân sự thì chủ thể không thể tham gia một cách chủ động, tích cực vào các quan hệ pháp luật, chủ thé sẽ tham gia thụ động vào quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người thứ ba hoặc được nhà nước bảo vệ trong một số trường hợp nhất định” Đối với cá
'® Pham Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật dân sự Tập 1, Nhà xuất bản Tư pháp, tr.69.
?° Dg Thị Hậu (2014), Năng tực hành vi dan sự của cá nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa Luật đại học Quôc gia Hà Nội, tr.39. nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân không có đồng thời với năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra, tuy nhiên năng lực hành vi dân sự của cá nhân được pháp luật thừa nhận khi đạt độ tuôi nhất định Khác với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân có được đồng thời với năng lực hành vi dân sự và nó phụ thuộc vào từng pháp nhân.
Việc xem xét quy định năng lực hành vi dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là cần thiết Chủ thể được tự do ý chí trong tham gia giao dịch dân sự nhằm đạt được mục đích nhất định, tuy nhiên, quyền tự do này được thực hiện khi chủ thé giao kết có khả năng nhận thức va làm chủ hành vi (năng lực hành vi dân sự) phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập Việc đặt ra điều kiện về năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao dịch dân sự nhăm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào giao dịch, quyền, lợi ích của chủ thé khác trong xã hội và là cơ sở pháp lý dé giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự liên quan đến năng lực hành vi dân sự Chang hạn khi một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bị người khác “dụ dỗ” — hành vi trục lợi từ người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tham gia vào giao dịch có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, lúc này dé bảo vệ quyền lợi của người được đại diện, người đại diện có thê yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Xem xét năng lực hành vi dân sự của cá nhân tham gia vào giao dịch dân sự cần hai yêu tố là độ tuổi và khả năng nhận thức Về nguyên tắc thì khi nào cá nhân có đủ nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì cá nhân được coi là có kha năng tự mình thực hiện giao dịch Cơ bản, khi cá nhân từ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì khả năng tự có (năng lực hành vi) tham gia vào giao dịch phù hợp với nhận thức của lứa tuổi và khi cá nhân đủ mười tám tuôi thì cá nhân được giao kết bất ké giao dich nào Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp mặc dù cá nhân đủ 18 nhưng do một vai nguyên nhân dẫn đến năng lực hành vi bị hạn chế, có thé là do mắc một số bệnh thé chất hoặc sử dụng chất kích thích, lúc này họ không thê chủ động tham gia giao dịch mà cần phải có người thứ ba làm đại diện hoặc đồng ý.
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thé tham gia giao dich Chỉ những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong giao dịch dân sự Cho nên, giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định từ Điều 16 đến Điều 21 BLDS năm 2015 Dựa vào độ tuôi và mức độ nhận thức và làm chủ hành vi, giao dịch dân sự do người đó xác lập sẽ phát sinh hiệu lực nếu:
(i) Cá nhân là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự day đủ, không bị Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không bị tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thé độc lập và tự chiu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được “suy đoán” là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nêu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 BLDS năm
2015 Vì vậy, thực tế nhiều người đủ 18 tuổi nhưng do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mat khả năng nhận thức và làm chủ hành vi dân sự mà không bị Tòa án tuyên bố là người mat năng lực nhận thức va làm chủ hành vi thì về nguyên tắc người này vẫn được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Việc họ thực hiện giao dịch dân sự sẽ không đảm bảo được lợi ích của cá chủ thể có liên quan.
(ii) Người chưa thành niên: Người chưa đủ 6 tuổi, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác định là cá nhân có năng lực hành vi không day đủ Day là những người đang trong giai đoạn hình thành, phát triển và hoàn thiện năng lực hành vi dân sự, vì vậy pháp luật dân sự đặt ra quy định điều chỉnh, hạn chế khả năng họ tham gia giao dich dân sự Theo đó, người chưa đủ 6 tuôi được xác định là người không có năng lực hành vi dân sự, về nguyên tắc mọi giao dịch dân sự đều do người đại diện pháp luật của họ xác lập, thực hiện, trừ trường hợp quy định khoản 2 Điều 125 BLDS Về người từ đủ 6 tudi đến chưa đủ 15 tuổi, “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa ai mười lam tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật dong ÿ, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu câu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi "7 Tuy pháp luật không quy định thé nào là giao dịch “phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày” và “phù hợp với lứa tuổi” nhưng có thé hiểu đó là những giao dich có giáASOD trị nhỏ, phục vụ những nhu câu học tập, rèn luyện sức khoẻ, vui chơi, các giao dịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tinh thần trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật những giao dich này sẽ không cần sự đồng ý trực tiếp từ người đại điện theo pháp luật Và “W;ững
?! Khoản 3 Điều 21 BLDS năm 2015. người từ du 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không can sự đông ý của người đại diện ”””. Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại điện” mà cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch thì người đại diện theo pháp luật của người đó có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu, trừ trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản
(iii) Các trường hợp khác chủ thé không có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự: người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự Đây là trường hợp người thành niên (vốn được suy đoán có năng lực hành vi đầy đủ), nhưng vì nguyên nhân khác nhau mà rơi vào tình trạng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Đối chiếu theo quy định Điều 22, Điều 23, Điều 24 BLDS năm 2015 thì nguyên nhân và thủ tục pháp lý xác định cá nhân thuộc trường hợp trên lần lượt là :(a) do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi (được coi là không có năng lực hành vi dân sự); (b) do tình trạng thê chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; (c) do nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình Dựa theo yêu cầu của người này, hoặc yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người nay là người mat năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người han chế năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, khi không còn căn cứ tuyên bố một người thuộc một trong ba trường hợp trên thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyên, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tô chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố trên Lúc này người đó được coi người có năng lực hành vi dân sự day đủ.
Về nguyên tắc, các giao dịch của những người này xác lập sẽ vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này cần người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý Mặc dù vậy, không phải mọi giao dịch do người này xác lập đều coi là vô hiệu, BLDS đặt ra trường hợp ngoại lệ quy định khoản 2 Điều 125 BLDS năm 2015 —
> Các giao dịch cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật như các giao dich dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kí và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý Ví dụ: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuôi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc — khoản 2 Điều 625 BLDS năm 2015. việc xác lập giao dịch phục vụ nhu cau thiết yếu hằng ngày của họ; giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho chủ thể này với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ (ví dụ trường hợp người này được nhận thừa kế, nhận tài sản tặng cho); chủ thể này công nhận giao dịch dân sự khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục lại nhận thức Các trường hợp công nhận hiệu lực của giao dịch tại Điều
125 BLDS thẻ hiện sự tiễn bộ trong tư duy lập pháp của nhà làm luật Việt Nam, theo đó mở rộng phạm vi những giao dịch có thé được xác lập và có hiệu lực bởi những chủ thể chưa hoàn thiện về năng lực hành vi dân sự Nội dung nay trong nhiều bản Dự thảo được đưa ra cân nhắc về vị trí (nên kết cấu trong phần Năng lực hành vi dân sự của cá nhân hay trong phần quy định về Giao dịch dân sự)“, nhưng cudi cùng su lựa chon là quy định tại phần Giao dich dân sự với một thông điệp muốn truyền tai là: “Pháp luật Việt Nam không khuyến khích những hop đông được xác lập bởi các chủ thể này, nhưng nếu trên thực tế đã ton tại thì hợp đồng sẽ được công nhận nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyên và lợi ích hợp pháp của những chủ thể được xem là “nhóm yếu thé” trong xã hội ””. Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hop tác va cách tổ chức khác không có tư cách pháp nhân””:
Pháp nhân tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ (đại diện theo pháp luật hoặc theo uy quyền) Người đại diện xác lập, thực hiện giao dich dân sự nhân danh người được đại diện Các quyên, nghĩa vụ do người đại diện pháp nhân xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyên, nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thê đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định. Đặc biệt đối với hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì khi tham gia vào quan hệ dân sự thì các thành viên của các thực thé này là chủ thé tham gia xác lập, thực hiện giao dịch hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch Các thành viên không thê trực tiếp tham gia có thể ủy
74 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.147.
Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1.1 Tổng quan tình hình thực hiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hòa nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, cùng với việc vận hành hóa và cơ chế thị trường dẫn tới xã hội có nhiều biến động, các quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp ngày càng nhiều Theo báo cáo thống kê công tác Tòa án năm 2022, về giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động nói chung, Tòa án đã thụ lý 444.402 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 386.944 vụ việc; đạt tỷ lệ 87,07%, vượt 2,07% so với chỉ tiêu Toa án dé ra So với năm 2021, số thụ ly tăng 33.103 vụ; giải quyết, xét xử tăng 62.131 vụ. Trong đó, thụ lý sơ thâm 426.279 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 370.676 vụ việc; thụ ly phúc thâm 17.165 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 15.430 vụ việc; thụ lý giám đốc thẩm, tái thâm 958 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 838 vụ việc Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,61% (do nguyên nhân chu quan 0,4%); bị sửa là 1,2% (do nguyên nhân chu quan 0,5), đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Quốc hội và Tòa án đề ra.”
Riêng với vụ việc dân sự, Tòa án đã thụ lý 180.620 vụ việc dân sự, đã giải quyết, xét xử được 136.534 vụ việc, đạt tỷ lệ 75,6%; trong đó, thụ lý theo thủ tục so thâm 166.464 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 123.889 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thâm 13.443 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 12.006 vụ việc; thụ lý theo thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm 713 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 639 vụ việc Có thé thấy, tổng số vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực dân sự nói chung qua các năm ngày càng ra gia tăng về số lượng cũng như tính chất ngày càng phức tạp Thực tế, nhiều vụ việc đã được giải quyết qua hai cấp xét xử, tuy nhiên các bên tranh chấp không chấp nhận phán quyết của Tòa án và tiếp tục khiếu nại theo thủ tục giám đốc thâm Các đơn khiếu nại, tố cáo chủ yêu trong lĩnh vực dân sự, thường là các vu án tranh chap vé dat dai, yêu câu hủy
"*Báo cáo công tác tổng kết năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của các Tòa án, đường link tuy cập: https:/Avww.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tate/chi-tiet-chi-dao-cieu-hanh?dDocName=TAND284234 truy cập ngày: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu khảo sát, định giá lại đất đang tranh chấp, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp về hợp đồng ”
Mặc dù không có số liệu thống kê chính xác số lượng vụ việc tranh chấp và nội dung tranh chấp liên quan điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, dẫn đến các nhà nghiên cứu không thể định lượng, đánh giá chính xác tình hình thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Tuy nhiên, thông qua sé lượng thống kê có thấy, tình hình thực tế giải quyết tranh chấp liên quan đến hiệu lực giao dịch dân sự ngày càng phức tạp, số lượng các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm, phúc thâm còn phát sinh sai lầm, điều này tạo gánh gặng trong việc giải quyết khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện cho Tòa án và Viện Kiểm sát Vấn nạn trên có thê được lý giải từ nguyên nhân khác nhau như: (i) Các bên trong giao dịch dân sự biết nhưng cố tình xác lập giao dịch vi phạm quy định về điều kiện có hiệu lực; (ii) Một bên trong giao dịch dân sự kém hiểu biết hoặc bị lừa, đe dọa, ép buộc xác lập giao dich; (11) Các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự chưa thực sự rõ ràng, khó áp dụng; (vi) Công tác chuyên môn nghiệp vụ xét xử chưa đảm bảo Trong phần 3.1.2, tác giả bình luận một số bản án về giải quyết tranh chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Qua đó, chúng ta có góc nhìn khái quát hơn về thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, đồng thời từ phân tích trên tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
3.1.2 Bình luận một số vụ việc về quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Vụ số 01 Vụ việc vi phạm quy định về điều kiện năng lực chủ thể
Xét Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyên QSD đất” của Tòa án Nhân dân huyện Văn Chan tỉnh Yên Bai”.
Tóm tắt vụ việc: Thời điểm ngày 20/01/2004 ông Cường và vợ là bà Bính có chuyên nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) diện tích đất 288m2; là một phan trong tông diện tích mà mẹ ông Cường dé lại sau khi chết không có di chúc (Tại thời điểm này ông Cường là người sử dụng không có quyền định đoạt diện tích do việc
*' Duy Anh (2022), “Khắc phục tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại kháng nghị ”, đường link truy cập: https://1svn.vn/khac-phuc-tinh-trang-da-tra-loi-khong-co-can-cu-khang-nghi-nhung-sau-do- lai-khang-nghi1663407981.html truy cập ngày: 10/02/2023.
5 Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006, về “Tranh chấp hợp đồng chuyên QSD đất” của Tòa án Nhân dân huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, nội dung bản án được trình bày trong phụ lục số 01. chia di sản chưa được thực hiện Sau đó, tại bản án chia thừa kế số 02/DS-ST ngày
17/5/2005 Tòa án xác định đây là tài sản riêng của ông Cường, vì vậy bà Bính không có quyền định đoạt tài sản trên) Ngày 13/6/2005, Tòa án huyện xử bà Binh ly hôn với ông Cường Sau đó, anh Hưng (con riêng ông Cường) đón ông Cường về nuôi dưỡng và phát hiện ông Cường có biểu hiện của người bi tâm thần nên đã yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Ngày 10/08/2005 anh Hưng (con trai của ông Cường) với bà Chế (vợ cũ ông Cường) mới đăng ký giám hộ cho ông Cường Theo đề nghị của anh Hưng, TAND huyện Văn Chấn đã ra Biên bản quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần với ông Cường Bản giám định pháp y đã kết luận: “Ông Cường bị mắc bệnh “loạn thần do sử dụng rượu”, thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004 Trên cơ sở giám định như trên, ông Cường được coi là người mat hoàn toàn năng lực hành vi dân sự từ trước
01/01/2004 thì bà Bính là vợ ông Cường trong mọi giao dịch dân sự phải tham gia với tư cách là người giám hộ dé đại diện cho ông Cường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hop pháp của ông Cường Tuy nhiên, trong quá trình giao kết hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất, bà Bính đã không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộ của ông Cường, không đăng ký việc giám hộ mà tham gia ký kết hợp đồng như một chủ thê sở hữu tài sản với chính con riêng của bà Bính là anh Thăng.
Hướng giải quyết của Tòa án : Tòa án TAND huyện Văn Chan cho rang anh Thăng đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường là người mat năng lực hành vi dân sự và bà Binh vẫn là người không có quyền định đoạt, xử lý tài sản là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng mà không có sự tham gia của người đại diện cho ông Cường Vì vậy đã phát sinh một hợp đồng với các giao dịch dân sự vô hiệu Căn cứ vào khoản 2 Điều 137 BLDS để vô hiệu hợp đồng chuyên nhượng nêu trên và xử buộc anh Thăng trả lại 288m2 đất thổ cư cho ông Cường và người đại diện và anh Hưng.
Nếu giải quyết theo quy định BLDS năm 2015, liệu Toàn án có thể căn cứ khoản 1 Điều 125 tuyên bố giao dich dân sự vô hiệu do người xác lập mất năng lực hành vi dân sự không ? Bởi lẽ với người mat năng lực hành vi dân sự thì giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập, thực hiện Đối chiếu quy định Điều 22 BLDS năm 2015 thì một người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người nay là người mat năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần Tuy nhiên, thực tế tại thời điểm xác lập thì ông Cường chưa được Tòa án tuyên bố là người mắt năng lực hành vi dân sự, về mặt pháp lý ông Cường vẫn chưa xác định là người mắt năng lực hành vi dân sự Như vậy, nêu Tòa án áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 125 BLDS 2015 dé tuyên bé giao dịch vô hiệu thì trước đó phải có quyết định của Tòa án xác định ông Cường là mất năng lực dân sự và quyết định người giám hộ.
Nhận xét: Trong vụ án trên, thời điểm Tòa án tuyên bố ông Cường mat năng lực hành vi dân sự là sau khi giao dịch được xác lập nhưng thực tế ông Cường đã lâm vào tình trạng này trước khi giao dịch được xác lập Như vậy, Tòa án đã lấy thời điểm người liên quan thực sự mất năng lực hành vi dân sự làm mốc và xác định mọi giao dich được thiết lập từ thời điểm đó đều có thé bị tuyên bố vô hiệu Ngược lại, nếu lay thời điểm Tòa án tuyên bố một người là mat năng lực hành vi dân sự làm mốc thì chi những giao dịch được thiết lập sau thời điểm này mà không có sự đại diện mới có thể bị tuyên bố vô hiệu; những giao dịch trước đó không bị ảnh hưởng mặc dù được thiết lập khi người đó đã bị mất năng lực hành vi dân sự - điều đó có nghĩa giao dịch giữa ông Cường và anh Thăng vẫn phát sinh hiệu lực Thực tế, Tòa án đã giải quyết theo cách thứ nhất, tuyên bố hợp đồng vô hiệu do người mất năng hành vi xác lập và xác định tại thời điểm xác lập giao dịch người đó có hay không là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”' Thiết nghĩ cách giải quyết như vậy là hợp ly, bảo đảm được quyền lợi của chủ thé trong hợp đồng và chủ thé khác có liên quan.
Vụ việc số 02: Vụ việc về vi phạm quy định về sự tự nguyện của chủ thể Xét bản án số: 35/2019/DS-PT ngày 27-3-2019 về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc” của Tòa án nhân nhân tỉnh Lâm Đồng”
Tóm tắt vụ việc: Ngày 27/4/2018 sau khi được bà S (người môi giới đất) giới thiệu và chỉ lô đất thuộc thửa 2143 tờ ban đồ số 16 (46e) có diện tích 126,67m2 thuộc
6l 25H thêm Bản án số: 150/2017/LH-PT ngày 08 - 9 - 2017 về việc “Tranh chấp hợp đồng quyền nhượng QSD đất ỏ ở” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu do người xác lập mat năng lực hành vi dân sự Cụ thé, ngày xác lập hợp đồng chuyên nhượng quyên sử dụng đất tại Văn phòng Công chứng T là 27/8/2011, tại thời điểm này Ông V (chủ sở hữu đất) chưa được Tòa án xác định người mat năng lực hành vi dân sự Theo kết luận tại biên bản giám định sức khỏe tâm thần số 68/PYTT ngày 10/8/2012, xác định: Ông V không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, cần người giám hộ Phán quyết của Tòa án: Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu do chủ thé xác lập mat năng lực hành vi dân sự, cụ thé Tòa án lay mốc xác định là tại thời điểm người xác lập không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, đường link truy cập: hfttps://ba.hethongphapluat.com/1/7625/ó6cb5da3513bd26085ee3fadó3 Iebb37a.pdf?fbclid=IwAR3sNSh9TtfXYV KbDGwJIlmwAObPLhK9G5sqoNxnmBEGvKsf0JVbD_I4rAltU truy cập ngày 10/02/2023. ° Bản án số: 35/2019/DS-PT ngày 27-3-2019 về việc “Tranh chap hợp đồng dân sự có đặt cọc” của Tòa án nhân nhân tỉnh Lâm Đồng, nội dung bản án được trình bày trong phụ lục số 02. quyền sở hữu của ông D, bà H đã gặp ông HI là người được ông D ủy quyền chuyên nhượng quyền sử dụng đất, hai bên thỏa thuận việc chuyên nhượng và lập Hợp đồng đặt cọc chuyên nhượng quyền sử dụng dat cùng ngày với nội dung bên nhận đặt coc là ông HI và bên đặt cọc là bà H, bà H đã hoàn thành giao số tiền đặt cọc là
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
lực của giao dịch dân sự
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện năng lực chủ thể Thứ nhất, cần có sự sửa đôi dé đảm bảo tính thống nhất trong các quy định liên quan đến việc thừa nhận giao dịch được xác lập bởi chủ thé không đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thé khi tham gia xác lập, thực hiện giao dịch, giữa các quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117, khoản 2 Điều 21, khoản Điều 22 BLDS và khoản 2 Điều
125 BLDS Nếu hiểu theo câu chữ quy định tại khoản 2 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 thi mọi giao dich dan sự do người này xác lập đều vô hiệu và không có trường hợp ngoại lệ Điều này không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 - Ba trường hợp ngoại lệ BLDS công nhận hiệu lực của giao dịch do chủ thê này xác lập mà không có sự can thiệp của người đại diện theo pháp luật Vì vậy, để đảm tính thống nhất và thuận tiện cho việc áp dụng vào thực tiễn, tác giả kiến nghị nên bổ sung vào cuối khoản 2 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 cụm từ “#ử trudng hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan có quy định khác ”.
Thứ hai, cần xác định rõ điều kiện về năng lực chủ thể trong giao dịch dân sự là năng lực của chủ thể giao dịch hay chủ thê trực tiếp xác lập giao dịch thì tác giả kiến nghị nên sửa đôi điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015, theo đó: “Chủ thé xác lập, thực hiện giao dich có năng lực pháp luật dan sự, năng lực hành vi dân sự phù hop với giao dich được xác lập ”.
Thứ ba, cần cân nhắc và xem xét đến điều kiện về năng lực thực tế của chủ thê tại thời điểm xác lập giao dịch dé xem xét hiệu luc của giao dịch Theo đó, xác định chủ thé xác lập không đáp ứng được điều kiện về chủ thể (không đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình) đều cần phải coi là vô hiệu nếu chứng minh được thời điểm họ tham gia xác lập giao dịch, họ không nhận thức được giao dịch mà mình tham gia Pháp luật dân sự quy định: “giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”, vì vậy nếu không tuân theo quy định này thì giao dịch sẽ không phát sinh hiệu lực Van đề đặt ra ở đây là BLDS chưa nêu rõ về thời điểm bắt đầu của giai đoạn mà giao dịch dân sự phải thực hiện thông qua người đại diện Do đó, có thé hai cách hiểu: (i) nếu lấy thời điểm cá nhân thực sự mất năng lực hành vi dan sự làm mốc thì mọi giao dịch được thiết lập từ thời điểm đó đều có thé bị tuyên bồ vô hiệu; (ii) Còn nếu lây thời điểm Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dan sự làm mốc thì chỉ giao dịch được thiết lập sau thời điểm nay mà không có sự tham gia của người đại diện mới có thé tuyên bố vô hiệu, những giao dịch trước đó hiệu lực không bị ảnh hưởng.
Thực tế thì không phải lúc nào cá nhân khi không còn khả năng nhận thức và làm chủ hành vi về mặt sinh học đều được Tòa án tuyên bố là mat năng lực hành vi dân sự, vì vậy nếu xác định theo cách thứ hai thì giao dịch do người này xác lập trước thời điểm Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi sé có hiệu lực, điều này không đảm bảo quyên, lợi ích của chu thé liên quan Trong thực tiễn xét xử, hướng giải quyết củaTòa án trong hai bản án (Bản án số 01/2006/DS-ST và bản án số 150/2017/LH-PT) đều xác định hợp đồng vô hiệu ngay cả khi thời điểm xác lập chủ thể xác lập chưa bịTòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án căn cứ và dựa vào tình trạng nhận thức của chủ thể “tại thời điểm xác lập giao dịch” Thiết nghĩ BLDS nên quy định cụ thé lấy ngày cá nhân liên quan thực sự mat năng lực hành vi dân sự làm mốc nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người nayTM.
3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện sự tự nguyện của chủ thé
Tứ nhất, cần chỉnh sửa thuật ngữ “tham gia” và “xác lập” giao dịch tại điểm b khoản 1 BLDS năm 2015 Tham gia giao dịch bao gồm xác lập giao dịch và thực hiện giao hiện giao dịch Việc xác lập/giao kết là quá trình hình thành giao dịch và việc thiếu sự tự nguyện trong việc xác lập mới làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch. Tuy nhiên, trong trường hợp việc giao dịch được xác lập và thực hiện ngay, chấm dứt ngay sau đó (xác lập và thực hiện xảy ra cùng lúc- ví dụ trong hợp đồng mua bán trao tay) thì sự vi phạm tự nguyện có thể xảy ra trong thực hiện giao dịch Vì vậy, BLDS quy định “chủ thé tham gia giao dịch” là chưa rõ ràng Do đó, tác giả kiến nghị sửa đôi điểm b khoản 1 Điều 117 như sau: () Nếu mục đích điều luật xác định vi phạm sự tự nguyện trong việc xác lập giao dịch thì sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 117 thành “Chi thé xác lập giao dịch hoàn toàn tự nguyện ”;(1) Nếu mục đích điều luật xác định vi phạm sự tự nguyện trong việc xác lập hoặc thực hiện thì điểm b khoản Điều 117 sửa đôi thành “Chu thé xác lập, thực hiện giao dịch hoàn toàn thực nguyện ”.
Thr hai, cần giải thích rõ cụm từ “người thân thích của mình” tại Điều 127 BLDS năm 2015 Trước đây, Điều 131 BLDS năm 2005 đã sử dụng thuật ngữ “cha, me, vợ, chong con của minh” đề chỉ đỗi tượng người bị đe dọa, cưỡng ép phải ký kết hợp đồng Với việc liệt kê các đối tượng như trong BLDS 2005 có nhược điểm là chưa bao quát được (có thê là chưa đủ), bởi trên thực tế, mối quan hệ xã hội con người rất đa dạng và phức tạp, có những đối tượng ngoài đối tượng trên mà bị tác động cũng đủ làm ảnh hưởng đến quyết định xác lập giao dịch của người bị đe dọa, chăng hạn như bạn bè, người yêu Nay BLDS năm 2015 đã sửa đổi thành “người thân thích của mình” mang tính khái quát cao hơn Với việc quy định trên dường như nhà làm luật muốn nhường sự đánh giá “khả năng tác động của sự đe dọa đó đến chủ thể xác lập giao dich” cho người có thẩm quyền xét xử Điều này vô hình làm cho nhiều luận giả có suy luận khác nhau về xác định đôi tượng “người thân thích của mình”, chăng hạn
* Đỗ Văn Dai (2007), “Bàn về hợp dong vô hiệu do được giao kết bởi người bị mat năng lực hành vi dân sự qua một vụ án”, Tạp chi Khoa học Pháp ly sô 4 (41)/2007, đường link truy cập: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-
“người thân thích trong quan hệ giám hộ có phải là người thân thích được nhắc tới
2” Vì vậy, tác giả kiến nghị thay vì quy định mang tính trong Diéu 127 hay không khái quát “người thân thích của mình” nhà làm luật nên sử dụng cách quy định cũ như trong BLDS năm 2005, theo đó sẽ xác định phạm vi người thân thích (liệt kê), cùng với đó kết hợp với sự đánh giá khả năng tác động de doa tới người xác lập Chang hạn như quy định “Cha, mẹ, vợ, con và đối tượng khác ”.
Thứ ba, xác định thời điểm bị đe dọa Việc đe dọa có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình xác lập giao dịch, cũng có thể trong quá trình thực hiện giao dịch Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch, chủ thể bị dọa sợ buộc phải làm hành vi không nằm trong nội dung, điều này không làm ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch đã giao kết Nếu phát sinh tranh chấp, Tòa án chỉ yêu cầu bên thực hiện đúng điều khoản giao dich đã cam kết Vi dụ A bán B chiếc xe giá 100tr, tuy nhiên A bị B dọa sợ buộc đưa thêm 20tr, lúc này hợp đồng giữa A và B vẫn có hiệu lực và A chỉ được yêu cầu B trả lại số tiền 20tr trên Theo quy định của luật hiện hành chưa làm rõ hành vi đe dọa phải xảy ra ở thời điểm nào, trong khi chủ thể chỉ bị đe dọa trong xác lập/giao kết giao dịch mới làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch Vì vậy, BLDS cần có quy định cụ thé hơn về thời điểm thực hiện hành vi đe dọa phải là trước hoặc trong quá trình xác lập giao dịch.
3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
Thứ nhất, cần có hướng dẫn cụ thé về trường hợp mục đích và nội dung của giao dịch trái đạo đức xã hội Điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015 quy định
“Mục đích, nội dung giao dịch không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội” Điều cắm của luật là quy định dễ xác định trong các văn bản luật, tuy nhiên dao đức xã hội dù được định nghĩa là chuẩn mực ứng xử được thừa thận được tôn trọng trong cộng đồng nhưng cho đến nay đạo đức chưa được ghi nhận cụ thể trong văn bản nào Đạo đức mang tính chất định tính và không phải bất biến, việc đánh giá, giải quyết vụ việc sẽ phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của chủ thể có thâm quyền giải quyết Điều này gây ra khó khăn và mâu thuẫn trong việc xác định, bởi quan niệm về đạo đức ở mỗi địa phương, cá nhân là khác nhau Vì vậy, nhà làm luật cần làm rõ vấn đề “đạo đức xã hội” liên quan hiệu lực của giao dịch, theo đó kiến nghị hai phương án © Lê Thị Hương (2019), tldd số 7, tr.81. sau’: Mét la BLDS năm 2015 cần cụ thé hóa các quy định về đạo đức hoặc chi dẫn văn bản điều chỉnh đạo đức thay vì quy định chung chung như hiện nay Hai /à, BLDS năm 2015 cần cho hương ước, tập quán điều chỉnh vấn đề đạo đức xã hội với hiệu lực của giao dịch, tuy nhiên đối với phương án này Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa cần đề xuất và tiến hành dự án tìm hiểu, hệ thống hóa, pháp điển hoặc các tập quán thói quen sinh hoạt, của từng dân tộc, cộng đồng người trên khắp mọi miền tô quốc.
Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thé văn bản luật là văn bản nao dé có thê thuận tiện hơn cho việc áp dụng giải quyết tranh chấp Hiện tại, BLDS năm 2015 và văn bản luật khác không đưa ra định nghĩa luật là gì và văn bản luật là văn bản bản nào? Pháp lệnh và Nghị quyết nói chung có phải văn bản luật hay không? Điều này vô hình đang gây ra khó khăn trong việc áp dụng điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123 BLDS năm
2015 dé có thé tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Ví dụ đặt ra với pháp lệnh ngoại hối ở trên, có quan điểm cho răng vi phạm pháp lệnh ngoại hối không phải vi phạm điều cam của luật và ngược lại Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liệt kê các văn bản và cơ quan ban hành, từ đó có thê suy đoán được thứ tự cao thấp hiệu lực của từng loại văn bản, tuy nhiên dé rõ ràng hơn trong việc xác định loại văn bản nào là văn bản luật, trong thời gian tới Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hướng dẫn thi hành khác cần có quy định chỉ tiết hơn về van dé này.
3.2.4 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện hình thức của giao dịch dân sự
Thứ nhất, cần hướng dẫn cụ thể quy định về hình thức mà giao dịch cần đảm bảo ở khoản 1 và khoản 2 tại Điều 129 BLDS năm 2015, hai quy định này có ranh giới rất mong manh, thậm chi rất khó dé phân biệt Quy định này dang gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, có cách hiểu cho rằng, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải băng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật được hiểu là giao dịch không day đủ các nội dung bắt buộc cần phải có theo quy định của pháp luật, nếu thiếu các nội dung này thì giao dịch xem vi phạm điều kiện hình thức hay không ? Cách hiểu khác lại cho rằng, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật chính là trường hợp các bên đã lập giao dịch bằng văn bản nhưng không thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực °° Chủ nhiệm dé tài: Nguyễn Thị Long (chủ nhiệm dé tai) (2019), tldd số 14, tr.1 18. hay đăng ký (cách hiểu này trùng với khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015) Cũng có thé hiểu, giao dich dân sự đã được xác lập theo quy định phải băng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật là trường hợp áp dụng đối với các hợp đồng mẫu phải thực hiện đăng ký với co quan Nhà nước có thâm quyền ”” Việc hiểu không thống nhất sẽ dẫn đến sự lúng túng, mâu thuẫn trong việc áp dụng luật Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể của cơ quan Nhà nước có thâm quyền cho vẫn đề này.