Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA MÔI TRƯỜNG & KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---o0o--- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÍNH PHÁT THẢI KHÍ THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN: ÁP DỤNG TẠI CẢNG TÂN CẢNG CÁI MÉP TỈ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA MÔI TRƯỜNG & KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phụ trách công tác tại các phòng ban cảng Cái Mép và Công ty Cổ phần Cảng Cái Mép - Vũng Tàu đã tận tình hỗ trợ, cung cấp số liệu và tài liệu giúp em hoàn thành tốt đề tài
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS Nguyễn Phan Trúc Xuyên đã tận tâm hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức về chuyên môn, những kĩ năng về nghiên cứu khoa học cho em trong suốt quá trình làm đề tài nghiên cứu
Em xin cảm ơn PGS.TS Hồ Quốc Bằng đã hỗ trợ giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này
Em xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến quý thầy cô khoa Môi Trường và Khoa Học Tự Nhiên đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học Duy Tân
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, do thời gian có giới hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên trong báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện luận văn và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên Nguyễn Hồng Thư
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu tổng quát 1
2.2 Nội dung nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Tiến trình nghiên cứu 3
5 Kết quả và ý nghĩa thực tiễn 5
5.1 Kết quả 5
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu 7
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.2 Kinh tế - xã hội 7
1.2 Giới thiệu về cảng Tân cảng Cái Mép 8
1.3 Giới thiệu về mô hình GIZ 9
1.4 Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình Giz trong nước 10
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 Quy trình nghiên cứu 11
2.2 Thu thập dữ liệu, thông tin về các phương tiện hoạt động tại cảng biển 11
2.2.1 Đối với tàu biển ( OGV) 11
2.2.2 Đối với phương tiện lai dắt (Harbor craft) 13
2.2.3 Đối với phương tiện bốc dỡ hàng hóa (CHE) 14
2.2.4 Đối với các phương tiện giao thông trong cảng (Heavy trucks) 14
2.3 Phương pháp thống kê phát thải khí thải 15
2.3.1 Dữ liệu của Tàu biển (Ocean going vessels-OGVs) 15
2.3.2 Dữ liệu của Tàu lai dắt (Harbor Crafts-HC) 17
2.3.3 Dữ liệu của phương tiện phục vụ bốc dỡ hàng hóa (Cargo handling equipment-CHE) 20
Trang 43.1.1 Đối với tàu biển lớn 24
3.1.2 Đối với phương tiện lai dắt 25
3.1.3 Đối với phương tiện bốc dỡ hàng hóa: 26
3.1.4 Đối với các phương tiện giao thông: 27
3.1.5.Tính toán phát thải của các nguồn thải 28
3.2 Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí từ kết quả tính toán 29
3.3Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
1 Kết luận 31
2 Kiến nghị 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 2
Trang 5chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)
OGV Ocean going vessels
(Tàu biển) QCVN Quy chuẩn Việt Nam
WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các loại tàu và nguồn phát thải trong cảng 2
Bảng 2: Thông tin thu thập cho một số OGVs tại cảng 13
Bảng 4: Hệ số phát thải từ các loại tàu biển lớn 17
Bảng 5: Hệ số tải (%) của các loại tàu lai dắt 18
Bảng 6: Hệ số phát thải của tàu lai dắt (g/kWh) 19
Bảng 7: Hệ số tải và hệ số hữu ích, hệ số suy giảm động cơ không dùng diesel 21
Bảng 8: Tuổi thọ và Hệ số tải 21
Bảng 9: Hệ số phát thải (g/kWh) xác định theo US-EPA 2016 22
Bảng 10: Thống kê tải lượng phát thải của từng loại tàu biển 24
Bảng 11: Thống kê tải lượng phát thải cho từng giai đoạn cập cảng 26
Bảng 12: Thống kê tải lượng phát thải từ tàu lai dắt tại các cảng 26
Bảng 13: Phát thải từ các phương tiện bốc dỡ Error! Bookmark not defined Bảng 14: Phát thải từ các phương tiện giao thông 27
Bảng 15: Thống kê tổng lượng phát thải theo từng nguồn thải 28
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cảng Tân Cảng Cái Mép [4] 3
Hình 2: Tiến trình nghiên cứu 4
Hình 3: Khói thải từ tàu [5] 6
Hình 4: Khung phương pháp nghiên cứu 11
Hình 5: Hình ảnh mô tả các loại tàu 12
Hình 6: Hình ảnh tàu lai dắt tại cảng Cái Mép 14
Hình 7: Cần cẩu bờ tại cảng Cái Mép 14
Hình 8: Xe tải tại cảng Cái Mép 15
Hình 9: File giao diện số liệu vào mô hình GIZ của Tàu biển (OGVs) 15
Hình 10: Trang web www.marinetraffic.com 16
Hình 11: Mô tả dữ liệu tàu lai dắt (HC) từ mô hình GIZ 18
Hình 13: Mô tả dữ liệu phương tiện bốc dỡ hàng hóa (CHE) từ mô hình GIZ 20
Hình 14: Mô tả dữ liệu phương tiện giao thông trong cảng từ mô hình GIZ 23
Hình 15: Biểu đồ thống kê tải lượng phát thải của tàu biển 24
Hình 16: Biểu đồ thể hiện tải lượng phát thải cho từng giai đoạn cập cảng 25
Hình 17: Biểu đồ thống kê tải lượng phát thải của tàu biển 26
Hình 19: Tải lượng phát thải từ các loại phương tiện giao thông 28
Hình 20: Biểu đồ thể hiện tải lượng phát thải theo từng nguồn thải 29
Trang 8TÓM TẮT
Cảng Cái Mép tại Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam Các hoạt động trong cảng phát sinh một lượng khí thải lớn gồm: bụi, SOx, NO2, CO vào không khí tại cảng [1] Lượng tàu gia tăng cho thấy cảng Cái Mép nói riêng và cảng biển Việt Nam nói chung ngày càng khẳng định được vị thế trên bản đồ hàng hải, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất nhập khẩu Song, đi kèm với đó là thách thức rất lớn về ô nhiễm môi trường từ hoạt động vận tải Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích để tính toán thải lượng các chất ô nhiễm không khí như SOx, NO2, Bụi, CO từ các hoạt động của tàu lai dắt, tàu biển; phương tiện giao thông tại cảng biển và phương tiện phục vụ bốc dỡ hàng hóa bằng cách sử dụng mô hình GIZ Các kết quả kiểm kê phát thải khí thải cho thấy tổng lượng phát thải tại cảng là khí NO2 và SOx chủ yếu từ tàu biển lớn (OGVs) và phương tiện bốc
dở (CHE) (chiếm hơn 80% tổng lượng phát thải các chất ô nhiễm) do sử dụng nhiên liệu là dầu nặng và dầu Diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao Cụ thể, đối với hoạt động của các tàu biển lớn phát thải 29,13 tấn/năm NO2, 26,14 tấn/năm SOx, 3,19 tấn/năm bụi và 2,71 tấn/năm CO và hoạt động từ phương tiện bốc dỡ hàng hóa phát thải 26,59 tấn/năm NO2, 0,35 tấn/năm SOx, 0,92 tấn/năm bụi, và 8,59 tấn/năm CO Kết quả cho thấy thời gian lúc tàu neo đậu là thời gian phát thải chiếm cao nhất (chiếm trên 90% tổng phát thải từ OGVs) Từ kết quả trên đánh giá tác động của các hoạt động khai thác cảng đến chất lượng không khí tại cảng và đề xuất biện pháp giảm phát thải khí thải, giảm thiểu ô nhiễm
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cảng biển là một phần quan trọng trong hoạt động thương mại và giao thông vận tải quốc tế của các quốc gia trên thế giới Cảng biển không chỉ là nơi đón và tiếp nhận hàng hóa và sản phẩm từ các nước khác, mà còn là nơi xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm của đất nước đến các thị trường khác trên thế giới
Theo báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance EPI) do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á, tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5) [2] Theo thống kê số liệu khảo sát chất lượng môi trường không khí ở cảng biển của từng địa phương cho thấy môi trường không khí xung quanh các cảng ở nước ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng [3] Trong khi đó, các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, công tác quy hoạch cảng biển còn yếu kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và để lại hậu quả lâu dài môi trường sống
Cảng biển đang đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế nước ta Cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác, việc khai thác cảng biển cũng tiềm ẩn các tác động đến môi trường Tàu biển Việt Nam có chất lượng không cao cũ kĩ, lạc hậu chưa có hệ thống xử lý khí thải Trong quá trình vận hành cảng thì lượng khí phát sinh từ tàu, sà lan vận chuyển hàng hóa và hoạt động của các thiết bị bốc dỡ hàng hóa là những nguồn phát sinh khí thải chủ yếu, phát thải ra nhiều khí độc như:SO2, CO2, CO,NO2,CxHy … Lượng khí xả
có trong các động cơ tàu là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể nhất từ vận tải biển Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý môi trường không khí cụ thể cho cảng Cái Mép thật sự cần thiết, nhằm hướng tới phát triển bền vững, giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường ở cảng Cái Mép, góp phần giảm những áp lực do ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực Cái Mép
Chính vì vậy, đề tài “ TÍNH PHÁT THẢI KHÍ THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CẢNG BIỂN: ÁP DỤNG TẠI CẢNG TÂN CẢNG CÁI MÉP, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở khoa học nhằm đánh giá, kiểm
soát ô nhiễm không khí tại khu vực cảng Cái Mép, đồng thời hỗ trợ ra quyết định mở rộng, nâng cấp hoặc bổ sung thêm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định nguồn gây ô nhiễm chính trong hoạt động cảng Tân cảng Cái Mép
- Tính toán lượng phát thải khí thải từ các tàu, phương tiện bốc dỡ hàng hóa, xe tải
Trang 10- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí và tác động của ô nhiễm không khí của cảng Tân cảng Cái Mép lên khu vực cảng dựa vào kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động của cảng Tân cảng Cái Mép
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động của các loại tàu, các phương tiện bốc dỡ hàng hóa và các phương tiện giao thông trong cảng Tân cảng Cái Mép gồm: bụi, SO2,
Bảng 1: Các loại tàu và nguồn phát thải trong cảng
Loại phương tiện Nguồn phát thải
Thiết bị bốc dỡ hàng Cần cẩu (Top and side loaders)
Xe nâng (Forklift)
Tàu cập bến cảng
Xà lan (General cargo) Tàu ngoại (Tanker) Tàu nội (bulk carrier) Tàu container Phương tiện cơ giới vận chuyển
hàng hóa
Xe tải nặng (Heavy trucks)
Xe tải nhẹ (light Trucks)
Tàu lai dắt Harbour_Tugboat Work_Boat
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện kiểm kê khí thải năm 2022 tại cảng Cái Mép thuộc cảng biển Tân cảng Cái Mép tại phường Tân Phước, TX Phú Mỹ, tỉnh BRVT (hình 1) Qua đó đưa ra sự đánh giá, so sánh về mức độ phát thải khí thải và mức độ ảnh hưởng không khí khu vực cảng
Trang 11Hình 1: Cảng Tân Cảng Cái Mép [4]
4 Tiến trình nghiên cứu
- Bước 1: Liên hệ phòng hành chính tổng hợp, Công ty CP Tân Cảng- Cái Mép để thu thập các tài liệu như báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022
- Bước 2: Liên hệ ban Khai thác điều độ và ban Hành chính bảo vệ, Công ty CP Cảng Tân cảng Cái Mép để thu thập số liệu tàu biển, phương tiện bốc dỡ hàng hóa, phương tiện giao thông cập bến cảng Cái Mép năm 2022
- Bước 3: Sử dụng mô hình GIZ để tính toán phát thải khí thải của các tàu, phương tiện bốc dỡ hàng hóa, xe tải trong cảng trên cơ sở nhập các dữ liệu đã thu thập được từ bước 1 và bước 2
- Bước 4: Đánh giá thành phần, tính chất, nguồn phát sinh của các chất ô nhiễm có trong không khí từ hoạt động của Cảng ảnh hưởng đến không khí tại Cảng
- Bước 5: Phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tương ứng
- Bước 6: Hoàn thiện báo cáo
Trang 124.2 Tiến trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện gồm 6 bước được thể hiện như Hình 2
Hình 2: Tiến trình nghiên cứu
Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, thông tin
Phương pháp GIZ
Tham khảo tài liệu Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Thu thập tài liệu kinh tế,
xã hội và môi trường
Thu thập số liệu trong cảng (tàu biển, phương tiện bốc dỡhàng hóa, xe tải, kết quả
Phân tích nguyên nhân và
đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
Tác động của ô nhiễm không khí trong bến cảng
Báo cáo Kiểm kê phát thải trong bến cảng
Trang 135 Kết quả và ý nghĩa thực tiễn
5.1 Kết quả
- Đánh giá tình trạng ô nhiễm khí thải tại bến cảng
- Đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đánh giá được hiện trạng chất lượng không khí của cảng Cái Mép bị ảnh hưởng do hoạt động cảng, đưa ra cái nhìn tổng quát, độ tin cậy cao khi đánh giá chất lượng không khí cảng Cái Mép và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực cảng; từ đó giúp cảng có cái nhìn cụ thể hơn và đưa ra những biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí kịp thời, làm cơ sở để nghiên cứu thực hiện biện pháp quản lý cho các khu vực cảng khác khu vực lân cận và các cảng khác trong tỉnh
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hoạt động của tàu biển (bao gồm cả tàu cá và tàu hàng) là một trong những nguồn nhân tạo đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí, thông qua việc các ống khói phát thải của tàu (Hình 3) Chất lượng của tàu biển Việt Nam thường không cao, nhiều phương tiện đã quá cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và chưa có hệ thống
xử lý khí thải… nên đã phát thải nhiều khí độc như: SO2, CO2 , CO, NO2 , CxHy … Đặc biệt tại các thành phố cảng và ven biển do chúng sử dụng nhiên liệu nhựa đường kém chất lượng, có lượng khí thải như nitơ oxit (NO), dioxit lưu huỳnh (SO2) rất cao Bên cạnh đó, những chất thải này cũng đã tạo ra những cơn mưa axit và những hạt bồ hóng nhỏ li ti trong không khí
Hình 3: Khói thải từ tàu [5]
Tính đến tháng 12/2022, tổng số đội tàu biển Việt Nam là 1.477 tàu với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT,tương ứng với lượng nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ khoảng gần 4 triệu tấn/năm [6] Có thể nói, đây chính là nguồn gây ra ô nhiễm cho vùng biển, ven biển và nhiều nơi, tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người
Ngoài ra, bụi đất và các chất bụi có chứa một số hoá chất độc hại khi gặp gió sẽ bốc lên, phát tán vào không khí, gây ô nhiễm nội bộ cảng và vùng xung quanh, đọng lại trên thảm thực vật, tích tụ theo nước mưa rơi xuống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động và cư dân trong khu vực
Hoạt động cảng biển đã thải ra một lượng lớn khí thải và gây tác động tiêu cực đến môi trường không khí Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí ở cảng biển Cái Mép thể hiện bằng các kết quả quan trắc chất lượng không khí tại cảng được trình bày trong phần giới thiệu cảng ở phần sau
Trang 151.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Cảng Cái Mép là một cụm cảng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam Điều kiện tự nhiên của cảng Cái Mép bao gồm:
Địa hình:Khu vực cảng Cái Mép Vũng Tàu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có địa hình phẳng và chênh lệch độ cao không đáng kể Cảng nằm trên bán đảo Cái Mép, giáp biển Đông
Thủy văn: Cảng Cái Mép nằm ở vị trí gần khu vực biển Đông và biển Tây, nơi có
mực nước biển dao động khá lớn, đặc biệt vào mùa mưa Các con sóng thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động cảng và các tàu neo đậu
Địa chất: Cảng Cái Mép nằm trên một khu vực đất đá vôi, đất phù sa, với độ cứng
khác nhau Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đào đất và xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng
Khí hậu: Cảng Cái Mép nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung
bình vào khoảng 25-27 o C Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 Các cơn bão thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động của cảng
Độ sâu: Độ sâu của khu vực neo đậu tàu ở Cái Mép đạt từ 14-15 mét, đủ để đón nhận
các tàu có tải trọng lớn và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế
Tầm quan trọng kinh tế: Khu vực cảng Cái Mép Vũng Tàu là một trong những cảng
biển quan trọng nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản và công Tổng hợp lại, điều kiện tự nhiên của cảng Cái Mép đáp ứng các yêu cầu cơ bản để hoạt động cảng và vận tải hàng hóa trên tàu, tuy nhiên cần được quản lý và điều chỉnh cho phù hợp với các biến đổi của tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới
1.1.2 Kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý: Cảng Cái Mép được xem là cửa ngõ chính của Việt Nam nối với các
nước châu Á và châu Âu Với vị trí thuận lợi trên tuyến đường biển quốc tế, Cái Mép
đã trở thành một trong những cụm cảng hàng đầu khu vực Đông Nam Á
Cơ sở hạ tầng: Cảng Cái Mép đã được đầu tư xây dựng với một cơ sở hạ tầng hiện
đại, bao gồm các bến cảng, kho bãi, đường băng, khuôn viên bãi đỗ xe, cơ sở vật chất
và hệ thống vận chuyển hàng hóa đa dạng và linh hoạt
Đầu tư nước ngoài: Cảng Cái Mép đã thu hút được sự quan tâm và đầu tư của nhiều
tập đoàn lớn trên thế giới như APM Terminals, SSA Marine, CMA CGM, Cosco, OOCL, MSC Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và tầm quan trọng của cảng Cái Mép đối với kinh tế quốc gia và khu vực
Nhu cầu thị trường: Cảng Cái Mép đáp ứng được nhu cầu thị trường về vận chuyển
hàng hóa của nhiều quốc gia trên thế giới Các loại hàng hóa được xử lý tại cảng Cái
Trang 16Tài nguyên con người: Cảng Cái Mép được đánh giá là có tài nguyên con người đầy
đủ, với lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực cảng
Tổng hợp lại, điều kiện kinh tế xã hội của cảng Cái Mép đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tạo ra việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống người dân trong khu vực
1.2 Giới thiệu về cảng Tân cảng Cái Mép
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (gọi tắt là TCIT) là liên doanh giữa Tổng công
ty Tân Cảng Sài Gòn với 03 đối tác nước ngoài bao gồm hãng tàu MOL của Nhật Bản, hãng tàu Wan Hai của Đài Loan và hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc (hiện nay là Công ty Hanjin Transportation) được Chính phủ Việt Nam cấp giấy chứng nhận vào tháng 9/2009 với tổng vốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ (tương đương với 2000 tỷ đồng)
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2011, TCIT nỗ lực mang đến cho khách hàng những dịch vụ cảng container đạt tiêu chuẩn quốc tế Với vị thế cảng nước sâu nằm gần ngã ba sông Thị Vải-Cái Mép, cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải lý, TCIT là điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam là Châu
Mỹ, Châu Âu và Châu Á… Luồng chạy tàu có độ sâu âm 14 mét; độ sâu khu vực bến cảng âm 16,8 mét; vũng quay tàu rộng 500 mét, thích hợp cho việc phục vụ các siêu tàu trọng tải lên đến 160.000 DWT (tương đương với 14.000 TEU).
Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cảng được đầu tư hiện đại với 03 cầu tàu dài 890 mét, 03 bến sà lan dài 270 mét, bãi container rộng 55 ha với sức chứa gần 51.500 teu; 10 cẩu bờ STS, 22 cẩu bãi e-RTG, 03 cẩu chuyên dụng cho sà lan, 76 xe đầu kéo,
05 xe nâng hàng và 05 xe nâng rỗng cùng với công nghệ tiên tiến – TOPS (Terminal Operations Package - System) được cung cấp bởi Realtime Business Solutions - RBS/Úc.
Với sự hỗ trợ từ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, nhà khai thác cảng lớn nhất Việt Nam và với 03 đối tác nước ngoài bao gồm hãng tàu MOL của Nhật Bản, hãng tàu Wan Hai của Đài Loan và hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc (hiện nay là Công ty Hanjin Transportation), TCIT đang trên đà phát triển nhanh chóng và đã trở thành nhà khai thác cảng container đẳng cấp thế giới Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy và cạnh tranh nhất cho khách hàng, đồng thời tập trung vào việc đảm bảo an toàn
và phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.[7]
* Thông tin chung của cảng Cái Mép:
Cảng Cái Mép được quản lý bởi Công ty cổ phần Cảng Cái Mép (CMIT) thuộc thị
Trang 17con số mà Cảng Cái Mép đạt được Cảng Cái Mép có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải đến 75.000 DWT, công suất 1,6-2 triệu tấn/năm [8]
1.3 Giới thiệu về mô hình GIZ
Sử dụng mô hình tính toán GIZ để tính toán phát thải khí thải của các tàu, phương tiện bốc dỡ hàng hóa, xe tải trong cảng: Trong khuôn khổ Dự án "Phát triển bền vững cảng biển tại khu vực ASEAN" Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (viết tắt là GIZ) đã phát triển mô hình tính toán khí thải tại cảng biển nhằm dự báo và kiểm soát lượng khí thải tại các cảng chính ở các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á nhằm hướng đến phát triển bền vững cảng biển Mô hình tính toán khí thải từ cảng biển (GIZ) dựa trên cơ sở tính toán từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA - 2009) và tổ chức liên quan đến khí hậu khu vực cảng trên thế giới (World Ports Climate Initiative - WPCI) Phương pháp này được đánh giá
là phù hợp nhất với điều kiện số liệu hiện nay tại cảng và phương pháp này có độ tin cậy tốt hơn phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO [9] Công thức tính tải lượng khí thải như sau:
E = P * LF *A * EF (2.1) Trong đó:
E là tải lượng khí thải (g);
P là công suất lớn nhất của phương tiện khảo sát (kW);
EF là hệ số phát thải (g/kWh): là lượng khí thải mà 1 phương tiện phát thải khi chạy trên 1km đường Hệ số phát thải phụ thuộc vào năm sản xuất loại phương tiện, vận tốc và nhiên liệu sử dụng Hệ số phát thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán phát thải của các chất ô nhiễm không khí Trong nhiệm vụ này, hệ số phát thải của các chất khí ô nhiễm Bụi, NOx, SO2, CO và NMVOC được lấy từ báo cáo hệ số phát thải Tier 1 của Châu Âu - EMEP/EEA Air pollutant Emission Inventory Guidebook –
Trang 18N: số thiết bị;
EF: Hệ số phát thải (g/kWh);
A: Thời gian hoạt động (giờ)
1.4 Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình Giz trong nước
Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hương và cộng sự năm 2013, mục tiêu của nghiên cứu này là tính toán phát thải các chất ô nhiễm không khí từ: Tàu biển lớn (Oceangoing vessels-OGVs); Tàu nhỏ, tàu lai dắt hoặc đầu kéo, vv (Harbor Crafts -HC); Các phương tiện bốc dỡ hàng hóa trên Cảng (Cargo handling equipment -CHE); Phương tiện giao thông tại khu vực cảng Sài Gòn Sau khi có được kết quả tính toán phát thải thì sẽ sử dụng để mô phỏng sự phát tán các chất ô nhiễm từ cảng từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí Kết quả nghiên cứu cho thấy phát thải của các chất ô nhiễm không khí từ OGVs là chính (tàu Container phát thải là chính) và chủ yếu là do quá trình neo đậu tại cảng với thời gian quá dài Trong khi phát thải các chất ô nhiễm không khí
từ các phương tiện phục vụ bốc dỡ hàng hóa cao bởi vì thời hạn sử dụng quá lâu trên 10 năm và có công suất lớn Kết quả mô phỏng chất lượng không khí chỉ ra rằng nồng độ các chất ô nhiễm không khí thấp hơn quy chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ sử dụng phát thải từ cảng Sài Gòn để mô phỏng chất lượng không khí Riêng phát thải từ cảng Sài Gòn chưa gây ô nhiễm không khí khu vực xung quanh nhưng nếu kết hợp với các nguồn phát thải khác thì gây nên ô nhiễm không khí cho khu vực xung quanh [11]
1.5 Tổng kết chương 1
Những nội dung chính của chương 1: giới thiệu về cảng Cái Mép, giới thiệu về mô hình Giz và một số nguyên cứu về mô hình
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Phương pháp nguyên cứu của đề tài này gồm những phương pháp như Hình 4 :
Hình 4: Khung phương pháp nghiên cứu
2.2 Thu thập dữ liệu, thông tin về các phương tiện hoạt động tại cảng biển
2.2.1 Đối với tàu biển ( OGV)
Các dữ liệu hoạt động của cảng được sử dụng trong các tính toán bao gồm tên của OGV, ngày đến, ngày khởi hành, danh mục hàng hóa (tàu chở hàng xá, tàu chở hàng đóng kiện, tàu chở hàng lỏng), GRT (trọng lượng), DWT (tải trọng), nhiên liệu chạy máy, v.v Một số dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn như thời gian và tốc
độ của RSZ (khu vực giảm vận tốc), thời gian và tốc độ của chế độ Maneuver (tàu vào cảng), thời gian và tốc độ, thời gian hotelling (tàu neo tại cảng) v.v Nguồn dữ liệu về tàu biển được thu thập trực tiếp tại văn phòng cảng Cái Mép cho số liệu năm 2022 Tùy theo các loại hàng hóa chuyên chở mà tàu biển lớn được chia thành các loại như Hình 5
và thông tin của một số tàu cập bến của cảng Cái Mép được trình bày như Bảng 2
Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin
Phương pháp thống kê phát thải
Thống kê phát thải Các hoạt động trong cảng
Trang 20Loại tàu Hình ảnh mô tả
Trang 21Bảng 2: Thông tin thu thập cho một số OGVs tại cảng
Thông tin tàu Nhiên liệu Vận hành
Tên tàu Loại tàu Số
lượng
Động
cơ chính
Động
cơ phụ Mode
Thời gian từng Mode
Vận tốc thực tế từng mode (knots)
Vận tốc thường (knots)
Vận tốc tối đa (knots)
Công suất động cơ chính (kW)
ONE FALCON
Container Ship 1
SSD
RO 2.7%S
RO 2.7%S RSZ 0.67 1.62 11.3 11.8 4614
ONE FALCON
Container Ship 1
SSD
RO 2.7%S
RO 2.7%S Maneuver 0.56 0.539 11.3 11.8 4614
ONE FALCON
Container ship 1
SSD
RO 2.7%S
RO 2.7%S Hotel 32 0 11.3 11.8 4614
CAPE FELTON
General_Cargo 1
SSD
RO 2.7%S
RO 2.7%S RSZ 0.67 1.62 13.6 17.9 2155
CAPE FELTON
General_Cargo 1
SSD
RO 2.7%S
RO 2.7%S Maneuver 0.56 0.539 13.6 17.9 2155
CAPE FELTON
General_Cargo 1
SSD
RO 2.7%S
RO 2.7%S Hotel 2 0 13.6 17.9 2155
2.2.2 Đối với phương tiện lai dắt (Harbor craft)
Thu thập dữ liệu gồm loại tàu lai dắt (harbor craft) (Hình 6), số lượng, năm sản xuất,
công suất động cơ (kW), hệ số tải (%), thời gian hoạt động (h) Nguồn dữ liệu về tàu
lai dắt được thu thập trực tiếp tại văn phòng cảng Cái Mép
Số lượng tàu lai dắt được trình bày ở phần phụ lục
Trang 22
Hình 6: Hình ảnh tàu lai dắt tại cảng Cái Mép
2.2.3 Đối với phương tiện bốc dỡ hàng hóa (CHE)
Thu thập dữ liệu gồm loại phương tiện (cần cẩu di động (crane), xe nâng (forklift) bao gồm số lượng, năm sản xuất, công suất động cơ (kW), hệ số tải (%), thời gian hoạt động (h), hệ số phát thải (g/kWh) Nguồn dữ liệu về phương tiện bốc dỡ hàng hóa (CHE) được thu thập trực tiếp tại văn phòng cảng tân cảng Cái Mép năm 2022
Số lượng phương tiện bốc dở được trình bày ở phần phụ lục
Hình 7: Cần cẩu bờ tại cảng Cái Mép
2.2.4 Đối với các phương tiện giao thông trong cảng (Heavy trucks)
Chủ yếu là xe tải nặng và xe tải nhẹ (Hình 8) Các dữ liệu thu thập bao gồm: số lượng, chiều dài đoạn đường chạy trong cảng (km), thời gian xe chạy trong cảng (h), vận