1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chiến lược 7p của ngân hàng tpbank

73 26 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược 7P Của Ngân Hàng TPBank
Tác giả Trần Hữu An, Lại Hữu Lộc, Đoàn Đông Nhi, Lê Hoàng Kha, Nguyễn Trần Hoàng Thục, Trần Thị Bảo Châu
Người hướng dẫn GV Th.S Vũ Mạnh Cường
Trường học Trường Đại Học Công Thương
Chuyên ngành Marketing Dịch Vụ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 4,43 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Phân tích tổng quan về ngân hàng TPBank (8)
    • 1. Thông tin chung (8)
      • 1.1. Người sáng lập (8)
      • 1.2. Quản lý cấp cao (8)
    • 2. Quá trình hình thành và phát triển (12)
    • 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ (16)
      • 3.1. Hoạt động huy động vốn (16)
      • 3.2. Hoạt động tín dụng (16)
      • 3.3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán nợ, chứng khoán vốn (16)
      • 3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán (17)
      • 3.5. Mạng lưới khách hàng và các dịch vụ cho khách hàng (17)
        • 3.5.1. Khách hàng cá nhân (17)
        • 3.5.2. Khách hàng doanh nghiệp (17)
  • Chương 2: Phân tích chiến lược 7P của ngân hàng TPBank (18)
    • I. Lý thuyết 7P (18)
      • 1. Chiến lược sản phẩm ( Product ) (18)
      • 2. Chiến lược giá ( Price ) (19)
      • 3. Chiến lược phân phối ( Place ) (19)
      • 4. Chiến lược xúc tiến – truyền thông ( Promotion ) (21)
      • 5. Chiến lược về con người ( People ) (24)
      • 6. Chiến lược về quy trình ( Process ) (25)
      • 7. Chiến lược về cơ sở hạ tầng ( Physical Evidence ) (0)
      • 8. Kết luận (27)
    • II. Phân tích 7P của TPBank (27)
      • 1. Chiến lược về sản phẩm của TPBank (27)
      • 2. Chiến lược về giá của TPBank (32)
      • 3. Chiến lược về phân phối của TPBank (42)
      • 4. Chiến lược về xúc tiến – truyền thông của TPBank (46)
        • 4.1. Xúc tiến, Quan hệ công chúng (46)
        • 4.2. Quảng cáo - Truyền thông (48)
        • 4.3. Khuyến mãi (51)
      • 5. Chiến lược quy trình của TPBank (54)
      • 6. Chiến lược về con người của TPBank (60)
        • 6.1. Đào tạo và phát triển (61)
          • 6.1.1. Chương trình đào tạo chuyên nghiệp (61)
          • 6.1.2. Thực tập (62)
        • 6.2. Tuyển dụng (62)
        • 6.3. Nhân lực (63)
        • 6.4. Chính sách lương và thưởng (64)
      • 7. Chiến lược về cơ sở hạ tầng của TPBank (64)
  • KẾT LUẬN (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)
  • PHỤ LỤC (72)

Nội dung

Ngoài ra, ông còn được nhận bằng Khen của Thủ tướngChính phủ vì đã có những thành tích xuất sắc trong triển khai xây dựng, phát triển ứngdụng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, góp p

Phân tích tổng quan về ngân hàng TPBank

Thông tin chung

Tên công ty: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Tên Tiếng anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ tài chính

Ngày thành lập: 05/05/2008 Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà TPBank số 57 Lý Thường Kiệt, Phường

Trần Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Vốn điều lệ: 15.817 tỷ đồng (năm 2022)

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) là ngân hàng dẫn đầu trong Kỷ Nguyên Số tại Việt Nam với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả và bền vững Ngoài những thế mạnh về ứng dụng khoa học công nghệ TPBank còn có tiềm lực kinh tế to lớn từ các cổ đông chiến lược bao gồm:

 Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI

 Tập đoàn Công nghệ FPT

 Công ty Tài chính quốc tế (IFC)

 Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare)

 Tập đoàn Tài Chính SBI Ven Holdings Pte Ltd, Singapore

1.2 Quản lý cấp cao a Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Đỗ Minh Phú được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP

Tiên Phong nhiệm kỳ 2023 – 2028 vào tháng 04/2023

Với những thành tích và đóng góp xuất sắc cho nền kinh tế và xã hội, ông Đỗ Minh

Phú đã vinh dự được các tổ chức quốc tế cũng như Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước,

Chính phủ trao tặng các danh hiệu cao quý: Giáo sư Danh dự của Liên Đoàn Hàn lâm Oxford, Doanh nhân xuất sắc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Lao động hạng ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì

“Đã có thành tích trong công tác đầu tư sản xuất góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc”, và nhiều giải thưởng danh giá khác.

Ngoài ra, ông còn là Cử nhân khoa Kỹ thuật Vô tuyến điện của đại học Bách Khoa Hà Nội. b Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị

Tháng 04/2023 được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023 – 2028. Ông là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị thương hiệu và Marketing, có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao vị thế thương hiệu của ngân hàng. Ông đã vinh dự được nhận 2 Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam cho những thành tích xuất sắc trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” và “Đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2014 – 2015” Ngoài ra, ông còn được nhận bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có những thành tích xuất sắc trong triển khai xây dựng, phát triển ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ông Đỗ Anh Tú Phó Tiến sĩ ngành Máy năng lượng tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hòa Séc.

Tháng 04/2023 được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT TPbank nhiệm kỳ 2023 – 2028. Ông là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch HĐQT đầu tiên của TPBank. Ông đã vinh dự được nhận 2 Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho những thành tích xuất sắc trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” và “Đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2014 – 2015”. Ông Lê Quang Tiến là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Đại học Amos Tuck (Hoa Kỳ) và là cử nhân Đại học Tổng hợp Quốc gia Kishinev V.I.Lenin khoa Vật Lý.

Tháng 04/2023 được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Với kinh nghiệm quản trị tiên tiến và hiện đại tại các ngân hàng nước ngoài, ông cùng tập đoàn SBI Holdings, Inc., hiện đang hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng Tiên Phong trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng. Ông Shuzo Shikata là cử nhân Kinh tế, Đại học Ritsumeikan Nhật Bản. c Thành viên Hội đồng Quản trị:

 Bà Nguyễn Thị Mai Sương

Tháng 04/2023 được bổ nhiệm vào vị trí Thành viên HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Trước đây, bà từng đảm nhận chức vụ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội.

Bà còn là Thạc sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tháng 04/2023 được bổ nhiệm vào vị trí Thành viên HĐQT độc lập TPBank nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Bà từng đảm nhận các vị trí quan trọng như Trưởng Ban kiểm soát ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty liên doanhQuản lý Quỹ Đầu tư BIDV Vietnam Partners, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng liên doanh VID Public.

Bà Võ Bích Hà là Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Quá trình hình thành và phát triển

 Tháng 05/2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) nhận Giấy phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ từ khi còn là Dự án, TiênPhongBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube Trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật.

 Tháng 06/2008: Sau một tháng được cấp phép, TiênPhongBank chính thức khai trương hoạt động Để mở rộng quan hệ hợp tác, TiênPhongBank đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác chung với Ngân hàng Citibank.

 Tháng 08/2008: TiênPhongBank khai trương chi nhánh Hà Nội, đồng thời gia nhập chính thức liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam - SmartLink Cho ra mắt mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7.

 Tháng 09/2008: TiênPhongBank chính thức đăng ký với Ủy Ban Chứng Khoán hoạt động dưới hình thức Công ty đại chúng.

 Tháng 10/2008: TiênPhongBank khai trương Chi nhánh TP.HCM và ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

 Tháng 12/2008: Sau hơn năm tháng đi vào hoạt động, TiênPhongBank nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của TiênPhongBank Đây là cột mốc quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động quản trị, quản lý toàn diện theo chuẩn mực quản lý của quốc tế đối với hoạt động Ngân hàng.

 Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của

TiênPhongBank được tổ chức vào tháng 03/2009 với việc thông qua các báo cáo, nghị quyết quan trọng là định hướng phát triển cho TiênPhongBank trong năm

2009 và các năm tiếp theo Trong năm này TiênPhongBank cũng đã khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng.

 Năm 2010: TiênPhongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng

03/2010 và tại năm này, TiênPhongBank chính thức được kết nối liên thông với hệ thống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC).Tháng 07/2010, TiênPhongBank nhận Giải thưởng về tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán Quốc tế năm 2009 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng Tháng 08/2010, TiênPhongBank tiến hành tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và khai trương TiênPhongBank - Sở giao dịch tại Hà Nội và Chi nhánh Sài Gòn

 Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 08/2011 và Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 04/2011 Đồng thời, trong năm 2011, TiênPhongBank còn khai trương Chi nhánh tại Đồng Nai, An Giang, Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi.

 Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 04/2012 và khai trương các

Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng Tháng 11/2012, TiênPhongBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.

 Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 01/2013; đạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” vào tháng 03/2013; tổ chức Đại hội đồng Cổ đông lần ba vào tháng 04/2013; ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và Thẻ tiêu dùng Đa tiện ích tháng 07/2013; đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu” vào tháng11/2013; ra mắt nhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt là

TPBank và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu vào tháng 12/2013 Đồng thời, trong năm 2013, TPBank khai trương rất nhiều Chi nhánh và phòng giao dịch.

 Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking vào tháng 09/2014 Trong năm 2015, Ngân hàng đã khai trương rất nhiều Chi nhánh trên toàn quốc.

 Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm trên các địa bàn trên toàn quốc.

 Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank

Biz – HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 06/2016 và ra mắt thẻ tín dụngTPBank World MasterCard vào tháng 08/2016 Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt động hơn 10 điểm giao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của NHNN ViệtNam.

 Năm 2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7

LiveBank vào tháng 2 Vào tháng 06/2017, ra mắt phiên bản eBank Biz 3.0 - Giải pháp đột phá cho doanh nghiệp Tháng 07/2017, ra mắt trợ lý ảo T’aio phục vụ khách hàng nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo Tháng 11/2017, TPBank khai trương chi nhánh Biên Hòa Đồng thời khai trương thêm TPBank chi nhánh Dĩ An vào tháng 12/2017.

 Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018: TPBank mở thêm chi nhánh ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nghệ An Sau đó TPBank đã nhận 3 giải thưởng quốc tế uy tín về ngân hàng số lần lược là: Best Internet Banking Initiative of the Year – Ngân hàng số sáng tạo nhất năm; Best CRM project in Vietnam Hệ thống Quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam; Best ATM and Kiosk Project in Vietnam – Ngân hàng tự động tốt nhất Việt Nam Nhận chứng chỉ bảo mật quốc tế về an toàn thẻ do tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế độc lập ControlCase (Hoa Kỳ) trao tặng Đồng thời trong năm này TPBank cũng ra mắt dịch vụ nộp thuế hải quan điện tử 24/7, nhận chứng chỉ quốc tế ISO 20000 về quản lý dịch vụ công nghệ thông tin Và đặc biệt là TPBank được xếp vào Top 100 Ngân hàng bán lẻ mạnh nhất Châu Á Thái Bình Dương do Tạp chí The Asian Banker đánh giá.

 Tháng 04/2018: Chính thức niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu (mã TPB) trên sàn chứng khoán, TP Hồ Chí Minh Khai trương TPBank Nam Định, mạng lưới LiveBank trên toàn quốc đạt 60 điểm.

 Tháng 05/2018: TPBank nhận giải thưởng Ngân hàng phát hành tốt nhất 2017 về lĩnh vực Tài trợ Thương mại cho các dự án thích ứng biến đổi khí hậu thông minh Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương do IFC trao tặng TPBank LiveBank cập nhật tính năng phát hành thẻ ATM ngay tức thì tới khách hàng.

 Tháng 06/2018: Đồng hành cùng Shark Tank hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của startup.

 Tháng 07/2018: Moody’s nâng hạng tín nhiệm của TPBank lên B1.

Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ

3.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động được TPBank chú trọng nhằm đảm bảo nguồn giải ngân cho hoạt động cho vay, an toàn thanh khoản và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, đầu tư. a Đối với khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế: TPBank đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh, bao gồm:

 Các tài khoản tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, đầu kỳ, hoặc định kỳ; Tài khoản rút gốc linh hoạt;

 Chứng chỉ tiền gửi theo các kỳ hạn;

 Trái phiếu tổ chức tín dụng;

 Tài khoản thông minh EZLink; b Đối với khách hàng tổ chức tín dụng, công ty tài chính: Bên cạnh việc huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, TPBank đồng thời tham gia nhận vốn tài trợ của các định chế quốc tế như IFC, ADB trong các chương trình tài trợ thương mại.

Tổng dư nợ cho vay của TPBank đạt 182.844 tỷ đồng, tăng 11% tập trung chủ yếu vào các phân khúc khách hàng cá nhân và SME (năm 2022).

3.3 Hoạt động kinh doanh chứng khoán nợ, chứng khoán vốn

Danh mục chứng khoán đầu tư của TPBank được duy trì ổn định qua các năm Tổng hợp danh mục chứng khoán đầu tư tại thời điểm 31/12/2022 như sau:

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 74.520.673

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 44.700

Trái phiếu Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

Dự phòng chứng khoán đầu tư 188.729

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 188.394

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 335

3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán

Ngân hàng TPBank đã đưa ra một hệ thống hạn mức để quản lý trạng thái của các đồng tiền trên cơ sở hằng ngày Chiến lược phòng ngừa rủi ro cũng được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập Trong Quý 4.2022, kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của TPBank đạt 80 tỷ đồng, giảm 180 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái Đây chính là ảnh hưởng tiêu cực từ việc lạm phát trên quy mô toàn cầu, khiến tỷ giá ngoại tệ liên tục đi lên.

3.5 Mạng lưới khách hàng và các dịch vụ cho khách hàng

Các dịch vụ dành cho nhóm đối tượng khách hàng này bao gồm:

Nhóm khách hàng doanh nghiệp đươc cung cấp các sản phẩm dịch tương tự với nhóm khách hàng cá nhân, ngoài ra còn có một số loại dịch vụ đặc trưng như:

Phân tích chiến lược 7P của ngân hàng TPBank

Lý thuyết 7P

1 Chiến lược sản phẩm ( Product )

Chữ P đầu tiên của mô hình 7P trong marketing này chính là Product, sản phẩm được cho là cốt lõi trong mọi doanh nghiệp Nếu trước đây người tiêu dùng cho là sản phẩm chỉ là các loại hàng hóa hữu hình thì ngày nay sản phẩm đa dạng hơn và còn bao gồm cả hàng hóa vô hình hay còn được gọi là dịch vụ Để hiểu rõ thêm về bản chất của sản phẩm dịch vụ, các chuyên gia trong lĩnh vực marketing đã chia thành 5 cấp độ sản phẩm dịch vụ khác nhau, bao gồm: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cơ bản, sản phẩm thực, và sản phẩm gia tăng giá trị và sản phẩm tiềm năng. Đây là một yếu tố được xếp đầu tiên bởi nó quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng Không ai sẽ lựa chọn sản phẩm mà mình không cần hoặc không đáp ứng nhu cầu về tính năng

Tuy vậy, các đơn vị cần tìm hiểu những điều khách hàng muốn về sản phẩm Sau đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu này, tăng doanh thu.

Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn thiết kế và sản xuất ra phải đáp ứng đúng nhu cầu và đuổi kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn hướng tới.

Vì thế, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà họ đang tạo ra.

Một sản phẩm sẽ có vòng đời cố định:

5 Suy thoái Điều quan trọng trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận là phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu của người tiêu dung trước khi nó suy thoái và có thể biến mất trên thị trường.

Có thể tạo ra các sản phẩm có sự kết hợp lẫn nhau.

Hình 1: Định giá sản phẩm

Price được cho là một trong số những yếu tố quan trọng tạo nên định nghĩa marketing mix Đặc biệt trong mô hình marketing 7P giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp.

Price – Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu nó. Để có thể cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho đơn vị, định giá phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Nó là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đôi lúc không cần đặt mức giá rẻ để thu hút khách hàng Nhưng cần cân bằng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác Bạn có thể dựa trên phân khúc giá thị trường, chi phí sản xuất để đặt giá cho sản phẩm, dịch vụ Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm. Đặc biệt, chính sách về giá luôn giúp định hình chất lượng sản phẩm trong mắt người tiêu dùng Nên nhớ rằng giá thấp thì họ cho rằng sản phẩm là kém chất lượng khi họ so sánh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Ngược lại, nếu giá cao thì họ sẽ quan tâm đến chi phí họ bỏ ra hơn là chất lượng sản phẩm.

3 Chiến lược phân phối ( Place )

Hình 2: Chiến lược phân phối

Phân phối được hiểu là kết quả của quá trình thiết lập mối quan hệ cung cầu, đưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng và ngược lại Nó bao gồm vị trí điểm bán sản phẩm dịch vụ có thuận tiện và vị trí sản phẩm có dễ dàng lọt vào tầm mắt của khách hàng hay không Có thể nói nó bao hàm cả kênh phân phối sản phẩm dịch vụ về các khu vực địa lý và đối tượng khách hàng khác nhau.

Khác với những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hữu hình sản phẩm dễ trưng bày cho các khách hàng cái nhìn trực quan, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chủ yếu là vô hình do vậy việc chọn vị trí và kênh phân phối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết.

Các ngân hàng đã làm khá tốt trong việc sử dụng vị trí và kênh phân phối để mang các sản phẩm của mình đến với khách hàng Các sản phẩm dịch vụ thanh toán hướng tới các đối tượng có nhu cầu thanh toán lớn luôn được xuất hiện trong những khu vực siêu thị, trung tâm mua sắm hoặc các khu vực vui chơi giải trí có nhu cầu thanh toán cao như sân golf, các nhà hàng khách sạn, Các khu vực khu công nghiệp có lượng công nhân đông đảo là nơi các ngân hàng có thể đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM, phát triển sản phẩm thanh toán lương qua tài khoản qua thẻ, đồng thời bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác như gửi tiết kiệm cũng như cho vay tiêu dùng khác Các dịch vụ chuyển tiền thường được mang đến những khu vực có nhu cầu chuyển tiền cao như các trường đại học, khu buôn bán…

Ngoài vị trí ra thì kênh phân phối cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc mang những sản phẩm dịch vụ cần thiết đến đúng đối tượng khách hàng.

Với mỗi sản phẩm dịch vụ khác nhau hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau cần có những kênh phân phối không giống nhau Nếu muốn đáp ứng dịch vụ phân phối vào đúng đối tượng khách hàng, các nhà tiếp thị phải hiểu rõ và chuyên sâu về thị trường mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu như tính thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Ngày nay, để lựa chọn các kênh phân phối trong chính sách phân phối sản phẩm dịch vụ, ngân hàng có thể triển khai với nhiều cách thức như: Cung cấp sản phẩm dịch vụ thông qua các mạng lưới chi nhánh của ngân hàng, hệ thống siêu thị tài chính, hệ thống thanh toán điện tử tại các cửa hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua điện thoại, truyền hình, mạng lưới máy tính kết nối mạng Những sản phẩm dịch vụ bình dân thường được mang đến khách hàng thông qua kênh siêu thị, khu công nghiệp còn những sản phẩm cao cấp hơn đánh vào tầng lớp có thu nhập cao thường mang đến những khách hàng thường xuyên lui tới các sân golf, khu mua sắm, khu vực sân bay…

Các ngân hàng vẫn không ngừng tìm những kênh phân phối để mang sản phẩm dịch vụ đến tay mọi đối tượng khách hàng Theo đó, ngân hàng nào có số lượng kênh phân phối lớn, độ bao phủ rộng, thiết bị hiện đại, ưu việt sẽ chiếm được ưu thế so với những ngân hàng khác Tuy nhiên, việc lựa chọn kênh phân phối không chỉ nằm ở mong muốn tăng độ phủ kênh phân phối rộng khắp, mà quan trọng hơn còn phụ thuộc vào các đánh giá, phân tích điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở từng địa điểm cụ thể, năng lực của từng ngân hàng, đặc biệt là dựa vào sự thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khác hàng.

Phân tích 7P của TPBank

1 Chiến lược về sản phẩm của TPBank

Chiến lược Marketing của TPBank đã theo đuổi chiến lược số hóa từ rất sớm, với sự đầu tư chỉn chu công nghệ Hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ của TPBank sử dụng AI và các công nghệ hiện đại khác như máy học (MachineLearning), học sâu (Deep Learning) hay Big Data Điều này giúp TPBank thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, trở thành một trong các ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam.

TPBank cũng là thương hiệu tiên phong triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số nổi bật, tạo cho khách hàng thói quen giao dịch số tới hàng triệu khách hàng tại Việt Nam: tạo tài khoản nickname, mở tài khoản trên app tại bất cứ đâu, giao dịch ngân hàng bằng sinh trắc học vân tay 24/7 mà không cần tới ngân hàng hay thẻ ngân hàng… Nhờ thế, lượng khách hàng của TPBank đã tăng từ 1,7 triệu khách hàng vào năm 2017 lên 5 triệu khách hàng vào năm 2021, trong đó có tới 2,4 triệu khách hàng thường xuyên giao dịch trên các kênh giao dịch điện tử.

Theo Báo cáo thường niên 2022 mới nhất thì lượng khách hàng của TP Bank lên đến hơn 8,5 triệu khách hàng.

Mặc dù là ngân hàng trẻ, từng trải qua giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ Nhưng Chiến lược Marketing của TPBank không chỉ cải thiện mạnh về mặt kinh doanh mà còn liên tục cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số, mang đến sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng.

Các sản phẩm bao gồm các dịch vụ sản phẩm tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, sản phẩm tiết kiệm tính lãi đầu kì, cuối kì, Và nhiều sản phẩm với những ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra TP Bank có những sản phẩm tiết kiệm nổi bật như:

 Tiết kiệm thường lĩnh lãi định kỳ

 Tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kỳ

 Tiết kiệm thường lĩnh lãi đầu kỳ

 Tiết kiệm kỳ hạn ngày

 Tài khoản gửi góp Future savings

 Tài khoản gửi góp An Gia Phát Lộc

 Tài khoản gửi góp Future Savings Kids

 Tài khoản tích lũy tự động

 Tiết kiệm Trường An Lộc

 Tiết kiệm gửi góp Savy

 Tiết kiệm gửi 6 tháng, lãi suất 12

 Tiền gửi Bảo An Lộc

 Tiền gửi Bảo An Lộc lĩnh lãi định kỳ

Hình 5+6: Sản phẩm tiết kiệm của TPBank

Sản phẩm vay – hỗ trợ vốn:

Bên cạnh đó các sản phẩm vay của Ngân hàng cũng được chú trọng không kém. TPBank giữ được mức ổn định so với toàn ngành Năm 2023, TPBank cam kết giảm lãi vay ước tính gần 1.400 tỷ đồng Trong 6 tháng đầu năm, TPBank đã miễn giảm khoảng

10 tỷ đồng tiền phí trả nợ trước hạn cho khách hàng và dự kiến sẽ tiếp tục miễn, giảm 76 tỷ đồng tiền phí các loại từ nay đến hết năm 2023.

 Vay mua nhà, xây sửa nhà

 Vay tiêu dùng thế chấp

 Vay thấu chi tín chấp

 Vay thấu chi thế chấp

 Vay tiêu dùng trả góp tín chấp

 Vay cầm cố giấy tờ có giá

 Cho vay tiền mặt đa tiện ích

 Vay Topup với các KH đang vay thế chấp tại TPBank

Hình 7+8: Sản phẩm vay của TPBank Đối với các khách hàng cá nhân kinh doanh hay có nhu cầu sở hữu bất động sản Từ ngày 11/09, lãi suất TP Bank cho vay mua bất động sản càng thêm hấp dẫn khi giảm sâu cho khách hàng chỉ từ 6,9% Ưu đãi lãi suất cho vay mới nhất tại TP Bank áp dụng cho tất cả khách hàng cá nhân vay vốn mua nhà đất, xây sửa nhà, hoặc đang có khoản vay thế chấp bất động sản tại ngân hàng khác và có nhu cầu chuyển khoản vay về TPBank.

Lãi suất vay mua ô tô tại TP Bank cũng đáng chú ý nhất thị trường hiện nay khi chỉ từ 8%/năm, hỗ trợ vay tới 80% giá trị xe.

Với khách hàng doanh nghiệp, TP Bank dành gói ưu đãi 10.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 6,3%/năm với VNĐ và 3,6%/năm với USD cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Các sản phẩm và dịch vụ thẻ:

Hình 9: Thẻ tín dụng TPBank

 Thẻ ghi nợ TP Bank

Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế

Thẻ ATM Smart 24/7 Thẻ TP Bank Visa CashFree

Thẻ TP Bank Visa Plus Thẻ phi vật lý MasterCard eMoney

Hình 10: Thẻ ghi nợ nội địa TPBank Hình 11: Thẻ TPBank Visa CashFree

Dịch vụ ngân hàng số:

 LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7

Hình 12: Dịch vụ ngân hàng số LiveBank

 Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng

 QuickPay – thanh toán bằng mã QR code

 Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…

 TPBank Mobile được sử dụng trên các dòng điện thoại thông minh

Một trong những sản phẩm số tiểu biểu của TPBank trong những năm gần đây là LiveBank 24/7, không cần nhân viên, phục vụ 24/7 hỗ trợ đầy đủ các nhu cầu của khách hàng như: nộp tiền, rút tiền, mở tài khoản, phát hành thẻ nội địa và quốc tế Bên cạnh đó còn hỗ trợ khách hàng gửi tiết kiệm và định danh ngay tại chổ TPBank là một trong những Ngân hàng tiên phong trước lĩnh vực số hóa và nhờ có sự nỗ lực không ngừng thì họ đã đạt nhiều giải thưởng nổi bật như: Viet Nam Digital Awards (2021), Ngân hàng số và hệ sinh thái số tốt nhất by The Asian Banker, Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu bởi IDG Việt Nam (2022),Vietnam Interprise Innovation Awards by AIBP,

2 Chiến lược về giá của TPBank

Hình 13: Chiến lược định giá TPBank

TPBank là một trong những ngân hàng có mức phí sử dụng các dịch vụ liên quan tới hoạt động từ thẻ ATM thấp nhất hiện nay Thẻ ATM của ngân hàng TPBank cung cấp khá nhiều tiện ích và các ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, trong đó có những tính năng cao cấp sẽ chỉ dành cho một số hạng thẻ cao như VISA Platinum Tuy nhiên về cơ bản khách hàng sẽ được phục vụ với những ưu đãi tốt nhất:

 Ưu đãi tới 50% chương trình TPBank Zone

 Ứng tiền mặt linh hoạt với mức phí thấp nhất thị trường chỉ 3,59%

 Phí giao dịch quốc tế thấp nhất thị trường chỉ 1,8%

 Nhận điểm thưởng cho mỗi 5000 VND chi tiêu bằng thẻ

 Thanh toán trực tuyến an toàn với tính năng bảo mật 2 lớp 3D Secure

 Chấp nhận tại hơn 62.000 điểm giao dịch tại Việt Nam và hơn 30 triệu điểm giao dịch trên thế giới

Tùy theo loại thẻ mà TPBank sẽ quy định mức phí phát hành khác nhau.

Giá cả có thể hiểu đơn giản là số tiền khách hàng phải bỏ ra để sở hữu sản phẩm dịch vụ.

Trong ngành ngân hàng, tài chính sẽ chia làm ba loại chính sách về giá chủ yếu:

 Giá cho sản phẩm huy động vốn hay lãi suất huy động: Ngân hàng thương mại nào đưa ra chính sách lãi suất hấp dẫn hơn thì sẽ thu hút nhiều khách hàng cá nhân và khách hàng là các doanh nghiệp Bao gồm các sản phẩm tiết kiệm - chứng chỉ tiền gửi có kì hạn hoặc không kì hạn

Chính sách về giá của TP Bank đối với các sản phẩm huy động vốn:

 Đối với khách hàng cá nhân (áp dụng từ ngày 19/10/2023):

- Lãi suất đối với hình thức tiết kiệm/tiền gửi điện tử.

- Lãi suất đối với hình thức tiết kiệm/tiền gửi tại quầy giao dịch.

- Lãi suất được áp dụng theo từng loại sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi.

- Khi khách hàng sử dụng sản phẩm tiết kiệm/tiền gửi có kỳ hạn theo quy định trên đây nếu có nhu cầu tất toán trước hạn thì lãi suất áp dụng là lãi suất không kỳ hạn thấp nhất có hiệu lực tại ngày tất toán trước hạn.

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp (áp dụng từ ngày 13/9/2023):

- Lãi suất đối với tiền gửi là VND.

- Lãi suất đối với tiền gửi là ngoại tệ.

- Tiền gửi có kì hạn sẽ được áp dụng lãi suất theo biểu lãi suất trên

- Nếu khi khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi có kì hạn như trên nhưng lại có nhu cầu tất toán trước hạn và được TPBank chấp nhận thì lãi suất áp dụng là lãi suất không kì hạn có hiệu luật tại ngày tất toán trước hạn.

 Giá cho sản phẩm vốn - tài trợ (lãi suất cho vay): giá của các sản phẩm vốn đầu vào (sản phẩm huy động vốn) sẽ là cơ sở để ngân hàng thiết lập giá của các sản phẩm vốn đầu ra (sản phẩm vay - tài trợ vốn) Lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm kí kết hợp đồng.

Chính sách về giá của TP Bank với các sản phẩm vay – hỗ trợ vốn:

* Đối với khách hàng cá nhân (áp dụng từ ngày 25/10/2023)

- Quy định về việc áp dụng lãi suất cơ sở đối với các khoản vay ngắn hạn của khách hàng cá nhân như sau (lãi suất cố định):

+ Mức lãi suất cơ sở áp dụng sẽ phụ thuộc vào thời hạn của khoản vay.

- Quy định về việc áp dụng lãi suất cơ sở đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn của khách hàng cá nhân như sau (lãi suất điều chỉnh):

+ Đối với các khoản vay trung và dài hạn được mặc định điều chỉnh lãi suất 3 tháng/lần.

+ Mức lãi suất cho vay cơ sở áp dụng cho khoản vay phụ thuộc vào tần suất điều chỉnh lãi suất hoặc phụ thuộc vào phương thức vay.

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp (áp dụng từ ngày 19/10/2018)

- Lãi suất cơ sở sẽ được áp dụng với các khoản vay và mục đích vay khác nhau được thể hiện qua Biểu lãi suất sau:

- Lãi suất cơ sở đối với khoản vay ô tô:

- Quy định về việc áp dụng lãi suất cơ sở đối với các khoản vay ngắn hạn của khách hàng doanh nghiệp như sau (lãi suất cố dịnh):

+ Mức lãi suất cơ sở áp dụng sẽ phụ thuộc vào thời hạn của khoản vay.

Ngày đăng: 09/03/2024, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w