Quy định pháp luật về đối tượng tham gia BHYTTheo các quy định tại Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
MÔN: Luật An sinh xã hội
ĐỀ TÀI:
Phân tích các quy định pháp luật về đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến
nghị
Hà Nội 2021
HỌ VÀ TÊN Quàng Tuấn Điệp
MSSV 440426
LỚP N02
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Quy định pháp luật về đối tượng tham gia và mức đóng BHYT 1
1 Khái quát về BHYT 1
2 Quy định pháp luật về đối tượng tham gia BHYT 1
3 Quy định pháp luật về mức đóng BHYT 5
II Một số hạn chế còn tồn đọng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật .7
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những trụ cột của an sinh xã hội (ASXH) thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tạo được sự đoàn kết, tương thân, tương ái mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn do đau ốm Việc không ngừng bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến BHYT là yếu tố cần thiết để góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng và văn minh Trên cơ sở đó, em xin lựa chọn đề tài “Phân tích các quy
định pháp luật về đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị” cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Luật An sinh xã hội.
NỘI DUNG
I Quy định pháp luật về đối tượng tham gia và mức đóng BHYT
1 Khái quát về BHYT
BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện Đây là hình thức huy động nguồn lực tài chính của cộng đồng, dưới sự tổ chức và bảo hộ của Nhà nước, thực hiện nguyên
lý chia sẻ rủi ro, lấy tài chính từ đóng góp của số đông người khỏe mạnh, bù đắp, trợ giúp thanh toán viện phí cho số ít người tham gia không may rủi ro đau ốm, đi khám chữa bệnh
BHYT là loại hình bảo hiểm mang tính cộng đồng và cần thiết với tất cả mọi người, đó là công cụ đảm bảo quyền ASXH cơ bản của con người, là sự san sẻ rủi
ro của mọi người trong cộng đồng, tạo ra sự công bằng trong khám chữa bệnh, làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế, góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và cho gia đình
Trang 42 Quy định pháp luật về đối tượng tham gia BHYT
Theo các quy định tại Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, các đối tượng tham gia BHYT được chia thành 6 nhóm, cụ thể như sau:
Thứ nhất nhóm do Người lao động (NLĐ) và Người sử dụng lao động đóng (NSDLĐ)
Theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì nhóm đối tượng này bao gồm: NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn đủ 3 tháng trở lên, NLĐ là Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường thị trấn theo quy định của pháp luật
Thứ hai nhóm do tổ chức BHXH đóng
Theo Khoản 2 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì nhóm do tổ chức BHXH đóng gồm: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp BHYT hàng tháng do bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người từ
đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, cán bộ xã, phường thị trấn
đã nghỉ việc đang hưởng chế độ trợ cấp BHYT hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp Đặc biệt, trong nhóm đối tượng này, người đang hưởng trợ cấp BHYT hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người từ đủ 30 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là đối tượng mới được bổ sung vào nhóm tham gia BHYT mà được BHXH đóng phi Điều này nhằm mở rộng điện bao phủ của BHYT, đảm bảo chăm sóc y tế thông qua BHYT cho những đối tượng bệnh tật, tuổi già
Trang 5Thứ ba nhóm do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng
Theo Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 nhóm do NSNN đóng gồm 17 đối tượng Cụ thể gồm : Cán bộ xã, phường thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ NSNN, Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ NSNN, Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Cựu chiến binh, Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội, Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tủ thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ, Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, Thân nhân của người có công với cách mạng Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ quân đội đang tại ngũ, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam Người phục
vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình gồm: Người phục vụ Bà mẹ Việt
Trang 6Nam anh hùng, Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Thứ tư nhóm được NSNN hỗ trợ mức đóng
Hiện nay, nhóm đối tượng này gồm có: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm
a khoản 9 Điều 3 Nghị định này, Học sinh, sinh viên, Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Những đối tượng này trước đây được xác định là đối tượng tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện, song hiện nay theo quy định họ trở thành đối tượng có trách nhiệm phải tham gia BHYT Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế tham gia BHYT của nhóm đối tượng này nhìn chung còn nhiều khó khăn pháp luật quy định phá tham gia BHYT được hỗ trợ một phần bởi Nhà nước, nhằm giúp họ có thể tham gia và hưởng các quyền lợi BHYT, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhóm người tương đối yếu thế trong xã hội, vì mục tiêu BHYT toàn dân
Thứ năm, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
Tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm: Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người đã thuộc đối tượng đã tham gia BHYT thuộc nhóm do NLĐ, chủ
sử dụng lao động đóng, nhóm do tổ chức BHXH đóng, các nhóm được NSNN đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT, Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định Đặc biệt Nghị định 146/2018/NĐ - CP còn quy
Trang 7định các đối tượng sau đây cũng được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình như Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được NSNN hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế Tham gia BHYT theo hộ gia đình lần đầu tiên được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung Luật BHYT năm 2014 Quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình được xem là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân mà Đảng
và Nhà nước ta đã xác định BHYT theo hộ gia định được ví như tấm lưới đỡ sau cùng cho những người chưa thuộc bất kỳ nhóm đối tượng tham gia BHYT nào kể trên, nhằm đảm bảo cho mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội được bảo vệ bởi BHYT
Thứ sáu, nhóm do người sử dụng lao động đóng
Nhóm thân nhân do người sử dụng lao động đóng gồm: Thân nhân của công nhân viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu theo quy định của pháp luật Như vậy, so với với trước đây, với tinh thần của Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng Đối tượng tham gia BHYT trong pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã bao quát được dân cư, tạo ra một lưới đỡ an toàn trong chăm sóc y tế tối thiểu Diện chủ thể tham gia được mở rộng theo đúng tinh thần BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới
3 Quy định pháp luật về mức đóng BHYT
Căn cứ để tính mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương tháng theo quy định về tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở Mức đóng có sự khác biệt giữa các đối tượng tham gia BHYT, cụ thể:
Trang 8- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đi với đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế Đối với trường hợp người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thi mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động còn nếu
cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh
- Bằng 4,5% tiền lương hưu trợ cấp mất sức lao động đối với người hưởng lương hưu trợ cấp mất sức lao động hång tháng
- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng là người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
- Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng Cán bộ xã, phường thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người có công với cách mạng cựu chiến binh, Trẻ em dưới 6 tuổi, Người thuộc hộ gia đình nghèo, Thân nhân của người có công với cách mạng là
Trang 9cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ, Thân nhân của người có công với cách mạng
- Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng người có tên trong sổ hộ khẩu, người
có tên trong sổ tạm trú, đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành và người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thử nhất
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính
- Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định trên Trường hợp đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y
tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất
- Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y
tế khác nhau như nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm
do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, nhóm do ngân sách nhà nước đóng nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng được quy định tại Nghị định
146/2018/NĐ-CP thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự nhr sau: Do người lao động và người sử
Trang 10dụng lao động đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do người sử dụng lao động đóng
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nhà nước còn
hỗ trợ một mức phí đóng nhất định cho một số đối tượng có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập, cụ thể:
+ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo
+ Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng người thuộc
hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo và người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều
+ Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng Học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình
II Một số hạn chế còn tồn đọng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
Theo Ủy ban Xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT ở nước ta đạt được nhiều bước tiến đáng kể khi đã bao phủ 90,85% dân số vào năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ này chưa bền vững Số đối tượng ở nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT giảm do tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, cùng với đó là do ý thức chấp hành pháp luật của chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, người lao động chưa thấy được vai trò của BHYT, tổ chức công đoàn chưa hoạt động hiệu quả Thêm vào đó, các chế tài hiện hành vẫn chưa
đủ sức răn đe đối các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng BHYT cho người lao động Ngoài ta, luật BHYT hiện không có quy định chi tiết nào để giải quyết hỗ trợ cho người lao động khi làm việc trong doanh nghiệp nợ BHYT vì lí do phá sản, bỏ trốn hoặc không có khả năng thi hành án hoặc vì lí do doanh nghiệp gặp khó khăn
Trang 11về kinh tế hay chuyển đổi cơ cấu kinh tế hoặc vì lí do bất khả kháng khác đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn, phải tái cơ cấu doanh nghiệp do tác động của đại dịch COVID-19 Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng tham gia BHYT chưa đồng đều, nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng vẫn chiếm tỉ lệ cao Hiện còn khoảng gần 10% dân số chưa tham gia BHYT chủ yếu ở vào nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhóm ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng và một phần của nhóm do người lao động, người
sử dụng lao động đóng
Vì thế, cùng với việc tiếp tục tuyên truyền về lợi ích, vai trò của BHYT đến người lao động và người sử dụng lao động, nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi về BHYT cho người lao động, xử lí nghiêm đối với các hành
vi vi phạm pháp luật, Luật BHYT cần bổ sung biện pháp hiệu quả hơn gắn liền với thực tế của doanh nghiệp như: bổ sung các biện pháp hỗ trợ mức đóng BHYT cho người lao động khi thuộc doanh nghiệp nợ BHXH vì lí do phá sản, bỏ trốn hoặc không có khả năng thi hành án; bổ sung biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giãn thời gian đóng phí BHYT, điều chỉnh mức đóng hoặc không phải trả lãi khi chậm đóng BHYT trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do biến cố khách quan xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh như vì lí do kinh tế, lí do bất khả kháng khác
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hàng tháng của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu là 30% mức đóng BHYT Nhìn chung, đây là nhóm đối tượng ít bị bệnh tật, có sức khoẻ tốt nhất, mức chi phí KCB cũng không cao so với những đối tượng khác nhưng lại đại diện cho thế hệ tương lai phát triển đất nước Ngoài ta, hầu hết học sinh, sinh viên chưa có khả năng tạo ra thu nhập hoặc tạo ra mức thu nhập đáng kể như người trưởng thành, các chi phí