Chương 2 phanh 2.Cấu tạo phanh đĩa ô tô và nguyên lý hoạt động Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phanh tang trống, phanh đĩa được trang bị trên bánh trước của nhiều dòng ô tô th
Trang 1Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Viện đào tạo Chất lượng cao
BÁO CÁO THỰC TẬP KHUNG-GẦM Ô TÔ
Giáo viên giảng dạy: Vũ Văn Tuyến Sinh viên thực hiện : Trần Tuấn Anh Lớp : CO19CLCB MSSV : 19H1080057
Thành phố Hồ Chí Minh ,6 tháng 7 năm 22
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ LY HỢP TRÊN Ô TÔ 2
1.1 Cấu tạo bộ ly hợp………2
1.2 Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ô tô ………2
1.3 Các bước……….7
CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ………… 10
2.1 phanh đĩa 2.1.1Cấu tạo phanh đĩa……… ………11
2.1.2 Nguyên lí ……….….11
2.1.3 Những hư hỏng……… 12
2 2Phanh tang trống………13
2.2.1 cấu tạo ……… 13
2.2.2 nguyên lí ……… 14
2.2.3 những dấu hiệu hư hỏng ……… 14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI………… 15
I Cấu tạo hệ thống lái……… ……… 15
II Phân loại và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái……16
III Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống lái………….17
Trang 3CHƯƠNG 1 LY HỢP
1.1Cấu tạo ly hợp ô tô
Các bộ phận cấu tạo nên bộ ly hợp ô tô
1 Vỏ li hợp
2 Nắp li hợp
3 Mâm ép bộ ly hợp
4 Bi tì
5 Bánh đà
6 Nạng nhả
7 Xi lanh cắt8 Xi lanh chính
9 Bàn đạp ly hợp
Trang 4Bánh đà
Bánh đà là bộ phận tạo ra mômen quán tính khối lượng giúp động cơ hoạt động Đây được coi là nguồn để các bộ phận khác có thể liên kết lại với nhau
Bạc đạn ở tâm của bánh đà giống như một ổ lót dẫn hướng có vai trò giữ cho đầu ngoài cùng của trục sơ cấp hộp số Và nó luôn cần phải được bôi trơn để hoạt động
Trang 5Đĩa ly hợp ( lá côn)
Đĩa ly hợp được lắp ráp với nguồn, sao cho tiếp xúc một cách đồng đều với bề mặt ma sát của đĩa ép ly hợp và bánh đà
Đĩa ly hợp hình tròn, mỏng được làm từ thép với một moay ơ đặt ở giữa, bề mặt ngoài
của đĩa ly hợp được ép vật liệu ma sát bằng đinh tán
Vật liệu ma sát được tán vào những phần gợn sóng ở phần ngoài của đĩa ly hợp Chúng như đệm đàn hồi, giúp giảm va chạm khi đĩa ly hợp bị ép mạnh vào bánh đà
Đĩa ly hợp có thể dịch chuyển dọc theo trục, nhưng khi đĩa quay thì trục cũng phải quay theo
Vòng bi cắt
Vòng bi cắt ly hợp là một chi tiết khá quan trọng trong cấu tạo… có vai trò đóng và cắt ly hợp
Vòng bi cắt ly hợp hấp thụ chênh lệch tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp (bộ phận không quay) và lò xo đĩa (bộ phận quay Sau đó truyền chuyển động của càng cắt vào
lò xo đĩa
Vòng bi cắt ly hợp tự định tâm dùng để tránh tiếng ồn do ma sát giữa lò xo đĩa và vòng
bi cắt ly hợp
Vòng bi cắt ly hợp tự định tâm sẽ tự động điều chỉnh giữ cho đường tâm của vòng bi cắt ly hợp (trục khuỷu) thẳng với đường tâm của trục sơ cấp hộp số
Trang 61.2Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ô tô và hư hỏng
Để đóng ly hợp, người lái nhả chân khỏi bàn đạp ly hợp hay còn gọi là chân côn
Lúc này bánh đà quay, đĩa ma sát bị lò xo đẩy áp chặt lên bánh đà thông qua đĩa
ép Nhờ có lực ma sát, mômen được truyền từ trục khuỷu- bánh đà qua đĩa ma sát và then hoa đến trục sơ cấp của hộp số, các chi tiết trên tạo thành một khối cùng quay theo bánh đà
Khi ngắt hay cắt ly hợp –tức là lúc không truyền momen thì sẽ đạp pê-đan hay gọi là đạp côn để thông qua đòn bẩy và khớp nối, trượt chuyển động sang trái ép
1.3CÁC BƯỚC THÁO LY HỢP
1 Chuẩn bị:
– Trước tiên bạn cần có các dụng cụ như: con đội chết, con đội thủy lực, bộ cờ-lê, bộ tuýp, kìm, vít dẹp
– Bạn cần nâng gầm xe cao lên và kê bên dưới với con đội chết
Trang 7– Tháo đường ống xả (tùy thuộc xe), tháo trục các đăng (xe dẫn động cầu sau), tháo láp ngang (xe dẫn động cầu trước), tháo và hạ hộp số xuống
2 Tháo bộ ly hợp:
– Ngay khi bạn tháo và hạ hộp số xuống bạn sẽ nhìn thấy bộ ly hợp với phần ngoài là mâm ép hay đĩa ép
Mâm ép này thường được cố định trên bánh đà bằng các bu-lông thường 10-12-13-14
mm và phân bố đều trên chu vi mâm ép
– Để tháo các bu-lông này bạn có thể sử dụng cần tuýp tự động để nới lỏng và sau đó dùng súng để tháo cho nhanh
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên tháo tất cả các bu-lông cùng lúc vì mâm ép cũng có thể rơi xuống bất cứ lúc nào
– Bạn nên tháo lần lượt từng bu-lông theo thứ tự đối diện nhau
Trang 8Cho đến khi còn lại một bu-lông Một tay bạn vặn bu-lông này, còn một tay giữ bộ ly hợp
Ngay khi bu-lông được tháo ra, hãy dùng 2 tay để kéo bộ ly hợp xuống Chú ý tránh để rơi đĩa ma sát
3 Kiểm tra độ mòn ly hợp:
– Kiểm tra độ mòn đĩa ma sát và mâm ép
– Nếu bạn thấy các đinh tán trên đĩa ma sát có hiện tượng bị lỗ rõ trên bề mặt đĩa thì có thể đĩa ma sát đã quá mòn, lớp bố trên mặt đĩa đã mòn hết Khi đó nó sẽ gây hư hỏng cho bánh đà.Hoặc bạn cũng có thể dùng thước đo độ mòn nếu các đinh tán chưa lộ rõ Tham khảo cẩm nang sửa chữa để biết các thông số chuẩn của đĩa ma sát
4 Kiểm tra bánh đà:
– Bề mặt ma sát trên bánh đà không được quá mòn, nứt hay chai vì nó là nơi tiếp xúc với bề mặt đĩa ma sát
Trang 9Trường hợp bánh đà quá mòn hay bị nứt thì bạn sẽ cần thay thế nó.
5 Thay thế bạc đạn đỡ đầu trục sơ cấp:
– Trục sơ cấp thường được đỡ bằng một ổ bi nhỏ lắp trên trung tâm bánh đà
Nếu nó bị kẹt không quay thì trục sơ cấp sẽ không quay được, hư hỏng trong hộp số sẽ xảy ra Vì thế bạc đạn này nên được thay thế trong quá trình bảo dưỡng bộ ly hợp
6 So sánh bộ ly hợp mới với cũ:
– Bạn nên mua đúng bộ ly hợp của xe để tránh mua phải bộ ly hợp có kích thước khác cái cũ
Trước khi lắp bạn nên đưa thử đĩa ma sát lên trục sơ cấp xem nó có dễ vào không Để tránh việc khó lắp hộp số
Trang 107 Lắp bộ ly hợp mới:
– Sau khi lắp bộ ly hợp mới lên bạn cần nâng hộp số và lắp lại vị trí cũ Sau đó lái xe
để kiểm tra ly hợp
Chương 2 phanh
2.Cấu tạo phanh đĩa ô tô và nguyên lý hoạt động
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phanh tang trống, phanh đĩa được trang bị trên bánh trước của nhiều dòng ô tô thương mại
2.1.1Cấu tạo phanh đĩa ô tô
Cấu tạo phanh đĩa ô tô gồm 4 bộ phận chính: đĩa phanh, ngàm phanh, má phanh và dầu Tổ hợp phanh này được thiết kế hở, các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau, trợ giúp
ô tô dừng đỗ xe hoặc giảm tốc độ hiệu quả
Đĩa phanh (Roto)
Trang 112.1.2Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa ô tô
Khi lái xe đạp chân phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe sẽ tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh tạo ma sát khiến bánh xe giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn
Trong quá trình sử dụng phanh đĩa ô tô, lái xe nên tuân thủ 3 bước: phanh theo nhịp, rà phanh, giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp để dừng xe an toàn Kỹ thuật dùng phanh đĩa này áp dụng được với những đoạn đường khó, tải nặng hay bạn đang đi tốc độ cao
2.1.3Những hư hỏng thường gặp đối với phanh đĩa và cách khắc phục
Trang 12- Má phanh trượt
c) Má phanh bị nhao về một phía
- Cơ cấu điều chỉnh hoạt đông jsai
- Tắc lỗ dầu xy lanh chính
- Kiểm tra các xy lanh chính
- Điều chỉnh cần đẩy xy-lanh chính
e) Phanh không làm việc hoặc phanh nặng
- Van điều khiển hoạt động không đúng
- Sai lệch van không khí, van chân không
- Van không khí, chân không bị vênh
- Van điều khiển gặp trục trặc
- Dầu phanh mất áp suất do hư cuppen
Trang 13Về cơ bản, cấu tạo phanh tang trống bao gồm các bộ phận như xi lanh bánh xe, piston, cuppen, má phanh và lò xo hồi vị và một số bộ phận có nhiệm vụ truyền lực khác Mỗi
bộ phận đảm nhận một chức năng khác nhau, cụ thể như sau:
- Xi lanh bánh xe (xi lanh phụ): Đóng vai trò làm buồng chứa piston, cuppen, dầu
- Piston: Là bộ phận được nối với guốc phanh Khi có áp suất dầu, bộ phận này sẽ đẩy
ra làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng
- Cuppen: Giữ vai trò làm kín xi lanh, không cho khí lọt vào và rò rỉ dầu
- Má phanh: Là bộ phận ma sát trực tiếp với trống phanh
- Lò xo hồi vị: Khi áp suất dầu giảm, lò xo hồi vị sẽ ép piston trở về vị trí ban đầu
2.2.2Nguyên lý hoạt động phanh tang trống
Hệ thống phanh tang trống ô tô hoạt động bằng cách tác động lực lên phanh làm cho các bánh xe ngừng quay Cụ thể, khi người lái đạp phanh, cơ cấu phanh tạo ra một lực Lực này sẽ làm cho các bánh xe dừng quay đồng thời kìm hãm quán tính của xe khiến
xe dừng lại
Bằng cách sử dụng áp suất thuỷ lực truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh, guốc phanh sẽ được ép vào trống, trống phanh này lại quay cùng với lốp khiến bánh xe dừng lại Khi không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống phanh và trở về vị trí ban đầu
Trang 14- Phanh không ăn: Đây là hiện tượng khi người lái đạp/bóp phanh rất mạnh nhưng thấy
xe giảm tốc độ rất chậm hoặc không hề giảm Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn Ngoài ra, má phanh bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này Phanh bị kêu: Hầu hết những tiếng kêu xuất phát từ phanh tang trống đều cần được kiểm tra và khắc phục ngay Một số nguyên nhân làm phanh kêu như: má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào
bị mòn, bề mặt làm việc của tang phanh (nòng may-ơ) bị xước -Nặng phanh: Hiện tượng này gặp chủ yếu ở phanh tang trống bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu
-Bó phanh: Đây là hiện tượng sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi bề mặt tang phanh Nguyên nhân có thể do trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, lò
xo hồi vị phanh yếu, bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về Ngoài ra, sau khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng Lưu ý sử dụng và sửa chữa - Vệ sinh định kỳ và sau khi
sử dụng xe trong các điều kiện đường sá nhiều bùn đất, cát bụi - Thường xuyên và định kỳ tra dầu mỡ tại các vị trí khớp nối dẫn động và dây phanh để đảm bảo phanh luôn hoạt động trơn tru - Cẩn trọng khi dán phíp do chất lượng dán phụ thuộc nhiều vào chất lượng của phíp, keo dán, lực ép khi dán và mức độ lành nghề của người dán -Thay thế, sửa chữa tại những trung tâm xe máy uy tín, có lượng khách đông và có chế
độ bảo hành phù hợp
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI
3.1 Cấu tạo hệ thống lái
#
Cấấu tạo hệ thốấng lái trên ô tô
Trang 15Cùng với sự ra đời của các mẫu mã ô tô khác nhau thì hệ thống lái cơ khí cũng
vô cùng phong phú, đa dạng Điều này không chỉ thể hiện về kết cấu mà còn ở nguyên lý hoạt động Tuy nhiên, về cơ bản thì hầu hết các hệ thống đều bao
gồm 4 bộ phận chính là Vành lái, cơ cấu lái (hộp số lái), trục lái, dẫn động lái.
3.2.Phân loại và nguyên lý hoạt động của các hệ thống lái ôtô
Dựa trên việc phân loại các hệ thống trên ô tô với chức năng đổi hướng này thì chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về nguyên lý hoạt động Cụ thể như sau:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái tại cơ cấu bánh răng – thanh răng:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống này chính là việc chuyển đổi chuyền động của vành tay lái thành chuyển động thẳng Điều này với mục đích chỉnh hướng của xe, giảm tốc
và tăng thêm lực để bánh xe có thể chuyển hướng một cách chính xác và dễ dàng
Đa phần những mẫu xe ô tô mới hiện nay đều phải quay vành tay lái ba đến bốn vòng khi muốn chuyển hướng từ tận cùng bên phải sang tận cùng bên trái hoặc ngược lại Lúc này mối quan hệ của góc bánh xe đổi hướng với góc quay của vành tay lái sẽ được thể hiện bằng tỷ số truyền
Nguyên lý hoạt động tại cơ cấu bánh răng-thanh răng có trợ lực tay lái ô tô
Trang 16tạo xe hơi ở chi tiết này là 1 xi lanh cùng 1 piston ngay ở giữa, thanh răng và piston sẽ được nối trực tiếp với nhau Xung quanh piston sẽ được thiết kế 2 đường dẫn chất lỏng
Với cơ cấu lái bánh răng thanh răng có trợ lực
Piston di chuyển và khiến thanh răng sẽ phải dịch chuyển khi có 1 dòng chất lỏng với
áp suất cao được bơm trực tiếp vào đường ống Vì thế, khi tài xế lái về phía nào đi nữa thì cũng sẽ được hệ thống thủy lực này trợ giúp
Với cơ cấu lái recirculating ball (trục vít – bánh vít)
Cơ cấu này được sử dụng nhiều nhất trong nguyên lý của hệ thống lái ô tô SUV và xe tải Trong đó sự kết nối của các chi tiết thuộc cơ cấu này sẽ khác biệt hơn so với bánh răng – thanh răng Do đó, êcu sẽ trực tiếp quay theo nếu bạn thực hiện quay vòng lái
Điều này khiến êcu dễ dàng ăn sâu vào trong của khối kim loại theo nguyên tắc ren khi chúng ta xoay nó Chính sự chuyển động này khiến các khối kim loại và bánh răng có
sự ăn khớp với nhau Lúc này cánh tay đòn sẽ di chuyển, bánh xe cũng chuyển hướng ngay sau đó
Nguyên lý của hệ thống lái trợ lực thủy lực
Nếu tính đến bộ phận hỗ trợ tốt nhất khi hệ thống lái hoạt động thì chúng ta cần phải nhắc đến bơm thủy lực Cấu tạo bơm trợ lực lái chỉ với các cánh gạt thì bộ phận này đã
có thể giúp hệ thống hoạt động vô cùng hiệu quả
Điều này nhờ có mô men động cơ trong giai đoạn puli – đai giúp bơm thủy lực hoạt động Việc momen sở hữu nhiều cánh sẽ giúp hệ thống lái có trợ lực thủy lực hoạt động hiệu quả hơn trong các rãnh roto
Nếu roto quay, lực ly tâm sẽ tác động lên bộ phận này khiến các cánh gạt này bị bật giá
và vây kín vào ô van Lúc này dầu thủy lực cũng theo đó bị kéo xuống nơi có suất thấp
Trang 173.3.Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống lái
Tay lái nặngKhi có những dấu hiệu của nặng tay lái điều đầu tiên cần phải làm đó là kiểm tra mức dầu trợ lực lái và bơm trợ lực lái Thường thì là do dầu trợ lực lái đang ở mức thấp hoặc bơm trợ lực lái đang gặp vấn đề có thể là mòn cánh bơm, hở ống dẫn dầu tới thước lái hay piston bơm bị xước, lúc này cần đến ngay các garage sửa chữa ô
tô chuyên nghiệp để có được sự tư vấn chính xác nhất
Vành tay lái bị rơ
Độ rơ của vành tay lái phản ánh chính xác độ rơ của hệ thống lái Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các khớp nối gồm khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái trong quá trình sử dụng lâu ngày sẽ bị mòn làm gia tăng độ trễ khi điều khiển xe
Khi độ rơ vành tay lái nhiều, lái xe cần đưa ô tô đến các trung tâm sửa chữa để điều chỉnh lại bạc lái Cần phải bổ sung thêm mỡ bôi trơn vào các khớp lái và thực hiện điều chỉnh lại bạc lái sao cho phù hợp
Tay lái trả chậHiện tượng có thể xuất phát từ việc áp suất và lượng dầu bơm giảm dẫn đến thước lái dịch chuyển chậm mỗi khi đánh lại hoặc có thể từ nhiều nguyên nhân khác như thanh ống dẫn động bị khô dầu, bị mòn lực ma sát để đánh lại
Với trường hợp này, người lái đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra lại xe Lúc này xe có thể được bôi trơn lại hoặc gia công hay thay thế các khớp hỏng
Chảy dầu ở thước lái
Đây là hiện tượng khá phổ biến ở hệ thống lái trợ lực thủy lực Nguyên nhân chính là
do phớt thước lái bị chảy dầu; do chụp bụi lái bị rách làm cho nước, bụi xâm nhập phá hỏng phớt thước lái gây ra hiên tượng trên; đai siết hai đầu thước lái không chặt làm rỗ
ti, phá hỏng phớt
Hãy đến trung tâm sữa chữa, để kiểm tra và khắc phục Có thể thay phớt thước lái, thay chụp bụi mới để đảm bảo hệ thống lái không bị bụi đường và nước xâm nhập
Trang 18Khi đánh hết lái mà nghe thấy tiếng kêu "re re" có thể là do mức dầu trợ lực ở mức quá thấp, hay bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả
Khi đánh lái xe nhẹ mà xuất hiện các tiếng kêu lục khục dưới gầm thì có thể là do bạc lái bị rơ hoặc bị mòn
Khi đánh lái có tiếng kêu rít khó chịu có thể là do đai dẫn động bị trùng đối với các xe
ô tô được trang bị đai dẫn động riêng biệt