1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giao Tiếp Đa Văn Hóađề Tài Văn Hóa Giao Tiếp Phương Đông (Ả Rập.pdf

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Giao Tiếp Phương Đông (Ả Rập)
Tác giả Nhóm 11-3-2
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thành Đạo
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Giao Tiếp Đa Văn Hóa
Thể loại Học Phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 758,78 KB

Nội dung

Khái niệm văn hóa giao tiếp- Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội giao tiếp một cách lịch sự, thái độ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA XÃ HỘI – TRUYỀN THÔNG

Ngành: QTDVDLLH, TCNH, TKĐH

- -HỌC PHẦN: GIAO TIẾP ĐA VĂN HÓA

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG (Ả RẬP)

GVHD: TS Nguyễn Thành Đạo Nhóm: 11-3-2

TP HCM, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái niệm văn hóa giao tiếp 1

II Đôi nét về khái quát về Ả Rập 1

2.1 Vị trí địa lý 1

2.2 Tôn giáo 2

2.3 Trang phục 2

2.4 Ngôn ngữ, chữ viết 4

2.4.1 Ngôn ngữ 4

2.4.2 Chữ viết 4

2.5 Quốc kỳ, quốc huy 5

2.5.1 Quốc kỳ 5

2.5.2 Quốc huy 6

III Lễ hội 7

3.1 Lễ hiến sinh Eid al-Adha 7

3.2 Lễ Ramadan 7

IV Đặc trưng giao tiếp 8

4.1 Thái độ ,cách thức giao tiếp 8

4.2 Nghi thức chào hỏi 8

4.3 Trong đời sống hằng ngày 9

4.4 Trong ăn uống 10

4.5 Quà biếu 10

V Kết luận 11

CỦNG CỐ 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

BẢNG ĐÁNH GIÁ 13

Trang 3

I Khái niệm văn hóa giao tiếp

- Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau ), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

II Đôi nét về khái quát về Ả Rập

2.1 Vị trí địa lý

- Vương quốc Ả rập Xê út nằm trên bán đảo Ả rập thuộc khu vực Trung Đông Phía bắc giáp Iraq, Gioocđani; phía đông giáp Cô-oét, vịnh Pecxich, Cata, các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE); phía nam giáp Ôman, Yêmen; phía tây giáp biển Đỏ (Hồng Hải)

https:// bandothegioikholon.com/10-dat-nuoc-co-gdp-cao-nhat-the-gioi/

23/01/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Ả Rập Xê Út hiện chiếm 0,46% dân số thế giới Ả Rập Xê Út đang đứng thứ 41 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ

Trang 4

Diện tích: 2.150.000 km2 Đất đai nằm trong 琀nh trạng sa mạc hoá, nhưng

có nhiều tài nguyêthiên nhiên như dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, vàng, đồng

Khí hậu: Ả rập Xê út thuộc vùng khí hậu sa mạc, khô Lượng mưa trung bình

hàng năm xấp xỉ 100mm, ở vùng núi 400mm Mưa lớn thường kéo dài và tháng mưa nhiều nhất là tháng 11 và tháng 2 Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè

ở miền Trung là 500C, thấp nhất là 300C; mùa đông khoảng 190C, vào ban đêm có thể xuống dưới 00C Phía Đông và phía Tây: Nhiệt độ cao nhất là 40

độ C, thấp nhất là 320C; Mùa đông nhiệt độ vào khoảng 170C – 300C

https://cafebiz.vn/ tai-sao-cac-nuoc-a-rap-co-vo-so-sa-mac-nhung-van-nhap-khau- cat -

co-phai-vi-sinh-ngoai-khong-2021102114224811.chn

2.2 Tôn giáo

- Ngày nay, người Ả Rập chủ yếu tin theo Hồi giáo - chiếm gần như đa số khu vực Trung Đông , song có một thiểu số đáng kể theo Cơ Đốc giáo Người Hồi giáo Ả Rập chủ yếu thuộc các giáo phái Sunni, Shia, Ibadi, Alawite Người Cơ Đốc giáo Ả Rập thường theo một trong các giáo hội Kitô giáo Đông phương, như Chính thống giáo Hy Lạp và Công giáo Hy Lạp.chiếm gần như đa số khu vực Trung Đông

- Sinh hoạt thường nhật bị chi phối bởi việc hành lễ Hồi giáo Các cơ sở kinh doanh đóng cửa ba hoặc bốn lần mỗi ngày trong giờ làm việc để người lao động và khách hàng cầu nguyện Cuối tuần là thứ 6 và thứ 7 do thứ 6 là ngày thánh của người Hồi giáo Đặc trưng văn hoá Ả Rập Xê Út, chỉ hai ngày lễ tôn giáo được công nhận công khai là Eid al-Fitr và Eid al-Adha (Eid al-Fitr là ngày lễ “lớn nhất”, có thời hạn ba ngày với các bữa tiệc hay tặng quà

2

Trang 5

2.3 Trang phục

- Trang phục của người Ả Rập Xê Út tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hijab (nguyên tắc Hồi giáo về khiêm tốn, đặc biệt trong trang phục)

- Quần áo phần lớn rộng và rủ tự nhiên song che phủ toàn thân, phù hợp với khí hậu hoang mạc của Ả Rập Xê Út

- Trong văn hoá Ả Rập Xê Út, theo truyền thống nam giới thường mặc một áo

choàng dài đến mắt cá chân dệt từ vải len hoặc bông (gọi là thawb), cùng

một keffiyeh (khăn kẻ ô vuông làm bằng bông được giữ bằng một đai agal) hoặc một ghutra (một khăn trắng tuyền bằng vải bông mịn, cũng giữ bằng một agal) trùm lên đầu

Trang phục nam tại Ả Rập Xê Út

https://sacotravel.com/di-dau-an-gi/tim-hieu-net-van-hoa-a-rap-xe-ut-khac-nghiet-va-huyen-bi-saco-travel.html

- Trong những ngày lạnh giá hiếm thấy, nam giới Ả Rập Xê Út mặc một áo

choàng bằng lông lạc đà (bisht) Tại nơi công cộng, nữ giới được yêu cầu mặc abaya màu đen hoặc trang phục màu đen khác bao phủ mọi phần trên cơ thể bên dưới cổ ngoại trừ bàn chân và bàn tay, song hầu hết nữ giới che đầu để thể hiện tôn kính tôn giáo của mình Yêu cầu này cũng áp dụng cho nữ giới phi Hồi giáo,

và nếu không tuân thủ có thể khiến cảnh sát hành động, đặc biệt là tại các khu vực bảo thủ hơn trong nước, tạo một nét văn hóa đặc trưng qua nhiều năm

Trang 6

Trang phục nữ tại Ả Rập Xê Út

https://vnexpress.net/arab-saudi-noi-phu-nu-phai-xin-phep-chong-de-duoc-di-du-lich-3438307.html

- Trang phục của nữ giới Sự tuân thủ trang phục truyền thống khác nhau giữa các

xã hội Ả Rập Saudi Ả Rập thì truyền thống hơn, còn Ai Cập thì ít hơn Trang phục

Ả Rập truyền thống có đặc trưng che phủ toàn bộ chiều dài cơ thể (abaya, jilbāb, hoặc chador) và khăn trùm đầu (hijab) Phụ nữ được yêu cầu phải mặc abayas ở Saudi Arabia Ở hầu hết các quốc gia, như Kuwait, Libăng, Libya, Jordan, Syria và

Ai Cập, khăn trùm đầu không phổ biến lắm

- Người phụ nữ không để lộ bất cứ phần da nào của cơ thể trừ bàn tay, bàn chân và mặt Nguyên nhân của sự hà khắc này xuất phát từ quan điểm tôn giáo bảo thủ

2.4 Ngôn ngữ, chữ viết

2.4.1 Ngôn ngữ

- Tiếng Ả-rập là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất và được vay mượn từ vựng từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Do Thái, Hy Lạp, Ba Tư… Đây là ngôn ngữ phong phú, đặc biệt có số lượng lớn từ đồng nghĩa Đại bộ phận người Trung Đông đều sử dụng tiếng Ả-Rập

- Trong thời kỳ hội nhập, với tiềm năng kinh tế phát triển mạnh mẽ, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được nói nhiều thứ hai tại khu vực này Có thể kể qua một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái, Farsi…

2.4.2 Chữ viết

Bảng chữ cái Ả Rập (tiếng Ả Rập: ةيبرع ةيدجبأ ’abjadiyyah ‘arabiyyah) là hệ thống

chữ viết được sử dụng cho chữ viết của nhiều ngôn ngữ ở châu Á và châu Phi, như Ả Rập và Urdu Sau Bảng chữ cái Latinh, nó là bảng chữ cái được sử dụng

4

Trang 7

rộng rãi thứ hai trên toàn thế giới Bảng chữ cái được sử dụng đầu tiên trong các văn

bản ở Ả Rập, đáng chú ý là Qur an ʼ , kinh thánh của đạo Hồi Với sự truyền bá đạo

Hồi, nó đã được sử dụng cho nhiều ngôn ngữ của các họ ngôn ngữ.- Người Ả–rập

và người Do thái đều viết từ phải sang trái Màu xanh lá cây được sử dụng trong đạo Hồi Bảng chữ cái tiếng Ả-Rập ngôn ngữ phổ biến tại Trung Đông

https ://i.ytimg.com/ vi/tLmi7TsnlMA/maxresdefault.jpg

2.5 Quốc kỳ, quốc huy

2.5.1 Quốc kỳ

- Có nền xanh lá cây, trên quốc kỳ có viết một câu danh ngôn Đạo Hồi: ،لಋا لاإ هلإ لا

لಋا لوسر دمحم - Lā ilāha illāl–lāh, Muhammadun rasūl allāh ʾ ʾ ("Không có thần nào ngoài Allah và Mohammed là sứ giả của Allah") phản ánh Ả Rập Xê Út là

nơi xuất phát và phát triển mạnh mẽ của Đạo Hồi, tin tưởng thánh Allah là vị thần chân thật duy nhất và mỗi ngày đều hướng đến Mecca Câu danh ngôn cũng

là tiêu ngữ chính thức của Ả Rập Xê Út Phía dưới câu danh ngôn trên là hình ảnh một cây dao bằng ngọc màu trắng, tượng trưng cho thánh chiến và tự vệ Màu xanh của lá cờ tượng trưng cho đạo Hồi và thanh kiếm tượng trưng cho sự nghiêm khắc trong việc áp dụng công lý

Trang 8

www.istockphoto.com/vi/vec-to/qu%E1%BB%91c-k%E1%BB%B3-%E1%BA

%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-gm657673056-119883465

2.5.2 Quốc huy

Quốc huy Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: ةيدوعسلا راعش) được phê chuẩn vào năm 1950 Theo Luật Cơ bản Ả Rập Xê Út, nó gồm có hai thanh kiếm để chéo nhau cùng một cây chà là ở khoảng không phía trên và giữa hai lưỡi kiếm

Hai thanh kiếm tượng trưng cho Vương quốc Hejaz và Vương quốc Najd và các lãnh địa phụ thuộc, chúng thống nhất dưới quyền Ibn Saud vào năm 1926 Cây chà

là tượng trưng cho tài sản của Vương quốc, được định nghĩa là nhân dân, di sản, lịch sử, tài nguyên tự nhiên và phi tự nhiên Cây chà là được hai thanh gươm bảo

vệ, tượng trưng cho sức mạnh dùng trong phòng thủ quốc gia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB

%91c_huy_%E1%BA%A2_R%E1%BA%ADp_X%C3%AA_%C3%9At

6

Trang 9

III Lễ hội

3.1 Lễ hiến sinh Eid al-Adha

- Diễn ra vào 10-12/12 theo lịch Hồi giáo là một dịp lễ kéo dài 3 ngày được người Hồi giáo trên toàn thế giới tổ chức nhằm tôn vinh việc Ibrāhīm (Abraham)ʾ đã sẵn lòng vâng lời Thượng đế mà hiến tế con trai Ismā'īl (Ishmael), trước khi Thượng đế can thiệp để cấp cho ông ta một con cừu làm vật hiến tế thay thế

- Vào dịp này, người Hồi giáo thường tập trung tại các thánh đường hoặc nơi công cộng để cầu nguyện và thực hiện nghi lễ hiến sinh các loài vật như: dê, bò chủ yếu

là cừu Thịt được chia 3 phần cho gia đình, bạn bè và những người nghèo khó

https://

btgcp.gov.vn/doi-song-van-hoa-tin-nguong-ton-giao/le-eid-al-adha-cua-nguoi-hoi-giao-postzXnW4j7Rgb.html

3.2 Lễ Ramadan

- Lễ Ramadan thường diễn ra vào cuối mùa hè Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục) , nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ

nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ[4] Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn

Trang 10

https:// congthuong.vn/ramadan-thanh-le-dac-sac-cua-nguoi-hoi-giao-32758.html

IV Đặc trưng giao tiếp

4.1 Thái độ ,cách thức giao tiếp

Người Ả Rập quen gặp mặt trực tiếp, đứng hoặc ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện Chúng thích đứng gần nhau, đôi khi cách nhau nửa mét và chúng coi đây là dấu hiệu của sự thân thiện và tin tưởng Nếu chúng ta có ý định đứng sang một bên hoặc tự nhiên lùi lại một bước, họ sẽ coi anh ta là một người đối thoại lạnh lùng và xa cách

- Đối với người Mỹ và các nước Châu Âu, nếu bạn không nhìn thẳng vào mặt người đối thoại chứng tỏ bạn không trung thực nên bạn phải tránh ánh mắt của mọi người Nhưng với người Ả Rập, cho dù

ta đứng về phía họ, nhưng họ không vừa mắt ta, thì ta có muốn đàm phán hay thuyết phục họ cũng rất khó đạt được thỏa thuận với họ Người Ả Rập rất coi trọng lễ nghi và xem thường mọi biểu hiện ra bên ngoài

- Trong quan hệ với người Ả Rập, cần phải rất kiên nhẫn và xác định là phải gây dựng mối quan hệ một cách bài bản, từng bước một Người Ả Rập có câu ngạn ngữ: “Người Ả Rập phát minh ra thời gian, còn người Châu Âu làm ra cái đồng hồ”

8

Trang 11

4.2 Nghi thức chào hỏi

- Ở Trung Đông, người ta thường làm cử chỉ salaam, bàn tay phải đưa lên phía trên,

trước tiên chạm vào ngực, rồi chạm vào trán, cuối cùng đưa lên cao và hướng ra, đồng thời đầu gật nhẹ

- Lời nói đi kèm khi chào: Salaam alaikum = Chúc bạn bình an

https://www.freepik.com/premium-vector/cute-muslim-kids-salam-giving-salam_49239111.htm

4.3 Trong đời sống hằng ngày

• Cách gọi tên

- Cần hết sức lưu ý trong cách gọi tên của người Ả Rập

- Ở Ả Rập nói riêng và các nước Trung Đông nói chung, tên người không được viết bằng tiếng Latin như tiếng Anh mà được viết bằng tiếng Ả Rập nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác

• Bắt tay

- Nam nữ không được phép nắm tay, trừ khi hai người là vợ chồng hoặc có quan hệ huyết thống Dù người nước ngoài tới làm việc và sinh sống ở nơi này cũng không đươc vi phạm những điều trên

- Khi bắt tay thường nắm nhẹ nhàng, không siết chặt Nam giới thì được bắt tay với nhau, còn nếu là phụ nữ nên đợi cho đến khi người đàn ông đối diện đưa tay ra Phụ

nữ có thể chỉ đơn giản đặt một tay lên trái tim để thể hiện sự chân thành chào đón

Trang 12

- Không nên đề cập đến vấn đề chính trị, mối quan hệ giữa các nước trong khu vực

và chính sách dầu lửa quốc tế Các nhà doanh nghiệp Trung Đông thường tiến hành các cuộc đàm phán trong các nhà hàng Khách sẽ được mời trong ít nhất hai cốc mỗi loại nước giải khát

4.4 Trong ăn uống

- Khi ghé thăm một nước Ả rập, bạn hãy cẩn thận trước khi quyết định dùng tay nào

để ăn Họ kiêng dùng tay trái vì tay trái được dùng để thao tác trong nhà vệ sinh nên

bị coi là không sạch sẽ

- Trong văn hóa ả rập xê út Luật chế độ ăn uống Hồi giáo được thi hành, theo đó thịt lợn là bất hợp pháp và các loại động vật khác phải được giết mổ phù hợp với Halal- thực phẩm được chuẩn bị theo những quy tắc của người Hồi giáo

- Ở Ả Rập Saudi, việc bỏ thức ăn vào túi sau bên phải của quần là điều không tôn trọng và bị cấm theo luật Trong nhiều văn hóa Ả Rập, việc dùng tay để chỉ điểm thực phẩm hoặc người khác được xem là không tôn trọng Khi bạn du lịch và thử món ăn địa phương, hãy tìm hiểu về tập tục ẩm thực của nơi đó và tuân theo chúng

- Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là một điều cấm kị, nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon Việc để lại chút thức ăn thừa trên đĩa cũng được xem là lịch sự

https://vi.alongwalker.co/

halal-food-la-gi-tim-hieu-halal-food-cua-dao-hoi-co-gi-dac-biet-s146539.html#google_vignette

4.5 Quà biếu

Việc sở hữu hoặc buôn bán rượu bị cấm tại Ả rập Xê út Ở Trung Đông, tặng rượu

là một sự xúc phạm nặng nề Để thiết lập mối giao hảo, nên biếu họ những sản phẩm của nước mình như nhưng loại sách đề cao trí tuệ, các tác phẩm nghệ thuật hoặc âm nhạc

10

Trang 13

 Một số điểm cần lưu ý

- Người Trung Đông và Ả Rập thì thường hay nói chuyện lớn tiếng tại nơi công cộng

- Không bắt chéo chân và chĩa đế giày về phía một ai đó

- Không nên đề cập tới vấn đề chính trị, mối quan hệ giữa các nước trong khu vực

và chính sách dầu lửa quốc tế khi đang tán gẫu

V Kết luận

- Xã hội Trung Đông nhìn chung vừa mang đậm nét sang trọng lịch sự lại vừa truyền thống hơn so với xã hội phương Tây

- Văn hóa giao tiếp của người Trung Đông với những lễ hội truyền thống góp phần đem lại những giá trị tích cực và tạo nên nét đẹp văn hóa của vương quốc này

- Cách giao tiếp văn hóa người dân Trung Đông thể hiện sự dễ gần, hiếu khách, chân thành, hòa đồng

- Đồng thời Ả Rập Xê Út là một quốc gia theo đạo Hồi, rất coi trọng lễ nghĩa vì vậy hiện nay vẫn còn tồn tại những quy định khá khắt khe đối với người dân nơi đây

CỦNG CỐ

Câu 1: Diện tích của vương quốc Ả Rập là bao nhiêu?

A 2 triệu km²

B 2,15 triệu km²

C 3,15 triệu km²

D 2,19 triệu km²

 Đáp án: B

Câu 2: Người Ả Rập chủ yếu tin theo tôn giáo nào?

A Phật Giáo

Trang 14

D Hồi Giáo

 Đáp án: D

Câu 3: Màu nào sau đây là màu tượng trưng cho đạo Hồi?

A Màu vàng

B Màu xanh lá

C Màu cam

D Màu đỏ

 Đáp án: B

Câu 4: Ả Rập thuờng có mưa nhiều nhất vào những tháng nào?

A Tháng 2 và tháng 11

B Tháng 2 và tháng 10

C Tháng 5 và tháng 6

D Tháng 5 và tháng 7

 Đáp án: A

Câu 5: Khi tặng quà, món đồ nào là cấm kị đối với người Trung Đông, Ả Rập?

A Giày, dép

B Nón

C Trang sức

D Rượu

 Đáp án: D

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://congthuong.vn/ramadan-thanh-le-dac-sac-cua-nguoi-hoi-giao-32758.html https://visabaongoc.com/van-hoa-va-con-nguoi-o-rap-xe-ut/

https://prezi.com/3ees8nh2u3br/giao-tiep-o-a-rap/

https://www.vnu.edu.vn/home/?C1635/N2808/Van-hoa-truyen-thong-phuong- dong -Mot-so-dac-diem-va-nhung-han-che-can-khac-phuc-truoc-xu-huong-hoi-nhap-quoc-te.htm

12

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w