Khái niệm về nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng VVDS là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động động được Tòa á
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề bài: Phân tích và bình luận về nguyên tắc giải
quyết VVDS khi chưa có điều luật áp luật
2023
NHÓM:
LỚP:
03 CLC.CB13.21 (N08.TL4)
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:
STT Mã SV Họ và tên
Đánh giá của SV SV ký
tên
Đánh giá của giáo viên
(số)
Điểm (chữ)
GV ký tên
1 463236 Nguyễn Thu Trang
2 463237 Nguyễn Thu Trà
3 463238 Trần Đăng Thành Trung
4 463239 Lê Khánh Vi
5 463240 Trần Tùng Chi
6 463241 Lê Thanh Thái
7 463242 Nguyễn Hoàng Việt
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2023
Trưởng nhóm
Trần Tùng Chi
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
1.Khái quát chung về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng 3
1.1 Khái niệm về nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng 3
1.2 Khái quát về sự hình thành nguyên tắc 4
2.Nội dung nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng 5
2.1 Áp dụng tập quán 5
2.1.1 Khái niệm tập quán 5
2.1.2 Quy định pháp luật về áp dụng tập quán trong giải quyết VVDS 5
2.2 Áp dụng tương tự pháp luật 6
2.2.1 Khái niệm áp dụng tương tự pháp luật 6
2.2.2 Quy định pháp luật về áp dụng tương tự pháp luật 6
2.3 Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 7
2.3.1 Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 7
2.3.2 Quy định pháp luật về áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 7
2.4 Áp dụng án lệ 8
2.4.1 Khái niệm án lệ 8
2.4.2 Quy định của pháp luật về áp dụng án lệ 8
2.5 Áp dụng lẽ công bằng 9
2.5.1 Khái niệm lẽ công bằng 9
2.5.2 Quy định của pháp luật về lẽ công bằng 10
2.6 Nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng 11
3.Thực trạng thực hiện nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng và kiến nghị pháp luật 12
3.1 Những kết quả đạt được khi áp dụng nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng 12
3.2 Những hạn chế, vướng mắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng 13
3.2.1 Đối với việc áp dụng tập quán 13
3.2.2 Đối với việc áp dụng tương tự pháp luật 14
3.2.3 Đối với việc áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 15
3.2.4 Đối với việc áp dụng án lệ 15
3.2.5 Đối với việc áp dụng lẽ công bằng 16
KẾT LUẬN 17
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
TAND Toàn án nhân dân
Trang 5MỞ ĐẦU
Để hệ thống pháp luật có thể hoàn thiện tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân của các cá nhân, tổ chức, từ năm 2015 các nhà làm luật đã áp dụng thêm quy định về nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng Trên thực tế, những VVDS khi được áp dụng nguyên tắc này đã mang lại nhiều giá trị tích cực Song, không thể phủ nhận còn nhiều vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng Từ
những vấn đề trên, nhóm 3 xin phép được lựa chọn đề bài “Phân tích và bình luận về
nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp luật” để đưa ra những góc nhìn
cũng như những giải pháp, kiến nghị
NỘI DUNG
1 Khái quát chung về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng
1.1 Khái niệm về nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng
VVDS là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự Khoản 2 Điều 4 BLTTDS
quy định “Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự; nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết; chưa có điều luật để áp dụng” Với
mục đích cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, BLTTDS 2015 quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”
Nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng được hiểu là tư tưởng pháp lý xuyên suốt, chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng của Toà án Khi pháp luật chưa có quy định đầy đủ để điều chỉnh được hết các quan hệ xã hội, có tranh chấp dân sự xảy ra mà chưa có điều luật áp dụng thì thực hiện theo nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy định tại Điều 45 BLTTDS 2015 Theo đó, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng giải quyết vụ việc dân sự thì thực hiện theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng
1.2 Khái quát về sự hình thành nguyên tắc
Trang 6Trong quá trình lịch sử nền luật pháp Việt Nam, việc áp dụng các nguồn khác như tập quán hay tương tự pháp luật trong quan hệ dân sự đã được ghi nhận từ sớm trong pháp luật nội dung Điều 14 BLDS 1995 đã có quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận Quy định này được kế thừa trong Điều 3 BLDS 2005 và được hoàn thiện hơn tại Điều 5, Điều 6 BLDS 2015 khi có quy định bổ sung về việc áp dụng
áp dụng các nguyên tắc cơ quan của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng Trong pháp luật tố tụng dân sự, nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 45 BLTTDS 2015
Điều 3 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận trách nhiệm bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Nhà nước, bởi vậy, khi quyền con người, quyền công dân bị xâm phạm, Nhà nước phải đứng ra giải quyết, đảm bảo cho những quyền lợi đó được khôi phục hoặc bù đắp Để thực hiện trách nhiệm này, Nhà nước ban hành pháp luật làm cơ sở giải quyết những tranh chấp và yêu cầu của người dân Tuy nhiên, quan
hệ pháp luật dân sự phong phú đa dạng, pháp luật luôn đi sau đời sống, thực tế cho thấy vẫn tồn tại những quan hệ dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh
Xuất phát từ hai cơ sở trên, BLTTDS 2015 đã bổ sung nguyên tắc: “Tòa không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” (Khoản
2 Điều 14) Nhằm đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc, cần có các quy định về nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng Từ đó, tòa án sẽ biết cách giải quyết và thống nhất cách giải quyết giữa các tòa án khi gặp những vụ việc tương tự Đây chính là cơ sở để hình thành nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng
2 Nội dung nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng
2.1 Áp dụng tập quán
2.1.1 Khái niệm tập quán
Khoản 1 Điều 5 BLDS năm 2015 định nghĩa: “Tập quán là quy tắc xử sự có
nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư
hoặc trong một lĩnh vực dân sự” Như vậy có thể hiểu, một quy tắc xử sự được xác định là tập quán khi có đủ các tiêu chí sau: (i) Có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể; (ii) Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài; (iii) Được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự
Trang 7Ví dụ điển hình là việc sử dụng đơn vị cân, đong đếm tại các vùng miền của Việt Nam Thông thường theo quy tắc toán học một chục được hiểu là mười nhưng trong mua bán hàng hóa nhất là nông sản ở một số địa phương miền Nam thường dùng đơn vị chục thì được tính là 12 (mua một chục quả cam thì được 12 quả cam )
2.1.2 Quy định pháp luật về áp dụng tập quán trong giải quyết VVDS
Về nguyên tắc áp dụng tập quán, khoản 2 Điều 5 BLDS 2015 quy định như sau:
“Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.” Ngoài ra, việc áp dụng tập
quán được ghi nhận rải rác trong nhiều quy định của BLDS 2015: Tập quán được áp dụng đối với quyền có họ, tên - Khoản 2 Điều 26; áp dụng tập quán trong việc giải thích giao dịch dân sự - Điều 121; giải thích hợp đồng - Điều 404; họ, hụi, biêu,
phường - Điều 471…
Bên cạnh BLDS, việc áp dụng tập quán trong giải quyết VVDS được quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau: Khi yêu cầu TA giải quyết VVDS chưa có điều luật để áp dụng, đương sự có quyền viện dẫn tập quán
để yêu cầu TA xem xét áp dụng Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh VVDS
TA có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán Tập quán được áp dụng để giải quyết VVDS khi có đủ các điều kiện: (i) Vụ việc được giải quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự (ii) Các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về nội dung giải quyết VVDS đó; (iii) Tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS 2015
Việc áp dụng tập quán được xem như một giải pháp tình huống nhằm giải quyết
kịp thời những tranh chấp để giữ sự ổn định trong giao dịch dân sự, đồng thời là cơ sở
để cơ quan lập pháp có căn cứ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với những quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế, giúp góp phần ổn định xã hội
2.2 Áp dụng tương tự pháp luật
2.2.1 Khái niệm áp dụng tương tự pháp luật
Khái niệm “áp dụng tương tự pháp luật” chưa từng được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, nhưng được ghi nhận và phân tích trong các tác phẩm khoa học pháp lý liên quan
Dưới góc nhìn của các nhà khoa học pháp lý thuộc lĩnh vực Lý luận về nhà nước và pháp luật, thuật ngữ được sử dụng là “áp dụng pháp luật tương tự”, với định
nghĩa cụ thể là “việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật tiến hành giải
quyết những trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh theo nguyên tắc
Trang 8tương tự” 1 Theo đó “áp dụng pháp luật tương tự” bao gồm “áp dụng tương tự quy phạm pháp luật”, tức việc giải quyết vụ việc thực tế trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống với vụ việc cần giải quyết và “áp dụng tương tự pháp luật”, nghĩa là việc giải quyết vụ việc thực tế trên cơ sở những nguyên tắc chung của pháp luật hiện hành, ý thức pháp luật, kết hợp với các quy phạm
xã hội khác2
Trong pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, thuật ngữ “áp dụng tương tự pháp luật” được hiểu tương tự với định nghĩa về “áp dụng tương tự quy phạm pháp luật” nêu trên
2.2.2 Quy định pháp luật về áp dụng tương tự pháp luật
Khác với nguyên tắc áp dụng tập quán là sử dụng các quy ước chung trong một cộng đồng thì nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật lại sử dụng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điều chỉnh quan hệ cần xử lý đó
Việc áp dụng tương tự pháp luật trong giải quyết VVDS được quy định tại
khoản 1 Điều 6 BLDS 2015: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh
của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan
hệ dân sự tương tự.”
Ở khoản 2 Điều 45 BLTTDS 2015 thì quy định cụ thể hơn về việc áp dụng nguyên tắc này:
“Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của
vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.”
Có thể thấy, áp dụng tương tự pháp luật dân sự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trong khi hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó Do vậy, để hạn chế đến mức tối đa sự tuỳ tiện của người áp dụng thì việc áp dụng tương tự pháp luật trong giải quyết VVDS cần đáp ứng những điều kiện sau (i) Những vụ việc cần phải quyết phải là vụ việc có liên quan đến quan
hệ tài sản, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, (ii) Vào thời điểm giả quyết, các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy phạm pháp
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp.
Trang 9luật điều chỉnh trực tiếp và không có tập quán được áp dụng, (iii) Có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự
2.3 Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
2.3.1 Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những tư tưởng chủ đạo, khung pháp lý chung được pháp luật ghi nhận nhằm định hướng nội dung của toàn bộ các quy phạm pháp luật của ngành luật dân sự Việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản này sẽ đảm bảo các tranh chấp dân sự được giải quyết một cách công bằng và có trật tự, bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
2.3.2 Quy định pháp luật về áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Các quan hệ pháp luật dân sự đều được điều chỉnh bởi các nguyên tắc cơ bản
và được quy định tại điều 3 BLDS 2015, cụ thể gồm 5 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc này có nghĩa là đã là chủ thể
trong quan hệ dân sự đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình xác lập, thực hiện, giải quyết các tranh chấp, không có bất kỳ sự phân biệt nào trong các quan
hệ dân sự nhân thân và tài sản; các bên bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quan hệ dân sự Quan hệ dân sự không đảm bảo yếu tố bình đẳng có thể bị coi là vô hiệu
Thứ hai, về nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận Các bên đương sự
được xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do,
tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các và phải được chủ thể khác tôn trọng Nguyên tắc này đảm bảo khi thực hiện, xác lập các quan hệ dân sự dựa trên ý chí của các bên một cách tự nguyện, không bị cưỡng ép nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội của các bên
Thứ ba, về nguyên tắc thiện chí, trung thực Nguyên tắc này đảm bảo cho các
chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được đảm bảo quyền lợi; đồng thời phải thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực hiện những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ này Từ đó mỗi bên trong quan hệ pháp luật dân sự phải hợp tác, giúp đỡ nhau để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, tránh gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia
Thứ tư, về nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác Bên cạnh đó pháp luật còn cho phép các bên tự quy định hình thức nội dung nhưng không trái với quy định của BLDS, không làm
Trang 10thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Thứ năm, về nguyên tắc chịu trách nhiệm yêu cầu, cá nhân, pháp nhân phải tự
chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự Nguyên tắc này quy định về trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, buộc các bên phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ dân sự để bảo3 vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên Từ đó bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về các hành vi và hậu quả của mình và có thể bị cưỡng chế thực hiện
2.4 Áp dụng án lệ
2.4.1 Khái niệm án lệ
Ở Việt Nam, án lệ đã chính thức được áp dụng tại bởi những giá trị pháp lý mà
án lệ mang lại như nâng cao vai trò xét xử của Tòa án, góp phần hoàn thiện pháp luật, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo tính cập nhật, hiệu quả của hệ thống pháp luật, giảm thiểu được oan sai trong hoạt động xét xử và được hiểu theo điều 1 nghị quyết số 4/2019 NQ-HĐTP là: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án
lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.”
2.4.2 Quy định của pháp luật về áp dụng án lệ
- Điều kiện áp dụng án lệ
Theo Điều 45 BLTTDS, khi VVDS chưa có điều luật áp dụng thì Toà án có thể
áp dụng giải quyết theo thứ tự tập quán, tương tự pháp luật và nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, cuối cùng là lẽ công bằng Trong một số trường hợp, nếu không có các nguồn luật khác thì cần xác định vấn đề pháp lý của các vụ án có tương
tự nhau hay không để thực hiện áp lệ
- Tính bắt buộc của áp dụng án lệ
Bàn về tính bắt buộc của án lệ, các nhà làm luật đã quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, về nghĩa vụ của Thẩm phán và hội thẩm đối với tình huống pháp lý tương tư thì việc áp dụng án lệ mang tính bắt buộc, nếu không áp dụng án lệ thì yêu cầu thẩm phán cũng như hội thẩm nêu rõ lý do Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa có quy định về việc nếu thẩm phán áp dụng sai hoặc không áp dụng án lệ đối
3