1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận quản trị đa văn hóa đề tài tình huống mâu thuẫn văn hóa giữa việt nam và mỹ

35 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình huống mâu thuẫn văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Trần Ánh Ngọc
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế - Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 5,04 MB

Cấu trúc

  • A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT (5)
    • 1. Khái niệm văn hóa (5)
      • 2.1. Power distance (PDI) – Khoảng cách quyền lực (6)
      • 2.2. Individualism versus collectivism (IDV) Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (7)
      • 2.3. Masculinity vs Feminity (MAS) (Nam tính – Nữ tính) (8)
      • 2.4. Uncertainty Avoidance (UAI) – Né tránh bất định (8)
      • 2.5. Long term versus short term orientation (LTO) – Hướng tương lai (9)
      • 2.6. Indulgence vs restraint (IVR) – Sự tự do tận hưởng và kiềm chế (10)
  • B. TÌNH HUỐNG THỰC TẾ (10)
    • 2. Luận giải về tình huống (14)
      • 2.1. Lý do chọn tình huống (14)
      • 2.2. Lý do chọn hai nền văn hóa (15)
      • 2.3. Tài liệu liên quan (17)
      • 2.4. Trả lời câu hỏi thảo luận từ tình huống (23)
  • KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Điều này giúp tăng cường tính cạnh tranh và đóng góp vào sự thành công của tổ chức.Hiểu được tầm quan trọng của quản trị đa văn hóa, Hofstede - một nhà nghiên cứu và giảng viên người Hà

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một nội hàm rất rộng với nhiều cách hiểu khác nhau Theo hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được vào năm 1952, có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới: “hành vi được học”, “các ý tưởng trong tâm trí”, “một cấu trúc logic”, “một cơ chế bảo vệ tâm linh”,…Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau Nhiều định nghĩa về văn hóa và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi mà ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng rất đa dạng như: Tiếp cận về mặt ngôn ngữ, tiếp cận về quan niệm, cách hiểu: ở đây khái niệm được hiểu theo cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng Bên cạnh đó văn hóa còn được tiếp cận ở khía cạnh vật chất và khía cạnh tinh thần.

Năm 2001, UNESCO đưa ra 1 định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

2 Các khía cạnh của văn hóa theo Hofstede

Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede, đề ra bởi nhà nhân chủng học người Hà Lan- Geert Hofstede, được coi là khuôn khổ cho sự giao tiếp đa quốc gia Bằng việc phân tích nhân tố, mô hình Hofstede miêu tả sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội và làm thế nào mà các giá trị này liên quan đến hành vi của họ.Mục đích của các khía cạnh văn hóa này nhằm giúp tìm hiểu ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa đến hoạt động quản trị hay nói rõ hơn là giúp nhận thức và hiểu rõ nền văn hóa dân tộc mình để có thể đưa ra chính sách phù hợp cũng như nhận thức và hiểu rõ hơn nền văn hóa của dân tộc khác, tạo điều kiện để hòa nhập tốt hơn/ thâm nhập thị trường nước ngoài

Hofstede đã tiếp cận mô hình đầu tiên của mình như một kết quả phân tích nhân tố của bảng khảo sát nhân lực trên toàn thế giới cho IBM vào khoảng giữa năm 1967 và

1973 Sau đó, kết quả này đã được phân tích và chắt lọc kỹ càng Những lý thuyết ban đầu đã đưa ra bốn khía cạnh cần phân tích của các giá trị văn hóa: chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (individualism – collectivism); né tránh bất định (uncertainty avoidance); khoảng cách quyền lực (power distance) và masculinity-femininity (Nam tính - nữ tính) Một nghiên cứu độc lập tại Hồng Kông đã giúp Hofstede hình thành khía cạnh thứ năm - định hướng dài hạn/ hướng tương lai (long term orientation), nhằm bao quát các khái niệm chưa được thảo luận trong mô hình ban đầu Năm 2010, Hofstede đưa ra khía cạnh thứ sáu để so sánh sự tự do tận hưởng (các nhu cầu bản thân) so với sự tự kiềm chế của con người.

2.1 Power distance (PDI) – Khoảng cách quyền lực

Khoảng cách quyền lực thể hiện mức độ mà ở đó quyền lực trong xã hội được phân phối một cách bất bình đẳng và những thành viên có ít quyền hành hơn trong xã hội đó chấp nhận và coi đây là điều hiển nhiên Trong khía cạnh này, sự bất công bằng và tập trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cách hiển nhiên Vì vậy, chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào Chỉ số PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều

Khoảng cách quyền lực thấp Khoảng cách quyền lực cao

Có xu hướng hạn chế hoặc xóa bỏ những dấu hiệu của đặc quyền và địa vị trong xã hội

Những dấu hiệu của đặc quyền và địa vị trong xã hội thường được nhấn mạnh.

Con cái có quyền đối thoại bình đẳng với cha mẹ.

Con cái thường phải vâng lời cha mẹ.

Tuổi tác không phải là yếu tố quyết định để được tôn trọng và kính nể.

Người lớn tuổi thường mặc nhiên được tôn trọng, kính nể.

Phương pháp giáo dục thường theo hướng lấy người học làm trung tâm.

Phương pháp giáo dục thường theo hướng lấy người dạy làm trung tâm.

Hệ thống cấp bậc dùng để làm rõ vai trò khác nhau của các cá nhân trong tổ chức

Hệ thống cấp bậc trong tổ chức đồng nghĩa với sự bất bình đẳng về quyền lực, thu nhập

Người chủ lý tưởng là người có tính dân chủ

Người chủ lý tưởng là người độc đoán nhưng biết chăm lo cho nhân viên

Việc tham vấn cấp dưới là điều bình thường

Cấp dưới thường được yêu cầu phải làm gì Ít xảy ra tham nhũng; các vụ bê bối thường chấm dứt sự nghiệp chính trị

Thường xảy ra tham nhũng; các vụ bê bối thường được che đậy

Phân phối thu nhập trong xã hội thường khá bình đẳng

Phân phối thu nhập trong xã hội thường rất bất bình đẳng

Tôn giáo nhấn mạnh vào sự bình đẳng giữa các tín đồ (đạo Tin lành)

Tôn giáo thường gắn liền với thứ bậc tôn ti trong giới tu hành (Công giáo La Mã)

Ví dụ: Truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và có xu hướng không phản biện sự giảng dạy của thầy cô Quan hệ nhân viên cấp dưới và quản lý cũng tương tự vậy.

2.2 Individualism versus collectivism (IDV) Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể

Chỉ số này thể hiện "mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng". Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình Họ chú trọng đến chủ thể "tôi" hơn là "chúng tôi" Trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác Những thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác.

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể Ưu tiên cho bản thân và gia đình của mình.

Con người được sinh ra và được che chở trong gia đình, họ hàng hoặc một nhóm nào đó, đổi lại là sự trung thành.

Trong nhận thức đề cao cỏi ôtụi ằ Trong nhận thức đề cao ôchỳng taằ. Đề cao sự riêng tư cá nhân Đề cao sự gắn bó, liên hệ, phụ thuộc. Được quyền thể hiện suy nghĩ cá nhân Khi thể hiện ý kiến phải duy trì được sự hòa hợp. Đóng góp ý kiến cá nhân: mỗi người có quyền biểu quyết riêng.

Các ý kiến và kết quả phiếu bầu thường được thảo luận và quyết định trước trong nhóm

Khi vi phạm các quy tắc chuẩn mực, cảm thấy tội lỗi với bản thân.

Khi vi phạm các quy tắc chuẩn mực, cảm thấy xấu hổ với những người xung quanh.

Trong giao tiếp, hay dùng đại từ nhân xưng ôtụi ằ.

Trong giao tiếp, trỏnh sử dụng cỏi “tụi ằ.

Giáo dục có mục đích hướng dẫn cho con người tự tư duy, nghiên cứu, học hỏi để áp dụng vào thực tiễn.

Giáo dục có mục đích là hướng dẫn cụ thể người học cách làm từng công việc.

Việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hơn so với mối quan hệ.

Xây dựng các mối quan hệ quan trọng hơn so với nhiệm vụ.

Ví dụ: Hoa Kỳ là đại diện dễ nhận biết nhất cho văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân.

Trong các xã hội này, bản thân và gia đình thân cận là 2 nhân tố quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân, họ xem trọng hình ảnh bản thân và cố gắng khẳng định vị trí bản thân mình trong xã hội.

2.3 Masculinity vs Feminity (MAS) (Nam tính – Nữ tính) Ở khía cạnh này, "nam tính" được định nghĩa là "sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được" Ngược lại, nữ tính ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc sống Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới Trong khi đó, xã hội trọng nam tính, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh tranh nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới Khía cạnh này chính là sự cấm kỵ trong những xã hội trọng nam quyền.

Ví dụ: Khác với văn hóa ở các nước phương Tây xem trọng thành tích, thành công (masculinity), ở Việt Nam (với yếu tố mang tính nam quyền chỉ có 40 điểm) và các nước phương Đông, các giá trị xã hội và chất lượng của sống mới được xem trọng hơn, và việc bạn nổi bật giữa đám đông không quyết định vị trí của bạn trong xã hội.

2.4 Uncertainty Avoidance (UAI) – Né tránh bất định Được định nghĩa như "mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ", khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự "đúng đắn" chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thấy sự cởi mở và chấp ,,,những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro

Ví dụ: Văn hóa Nhật Bản có sự "kháng cự tâm lý mạnh mẽ" với bất kỳ điều gì mới mẻ Khi đưa ra quyết định trong công việc, nhiều nhân viên thường né tránh bất cứ điều gì bị xem là nguy cơ hay thách thức đối với công ty họ Điều này có nghĩa là họ sẽ trì hoãn đưa ra quyết định cho đến khi chắc chắn 100% là cấp trên sẽ chấp thuận nó.

2.5 Long term versus short term orientation (LTO) – Hướng tương lai

Khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và các hành động/ khó khăn trong tương lai Khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà suy nghĩ có tính quy phạm quy chuẩn, trân trọng gìn giữ những truyền thống và sự kiên định được đánh giá cao, Các cá nhân có xu hướng tập trung vào sự thật trong hiện tại, thích thường thu, tiêu xài( vay mượn), quan hệ xã hội mang tính sòng phẳng ngang hàng Trong khi đó, xã hội có chỉ số LTO cao hay có định hướng dài hạn thường chú trọng vào quá trình dài hạn, tập trung vào tương lai, kết quả cuối cùng quan trọng hơn phương thức hành động, có tính bền bỉ kiên nhẫn thích tiết kiệm, quan hệ xã hội sắp xếp theo thân phận, đẳng cấp và các mối quan hệ duy trì lâu dài, đồng thời quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề Vì vậy mà xã hội đi theo định hướng dài hạn có thể điều chỉnh truyền thống để phù hợp với điều kiện thay đổi. Một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển.

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

Luận giải về tình huống

2.1 Lý do chọn tình huống

Viê •t Nam và Mỹ là 2 quốc gia khá đối lâ •p dựa trên những chỉ số trong những khía cạnh văn hóa theo Hofstede.

Mức độ tôn trọng khoảng cách quyền lực ở Việt Nam cao hơn so với Mỹ, với chỉ số

70 và 40 tương ứng Điều này có thể làm cho người Việt Nam thường có xu hướng tôn trọng các người có quyền lực, cũng như tuân thủ các quy tắc và truyền thống xã hội. Trong khi đó, Mỹ có mức độ tôn trọng khoảng cách quyền lực thấp hơn, cho phép sự đa dạng và tự do hơn trong quan hệ giữa người dân.

Ngoài ra, Việt Nam có mức độ định hướng tập thể cao hơn so với Mỹ, với chỉ số 20 và 91 tương ứng Mỹ được đánh giá có hệ giá trị có định hướng cá nhân cao, tức là người Mỹ thường coi trọng sự độc lập, tự chủ, và thường sẵn sàng thể hiện quan điểm của bản thân một cách rõ ràng Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá có hệ giá trị có định hướng tâ •p thể cao, tức là người Việt thường coi trọng sự tương tác, liên kết, và sẵn sàng đóng góp cho lợi ích của tâ •p thể Điều này có thể làm cho người Việt Nam thường có xu hướng tôn trọng các quan hệ xã hội và gia đình, cũng như trọng yếu tình cảm và sự đoàn kết Trong khi đó, Mỹ có mức độ tập trung vào cá nhân cao hơn, cho phép sự độc lập và sự tự do cá nhân được coi là rất quan trọng.

Từ những khác biệt cơ bản về văn hóa này, ta có thể suy ra những đặc điểm về cách tiếp cận trong công việc và tương tác xã hội ở hai quốc gia Việt Nam có xu hướng tập trung vào tập thể, tình cảm và sự đoàn kết, trong khi Mỹ có xu hướng tập trung vào cá nhân, độc lập và sự tự do cá nhân Điều này có thể dẫn đến những sự khác biệt trong cách tiếp cận công việc, quản lý, đàm phán và giải quyết xung đột giữa người Việt Nam và người Mỹ Vì vậy, nhóm 1 quyết định xây dựng tình huống dựa trên sự khác biệt văn hoá giữa người Mỹ và người Viê •t Nam.

2.2 Lý do chọn hai nền văn hóa

Mỹ có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (Nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP) Đây là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới.Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la, trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la.

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD.Vì còn là một đất nước đang phát triển nên Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi hợp tác với Mỹ:

Phát triển kinh tế: Mỹ là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, với việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do và mở rộng hợp tác đầu tư Sự hợp tác với Mỹ giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận các công nghệ tiên tiến, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hỗ trợ phát triển: Mỹ là một trong những nhà tài trợ chính của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển, với việc cung cấp các khoản viện trợ, tài trợ cho các chương trình giáo dục, y tế, phát triển cộng đồng, hỗ trợ giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hợp tác an ninh và quốc phòng: Việt Nam và Mỹ đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt là trong việc chống lại các mối đe dọa an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Sự hợp tác này giúp Việt Nam nâng cao khả năng quản lý an ninh, đảm bảo an toàn và ổn định trong khu vực.

Hỗ trợ đối ngoại: Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ cũng giúp cho Việt Nam mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, kết nối với các đối tác quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hỗ trợ giáo dục và đào tạo: Mỹ là một trong những đối tác giáo dục quan trọng của Việt Nam, với việc cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam và đào tạo các giảng viên, nhà nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ Điều này giúp cho Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó Mỹ cũng nhận được nhiều lợi ích khi hợp tác với Việt Nam:

Tiếp cận thị trường mới: Việt Nam là một trong những thị trường mới và tiềm năng nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương Sự hợp tác với Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường mới này và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình. Đầu tư vào Việt Nam: Việt Nam đang trở thành một trong những địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và các chính sách thuận lợi cho đầu tư Sự hợp tác với Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận các cơ hội đầu tư mới với nguồn nhân lực giá rẻ và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017 Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Tuy là đối tác quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực nhưng nền văn hóa của hai nước lại không có sự giao thoa, điển hình như :

-Việt Nam là một nước theo chủ nghĩa tập thể Điều này được thể hiện trong cam kết lâu dài chặt chẽ với nhóm, có thể là gia đình, dòng họ hoặc các mối quan hệ rộng hơn Lòng trung thành trong một nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể là điều tối quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc và luật lệ khác trong xã hội Mỹ đề cao về Chủ nghĩa Cá Nhân có nghĩa là mỗi cá nhân và các quyền cá nhân được tôn trọng Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cỏ nhõn, mối liờn hệ giữa cỏc cỏ nhõn thưòng lỏng lẻo Cỏc cụng ty của Mỹ hiện nay ngưòi ta cú vẻ quan tõm nhiều tới lợi ớch bản thõn hơn là sự toàn diện của nhóm

-Việt Nam thuộc nhóm văn hóa thực dụng Trong các xã hội có khuynh hướng thực dụng, người ta tin rằng chân lý phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh và thời gian Họ cho thấy khả năng thay đổi truyền thống để thích ứng dễ dàng với các điều kiện mới, xu hướng tiết kiệm và đầu tư sự chi tiêu cẩn thận và tính kiên nhẫn để đạt được kết quả Nói cách khác con người luôn lo lắng về tương lai của mình, họ tiết kiệm cho những lúc trái nắng trá trời hay về già, họ sẽ trông đợi việc kiên trì sẽ đem lại thành công trong tương lai Ngược lại, Mỹ là xã hội hướng ngắn hạn thường thích hưởng thụ, trưng diện cho bằng bạn bằng bè hơn là dành dụm Con người trong xã hội nhấn mạnh vào kết quả tức thời, thay vì trông đợi vào sự kiên nhẫn Quan hệ xã hội mang tính sòng phẳng, ngang hàng, không phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp Họ thường làm điều mà họ cho là đúng tại thời điểm hiện tại, thay vì băn khoăn về kết quả trong tương lai.

-Văn hóa Việt Nam có đặc điểm là kiềm chế khi không chú trọng nhiều vào thời gian giải trí, và kiểm soát việc thỏa mãn mong muốn của mình Định hướng này có nhận thức rằng hành động của họ bị hạn chế bái các chuẩn mực xã hội, và cảm thấy việc nuông chiều bản thân là có gì đó sai trái Người Mỹ có xu hướng phóng khoáng, tự do làm những gì mình thích Họ có niềm tin rằng chính học quản lý cuộc sống và cảm xúc của bản thân Họ tự do thể hiện cá tính mà không sợ bị đánh giá hay phán xét bởi người ngoài hay xã hội Họ thoải mái hưởng thụ cuộc sống nếu có thể.

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w